Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Giáo trình tài chính tiền tệ

.PDF
273
1
77

Mô tả:

BAN BIÊN'SOẠN: Chủ biên: PGS. TS. Hà T hanh Việt THAM GIA BIÊN SOẠN: TS. Trịnh Thị Thúy Hồng TS. Phạm Thị Bích Duyên ThS. NCS. Lê Việt An ThS. NCS. Bùi Thị Thu Ngân ThS. NCS. Đặng Thị Thơi MỤC LỰC Trang LỜI NÓI Đ Ầ U ........................................................................................ 7 C hương 1: NHỮNG VẤN ĐÈ c ơ BẢN VÈ TIỀN T Ệ ............... 9 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của tiền t ệ .......................9 1.2. Chức năng của tiền tệ .............................................................20 1.3. Vai trò của tiền tệ trong nền kinh tế thị trường................... 23 1.4. Lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế ............................... 26 1.5. Giới thiệu một số đồng tiền trên thế g iớ i............................ 28 C hương 2: NHỮNG VÁN ĐẺ c ơ BẢN VÈ TÀI C H ÍN H ...... 33 ✓ 2.1. Khái niệm tài chính................................................................33 2.2. Chức năng của tài chính......................................................... 37 2.3. Hệ thống tài chính...................................................................39 C hương 3: LẠM PH Á T ....................................................................46 3.1. Khái niệm, đo lường và phân loại lạm p h át........................46 3.2. Nguyên nhân gây ra lạm phát........ ............ ......................... 60 3.3. Tác động của lạm p h á t.......................................................... 64 3.4. Biện pháp khắc phục lạm p h át................. ............................66 Chương 4: NHỮNG VẤN ĐẺ c ơ BẬN VÈ TÍN D Ụ N G .........70 4.1. Khái niệm tín dụng................................................................ 70 4.2. Các hình thức tín dụng.................... ............. ....................... 70 4.3. Các chức năng của tín dụng................................................. 77 3 4.4. Vai trò của tín dụng trong nền kinh tế thị trư ờng............... 78 4.5. Lãi’súất tín dụng.....................................................................80 4.6. 'Cấu trúc kỳ hạn và cấu trúc rủi ro của lãi suất................... 96 4.7. Các nhân tố ành hưởng tới lãi suât......................................... 98 4.8. Lãi suất ở Việt Nam.............................................................102 Chương 5: NGÂN HÀNG THƯƠNG M Ạ I.............................. 113 5.1. Lịch sử ra đời và phát ưiển của ngân hàng thương m ại... 113 5.2. Chức năng của ngân hàng thương m ại.............................. 118 5.3. Các dịch vụ của ngân hàng thương m ại............................123 5.4. Các loại hình ngân hàng thương mại................................ 126 5.5. Nguồn vốn của ngân hàng thương m ạ i.................. 129 5.6. Tài sản của ngân hàng thương mại................. Chương 6: NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG............................. 144 6.1. Tổng quan về ngân hàng trung ương.......... Ị44 6.2. Giới thiệu về ngân hàng Nhà nước Việt Nam 151 6.3. Chính sách tiền tệ quốc g ia ................... Chương 7: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP............ " 7.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp........... J^ 7.2. Đặc điểm của tài chính doanh nghiệp......... J 7.3. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp.................. , 173 7.4. Khấu hao tài sản cô định......................... __ " , . .......................179 Chương 8: THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH................. . , 191 8.1. Chức năng và vai trò của thị trương tài chính ................. 191 4 8.2. Thị trường tiền tệ .................................................................. 200 8.3. Thị trường vốn.......................................................................203 8.4. Thị trường chứng khoán...................................................... 206 8.5. Điều kiện phát triển thị trường tài chính...........................207 Chương 9: NGÂN SÁCH NHÀ N Ư Ớ C .....................................210 9.1. Khái niệm và vai trò của ngân sách nhà nước.................. 210 9.2. Thu ngân sách nhà nước......................................................213 9.3. Chi ngân sách nhà nư ớ c...... ...............................................219 9.4. Thâm hụt Ngân sách nhà nước........................................... 223 Chương 10: TÀI CHÍNH QUÓC T É .........................................227 10.1. Những vấn đề chung về tài chính quốc tế ...................... 227 10.2. Cán cân thanh toán quốc tế ...............................................234 10.3. Thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái...........................240 10.4. Những phương tiện thanh toán quốc tế chủ y ế u ............251 10.5. Các phương thức thanh toán quốc tế............................... 257 10.6. Một số tổ chức tài chính quốc t ế ..................................... 272 5 LỜI NÓI ĐẨU Trong các chương trình đào tạo khối ngành kinh tế và quản trị kinh doanh, Tài chính tiền tệ là môn học căn bản cho tất cả các sinh viên. Chính vì vậy, việc chuẩn hóa một tập giáo trình Tài chính tiền tệ nhằm hệ thống lại và cung cấp những kiến thức nền tảng về môn học là điểu hết sức cần thiết. Với mong muốn hỗ trợ và phục vụ tốt nhất nhu cầu nghiên cứu và học tập cùa giảng viên cũng như sinh viên, chúng tôi đã biên soạn giáo trình Tài chính tiền tệ với nội dung bao quát cả về lý thuyết, vỉ dụ minh họa cùng một sổ tài liệu tham khảo được trích dẫh để làm rõ vấn đề. Ngoài các nội dung cơ bản trên cơ sở tài liệu gốc, nhóm biên soạn đõ tổng hợp và đưa vào cuốn sách các nội dung cốt yếu của tài liệu đọc và cổ gắng liên hệ thực tể ở Việt Nam và các nước khác có điêu kiện tương đồng nhằm đạt được mục tiêu là cung cấp đủ kiến thức cơ bản ở bậc đại học cho người học ngay cả khi không có sự hỗ trợ cùa giảng viên. Tham gia biên soạn Giáo trình gồm cổ: PGS. TS. Hà Thanh Việt (chù biên) cùng với các thành viên TS. Trịnh Thị Thúy Hồng, TS. Phạm Thị Bích Duyên, ThS. NCS. Lê Việt An, ThS. NCS Bùi Thị Thu Ngân, ThS. NCS. Đặng Thị Thơi. Tập thê tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp cùa quý thây cô và các bạn sinh viên, cũng như các nhà nghiên cứu để cải tiến Giáo trình theo hướng ngày càng tốt hơn, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người đọc. Trân trọng cảm ơn! 7 Chương 1 N H Ữ N G VẤN ĐẺ C ơ B Ả N VÈ T IÈ N TỆ Giới thiệu Sự ra đời của tiền tệ là một tất yếu khách quan của quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa. Thông qua sự ra đời của tiền tệ, giá trị của hàng hỏa được biểu hiện một cách đom giản, quá trình trao đổi diễn ra dễ dàng, thuận tiện và hiệu quả, các mối quan hệ kinh tế - tài chính nảy sinh không bị ràng buộc qjiá nhiều vào không gian và thời gian. Vì vậy, chưomg này sẽ tìm hiểu một cách cơ bản tiền tệ là gì, giới thiệu quá trình hình thành, phát triển và chức năng cũng như vai trò của tiền tệ trong nền kinh tế thị trường. Bên cạnh đó, chương này cũng trình bày khái quát về các phương thức xác định lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế và giới thiệu một số đồng tiền trên thế giới. Nội dung chương 1 gồm các phần cơ bản: 1- Quá trình hình thành và phát triển của tiền tệ 2- Chức năng của tiền tệ 3- Vai ưò của tiền tệ trong nền kinh tế thị trường 4- Lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế 5- Giới thiệu một số đồng tiền trên thế giới 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của tiền tệ 1.1.1. Sự ra đời của tiền tệ Tiền tệ là một phạm trù kinh tế khách quan, gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền kinh tế hàng hóa, và là một hình thái giá ưị 9 của hàng hóa. Trong quan hệ trao đổi, hình thức giá trị biểu hiện lân lượt từ hình'thái giá trị giản đon hay ngẫu nhiên, hình thái giá trị toàn bộ hay mở rộng, hình thái giá trị chung và hình thái tiên tệ. Hình thái giá trị giản đcm hay ngẫu nhiên: Một hàng hóa ngâu nhiên được sừ dụng để phản ánh giá trị của một hàng hóa khác. Hình thái này xuất hiện vào cuối công xã nguyên thủy, khi đời sông cộng đông phát triển, và lượng sản phẩm dư thừa làm nảy sinh quan hệ trao đôi ban đầu giữa các thị tộc. Quan hệ trao đôi này được thực hiện trực tiếp hàng đổi lấy hàng (H - H ’). Đây là một bước tiến lớn đê xã hội thoát khỏi tình trạng tự cung tự cấp. Tuy nhiên, hình thưc trao đổi này yêu cầu phải có sự trùng khớp về nhu cầu, địa diêm, thời gian cũng như thỏa thuận về tỷ lệ trao đổi giữa hai bên. Hình thái giá trị toàn bộ hay mờ rộng: Nhiều hàng hóa đêu có khả năng trở thành vật ngang giá để thể hiện giá trị của một hàng hóa nào đó. Hình thái này xuất hiện khi lực lượng sản xuất phát triển hom, năng suât lao động tăng lên, sau phân công lao động xã hội lần thứ nhât (chăn nuôi tách khỏi trồng trọt), trao đổi trở nên thường xuyên hom. Cùng với đó là sự hình thành gia đình cá thể, cộng đồng nguyên thủy dân tan rã, góp phần thúc đẩy sự tiêu dùng sản phẩm của nhau và nhiêu hàng hóa tham gia trao đổi. Hình thái này có nhiều hàng hóa trao đổi nhưng vẫn là trao đổi trực tiếp. Hình thái giá trị chung: Một hàng hóa đóng vai trò là vật ngang giá chung đê thê hiện giá trị của tất cả các hàng hóa khác. Cùng với việc cải tiến công cụ lao động và quá trình phân công lao động xã hội ngày một sâu hom, sự phân công lao động xã hội lần thứ hai xuất hiện (thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp); nền sản xuất hàng hóa phát triên mạnh, quan hệ trao đồi không còn là ngẫu nhiên, không chì dựa trên sự định giá giản đom. Mặt khác, hàng hóa trên thị trường đã phong phú và đa dạng đòi hỏi phạm vi trao đổi phải được mở rộng. 10 Để giải quyết khó khăn trên người ta đã đặt ra vật trung gian làm phương tiện trao đổi (H - Vật trung gian - H’). Và ở mỗi nơi, một loại hàng hóa nhất định sẽ được quy ước là vật trung gian - vật ngang giá chung. Chỉ có một hàng hóa đóng vai trò là vật ngang giá chung, giá trị mọi hàng hóa biểu hiện qua vật ngang giá chung. Kể từ đây, hai giai đoạn mua - bán sẽ tách thành hai quá trình độc lập. Hình thái tiền tệ: Vàng đóng vai trò vật ngang giá chung trong trao đổi hàng hóa thì thuật ngữ “vật ngang giá chung” được thay thế bằng, “tiền tệ”. Khi vàng đóng vai trò vật ngang giá chung, thế giới hàng hóa được chia thành hai cực rõ rệt: - Hàng hóa thông thường: trực tiếp biểu hiện giá trị sử dụng, mỗi loại hàng hóa chỉ có thể thỏa mãn được một hay vài nhu cầu nào đó của con người; - Hàng hóa đặc biệt - Vàng - Tiền tệ: trực tiếp biểu hiện giá trị của mọi loại hàng hóa khác. Vì vàng - tiền có thể trao đổi trực tiếp với mọi hàng hóa trong bất kỳ điều kiện nào, nên vàng - tiền có thể thỏa mãn được nhiều nhu cầu của người sờ hữu nỏ. Như vậy có thể thấy, tiền tệ ra đời trong quá trình phát triển lâu dài của sàn xuất và trao đổi hàng hóa, là kết quả của sự phát triển các hình thái giá trị. Với sự xuất hiện của tiền tệ, giá trị các hàng hóa đã có một phương tiện biểu hiện thống nhất, tỷ lệ trao đối cổ định. 1.1.2. Các quan niệm về tiền tệ a) Quan niệm cô điên vê tiền tệ về bản chất, tiền tệ được định nghĩa như sau: Tiền tệ là một hàng hóa đặc biệt, đóng vai trò vật ngang giá chung để đo giá trị của tất cả các hàng hóa khác. Tiền có thể thỏa mãn được một sổ nhu cầu của người sở hữu nó, tương ứng với số lượng giá trị mà người đó tích lũy được. 11 b) Quart niệm hiện đại về tiền tệ Trong'khi các quan niệm cổ điển cho rằng, tiền vàng, bạc hoặc là các tờ giấy'bạc ngân hàng thì các nhà kinh tế học hiện đại còn cho rằng kỳ phiếu, hối phiếu, séc,... cũng là tiền tệ. Theo Frederic s. Mishkin thì “tiền tệ là bất cứ cái gi được chấp nhận chung trong việc thanh toán để nhận hàng hóa, dịch vụ, hoặc ừong việc trả nợ” . Irving Fisher cho rằng chỉ cỏ giấy bạc ngân hàng là tiền tệ, trong khi Conant Paul Warburg cho rằng chi phiếu cũng là tiền tệ. Samuelson lại cho rằng tiền là bất cứ cái gì mà nhờ nó người ta có thể mua được hầu hết mọi thử. Tuy nhiên để có một định nghĩa chính xác về tiền tệ là điều không đơn giản, và theo Charles Rist thì cái thật quan trọng đối với nhà kinh tế không phài là sự thống nhất về một định nghĩa thế nào là tiền tệ mà phải biết và hiểu hiện tượng tiền tệ. 1.1.3. Quả trình phát triển của tiền tệ a) Hóa tệ (tiền hàng hóa) Hóa tệ chính là hàng hóa có giá trị cố hữu; nghĩa là hàng hóa đó có giá trị ngay cả khi không được sứ dụng làm tiền. Hóa tệ tồn tại ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển. Mồi một vùng, địa phương khác nhau, người ta chon một hàng hóa khác nhau làm vật trung gian. Thông thường đó là hàng hóa C0 gia tri sử dụng cần thiết chung cho nhiều người, CÓ thể bao tồn lau ngày đồng thời mang tính chât phô biên, đặc trưng cho địa phương nơi diễn ra trao đổi. Hoá tệ được phân ra thành hoá tệ phi kim loại và hoá tệ k' 1 • - Hóa tệ phi kim loại: Trong lịch sừ đã có nhiều măt h' sừ dụng lúc này hay lúc khác để làm phương tiện trao dổk Y '1^ Gỗ hương (Hawaii), lúa, gạo (Phillipines), hạt tiêu (Indo V\ ụ: (nhiều vùng ờ châu Á), bơ (Na Uy), vải lụa (Trung Qufo) - trà 12 voi (đảo Fiji), lưỡi câu (quần đảo Gilbert), mai rùa (đảo Marianas), da (Pháp và Ý), rượu vang (Australia), nô lệ (Châu Phi xích đạo, Nigeria, Alien), bò, cừu (Ấn Độ, Hy lạp và La mã), tuần lộc (nhiều nơi thuộc Nga), bộ lông vẹt đỏ (quần đảo Santa Cruz - vẫn còn cho đến năm 1961), đường (đảo Barbados), vỏ sò (thổ dân da đỏ Bắc Mỹ), muối ở nhiều nơi,.. Tuy nhiên hóa tệ phi kim loại có nhiều bất lợi như khó phân chia, khó bảo quản... Mặt khác, theo đà phát triển của nền sản xuất, sự hình thành một thị trường rộng lớn không chỉ giới hạn trong một địa phương đã đòi hỏi một vật trung gian mang tính phổ biến, đồng nhất, dễ phân chia. Do độ, các loại hàng hóa thông thường được dùng làm tiền tệ dần bị đào thải nhường chỗ cho hóa tệ kim loại. - Hóa tệ kim loại: Các kim loại được đúc thành tiền như là sắt, đồng, kẽm, bạc, vàng,... Kim loại có nhiều ưu điểm hơn hàng hóa phi kim khi sử dụng làm đơn vị tiền tệ như: phẩm chất; trọng lượng có thể quy định chính xác và dễ dàng; bền hơn; dễ chia nhỏ; giá trị ít biên đổi,... Qua thực tiễn trao đổi và lưu thông, dần dần người ta chỉ chọn hai kim loại quý làm tiền là vàng và bạc, cuối cùng là vàng. Có thể thấy, để một hàng hóa hoạt động như là tiền thì thường phải có một số tiêu chuẩn như: - Có thể tạo ra hàng loạt một cách dễ dàng, dễ dàng cho việc xác định giá trị của nó; - Được chấp nhận một cách rộng rãi; - Dễ chuyên chở; - Có thể chia nhỏ để đổi chác; - Không bị hư hỏng nhanh chóng. 13 b) Tín tệ (tiền pháp định/tiền dấu hiệu) Tín tệ hay còn gọi là tiền pháp định, hay tiền dấu hiệu được hiểu là thứ tiền tự nỏ không cỏ giá trị cố hữu, nó chỉ là vật mang dâu hiệu của giá trị, nhưng được lưu thông là do tín nhiệm cùa mọi người và do pháp luật quy định. Tín tệ bao gồm 2 loại là tín tệ kim loại và tiền giấy. * Tín tê kim loai Tiên băng kim loại thuộc hình thái tín tệ khác với kim loại thuộc hình thái hoá tệ. Ở hình thái nảy, giá trị nội tại của kim loại thường không phù hợp với giá trị danh nghĩa (thường nhỏ hơn nhiều). Tiền băng kim loại hiện nay phần lớn được đúc để sử dụng làm tiền lẻ. Trong thòi gian dài vàng, bạc song song được sử dụng làm tiền tại các nước Châu Âu. Nhưng ở các nước Châu Á chủ yếu sử dụng bạc (do không đủ vàng). Đến cuối thế kỷ XIX bạc ngày càng mất giá do vạy các nước Châu Âu và cả Hoa Kỳ quyết định sử dụng vàng, các nước Châu A như Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Hoa do lệ thuộc việc nhạp cang nguyên liệu, máy móc,... từ Phương Tây nên cũng bãi bỏ bạc, chi sử dụng vảng. Ở Đông Dương, bạc được sử dụng lảm tiền tư 1885 đên 1931. Đên năm 1931 đồng bạc Đông Dương từ bản vị bạc chuyên sang bản vị vàng, có thể nói rằng, khoảng từ 1935 chi con mọt kim loại quý được tất cả các nước chấp nhận làm tiền trên thê giới là vàng. Khi vàng được sử dụng làm trung gian ưong quá hình trao đổi hang hoá, ban đâu có đây đủ giá trị. Nhưng trong quá trình lưu thông, no đã bị cọ sát nhiêu và giảm dần trọng lượng và thực chất nó đã giảm giá trị nhưng vẫn được người ta coi là tiền đầy đủ giá như ban đau. Ben cạnh đo là việc gian lận trong ưả lương cho người lao động vi? ì ăn bớt tr0ng quá trình tạ0 ra cac đ° ng ti®n’ th°* vànê- Hiện tượng đo làm nảy sinh khả năng lấy một vật khác thay thế tiền vàng 14 làm phương tiện lưu thông. Khả năng đó đã từng bước thành hiện thực khi người ta phát hành tiền kim loại đúc để thực hiện chức năng lưu thông của tiền tệ thay thế cho tiền vàng. Trong giai đoạn đầu, tiền vàng thường tồn tại dưới dạng nén, thỏi. Nhưng về sau để tiện cho việc ưao đổi, tiền vàng thường được đúc thành những đồng xu với khối lượng và độ tinh khiết nhất định. Loại tiền này vì thế mà còn được gọi là tiền đúc. Tiền đúc xuất hiện đầu tiên tại Trung quốc, khoảng thể kỷ thử VII trước công nguyên, sau thâm nhập sang Ba Tư, Hy Lạp, La Mã rồi vào châu Âu. Các đồng tiền lưu hành ờ châu Âu trước kia đều dưới dạng này. Ví dụ: đồng “pound sterling” của Anh, đồng livrơ hay lu-y của Pháp,... Trước kia đồng bảng Anh vốn là những đồng xu bằng bạc có ỉn một ngôi sao trên bề mặt, trong tiếng Anh cổ “sterling” nghĩa là ngôi sao cho nên những đồng xu đó được gọi là “pound sterling”, còn ký hiệu đồng bảng Anh (£) là bắt nguồn từ một từ La-tinh cổ “libra” giống nghĩa với từ “pound”. Tiền vàng đã có một thời gian thống trị rất dài trong lịch sử. Điều này đã chứng tỏ những hiệu quà to lớn mà nó mang lại cho nền kinh tế. Một sự thực là hệ thống thanh toán dựa trên vàng vẫn còn được duy ưì cho đến mãi thế kỷ XX, chính xác là đến năm 1971. Ngay cả ngày nay, mặc dù tiền vàng không còn tồn tạr ữong lưu thông nữa, nhưng các quốc gia cũng như nhiều người vẫn coi vàng là một dạng tài sản cất trữ có giá trị. Tuy có những đặc điểm rất thích hợp cho việc dùng làm tiền tệ như vậy, tiền vàng vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu trao đổi của xã hội khi nền sản xuất và trao đổi hàng hoá phát triển đến mức cao. Một loạt lý do sau đây đã khiến cho việc sử dụng tiền vàng ngày càng trờ nên bất tiện, không thực hiện được chức năng tiền tệ nữa: 15 - Quy mô và trình độ sản xuất hàng hoả ngày càng phát triển, khối lựợng.và chủng loại hàng hoá đưa ra trao đôi ngay cang tóng va đa dạng; trong khi đỏ lượng vàng sản xuất ra không đu đap ưng u cầu về phương tiện trao đổi của nền kinh tê. - Giá trị tương đối của vàng so với các hàng hoa khac tang len do năng suất lao động trong ngành khai thác vàng khong tang theo kịp năng suất lao động chung của các ngành sản xuât hang hoa khac. Giá trị của vàng trờ nên quá lớn, không thể đáp ứng nhu cau lam vạt ngang giá chung trong một số lĩnh vực có lượng giá tn trao đoi nho như mua bán dịch vụ hoặc hàng hoá tiêu dùng. - Ngược lại, trong những giao dịch với giá trị lớn thì tiên vàng lại ứờ nên cồng kềnh và có khối lượng lớn khi lưu thong. - Việc sử dụng tiền tệ hàng hoá bị các nhà kinh tê xem như là một sự lãng phí những nguồn tài nguyên vốn đã có hạn. Đê dung một loại tiền tệ hàng hoá, xã hội sẽ phải cắt bớt các công dụng khác của hàng hoá đó hoặc dùng các nguồn lực khan hiêm đe san xuat bo sung. Rõ ràng là với việc dùng vàng làm tiền tệ con người đã phải giảm bớt các nhu cầu dùng vàng làm đồ trang sức hoặc trong cac ngành có sử dụng vàng làm nguyên vật liệu vì xã hội phải dành một phần lớn số lượng vàng hiện có để làm tiền tệ. * Tiền giấy Tiền giấy là tín tệ, là dấu hiệu của đồng tiên đây đủ gia tợ. Tiên giấy bao gồm tiền giấy khả hoán và tiền giấy bât khà hoán. - Tiền giấy khà hoán Tiền giấy khả hoán là thứ tiền được lưu hành thay cho tiên vàng hay bạc ký thác ờ ngân hàng. Giá trị cùa tiền giấy bàng giá trị cùa khối lượng vàng mà nó thay thế (đại diện). Bất cứ lúc nào mọi người 16 cũng có thể đem tiền giấy khả hoán đó đổi lấy vàng hoặc bạc có giá trị tương đương với giá trị được ghi trên tiền giấy khả hoán đó. Mầm mống của tiền giấy xuất hiện khá sớm trong lịch sử: Tiền giấy xuất hiện đầu tiên trên thế giới ở Trung Hoa từ đời Tống (thể kỷ X), tiền giấy lúc đỏ là giấy chứng nhận của các thương hội gọi là “phi tiền”, với phi tiền các thương gia có thể mua hàng ở các thị trấn có chi nhánh của thương hội. Ở Việt Nam vào cuối đời Trần, Hồ Quý Ly đã thí nghiệm cho phát hành tiền giấy (1402 - 1407). Tuy nhiên việc sử dụng tiền giấy dưới thời Hồ Quý Ly đã thất bại và không kéo dài được lâu. Việc hình thành và phát triển tiền giấy ở các quốc gia châu Á không liên tục và thường xuyên gián đoạn, bên cạnh đó tiền giây ngày nay có cơ sở hình thành không trực tiếp từ tiền giấy ờ các quốc gia châu Á. Ở châu Âu, đầu thế kỷ XVII, tiền giấy xuất hiện dưới dạng những giấy chứng nhận bao gồm nhiều tờ nhỏ cấp cho người gửi vàng vào ngân hàng. Ở Hà Lan, ngân hàng Amsterdam đã cung cấp cho những thân chủ gửi vàng vào ngân hàng những giấy chúng nhận bao gôm nhiều tờ nhỏ. Khi cần, có thể đem những tờ nhỏ này đổi lấy vàng hay bạc tại ngân hàng. Việc phát hành tiền giấy hình thành dựa trên các tờ biên lai, ngân phiếu do các “ngân hàng” phát hành khi nhận gửi/ký thác vàng của các nhà buôn. Các nhà buôn này có thể đôi ra vàng tại bất cứ chi nhánh của các ngân hàng này. Nên trong thanh toán cho người khác các giấy nhỏ này cũng được chấp nhận. Sau đó một số ngân hàng đã mạnh dạn phát triển các kỳ phiếu ngân hàng để cho vay (ngân hàng Palmstruch ở Thụy Điển) dựa trên dự trữ và uy tín của ngân hàng, người giữ các tờ giấy này cũng có thể mang đến đổi ra vàng bất cứ lúc nào. Từ đó các ngân hàng có khả năng cho vay nhiều hơn vốn tự có. Với nhiều loại “tiền giấy” được phát hành bởi nhiều ngân hàng, lưu thông tiền tệ bị rối loại vì nhiều nhà ngân hàng lạm dụng gây 17 nhiều thiệt hậi cho dân chúng. Do đó, với yêu câu của sản xuât và lưu thông hàng hóa, đòi hỏi tiền phải được phát hành từ một ngân hàng có uy tín và có phạm vi lưu thông rộng. Mặt khác, vua chúa các nước phải can thiệp vì cho ràng việc đúc tiên từ xưa la vương quyen và mặt khác việc phát hành tiền giấy là một nguôn lợi to lớn. Vương quyền các nước Châu Âu thừa nhận một ngân hàng tự có quyên phát hành tiền giấy với những điều kiện nhất định: Điêu kiện khả hoán là có thê đổi lấy bất cứ lúc nào tại ngân hàng phát hành; Điêu kiẹn dự trữ vàng làm đảm bảo ban đầu là 100% sau còn 40%; Dieu kiçn phai cho Nhà nước vay không tính lãi khi cân thiêt. K.ê từ đây, tiên giây khả hoán dân được xuất hiện. -Tiền giẩy bất khả hoán Tiên giấy bất khả hoán là thứ tiền giấy băt buộc lưu hành, mọi người không thể đem tiền giấy này đến ngân hàng để đổi lấy vàng hay bạc. Chăng bao lâu sau thời điểm tiền khả hoán ra đời, do anh hưởng của chiến tranh và khủng hoảng kinh tế, đã nhiều lần tiền giấy bị mất khả năng đổi được ra vàng. Chiến tranh thể giới I & II, cùng với các cuộc khủng hoảng kinh tế (1929,1960s) đã buộc các quốc gia không đôi thành vàng cho tiền giấy. Ở Pháp, tiền giấy trờ thành bất khả hoán năm 1720, giai đoạn từ năm 1848 đến 1850, từ năm 1870 đến 1875, từ năm 1914 đến 1928 và sau cùng kể từ ngày 01/10/1936 đến nay. Đen những năm 30 của thế kỷ XX, việc sử dụng tiền giấy bất khả hoán được áp dụng rộng rãi ở tất cả các nước trên thế giới, xuất phát từ những quy định bắt buộc của mỗi chính phủ ở mỗi quốc gia. Sau chiến tranh thế giới thứ IỊ, chỉ cũng duy nhất đồng USD là có thể đôi ra vàng. Tuy nhiên đến năm 1971, với việc Mỹ tuyên bố ngừng đội đông USD ra vàng (chế độ Bretton Wood sụp đổ) sự tồn tại của tiên giây có thể đổi’được ra vàng trong lưu thông thực sự chấm dứt. 18 Tiền giấy mang lại nhiều lợi ích nhu: Dễ dàng vận chuyển, cất trữ; Có đủ mệnh giá đáp ứng mọi giao dịch; về phía Chính phủ: việc in tiền giấy tốn ít chi phí hơn nhiều so với giá trị mà nó đại diện và có thể phát hành không phụ thuộc vào số lượng các hàng hóa dùng làm tiền tệ như trước đây. Ngoài ra Chính phủ cũng nhận được khoản chênh lệch giữa giá trị của sổ tiền in thêm và chi phí phát hành tiền. Tuy vậy, bên cạnh những lợi ích thì tiền giấy cũng chứa đựng nhiều nhược điểm như dễ rách và hư hỏng; chi phí lưu thông cũng còn lớn, nhất là đối với các hao đổi diễn ra trên phạm vi rộng; dễ bị làm giả và dễ rơi vào tình trạng bất ổn (do không có giá trị nội tại và không thể tự điều tiết được sổ lượng tiền giấy trong lưu thông như tiền vàng). c) Bút tệ/tìen ghi sỗ Bút tệ là một hình thái tiền tệ được sử dụng bằng cách ghi chép trong sổ sách kế toán của ngân hàng, được hình thành trên cơ sờ các khoản tiền gửi không kỳ hạn vào ngân hàng. Đây là tiền do hệ thống ngân hàng thương mại tạo ra trong quá trình thực hiện nghiệp vụ cho vay. Việc sử dụng đồng tiền ghi sổ/bút tệ được thực hiện bằng các bút toán ghi Nợ và Có trên tài khoản tiền gửi không kỳ hạn tại các ngân hàng. Cùng với sự phát triển của công nghệ ngân hàng, tiền ghi sổ đang giữ vị trí chủ yếu trong tổng mức cung ứng tiền tệ của nền kinh tế. Có thể thấy, với những ưu việt sẵn cỏ, hiện nay là thời đại của tiền ghi sổ, tuy nhiên ờ mồi quốc gia khác nhau, sự phổ biến và tỷ trọng của tiền ghi sổ trong tổng mức cung ứng tiền của nền kinh tế sẽ khác nhau vì những khó khăn nhất định khi sử dụng tiền ghi sổ như: đòi hỏi trình độ công nghệ cao, hạ tầng kinh tế phát triển, dần trí phát triển ở trình độ nhất định,... loại tiền này dễ bị tội phạm công nghệ cao lợi dụng. 19 1.2. Chức năng của tiền tệ Tron* học thuyết của K.Marx, ông cho rằng tiền tệ có 5 chức năng lầ: Chức năng thước đo giá trị; Chức năng phương tiện lưu thông- Chức năng phương tiện thanh toán; Chức năng phương tiện cất trữ; Chức năng tiền tệ thế giới. Đề cập đến chức năng của tiền tệ, hầu hết các nhà kỉnh tế học hiện nay đều thống nhất với nhau ở 3 chức năng cơ bản là: Chức năng phương tiện trao đổi, chức năng thước đo giá trị và chức năng phương tiện cất trữ giá trị. 1.2.1. Chức năng phương tiện trao đổi Trong nền kinh tế, tiền tệ làm phương tiện trao đổi khi nó được dùng để mua bán hàng hoá, dịch vụ, hoặc thanh toán các khoản nợ trong và ngoài nước. Đây là chức năng cơ bản của tiền tệ nó không chỉ giúp chúng ta phân biệt giữa tiền với những dạng tài sản khác như chứng khoán, bất động sản,... mà còn biểu hiện một trạng thái hoạt động của tiền tệ khi biểu hiện bản chất kinh tế vốn có. Giá cả hàng hóa được xác định trước khi diễn ra lưu thông hàng hóa. Chỉ sau khi giá cả hàng hóa được biểu hiện thành tiền mặt của người mua trao cho người bán thì hàng hóa mới từ tay người bán chuyển sang người mua, lúc đó tiền tệ mới hoàn thành chức năng phương tiện lưu thông và mới thực hiện đầy đủ vai trò vật ngang giá chung. Việc trao đổi hàng hóa chi xảy ra và được thực hiện sau khi tiên tệ đã hoàn thành cùng một thời điểm hai chức năng thước đo giá trị và phương tiện lưu thông. Chức năng này của tiền bao gồm sự có mặt của tiền trong những quan hệ mua bán trả tiền ngay (T và H vận động song song), trong những quan hệ mua bán chịu (T và H vận động tách rời) và ngay cả những quan hệ thanh toán khác như thanh toán lương, nộp thuế,... Hiện nay, các quan hệ mua bán trả tiền ngay với sự xuất hiện của tiên giây, tiền kim loại chỉ đáp ứng cho những nhu cầu thanh 20 toán có giá trị giao dịch nhỏ hàng ngày, còn phần lớn những giá trị giao dịch lớn thì những phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng được sử dụng phổ biến hơn như thương phiếu, thẻ thanh toán, séc, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi,... Đổi với từng chủ thể trong nền kinh tế, tiền tệ có giá trị vì nó mang giá trị ừao đổi, nhưng xét trên phương diện toàn bộ nền kinh tế thì tiền tệ không có giá trị. Sự giàu có của một quốc gia được đo lường bằng tổng số sản phẩm mà nó sản xuất ra chứ không phải là số tiền tệ mà nó nắm giữ. Xét ữên phương diện đó, tiền tệ chỉ xuất hiện ừong nền kinh tế để thực hiện chức năng môi giới, giúp cho trao đổi dễ dàng hơn chứ không tạo thêm một giá trị vật chất nào cho xã hội. Nó đóng vai trò bôi ữơn cho guồng máy kinh tế chứ không phải là yếu tố đầu vào. Tuy nhiên, việc dùng tiền tệ làm phương tiện trao đổi đã giúp đẩy mạnh hiệu quả đủa nền kinh tế qua việc khắc phục những hạn chế của trao đổi hàng hoá trực tiếp, đó là những hạn chế về nhu cầu trao đổi (chỉ có thể trao đổi giữa những người có nhu cầu phù họp), hạn chế về thời gian (việc mua và bán phải diễn ra đồng thời), hạn chế về không gian (việc mua và bán phải diễn ra tại cùng một địa điểm). Bằng việc đưa tiền vào lưu thông, con người đã tránh được những chi phí về thời gian và công sức dành cho việc trao đổi hàng hoá (chúng ta chỉ cần bán hàng hoá của mình lấy tiền rồi sau đó có thể mua những hàng hoá mà mình muốn bất cứ lúc nào và ở đâu). Nhờ đó, việc lưu thông hàng hoá có thể diễn ra nhanh hơn,.sản xuất cũng được thuận lợi, tránh được ách tắc, tạo động lực cho kinh tế phát triển. Với chức năng này, tiền tệ được ví như chất dầu nhờn bôi trơn giúp cho guồng máy sản xuất và lưu thông hàng hoá hoạt động trơn tru, dễ dàng. 1.2.2. Chức năng đơn vị đánh giá/đơn vị hạch toán/tìêu chuẩn giá trị Chức năng tiêu chuẩn giá trị được hiểu theo hướng tiền là một thước đo mà mọi người sử dụng để ghi giá trị của hàng hóa khác và ghi các khoản nợ. 21 Trong nền'kinh tế sử dụng tiền tệ, giá trị của mọi hàng hoá đều đươc biểu hiện bằng tiền tệ. Biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá đươc gội là-giá cả hàng hoá. Tiền được dùng để đo lường giá trị các hàng hoá dịch vụ trước khi thực hiện trao đổi. Chúng ta đo lường giá trị hàng hoá bàng tiền giống như chúng ta đo khối lượng của một vật bằng kilôgam, đo chiều dài một vật bàng mét. Với chức năng này tiền tệ đã trở thành thước đo chung để biểu thị và so sánh giá cả cùa tất cả các hàng hoá, từ đỏ làm cho đời sống kinh tế được đơn giản hoá rất nhiều. Đồng thời khi muốn tính toán và ghi chép giá trị kinh tế, chúng ta sử dụng tiền với tư cách là đơn vị hạch toán. 1.2.3. Chức năng phương tiện cẩt trữ giá trưphương tiện tích lũy Phương tiện cất trữ giá trị là một thứ mà mọi người dùng để chuyển sức mua từ hiện tại tới tương lai. Khi tạm thời chưa có nhu cầu sử dụng tiền tệ làm phương tiện trao đổi và thanh toán, nó được cất trữ lại để dành cho những nhu cầu giao dịch trong tương lai. Khi đó, tiền có tác dụng như một nơi chửa giá trị, nơi chứa sức mua hàng qua thời gian. Nhờ chức năng này của tiền tệ mà người mua có thể tách thời gian từ lúc có thu nhập đến lúc tiêu dùng nó. Khi cất trữ, điều đặc biệt quan trọng là tiền tệ phải giữ nguyên giá trị hay sức mua hàng qua thời gian. Vì vậy, đồng tiền đem cất trữ phải đàm bảo yêu cầu: Giá trị của nó phải ổn định. Sẽ không ai dự trữ tiền khi biết rằng đồng tiền mà mình cầm hôm nay sẽ bị giảm giá trị hoặc mất giá ưị trong tương lai, khi cần đến cho các nhu cầu trao đôi, thanh toán. Chính vì vậy mà trước đây để làm phương tiện dự trữ giá trị, tiền phải là vàng hay tiền giấy tự do đổi ra vàng. Còn ngày nay, đó là các đồng tiền có sức mua ổn định. 22 Tuy vậy, tiền không phải là nơi cất trữ giá trị duy nhất. Một tài sản bất kỳ như cổ phiếu, trái phiếu, đất đai, nhà cửa, kim loại quý cũng đều là phương tiện cất trữ giá trị. Nhiều thứ trong số những tài sản đó lại có lợi hơn so với tiền về mặt chứa giá fri, chúng có thể đem lại cho người chủ sở hữu một khoản lãi hoặc thu nhập (cổ phiếu, trái phiếu) hoặc một giá trị sử dụng khác (nhà cửa). Trong khi đó, tiền mặt có thể sẽ trở thành nơi cất trữ giá trị tồi nếu giá cả hảng hoá tăng nhanh. Song người ta vẫn cất trữ tiền vì tiền là tài sản “lỏng nhất”. Tính lỏng phản ánh khả năng chuyển đổi một cách dễ dàng và nhanh chóng của một loại tài sản thành tiền mặt (một phương tiện trao đổi). Khi có nhu cầu trao đổi, các tài sản khác (không phải là tiền tệ) sẽ đòi hỏi chi phí để chuyển thành phương tiện-trao đổi. Chính vì vậy, với mục đích cất trữ giá trị cho những nhu cầu trong tương lai gần, người ta cỏ xu hướng cất trữ giá trị dưới dạng tiền. Song vì tiền, nhất là tiền giấy ngày nay, không có một sự đảm bảo chắc chắn về sự nguyên vẹn giá trị từ khi nhận cho đến khi đem ra sử dụng nên tiền sẽ không phải là cách lựa chọn tốt nhất khi muốn dự trữ giá trị trong thời gian dài. Như vậy tiền thực hiện chức năng phương tiện cất trữ giá trị tốt đến đâu là tuỳ thuộc vào sức mua ổn định của nó. 1.3. Vai trò của tiền tệ trong nền kỉnh tế thị trường 1.3.1. Tiền tệ là phương'tiện mở rộng, phát triển sản xuất và trao đồi hàng hoá Tiền đã làm cho giá trị của các hàng hóa được biểu hiện một cách đơn giản. Nghĩa là giá trị của các hàng hóa đều được biểu hiện bằng tiền, do đó chúng có thể so sánh với nhau một cách dễ dàng. Trên cơ sở này người lao động có thể so sánh được với nhau về mức độ và trinh độ lao động của mình đã bỏ ra cho xã hội trong cùng một đơn vị thời gian. Hơn nữa, tiền thúc đẩy hiệu quả sản xuất kinh 23
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan