Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Giáo trình võ cổ truyền

.PDF
366
1
142

Mô tả:

TS NGUYỄN THÀNH NGỌC (Chủ biện) TS NGUYỄN 'TOÀIUT-' ----DWflM ----TSHỌANỈ ThS NGUYỄN PI GIADTRINH Viansvni (DÀNH CHO SINH VIÊN CHUYÊNNGÀNH HUẤN LUYỆNTHỂ THAO TRONG CÁC TRUÔNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO) NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỔ CHÍ MINH LỜI NÓI ĐẨU Võ cổ truyền là môn võ học, tỉnh hoa văn hóa của dân tộc Việt Nam, nó được chân truyền từ đời này sang đời khác. Trải theo chiều dài lịch sử, Võ cổ truyền đã có sự đóng góp rất lớn trong sự nghiệp bảo'vệ vả xây dựng đất nước. Ngày nay Võ cổ truyền có phong trào tập luyện rất mạnh không những ở Việt Nam mà còn phát triển ra thế giới. Võ, cổ truyền được công nhận là môn thể thao thỉ đấu trong các giải vô địch toàn quốc hằng năm, giải Cúp các câu lạc bộ toàn quốc, Hội Khỏe Phù Đổng, Đại hội TDTT trong nước. Tháng 6 năm 2015, Liên đoàn Võ cổ truyền Thế giới được thành lập tại Hà Nội. Hiện nay, Võ cổ truyền được trên 60 quốc gia trên thế giới tập luyện và tham gia các hoạt động giao lưu thỉ đấu. Trong tương lai, nó sẽ trở thành môn thể thao thi đấu chính thức ở các kỳ SEA GAMES, ASIAD và Thế vận hội thế giới. Võ cổ truyền đã được đưa vào dào tạo ở các trường Đại học Thể dục Thể thao ở Việt Nam, chuyên sâu ngành huấn luyện thể thao nhưng cho đến nay chưa có giáo trinh chuẩn thống nhất được biên soạn một cách bàl bản để giảng dạy và làm tài liệu tham khảo cho sinh viên. Xuât phát từ nhu cầu đó, chúng tôi, các giảng viên môn Vỗ cổ truyền thuộc bộ môn vỏ - Vật, Judo tiến hành biên soạn Giáo trình Võ cổ truyền dành cho sinh viên chuyên ngành huấn luyện thể thao. Giáo trình này dành cho môn học với thời lượng 1050 tiết, 35 tín chỉ, chia làm 8 học kỳ, gồm kiến thức cơ bản về thực hành và lý thuyết huấn luyện cần thiết dành cho giảng dạy và huấn luyện môn Võ cổ truyền, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho giảng viên, huấn luyện viên, sinh viên hay những ai quan tâm dến Võ cổ truyền làm tài liệu tham khảo, giảng dạy vả học tập. Ban biên soạn gồm các nhà khoa học, chuyên gia, giảng viên, huấn luyện viên có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và huấn luyện môn Võ cổ truyền. Trong quá trình biên soạn, tập thể tác giả dù cố gắng, nhưng không thể tránh những thiếu sót, kính mong quý Thầy, Cô, Huấn luyện viên, các bạn đồng nghiệp góp ý để giáo trinh này ngày càng hoàn thiện hơn. BAN BIÊN SOẠN DANH SÁCH HỘI ĐỔNG THẨM ĐỊNH GSTS. LÊ QUÝPHƯỢNG Hiệu trưởng Trưởng Đại học Thể dục Thể thao TP Hồ Chi Minh Chủ tịch Hội đổng TS VŨ VIỆT BẢO ___ Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học và CNTT Trường Đại học Thể dụcThể thao TP Hồ Chi Minh Phản biện 1 ThS NGUYỄN THANH BÌNH Trưởng phòng Tổ chức - Cán bộ - Trường Đại học Thể dục Thể thao TP Hồ Chí Minh Phản biện 2 PGS TS. NGUYỄN HIỆP Chủ tịch Hội đổng Khoa học Trưòng Đại học Thể dục Thể thao TP Hổ Chi Minh ủy viên TS DƯƠNG THỊ THÙY LINH Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học và CNTT Trường Đại học Thể dục Thể thao TP Hổ Chi Minh ủy viên Thư ký 5 PHÂN CÔNG THỰC HIỆN CỦA CÁC TÁC GIẢ Lời nói đầu: TS Nguyễn Thành Ngọc Chương I; Quá trình hình thành và phát triển Võ cổ truyền Việt Nam - TS Phạm Đình Qúy Chương II: Hệ thống kỹ thuật cơ bản và quyền thuật Võ cổ truyền - ThS Trần Bửu Duyên, ThS Nguyễn Phi Phụng, ThS Bành Huỳnh Quốc Hòa Chương III: Hệ thống kỹ thuật thi đấu đối kháng Võ cổ truyền - TS Hoa Ngọc Thắng, TS Phạm Đình Qúy, ThS Trần Bửu Duyên Chương IV: Huấn luyện kỹ - chiến thuật trong môn Võ cổ truyền - TS Nguyễn Thành Ngọc Chương V: Huấn luyện thể lực trong môn Võ cô truyên - TS Nguyễn Thành Ngọc Chương VI: Huấn luyện tâm lý - ý chí trong môn Võ cổ truyền - TS Nguyễn Thành Ngọc Chương VII: Các nguyên tắc huấn luyện trong võ cổ truyền - TS Nguyễn Thành Ngọc Chương VIII: Lập chương trình, k ế hoạch, giáo án huấn luyện trong Võ cổ truyền - TS Nguyễn Thành Ngọc Chương IX: Phương pháp tuyển chọn và đào tạo vận động viên Võ cổ tru yền - TS Quang Ngọc Thắng Chương X: Luật thi đấu và phương pháp trọng tài trong Võ cô truyên - ThS Nguyễn Phi Phụng, ThS Bành Huỳnh Quốc Hòa 6 CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN VỐ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM M ục tiêu: Chương này giúp sinh viên nắm bắt khái quát quá trình hình thành và phát triển môn Võ cổ truyền Dân tộc từ thời kỳ sơ khai cho đến hiện tại, biết được ý nghĩa và tầm quan trọng của môn Võ cổ truyền trong quá trình dựng nước và giữ nước của nước ta. Đặc biệt ngày nay môn Võ cổ tryền đã trở thành môn thể thao dân tộc và môn thể thao thế giới, có tầm quan trọng trong đời sống văn hóa của dân tộc. Kỹ năng: Sinh viên được trau dồi và lĩnh hội kiến thức về tính lịch sử, tính triết học và tính nhân văn trong môn Võ cổ truyền. Môn võ dân tộc này được chân truyền theo chiều dài lịch sử dân tộc, được phát triển từ thời kỳ sơ khai đến hiện tại, thể hiện được tinh thần yêu nước, giáo dục truyền thống và lòng tự hào dân tộc. Sinh viên cần hiểu rõ ý nghĩa, vai trò, nhiệm vụ của Võ cổ truyền trong giáo dục thể chất, đạo dức và nhân cách của người Việt Nam. I. VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM Ở THỜI KỲ s ơ KHAI Theo dòng lịch sử và căn cứ các sự kiện, nhân vật lịch sử, các cứ liệu, sách sử, hiện vật, các di chỉ về khảo cổ học, được thể hiện khá sinh động, kể từ khi loài người xuất hiện trên đất nước Việt Nam và xuyên suốt cuộc trường chinh dựng nước, giữ nước, đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc, nhất là giai đoạn hình thành, phát triển Nhà nước Văn Lang - nhà nước đầu tiên của Việt Nam, đã xác định: các Vua Hùng (nhà nước Văn Lang) là Thủy Tổ khai sáng Võ dân tộc Việt Nam. Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư” và “Lịch sử Việt Nam”: những di tích xưa nhất về loài người sinh sông trên đất nước Việt Nam, được phát hiện nhiều nhất ở vùng đất Hòa Bình. Những địa điểm khá quan trọng, có nhiều dấu tích được phát hiện ở Sào Động, xóm Kham, Chiềng Xén, 7 Mường Khàng. Hầu hết những di vật đều nằm theo ba tầng, tầng thấp nhất, tức xưa nhất, gồm những đồ đá cũ thô sơ. Đặc trưng nổi bật, là người ta dùng những hòn dá cuội tự nhiên đập mạnh cho vỡ bớt một phần để có thể có những quả dâm hay những quả ném, để dùng làm võ khí. Ngoài ra cũng có những cái nạo, cái búa, cái rìu ngắn làm bằng đá cuội đẽo ở một đầu. Đó là những kiểu đồ dá thô sơ, chế tạo hết sức vụng về và không theo một khuôn mẫu nào cả. Ở tầng giữa, thì phần lớn đồ dùng, võ khí để tự vệ, chống thú dữ vẫn là đồ đá đẽo, nhưng sự chế biến có phần khéo hơn, nhỏ nhắn và nhẹ nhàng hơn. Đến thời kỳ này, người ta đã bắt đầu biết phân biệt, lựa chọn nguyên liệu và chế tác có phần biến hóa hơn. Trong khi đó ở tầng trên, lại phát hiện nhiều đồ đá chế tác có phần tinh vi hơn. Với những “vũ khí” thô sơ được làm bằng dá, nếu sống lẻ loi, con người không thể dối phó nổi với thú dữ và nguy hiểm tự nhiên. Vì vậy con người phải đoàn kết, quần tụ lại, giúp đỡ lẫn nhau để tự vệ và kiếm ăn, nhất là trong những cuộc vây bắt thú nhỏ và săn đuổi thú lớn, như voi, bò tót, tê giác, trâu rừng, hổ, gấu... Từ đây người Việt cổ cũng đã chế tác ra các loại khí giới cần thiết, phù hợp với công việc săn bắt, bủa vây thú rừng, ném, bắt, đâm cá dưới sông suối như: dao găm bằng đá đẽo, búa đá nhọn có chuôi, búa đá hình thang có chuôi, đục bằng đá lưỡi cong, cuốc đá, rìu đá... Khi bước sang thời kỳ đồ đá mới, những nhu cầu và đòi hỏi của con người được nâng lên cao hơn. Vì vậy nên Công xã Nguyên Thủy cũng phải có sự phân công lại lao động và dược tổ chức chặt chẽ hơn. Toàn bộ con cháu sinh ra, đều ở trong thị tộc của mẹ và chỉ thờ phụng tổ tiên bên mẹ. Con trai lấy vợ, phải gia nhập thị tộc bên vợ và vâng theo lệnh của bà Tôn mẫu bên vợ. Nếu có ai trong thị tộc bị người ngoài giết hay xúc phạm, thì toàn bộ thị tộc phải đứng lên báo thù, vì thế mà những cuộc báo thù kéo dài từ đời này sang đời khác. Để khai phá đất đai, mở rộng lãnh địa, bảo an quyền sống, giành lấy sự độc tôn và khẳng định sức mạnh của mình, các thị tộc lân cận liên kết lại với nhau thành bộ lạc, tổ chức luyện tập võ nghệ và phân công nhau chế tác các loại binh khí thiết yếu, để chiến đấu và gìn giữ bộ lạc của mình. Thị tộc thường gồm mấy chục đên mây trăm người và được coi là một tập thể sản xuât, còn bộ lạc gồm mấy trăm đến mấy ngàn người là một tập 8 thể quân sự. Trong bộ lạc những người đàn ông, đàn bà mang binh khí họp lại với nhau để cử ra người lãnh tụ cai trị, quân sự. Theo các di khảo cổ và tương truyền: trong giai đoạn đầu, để hình thành các động tác, các tư thế thích ứng trong việc phòng bị, di chuyển, luồn lách, né tránh, tấn công tiêu diệt thú giữ và kẻ thù, người Việt cổ đã mô phỏng, bắt chước những thao tác quen thuộc được lặp đi, lặp lại đến thuần thục trong đời sống hàng ngày như: hái, lượm, săn, bắt, leo, trèo, ném, phóng lao, phóng dao, bắn cung, nỏ... của người miền núi, các thao tác kéo, đẩy, chèo, chống, bơi, lặn... của người miền biển và mang, vác, chạy, nhảy, đâm, chặt, chém... của người miền xuôi. Đồng thời, từ thói quen trong các thao tác sử dụng công cụ lao động, săn bắt thường nhật như: cày, cuốc, phảng, câu liêm, búa, rìu, rựa, dao, giáo, mác, lao, nỏ, ná, cung, kiếm... và từ những động tác mang tính tự vệ, cũng như khả năng phản xạ có điều kiện của con người, khi bị kẻ thù hoặc thú dữ vây ráp, tấn công. Ngoài ra còn mô phỏng theo các tính năng di động, khả năng quan sát, đặc điểm tấn công, luồn lách, né tránh, chống đỡ mang tính bản năng của các loài động vật, mà con người thường tiếp cận. Trong sô đó, tố tiên người Việt còn nghiên cứu phân định tính năng, đặc dị của từng loài, để thích nghi với từng nhóm động vật, như: đối với nhóm có khả năng chạy, nhảy, bay, di chuyển nhanh nhạy, linh ứng (hổ, sư tử, ngựa, mèo, khỉ, gà, thỏ, chim đại bàng, chim phượng hoàng... ), nhóm có tính năng di chuyển trên cạn, dưới nước thuộc dạng bò sát (trăn, rắn, cá sấu, thuồng luồng... ) và loại to lớn, khỏe mạnh (voi, tê giác, bò tót, trâu rừng, gấu...) Các bộ lạc to lớn, có vũ lực hùng mạnh hơn thường tìm cách thôn tính, cướp bóc của cải, sức lao động của các bộ lạc nhỏ lẻ, yếu hơn, buộc họ phải trở thành kẻ nô dịch cho bộ lạc mình và từ đó các bộ lạc bị áp bức, bóc lột, không còn con đường nào khác là phải tự trang bị võ lực, khí giới và cùng liên kết lại với nhau, để chông trả, giành lấy sự sống và bảo vệ những thành quả lao động, của cải vật chất do mình làm ra. Chính vì vậy, nên tất cả các bộ lạc, dù mạnh hay yếu, dù kẻ chủ nô hay người nô lệ, tất cả đều phải tự tìm tòi, nghiên cứu, để nâng dần những khí giới thô sơ, những động tác võ, thế võ, cách đánh từ sơ đẳng, dơn lẻ đã định hình trước đó, lên thành những thứ vũ khí đa năng, sắc bén hơn, 9 những miếng võ có sức nhanh, sức mạnh, biến hóa và công phá hữu hiệu hơn, để nhanh chóng tiêu diệt đối phương. Trong giai đoạn này, các nhà nước luôn chú trọng tăng cường tiềm lực quân sự, tổ chức huấn luyện võ nghệ, rèn đúc, cải tiến các loại binh khí tinh xảo, đa năng hơn, có tầm sát thương cao hơn. Bên cạnh đó, các bộ lạc hiếu chiến và cả những tầng lớp chủ nô, quý tộc hiếu chiến cũng không ngừng tập hợp lực lượng, thu phục những người giỏi võ, mua sắm, trang bị khí giới và tổ chức luyện tập võ nghệ, để tiếp tục khống chê các bộ lạc nhỏ lẻ, thế yếu, nhằm mở rộng lãnh địa, thu vén tài nguyên, áp chế nô lệ, giành quyền thống trị lâu dài. Đó cũng chính là lý do phát triển nhanh mạnh, rộng khắp các lò dạy võ, đào tạo kỹ năng chiến đấu và hình thành các lò rèn, đúc, chế tác các loại võ khí bằng sắt, đồng, như: giáo, đao, rìu, kiếm, trường thương, chỉa ba cán dài, lăn khiên, dao găm, phi tiêu, xích sắt, chùy... ngày càng tinh xảo, phong phú và đóng giữ vai trò thiết yếu trong việc giải quyết các mâu thuẫn xã hội. Ở thời kỳ này, ngoài các binh khí đánh gần cũng đã xuất hiện các loại binh khí tấn công từ xa, như: cung, nỏ, mũi lao, mũi mác, mũi tên được sản xuất rấ t nhiều. Thực tế vừa qua đã phát hiện đến vài vạn chiếc, với những chủng loại mới lạ, mang tính sát thương cao, gồm: cung, nỏ cỡ trung, cỡ lớn có bánh xe đẩy, nhiều mũi tên to, dài như mũi lao, mũi mác và vô số các mũi tên khác nhỏ hơn, có hình lá hoa hồng, hình cánh én, tên ba cạnh, tên ba cánh, m ặt tên lõm có trụ chuôi, dể khi bắn đi phát ra âm thanh nghe đến rợn người. Với đà thắng lợi và xu thế quân sự mạnh mẽ, trình dộ binh quyền, võ lược, th ế nước đang ngày một dâng cao, dã tạo điều kiện cho các vương triều kế tiếp, như: nhà Đinh, nhà Tiền Lê, nhà Lý, nhà Trần... từng bước tăng cường các thể chế chính trị, phát triển kinh tế, bảo tồn văn hóa, củng cố quốc phòng, trong đó tập trung mở rộng hệ thống đào tạo, huấn luyện binh lính, tiến hành xây dựng Điện Giảng Võ ở Thăng Long, để đào luyện nhân tài võ học, xây dựng Xạ Đình ở phía nam thành Đại La, để cho các võ tướng, võ quan, chỉ huy quân sự ngày đêm luyện tập võ thuật, binh khí, phương lược tác chiến, bài binh, lập trận, nhất là kỹ thuật bắn cung, nỏ, phi ngựa phóng lao, phóng phi tiêu. 10 Đồng thời, huy dộng tối đa mọi nguồn lực trong nhân dân, chủ động đập tan mọi âm mưu xâm lược, đồng hóa, chia rẽ của kẻ thù, mở rộng các trung tâm huấn luyện binh pháp, võ công, rèn luyện kỷ luật, thực hành tác chiến, phương lược giữ thành, công thành, phá lũy, không chỉ cho các lực lượng: Thủy binh, Bộ binh, Kỵ binh, Tượng binh, mà còn cho cả quân cấm vệ và quân ở các địa phương... Nổi bật dưới thời nhà Trần, tiêu biểu là Hưng Đạo Đại Vương với bộ óc thiên tài quân sự của mình đã cùng với Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội vạch ra đường lối lãnh đạo, phân tích tình hình, tiên đoán thời cơ, đánh giá mức độ mạnh, yếu, hơn, thua giữa địch và ta, dựa theo các quy luật chiến tranh: “ai biết dựa vào dân mà chống xâm lược, chống đô hộ, chống đồng' hóa, không chỉ có trông cậy vào quân dội. Ai biết thực hiện chiến lược lấy nhỏ thắng lớn, lấy yếu đánh mạnh, lấy ít đánh nhiều, trong diều kiện kẻ thù lúc đầu đông, mạnh, quân ta lúc dầu ít, yếu... thì người đó lãnh đạo cuộc kháng chiến giữ nước và cứu nước thắng lợi”. Những bí pháp và quan điểm đã được các võ tướng vận dụng hết sức linh hoạt, sắc bén, phù hợp với từng thế trận, từng hoàn cảnh và điều kiện khác nhau, để đại phá và đại thắng đội quân hùng m ạnh Nguyên Mông trong cả ba lần xâm chiếm nước Việt Nam, một dội quân mà sau này hầu hết các sử gia của Việt Nam và của đôi phương đều đánh giá là thiện chiến nhất, võ nghệ cao siêu nhất, có nhiều võ tướng tài và vũ lực hùng mạnh nhất của phương Bắc lúc bấy giờ. Về sau, các quan điểm này cũng đã được các nhà nghiên cứu võ học tiền bối, vận dụng triệt để vào quá trình xây dựng các tiêu thức, định lượng, phương lược chế ngự, xuất chiêu, tấn công, phòng thủ, nhất là trong trường hợp một người ở thế bất lợi, phải địch lại nhiều người hoặc một người phải chống lại nhiều người có trang bị khí giới, ở những địa hình, th ế trận hiểm yếu. Như vậy, chứng tỏ trong thời kỳ này, chiến tranh giữa các bộ lạc, giữa nhà nước với các phần tử chống đối, giữa giai cấp chủ nô, quý tộc với những người thống khổ, bần cùng và tấ t nhiên là cả với giặc ngoại xâm, với bọn cơ hội trong nước, đã liên tiếp diễn ra khắp mọi nơi, với quy mô, tính chất ngày càng rộng lớn, khiến cho hầu hết các bên tham chiến đều phải tập trung rèn luyện võ nghệ, tầm sư học võ, nâng cao trình độ võ 11 lược sử dụng thành thạo các loại binh khí, tuyển mộ, thu phục nhưng người can trường, giỏi võ đứng về phía mình, để tạo uy lực, sức mạnh và n h a n h chóng áp chế, tiêu diệt đối phương. II. VÕ C ổ TRUYỀN VIÊT NAM PHÁT TRIEN t h ờ i k ỳ c ậ n đ ạ i Theo sách: ••“Lịch sử Vương quốc Đàng Ngoài” của Alexande de Rhodes: “Dưới thời Lê - Trịnh, việc tập luyện võ nghệ đã trở thành phổ biến, thường xuyên, dặc biệt là trong quân đội (mỗi tháng phải tổ chức đánh võ hoặc đấu vật ít nhất hai lần để nâng cao trí lực, the lực, vo lược, san sàng chiến đấu), con cháu các võ quan, võ tướng phải vào trường học vo, học vật, bắn nỏ, đánh kiếm, vừa bắn cung, vừa phóng lao vừa phóng ngựa, quăng dây thừng vào vật di động, rèn binh pháp và sư dụng mọt so mon binh khí chiến đấu cần thiết, từ lúc còn nhỏ (khoảng 11, 12 tuổi) cho đến khi thành tài, dể kế tục sự nghiệp của cha ông... . Vào khoảng giữa cuối thế kỷ XVII, nhà buôn Samuel Baron viet trong cuốn “Địa chí Vương Quốc Đàng Ngoài”: “Tướng sĩ nhà Lê phần đông là người tinh thông võ lược, họ bơi lội, chèo thuyền, phi ngựa, phóng lao, bắn rất giỏi, nhất là thuật bắn cung tên, ná trận. Tôi nghĩ rằng, họ ít thua kém ai, họ vượt xa nhiều nước khác về tài sử dụng binh khí chiến đấu và khả năng bắn cung tên rất thiện xạ. Ngoài ra, quân đội thời Lê còn thường xuyên tổ chức thi đấu võ, vật, tập đánh trận trên cạn, dưới nước, tập xung trận bằng Tượng binh, bằng ngựa chiến đã thuần dưỡng. Trong những cuộc tập trận, đấu võ, vật, dua thuyền chiến, nhà vua thường ngồi trên bành voi trắng to cao hoặc thuyền rông, cùng đoàn tùy tùng khích lệ tinh thần ba quân, tướng sĩ. Nhà vua rất coi trọng việc binh cơ, võ trận, bắn súng hỏa mai, bắn cung tên cỡ lớn có bịt đồng và tẩm thuốc độc ở đầu mũi tên”. Điều thú vị, có một tay xạ thủ người Bồ Đào Nha, biết các binh sĩ nhà Lê rất giỏi tài bắn súng nên ngỏ lời thách đâu. Binh sĩ nhà Lê băn trước, viên đạn xuyên thủng chính giữa hồng tâm của tấm bia. Người băn sau biết không thể thắng nổi, nhưng để cứu vớt danh dự, đã bắn viên đạn không đầu và nói là đạn đã chui qua lỗ của viên dạn trước. Những dẫn chứng trên đây, đã cho thấy các chiến binh, dũng sĩ của Việt Nam không chỉ uyên thâm về võ nghệ, sử dụng thành thạo nhiều 12 chủng loại binh khí đặc dụng, mà còn có biệt tài bắn cung, nỏ, bắn súng thiện xạ, làm cho đối phương phải kiêng sợ. Nhìn chung, trong lịch sử dân tộc, hầu hết các vương triều đều đề cao vai trò, vị thế của Binh pháp, Võ kinh, Võ trận, ra sức đào luyện, phát triển võ, vật trong quân đội, kêu gọi mọi người dân tự rèn đúc, trang bị binh khí, khí cụ, xây dựng phòng tuyến chiến đấu, để sẵn sàng chống giặc. Chú trọng mở rộng các chính “Tịnh vi dân, động vi binh”, nhằm khuyến khích mọi người hăng say luyện tập võ thuật chiến đấu, dể khi có họa xâm lăng lập tức biến cả nước thành một “pháo dài” vững chắc, mọi người đều là lính có võ nghệ cao cường, sức lực dẻo dai, dũng mãnh, thi đua giết giặc, giữ nước. Theo các di chỉ và sách “Sử học bị khảo”: trong triều đình, từ vua đến các võ tướng, võ quan, vương hầu, hoàng tử đều phải thông thạo binh pháp, uyên bác võ công, ơ kinh thành, nhà vua thường tổ chức các hội tỷ thí hoặc biểu diễn võ-vật, đánh phết. Ngoài ra, còn tổ chức các cuộc huyết đấu giữa hổ với voi, giữa các dũng sĩ võ nghệ siêu quần với hổ dữ đã bẻ bỏ nanh vuốt, để rèn luyện dũng khí, can trường, mưu lược. Dưới thời vua Lê Uy Mục và một số hoàng đế trước đó, cũng rấ t chú trọng việc tổ chức cho voi với hổ tử chiến, để nghiên cứu, rút tỉa những “tuyệt kỹ võ công” và các thế võ “dặc dị” của các “cao thủ” hàng đầu về sức lực, cương mãnh và cực kỳ hung dữ này, để chuyển hóa thành các độc chiêu, biệt th ế cực hiểm của các loại hình võ chiến đấu. Đặc biệt, đến thời vua Lê Dụ Tông (1705 - 1728), nhờ đất nước thịnh trị, muôn dân sống trong thanh bình, no ấm nên triều đình dã tập trung xây dựng các thể chế hành chính, phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục. Trong đó, chú trọng tăng cường tiềm lực quân sự đi đôi với việc nghiên cứu, kế thừa, đúc kết và nâng cao chất lượng các loại hình Võ cổ truyền Dân tộc Việt Nam, phát triển thành nền võ học chân truyền, theo một hệ thông đào tạo và quy trình thống nhất, từ Võ Lý, Võ Lễ, Võ Đạo, Võ Kinh, Võ Trận, Võ Cử đến Võ Thuật, Võ Y (Y V õ).... dể vừa đưa vào huấn luyện kỹ - chiến thuật tác chiến trong quân đội, vừa đưa vào các trường đào tạo con em hoàng tộc, các cấp chỉ huy quân sự, chức sắc trong bộ máy công quyền, tạo tiền đề vững chắc với dầy đủ các thiêt chê, thiêt yêu, tiến tới thành lập Trường Võ học (năm 1721). 13 Để rồi đúng nửa thế kỷ sau đó (1771 - 1802), nhà Tây Sơn với chính sách “chiêu hiền, đãi sĩ” thu phục nhân tâm, trọng dụng nhân tài nên ngay từ ngày dầu tụ nghĩa, Nguyễn Nhạc (người có công lớn trong việc đặt nền móng, gây thành thế, gây dựng lực lượng và có nhiều quyết sách, mưu lược trong thời kỳ đầu dựng nghiệp) và sau này là Nguyễn Huệ, bằng tài năng và đức đệ của mình, đã quy tập được phần lớn các anh hùng, hào kiệt đại võ công, danh sĩ, võ sư hàng đầu của cả nước cùng đồng tâm, hiệp lực, dốc sức xây dựng căn cứ, đào tạo nghĩa quân, tổ chức huấn luyện võ thuật, rèn đúc khí giới, phát động tân công trên quy mô rộng lớn và nhanh chóng “giải phóng” nhiều phủ, thành trong cả nước, lập nên những chiến tích huy hoàng trong lịch sử dân tộc. Nhờ các chính sách đối nhân, xử thế khôn khéo, tài tình, sáng suốt, thuận ý trời, hợp lòng dân, nên chỉ nói riêng về lĩnh vực quân cơ, võ học, vương triều Tây Sơn không những được các nhà chiến lược về binh pháp, quân sư đại tài, văn võ hào kiệt, hết lòng bày mưu, giúp sức, trong đó tiêu biểu có thầy giáo Hiến (Trương Văn Hiến), người gốc Nghệ An, thầy Đinh Văn Nhưng, người gôc Ninh Bình, rồi tiếp đến có các đại danh sư võ nghệ tuyệt luân, như: Lương Văn Chánh, người gốc Phú Yên, nổi tiếng về môn trường kiếm và đại đao, Diệp Đình Tòng, siêu đẳng về môn trường côn, xích chùy hai dầu và pháp thuật tầm kinh điểm huyệt, Trần Kim Hùng biệt danh “người sắt”, bởi trong giao đấu các loại kiếm, giáo, vật nhọn bằng kim khí đâm không thủng và không ai chịu nổi cú đấm của ông, Trần Kim Báu (thân phụ của hai nữ võ tướng lừng danh Trần Thị Lan, Trần Thị Huệ, dưới trướng đô đốc Bùi Thị Xuân) kiệt xuất về quyền pháp, binh lược và có biệt tài đánh trường kích, nhuyễn tiên, Phan Văn Lâm (bạn học cũ của Tây Sơn vương Nguyễn Nhạc), người có sức lực phi thường, võ công thượng thừa, từng hạ thủ nhiều đại danh sư cự phách của phái Thiếu Lâm, khi sang nước Việt Nam muốn “bá chủ đồ vương”, thường ỷ tài thách đấu với ông, trong đó có lần đã nhận lời thách đấu với các võ tướng, hảo hán người Hoa tham gia nghĩa binh Tây Sơn Đặc biệt, ngay sau khi lên ngôi, hoàng đế Quang Trung (Nguyễn Huệ) một m ặt đã trân trọng kế thừa, đúc kết những tinh hoa tuyệt tác với bí kíp võ công của dân tộc, mặt khác cho tập hợp các nhà nghiên cứu võ học và các bậc danh sư về binh pháp, võ lược, để xây dựng hoàn chỉnh các thể 14 chế, chuẩn mực, sách sử, giáo trình về võ học, đưa vào giảng dạy bắt buộc trong quân đội và phổ cập rộng rãi trong nhân dân. Trong giai đoạn này, nhà Tây Sơn dặc biệt coi trọng những người giỏi võ, khuyến khích mở trường dạy võ, dựng đài đấu võ, diễn võ, tổ chức hệ thống thi cử, nghiên cứu, đúc kết, xây dựng các quy trình, quy phạm, thể chế hết sức nghiêm ngặt, để đào luyện nhân tài, chọn những người giỏi võ cất nhắc vào các phẩm bậc, chức vị chỉ huy quân sự hoặc sung vào các đội quân tinh nhuệ. Nhà Tây Sơn còn trọng dụng và tưởng thưởng những người giỏi võ như người giỏi văn. Người thi đỗ các phẩm bậc về võ, khi "vinh quy, bái tổ” được các chức sắc và dân làng tổ chức đón rước long trọng, được mọi người kính phục, họ hàng, làng xóm thơm lây. Những người biết võ được cấp giấy “thông hành” để khích lệ và ưu tiên xung vào nghĩa quân khi cần thiết. Các tư liệu cổ và sách “Miêu tả íịch sử xứ Đàng Trong” đều đề cập: “Hầu hết các binh lính Tây Sơn đều rất thông thạo binh pháp, võ nghệ cao cường và rấ t trung thành với cấp chỉ huy. Khi xung trận họ thường sử dụng nhiều loại binh khí độc hiểm, mới lạ và các tướng luôn tin tưởng vào tài nghệ võ công, trình độ sử dụng binh khí của họ, nhất là khả năng đánh cận chiến, đánh trên lưng ngựa, lưng voi, dưới chiến thuyền, đầm lầy, sông nước...”. Nhờ các quyết sách và đòn bẩy thiết thực này mà các võ tướng, võ quan, nghĩa sĩ, võ sư, các dòng tộc giỏi võ, làng võ, vùng đất võ ở nhiều địa phương trong cả nước tăng trưởng nhanh chóng, lớn mạnh không ngừng, nhất là vùng đất Bình Định, nơi phát tích và nổ ra cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn, không chỉ nam giới mới tài giỏi võ nghệ, mà ngay cả “phái yếu” cũng nô nức luyện rèn, theo võ nghiệp và lập nhiều công lớn. Sau này, đích thân hoàng đế Quang Trung chủ xướng, nâng cao vai trò, vị th ế Võ cổ truyền Dân tộc Việt Nam lên hàng “Quốc võ”, đánh dấu bước ngoặt lịch sử quan trọng, khẳng định sức mạnh vĩ đại của dân tộc, đã từng làm cho quân thù khiếp sợ và vinh danh nền Võ học Việt Nam lên ngang tầm với thời đại. Đây được coi là giai đoạn phát triển đỉnh điểm, toàn diện và sâu rộng nhất của nền võ học chân truyền dân tộc, bao gồm cả một hệ thống đồ sộ, khép kín, từ Võ Lý, Võ Lễ, Võ Đạo, Võ Kinh, Võ Trận, Võ Cử, Võ Miếu 15 đến Võ Thuật, Võ Y (Y Võ), Võ Nhạc... theo một chỉnh thể thống nhất, liên hoàn hóc hiểm, đầy biến hóa, mang tính chiến đấu cực kỳ sâu sắc và tinh thần nhân văn cao cả, được tổ chức giáo dục, đào tạo, huấn luyện một cách chuẩn mực, bài bản, dược phổ biến rộng khắp, trở thành biểu tượng và sức mạnh .diệu.kỳ của dân tộc. Những mốc 'son -chói lọi và dấu ấn huy hoàng, rực rỡ này sẽ mãi mãi đi vào lịch sử oai hùng của dân tộc, như bản anh hùng ca bất diệt, đầy tự hào không chỉ th ế hệ hôm nay, mà cả những th ế hệ mai sau cũng không bao giờ quên dược. III. VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM PHÁT TRIEN t h ờ i k ỳ h i ệ n đ ạ i Trong giai đoạn nhân dân cả nước, vừa cùng lúc chiến đấu đánh đuổi thực dân Pháp và kế tiếp theo dó là đế quốc Mỹ, vừa dựng xây miền Bắc, tập trung chi viện chiến trường miền Nam, tiến tới thống nhất Tổ quốc. Tuy hết sức gian khổ và ác liệt, nhưng vô cùng vẻ vang, trong đó đã có hàng vạn nhà hoạt động võ thuật, võ sư, võ sĩ khắp mọi miền đất nước, nối tiếp truyền thống thượng võ hào hùng của dân tộc và hưởng ứng lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ dại: “Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”, đã hăng hái rèn luyện “đôi vai ngàn cân, dôi chân vạn dặm”, ngày đêm luyện tập võ thuật, trang bị khí giới, xông pha nơi chiến trận, góp phần đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập, tự do cho đất nước. Các phong trào “khỏe vì nước”, “khỏe đến kháng chiến, kiến quốc”, “luyện quân, lập công”, “luyện võ chiến đấu...” được nhân dân ta, nhất là bộ đội, công an, thanh niên, học sinh hưởng ứng nhiệt liệt, tạo thành cao trào thi đua rầm rộ chưa từng có. Đặc biệt, trong thời kỳ đầu chống Pháp, đất nước ta còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, một đất nước còn nghèo, phải đương đầu với các cường quôc lớn, có vũ lực và quân đội hùng mạnh hơn ta gấp nhiều lần, nhưng nhờ kê thừa truyền thông quật khởi, chiên đấu chống ngoại xâm của tổ tiên và lòng yêu nước vô bờ bến, tinh thần đoàn kết toàn dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, muôn người như một đứng lên đánh đuổi quân thù, nêu cao dũng khí, sáng ngời chủ nghĩa anh hùng của dân tộc: “Thà hi sinh tấ t cả, n h ất quyết không chịu làm nô lệ, không chịu m ất nước”. 16 Vì vậy nên lúc đầu, chỉ có một Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, chưa đầy 40 người, với vũ khí thô sơ, nhưng vừa gan góc đánh bại nhiều đội quân nhà nghề thiện chiến, vừa xây dựng lực lượng nhanh chóng lớn mạnh, trở thành Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng và liên tiếp chiến thắng các đế quốc hàng đầu thế giới. Những “bí quyết” của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại này, còn được thể hiện trên nhiều yếu tố, phương diện về Thiên thời - Địa lợi - Nhân hòa, về sự tổng hợp của các lực lượng quân sự, chính trị, binh vận, ngoại giao, về lòng dân, ý Đảng, để tạo nên sức mạnh phi thường: “Biến không thành có; biến khó thành dễ. Lấy ít địch nhiều; lấy nhỏ đánh lớn; lấy yếu chống mạnh; lấy nhu chế cương; lấy thô sơ thắng hiện đại; lấy chính nghĩa diệt hung tàn...”. Trong giai đoạn đầu, khi vũ khí còn thô sơ, ít ỏi, quân lực chưa đủ mạnh, không cân sức, thì yếu tố sử dụng các bí quyết võ công, các chủng loại binh khí chiến đấu đặc dụng của tổ tiên truyền lại và chiến thuật đánh cận chiến, đánh giải vây, ứng cứu, phương cách điểm huyệt để hạ thủ hoặc gây mê man bất tỉnh, bắt sống quân địch là hết sức cần thiết, thường được các chiến sĩ của Việt Nam tận dụng triệt để, hiệu nghiệm trong những tình huống có thể. Theo sách “Chủ tịch Hồ Chí Minh với Thể dục Thể thao” và hồi ức của ông Vũ Kỳ - Thư ký của Bác Hồ: Ở chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu kháng chiến chông Pháp, Bác Hồ tuy bận trăm công nghìn việc, nhưng Bác vẫn thường xuyên luyện tập thể dục và võ chiến đấu, dể tăng cường sức khỏe, sẵn sàng chiến đâu, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân lâu dài... Trong thời kỳ này, Võ cổ truyền Dân tộc Việt Nam, nhất là những bài võ thuật chiến dấu, các đòn thế đánh cân chiến, thuật bắt sống địch, phá vây, diệt ác, chống càn được ưu tiên phát triển sâu rộng trong các lực lượng vũ trang, dân quân, du kích, đế đáp ứng yêu cầu kháng chiến, kiến quốc. Trong đó, Bác Hồ và các cán bộ, chiến sĩ rấ t thích tập bài võ “Ngọc trản ngân đài, Tả hữu tấn khai” và bài “Lão mai quyền”, hai bài võ chính thông của dân tộc, mang dặc tính chiến dấu sâu sắc, dược tạo dựng trên nền bài hát “Bình minh trên chiến khu”, phỏng theo bài “Anh hùng xưa” hùng tráng. 17 Tiếp nối truyền thống đánh giặc, cứu nước, nhiều võ sư, võ sĩ đã đem cả tâm lực, trí tuệ của mình trực tiếp tham gia huấn luyện, tổ chức đào tạo vo thuật trong quân đội, trong lực lượng công an, dân quân tự vệ du kích đạa phương, nhất là bộ đội đặc công, biệt động thành, cảm tử quân... bằng những đòn thế bí hiểm, các thuật điểm huyệt cao siêu, để trong những tình huống bí m ật áp sát mục tiêu, chiến đấu trong lòng địch hoặc đánh cận chiến, nhất thiết phải sử dụng cả những đòn độc chiêu, nhằm đánh thẳng vào “tử huyệt”, để vừa nhanh chóng tiêu diệt kẻ thù, không gây tiếng động lớn, vừa không để kêu cứu, làm lộ mục tiêu. Đây được gọi là chiến thuật “Đánh nhanh, rút em, khong đe lại dau vết”, đã nhiều phen làm cho quân thù khiếp nhược, suy giam tinh than chiến đấu, nhất là các cuộc đột kích chớp nhoáng vào các sao huyẹt, được bố trí phòng ngự hết sức cẩn m ật của dịch quân. Trên các chiến trường miền Nam, nhất là ở các thành pho, trung tam đầu não, như: Sài Gòn, Đà Nẵng, Huế, c ầ n Thơ, nhiều đơn vị tinh nhuệ, các chiến sĩ trinh sát, biệt động thành, quân báo, tình báo của Việt Nam, đã sử dụng thành thạo các bí quyết võ công, các phương lược điểm huyệt trực diện vào các huyệt đạo của đối phương, làm cho chúng bất tỉnh hoặc hôn mê sâu dể dl bề khống chế, khóa tay, tước vũ khí, tài liệu, bắt sống hoặc tiêu diệt khi cần thiết. Trong đó có nhiều cuộc trừ gian, diệt ác ngay trên các đường phố, giữa ban ngày, làm cho kẻ thù vô cùng hoang mang, lo sợ. Nhiều võ sư kỳ cựu đã tham gia huấn luyện dân quân, du kích, bộ đội và cùng với nhân dân rèn đúc khí giới, chê tác, đao, kiêm, mã tâu, giáo, mác, gậy tầm vông vót nhọn để đánh địch, tiêu biểu có thầy Thích Thiện Hoa (tên th ật Huỳnh Trí Đức), Phạm Tăng Đại, Nguyễn Phương Danh, Huỳnh Khánh Hội, Lê Văn Biểu, Quách Văn Kế, Huy Thu, nữ võ sư kỳ cựu Phạm Cô Gia (tên th ật Phạm Nghi Gia), thây Mai Huê Kỳ, Trương Can, Dương Anh Tại, Trần Hưng Quang, Nguyễn Kiều, Nguyễn Tiếp, Nguyễn Thiếp, Bảo Truy Phong và nhiều võ sư, võ sĩ trung dũng, yêu nước trên mọi miền đất nước. Riêng ở vùng đất võ Bình Định, một tỉnh không lớn, nhưng co đen hơn hai sư đoàn Nam Triều Tiên và sư đoàn I Không Kỵ của Mỹ, cùng nhiều đơn vị thiện chiến khác, với vũ khí, khí tài cực kỳ tôi tân, võ cong cực ky 18 điêu luyện, nhưng cuối cùng đã bị quân và dân “Miền đất võ” đánh cho tan tác, buộc phải co cụm, m ất nhuệ khí chiến đấu. Nhiều sĩ quan có đẳng cấp võ thuật khá cao của Nam Triều Tiên (Hàn Quốc), trong những ngày đầu đến đóng quân ở Bình Định, thường tỏ ra hống hách, kiêu ngạo đi tìm những võ sư, võ sĩ ở các làng quê để thử tài cao thấp (vì chúng biết nơi đây là “chiếc nôi” của võ Việt), nhưng thực chất là dể uy hiếp, khuất phục tinh thần chiến đấu của người dân nơi đây. Ở miền Bắc, Võ cổ truyền Dân tộc Việt Nam dược chú trọng đúng mức, được khuyến khích tập luyện khắp mọi nơi và trở thành tiêu chí thi đua trong các lực lượng vũ trang, công an, dân quân, tự vệ và thanh niên, sinh viên, học sinh. Tiêu biểu có phong trào năm môn thể thao quốc phòng “Chạy, nhảy, bơi, bắn, võ”, được nhanh chóng lan tỏa, từ thành thị đến tận các vùng xa xôi, hẻo lánh, như thể tiếp thêm sức mạnh, lòng quả cảm, nghị lực và ý chí chiến đấu bền bỉ củá quân và dân miền Bắc, góp phần cùng cả nước đánh thắng thù trong, giặc ngoài, thống nhất đất nước. Trong thời điểm này, các dòng võ nước ngoài cũng đã ồ ạt tràn vào nước ta, nhất là các tỉnh, thành phố miền Nam, bằng nhiều con đường khác nhau (giao thương, trao đổi văn hóa, quân đội viễn chinh), trong đó có các môn Quyền anh, Taekwondo, Thiếu Lâm Tự, Judo, Karatedo, được truyền bá mạnh mẽ nhất. Một sô môn võ còn được ưu ái đưa vào giảng dạy trong các trung tâm huấn luyện cảnh sát, các trường đào tạo sĩ quan, hạ sĩ quan của chê độ cũ, nhưng cuôì cùng vẫn không thể làm phai mờ hoặc đồng hóa nổi các giá trị đích thực của Võ cổ truyền Dân tộc Việt Nam. Giai đoạn đánh đuổi thực dân Pháp và đ ế quôc Mỹ Trong giai đoạn này, thực dân Pháp và sau đó là đế quốc Mỹ, đã tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược vô cùng tàn bạo và hủy diệt trên toàn bộ lãnh thổ nước Việt Nam, đồng thời luôn tìm mọi thủ đoạn để thực hiện chính sách “bại hoại dân tộc”, làm cho dân Việt Nam suy nhược về thể xác, hoảng loạn về tinh thần, để chúng dễ bề thôn tính, đồng hóa dân tộc ta thêm một lần nữa (trước đó là các đế chế phong kiến tập quyền phương Bắc). Quyết không chịu làm nô lệ, không cam phận nhìn thực dân Pháp giày xéo, giết hại nhân dân, nhiều nhà yêu nước, trong đó có các anh hùng, hào kiệt võ công xuất chúng đã bí mật chiêu tập nghĩa sĩ, ngày đêm rèn luyện 19 võ nghệ, sử dụng vũ khí thô sơ và binh khí hữu dụng, như: kiếm, dao, mã tấu, chỉa ba, giáo, mác, dao găm, cung, nỏ, ná trận và cả gậy tầm vông vạt nhọn... để đánh đuổi kẻ thù, giữ làng, giữ nước, cứu giúp nhân dân thoát cảnh gông cùm, nổ dịch. Ở Nam BậỊ/tiêu biểu có các anh hùng dân tộc, mưu trí, võ lược kinh luân, dũng khí ngút trời, quyết chống giặc đến cùng. Cùng với Nam Bộ, phong trào kháng chiến chống Pháp nhanh chong lan rộng ra khắp nơi trong cả nước. Riêng ở Hà Nội va cac tinh phía Bac, nhiều tấm gương trung liệt, anh hùng quả cảm, võ nghệ vô song dã lãnh đạo nghĩa quân đồng tâm hiệp lực, quyêt sông mái VƠI ke thu. ’ Ở miền Trung, công cuộc kháng chiến chống Pháp nổ ra dữ dội, quyết liệt ngay từ những ngày đầu chúng dặt chân xâm lược nước Việt Nam, nhiều anh hùng, nghĩa sĩ, trong dó có các võ sư, võ sĩ võ lược cao thâm, khí phách hièn ngang, dã tập hợp lực lượng, huân luyện vo cong, ren đuc vũ khí thô sơ (súng kíp, súng hỏa mai, súng trường kieu 1874 , hoa phao, kiếm dài, mã tấu, dao găm, đinh ba, cung, nỏ, tên, phi tiêu...) giang cho chúng nhiều đòn chí tử. Ngoài ra, các anh hùng, hào kiệt, văn thân, tho hào, gia lang yeu nươc, võ nghệ tài giỏi, có thuật bắn cung, nỏ, ná trận, băn đá, phóng dao, lao, phi tiêu cực kỳ điêu luyện của đồng bào các dân tộc Mường, Thái, H Mong, Dao, Bana, Ẻ Đê, Gia Rai, Xơ Đăng, Chăm... cũng đã vùng lên đánh đuổi giặc Pháp khắp nơi, gây cho quân địch nhiêu tôn thât. Trước hiểm họa bị thôn tính của hai cường quốc lớn (Pháp, Mỹ) đầy tham vọng và hiếu chiến, nên đất nước Việt Nam không còn giải pháp nào khác hơn, là phải dồn hết mọi nhân - tài - vật - lực, đồng thời tranh thu sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè và những người yêu chuông hòa bình trên th ế giới, để đánh đuổi quân thù, giữ vững nền độc lập, tự do của Tổ quốc. Ở miền Bắc, ngoài việc tổ chức giảng dạy võ thuật trong một số trường học trọng điểm, còn phát dộng phong trào luyện tập võ nghệ trong thanh niên, học sinh và các tầng lớp nhân dân, trong đó sôi nổi nhất là cao trào rèn luyện 5 môn thể thao quốc phòng, gồm: Chạy, nhảy, bơi, băn, võ, đê sẵn sàng chiến đấu, phục vụ chiến đấu, bảo vệ miền Bắc và chuẩn bị sức lực, ý chí, võ công, sẵn sàng “xẻ dọc Trường Sơn, chi viện chiên trương miền Nam ruột thịt. 20 Ở chiến khu Việt Bắc, các cán bộ, chiến sĩ của ta cũng đã hăng say luyện tập võ chiến đấu, trong đó phần nhiều thường tập các bài “Lão mai” và bài “Ngọc trản ”, được cách tân trên nền các bài hát hùng tráng, tạo nguồn cảm hứng, sảng khoái cho người tập, do các ông Đoàn Bá Tứ, Lê Văn Hiến và một số võ sư tham gia kháng chiến lúc bấy giờ biên soạn, để vừa tăng cường sức khỏe, chống chọi với bệnh tật, hiểm nguy, vừa nâng cao dũng khí, ứng phó hữu hiệu, sẵn sàng chiến dấu, tiêu diệt quân thù, nhất là những tình huống đánh cận chiến. Ngoài ra, còn chú trọng luyện tập các bài kiếm pháp, dao thuật, côn thuật, các đòn thế đánh bằng dao găm, mã tấu, các bài võ tay không chống binh khí, phương cách ứng cứu, giải vây... do thầy Sáu Na và các võ sư kỳ cựu người miền Nam tập kết truyền dạy. Trong thời kỳ này, Bác Hồ của Nhân dân Việt Nam tuy bận trăm công, nghìn việc, nhưng cũng đã dành thời gian rèn luyện thân thể, trong đó thường xuyên luyện tập võ thể dục và võ chiến đấu, nhằm nâng cao sức khỏe, để hoạt dộng cách mạng, phục vụ nhân dân lâu dài. Những năm chiên tranh ác liệt, Bác thường sử dụng chiếc “gậv Trường Sơn” mỗi khi đi chiên dịch. Bởi chiếc gậy không chỉ có tác dụng tăng thêm sự vững vàng, thăng bằng trong những lúc băng đèo, vượt suối, mà nó còn là “vũ khí đa dụng” như thể cây “trường côn” vô cùng hữu ích, để phòng khi hữu sự. Rõ ràng, Bác Hồ không chỉ uyên thâm về võ học, mà còn thông hiểu tường tận các quy luật, nguyên lý, kỹ thuật vận hành của kiếm pháp, nhất là các thê kiêm chiến đấu sắc bén của dân tộc. Bởi binh khí của Việt Nam là binh khí chiến đấu, nếu lưỡi kiếm đưa đi mà con m ắt không dõi theo, thì chẳng khác nào người mù vung kiếm vào hư không (một đường kiếm không hồn, không chuyến tải được tâm lực, thần thái vào bài kiếm) và không thế biêt được lưỡi kiếm di đâu, đến đâu, thì còn gì là dường kiếm chiến đấu sắc bén của dân tộc nừa. ơ miền Nam, thực dân Pháp và sau này là đê quốc Mỹ, luôn tìm mọi cách để chia 1'ẽ, ngăn cấm, làm suy vong hoặc biến dạng (mất dần bản sắc) nền võ học chân truyền của dân tộc ta, nhằm “lái” Võ cố truyền Dân tộc Việt Nam theo chiêu bài “chính trị”, phục vụ mưu đồ “Việt Nam hóa chiến tranh” và “dùng người Việt đánh người Việt” của chúng. 21
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan