Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn hà nội chi nhánh vĩnh phú...

Tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn hà nội chi nhánh vĩnh phúc

.DOCX
116
4
62

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- TRẦN ÁNH NGUYỆT HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN - HÀ NỘI - CHI NHÁNH VĨNH PHÚC LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Hà Nội – 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- TRẦN ÁNH NGUYỆT HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN - HÀ NỘI - CHI NHÁNH VĨNH PHÚC Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ MINH HUỆ XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗtrợ từ giáo viên hƣớng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của ngƣời khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc và đƣợc trích dẫn rõ ràng. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này! LỜI CẢM ƠN Tục ngữ có câu: “Không thầy đố mày làm nên”. Trên thực tế không có sự thành công của sinh viên nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, sự giúp đỡ của những ngƣời thầy . Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong Khoa Tài chính – Ngân hàng của trƣờng Đại học Kinh Tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, đặc biệt chân thành gửi lời cảm ơn tới cô PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Huệ đã tận tình chỉ bảo, hƣớng dẫn cho quá trình nghiên cứu luận văn của Tác giả Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Ngân hàng th ƣơng mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB), chi nhánh Vĩnh Phúc, phòng Tín dụng đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho Tôi trong quá trình thu thập tài liệu. Cuối cùng, xin chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp nghiệp trồng ngƣời cao quý. Đồng kính chúc các cô, chú, anh, chị làm việc tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB) luôn dồi dào sức khỏe, đạt đƣợc nhiều thành công trong công việc. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...................................................................i DANH MỤC CÁC BẢNG...............................................................................ii DANH MỤC CÁC HÌNH................................................................................iii LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI.........5 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu.............................................................5 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước..................................................... 5 1.1.2. Khoảng trống nghiên cứu.................................................................8 1.2. Những vấn đề cơ bản về tín dụng ngân hàng..........................................9 1.2.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng..........................................................9 1.2.2. Đặc trưng hoạt động tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường . 9 1.3. Khái niệm và đo lƣờng rủi ro tín dụng.................................................10 1.3.1. Khái niệm........................................................................................10 1.3.2. Tác động của rủi ro tín dụng đối với hoạt động của ngân hàng thương mại................................................................................................12 1.3.3. Đo lường rủi ro tín dụng.................................................................14 1.3.4. Ngưỡng giới hạn đối với các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng và dấu hiệu dẫn đến rủi ro tín dụng.............................................................. 15 1.3.5. Quan điểm về hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại 20 1.3.6. Các nhân tố tác động đến khả năng hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại............................................................................. 21 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................27 2.1. Định hƣớng nghiên cứu........................................................................27 2.1.2. Câu hỏi nghiên cứu.........................................................................27 2.1.3. Các bước nghiên cứu......................................................................27 2.2. Dữ liệu nghiên cứu................................................................................27 2.3. Phƣơng pháp xử lý và phân tích dữ liệu...............................................28 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu.........................................................28 2.3.2. Phương pháp phân tích dữ liệu...................................................... 29 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHTM SÀI GÒN - HÀ NỘI, CHI NHÁNH VĨNH PHÚC........................................ 33 3.1. Tổng quan về NHTM Sài Gòn Hà Nội, Chi nhánh Vĩnh Phúc.............33 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển SHB Vĩnh Phúc...........................33 3.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội, Chi nhánh Vĩnh Phúc..................................................................................................36 3.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Vĩnh Phúc trong thời gian qua...................................37 3.2. Thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Vĩnh Phúc............................................................................46 3.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Vĩnh Phúc.........................................................................46 3.2.2. Thực trạng rủi ro tín tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Vĩnh Phúc.........................................................................51 3.2.3. Đánh giá thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng SHB Vĩnh Phúc..................................................................................................59 CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHTM SÀI GÒN - HÀ NỘI, CHI NHÁNH VĨNH PHÚC................................................67 4.1. Định hƣớng trong quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Vĩnh Phúc........................................................... 67 4.2. Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTM Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Vĩnh Phúc....................................................................................69 4.2.1. Tuân thủ chặt chẽ quy trình tín dụng..............................................70 4.2.2. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng....................................... 71 4.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.............................................72 4.2.4. Nâng cao hiệu quả các bảo đảm tín dụng...................................... 73 4.2.5. Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng.........................................74 4.2.6. Kiểm tra, giám sát tín dụng chặt chẽ hơn.......................................75 4.2.7. Thẩm định hiệu quả và tính khả thi của dự án............................... 76 4.2.8. Thẩm định khách hàng vay vốn...................................................... 77 4.2.9. Thực hiện biện pháp san sẻ rủi ro.................................................. 78 4.2.10. Xử lý nợ quá hạn và nợ khó đòi....................................................80 4.2.11. Hạn chế rủi ro đạo đức và nâng cao trình độ cán bộ...................82 4.2.12. Cân đối khả năng huy động vốn , đặc biệt là nguồn vốn trung dài hạn để tăng trưởng tín dụng một cách phù hợp , an toàn vàđạt hiệu quả cao.............................................................................................................83 4.2.13. Tăng cường kiểm soát nội bộ ngân hàng......................................84 4.3. Kiến nghị...............................................................................................84 4.3.1. Kiến nghị với Chính phủ và các bộ ngành liên quan......................84 4.3.2. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước.................................................86 KẾT LUẬN.....................................................................................................88 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................90 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 i DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bả 1 Bảng 2 Bảng 3 Bảng 4 Bảng 5 Bảng 6 Bảng 7 Bảng 8 Bảng 9 Bảng 10 Bảng 11 Bảng 12 Bảng 12 Bảng ii DANH MỤC CÁC HÌNH STT Hình 1 iii Hình 3.1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngân hàng thƣơng mại đƣợc hình thành và trải qua nhiều hình thái kinh tế xã hội khác nhau. Hoạt động ngân hàng ngày nay đ ƣợc coi là x ƣơng sống của nền kinh tế, đặc biệt đối với Việt Nam. Trong những năm gần đây ngành ngân hàng đã đạt đƣợc những kết quả hết sức khả quan và khẳng định là một trung gian tài chính quan trọng không thể thiếu đ ƣợc của nền kinh tế thị tr ƣờng. Trong nền kinh tế thị trƣờng, kinh doanh và rủi ro là hai phạm trù cặp đôi. Kinh tế thị trƣờng làm đa dạng hoá các thành phần kinh tế, bình đẳng hoá hoạt động của các thành phần này và thúc đẩy cạnh tranh lẫn nhau. Rủi ro tuy là sự bất trắc gây ra mất mát thiệt hại, là sự bất trắc cụ thể liên quan đến một biến cố không mong đợi, song lại là hiện tƣợng đồng hành với các hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trƣờng, trong quá trình cạnh tranh. Rủi ro xuất hiện ở những điểm yếu, kém hiệu quả, mất cân đối trong phát triển kinh tế. Rủi ro vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của những hoạt động kinh tế không có hiệu quả. Nó tạo tiền đề cho quá trình đào thải tự nhiên các doanh nghiệp yếu kém, thúc đẩy sự chấn chỉnh, sự thích nghi của các doanh nghiệp, tạo xu hƣớng phát triển ổn định và có hiệu quả cho nền kinh tế. Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần (TMCP) Sài Gòn – Hà Nội (SHB) tiền thân là Ngân hàng TMCP Nông thôn Nhơn Ái đƣợc thành lập theo giấy phép số 0041-NH/GP ngày 13/11/1993 do Thống đốc Ngân hàng Nhà Nƣớc Việt Nam cấp và chính thức đi vào hoạt động ngày 12/12/1993 với vốn điều lệ ban đầu là 400 triệu đồng tại Cần Thơ. Ngày 20/01/2006, Thống Đốc Ngân hàng Nhà N ƣớc Việt Nam đã ký Quyết định số 93/QĐ - NHNN về việc chấp thuận cho SHB chuyển đổi mô hình hoạt động từ Ngân hàng Th ƣơng mại Cổ phần Nông thôn sang Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Đô thị, từ đó tạo đƣợc thuận 1 lợi cho ngân hàng có điều kiện nâng cao năng lực về tài chính, mở rộng mạng lƣới hoạt động kinh doanh, đủ sức cạnh tranh và phát triển, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của SHB. Ngày 28/08/2012, Ngân hàng SHB đã chính thức nhận sáp nhập từ Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (HaBubank), đây là cột mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển lớn mạnh của SHB Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội với xuất phát điểm là ngân hàng TMCP Nông thôn Nhơn Ái, với số vốn ban đầu chỉ là 400 triệu vào năm 1993, tuy nhiên chỉ sau 23 năm hoạt động, tính đến cuối năm 2015, tổng tài sản của SHB đạt gần 145.000 tỷ đồng, huy động vốn thị trƣờng 1 đạt gần 110.000 tỷ đồng, dƣ nợ cho vay hơn 76.000 tỷ đồng và lợi nhuận tr ƣớc thuế đạt trên 1.000 tỷ đồng cùng với hệ thống mạng lƣới 327 điểm giao dịch tại Việt Nam, 2 chi nhánh tại Campuchia và 1 Chi nhánh tại Lào, thị phần và hệ thống khách hàng của SHB phát triển rộng lớn. Với một danh mục đầy đủ, phong phú các dịch vụ kinh doanh ngân hàng. Trải qua hơn 20 năm hoạt động, SHB đã khẳng định đƣợc uy tín và vị thế trong hệ thống các Ngân hàng TMCP cả nƣớc, vƣơn lên trở thành một trong 6 ngân hàng TMCP có quy mô lớn nhất Việt Nam. Trong nhiều năm liên tiếp, SHB đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc xếp loại A, thuộc nhóm I hoạt động an toàn, hiệu quả, tăng trƣởng bền vững. Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội chi nhánh Vĩnh Phúc, tên viết tắt là SHB Vĩnh Phúc, đƣợc thành lập theo quyết định số 193/QÐ-NHNN ngày 20/3/2008 và số 1764/QÐ-NHNN ngày 11/6/2008. Ngay từ ngày đầu thành lập, SHB Vĩnh Phúc đã là một ngân hàng thƣơng mại dẫn đầu về cho vay và huy động vốn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Năm 2012, cùng với việc ngân hàng SHB đã sáp nhập Habubak thành công, chi nhánh SHB Vĩnh Phúc theo đó sáp nhập với Habubank Vĩnh Phúc. Sau khi sáp nhập, quy mô vốn điều lệ, mạng lƣới hoạt động kinh doanh và quy mô tổng tài sản của SHB 2 Vĩnh Phúc tăng lên. Tuy nhiên khi nhận sáp nhập Habubank, tỷ lệ nợ xấu tƣơng đối cao lên tới gần 13% và tỷ lệ nợ quá hạn lên tới hơn 21%. Vừa phải xử lý nợ xấu, vừa đẩy mạnh hoạt động kinh doanh để phát triển bền vững, an toàn là một thách thức lớn đối với SHB Vĩnh Phúc. Tín dụng là một trong những nghiệp vụ kinh doanh chính của ngân hàng, mang lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng. Ngân hàng cấp tín dụng nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp và cá nhân trong nền kinh tế, là hoạt động đem lại nhiều doanh thu thì cũng đi đôi với nhiều rủi ro, bất kì khoản tín dụng nào của ngân hàng đƣợc sử dụng không có hiệu quả thì ngân hàng cũng phải đối mặt với rủi ro tín dụng. Nếu không thể kiểm soát đƣợc thì rủi ro này còn kéo theo nhiều loại rủi ro khác. Việc hạn chế rủi ro tín dụng ngày càng trở nên quan trọng và đƣợc các ngân hàng đặc biệt quan tâm. Đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm mà ngân hàng SHB Vĩnh Phúc luôn chú trọng. Chính vì vậy đề tài “Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội chi nhánh Vĩnh Phúc” là mang tính cấp thiết. 2. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu đề xuất giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội chi nhánh Vĩnh Phúc Nhiệm vụ nghiên cứu: + Hệ thống hóa lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thƣơng mại + Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Vĩnh Phúc + Đề xuất giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Vĩnh Phúc 3. - Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: hoạt động quản trị rủi ro tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Vĩnh Phúc 3 - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tiếp cận vấn đề rủi ro tín dụng dƣới góc độ hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Vĩnh Phúc. 4. Bố cục của luận văn Ngoài những phần nhƣ lời mở đầu, lời cảm ơn, danh mục các từ viết tắt, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc chia thành 04 ch ƣơng chính nhƣ sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTM Sài Gòn Hà Nội, Chi nhánh Vĩnh Phúc. Chương 4: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTM Sài Gòn Hà Nội, chi nhánh Vĩnh Phúc. 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Đề tài “ Hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTMCP Sài Gòn - Hà Nội” đã đƣợc nhiều tác giả nghiên cứu trƣớc đây. Tuy nhiên, các nghiên cứu đa phần tập trung vào phân tích và đề xuất giải pháp hạn chế rủi ro trong các chi nhánh NHTMCP Sài Gòn - Hà Nội nhƣ chi nhánh Đà Nẵng và trong toàn hệ thống ngân hàng NHTMCP Sài Gòn - Hà Nội nói chung hay các nghiên cứu tại các ngân hàng thƣơng mại khác trong hệ thống các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam nhƣ ngân hàng Công thƣơng Việt Nam, ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Ngô Thị Thanh Trà (2010) Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Nam Sài Gòn, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả đã nghiên cứu giải quyết ba vấn đề: thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng. Thứ 2, phân tích tình hình hoạt động kinh doanh và hoạt động tín dụng, thực trạng về rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng - chi nhánh Nam Sài Gòn từ đó nhận biết đƣợc những mặt tích cực cũng nhƣ những mặt hạn chế của những biện pháp phòng chống rủi ro mà ngân hàng đang áp dụng. Thứ 3, tác giả đề xuất một số các giải pháp có thể áp dụng trong thực tiễn để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, giúp nâng cao hiệu quả và chất lƣợng tín dụng để đảm bảo hoạt động kinh doanh của chi nhánh đƣợc ổn định. Nguyễn Thị Thùy Dung (2013) Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Gia Lâm - Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Đại 5 học Nông Nghiệp Hà Nội. Tác giả đã phân tích đánh giá thực trạng quản trị rủi ro túi dụng tại NH NN & PTNT Gia Lâm, trên sở đó đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm quản trị rủi ro tín dụng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH NN & PTNT Gia Lâm. Nguyễn Thị Hoài Phƣơng (2012) Quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân. Xuất phát từ những hạn chế trong quản lý nợ xấu tại các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam, luận án đƣa ra những đề xuất mới. Tác giả đề xuất Ngân hàng nhà nƣớc cần phải thống nhất phƣơng pháp và nội dung quản lý nợ xấu. Tác giả cũng khẳng định mô hình quản lý rủi ro tín dụng tổng thể là mô hình hiểu quả trong việc quản lý nợ xấu cho các ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam. Nguyễn Thị Bích Thủy (2013) Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Đà Nẵng – 2012) tập trung nghiên cứu việc quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Đà Nẵng. Nguyễn Tiến Điền (2012), Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại tỉnh Bình Phước, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả phân tích dựa trên cơ sở phân tích thực trạng rủi ro tín dụng, các nguyên nhân cơ bản dẫn tới rủi ro tín dụng của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc. Từ đó đề tài đ ƣa ra các giải pháp ở cấp độ cơ quan quản lý nhà nƣớc cũng nhƣ các giải pháp áp dụng cho các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn. Nguyễn Thị Thu Đông (2012), Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam trong quá trình hội nhập ,Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân. Tác giả đã xác định đ ƣợc các thông lệ, chuẩn mực quốc tế quan trọng mà các NHTM Việt Nam phải điều chỉnh để đảm bảo những điều kiện khi hội nhập kinh tế quốc tế. Tác giả 6 đã đƣa ra các yếu tố chủ yếu ảnh hƣởng đến sức cạnh tranh của NHTM trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế nhƣ: vốn và tài chính, quản trị ngân hàng hiện đại, nguồn nhân lực, công nghệ mới cung ứng dịch vụ và uy tín. Tác giả đã sử dụng ma trận SWOT phục vụ cho việc xác định chiến lƣợc hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm phát riển NH Ngoại thƣơng Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Bùi Minh Phƣơng (2012) Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả đã hệ thống hóa, làm sáng tỏ lý luận về chất lƣợng tín dụng và nâng cao chất lƣợng tín dụng và sự gia tăng áp lực cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Bên cạnh đó luận văn cũng đƣa ra các mô hình mới về quản lý chất l ƣợng tín dụng. Trên cơ sở phân tích thực trạng tín dụng tại ngân hàng công thƣơng Việt Nam, luận văn chỉ ra những điểm còn hạn chế cần sửa đổi và hƣớng sửa đổi trong quản lý tín dụng tại hệ thống ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công Thƣơng Việt Nam. Nguyễn Toàn Trung (2010) Phân tích rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam, luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng. Tác giả đã hệ thống lại các vấn đề lý luận về rủi ro tín dụng Ngân hàng thƣơng mại: Khái niệm về rủi ro tín dụng, quan niệm về rủi ro tín dụng của NHTM, nguyên nhân, hậu quả và các yếu tố ảnh hƣởng đến rủi ro tín dụng. Nguyễn Thị Nhƣ Quỳnh (2013) Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Đà Nẵng, luận văn Thạc sĩ quản lý kinh tế, Đại học Đà Nẵng. Tác giả đã đ ƣa ra những lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng, phân tích thực trạng rủi ro tín dụng và đề xuất một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh 7 Đà Nẵng. Bên cạnh đó còn rất nhiều nghiên cứu về một chi nhánh/phòng giao dịch của trên cả nƣớc ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội. Hạn chế rủi tín dụng là một chủ đề nghiên cứu không mới nhƣng luôn cần đƣợc nghiên cứu cập nhật, đặc biệt là đối với điều kiện của Việt Nam Đề tài tôi nghiên cứu sẽ tập trung phân tích và đề xuất giải pháp ngắn hạn và dài hạn mang tầm chiến lƣợc dƣới góc độ quản lý kinh tế nhằm hạn chế rủi ro tín dụng ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội chi nhánh Vĩnh Phúc trong điều kiện thực tiễn nền kinh tế Việt Nam hiện nay. 1.1.2. Khoảng trống nghiên cứu Đa phần các nghiên cứu trƣớc của các tác giả về đề tài Hạn chế rủi ro tín dụng tìm hiểu và phân tích đƣợc biểu hiện, đặc điểm của rủi ro tín dụng nói chung của NHTM. Các chỉ tiêu phân tích chƣa nêu rõ đƣợc yếu tố nào tác động đến rủi ro tín dụng. Các đề tài đề cập chủ yếu là các nhân tố khách quan. Một số đề tài dừng lại ở góc độ phân tích chỉ tiêu nợ xấu, ch ƣa tách tỷ trọng nợ xấu theo nhóm và ngành, qua đó cho thấy một số ngành thƣờng xuyên có rủi ro đặc thù ngành để xây dựng giải pháp hạn chế rủi ro phù hợp. Các tác giả đi sâu vào quy trình tín dụng và phân tích rủi ro tín dụng chủ yếu tại khâu khởi tạo hồ sơ, kiểm tra, đề xuất và xử lý nợ. Chƣa đánh giá chi tiết các nguyên nhân khác tác động đến rủi ro tín dụng nhƣ: Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng, chất lƣợng chuyên môn của Cán bộ tín dụng, sự mất cân đối trong cung cấp thông tin của khách hàng vay, chƣa đƣa ra những giải pháp cụ thể về hạn chế rủi ro tín dụng gắn với đặc điểm và nguyên nhân. Và ch ƣa có bất kì một nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Vĩnh phúc. Những khoảng trống trên đây của các công trình nghiên cứu đã gợi cho tác giả hƣớng nghiên cứu mới nhằm thực hiện tốt luận văn của mình. 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan