Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Giáo trình phát triển các ứng dụng thương mại điện tử ...

Tài liệu Giáo trình phát triển các ứng dụng thương mại điện tử

.PDF
296
1
149

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI GIÁO TRÌNH PHÁT TRIỂN CÁC ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Chủ biên: Dương Thăng Long – Nguyễn Đức Tuấn Hà Nội, 07/2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI GIÁO TRÌNH PHÁT TRIỂN CÁC ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Dương Thăng Long – Nguyễn Đức Tuấn Trần Tiến Dũng Hà Nội, 07/2021 LỜI NÓI ĐẦU Sự phát triển mạnh của các công nghệ đang ngày càng làm cho giá trị của các ngành kinh tế xã hội chất lượng và hiệu quả hơn, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông đã tạo nên môi trường kết nối phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ ngày càng sâu sắc và rộng lớn hơn. Rất nhiều nhà sản xuất, kinh doanh thương mại triển khai thành công các hệ thống thương mại điện tử, rút ngắn “khoảng cách” từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng, tối ưu hoá việc cung cấp sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đến nơi sử dụng. Thông qua các ứng dụng thương mại được xây dựng và cung cấp bởi các doanh nghiệp, khách hàng dễ dàng tìm kiếm và có được nhiều thông tin, cả sự trải nghiệm sâu sắc, mang tính trực quan và mọi lúc, mọi nơi về các mặt hàng mình quan tâm, thông tin chính sách khuyến mại cho từng mặt hàng, thậm chí cá nhân hoá cho từng đối tượng khách hàng. Với ưu thế vượt trội, sự thuận lợi và hiệu quả, các hệ thống thương mại điện tử thu hút được ngày càng nhiều sự quan tâm phát triển của các nhà cung cấp và cả sử dụng của khách hàng. Thông qua ứng dụng thương mại điện tử, người dùng có thể thực hiện các giao dịch như đặt hàng, thanh toán đơn hàng và theo dõi trạng thái vận chuyển của đơn hàng theo thời gian thực. Bản thân các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bán hàng cũng sử dụng các chức năng được cung cấp bởi ứng dụng thương mại điện tử để thực hiện các nghiệp vụ quản lý, tác nghiệp như nhập hàng, đấu giá hoặc mua với giá thoả thuận từ nhà cung cấp. Các nhà sản xuất có thể mua hoặc tham gia đấu giá các nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất của mình. Hơn nữa, khi ứng dụng thương mại điện tử được trang bị các tính năng “thông minh”, các nhà quản lý có thể dự đoán được xu hướng tiêu dùng của người dùng và chủ động các nguồn hàng cần thiết, các nhà sản xuất có kế hoạch chắc chắn hơn cho việc sản xuất của mình, thậm chí có thể dự báo được nhu cầu của từng khách hàng hoặc theo từng vùng miền địa lý, theo đặc điểm người dùng. Khi sự phát triển đa dạng và ngày càng rẻ của các loại thiết bị di động thông minh đầu cuối đến với người dùng, hạ tầng viễn thông ngày càng phát triển đảm bảo cho mọi kết nối trực tuyến thời gian thực, thì các doanh nghiệp càng trở nên thuận lợi phát triển các ứng dụng thương mại điện tử trên tảng di động nhằm gia tăng hơn nữa khả năng tiếp cận khách hàng. Các công nghệ mới có điều kiện để phát triển làm gia tăng giá trị ứng dụng thương mại điện tử, cung cấp nhiều tính năng hiện đại hơn như trải nghiệm sản phẩm cho khách hàng qua công nghệ thực tại ảo (VR) hay thực tại tăng cường (AR), công nghệ trí tuệ nhân tạo cho các dự báo chính xác hơn, tối ưu các hoạt động quản lý và tác nghiệp thông minh hơn. 1 Với những giá trị hữu ích và tiềm năng to lớn như vậy, giáo trình “Phát triển các ứng dụng thương mại điện tử” được xây dựng để giúp cho các bạn sinh viên ngành công nghệ thông tin, ngành thương mại điện tử tiếp cận nắm bắt và làm chủ được các kiến thức, ứng dụng được các kỹ thuật và công nghệ cho phát triển các sản phẩm phần mềm ứng dụng thương mại điện tử. Sinh viên ngành thương mại điện tử sử dụng được các công cụ sẵn có hoặc các bộ khung phát triển phần mềm để triển khai các ứng dụng thương mại điện tử theo nhu cầu của bài toán thực tiễn; tuỳ biến được các chức năng trên các nền tảng phát triển ứng dụng thương mại điện tử; đảm bảo được an ninh bảo mật cho các ứng dụng thương mại điện tử. Sinh viên ngành công nghệ thông tin định hướng được sự phát triển được công nghệ cho phần mềm ứng dụng thương mại điện tử với các tính năng thông minh và hiện đại, ứng dụng những công nghệ mới. Giáo trình cũng trang bị cho các bạn sinh viên những kiến thức và kỹ năng để đánh giá, phân tích được các rủi ro đối với các hệ thống thương mại điện tử. Từ đó đưa ra các biện pháp và áp dụng được các chính sách giúp cải thiện an ninh, an toàn và nâng cao ổn định, hiệu quả hoạt động cho các hệ thống ứng dụng thương mại điện tử. Giáo trình gồm 5 chương, chương 1 giới thiệu chung về phát triển các ứng dụng thương mại điện tử với hệ thống các ứng dụng được xây dựng trên nền tảng web, thiết bị di động, kiến trúc của các ứng dụng thương mại điện tử. Chương 2 trình bày về các ngôn ngữ lập trình được sử dụng cho xây dựng các ứng dụng thương mại điện tử. Trong chương này, để giúp người học nắm bắt cụ thể và chi tiết, một bài tập hướng dẫn với từng bước cụ thể để tạo một trang web sử dụng ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản và định dạng theo lớp (CSS) được trình bày ở phần cuối chương. Ở chương 3, quy trình và công cụ phát triển các ứng dụng thương mại điện tử được trình bày để cung cấp cho người học nội dung về phương thức phát triển một ứng dụng thương mại điện tử từ việc lên ý tưởng, khảo sát, phân tích, thiết kế, xây dựng và hoàn thiện, đánh giá. Đối với các ứng dụng thương mại điện tử thì an ninh, bảo mật và an toàn dữ liệu người dùng và dữ liệu tác nghiệp của các hoạt động, giao dịch trên hệ thống là rất quan trọng, vì vậy ở chương 4, các rủi ro mất an ninh và rò rỉ dữ liệu trong các ứng dụng thương mại điện tử được trình bày. Cùng với đó là các cách thức, giải pháp ứng dụng để bảo mật dữ liệu và các hoạt động giao tác trên hệ thống, giảm thiểu và ngăn chặn các dạng tấn công đối với các ứng dụng thương mại điện tử. Chương 5 trình bày về một số công nghệ hiện đại và thông minh đang là xu hướng ứng dụng trong thương mại điện tử. Các công nghệ này giúp cho các ứng dụng thương mại điện tử trở nên thông minh hơn, mang lại nhiều lợi ích hơn cho người dùng và các doanh nghiệp thương mại điện tử. 2 Do lần đầu biên soạn nên có thể vẫn còn một số lỗi trình bày, một số nội dung có thể chưa được diễn đạt rõ ràng và đầy đủ, nhóm biên soạn mong muốn nhận được các ý kiến phản hồi của người đọc để hoàn thiện hơn nữa giáo trình này. Nhóm tác giả 3 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN CÁC ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Trong chương này các khái niệm cơ bản về Internet và dịch vụ World Wide Web được giới thiệu để giúp người học có thể hiểu rõ và có thể giải thích được về cơ chế hoạt động, cách thức mà các trang Web (trang Web) được truyền đi, được hiển thị trên các trình duyệt. Và cách thức mà các dịch vụ Thương mại Điện tử được triển khai dựa trên các giao thức và dịch vụ này. Ngoài ra, cùng với đó là sự phát triển của công nghệ sản xuất các thiết bị di động, đã có rất nhiều loại thiết bị khác nhau được sản xuất. Vì vậy, các ứng dụng Thương mại Điện tử trên các thiết bị di động cũng được phát triển để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng trong mua sắm di động. Khi học xong chương này, người học sẽ hiểu rõ và giải thích được về Internet, kiến trúc ứng dụng dạng máy chủ khách, các ứng dụng thương mại điện tử, và kiến trúc của các ứng dụng này. Có thể phân tích và lựa chọn được các kiến trúc ứng dụng, các chức năng phù hợp cho các hệ thống thương mại điện tử trong thực tế. 1.1 Mạng Internet và kiến trúc ứng dụng client/server 1.1.1 Internet và World Wide Web Internet là một mạng máy tính toàn cầu được hình thành bởi rất nhiều các mạng khu vực như mạng diện rộng (WAN – Wide Area Network) vốn được kết nối bởi các mạng đô thị (MAN – Metropolitan Area Network). Mạng đô thị/khu vực lại là một mạng kết nối rất nhiều các mạng con với nhau trong một khu vực địa lí. Vì vậy, Internet hiện nay có rất rất nhiều máy tính, các thiết bị có khả năng kết nối mạng kết nối để chia sẻ các tài nguyên với nhau. Internet được bắt đầu vào tháng 12 năm 1969, ban đầu là một kết nối 4 máy tính được đặt ở các cơ sở Los Angeles và Santa Barbara của Trường Đại học California, viện nghiên cứu Stanford, và đại học Utah. Không ai có thể hình dung được rằng từ một mạng máy tính nhỏ bé như vậy có thể phát triển thành một mạng toàn cầu với hàng tỉ thiết bị. Điểm chung giữa các thiết bị kết nối vào Internet là chúng sử dụng các giao thức giống nhau để truyền và nhận các thông tin. Các chuẩn này được thể hiện trong giao thức Internet (Internet Protocol – IP), giao thức xác định các quy ước cho việc đánh địa chỉ, định tuyến các dữ liệu, và giao thức điều khiển truyền dữ liệu (Transmission Control Protocol – TCP). Tuy nhiên, Internet chỉ là một nền tảng giúp kết nối các máy tính hoặc các thiết bị có khả năng kết nối (Vạn vật kết nối Internet – Internet of Things (IOT). Cho phép các thiết bị này trao đổi dữ liệu với nhau thông qua việc truyền đi các gói tin ở 4 dạng nhị phân. Đây vốn là định dạng dữ liệu ít thân thiện với con người. Vì vậy, một nhà khoa học người Anh là Timothy Berners-Lee đã phát minh ra World Wide Web (WWW) hay trang Web vào năm 1989 (Van Sluyters, 1997). Web là một hệ thống nơi mà các tài liệu và các tài nguyên khác, được xác định bởi Uniform Resource Locators (định vị tài nguyên thống nhất) hay ngắn gọn là URL, có thể được truy nhập thông qua Internet. Các tài nguyên này được truyền tải thông qua giao thức truyền tải siêu văn bản (Hypertext Transfer Protocol – HTTP) thể hiện bởi ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản HTML (Hypertext Markup Language). HTML được sử dụng để tổ chức các tài nguyên cùng với các định dạng, cách tổ chức hiển thị thành một trang Web. Vì vậy, trang Web có thể tham chiếu đến các tài nguyên như hình ảnh, video, âm thanh và các thành phần phần mềm khác hoặc được hiển thị, thực thi bên trong một phần mềm trên máy của người dùng gọi là trình duyệt Web (Web browser). Như vậy, có thể coi Internet là phần cứng và WWW là phần mềm. Nói cách khác WWW là tập hợp các thông tin có thể truy nhập thông qua Internet. HTML được sử dụng để thể hiện các dữ liệu theo các thiết kế khác nhau để người dùng có thể dễ dàng truy nhập. Có thể hình dung tài liệu HTML giống như một tệp định dạng là “doc” nhưng thay vì được hiển thị bởi phần mềm Microsoft Word thì HTML sẽ được hiển thị bởi trình duyệt Web. HTTP được sử dụng để truyền tải các tài liệu HTML từ máy chủ web đến các trình duyệt Web (WhatIS, 2021). 1.1.2 Các giao thức Hypertext Transfer Protocol, File Transfer Protocol và Uniform Resource Locator 1.1.2.1 Giao thức Hypertext Transfer Protocol HTTP là viết tắt của giao thức truyền tải siêu văn bản (Hypertext Transfer Protocol), được sử dụng để tìm kiếm và nạp các tài nguyên trên nền tảng Internet, chẳng hạn như tài liệu HTML. Giao thức này là nền tảng cho bất kỳ trao đổi nào trên Web và nó là một giao thức client (máy trạm) – server (máy chủ). Với giao thức này bên khởi tạo yêu cầu là máy khách (trình duyệt). Một tài liệu hoàn chỉnh (trang Web) sẽ được tạo từ các dữ liệu con như văn bản, mô tả bố cục, hình ảnh, video, các tập lệnh kịch bản, và các dữ liệu khác. 5 Hình 1.1. Mô hình của một ứng dụng Web (Mozilla, 2021a) Các máy trạm và máy chủ giao tiếp với nhau thông qua việc trao đổi các thông điệp riêng lẻ. Các thông điệp được gửi bởi máy trạm, thường là từ một trình duyệt Web, được gọi là các yêu cầu (request). Thông điệp được gửi bởi máy chủ như là một câu trả lời thường được gọi là các phản hồi (response). Các phản hồi này thường là các tệp tài liệu HTML. Giữa máy trạm và máy khách thường có các thực thể được gọi chung là proxies (thành phần trung gian). Các thành phần này thực hiện các hoạt động khác nhau để phục vụ cho việc trao đổi dữ liệu giữa máy chủ và máy khách. Để hiểu rõ hơn cách thức mà HTTP hoạt động, hãy xem xét vòng đời của một giao dịch HTTP với các bước sau khi người dùng gõ một địa chỉ trang Web vào thanh địa chỉ của trình duyệt: www.ebay.com. Bước 1. Trình duyệt sử dụng giao thức TCP/IP được cung cấp bởi hệ điều hành để kết nối đến máy chủ của www.ebay.com Bước 2. Trình duyệt gửi một yêu cầu HTTP để máy chủ sử dụng kết nối đã được thiết lập ở Bước 1. Bước 3. Máy chủ nhận yêu cầu HTTP. Bước 4. Máy chủ thực hiện yêu cầu HTTP và phản hồi với HTTP response (các dữ liệu phản hồi). Bước 5. Trình duyệt nhận HTTP response. Bước 6. Trình duyệt xử lý phản hồi HTTP nhận được từ máy chủ và hiển thị nội dung từ tài liệu HTML. 1.1.2.2 Định vị tài nguyên thống nhất Uniform Resource Locator Để có thể truy xuất đến các tài nguyên trên web, người dùng phải sử dụng URL (Uniform Resource Locator – định vị tài nguyên thống nhất) (Berners-Lee et al., 1994). URL được dùng để xác định một tài nguyên trên Web và một giá trị URL được dùng cho một tài nguyên duy nhất. Tài nguyên đó có thể là một trang Web, tài 6 liệu CSS, hình ảnh, video, các tệp PDF hay các dữ liệu đa phương tiện khác. Hay nói cách khác URL chính là địa chỉ của các tài nguyên này trên Web để giúp người dùng có thể truy nhập đến chúng. Điều đặc biệt là người dùng có thể chia sẻ với nhau các tài nguyên này bằng cách gửi các URL cho nhau. Ví dụ: - https://en.wikipedia.org/wiki/Web_Services_Description_Langua ge - https://www.w3.org/TR/2001/NOTE-wsdl-20010315 Mọi URL đều có thể được nhập vào thanh địa chỉ của trình duyệt để báo cho nó biết cách thức và vị trí để tải tài nguyên gắn kết với trang Web. Một URL được cấu thành bởi các phần khác nhau, một số là bắt buộc và các thành phần khác là tùy chọn. Các thành phần quan trọng nhất được tô sáng trong hình minh hoạt dưới đây về một URL. Hình 1.2. Cấu trúc của một URL (Mozilla, 2021b) Thành phần đầu tiên của một URL là scheme, thành phần xác định giao thức mà trình duyệt phải sử dụng để yêu cầu tài nguyên (một giao thức là một tập hợp các phương thức để trao đổi hoặc gửi dữ liệu giữa một mạng máy tính). Thông thường các website sẽ sử dụng giao thức HTTP hoặc HTTPS (một phiên bản được tăng cường an ninh của HTTP). Ngoài ra còn có các giao thức khác được hỗ trợ bởi URL, kể cả đối với email như mailto hay giao thức truyền gửi tệp FTP (file transfer protocol). Thành phần thứ hai của URL là Authority (thẩm quyền) được ngăn cách với scheme bởi chuỗi “://”. Nếu thể hiện authority bao gồm cả domain (tên miền, chẳng hạn như www.fithou.edu.vn) và cổng (port: chẳng hạn như 80) thì các thực thể này sẽ được ngăn cách với nhau bởi dấu “:”:  Tên miền (domain) xác định máy chủ Web nào sẽ được yêu cầu. Phần này cũng có thể được thay thế bởi IP.  Thành phần cổng (port) xác định một “cổng kỹ thuật” để xác định nơi có thể được sử dụng để truy nhập đến tài nguyên trên máy chủ Web. Cổng (port) này là một khái niệm trừu tượng, cổng ở đây không phải là cổng vật lý nào đó trên máy tính. Mà cổng được chỉ ra ở đây là để các giao thức biết đến nơi dữ liệu sẽ được truyền thông. Thường thì port sẽ được ẩn đi hoặc không cần phải chỉ rõ nếu 7 máy chủ Web sử dụng các cổng tiêu chuẩn của giao thức HTTP (80 cho HTTP và 443 cho HTTPS). Thành phần phía sau tên miền là đường dẫn đến tài nguyên, chẳng hạn như “path/to/myfile.htm”. Vào thời điểm ban đầu của Web, một đường dẫn như vậy thể hiện vị trí vật lý của tệp trên máy chủ Web. Tuy nhiên, cách thức biểu diễn như vậy mang lại rất nhiều rủi ro về an ninh. Bất kỳ ai có một chút kiến thức về cấu trúc và cách thức lưu trữ của các trang Web và các máy chủ Web đều có thể sử dụng cơ chế này để cố gắng truy cập vào các tài nguyên khác không được phép. Vì vậy, ngày nay cách thức này đã không còn được sử dụng trong các máy chủ. Thay vào đó là một đường dẫn dạng trừu tượng (hay còn gọi là đường dẫn tương đối) được sử dụng. Thành phần tiếp theo trong một URL là các tham số (parameter), chẳng hạn như “?key1=value&key2=value2” thường được cung cấp các giá trị cho máy chủ Web. Các tham số này là một danh sách các cặp khóa (key)/giá trị (value) được ngăn cách với nhau bởi ký hiệu “&”. Máy chủ Web có thể sử dụng các tham số này để thực hiện các tác vụ trước khi trả về tài nguyên hoặc dữ liệu. Chẳng hạn như các tham số này sẽ được dùng để xác định các tài nguyên mà người dùng muốn truy cập như trong URL dưới đây. Hình 1.3. Cấu trúc của phần tham số trong URL Mỗi máy chủ Web có một cơ chế riêng về việc xử lý các tham số, và chỉ có thể biết được cách thức này nếu một máy chủ Web cụ thể xử lý như thế nào bằng việc hỏi chủ sở hữu của máy chủ Web hoặc những người phát triển. Tiếp theo là “anchor” thành phần thể hiện một dạng “đánh dấu” (bookmark) hoặc điểm neo bên trong tài nguyên, để giúp trình duyệt định hướng thể hiện nội dung được “đánh dấu”. Trên một tài liệu HTML, trình duyệt sẽ cuộn đến điểm nơi đánh dấu được định nghĩa, như đến tài liệu video hay âm thanh. Thông thường điểm neo được dùng để giúp người dùng có thể truy nhập nhanh đến nội dung trong một trang Web thông qua URL. Hoặc sử dụng nó để đánh dấu các phần nội dung đang đọc trong những lần truy cập tiếp theo vào trang Web. 1.1.3 Trình duyệt Web và máy chủ Web 8 Trình duyệt Web là một phần mềm có thể hiển thị trang Web được cấu trúc trong các tệp HTML trên máy tính của người dùng. Trình duyệt Web đầu tiên đã được viết bởi chính Timothy Berners-Lee vào năm 1990 khi ông đang làm việc tại phòng nghiên cứu vật lý châu Âu (CERN) gần Ge-ne-vơ, Thụy Sĩ. Trình duyệt này đã bắt đầu được phát hành ra các viện nghiên cứu khác vào tháng 01 năm 1991 và sau đó công bố rộng rãi vào tháng 08 cùng năm đó. Hiện nay, với sự bùng nổ của số lượng các website đã có rất nhiều trình duyệt được phát triển để phục vụ nhu cầu truy nhập của người dùng, vốn đang ngày càng gia tăng. Các trình duyệt là một phần mềm có khả năng gửi các yêu cầu truy nhập của người dùng khi họ nhập một địa chỉ trang Web vào thanh địa chỉ của trình duyệt. Sau đó nhận và hiển thị dữ liệu trang Web (tài liệu HTML) thông qua giao thức HTTP hoặc HTTPS và hiển thị lên cửa sổ trình duyệt. Trình duyệt cũng giúp gửi các tương tác của người dùng trên các đối tượng trong trang Web lên máy chủ và nhận lại các phản hồi, hiển thị nó. Chẳng hạn, khi người dùng nhập tên một mặt hàng nào đó vào ô tìm kiếm ở trang chủ và nhấn “Tìm”, trình duyệt sẽ đệ trình dữ liệu mà người dùng nhập vào lên máy chủ. Sau khi máy chủ Web tìm kiếm các dữ liệu liên quan đến từ khoá mà người dùng nhập vào được gửi lên từ trình duyệt Web, sẽ gửi trả dữ liệu kết quả về cho trình duyệt. Trình duyệt sẽ hiển thị dữ liệu kết quả được gửi trả về cho người dùng. Quá trình này có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau do lập trình viên xây dựng trang Web xác định. Hiện nay, trình duyệt có thể có nhiều phiên bản khác nhau chạy trên các thiết bị khác nhau. Chẳng hạn như trình duyệt Web dành cho máy tính để bàn, máy tính xách tay, cho các thiết bị thông minh như máy tính bảng, điện thoại di động thông minh hoặc một số thiết bị khác có khả năng kết nối Internet và có bộ vi xử lý. Dưới đây là một số trình duyệt phổ biến hiện nay: - Google Chrome: đây là trình duyệt Web đang chiếm đến 70% thị phần trình duyệt Web. Sự phổ biến của trình duyệt này là nhờ đến tốc độ duyệt và khả năng tích hợp dễ dàng với tài khoản Google của người dùng, từ đó giúp cá nhân hoá và đồng bộ các hoạt động trên các thiết bị khác nhau. Cùng với đó là một thư viện rất lớn gồm rất nhiều các phần mở rộng khác nhau cung cấp các chức năng bổ sung cho người dùng. - Safari: đây là trình duyệt Web mặc định của các thiết bị Apple như Macbook (máy tính xách tay), iMac (máy tính để bàn), iPhone (điện thoại di động), và iPad (máy tính bảng). Trên thực tế thì Safari là trình duyệt di động phổ biến nhất tại Mỹ do số lượng rất lớn các thiết bị của Apple được sử dụng tại đây. 9 - Microsoft Edge: được phát triển để thay thế cho Internet Explorer (đây vốn là trình duyệt Web phổ biến nhất trên thế giới vào giai đoạn đầu những năm 2000 khi chiếm đến 95% thị phần trình duyệt Web vào thời điểm đó). Edge được xây dựng dựa trên nền tảng của trình duyệt Chromium và dành cho các thiết bị chạy hệ điều hành Microsoft Windows. - Mozilla Firefox: là một trong những trình duyệt Web phổ biến tại Mỹ trước đây nhưng hiện nay trình duyệt này đã đánh mất phần lớn thị phần cho Chrome và Safari. Phần mềm này nhận được nhiều sự quan tâm khi được phát triển dựa trên nền tảng phần mềm mã nguồn mở và có các công cụ tiện ích cho các lập trình viên. Giúp các kỹ sư và các nhà phát triển dễ dàng kiểm tra và cập nhật website của họ nhằm cải thiện tính bảo mật, quyền riêng tư và khả năng sử dụng. - Cốc cốc: là trình duyệt được xây dựng bởi công ty trách nhiệm hữu hạn công nghệ Coc Coc. Cốc cốc phát triển dành cho thị trường Việt Nam và do người Việt phát triển dựa trên nền tảng mã nguồn mở Chromium (một nền tảng có tính bảo mật, phổ biến được nhiều trình duyệt Web sử dụng). Máy chủ Web (Web server) là một máy tính mà trên đó chạy các phần mềm chuyên biệt để tạo/phân phối các trang Web dựa trên các yêu cầu của người dùng. Các máy chủ sẽ nhận các yêu cầu của người dùng được gửi thông qua trình duyệt Web, sau đó phản hồi thông qua giao thức http hoặc https. Việc xử lý các yêu cầu trang Web của người dùng được thực hiện bởi phần mềm máy chủ Web (Web server software). Các phần mềm này được cài đặt một cách phù hợp với nền tảng được sử dụng để xây dựng các website. Cụ thể là hiện nay, các website đang được xây dựng bằng các ngôn ngữ lập trình như python, java, JavaScript, PHP, Go, Ruby (Manifera, 2020), C# với công nghệ asp.net. Vì vậy, các máy chủ web cũng sẽ được cài đặt các phần mềm máy chủ web như IIS (Internet Information Services) để chạy Asp.net, hay Apache HTTP Server để biên dịch mã nguồn của PHP, Java. Thông thường thì các máy chủ web sẽ gửi về máy khách (trình duyệt web) các tài liệu HTML (Hypertext Markup Language – ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản) sau khi biên dịch (chạy các đoạn mã lệnh được lập trình bằng cách ngôn ngữ phù hợp trên máy chủ) để sinh ra các tài liệu này đáp ứng các yêu cầu của người dùng. 1.1.4 Phân loại Website Hiện nay có rất nhiều website được xây dựng phục vụ cho rất nhiều mục đích khác nhau bởi rất nhiều tổ chức, cá nhân. Và có thể phân loại các website dựa trên: cấu trúc, quyền sở hữu, chức năng và lĩnh vực hoạt động. 1.1.4.1 Phần loại website theo cấu trúc 10  Website tĩnh là các website mà nội dung sẽ không có sự thay đổi thường xuyên. Các website này được xây dựng dựa trên HTML, CSS và JavaScript với các dữ liệu được đặt sẵn trong các tài liệu HTML. Nếu muốn thay đổi các nội dung, thì lập trình viên hay người quản lý sẽ phải sửa đổi tệp HTML một cách trực tiếp. Để thực hiện được thì cần phải có kiến thức về các ngôn ngữ lập trình mới có thể thực hiện được. Vì vậy, dạng website này không phù hợp với các trang Thương mại Điện tử, khi mà các thông tin về mặt hàng có thể sẽ thay đổi trong một khoảng thời gian ngắn, có thể tính bằng ngày hoặc giờ.  Website động là các website mà việc thay đổi nội dung của thông tin có thể được thực hiện bằng cách đưa các nội dung mới vào kho lưu trữ, nơi mà các website sẽ lấy dữ liệu để hiển thị từ đó. Các website này khi xây dựng sẽ bao gồm các chức năng để cho phép người dùng thay đổi, bổ sung các thông tin về các đối tượng mà họ muốn. Các thông tin mới sẽ được lưu trữ vào một cơ sở dữ liệu, sau đó khi người dùng (khách hàng) có yêu cầu truy nhập thì phần mềm máy chủ Web sẽ thực thi mã lệnh để truy vấn dữ liệu, sau đó tạo tài liệu HTML và trả lại cho trình duyệt để hiển thị. Các website dạng này còn có thể nhận các dữ liệu từ phía người dùng, lưu trữ và hiển thị gần như ngay lập tức cho những người dùng khác. Chẳng hạn như các bình luận, đánh giá của khách hàng đối với một mặt hàng nào đó. Hoặc các website Thương mại Điện tử, khi giá của một mặt hàng thay đổi thì khách hàng cũng sẽ thấy được thông tin này gần như ngay lập tức khi người quản trị thực hiện thay đổi đó. 1.1.4.2 Phân loại website theo quyền sở hữu  Website doanh nghiệp là các website do các doanh nghiệp tạo ra với mục đích chính là để giới thiệu các sản phẩm đến khách hàng. Hoặc các nhà sản xuất lớn như Samsung, Apple, Huawei, các website vừa là nơi giới thiệu sản phẩm, vừa là nơi để giao tiếp với các khách hàng lớn, quảng bá cho các sản phẩm mà họ đang sản xuất.  Website cá nhân là các website được sở hữu bởi các cá nhân. Bất kỳ ai cũng đều có thể tạo ra một website để phục vụ cho các mục đích cá nhân của mình. Tuy nhiên, hiện nay dạng website này thường chỉ được các cá nhân nổi tiếng sử dụng để phục vụ cho mục 11 đích quảng bá hình ảnh hay các sản phẩm cá nhân. Chẳng hạn như nhà văn Rhinanon Navin đã có riêng cho mình một website tại địa chỉ https://www.rhiannonnvain.com để giới thiệu về bản thân và sách của mình. Đối với những đối tượng người dùng khác thì việc duy trì một website cá nhân là khá tốn kém. Việc sử dụng một trong các dịch vụ mạng xã hội phổ biến hiện nay Facebook hay Twitter mang lại nhiều lợi ích hơn. 1.1.4.3 Phân loại website theo chức năng  Website bán hàng, đây là các website dạng Thương mại Điện tử tổng hợp hoặc là trang bán hàng của các đơn vị, cá nhân. Các website này thường cung cấp rất nhiều công cụ hỗ trợ cho việc mua hàng của khách hàng, như gợi ý sản phẩm, chatbot hỗ trợ 24/7, cho phép tìm kiếm và đặt hàng trực tuyến, thanh toán trực tuyến thông qua các cổng thanh toán, theo dõi đơn hàng.  Website tin tức, là các website của các cơ quan truyền thông, báo chí, các tổ chức được cấp phép để cung cấp các tin tức đến người đọc một cách nhanh chóng và thuận tiện. Nội dung của các tin tức là khá đa dạng, từ ảnh, video, cho đến các đối tượng 3D.  Website mạng xã hội, là một dạng website được xây dựng để giúp người dùng giao tiếp và chia sẻ các thông tin với nhau theo sở thích. Sự kết nối được thực hiện mà không có khoảng cách về địa lý, chênh lệch về thời gian, hoặc các rào cản khác. Các website mạng xã hội là các không gian xã hội được số hoá cho các cộng đồng chung, các cộng đồng trên thực tế, hoặc những cộng đồng được đoàn kết bởi lợi ích chung. Các mạng xã hội phổ biến hiện nay là Facebook, Myspace, Facebook, Twitter, và Youtube. Hiện nay, đã có đến hàng triệu người dùng trên các mạng xã hội này.  Website diễn đàn, đây là một trong những dạng website vốn rất phổ biến vào đầu những năm 2000, khi mà mạng xã hội chưa phổ biến vào thời điểm đó. Các chức năng mà các diễn đàn cung cấp cũng khá giống với mạng xã hội. Điểm khác biệt lớn nhất là mỗi người dùng trên các mạng xã hội sẽ có một trang nhà (homepage) của riêng mình và có thể đưa lên đó bất cứ nội dung nào mà không vi phạm các quy định của nhà cung cấp dịch vụ. Còn diễn đàn chỉ cho phép các thành viên đăng các nội dung trong những khu vực được cho phép. Thậm chí trong một số diễn đàn, thành viên còn 12 không được phép tạo bài mới nếu chưa đủ thời gian tham gia. Hiện nay, do sự phổ biến của xã hội, chỉ một số ít diễn đàn tại Việt Nam còn có thể duy trì hoạt động như handheldvn, otofun, webtretho, vozforums, F319,…  Website giải trí, đây cũng là dạng website rất phổ biến trước khi các mạng xã hội ra đời. Các website này cung cấp các chức năng nghe nhạc, xem film trực tuyến, chơi game cho người dùng. Khi mạng xã hội Youtube trở nên phổ biến thì các website giải trí đã phải đóng cửa khi mà chi phí để duy trì ngày càng tăng.  Website tìm kiếm thông tin: đây là các website cung cấp dịch vụ tìm kiếm thông tin trên Internet. Người dùng chỉ cần nhập nội dung vào ô tìm kiếm và nhấn nút, sẽ có đến hàng triệu kết quả được trả về. Các website cung cấp dịch vụ tìm kiếm phổ biến là Google, Microsoft Bing, Yahoo Search,…Các website này còn được sử dụng với mục đích cung cấp các thông tin về các sản phẩm của các website Thương mại Điện tử. Vì vậy, các công ty này luôn tìm mọi cách để tối ưu website của mình để bộ máy tìm kiếm có thể dễ dàng nhận dạng được các thông tin. Chẳng hạn khi người dùng gõ từ khoá “ví da”, thì các website liên quan được hiển thị ở những vị trí đầu tiên sẽ có nhiều khả năng hơn trong việc khách hàng lựa chọn để truy nhập. 1.1.4.4 Phân loại web theo lĩnh vực hoạt động Các website cũng có thể được phân loại theo lĩnh vực hoạt động, chẳng hạn như website giáo dục, website ngành xây dựng, website lĩnh vực du lịch, website thời trang, website thương mại điện tử,… 1.1.5 Các ứng dụng hiện đại của Web Hiện nay, với sự phát triển của rất nhiều công nghệ, đặc biệt là các công nghệ truyền dẫn, tốc độ truyền tải dữ liệu trên Internet đã tăng lên rất nhiều. Công nghệ này thúc đẩy sự ra đời của rất nhiều ứng dụng dựa trên nền tảng web, đó là các web application (ứng dụng web). Đây là các ứng dụng được cung cấp thông qua trình duyệt và nhờ có người dùng có thể dễ dàng sử dụng ở bất kỳ nơi nào có thể kết nối Internet. Các ứng dụng web mang lại rất nhiều lợi ích cho người dùng: - Các ứng dụng web có thể chạy trên nhiều nền tảng khác nhau mà không phụ thuộc vào hệ điều hành nào đang chạy trên đó, hoặc thiết bị cũng như sự tương thích với các trình duyệt. 13 - Tất cả người dùng đều truy cập cùng một phiên bản phần mềm, giúp loại bỏ các vấn đề liên quan đến sự tương thích. - Không đòi hỏi người dùng phải cài đặt các ứng dụng này lên trên các ổ đĩa, giúp tiết kiệm được không gian lưu trữ. - Giúp giảm vi phạm bản quyền phần mềm. Người dùng khó có thể sử dụng các phiên bản bẻ khoá giống như các phần mềm chạy trên các thiết bị của người dùng cuối. - Giúp giảm chi phí cho cả doanh nghiệp và người dùng cuối khi mà sự hỗ trợ ít được yêu cầu hơn so với các ứng dụng chạy trên máy tính của người dùng cuối. Hiện nay, có rất nhiều ứng dụng web cung cấp nhiều tính năng khác nhau cho người dùng. Chẳng hạn như chỉnh sửa văn bản, kiểm tra cú pháp ngữ pháp (Grammarly), dịch (Google translate), bảng tính, chỉnh sửa ảnh và video, chuyển đổi tệp, … Phổ biến nhất trong các ứng dụng web là các ứng dụng được phát triển bởi Google (Gmail, Google Docs, Google Sheets, Google Slides, Google Drive,…) và Microsoft Office 365. Các ứng dụng web này có tốc độ đáp ứng đủ đảm bảo người dùng có thể làm việc một cách dễ dàng nhờ vào tốc độ truyền dẫn của đường truyền Internet đã được cải thiện rất nhiều. Như với Google Docs, một ứng dụng web cung cấp dịch vụ soạn thảo văn bản, hỗ trợ hầu hết các định dạng tệp văn bản, kể cả các tài liệu của Microsoft Word; người dùng sẽ không cần phải cài đặt ứng dụng lên máy tính của mình mà chỉ cần một trình duyệt web. Ứng dụng này hỗ trợ hầu hết tất cả các tính năng cần thiết của một ứng dụng soạn thảo văn bản. Sau khi hoàn thành hoặc không soạn thảo nữa, thì tệp văn bản của người dùng sẽ được lưu trữ trên Google Drive (liên kết với tài khoản Google của họ). Vì vậy, các tệp văn bản này có thể dễ dàng truy nhập trên các máy tính khác nhau hoặc thông qua trình duyệt. Đặc biệt là Google Drive có thể quản lý các phiên bản của tệp văn bản một cách tự động; giúp người dùng có thể dễ dàng khôi phục lại phiên bản trước đó của tệp văn bản mà họ đang soạn thảo. Lợi ích quan trọng hơn của các ứng dụng web cung cấp dịch vụ soạn thảo văn bản là có thể dễ dàng chia sẻ các văn bản của mình cho những người khác. Việc chia sẻ này rất trực quan trong việc cho phép những góp ý được đặt ở những vị trí trong văn bản. Các góp ý này có thể được nhìn thấy theo thời gian thực. Hoặc tệp văn bản được chia sẻ có thể cho phép nhiều người cùng tham gia soạn thảo để tránh những trùng lặp có thể có khi soạn thảo ở chế độ không trực tuyến. Một trong những công nghệ giúp cho các nhà phát triển hoặc lập trình viên có thể dễ dàng tạo ra và cung cấp các ứng dụng web là SaaS (Software as a service – phần mềm dưới dạng dịch vụ). SaaS là một dịch điện toán đám mây, cho phép phân 14 phối các ứng dụng như kinh doanh, văn phòng, bảng tính, phần mềm quản lý, trò chơi ảo hoá, quản lý khách hàng và tất cả các ứng dụng khác miễn là được phát triển theo mô hình và kiến trúc phù hợp. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì các ứng dụng SaaS rất phù hợp, giúp họ nhanh chóng triển khai các hoạt động, giảm thiểu chi phí đầu tư ban đầu và chi phí hoạt động. Họ sẽ không cần phải mua các thiết bị có phần cứng mạnh mẽ để chạy các ứng dụng mà chỉ cần phù hợp để chạy các trình duyệt. Không cần phải chi phí bản quyền, bảo trì hoặc lương trả cho các nhân viên công nghệ thông tin. Chẳng hạn, thay vì phải mua bản quyền phần mềm quản lý nhân sự, họ chỉ cần trả tiền để sử dụng ứng dụng SaaS thông qua trình duyệt theo thời gian mà họ sử dụng. Tuy nhiên, một rào cản đang khiến nhiều doanh nghiệp đang lưỡng lự trong việc sử dụng các ứng dụng SaaS là tính bảo mật của thông tin khi mà hầu hết các dữ liệu của họ sẽ được lưu trữ trên các máy chủ nhà cung cấp dịch vụ. 1.1.6 Các thành phần tạo nên một trang Web Trang Web là một đơn vị hình thành nên các website hay nói cách khác thì website là một tập hợp các trang Web. Có một số định nghĩa gọi website là trang Web, còn trang Web là các trang con. Bởi vì hiện tại, khi dịch sang tiếng Việt thì website hay trang Web đều được dịch là trang Web. Vì vậy, trong phạm vi của cuốn sách này, web page sẽ tương đương với cụm từ trang Web và website sẽ giữ nguyên từ trong tiếng Anh theo đúng ý nghĩa. Các trang Web trong một website sẽ được liên kết với nhau thông qua các liên kết “link” hoặc hệ thống trình đơn (menu). Hình 1.4. Cấu trúc của một website 15 Một website sẽ thường có cấu trúc như trên Hình 1.4. Khi người dùng vào website Thương mại Điện tử bán giày trực tuyến, họ sẽ truy cập đầu tiên đến Home Page (trang Web chủ), nơi các mặt hàng được hiển thị. Từ đó họ có thể truy nhập đến các mục con như trang Web hiển thị giày cho phụ nữ, trẻ em,… Để xác định được các thành phần cấu tạo nên một trang Web thì cần phải căn cứ trên loại của website là website tĩnh hay website động. Đối với các website tĩnh thì các trang Web sẽ là các tài liệu HTML được tạo nên bởi các thẻ HTML. Các thẻ này quy định các điều khiển hiển thị trên các trang Web để giao tiếp với người dùng hoặc quy định cách thức mà dữ liệu sẽ được hiển thị. Chẳng hạn cặp thẻ sẽ làm cho nội dung bên trong in đậm. Tuy nhiên, HTML chỉ giúp tạo nên cấu trúc và nội dung của trang Web. Để có thể giúp tạo ra các trang Web có giao diện đẹp, tăng trải nghiệm người dùng thì cần sử dụng CSS (Cascading Style Sheet), một ngôn ngữ đánh dấu với các bộ quy tắc để định dạng, trang trí cho các thành phần trong một trang Web. Hình 1.5. Nút bấm mặc định và các phiên bản sử dụng CSS Như trong Hình 1.5, điều khiển nút bấm mặc định của HTML rất đơn giản, không mang lại cho người dùng nhiều trải nghiệm tốt về giao diện. Và khi css được ứng dụng sẽ giúp tạo ra các nút bấm đẹp hơn, tiện lợi hơn. Để có thể có được các hiệu ứng tốt hơn, JavaScript, một ngôn ngữ kịch bản sẽ được sử dụng. Chẳng hạn để giúp người dùng có thể phóng to ảnh của các sản phẩm mà họ đang xem. Đối với các website động, nội dung của các trang Web sẽ thay đổi theo các yêu cầu của người dùng. Chẳng hạn khi người dùng lựa chọn một sản phẩm để mua, họ có thể nhấn vào nút “mua hàng” hoặc “cho vào giỏ hàng”. Lúc này, trang Web giỏ hàng sẽ được hiển thị. Trang Web này sẽ có nội dung hiển thị các mặt hàng mà khách hàng đã lựa chọn. Vì vậy, máy chủ web sẽ phải chạy mã lệnh của ngôn ngữ lập trình được sử dụng để xây dựng website để sinh ra tài liệu HTML trả về cho trình duyệt hiển thị. Nên một website động sẽ có các trang Web được tạo ra một cách động, thay đổi theo các tương tác của người dùng. Các trang Web này cũng sẽ có các thành phần giống trong các website tĩnh là: HTML + CSS + Javascript hoặc một ngôn ngữ backend (quản trị). Khả năng đáp ứng các yêu cầu về dữ liệu một cách phù hợp chính là tính năng quan trọng của các website động so với các website tĩnh. Ngoài ra, cấu trúc của các website động sẽ gọn hơn, nghĩa là ít các trang Web hơn. Điều có được là nhờ khả năng sinh ra các tài liệu HTML. Do vậy, cùng là một trang Web nhưng lại có thể hiển thị nhiều nội dung khác nhau. Chẳng hạn, thay vì 16 cần phải có nhiều trang Web cho từng loại mặt hàng riêng biệt thì các loại mặt hàng này sẽ cùng được hiển thị trong một trang Web khi người sử dụng yêu cầu. 1.2 Hệ thống các ứng dụng Thương mại Điện tử và những chức năng chính 1.2.1 Hệ thống các ứng dụng Thương mại Điện tử Khi nói đến các ứng dụng của Thương mại Điện tử thì đây là một thuật ngữ có thể có một số cách hiểu khác nhau. Đầu tiên là nó có thể được sử dụng để tham chiếu đến việc sử dụng Thương mại Điện tử như là một phương tiện của tiếp thị; bán lẻ và bán sỉ; bán đấu giá các mặt hàng bởi các nhà sản xuất cho các nhà bán lẻ; ngân hàng điện tử; đặt phòng khách sạn và các dịch vụ khác. Cách hiểu thứ hai là ứng dụng Thương mại Điện tử là các phần mềm như được phát hành bởi các nhà cung cấp dịch vụ lớn như Amazon, Ebay, Groupon, v.v. Nó có thể là ứng dụng Web hay ứng dụng trên thiết bị di động. Các ứng dụng Thương mại Điện tử trên các thiết bị di động là phần mở rộng của Thương mại Điện tử. Các ý tưởng xây dựng các ứng dụng Thương mại Điện tử chính là động lực thúc đẩy mọi hoạt động kinh doanh phát triển và đạt được thành công. Chẳng hạn như các ứng dụng cho phép đặt xe Uber, Grab, Bee hoặc ứng dụng giao đồ ăn DoorDash, Foody, Now. Đối với các ứng dụng Thương mại Điện tử dạng Web thì ban đầu được xây dựng bởi các nhà sản xuất hoặc nhà bán lẻ như là một trang giới thiệu và cho phép các khách hàng có thể đặt hàng. Sau đó, khi các thiết bị di động được phát triển, các nhà sản xuất và bán lẻ lại xây dựng các website có khả năng hiển thị một cách phù hợp trên các thiết bị vốn có màn hình khá nhỏ này. Việc này đã tạo ra không ít khó khăn cho khách hàng vì những giới hạn của dạng hiển thị của website trên màn hình nhỏ. Vì vậy, các ứng dụng di động đã được phát triển để hỗ trợ tốt hơn các tương tác của khách hàng. Giúp họ có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin về các mặt hàng, đặt hàng, kiểm tra đơn hàng và nhận các thông báo về trạng thái đơn hàng, các thông tin khuyến mại. Như vậy, hiện nay có hai dạng phần mềm Thương mại Điện tử là ứng dụng Web và ứng dụng di động. Đối với khách hàng thì họ thường có xu hướng sử dụng các ứng dụng di động để tìm hiểu và mua sắm khi mà thời gian sử dụng điện thoại di động của họ ngày càng gia tăng. Trong khi đó đối với nhà sản xuất, nhà bán lẻ, nhà phân phối thì họ lại thường sử dụng các ứng dụng giao diện web để triển khai các hoạt động Thương mại Điện tử của mình. Do lượng thông tin trong các hoạt động của các doanh nghiệp thường sẽ nhiều hơn rất nhiều so với các khách hàng tiêu dùng của họ. Vì vậy, các ứng dụng di động sẽ khó có thể phù hợp. 1.2.2 Các chức năng chính của các ứng dụng Thương mại Điện tử Hai cách hiểu về hệ thống các ứng dụng Thương mại Điện tử có thể tổng quát hóa dưới dạng hình vẽ dưới đây. 17 Hình 1.6. Các ứng dụng Thương mại Điện tử (Mindster, 2019) Và một trong những ứng dụng Thương mại Điện tử phổ biến (theo cách hiểu thứ hai) là các website. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều xây dựng các trang Web để giới thiệu và bán các sản phẩm của mình. Vì vậy, có rất nhiều loại trang Web khác nhau trong Thương mại Điện tử, chẳng hạn như Business to Consumer (B2C – Dịch vụ đến khách hàng), Business to Business (B2B – Doanh nghiệp đến doanh nghiệp). Các website này là các thành phần để triển khai các chức năng của các hệ thống Thương mại Điện tử, bao gồm: - Chức năng kho hàng điện tử dành cho khách hàng (Business to Customer Storefronts – B2C). - Chức năng kho hàng điện tử giữa các doanh nghiệp Thương mại Điện tử và các doanh nghiệp sản xuất, các nhà bán lẻ lớn (Business to Business – B2B). - Chức năng quản lý quan hệ khách hàng (Customer Relationship Management – CRM). - Chức năng quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain Management). - Chức năng quản lý quan hệ giữa các nhà cung cấp (Supplier Relationship Managerment). - Chức năng quản lý mua sắm điện tử (e-Procurement) dành cho các hệ thống Thương mại Điện tử trong việc tự động hoá các hoạt động mua hàng từ các nhà sản xuất. Hiện nay, nhiều hệ thống Thương mại Điện tử cũng đã triển khai các ứng dụng di động để có thể dễ dàng tiếp cận khách hàng khi mà thời gian sử dụng các thiết bị di động đang ngày càng tăng lên. Đặc biệt là khi sử dụng các thiết bị di động thì hầu hết các khách hàng đang ở trạng thái không làm việc hoặc đang thực hiện các công việc không cần nhiều sự tập trung. Vì vậy, họ sẽ có nhiều thời gian để xem và lựa chọn 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan