Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hệ thống báo điểm tự động qua Email trong trường trung học phổ thông...

Tài liệu Hệ thống báo điểm tự động qua Email trong trường trung học phổ thông

.PDF
96
69992
133

Mô tả:

ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH KHOA TOÁN-TIN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Toán ứng dụng Tên đề tài: HỆ THỐNG BÁO ĐIỂM TỰ ĐỘNG QUA EMAIL TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hồng Ngọc Giáo viên hướng dẫn: ThS Lý Anh Tuấn TP Hồ Chí Minh, 2012 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh chị khóa trước, bạn bè và những người thân yêu trong gia đình. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới: Ban giám hiệu, Phòng đào tạo, tổ Bộ môn Toán-Tin trường Đại Học Sư Phạm TP.HCM đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Quý thầy cô trường Đại học Sư Phạm TP.HCM, đặc biệt là tất cả thầy cô ở Khoa Toán-Tin, những người đã dạy dỗ và dìu dắt tôi trong suốt những năm học tập tại trường. Thạc sĩ Lý Anh Tuấn, người thầy kính mến đã hết lòng giúp đỡ, dạy bảo, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Quý thầy cô và học sinh ở các trường THPT trong TP.HCM đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện hỗ trợ chúng tôi hoàn thành tốt công tác khảo sát thực tế. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong hội đồng chấm luận văn đã cho tôi những đóng góp quý báu để hoàn chỉnh luận văn. Xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè, các anh chị khóa trước đã động viên, giúp đỡ trong lúc khó khăn và cho tôi những lời khuyên bổ ích. Gửi ngàn lời yêu thương đến ba, mẹ, anh, chị – những người luôn bên cạnh động viên và giúp đỡ tôi học tập, làm việc. Kính chúc quý thầy cô thầy cô, các anh chị, bạn bè, những người thân yêu của tôi luôn dồi dào sức khỏe và hạnh phúc trong cuộc sống. Trân trọng, TP.HCM, ngày tháng năm 2012 MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình vẽ, đồ thị MỞ ĐẦU ................................................................................................................................................... 9 1. Lý do chọn đề tài: ............................................................................................9 2. Mục đích nghiên cứu: ......................................................................................9 3. Khách thể và đối tượng ngiên cứu: ................................................................9 4. Giả thuyết khoa học: .......................................................................................9 5. Nhiệm vụ nghiên cứu:....................................................................................10 6. Giới hạn đề tài:...............................................................................................10 7. Những đóng góp mới của đề tài: ..................................................................10 8. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu: .......................................11 PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG BÁO ĐIỂM TỰ ĐỘNG QUA EMAIL, DỰ ĐOÁN VỀ KHÓ KHĂN CỦA GIÁO VIÊN-HỌC SINH-PHỤ HUYNH ................................................................................................................................................... 12 Chương 1: Giới thiệu .........................................................................................13 1.1. Tổng quan về hệ thống báo điểm tự động qua Email .......................13 1.2. Lợi ích mà “Hệ thống báo điểm tự động qua Email” mang lại ..........13 1.3. Những dự đoán về khó khăn và nhu cầu của nhà trường, phụ huynh và học sinh đối với “Hệ thống báo điểm tự động qua Email” .........................14 PHẦN II: TÌM HIỂU VÀ ĐÁNH GIÁ NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA GIÁO VIÊN-HỌC SINH-PHỤ HUYNH ĐỀ RA PHƯƠNG HƯỚNG THỰC HIỆN LUẬN VĂN ............................................................................................................................................ 16 Chương 2: Khảo sát thực tế .............................................................................17 2.1. Mục đích khảo sát....................................................................................17 2.2. Phương pháp khảo sát ............................................................................19 2.3. Kết quả số liệu, biểu đồ ...........................................................................20 2.3.1. Kết quả khảo sát giáo viên .................................................................21 2.3.2. Kết quả khảo sát học sinh ..................................................................24 2.3.3. Kết quả khảo sát phụ huynh học sinh...............................................27 2.4. Phương pháp phân tích kết quả .............................................................31 2.5. Đánh giá đề tài theo kết quả khảo sát....................................................31 Chương 3: Cơ sở khoa học ..............................................................................32 3.1. Tổng quan về Visual Basic.NET ............................................................32 3.1.1. Môi trường phát triển Visual Studio .................................................32 3.1.2. Biến, hằng, các phát biểu cấu trúc trong VB.NET ..........................34 3.1.3. Regular Expression ............................................................................38 3.1.4. Phân phối và đóng gói ứng dụng VB.NET .......................................41 3.2. Các đối tượng của Outlook .....................................................................44 3.2.1. Thư viện NetOffice .............................................................................44 3.2.2. Các đối tượng của Outlook ................................................................45 3.3. SQL - chuẩn ngôn ngữ ANSI để truy cập cơ sở dữ liệu ......................47 3.3.1. SQL là gì? ..........................................................................................47 3.3.2. Bảng cơ sở dữ liệu .............................................................................47 3.3.3 SQL là ngôn ngữ thao tác dữ liệu (DML - Data Manipulation Language) .....................................................................................................48 3.4. Kiến trúc COM Addin ............................................................................52 3.5. Vài vấn đề về HTML hỗ trợ việc trình bày văn bản ............................56 PHẦN III: XÂY DỰNG CÔNG CỤ HỖ TRỢ ......................................................................... 59 Chương 4: Trình bày các tính năng, giải thuật và lập trình công cụ ..........60 4.1 Tư tưởng chính .....................................................................................60 4.1.1. Mục đích .............................................................................................60 4.1.2. Các tính năng của công cụ ................................................................60 4.1.3. Lưu đồ hệ thống chi tiết .....................................................................61 4.2 Thuyết minh chi tiết các tính năng của công cụ ................................64 4.2.1 .Tính năng kết nối cơ sở dữ liệu ............................................................64 4.2.2. Tính năng lọc và xử lý mail spam.........................................................68 4.2.3. Tính năng cập nhật cơ sở dữ liệu .........................................................70 4.2.4. Tính năng trích xuất cơ sở dữ liệu .......................................................72 4.2.5. Tính năng gửi email tự động ................................................................75 4.3. Chạy thử nghiệm và đo tốc độ xử lý mail..............................................76 Chương 5: Hướng dẫn sử dụng ......................................................................79 5.1. Cài đặt công cụ .....................................................................................79 5.2. Cách sử dụng công cụ ..........................................................................82 5.3. Gỡ bỏ công cụ .......................................................................................86 KẾT LUẬN ............................................................................................................................................ 87 Tài liệu tham khảo .............................................................................................................................. 88 Phụ lục ..................................................................................................................................................... 89 Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Viết đầy đủ Viết tắt TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh VB Visual Basic VS Visual Studio THPT Trung học phổ thông Danh mục các bảng Bảng 2.1 Bảng thống kê số lượng khảo sát.......................................................................... 20 Bảng 2.2. Bảng số liệu khảo sát giáo viên ........................................................................... 21 Bảng 2.3. Bảng số liệu khảo sát học sinh ............................................................................ 24 Bảng 2.4 Bảng số liệu khảo sát phụ huynh học sinh .......................................................... 27 Bảng 3.1. Các kiểu dữ liệu của VS.NET ............................................................................. 35 Bảng 3.2 Các phát biểu hàm chuẩn trong VB...................................................................... 36 Bảng 3.3 Các toán tử so sánh ............................................................................................... 36 Bảng 3.4 Các toán tử logic................................................................................................... 37 Bảng 3.5 Các lớp để thao tác với Regular Expression......................................................... 39 Bảng 3.6 Ví dụ bảng cơ sở dữ liệu ...................................................................................... 47 Bảng 3.7 Ví dụ bảng kết quả trả về (SQL) .......................................................................... 49 Bảng 3.8 Những thẻ HTML cơ bản ..................................................................................... 57 Bảng 3.9 Thẻ Table (HTML) ............................................................................................... 58 Bảng 4.1 Cơ sở dữ liệu mẫu ................................................................................................ 76 Bảng 4.2 Kết quả thử nghiệm .............................................................................................. 76 Bảng 4.3 Kết quả thử nghiệm .............................................................................................. 77 Danh mục các hình vẽ, đồ thị Hình 2.1 Biểu đồ thể hiện đáp án của giáo viên ....................................................................... 21 Hình 2.2 Biểu đồ thể hiện đáp án của học sinh......................................................................... 24 Hình 2.3 Biểu đồ thể hiện đáp án của phụ huynh học sinh...................................................... 27 Hình 3.1 Cửa sổ làm việc của chương trình Visual Studio....................................................... 32 Hình 3.2 Các công cụ làm việc của Visual Studio .NET .......................................................... 34 Hình 3.3 Hình minh họa bảng được trình bày trong web nhờ HTML ...................................... 58 Hình 4.1 Lưu đồ tổng quan hệ thống báo điểm tự động qua Email .......................................... 61 Hình 4.2 Lưu đồ xử lý mail với nhu cầu đăng ký ..................................................................... 62 Hình 4.3 Lưu đồ xử lý mail với nhu cầu xem điểm .................................................................. 63 Hình 5.1 Giao diện cài đặt công cụ “Hệ thống báo điểm”........................................................ 79 Hình 5.2 Giao diện cài đặt công cụ “Hệ thống báo điểm”........................................................ 79 Hình 5.3 Giao diện cài đặt công cụ “Hệ thống báo điểm”........................................................ 80 Hình 5.4 Giao diện cài đặt công cụ “Hệ thống báo điểm”........................................................ 80 Hình 5.5 Giao diện cài đặt công cụ “Hệ thống báo điểm”........................................................ 81 Hình 5.6 Giao diện cài đặt công cụ “Hệ thống báo điểm”........................................................ 81 Hình 5.7 Hướng dẫn sử dụng công cụ “Hệ thống báo điểm” ................................................... 82 Hình 5.8 Hướng dẫn sử dụng công cụ “Hệ thống báo điểm” ................................................... 82 Hình 5.9 Hướng dẫn sử dụng công cụ “Hệ thống báo điểm” ................................................... 83 Hình 5.10 Hướng dẫn sử dụng công cụ “Hệ thống báo điểm” ................................................. 83 Hình 5.11 Hướng dẫn sử dụng công cụ “Hệ thống báo điểm” ................................................. 84 Hình 5.12 Hướng dẫn sử dụng công cụ “Hệ thống báo điểm” ................................................. 84 Hình 5.13 Hướng dẫn sử dụng công cụ “Hệ thống báo điểm” ................................................. 85 Hình 5.14 Hướng dẫn sử dụng công cụ “Hệ thống báo điểm” ................................................ 85 Hình 5.15 Hướng dẫn gỡ bỏ công cụ “Hệ thống báo điểm” ..................................................... 86 Hình 5.16 Hướng dẫn gỡ bỏ công cụ “Hệ thống báo điểm” ..................................................... 86 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Công nghệ thông tin đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Ngày nay, điện thoại di động, máy tính để bàn, thiết bị cầm tay, thư điện tử và việc sử dụng Internet đã trở thành tâm điểm trong văn hóa và cộng đồng. Trong hệ thống giáo dục toàn cầu hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin ngày càng trở nên đa dạng và phổ biến. Qua đó, người học được tăng khả năng tiếp cận tài nguyên và trải nghiệm học tập tương tác. Ở một khía cạnh khác, với các phương tiện máy tính đa dạng và hệ thống mạng Internet đang dần bao phủ khắp mọi nơi, nền giáo dục được cung cấp một công cụ vô cùng hữu hiệu phục vụ cho việc thông tin liên lạc giữa nhà trường – học sinh - gia đình. Vì vậy với mong muốn giúp ích cho quá trình thông tin liên lạc giữa nhà trường – học sinh - gia đình, cụ thể là trong vấn đề quản lý kết quả học tập, tôi quyết định chọn đề tài “Hệ thống báo điểm tự động qua Email trong trường trung học phổ thông”. 2. Mục đích nghiên cứu: - Tìm hiểu những khó khăn và nhu cầu của giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh trong quá trình ứng dụng công nghệ thông tin vào việc thông tin liên lạc. - Đưa ra giải pháp khắc phục khó khăn và công cụ hỗ trợ báo điểm tự động qua Email. 3. Khách thể và đối tượng ngiên cứu: Đối tượng: Hệ thống báo điểm tự động qua Email ở trường phổ thông Khách thể: Quá trình thông tin liên lạc giữa nhà trường – học sinh – gia đình ở trường THPT. 4. Giả thuyết khoa học: Nếu ứng dụng hệ thống báo điểm tự động qua Email ở trường phổ thông theo những định hướng và các biện pháp nêu ra trong đề tài thì sẽ rút ngắn khoảng cách giữa nhà trường-học sinh-gia đình, giúp tiết kiệm thời gian, tăng cường việc trao đổi và cung cấp thông tin giữa nhà trường và gia đình. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài về ứng dụng công nghệ thông tin vào việc thông tin liên lạc, tập trung vào hệ thống báo điểm tự động qua Email. - Nhiệm vụ 2: Dự đoán nhu cầu và khó khăn của giáo viên- học sinh –phụ huynh trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc thông tin liên lạc từ đó đề ra phiếu khảo sát nhằm thu thập ý kiến của giáo viên - học sinh - phụ huynh thông qua cuộc khảo sát thực tế tại một số trường THPT ở TP.HCM. - Nhiệm vụ 3: Đưa ra những kết luận về khó khăn và nhu cầu. Từ đó đề ra những phương hướng giải quyết và công cụ hỗ trợ. 6. Giới hạn đề tài: - Về không gian: Tập trung nghiên cứu tại 14 trường THPT ở TP.HCM. - Về thời gian: từ tháng 11 năm 2011 đến tháng 4 năm 2012 - Về nội dung: Do điều kiện nghiên cứu về không gian và thời gian có hạn nên phạm vi nghiên cứu đề tài được thu hẹp như sau: Khai thác “Hệ thống báo điểm tự động qua Email” trong việc thông tin liên lạc: + Giáo viên cập nhật điểm vào hệ thống. + Học sinh, phụ huynh nhận thông tin về điểm số môn học qua Email nhờ hệ thống khi có yêu cầu. 7. Những đóng góp mới của đề tài: 7.1 Tính mới mẽ của đề tài Về mặt lý luận: Hệ thống hoá và phát triển lý luận về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thông tin liên lạc, cụ thể là hệ thống báo điểm trong nhà trường THPT. Về mặt thực tiễn: - Hướng dẫn và cung cấp công cụ “Hệ thống báo điểm tự động qua Email” ở nhà trường THPT. - Góp phần đổi mới phương pháp thông tin liên lạc truyền thống trong nhà trường THPT. 7.2 Hướng phát triển của đề tài Đề tài cần được tiếp tục phát triển hướng đến thiết kế hệ thống thông báo thông tin cho tất cả các hoạt động của học sinh ở trường, đồng thời có thể nhận thông tin phản hồi từ phụ huynh. 8. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu: 8.1. Phương pháp luận: 8.1.1. Tính toàn diện: Công cụ có thể sử dụng để báo điểm cho mọi học sinh các khối lớp. 8.1.2 Tính phát triển: “Hệ thống báo điểm tự động qua Email” có một số tính năng vượt trội: Dễ sử dụng; Tốc độ nhanh; An toàn và tin cậy; Dễ dàng trong việc truyền tải thông tin; Dễ tự động hóa; Giá thành đầu tư ít; Thân thiện với môi trường 8.2 Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện đề tài, trong quá trình nghiên cứu, tôi đã sử dụng các nhóm phương pháp sau: + PP phân tích và tổng hợp tài liệu: Tìm hiểu hệ thống thông tin liên lạc hiện tại ở các trường THPT, tìm hiểu về lập trình VB.NET cho Oulook. + PP quan sát: nhằm đánh giá nhu cầu và thị hiếu người dùng. + PP Bút vấn: thực hiện với số lượng tương đối lớn đối với giáo viên, học sinh, phụ huynh nhằm thu thập kết quả sát với nhu cầu thực tế. + PP Thống kê toán học: Sử dụng phép toán thống kê xử lý số liệu thu thập được từ việc điều tra bút vấn. Phân tích số liệu, vẽ biểu đồ tương ứng PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG BÁO ĐIỂM TỰ ĐỘNG QUA EMAIL, DỰ ĐOÁN VỀ KHÓ KHĂN CỦA GIÁO VIÊN-HỌC SINH-PHỤ HUYNH Chương 1: Giới thiệu 1.1. Tổng quan về hệ thống báo điểm tự động qua Email Đây là hệ thống phần mềm tích hợp, phục vụ cho việc thông tin liên lạc giữa nhà trường và học sinh, phụ huynh học sinh. Qua đó, học sinh và phụ huynh sẽ nhận Email phản hồi điểm số môn học của học sinh theo yêu cầu. Hệ thống sẽ quản lý điểm theo mã số học sinh. Mã số học sinh bao gồm mười hai ký tự được quy định bởi Bộ Giáo dục. Theo đó, để nhận Email phản hồi điểm, học sinh và phụ huynh phải đăng ký email được phép xem điểm và gửi email yêu cầu xem điểm với cú pháp đã được quy định. Mỗi học sinh chỉ được đăng ký tối đa hai email được phép xem điểm. Do đó, mỗi học sinh có thể đăng ký một địa chỉ email của chính học sinh đó để tự xem điểm, địa chỉ còn lại là của phụ huynh học sinh. Mặt khác, điều này giúp hệ thống mang tính bảo mật trong việc cung cấp thông tin. Hệ thống sẽ kiểm chứng email yêu cầu xem điểm đã đăng ký chưa, để đảm bảo không ai khác ngoài phụ huynh có thể nhận thông tin của con em mình và học sinh nhận được thông tin của bản thân. 1.2. Lợi ích mà “Hệ thống báo điểm tự động qua Email” mang lại Việc cập nhật điểm trên hệ thống thay vì thông báo điểm trên lớp, trên bảng tin hay phát sổ liên lạc, phiếu điểm có một số ưu điểm vượt trội hơn là: + Dễ sử dụng: Chỉ cần với trình độ tin học căn bản, người giáo viên cũng có thể nhập điểm dễ dàng vào hệ thống. Các thao tác nhận, gửi email cũng là những công việc đơn giản và phổ biến trong cuộc sống ngày nay. Quý phụ huynh và các em học sinh có thể dễ dàng soạn email trên nhiều thiết bị có khả năng kết nối internet với cú pháp ngắn gọn, dễ nhớ. + Tốc độ nhanh: Tốc độ nhận gửi email rất nhanh nên việc nhận thông tin gần như là tức thời. + An toàn và tin cậy: Email báo điểm chỉ được gửi đến những địa chỉ đã đăng ký và chỉ gửi khi nhận được cú pháp yêu cầu chính xác. Qua đó, phụ huynh và học sinh có thể an tâm vì bảng điểm và những thông tin của học sinh được giữ an toàn tuyệt đối. + Dễ dàng trong việc truyền tải thông tin: Với hệ thống thông tin liên lạc ngày càng hiện đại và mạng lưới internet được phủ sóng hầu khắp mọi nơi, việc gửi, nhận email đang trở nên hết sức đơn giản và tiện lợi. + Dễ tự động hóa: Hệ thống được lập trình đảm nhiệm các chức năng lọc thư trong Inbox, trả lời thư phù hợp với nội dung, xóa thư sau khi xử lý, phân loại những địa chỉ thư Spam,… hướng đến mục tiêu tự động hóa toàn diện. + Giá thành đầu tư ít: Về phía nhà trường, chỉ cần một máy tính có kết nối internet, một nhân viên vận hành. Về phía phụ huynh và học sinh, có thể dùng bất cứ thiết bị nào có thể kết nối internet để gửi và nhận email. + Thân thiện với môi trường: Tiết kiệm một số lượng lớn giấy và mực in so với phương cách gửi giấy báo điểm. 1.3. Những dự đoán về khó khăn và nhu cầu của nhà trường, phụ huynh và học sinh đối với “Hệ thống báo điểm tự động qua Email” Điểm số là thước đo kết quả học tập. Mong muốn biết kết quả điểm số các môn học không chỉ là nhu cầu của học sinh mà còn là của các bậc làm cha mẹ. Qua đó, học sinh biết được những môn học tốt để phát huy và những môn điểm chưa tốt để cố gắng cải thiện. Qua điểm số, phụ huynh có thể thấy được ưu, khuyết điểm của con mình, giúp con định hướng học tập, định hướng nghề nghiệp tương lai, cũng như kịp thời phát hiện những vấn đề trong kết quả học tập để kịp thời chấn chỉnh, giúp con vượt qua những khó khăn trong học tập. Với hệ thống thông tin liên lạc ngày càng hiện đại và mạng lưới internet được phủ sóng hầu khắp mọi nơi, ứng dụng công nghệ thông tin là một xu thế của thời đại. Nó cung cấp nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng về mặt kiến thức, mang đến một hình thức trao đổi thuận tiện giữa người và người. Do đó, việc sử dụng công nghệ thông tin, cụ thể ở đây là “Hệ thống báo điểm tự động qua Email” góp phần phát triển cuộc sống hiện đại và ngày càng tiện nghi của chúng ta. Thông qua “Hệ thống báo điểm tự động qua Email”, điểm số của học sinh được giữ an toàn. Những email chưa đăng ký kèm mã học sinh như quy định sẽ không xem được điểm của học sinh tương ứng. Mặt khác, hệ thống còn giúp quý phụ huynh có thể kiểm tra tình hình học tập của con em mình ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào, rất tiện lợi cho những phụ huynh bận rộn hay thường đi công tác xa. Việc nhận, gửi email để biết điểm, phần nào đó giúp các em học sinh có cơ hội tiếp cận công nghệ thông tin, quen với việc tự quản lý công việc. Các em có thể lưu giữ lại các Email báo điểm như một bộ hồ sơ học tập. Mặc dù có nhiều ưu điểm nổi trội, nhưng việc áp dụng “Hệ thống báo điểm tự động qua Email” cũng gây khó khăn cho một số phụ huynh và các em học sinh. Tuy hệ thống internet đã trở nên phổ biến và rộng khắp nhưng vẫn chưa đến được với tất cả mọi hộ gia đình, vẫn có những gia đình không có điều kiện lắp đặt hay trang bị những thiết bị kết nối internet. Một khía cạnh nhạy cảm khác là trình độ tin học của một số phụ huynh còn hạn chế, nhiều gia đình có điều kiện về vật chất song chưa coi trọng việc sử dụng phương tiện truyền thông hiện đại này. PHẦN II: TÌM HIỂU VÀ ĐÁNH GIÁ NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA GIÁO VIÊN-HỌC SINH-PHỤ HUYNH ĐỀ RA PHƯƠNG HƯỚNG THỰC HIỆN LUẬN VĂN Chương 2: Khảo sát thực tế Trước khi thực hiện cuộc khảo sát ở các trường phổ thông, chúng tôi đã tiến hành cuộc khảo sát để lấy ý kiến phản hồi và nhận định của các bạn sinh viên về hệ thống thông tin liên lạc tại các trường THPT hiện nay cũng như trong môi trường học tập hiện tại. Qua đó, chúng tôi sẽ có thêm ý tưởng cho đề tài luận văn và hoàn thiện hơn các bản khảo dành cho đối tượng giáo viên-học sinh-phụ huynh. Với sự đồng ý của trường Đại học Sư phạm cũng như sự hỗ trợ nhiệt tình và quý báu từ Ban giám hiệu và tập thể giáo viên, học sinh và phụ huynh của các em tại 14 trường THPT nội, ngoại thành ở TP.HCM, chúng tôi đã thu được kết quả khả quan với số lượng giáo viên là 171, học sinh là 676 em và 333 bản khảo sát từ quý phụ huynh học sinh. 2.1. Mục đích khảo sát 2.1.1. Đối với giáo viên Thông qua bảng khảo sát, chúng tôi muốn biết: - Mức độ am hiểu cũng như mật độ sử dụng công nghệ thông tin của giáo viên trong trường THPT. - Sự quan tâm của giáo viên đối với việc liên lạc, trao đổi với học sinh. - Mức độ hài lòng của giáo viên về trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho việc thông tin, liên lạc và hỗ trợ giảng dạy trong trường THPT mà giáo viên đang công tác. - Mức độ đầu tư của giáo viên về công nghệ trong việc giảng dạy. - Tìm hiểu về các phần mềm giáo viên đang sử dụng phụ vụ cho giảng dạy. Các hình thức mà giáo viên thường thông tin, liên lạc đến học sinh và gia đình - Ý kiến của giáo viên về những đặc tính mà một phần mềm. - Sự quan tâm của giáo viên đến một môi trường dạy-học khác NGOÀI LỚP HỌC. Quan điểm của giáo viên về tính khả thi của việc đầu tư tăng cường cho khâu thông tin liên lạc giữa nhà trường và gia đình Đặc biệt, câu số 11 đưa ra nhằm đánh giá mức độ chú ý trả lời câu hỏi của phụ huynh học sinh (có nội dung tương tự câu 2 nhưng diễn đạt bằng cách khác) 2.1.2. Đối với học sinh Thông qua bản khảo sát, chúng tôi muốn biết: - Mức độ am hiểu về công nghệ thông tin của học sinh THPT ra sao và các em ứng dụng chúng vào trong việc học như thế nào. - Mức độ hài lòng của học sinh về trang thiết bị công nghệ thông tin nhà trường em đang học. - Mức độ trao đổi giữa các em và giáo viên. Các em sử dụng hình thức nào là thường xuyên nhất khi tiến hành trao đổi với giáo viên. - Các em có quan tâm đến vấn đề cập nhật thông tin từ trường-lớp hay không? - Các em có quan tâm đến một môi trường học tập NGOÀI LỚP HỌC hay không. Thái độ của các em như thế nào về việc phụ huynh học sinh sẽ cập nhật thông tin về tình hình học tập của các em một cách thường xuyên và thuận tiện hơn? - Tìm hiểu nhu cầu, mong muốn của học sinh về một phương tiện thông tin liên lạc hiệu quả giữa nhà trường và các em. - Đặc biệt, câu số 9 đưa ra nhằm đánh giá mức độ chú ý trả lời câu hỏi của học sinh (có nội dung tương tự câu 6 nhưng diễn đạt bằng cách khác). 2.1.3. Đối với phụ huynh học sinh Thông qua bảng khảo sát, chúng tôi muốn biết: - Việc thông tin liên lạc giữa gia đình và nhà trường đã thực sự đầy đủ chưa. - Mức độ quan tâm của phụ huynh đối với việc học tập và hoạt động của con em ở trường, quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong việc học và thông tin liên lạc của con. - Hình thức liên lạc hiện nay của phụ huynh với nhà trường và giáo viên của con em mình. Các phương tiện phục vụ quá trình thông tin liên lạc của phụ huynh học sinh và nhà trường đã đầy đủ và hữu ích chưa. - Những khó khăn của phụ huynh học sinh trong quá trình thông tin liên lạc với nhà trường và giáo viên của con em. - Những thông tin mà phụ huynh học sinh cần biết trong quá trình học tập và hoạt động ở trường của con em. - Mức độ quan tâm của phụ huynh học sinh về một hình thức liên lạc mới là tin nhắn SMS, website, chi phí sẽ bỏ ra cho tiện ích này. - Ngoài ra, câu số 7 đưa ra nhằm đánh giá mức độ chú ý trả lời câu hỏi của phụ huynh học sinh (có nội dung tương tự câu 5 nhưng diễn đạt bằng cách khác) 2.2. Phương pháp khảo sát Cuộc khảo sát được thực hiện thông qua phương pháp sử dụng bảng câu hỏi. Bản khảo sát được xây dựng trên bộ những câu hỏi kín gồm nhiều lựa chọn và có một đến hai câu hỏi mở nhằm thu thập những ý kiến chủ quan của người được khảo sát. Các câu hỏi mang tính khách quan và đa dạng nhất có thể để hướng đến mục đích của cuộc khảo sát. Bộ câu hỏi hàm chứa 1 hoặc nhiều câu kiểm tra mức độ chuyên tâm trả lời của người được khảo sát (xem họ có thực sự đọc-hiểu-điền không). Từ đó đưa ra kết quả sai số trong quá trình khảo sát. Quá trình khảo sát được thực hiện trên địa bàn TP. HCM bao gồm cả vùng nội và ngoại thành. Các đối tượng được khảo sát bao gồm sinh viên khoa Toán-Tin trường ĐH Sư phạm TP.HCM, học sinh, phụ huynh và giáo viên các trường trung học phổ thông. Cuộc khảo sát được thực hiện trên diện rộng và với số lượng người được khảo sát tương đối lớn để đảm bảo tính khách quan. 2.3. Kết quả số liệu, biểu đồ Số lượng STT Các trường đã khảo sát Địa bàn 1 Trung học thực hành 2 Giáo viên Học sinh Phụ huynh Quận 5 17 47 51 THPT Diên Hồng Quận 10 9 47 0 3 THPT Nguyễn Khuyến Quận 10 0 82 84 4 THPT Nguyễn An Ninh Quận 10 32 55 54 5 THPT Lương Thế Vinh Quận 1 20 84 50 6 THPT Thủ Đức Thủ Đức 0 44 26 7 THPT Nguyễn Hữu Huân Thủ Đức 12 77 25 8 THPT Trần Quang Khải Quận 11 12 20 1 9 THPT Lê Hồng Phong Quận 5 12 0 0 10 THPT Long Trường Quận 9 28 70 0 11 THPT Nguyễn Huệ Quận 9 5 18 0 12 THPT Bùi Thị Xuân Quận 1 24 21 15 13 THPT Lý Thường Kiệt Huyện Hóc Môn 0 28 5 14 THPT Nguyễn Hữu Cầu Huyện Hóc Môn 0 33 0 15 Khác 0 50 22 Tổng cộng 171 676 333 Bảng 2.1 Bảng thống kê số lượng khảo sát
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất