Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Hàng rào xanh trong thương mại quốc tế và một số gợi ý cho việt nam ...

Tài liệu Hàng rào xanh trong thương mại quốc tế và một số gợi ý cho việt nam

.DOCX
121
2
142

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ  ---------- ---------- BÙI THỊ LÝ HÀNG RÀO XANH TRONG THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHO VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ QUỐC TẾ Hà Nội – 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ  ---------- ---------- BÙI THỊ LÝ HÀNG RÀO XANH TRONG THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHO VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 60 31 01 06 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ QUỐC TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN XUÂN THIÊN XÁC NHẬN CỦA CTHĐ XÁC NHẬN CỦA GVHD TS. Nguyễn Anh Thu PGS.TS. NGUYỄN XUÂN THIÊN Hà Nội – 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép của ai. Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin đ ƣợc đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Tác giả luận văn Bùi Thị Lý LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới giảng viên h ƣớng dẫn PGS.TS. Nguyễn Xuân Thiên cùng toàn thể các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, trƣờng Đại học Kinh tế, ĐHQGHN. Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn Bộ phận sau đại học, phòng đào tạo, các anh chị chuyên viên văn phòng Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT................................................................. i DANH MỤC BẢNG...............................................................................................iii DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH................................................................................... iv PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNG RÀO XANH TRONG THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ................................5 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu..................................................................... 5 1.1.1. Các công trình nghiên cứu đã thực hiện về hàng rào xanh..................5 1.1.2. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu...................................... 9 1.2. Cơ sở lý luận về hàng rào xanh trong Thƣơng mại quốc tế...........................9 1.2.1. Khái quát chung về rào cản trong thương mại quốc tế.........................9 1.2.2. Khái niệm chung về hàng rào xanh.................................................... 11 1.2.3. Những quy định về việc áp dụng hàng rào xanh trong các hiệp định của WTO.............................................................................................. 22 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................... 25 2.1. Cách tiếp cận nghiên cứu............................................................................. 25 2.1.1 Tiếp cận hệ thống................................................................................ 25 2.1.2 Tiếp cận theo quan điểm duy vật biện chứng....................................... 25 2.2. Quá trình thu thập và xử lý dữ liệu............................................................... 25 2.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................... 26 2.3.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp...................................................... 26 2.3.2. Phương pháp thống kê........................................................................ 27 2.3.3. Phương pháp so sánh......................................................................... 28 2.3.4. Phương pháp kế thừa......................................................................... 28 2.3.5. Phương pháp lịch sử........................................................................... 29 2.4. Khung khổ phân tích.................................................................................... 30 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG HÀNG RÀO XANH TRONG THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM.......................32 3.1. Tác động của hàng rào xanh đến TMQT và quan điểm của các nƣớc trong việc áp dụng hàng rào xanh................................................................................. 32 3.1.1. Các ngành chịu ảnh hưởng nhiều nhất............................................... 32 3.1.2. Các quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất........................................... 33 3.1.3. Quan điểm khác nhau giữa các khối nước trong việc áp dụng rào cản xanh.............................................................................................................. 33 3.2. Thực trạng áp dụng hàng rào xanh trong TMQT tại một số nƣớc trên thế giới . 35 3.2.1. Thực trạng áp dụng tại Mỹ................................................................. 35 3.2.2. Thực trạng áp dụng tại châu Âu(EU)................................................. 45 3.2.3. Thực trạng áp dụng tại Nhật Bản....................................................... 54 3.2.4. Đánh giá về thực trạng áp dụng hàng rào xanh của Mỹ, EU và Nhật Bản 61 3.3. Thực trạng áp dụng hàng rào xanh ở Việt Nam...........................................63 3.3.1. Các hàng rào xanh được áp dụng tại Việt Nam.................................. 63 3.3.2. Đánh giá về thực trạng áp dụng hàng rào xanh ở Việt Nam..............69 CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GỢI Ý NHẰM ÁP DỤNG HIỆU QUẢ HÀNG RÀO XANH TRONG TMQT ĐỐI VỚI VIỆT NAM................................73 4.1. Xu hƣớng áp dụng hàng rào xanh trong thƣơng mại quốc tế......................73 4.2. Thách thức và cơ hội của Việt Nam khi áp dụng hàng rào xanh..................74 4.2.1. Thách thức.......................................................................................... 74 4.2.2. Cơ hội................................................................................................. 76 4.3. Định hƣớng áp dụng hàng rào xanh trong thƣơng mại quốc tế đối với Việt Nam.................................................................................................................... 78 4.3.1. Định hướng phát triển xuất nhập khẩu của Việt Nam đến năm 2030 . 78 4.3.2. Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020......................80 4.3.3. Định hướng xây dựng và áp dụng hàng rào xanh tại Việt Nam..........81 4.4. Một số gợi ý nhằm áp dụng hiệu quả hàng rào xanh trong thƣơng mại quốc tế đối với Việt Nam............................................................................................. 82 4.4.1. Một số gợi ý đối với chính phủ và các bộ, ngành liên quan................82 4.4.2. Một số gợi ý đối với doanh nghiệp..................................................... 88 4.4.3. Một số gợi ý đối với người tiêu dùng.................................................. 89 KẾT LUẬN............................................................................................................. 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 92 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT STT Kí 1 APE 2 APH 3 ASE 4 BĐK 5 BTN 6 CEA 7 CITE 8 CFR 9 CPSC 10 EMA 11 EMS 12 EU 13 EEC 14 EUR 15 EUE 16 EPA 17 FDA 18 FD& 19 FPLA 20 FSM 21 FSIS 22 GAP 23 GAT 24 GMP 25 HAC 26 JIS 27 JAS 28 MEA 29 MMP 30 MRL 31 NMF 32 R&D 33 RCM 34 SPS 35 TBT 36 TMQ 37 TRIP 38 TCV 39 UNC 40 USIT 41 USC 42 USD 43 USD 44 USD 45 UNE ii 46 WTO 47 WPM DANH MỤC BẢNG Stt Bảng 1 Bảng 3.1 2 Bảng 3.2 3 Bảng 3.3 iii DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH SƠ ĐỒ Stt 1. HÌNH Stt 1. 2. 3. iv PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra một cách hết sức mạnh mẽ, tạo ra cho các quốc gia những cơ hội cũng nhƣ những thách thức lớn trong mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, đời sống… Một nền thƣơng mại tự do toàn cầu là mục tiêu hàng đầu của nhiều quốc gia mà minh chứng rõ nét nhất là sự ra đời và phát triển nhanh chóng của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO). Tự do hóa th ƣơng mại có một vai trò to lớn trong sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, làm tăng khả năng chuyên môn hóa sản xuất, đồng thời tận dụng đƣợc lợi thế kinh tế nhờ quy mô giúp sản xuất ra khối lƣợng hàng hóa lớn hơn rất nhiều so với nền sản xuất tự cung tự cấp. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là do trình độ phát triển kinh tế, chính trị không đồng đều giữa các quốc gia, các nƣớc ngày càng áp dụng nhiều các rào cản kinh tế để bảo hộ hàng hóa trong n ƣớc. Một trong những biện pháp đang đƣợc các nƣớc phát triển áp dụng là sử dụng các rào cản liên quan đến các quy định về môi trƣờng, còn đƣợc biết đến với tên gọi "rào cản xanh" hay "hàng rào xanh". Việc sử dụng hàng rào xanh một mặt vừa có khả năng bảo vệ nền sản xuất trong nƣớc, ngăn chặn các luồng hàng hóa không đạt tiêu chuẩn vào thị tr ƣờng trong nƣớc, vừa nâng cao ý thức xây dựng nền sản xuất đạt tiêu chuẩn quốc tế, nâng cao ý thức bảo vệ môi trƣờng. Đây cũng chính là lý do khiến cho loại hình bảo hộ tinh vi này đƣợc các nƣớc ủng hộ và phát triển. Tuy nhiên, hiện nay sự lạm dụng các rào cản môi trƣờng cũng gây nên những cản trở đối với hoạt động giao thƣơng giữa các quốc gia, đặc biệt đối với các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam. Đối với Việt Nam hiện nay, hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn của Việt Nam còn chƣa đƣợc hoàn thiện. Trong khi đó, hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến môi trƣờng của các quốc gia phát triển trên thế giới, đặc biệt là Mỹ, Nhật Bản và khu vực châu Âu đã đƣợc tập trung xây dựng trong một khoảng thời gian dài, với số l ƣợng và hình thức rất phong phú, đa dạng và phức tạp. Do vậy, để hàng hóa Việt 1 Nam có thể vƣợt qua những rào cản này để thâm nhập vào thị tr ƣờng thế giới là một điều không hề đơn giản. Chính vì thế, việc nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn diện các hàng rào xanh trên thế giới là thực sự cần thiết đối với Việt Nam. Thông qua đó, các doanh nghiệp Việt Nam có thể hiểu rõ hơn về các rào cản đang đ ƣợc các quốc gia áp dụng, từ đó chủ động đối phó khi xuất khẩu hàng hóa vào bất kỳ quốc gia nào, đặc biệt là những thị trƣờng quen thuộc nhƣng vô cùng quan trọng nhƣ Mỹ, EU, Nhật Bản… Hơn nữa, khi nghiên cứu các kinh nghiệm xây dựng rào cản thƣơng mại môi trƣờng của các quốc gia phát triển, Việt Nam có thể sửa đổi và điều chỉnh một số tiêu chuẩn môi trƣờng hiện có, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn môi trƣờng mới để vừa thúc đẩy nền sản xuất xanh trong n ƣớc, vừa quản lý hàng hóa nhập khẩu theo đúng tiêu chuẩn quốc tế. Xuất phát từ tính thiết thực của vấn đề nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài : “Hàng rào xanh trong thương mại quốc tế và một số gợi ý cho Việt Nam" làm đề tài nghiên cứu của mình. Đề tài nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi sau:  Thế nào là hàng rào xanh trong thƣơng mại quốc tế?  Tại sao các quốc gia cần áp dụng hàng rào xanh?  Nghiên cứu hàng rào xanh có ý nghĩa nhƣ thế nào đối với hoạt động TMQT của Việt Nam?  Thực trạng áp dụng các rào cản xanh trên thế giới cũng nh ƣ ở Việt Nam ra sao?  Doanh nghiệp cũng nhƣ nhà nƣớc Việt Nam phải làm gì để xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn môi trƣờng trong hoạt động thƣơng mại quốc tế một cách hiệu quả? 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Muc đích Mục đích nghiên cứu của đề tài: nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn áp dụng hàng rào xanh trong thƣơng mại quốc tế ở một số n ƣớc/khu vực và tại Việt Nam nhằm đƣa ra một số gợi ý để áp dụng hiệu quả hàng rào xanh của Việt Nam. 2 2.2. Nhiệm vụ Để thực hiện đƣợc mục đích nghiên cứu trên, đề tài đƣa ra một số nhiệm vụ nghiên cứu sau:  Hệ thống hoá đƣợc những vấn đề mang tính khái quát về hàng rào xanh, bao gồm khái niệm, phân loại, sự hình thành hàng rào xanh đối với thƣơng mại quốc tế.  Nêu ra đƣợc hệ thống hàng rào xanh đƣợc sử dụng phổ biến trong thƣơng mại quốc tế hiện nay, đặc biệt thực trạng áp dụng hàng rào xanh tại các nƣớc Mỹ, Nhật Bản và EU.  Phân tích và đánh giá hiệu quả thực trạng áp dụng hàng rào xanh ở Việt Nam.  Rút ra bài học kinh nghiệm và đƣa ra một số gợi ý nhằm áp dụng hiệu quả hàng rào xanh của Việt Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các hàng rào xanh đã đƣợc áp dụng trong thƣơng mại quốc tế. 3.2. Phạm vi nghiên cứu:  Về thời gian: đề tài tập trung nghiên cứu vào khoảng thời gian kể từ khi thành lập WTO đến nay.  Về không gian: đề tài nghiên cứu hàng rào xanh đ ƣợc áp dụng trong phạm vi quốc tế nhƣng tập trung ở nƣớc Mỹ, EU, Nhật Bản và Việt Nam. 4. Những đóng góp mới của luận văn  Hệ thống hoá đƣợc những vấn đề mang tính khái quát về hàng rào xanh, đặc biệt tổng hợp các cách phân loại hàng rào xanh theo các nghiên cứu của các cá nhân, tổ chức uy tín trên thế giới.  Đƣa ra các hàng rào xanh thƣờng đƣợc áp dụng ở Mỹ, Nhật Bản, EU một cách có hệ thống. 3  Phân tích và đánh giá hiệu quả thực trạng áp dụng hàng rào xanh ở Việt Nam từ đó đƣa ra một số gợi ý cho Việt Nam nhằm áp dụng hàng rào xanh trong thƣơng mại quốc tế một cách hiệu quả. 5. Kết cấu của luận văn: Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 4 chƣơng nhƣ sau : Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về hàng rào xanh trong thƣơng mại quốc tế Chƣơng 2. Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3. Thực trạng áp dụng hàng rào xanh trong thƣơng mại quốc tế và thực trạng áp dụng tại Việt Nam Chƣơng 4. Định hƣớng và một số gợi ý xây dựng và áp dụng hàng rào xanh trong thƣơng mại quốc tế đối với Việt Nam 4 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNG RÀO XANH TRONG THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Các công trình nghiên cứu đã thực hiện về hàng rào xanh Đề tài về hàng rào xanh/rào cản môi trƣờng trong thƣơng mại quốc tế đã đƣợc đề cập khá nhiều trong các bài viết, công trình nghiên cứu khoa học hay các luận văn, luận án. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu nhƣ sau: Năm 2003, Trung tâm nghiên cứu APEC (Australia) khi nghiên cứu đề tài “Chủ nghĩa đơn phương châu Âu – Rào cản thương mại môi trường và mối đe doạ đến sự thịnh vượng của thương mại ngày càng gia tăng” đã nêu lên đƣợc các tiêu chuẩn quy định môi trƣờng chặt chẽ tác động đến thƣơng mại; các biện pháp thƣơng mại phân biệt đối xử đặt ra vì những mục đích môi tr ƣờng; các hạn chế thƣơng mại môi trƣờng đơn phƣơng; các biện pháp thâm nhập thị tr ƣờng với điều kiện chấp nhận các tiêu chuẩn môi trƣờng; các hạn chế th ƣơng mại đặt ra theo quy tắc MEAs và coi đó nhƣ là các rào cản môi trƣờng. Năm 2005, trên cuốn tạp chí thƣơng mại số 19, tác giả Bùi Hữu Đạo đã có bài viết “Nâng cao khả năng đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn quốc tế về môi trường đối với một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam” với mục đích chỉ rõ các hệ thống quy định và tiêu chuẩn quốc tế về môi trƣờng đối với các mặt hàng xuất khẩu mà một số quốc gia đang áp dụng, đồng thời đánh giá khả năng đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn về môi trƣờng của một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, từ đó giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể nâng cao đ ƣợc khả năng cạnh tranh, từng bƣớc vƣợt qua đƣợc các rào cản môi trƣờng đƣợc các quốc gia khác đặt ra. Nhờ đó, doanh nghiệp Việt Nam sẽ có những cơ hội tốt hơn và thuận lợi hơn trong việc thâm nhập thị trƣờng của những quốc gia đang áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về môi trƣờng đối với mặt hàng xuất khẩu. Cũng trong năm 2005, tác giả Nguyễn Hữu Khải đã xuất bản cuốn sách về “Nhãn sinh thái đối với hàng hoá xuất khẩu và tiêu dùng nội địa”. Đây cũng là một 5 trong những tiêu chuẩn môi trƣờng đối với hàng hoá xuất khẩu và tiêu dùng nội địa liên quan đến việc gắn nhãn cho các sản phẩm nhằm cung cấp một số thông tin về sản phẩm đó mà các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm để đáp ứng đ ƣợc những yêu cầu từ nƣớc nhập khẩu, tạo sự tin tƣởng về chất l ƣợng cũng nh ƣ độ an toàn của sản phẩm đối với ngƣời tiêu dùng từ nƣớc nhập khẩu. Năm 2006, tác giả Lê Hoàng Lan đã có bài viết trên tạp chí Tia sáng: Thách thức và cơ hội về môi trường khi gia nhập WTO”, đã chỉ ra một số thỏa thuận của WTO có bao hàm những điều khoản liên quan đến môi tr ƣờng mà các quốc gia thành viên nên nắm rõ để áp dụng các rào cản môi tr ƣờng một cách hợp lý, đ ƣa ra cách phân loại những biện pháp đƣợc gọi là “hàng rào xanh” thành hai nhóm rõ rệt và đồng thời, phân tích những cơ hội và thách thức của Việt Nam liên quan đến môi trƣờng khi gia nhập WTO. Năm 2007, cuốn “Sổ tay hướng dẫn về "Rào cản xanh" trong WTO” đƣợc công ty Pi C&E đã biên soạn và phát hành cung cấp những kiến thức cơ bản về "rào cản xanh" trong WTO, kinh nghiệm áp dụng hàng rào xanh trong th ƣơng mại quốc tế của các nƣớc Mỹ, EU, Nhật Bản…và những giải pháp đáp ứng cần thiết để hội nhập xu thế toàn cầu hóa trong phát triển kinh tế, đảm bảo vừa bảo vệ quyền lợi của quốc gia, vừa phù hợp với các quy định quốc tế. Cũng trong năm 2007, nhóm tác giả gồm: Nguyễn Hữu Khải, Vũ Thị Hiền, Đào Ngọc Tiến đã biên soạn và xuất bản cuốn sách “Quản lý hoạt động nhập khẩu: Cơ chế, chính sách và biện pháp”. Tài liệu này đã phân tích kinh nghiệm quản lý hoạt động nhập khẩu của một số nƣớc trên thế giới; trong đó có việc sử dụng các rào cản môi trƣờng nhƣ là một biện pháp hữu hiệu trong việc quản lý hàng hóa nhập khẩu của một số quốc gia nhƣ Mỹ, EU, Nhật Bản. Năm 2008, tác giả Đào Thị Thu Giang đã xuất bản cuốn sách “Biện pháp vượt rào cản phi thuế quan đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam”. Tài liệu này đã phân tích đƣợc tƣơng đối đầy đủ những rào cản phi thuế quan, trong đó có rào cản môi trƣờng. Tác giả đã chỉ rõ những rào môi trƣờng đối với một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam nhƣ: thuỷ sản, dệt may…. vào các thị trƣờng nƣớc ngoài. 6 Năm 2009, nhóm tác giả từ Trung tâm đối thoại chính sách Bangladesh (CPD) đã có bài nghiên cứu mang tên "Rào cản môi trường và WTO" trong đó có nêu rõ mối quan hệ giữa thƣơng mại và môi trƣờng, đƣa ra cách phân loại các rào cản xanh thành ba nhóm riêng và chỉ rõ vai trò quan trọng của WTO trong việc giảm thiểu các hình thức rào cản môi trƣờng áp dụng trong thƣơng mại quốc tế. Năm 2010, giáo sƣ David Hanson của trƣờng đại học Duquesne của Mỹ đã xuất bản cuốn sách: “Những rào cản đối với thương mại tự do: Các hàng rào phi thuế quan tại Liên minh Châu Âu, Nhật Bản, Hoa Kỳ”, cuốn sách đã trình bày rất đầy đủ về chính sách thƣơng mại của Mỹ, Nhật Bản và EU, trong đó có đề cập đến một số loại rào cản phi thuế quan đƣợc sử dụng phổ biến tại những khu vực này, đồng thời tác giả cũng so sánh sự tƣơng đồng cũng nh ƣ khác biệt về rào cản phi thuế quan đƣợc chính phủ của các nƣớc này áp dụng từ năm 2002 – 2007. Năm 2012, trong đề tài nghiên cứu cấp nhà nƣớc đƣợc công bố trên Tạp chí nghiên cứu thƣơng mại của PGS.TS. Đinh Văn Thành với tên gọi “ Đánh giá thực trạng và đề xuất xây dựng các biện pháp phi thuế quan trong thương mại nhằm bảo vệ môi trường” đã chỉ rõ thực trạng áp dụng các rào cản môi trƣờng tại một số quốc gia nhƣ Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc và Thái Lan, đồng thời đánh giá thực trạng xây dựng các biện pháp phi thuế quan trong thƣơng mại nhằm bảo vệ môi trƣờng ở Việt Nam thời gian qua, từ đó đƣa ra cho Việt Nam những kinh nghiệm trong việc xây dựng và áp dụng các rào cản thƣơng mại nhằm bảo vệ môi trƣờng. Cũng trong năm 2012, nhóm tác giả gồm: Luật gia Tô Hoài Nam, TS. Bùi Hữu Đạo, TS. Hoàng Thanh Tùng đã biên soạn và xuất bản cuốn sách: “Thách thức về môi trường trong thương mại quốc tế”. Cuốn sách đã đề cập tới mối quan hệ giữa thƣơng mại và môi trƣờng, các công ƣớc quốc tế về môi trƣờng, các rào cản môi trƣờng trong các hiệp định của ASEAN, WTO và quốc tế cũng nhƣ các qui định và tiêu chuẩn môi trƣờng liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp trong th ƣơng mại quốc tê. Đồng thời, các tác giả cũng chỉ rõ những thách thức về môi tr ƣờng của các doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập vào thị trƣờng những quốc gia phát triển nhƣ Mỹ, EU, Nhật Bản, từ đó đƣa ra những giải pháp giúp các doanh nghiệp Việt nam vƣợt hàng rào môi trƣờng trong thƣơng mại quốc tế. 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan