Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt n...

Tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh sông vân

.DOCX
112
5
107

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- ĐỖ THỊ HẢI YẾN HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH SÔNG VÂN LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Hà Nội - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- ĐỖ THỊ HẢI YẾN HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH SÔNG VÂN Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60 34 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN THỊ MÙI XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN PGS.TS NGUYỄN THỊ MÙI XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CHẤM LUẬN VĂN PGS.TS TRỊNH THỊ HOA MAI Hà Nội - 2015 LỜI CẢM ƠN Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu trƣờng Đại học Kinh Tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội, đến quý thầy cô trong Khoa Tài Chính – Ngân Hàng, Đại học Kinh Tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội; Ngân hàng NN o&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Sông Vân đã tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành luận văn này. Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới PGS.TS Nguyễn Thị Mùi, ng ƣời đã nhiệt tình hƣớng dẫn, giúp đỡ về kiến thức, phƣơng pháp nghiên cứu, phƣơng pháp trình bày để em có thể hoàn thiện nội dung và cả hình thức của luận văn. Cuối cùng, em xin dành lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tận tình hỗ trợ, giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả mọi ngƣời! LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan luận văn thạc sỹ với đề tài “Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng NNO&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Sông Vân” là kết quả của quá trình học tập và nghiên cứu của riêng em. Các số liệu, tài liệu sử dụng trong luận văn hoàn toàn đ ƣợc thu thập ban đầu hoặc trích dẫn từ các nguồn tin cậy, bảo đảm tính chính xác, rõ ràng; việc xử lý, phân tích và đánh giá các số liệu đƣợc thực hiện một cách trung thực, khách quan. TÓM TẮT Mục đích của Luận văn là phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng NNO&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Sông Vân để từ đó đề xuất các gải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng. Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là: - Khái quát, hệ thống hóa các nguyên nhân và biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng thƣơng mại thông qua nghiên cứu cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng thƣơng mại, phân tích các kết quả của công trình nghiên cứu trong lĩnh vực này trƣớc đây. -Phân tích, thực trạng rủi ro tín dụng và các biện pháp áp dụng hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng NNO&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Sông Vân giai đoạn 2012 – 2014, trên cơ sở xem xét các số liệu thực tế, kết quả nghiên cứu , điều tra, phỏng vấn thực tế cán bộ ngân hàng. Từ đó, đánh giá những kết quả đạt đ ƣợc và hạn chế tại chi nhánh Sông Vân. Đề xuất một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng NNO&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Sông Vân. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................................ i DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ ii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ..................................................iii LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI..............................1 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về rủi ro tín dụng tại NHTM....................1 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới........................................................ 1 1.1.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam....................................................... 2 1.2. Cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng thƣơng mại......................................................................................................... 4 1.2.1. Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại.......................................... 4 1.2.2. Quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại..........................17 1.2.3. Hạn chế rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại....................19 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU..........................26 2.1. Cách tiếp cận thiết kế nghiên cứu.............................................................. 26 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu:.......................................................................... 26 2.3. Tổ chức thu thập số liệu............................................................................. 30 2.4. Phƣơng pháp phân tích và xử lý số liệu.................................................... 30 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NNO&PTNT VIỆT NAM – CHI NHÁNH SÔNG VÂN........................................32 3.1. Tổng quan về ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam – chi nhánh Sông Vân. .32 3.1.1. Vài nét về quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng NNO&PTNT Việt Nam – chi nhánh Sông Vân................................................................... 32 3.1.2. Các hoạt động kinh doanh chính........................................................ 36 3.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng NNO&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Sông Vân..................................................................................... 40 3.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng NNO&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Sông Vân............................................................................................... 41 3.2.1. Tình hình nợ quá hạn......................................................................... 41 3.2.2. Trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro.......................................... 45 3.3. Thực trạng áp dụng các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng NNO&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Sông Vân................................................ 46 3.3.1. Về áp dụng mô hình đánh giá rủi ro, bảng điểm xếp hạng tín dụng...46 3.3.2. Về biện pháp quản lý rủi ro tín dụng thông qua quy trình tín dụng:...48 3.3.3. Về biện pháp nâng cao trình độ, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng.................................................................................. 52 3.4. Kết quả đạt đƣợc hạn chế RRTD tại Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Sông Vân......................................................................................... 52 3.4.1. Kết quả đạt được................................................................................ 52 3.4.2. Hạn chế.............................................................................................. 53 3.4.3. Nguyên nhân....................................................................................... 54 CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NNO&PTNT VIỆT NAM – CHI NHÁNH SÔNG VÂN........................................61 4.1. Định hƣớng hoạt động tín dụng tại ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam–chi nhánh Sông Vân............................................................................................... 61 4.2. Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam – chi nhánh Sông Vân.......................................................................................... 63 4.2.1. Hoàn thiện mô hình và quy trình tín dụng của ngân hàng..................63 4.2.2. Triển khai có hiệu quả việc nghiên cứu ngành, thành phần kinh tế, đồng thời đưa ra các hạn mức theo ngành, thành phần kinh tế, hạn mức tín dụng cho từng khách hàng theo từng ngành................................................. 65 4.2.3. Nâng cao chất lượng công tác phân tích và đánh giá khách hàng.....66 4.2.4. Mở rộng đối tượng khách hàng, đa dạng hoá sản phẩm tín dụng và sử dụng các nghiệp vụ phái sinh tín dụng để phòng ngừa rủi ro......................67 4.2.5. Thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ và định giá khoản vay................68 4.2.6. Xử lý nợ tồn đọng, nợ khó đòi và nợ xấu............................................ 69 4.2.7. Xây dựng đội ngũ cán bộ tín dụng có trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp........................................................................................... 71 4.2.8. Tăng cường hiệu quả tài sản bảo đảm................................................ 72 4.2.9. Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong ngân hàng được thực hiện thường xuyên có hiệu quả............................................................................. 73 4.3. Một số kiến nghị........................................................................................ 74 4.3.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước............................................................. 74 4.3.2. Đối với Ngân hàng NNO&PTNT Việt Nam......................................... 75 KẾT LUẬN............................................................................................................. 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 78 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT i 1 A 2 H 3 K 4 N 5 N 6 N 7 Q 8 Q 9 R 10 T 11 T 12 T 13 T 14 T DANH MỤC CÁC BẢNG STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 ii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Stt Hình 1 Hình 1.2 2 Biểu đồ 3.1 3 Sơ đồ 3.1 4 Sơ đồ 3.2 iii LỜI MỞ ĐẦU 1. Về tính cấp thiết của đề tài Năm 2008 và những tháng đầu năm 2009 là thời gian thị trƣờng ngân hàng đã trải qua những biến động chƣa từng có về lãi suất, tỷ giá. Do sự thay đổi của các công cụ điều hành của Ngân hàng nhà nƣớc với chính sách tiền tệ đi từ định hƣớng thắt chặt vào những tháng đầu năm và nới lỏng vào những tháng cuối năm, tần suất điều chỉnh các công cụ điều hành nhƣ lãi suất cơ bản, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, biên độ tỷ giá đã diễn ra liên tục và thất th ƣờng. Bên cạnh đó là những ảnh hƣởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ toàn cầu, làm tỷ giá và cung cầu ngoại tệ biến động thƣờng xuyên, các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trong nƣớc lâm vào tình trạng khó khăn, các thị trƣờng trong nƣớc nhƣ thị tr ƣờng chứng khoán, bất động sản, hàng hóa nhập khẩu cũng liên tiếp biến động và suy giảm, các cuộc khủng hoảng thanh khoản và khủng hoảng tín dụng đã diễn ra. Ngân hàng thƣơng mại là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ - tín dụng - loại hình kinh doanh chứa đựng rủi ro. Nguy cơ này phát sinh ngay từ khi phát tiền ra khỏi ngân hàng hay nói một cách khác rủi ro là một bộ phận hợp thành trong cơ chế kinh doanh của ngân hàng. Trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, kinh doanh tín dụng mang lại nguồn lợi nhuận lớn nhất. Tuy nhiên, những rủi ro tín dụng cũng gây thiệt hại khôn lƣờng, thậm chí làm phá sản ngân hàng. Vì thế hạn chế khả năng gây ra rủi ro tín dụng luôn là mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng thƣơng mại. RRTD là rủi ro lớn nhất trong các loại rủi ro gây thiệt hại nặng nề cho các NHTM. Trong xu hƣớng phát triển hội nhập của nền kinh tế đã và đang mang lại nhiều cơ hội cũng nhƣ thách thức đối với hệ thống NHTM Việt Nam, đòi hỏi hệ thống NHTM Việt Nam phải đổi mới về chất và lƣợng. Sau hơn 26 năm hoạt động, Agribank đã có bƣớc tiến đáng kể và đóng góp một phần vào sự phát triển chung của đất nƣớc. Tuy nhiên hoạt động kinh doanh của ngân hàng còn bộc lộ nhiều hạn chế, đặc biệt trong lĩnh vực tín dụng - hoạt động đem lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng chất lƣợng tín dụng chƣa cao và tiềm ẩn rủi ro, sản phẩm tín dụng chƣa đa 1 dạng, cơ chế cho vay còn nhiều bất cập, cơ cấu cho vay ch ƣa hợp lý... nên phát triển chƣa tƣơng xứng với khả năng. Do đó việc nghiên cứu RRTD và hạn chế RRTD là một yêu cầu cấp thiết.Nhận thấy tầm quan trọng của việc dự báo và hạn chế rủi ro tín dụng giảm tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng nên em quyết định lựa chọn đề tài : «Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Sông Vân» làm luận văn thạc sỹ kinh tế với mong muốn vận dụng kiến thức đã học đƣa ra một số giải pháp nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng tại ngân hàng. 2. Câu hỏi nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài sẽ đƣợc giải quyết bằng việc trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: - Thứ nhất, làm rõ lý luận về rủi ro tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thƣơng mại. Thứ hai, thực trạng rủi ro tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam - chi nhánh Sông Vân hiện nay - Thứ hai, những nguyên nhân chủ yếu nào gây ra rủi ro tín dụng tại Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam - chi nhánh Sông Vân - Thứ ba, giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam - chi nhánh Sông Vân. 3. Mục đích nghiên cứu Hệ thống hóa và làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về rủi ro tín dụng và hạn chế RRTD của ngân hàng thƣơng mại. - Phân tích thực trạng áp dụng các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam - chi nhánh Sông Vân Đề xuất một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam - chi nhánh Sông Vân 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: Rủi ro tín dụng và các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng của NHTM 2 Phạm vi nghiên cứu: Phân tích rủi ro tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam - chi nhánh Sông Vân thời gian từ năm 2012-2014. 5. Kết cấu luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục viết tắt, danh mục bảng biểu sơ đồ, luận văn đƣợc kết cầu thành 4 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng của ngân hàng thƣơng mại Chƣơng 2: Phƣơng pháp và thiết kế nghiên cứu Chƣơng 3: Thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam - chi nhánh Sông Vân Chƣơng 4: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam - chi nhánh Sông Vân KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 3 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về rủi ro tín dụng tại NHTM 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về rủi ro tín dụng cho thấy tầm quan trọng của rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng. Bài viết “Credit Risk and Commercial banks’ Performance in Nigeria: A Panel Model Approach”, Australian Journal of Business and Management, của các tác giả T. Funso, R. Kolade &M. Ojo. Bài viết đánh giá tác động của rủi ro tín dụng về việc thực hiện của các ngân hàng Nigeria trong khoảng thời gian 2000 – 2010. Bằng ph ƣơng pháp phân tích hồi quy dữ liệu bàn về tác động của rủi ro tín dụng ngân hàng. Ƣớc tính yếu tố quyết định chức năng lợi nhuận, kết quả cho thấy rằng tác động của rủi ro tín dụng về hiệu suất ngân hàng đo bằng Lợi nhuận/Tài sản của các ngân hàng nó là bất biến. Từ đó, tác giả đƣa ra khuyến nghị cho các ngân hàng Nigeria cần phải tăng cƣờng năng lực của họ trong phân tích tín dụng và cho vay. Các cơ quan chính quyền quản lý nên chú ý hơn đến việc tuân thủ của các ngân hàng và tuân thủ luật của tổ chức tài chính (1999) hƣớng dẫn để đảm bảo an toàn. Kithinjin (2010) đánh giá hiệu quả của quản lý rủi ro tín dụng đối với lợi nhuận của các NHTM ở Kenya. Nghiên cứu cho thấy phần lớn lợi nhuận của các NHTM không bị ảnh hƣởng bởi số lƣợng tín dụng và các khoản cho vay. Hussain AliBekhet & Shorouq Fathi Kamel Eletter (2014) “Credit risk assessment model for Jordanian commercial banks: Neural scoring approach”. Bài viết này đề xuất hai mô hình chấm điểm tín dụng sử dụng các kỹ thuật khai thác dữ liệu để hỗ trợ các quyết định cho vay đối với các NHTM Jordan. Đánh giá đơn xin vay vốn sẽ nâng cao hiệu quả quyết định tín dụng và kiểm soát cho vay, đồng thời tiết kiệm thời gian phân tích và chi phí. Quản lý rủi ro tín dụng cũng đóng một vai trò quan trọng trong kinh doanh của ngân hàng nông thôn. Bài nghiên cứu “Credit Risk Management and 1 Profitability of Rural Bank in the Brong Ahafo Region of Ghana” của tác giả Harrison Owusu Afriyie (2013), Faculty of Economic and Business Administration, Catholic University College of Ghana đã trả lời đƣợc câu hỏi trên, việc quản lý rủi ro tín dụng cũng đóng một vai trò quan trọng trong kinh doanh của ngân hàng nông thôn mà đồng thời bài nghiên cứu đã kiểm tra việc quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng nông thôn đƣợc lựa chọn ở Ghana. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam Xung quanh chủ đề rủi ro tín dụng đã có khá nhiều công trình đề cập đến, trong đó đáng chú ý có một số công trình sau đây: Đề tài Hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTM cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam – VPBANK, luận án thạc sỹ kinh tế, Nguyễn Ngọc Tâm, Đại học Kinh tế quốc dân (2009), thông qua sử dụng các phƣơng pháp truyền thống nhƣ thống kê, so sánh, tổng hợp, phân tích, thu thập tài liệu từ sách, báo, tạp chí,… luận văn còn tiếp cận nghiên cứu theo hƣớng điều tra thị tr ƣờng, tác giả đã phân tích đánh giá, làm rõ thực trạng rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Ngoài Quốc doanh Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả đã đ ƣa ra một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Ngoài Quốc doanh Việt Nam. Đề tài Quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHTM cổ phần ngoại thương Kontum, luận án thạc sỹ kinh tế, Dƣơng Hoàng Tiến, Đại học Đà Nẵng (2012), thông qua các phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, ph ƣơng pháp phân tích, thống kê…tác giả đã có cái nhìn tổng quan về mặt cơ sở lý luận và việc áp dụng thực tiễn vào chi nhánh đồng thời đƣa ra các giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tại Chi nhánh theo đúng các nội dung quản trị rủi ro tín dụng: Nhận dạng; đo lƣờng; kiểm soát rủi ro tín dụng Đề tài Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTM cổ phần Đại Dương – Chi nhánh Thăng Long, luận án thạc sỹ kinh tế, Đinh Thị Minh Thúy, Học viện Ngân hàng (2013), tác giả đã dựa vào nguồn số liệu quá khứ qua các năm về tình hình nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu, căn cứ vào các nghị quyết, các chiến l ƣợc kinh doanh, kế hoạch của ngân hàng, vận dụng các phƣơng pháp phân tích định lƣợng, thống kê 2 phân tích, tổng hợp so sánh số liệu qua các năm để làm sáng tỏ thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng. “Kiểm định rủi ro tín dụng cho các NHTM niêm yết tại Việt Nam”,Nguyễn Hoàng Bích Trâm, số 14, Tạp chí phát triển và hội nhập (2014). Tác giả đã thực hiện Stress Test để xem xét tác động vĩ mô lên rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam phân tích viễn cảnh. Kết quả cho thấy mối tƣơng quan âm giữa tỷ lệ nợ xấu và tăng trƣởng GDP với độ trễ hai quý. Bài nghiên cứu còn sử dụng Credit Var để tính toán khả năng vỡ nợ của khu vực NHTM và nhận thấy rằng các NHTM không thể hấp thụ đƣợc khoản tổn thất tín dụng dƣới các kịch bản vĩ mô bất lợi. Điều này có thể đe dọa sự ổn định của hệ thống tài chính. Những ƣớc l ƣợng này cũng rất hữu ích cho ngân hàng trong việc xác định rủi ro tín dụng và tính toán tỷ số an toàn tối thiểu cần thiết khi trƣờng hợp xấu có thể xảy ra. Để hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTM, cần phân tích và tìm hiểu những nhân tố ảnh hƣởng tới rủi ro tín dụng, liệu nguyên nhân chủ yếu có phải từ phía khách hàng, hay từ phía chính ngân hàng, hay từ môi trƣờng kinh doanh. Những vấn đề này đƣợc PGS.TS Trƣơng Đông Lộc và ThS. Nguyễn Thị Tuyết đƣa ra trong bài viết “ Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của NHTM cổ phần Ngoại Thương Chi nhánh Thành Phố Cần Thơ”, số 5, Tạp chí ngân hàng (2011). Bài viết phân tích các nhân tố ảnh hƣởng tới RRTD của ngân hàng TMCP Ngoại Th ƣơng Chi nhánh Thành Phố Cần Thơ. Áp dụng mô hình probit, kết quả phân tích cho thấy các nhân tố ảnh hƣởng đến RRTD của ngân hàng bao gồm: khả năng tài chính của khách hàng đi vay, việc sử dụng vốn vay, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng, sồ lần kiểm tra và giám sát khoản vay của cán bộ tín dụng và việc đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của khách hàng vay. Kết quả của nghiên cứu này đã cung cấp những bằng chứng thực tế rất có giá trị nhằm giúp các NHTM nói chung và Vietcombank Cần Thơ nói riêng hiểu rõ hơn các nguyên nhân dẫn đến RRTD. Trên cơ sở những nguyên nhân này, ngân hàng sẽ chủ động đƣa ra các giải pháp phù hợp nhằm hạn chế RRTD cho ngân hàng. 3 Nhƣ vậy, qua các phân tích ở trên có thể nói, hiện nay việc xem xét một cách tổng thể và xác định những nguyên nhân gây rủi ro tín dụng và biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng là hết sức quan trọng và có giá trị. Bởi vì, nó sẽ hỗ trợ cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính chính sách, các nhà quản trị ngân hàng và các nhà đầu tƣ trong việc ra quyết định. Xuất phát từ những đòi hỏi mang tính thực tiễn và nhu cầu bức thiết ở Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập khu vực và toàn cầu hoá, xu thế phát triển của nền kinh tế có sự quản lý của nhà nƣớc thông qua các chính sách kinh tế, với mong muốn bổ sung thêm những hiểu biết và ứng dụng đối với việc đ ƣa ra những biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng thƣơng mại, tôi đã lựa chọn đề tài: “Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng NN o&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Sông Vân ”. Mặc dù có kế thừa một số kết quả nghiên cứu từ các công trình kể trên, nhƣng hƣớng nghiên cứu của đề tài luận văn là “Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng NNO&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Sông Vân”, ở góc độ chi nhánh của Ngân hàng NNO&PTNT Việt Nam. Vì vậy, đề tài không trùng lắp với các công trình đã công bố. 1.2. Cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng thƣơng mại 1.2.1. Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 1.2.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng Rủi ro là sự không chắc chắn mang tính khách quan và khả năng xảy ra một sự kiện không mong muốn. Nhƣ vậy, dù con ngƣời có nhận biết đ ƣợc rủi ro hay không thì nó vẫn tồn tại. Một khái niệm khác là “rủi ro là sự không chắc chắn về tổn thất”. Ở Việt Nam trong từ điển kinh tế học hiện đại, rủi ro đƣợc định nghĩa : Rủi ro là hoàn cảnh trong đó một sự kiện xảy ra với một xác suất nhất định hoặc trong trƣờng hợp quy mô của sự kiện đó có một phân phối xác suất. Các nhà kinh tế học hiện nay đều thừa nhận rằng kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng là một “ nghề đặc biệt” nhất trong các nghề kinh doanh. Bởi vì sản phẩm của ngân hàng kinh doanh đó là một loại sản phẩm độc quyền đó là “tiền 4
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan