Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Giáo trình pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thương mại ...

Tài liệu Giáo trình pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thương mại

.PDF
121
1
116

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI Chủ biên: PGS.TS. Vũ Thị Hồng Yến Hà Nội, tháng 12/2021 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI PGS.TS. Vũ Thị Hồng Yến ThS. Phạm Minh Huyền Hà Nội, tháng 12/2021 2 DANH SÁCH TẬP THỂ TÁC GIẢ STT 1 Tên tác giả PGS.TS. Vũ Thị Hồng Yến Nhiệm vụ Chương 1: Mục 1.1; Mục 1.2.1. Chương 2: Mục 2.2. Chương 5. 2 ThS. Phạm Minh Huyền Chương 1: Mục 1.2.2; Mục 1.3. Chương 2: Mục 2.1. Chương 3. Chương 4. 3 LỜI NÓI ĐẦU Quyền sở hữu công nghiệp là một loại tài sản trí tuệ mặc dù mang tính vô hình nhƣng là loại tài sản luôn gắn liền với các hoạt động thƣơng mại và dịch vụ, mang lại những nguồn lợi to lớn cho chủ thể quyền cũng nhƣ cho toàn xã hội. Bảo hộ thành quả sáng tạo trí tuệ không chỉ là nhiệm vụ của mỗi quốc gia mà còn là nhiệm vụ mang tính quốc tế. Quyền sở hữu công nghiệp bao gồm quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thƣơng mại, bí mật kinh doanh và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp. Nghiên cứu pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thƣơng mại không những tạo hành lang pháp lý an toàn và hiệu quả cho việc khai thác các giá trị thƣơng mại của quyền sở hữu công nghiệp mà còn tạo các giải pháp pháp lý để khuyến khích và thúc đẩy các hoạt động sáng tạo và hoạt động dịch vụ, thƣơng mại trong lĩnh vực quyền sở hữu công nghiệp. Pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thƣơng mại là môn học chuyên sâu về các khía cạnh pháp lý của quyền sở hữu công nghiệp, về giá trị kinh tế khi các đối tƣợng của quyền sở hữu công nghiệp đƣợc đƣa vào khai thác thƣơng mại, đƣợc giảng dạy tại Trƣờng Đại học Mở Hà Nội và một số cơ sở đào tạo luật khác của Việt Nam. Nhằm phục vụ nhu cầu giảng dạy, học tập cho giảng viên, sinh viên chuyên ngành luật cũng nhƣ các độc giả quan tâm nghiên cứu, giáo trình Pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thƣơng mại của Trƣờng Đại học Mở Hà Nội đƣợc biên soạn bởi các tác giả là những giảng viên có kinh nghiệm trong hoạt động giảng dạy cũng nhƣ trong hoạt động thực tiễn. Hy vọng giáo trình Pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thƣơng mại là tài liệu tham khảo hữu ích cho các giảng viên, sinh viên và độc giả quan tâm. Trân trọng giới thiệu giáo trình Pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thƣơng mại tới bạn đọc! CHỦ BIÊN 4 MỤC LỤC Trang LỜI GIỚI THIỆU DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chƣơng 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI 1.1 KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP 6 1.1.1. Khái niệm quyền sở hữu công nghiệp 6 1.1.2. Đặc điểm của quyền sở hữu công nghiệp KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI Khái niệm quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thƣơng mại Đặc điểm của quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thƣơng mại NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI Hành vi sử dụng các đối tƣợng của quyền sở hữu công nghiệp. Chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp. Hành vi cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thƣơng mại Chƣơng 2 KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP 7 1.2 1.2.1. 1.2.2. 1.3. 1.3.1. 1.3.2. 1.3.3. 1.3.4. 9 9 10 14 14 16 16 17 2.1 HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ SHCN TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI 19 2.1.1. Hệ thống pháp luật quốc tế về quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thƣơng mại 19 2.1.2. Khái quát quá trình phát triển của pháp luật về SHCN trong hoạt động thƣơng mại của Việt Nam 20 2.2 XÁC LẬP, CHỦ THỂ, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG CỦA QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP Xác lập quyền sở hữu công nghiệp Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp 23 2.2.1. 2.2.2 5 23 27 2.2.3. 2.2.4. Đối tƣợng quyền sở hữu công nghiệp Nội dung quyền sở hữu công nghiệp Chƣơng 3 PHÁP LUẬT VỀ CẠNH TRANH LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI 28 45 3.1. PHÁP LUẬT VỀ CHỐNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI. Khái quát về pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thƣơng mại. Quy định pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thƣơng mại. PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT HÀNH VI HẠN CHẾ CẠNH TRANH LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI Khái quát pháp luật về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thƣơng mại. Quy định pháp luật về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thƣơng mại. Chƣơng 4 PHÁP LUẬT VỀ KHAI THÁC THƢƠNG MẠI VÀ CHUYỂN GIAO QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI 59 PHÁP LUẬT VỀ KHAI THÁC THƢƠNG MẠI QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP Khai thác thƣơng mại các đối tƣợng SHCN mang đặc tính sáng tạo Khai thác thƣơng mại đối tƣợng SHCN mang tính chỉ dẫn thƣơng mại PHÁP LUẬT VỀ CHUYỂN GIAO QUYỀN SHCN TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI Chuyển nhƣợng quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thƣơng mại Chuyển quyền sử dụng đối tƣợng SHCN trong hoạt động thƣơng mại PHÁP LUẬT VỀ CÁC HÌNH THỨC KHAI THÁC THƢƠNG 78 3.1.1. 3.1.2. 3.2. 3.2.1. 3.2.2. 4.1. 4.1.1. 4.1.2. 4.2. 4.2.1. 4.2.2. 4.3. 6 59 61 69 69 70 79 80 81 82 84 87 MẠI KHÁC CỦA QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI 4.3.1. Pháp luật về nhƣợng quyền thƣơng mại 88 4.3.2. Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu công nghiệp 91 4.3.3. Pháp luật về thế chấp bằng quyền sở hữu công nghiệp 93 Chƣơng 5 PHÁP LUẬT VỀ ẢO VỆ QU ỀN SHCN TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO VỆ QUYỀN SHCN TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI 5.1.1. Khái niệm bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thƣơng mại 5.1.2. Đặc điểm của việc bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thƣơng mại 5.1.3. Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp 5.1.3.1 Hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí 5.1.3.2 Hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh 95 5.1.3.3 Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thƣơng mại và chỉ dẫn địa lý 5.2. CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ QUYỀN SHCN TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI 5.2.1. Biện pháp tự bảo vệ 5.2.2. Biện pháp dân sự 5.2.3. Biện pháp hành chính 5.2.4. Biện pháp hình sự 5.2.5. Biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến SHCN 99 5.1. 7 95 96 98 99 99 100 100 102 105 109 111 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BLDS: Bộ luật Dân sự BLHS: Bộ luật Hình sự Nxb: Nhà xuất bản SHCN: Sở hữu công nghiệp SHTT: Sở hữu trí tuệ XHCN: Xã hội chủ nghĩa 8 CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QU ỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI Tóm tắt chƣơng: Chương 1 nêu lên khái niệm và phân tích các đặc điểm cơ bản của quyền sở hữu công nghiệp và quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thương mại. Ngoài ra, chương này còn phân tích những nội dung cơ bản về quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thương mại. 1.1. Khái niệm và đặc điểm của quyền sở hữu công nghiệp 1.1.1. Khái niệm quyền sở hữu công nghiệp Trong thời đại ngày nay, phần lớn hoạt động sản xuất kinh doanh đều gắn với các đối tƣợng của quyền sở hữu công nghiệp nhƣ sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng... và theo đó, việc nhận diện các quyền sở hữu công nghiệp, giải quyết xung đột, tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp đã đƣợc điều chỉnh bởi pháp luật không chỉ của mỗi quốc gia mà còn là vấn đề pháp luật có tính toàn cầu. Bởi các giao dịch thƣơng mại, kinh tế hiên nay không còn đƣợc xác định theo ranh giới lãnh thổ của từng quốc gia mà là vấn đề toàn cầu trong bối cảnh của sự phát triển bùng nổ về công nghệ và trí tuệ nhân tạo hiện nay. Việc ghi nhận quyền sở hữu công nghiệp nhằm bảo vệ quyền của những ngƣời hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh có ứng dụng các tài sản trí tuệ cũng là một phƣơng thức thúc đẩy các hoạt động thƣơng mại phát triển và góp phần tăng trƣởng cho nền kinh tế nƣớc nhà. Quyền sở hữu công nghiệp đƣợc hiểu theo hai nghĩa: - Hiểu theo nghĩa khách quan: Quyền sở hữu công nghiệp là pháp luật về SHCN hay nói cách khác là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội có đối tƣợng là các sản phẩm trí tuệ do con ngƣời sáng tạo ra và đƣợc pháp luật ghi nhận là các đối tƣợng sở hữu công nghiệp. Có thể phân chia các quy phạm pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp theo các nhóm sau: Thứ nhất: Nhóm các quy định liên quan đến việc xác định tiêu chuẩn một kết quả sáng tạo là đối tƣợng của quyền sở hữu công nghiệp; Thứ hai: Nhóm các quy định liên quan đến thẩm quyền, trình tự, thủ tục xác lập đối tƣợng sở hữu công nghiệp; Thứ ba: Nhóm các quy định liên quan đến nội dung quyền của các chủ thể đối với các đối tƣợng SHCN (bao gồm quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu, tác giả, các chủ thể khác đối với các đối tƣợng SHCN đã đƣợc xác lập); Thứ tư: Các quy phạm liên quan đến việc dịch chuyển các đối tƣợng sở hữu công nghiệp; Thứ năm: Các quy phạm liên quan đến việc bảo vệ quyền của các chủ thể đối với các đối tƣợng sở hữu công nghiệp. Với nghĩa này, quyền sở hữu công nghiệp không chỉ là các quy định trong lĩnh vực luật tƣ mà thuộc rất nhiều các văn bản pháp luật khác nhau, thuộc nhiều ngành luật khác nhau tạo thành thể thống nhất điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến các đối 9 tƣợng SHCN nhƣ luật hình sự, luật hành chính... Ngoài ra, quyền sở hữu công nghiệp không những đƣợc các quy phạm pháp luật của quốc gia điều chỉnh mà chúng còn đƣợc điều chỉnh bởi các điều ƣớc quốc tế song phƣơng và đa phƣơng. - Hiểu theo nghĩa chủ quan: Quyền sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân đối với các đối tƣợng sở hữu công nghiệp. Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật SHTT thì: “Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lí, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh”. Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh tuy không đƣợc coi là một trong các đối tƣợng cụ thể của quyền sở hữu công nghiệp nhƣng nó là sự nảy sinh tất yếu trong quá trình các chủ thể thực hiện quyền đối với các đối tƣợng sở hữu công nghiệp, do vậy, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh đƣợc coi là nội dung cơ bản của quyền sở hữu công nghiệp. Với ý nghĩa này, quyền sở hữu công nghiệp là quyền, nghĩa vụ của các chủ thể liên quan đến việc sáng tạo, sử dụng, chuyển dịch các đối tƣợng sở hữu công nghiệp. Các quyền này bao gồm các quyền nhân thân và quyền tài sản của các chủ thể trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; quyền ngăn chặn những hành vi xâm phạm hoặc cạnh tranh không lành mạnh đối với các quyền của những ngƣời sáng tạo ra hoặc ngƣời sử dụng hợp pháp các đối tƣợng đó. Quyền sở hữu công nghiệp còn đƣợc hiểu dƣới góc độ là quan hệ pháp luật với đầy đủ các yếu tố cấu thành của một quan hệ nhƣ chủ thể, khách thể, nội dung. Quyền sở hữu công nghiệp chỉ đƣợc hình thành trên cơ sở sự tác động của các quy phạm pháp luật về SHCN đối với các kết quả của hoạt động sáng tạo trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ. Nhƣ vậy, chủ thể của quyền sở hữu công nghiệp là tất cả các cá nhân, tổ chức nhƣ tác giả hay chủ sở hữu các đối tƣợng SHCN hoặc tổ chức, cá nhân đƣợc chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp. Khách thể của quyền sở hữu công nghiệp là các kết quả của hoạt động sáng tạo trí tuệ đƣợc áp dụng trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh nhƣ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lí, tên thƣơng mại, bí mật kinh doanh. Nội dung của quyền sở hữu công nghiệp là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể quyền sở hữu công nghiệp đƣợc pháp luật ghi nhận và bảo hộ. 1.1.2 Đặc điểm của quyền sở hữu công nghiệp a. Đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp luôn gắn liền với hoạt động sản xuất, kinh doanh Một trong những tiêu chí để phân chia kết quả của hoạt động sáng tạo trí tuệ thành quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp chính là căn cứ vào tính hữu ích hay khả năng ứng dụng của chúng. Nếu các đối tƣợng của quyền tác giả chủ yếu đƣợc áp dụng trong các hoạt động giải trí tinh thần thì các đối tƣợng của quyền sở hữu công nghiệp lại đƣợc ứng dụng trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh thƣơng mại. Tại Điều 1 Công ƣớc Paris về bảo hộ SHCN đã quy định: “SHCN phải được hiểu theo nghĩa rộng nhất, không những chỉ áp dụng cho công nghiệp và thương mại theo đúng nghĩa của chúng mà cho cả các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp khai thác và tất cả các sản phẩm công nghiệp và sản phẩm tự nhiên như rượu, ngũ cốc, thuốc lá, hoa quả, gia súc, khoáng sản, nước khoáng, bia và bột”. Chính vì lẽ đó mà một trong những điều 10 kiện để đƣợc bảo hộ của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và thiết kế bố trí là chúng phải có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm có giá trị cho đời sống con ngƣời. Còn đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lí, tên thƣơng mại, bí mật kinh doanh phải chứa đựng các chỉ dẫn thƣơng mại để kết nối giữa nhà sản xuất hay cung cấp dịch vụ đối với ngƣời tiêu dùng. Chủ thể nào nắm giữ đƣợc các đối tƣợng này sẽ có những lợi thế cạnh tranh hơn hẳn những chủ thể khác. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trƣờng với mức độ cạnh tranh gay gắt nhƣ hiện nay thì việc quan tâm, đầu tƣ và trở thành chủ sở hữu các đối tƣợng SHCN là công việc thực sự cần thiết. b. Quyền sở hữu công nghiệp được xác lập qua thủ tục đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền Quyền sở hữu công nghiệp chỉ đƣợc pháp luật bảo hộ khi chúng đã đƣợc cơ quan nhà nƣớc chính thức cấp văn bằng bảo hộ, trừ những trƣờng hợp khác do luật định1. Đăng kí để đƣợc cấp văn bằng bảo hộ là cách thức để công khai hoá tình trạng của loại tài sản vô hình này đối với các chủ thể khác, là cách thức để thông báo tài sản này đã thuộc về chủ thể xác định, qua đó tránh tình trạng bị ngƣời khác chiếm đoạt. Văn bằng bảo hộ này chính là chứng cứ chứng minh để bảo vệ quyền của mình khi có hành vi tranh chấp quyền xảy ra. Khác với việc đăng ký quyền tác giả là tự nguyện, mang tính khuyến khích, còn việc đăng kí quyền sở hữu công nghiệp là thủ tục bắt buộc. Nếu một ngƣời đã đầu tƣ công sức, tài chính để tạo ra các đối tƣợng SHCN nhƣng lại không tiến hành đăng kí quyền cho đối tƣợng đó thì sẽ không đƣợc pháp luật bảo hộ trong trƣờng hợp có ngƣời khác đã thực hiện đăng kí trƣớc (trừ một số trƣờng hợp ngoại lệ). Họ chỉ đƣợc hƣởng quyền của ngƣời sử dụng trƣớc nếu thành công trong việc chứng minh họ đã tạo ra các đối tƣợng đó (đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp) một cách độc lập trƣớc ngày đơn đăng kí đƣợc nộp. Hơn nữa, thông qua thủ tục đăng kí, Nhà nƣớc còn nhằm mục đích khuyến khích các hoạt động sáng tạo trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và thƣơng mại. Việc đăng tải trên công báo các thông tin về các đối tƣợng sẽ đƣợc cấp văn bằng bảo hộ tạo điều kiện cho các chủ thể khác trong xã hội tiếp cận đƣợc các tri thức hiện đại và tiên tiến nhất, làm căn cứ cho các nghiên cứu, phát minh tiếp theo. c. Quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ có thời hạn Khác với loại tài sản hữu hình (vật, tiền, các giấy tờ có giá...), các đối tƣợng SHCN thƣờng đƣợc bảo hộ trong khoảng thời gian xác định (tuy có một số loại đối tƣợng không xác định thời hạn nhƣ bí mật kinh doanh, tên thƣơng mại, nhãn hiệu nổi tiếng, chỉ dẫn địa lý). Các đối tƣợng đƣợc bảo hộ theo thời hạn là các đối tƣợng xác định đƣợc tác giả sáng tạo ra đối tƣợng đó; những đối tƣợng SHCN không xác định tác giả sáng tạo đƣợc bảo hộ không thời hạn hoặc có thời hạn với những điều kiện nhất định. Có thể phân loại các đối tƣợng SHCN thành các đối tƣợng có xác lập quyền tác giả hay không xác lập quyền tác giả. Đối với đối tƣợng quyền sở hữu công nghiệp có ghi nhận quyền của tác giả sáng tạo ra đối tƣợng đó thì việc quy định thời hạn bảo hộ là cần thiết. Con ngƣời luôn tìm tòi, sáng tạo ra những cái mới để phục vụ lợi ích của mình, kết quả sáng tạo của ngƣời 1 Tên thƣơng mại đƣợc bảo hộ qua thực tiễn sử dụng chúng trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh của chủ thể đăng ký tên doanh nghiệp. Bí mật kinh doanh đƣợc bảo hộ khi các thông tin thƣơng mại còn trong tình trạng bí mật trƣớc khi có hành vi xâm phạm. 11 này, của thế hệ này có thể sẽ là tiền đề cho sáng tạo của ngƣời khác, của thế hệ sau. Do sự sáng tạo của con ngƣời là vô hạn vì vậy những điều phù hợp với điều kiện hiện tại, đối với ngƣời này có thể không còn phù hợp với tƣơng lai. Nếu cứ tiếp tục bảo vệ kết quả sáng tạo đó với thời gian không hạn định sẽ trở thành rào cản cho tiến bộ xã hội, hơn nữa kìm hãm sự phát triển của xã hội. Việc quy định thời hạn bảo hộ đối với một số đối tƣợng SHCN là điều cần thiết. Thời hạn bảo hộ đối tƣợng SHCN là thời hạn có hiệu lực của văn bằng bảo hộ. Có thể chia thời hạn bảo hộ thành ba loại: Thứ nhất, thời hạn bảo hộ đƣợc xác định và không đƣợc gia hạn. Loại thời hạn này đƣợc áp dụng đối với sáng chế là 20 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ; với thiết kế bố trí mạch tích hợp là 10 năm kể từ năm kể từ ngày đăng kí hoặc ngày ngƣời có quyền nộp đơn khai thác, cho phép ngƣời khác khai thác thƣơng mại tại bất kì nơi nào trên thế giới hoặc 15 năm tính từ ngày tạo ra thiết kế bố trí; Thứ hai, thời hạn bảo hộ đƣợc xác định và có thể đƣợc gia hạn. Loại thời hạn này đƣợc áp dụng đối với với kiểu dáng công nghiệp là 5 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ, có thể gia hạn 2 lần liên tiếp, mỗi lần 5 năm; đối với nhãn hiệu là 10 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ, có thể gia hạn liên tiếp nhiều lần mỗi lần 10 năm. Đối với các đối tƣợng nêu trên, việc bảo hộ trong thời hạn xác định chỉ có hiệu lực khi chủ sở hữu văn bằng bảo hộ nộp lệ phí duy trì hiệu lực của văn bằng. Thứ ba, thời hạn bảo hộ không xác định. Loại thời hạn này đƣợc áp dụng đối với tên thƣơng mại, chỉ dẫn địa lí, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu nổi tiếng cho đến khi nào còn đáp ứng đƣợc điều kiện bảo hộ 1.2. Khái niệm và đặc điểm của quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thƣơng mại 1.2.1. Khái niệm quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thương mại Trong bối cảnh phát triển của nền kinh tế tri thức và cạnh tranh toàn cầu, pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp đang có những thay đổi nhanh chóng cả tầm quốc gia cũng nhƣ quốc tế. Nếu nhƣ trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, khía cạnh thƣơng mại của các đối tƣợng SHCN chƣa đƣợc khai thác triệt để thì trong thƣơng mại hiện đại, các đối tƣợng này ngày càng khẳng định vai trò quan trọng không chỉ đối với các chủ thể kinh doanh trên thị trƣờng mà còn đối với ngƣời tiêu dùng và toàn xã hội. Chính vì vậy, vấn đề quyền sở hữu công nghiệp cần phải đƣợc nghiên cứu ở trạng thái “động”, gắn liền với sự vận động và phát triển của các hoạt động thƣơng mại. Bên cạnh đó, Việt Nam đã trở thành thành viên của nhiều tổ chức kinh tế quốc tế nhƣ Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dƣơng (APEC), Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO), đã ký kết nhiều Điều ƣớc quốc tế song phƣơng và đa phƣơng về hợp tác kinh tế, thúc đẩy giao lƣu thƣơng mại, tính tƣơng thích, hiệu quả và khả năng thực thi pháp luật về SHCN của Việt Nam hiện đang là mối quan tâm lớn của các nƣớc đối tác. Do vậy, việc nghiên cứu pháp luật về SHCN trong hoạt động thƣơng mại là cần thiết, góp phần phát triển thị trƣờng khoa học công nghệ, tăng cƣờng các giao dịch liên quan đến các đối tƣợng sở hữu công nghiệp, thiết lập môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh cũng nhƣ ngăn ngừa các hành vi xâm phạm và thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài. Về khái niệm, quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thƣơng mại đƣợc hiểu là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể trong hoạt động kinh doanh, thƣơng mại liên quan đến việc khai thác, sử dụng và thực thi quyền sở hữu công nghiệp cũng nhƣ các vấn đề về cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu 12 công nghiệp. Các quy phạm pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp sẽ đƣợc tiếp cận dƣới góc độ thƣơng mại và pháp luật cạnh tranh để từ đó nhận diện đƣợc bản chất và vai trò của tính thƣơng mại của quyền sở hữu công nghiệp đối với hoạt động kinh doanh của thƣơng nhân. 1.2.2. Đặc điểm của quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thương mại Trong bối cảnh hội nhập kinh tế và cạnh tranh toàn cầu, các đối tƣợng của quyền sở hữu công nghiệp ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong việc mang lại lợi thế cạnh tranh, làm gia tăng lợi ích cho các chủ sở hữu cũng nhƣ hỗ trợ việc xây dựng uy tín, danh tiếng cho các chủ thể kinh doanh. Do vậy, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đã ghi nhận quyền sở hữu công nghiệp mang bản chất thƣơng mại. Theo Hiệp định Thƣơng mại Việt Nam – Hoa Kỳ, thƣơng mại đƣợc hiểu là tất cả những hoạt động kinh doanh sinh lời, bao hàm cả thƣơng mại hàng hóa, thƣơng mại dịch vụ, quyền SHTT và đầu tƣ. Khái niệm này đã khá phổ biến trên thế giới, đƣợc hầu hết các quốc gia và các tổ chức kinh tế quốc tế thừa nhận, điển hình là Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO). Theo quan điểm của WTO, quyền SHTT, bao gồm cả quyền sở hữu công nghiệp, đƣợc coi là một bộ phận của thƣơng mại quốc tế, cụ thể là WTO có riêng một Hiệp định về quyền SHTT liên quan đến thƣơng mại (Hiệp định TRIPS). Việc tiếp cận quyền sở hữu công nghiệp dƣới góc độ thƣơng mại để từ đó đánh giá đƣợc bản chất thƣơng mại, xác định đƣợc vai trò của quyền sở hữu công nghiệp đối với hoạt động kinh doanh, thƣơng mại của các chủ thể là tiền đề, cơ sở để hoàn thiện cơ chế điều chỉnh của pháp luật hiện hành về quyền sở hữu công nghiệp cho phù hợp với điều kiện kinh tế thị trƣờng và hội nhập quốc tế. Về cơ bản, đặc tính thƣơng mại của quyền sở hữu công nghiệp đƣợc thể hiện ở một số khía cạnh nhƣ sau: a. Các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp là một trong những yếu tố cấu thành hàng hóa, dịch vụ Các đối tƣợng của quyền sở hữu công nghiệp là một trong những bộ phận cấu thành giá trị của hàng hóa, dịch vụ, đặc biệt là trong các ngành công nghệ đòi hỏi sự đầu tƣ về công sức, trí tuệ và yêu cầu hàm lƣợng chất xám cao. Hàng hóa, dịch vụ chứa đựng trong nó các đối tƣợng SHCN sẽ có khả năng cạnh tranh cao hơn, dễ dàng hơn trong việc tiếp cận thị trƣờng. Chính bởi vậy, hoạt động sản xuất, kinh doanh ở phần lớn các quốc gia đang ngày càng tập trung vào nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, thƣờng xuyên cải tiến chất lƣợng và kiểu dáng của sản phẩm cũng nhƣ tiến hành các chiến dịch xây dựng uy tín, tăng cƣờng khả năng nhận biết của nhãn hiệu. Do đó, các hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả sản phẩm truyền thống (nhƣ dƣợc phẩm, sản phẩm may mặc, dụng cụ lao động) và sản phẩm hiện đại (nhƣ robot, thiết bị viễn thông, điện tử) đều gắn liền với các đối tƣợng của quyền sở hữu công nghiệp. Các chủ thể kinh doanh luôn mong muốn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp khi họ sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ ra thị trƣờng, tạo điều kiện thuận lợi cho họ bù đắp chi phí nghiên cứu, phát triển và tạo lập tài sản trí tuệ. Trong bối cảnh cạnh tranh của nền kinh tế thị trƣờng, hàng hóa, dịch vụ cùng loại có thể đƣợc nhiều chủ thể sản xuất, kinh doanh đƣa ra thị trƣờng. Các hàng hóa, dịch vụ muốn đƣợc ngƣời tiêu dùng đón nhận phải tạo ra đƣợc những điểm khác biệt trong nhận thức của khách hàng, đáp ứng đƣợc các yêu cầu của họ và khiến họ tin tƣởng, chấp nhận sản phẩm, dịch vụ. Đặc biệt, khi chất lƣợng cuộc sống đƣợc nâng cao, ngƣời tiêu dùng thậm chí chỉ sử dụng những hàng hóa, dịch vụ có chất lƣợng tốt, kiểu 13 dáng đẹp, chỉ dẫn địa lý rõ ràng, có gắn nhãn hiệu, do chủ thể có tên thƣơng mại uy tín cung cấp và họ sẵn sàng chấp nhận mức giá cao hơn rất nhiều so với hàng hóa, dịch vụ thông thƣờng cùng loại. Vì vậy, hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể kinh doanh chỉ có thể trụ vững và chiến thắng trong cuộc cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trƣờng nếu hàng hóa, dịch vụ của họ chứa đựng các đối tƣợng của quyền sở hữu công nghiệp với tính chất là nhân tố đặc trƣng cấu thành nên hàng hóa, dịch vụ. b. Các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp được ứng dụng rộng rãi trong hoạt động sản xuất, kinh doanh Khi một chủ thể có độc quyền đối với một sáng chế, họ sẽ đầu tƣ vào để biến sáng chế đó thành một sản phẩm hoặc một quy trình có khả năng đƣa vào sản xuất công nghiệp. Kiểu dáng công nghiệp đƣợc ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực may mặc, chế tạo xe máy, ô tô, hàng điện tử… là yếu tố thẩm mỹ thu hút, hấp dẫn khách hàng khi lựa chọn các sản phẩm. Sản phẩm có kiểu dáng, mẫu mã đẹp sẽ góp phần tăng cƣờng khả năng tiêu thụ sản phẩm, từ đó thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nhãn hiệu trở thành công cụ hữu hiệu để chiếm lĩnh thị trƣờng, là sợi dây liên kết giữa ngƣời tiêu dùng với các nhà sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Không chỉ là dấu hiệu để phân biệt sản phẩm, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau, nhãn hiệu hiện nay còn là một yếu tố thể hiện lợi thế cạnh tranh trong thƣơng mại, làm gia tăng lợi ích cho các chủ sở hữu cũng nhƣ hỗ trợ việc xây dựng uy tín, danh tiếng cho các doanh nghiệp. Chỉ dẫn địa lý cũng là yếu tố tạo ra niềm tin ở ngƣời tiêu dùng, đồng thời giúp cho các nhà sản xuất phát huy tối đa thế mạnh của mình trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế. Ví dụ, ngƣời châu Âu có một thói quen văn hóa về sử dụng sản phẩm có chỉ dẫn địa lý. Một sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý khác với sản phẩm thông thƣờng sẽ đƣợc ngƣời tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao hơn. Chỉ dẫn địa lý đƣợc đặc biệt quan tâm trong các ngành công nghiệp thực phẩm và nông nghiệp, nhất là ngành sản xuất rƣợu vang và đồ uống có cồn nhƣ rƣợu vang Bordeaux, rƣợu Champagne… mang lại nguồn thu lớn cho các nhà sản xuất và quốc gia. c. Các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp ngày càng có giá trị cao và trở thành đối tượng trong các giao dịch thương mại Thực tiễn hoạt động kinh doanh cho thấy các đối tƣợng SHCN có giá trị thƣơng mại ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp. Giá trị của tài sản vô hình đó thậm chí còn đƣợc xác định lớn hơn rất nhiều so với giá trị của các tài sản hữu hình của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp về công nghệ thông tin, cung ứng các hàng hóa, dịch vụ cao cấp. Chẳng hạn theo số liệu định giá năm 2021 của Interbrand2 – một Công ty tƣ vấn nhãn hiệu toàn cầu, các nhãn hiệu nổi tiếng thế giới đƣợc xác định giá trị rất cao, cụ thể là: STT Nhãn hiệu Sản phẩm, dịch vụ Giá trị (triệu USD) 1 Công nghệ 408251 2 2 Thƣơng mại điện tử và điện toán đám mây https://interbrand.com/best-brands/ 14 249249 3 Phần mềm 210191 4 5 Công nghệ Điện tử tiêu dùng 196811 74635 Nhƣ vậy, các đối tƣợng của quyền sở hữu công nghiệp chính là một loại tài sản đặc biệt có giá trị kinh tế vô cùng to lớn của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các đối tƣợng của quyền sở hữu công nghiệp có thể trở thành đối tƣợng trong các giao dịch thƣơng mại nhƣ thế chấp, góp vốn, chuyển nhƣợng quyền sở hữu và chuyển giao quyền sử dụng. Cụ thể là căn cứ Điều 105 và Điều 115 Bộ luật Dân sự 2015, quyền sở hữu công nghiệp với tƣ cách là một bộ phận của quyền SHTT đƣợc coi là một tài sản và Điều 317 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định tài sản đó có thể thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ mà bên thế chấp không giao tài sản cho bên nhận thế chấp. Ngoài ra, Khoản 1 Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định giá trị quyền SHTT, bao gồm quyền sở hữu công nghiệp có thể là tài sản đƣợc sử dụng để góp vốn trong doanh nghiệp. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với quyền sở hữu công nghiệp mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn. Hơn nữa, trong những năm gần đây, các giao dịch liên quan đến chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp diễn ra tƣơng đối sôi động, cụ thể là từ năm 2015 đến năm 2020, Cục SHTT Việt Nam đã cấp 6026 Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển nhƣợng quyền sở hữu đối tƣợng SHCN với 14360 đối tƣợng đƣợc chuyển nhƣợng; 1221 Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tƣợng SHCN với 3914 đối tƣợng SHCN đƣợc chuyển giao3. Thông qua hoạt động chuyển giao các đối tƣợng sở hữu công nghiệp, nhiều doanh nghiệp đã không ngừng mở rộng, phát triển và thu lợi nhuận hàng nghìn tỷ đồng. Sự thành công của Gà rán KFC, McDonald’s, Cafe Trung Nguyên, Phở 24… thông qua các hợp đồng franchising (nhƣợng quyền thƣơng mại – đối tƣợng của hợp đồng chuyển nhƣợng thƣơng mại bao gồm cả đối tƣợng của quyền sở hữu công nghiệp) là những ví dụ điển hình. Không chỉ trực tiếp mang lại lợi nhuận mà các đối tƣợng của quyền sở hữu công nghiệp còn đóng vai trò mở rộng phạm vi nhận biết, uy tín và bổ trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đó chính là giá trị vô hình của các đối tƣợng SHCN phản ánh vào hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp, làm cho hoạt động kinh doanh của các chủ thể đƣợc duy trì và không ngừng phát triển. d. Các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp là một yếu tố thể hiện lợi thế cạnh tranh trong thương mại Các chủ thể nắm giữ đối tƣợng SHCN sẽ nắm giữ những ƣu thế, có khả năng phát triển sản xuất, kinh doanh, từ đó giành đƣợc niềm tin của ngƣời tiêu dùng, mở rộng thị trƣờng và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Thật vậy, bằng sáng chế rất có giá trị với doanh nghiệp, nhất là những sáng chế vƣợt trội về công nghệ và kỹ thuật, 3 Báo cáo thƣờng niên hoạt động sở hữu trí tuệ 2020 do Bộ Khoa học và Công nghệ - Cục Sở hữu trí tuệ công bố tại https://www.ipvietnam.gov.vn/documents/20182/1102438/IP+Annual+Report+2020.pdf/39e2 a220-9bd1-4c7f-a865-4464192ef739 15 tạo nên bƣớc đột phá trong việc nâng cao năng suất lao động và chất lƣợng cuộc sống sẽ giúp nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp ở thị trƣờng trong nƣớc cũng nhƣ quốc tế. Ngoài ra, kiểu dáng bên ngoài của sản phẩm cũng là một trong những yếu tố tạo ra sự hấp dẫn đối với khách hàng, tác động tới quyết định lựa chọn sản phẩm của ngƣời tiêu dùng. Bên cạnh đó, nhãn hiệu, đặc biệt là nhãn hiệu nổi tiếng mang lại cho chủ sở hữu một lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn bởi ngƣời tiêu dùng chỉ cần nhìn thấy nhãn hiệu là quyết định lựa chọn hàng hóa, dịch vụ đó bởi nhãn hiệu đã là sự thể hiện chất lƣợng của sản phẩm, dịch vụ, là sự đảm bảo của nhà sản xuất về chất lƣợng sản phẩm đối với ngƣời tiêu dùng. Do đó, chủ sở hữu nhãn hiệu có cơ hội lớn hơn trong việc phân phối và phát triển sản phẩm của mình, từ đó dự báo và kiểm soát thị trƣờng. Hay bí mật kinh doanh đƣợc sử dụng để giành lợi thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh không biết hoặc không sử dụng bí mật đó. Ở một số quốc gia phát triển, nhiều tập đoàn đã đạt đƣợc sự thống trị trong một lĩnh vực kinh doanh nhất định nhờ sở hữu bí mật kinh doanh. Nhƣ vậy, quyền sở hữu công nghiệp là công cụ cho phép chủ sở hữu tạo nên và duy trì một lợi thế cạnh tranh, dựa trên việc sử dụng và ngăn cản chủ thể khác sử dụng quyền sở hữu công nghiệp của mình. e. Các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, với tính độc quyền có thể bị lạm dụng để cản trở thương mại, đặc biệt là thương mại quốc tế Quyền sở hữu công nghiệp tạo ra một lợi thế độc quyền cho chủ sở hữu và trong những trƣờng hợp nhất định, chủ thể quyền có thể lạm dụng vị trí ƣu thế để cản trở thƣơng mại, đặc biệt là thƣơng mại quốc tế. Theo luật gia David T. Keeling:“Nếu chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp dựa vào những quyền này để tiếp tục kiểm soát hàng hóa mà họ đã đưa ra thị trường, những chủ thể này có một công cụ đặc biệt để chia cắt thị trường, phân biệt giá, kiềm chế cạnh tranh với cùng một nhãn hiệu và thường gắn liền với hành động chống cạnh tranh”4. Trong thực tiễn, các chủ thể quyền có nhiều cách lạm dụng việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp để cản trở thƣơng mại, ví dụ nhƣ vấn đề quyền chống nhập khẩu song song. Nhập khẩu song song đƣợc hiểu là việc tổ chức, cá nhân nhập khẩu sản phẩm do chính chủ sở hữu hoặc tổ chức, cá nhân đƣợc chuyển giao quyền sử dụng, kể cả chuyển giao quyền sử dụng theo quyết định bắt buộc, ngƣời có quyền sử dụng trƣớc đối tƣợng SHCN đã đƣa ra thị trƣờng trong nƣớc hoặc nƣớc ngoài một cách hợp pháp, mặc dù không đƣợc sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp. Ví dụ nhƣ Công ty Coca-Cola tại Hoa Kỳ là chủ sở hữu nhãn hiệu Coca-Cola đăng ký cho sản phẩm nƣớc giải khát. Chủ sở hữu đã cấp quyền cho một nhà phân phối thực hiện việc cung cấp sản phẩm mang nhãn hiệu Coca-Cola tại Việt Nam. Tuy nhiên, có một công ty X tiến hành nhập khẩu nƣớc giải khát mang nhãn hiệu Coca-Cola từ Nhật Bản vào Việt Nam. Nhƣ vậy, tại Việt Nam đã có sự xuất hiện của hàng hóa cùng nhãn hiệu mà chúng lại đƣợc cung cấp một cách rất hợp pháp thông qua hợp đồng. Hơn nữa, nƣớc giải khát từ Nhật Bản có thể có lợi thế cạnh tranh về chất lƣợng hoặc giá cả so với sản phẩm do Việt Nam cung cấp. Mặt khác, sản phẩm từ Nhật Bản còn tận dụng đƣợc hiệu quả của việc quảng cáo cho sản phẩm của CocaCola Việt Nam. Do đó, sự xuất hiện những xung đột về lợi ích của các bên liên quan làm cho vấn đề nhập khẩu song song đƣợc đặt ra. Chấp nhận nhập khẩu song song có nghĩa là khuyến khích tự do cạnh tranh nên việc cho phép hay không cho phép nhập 4 Keeling, David T., IPRs in EU Law, Vol. I – Free Movement and Competition Law, Oxford University Press, 2003, tr.75. 16 khẩu song song sẽ dẫn đến khả năng bắt buộc phải lựa chọn giữa bảo vệ nguyên tắc tự do cạnh tranh hay bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Pháp luật một số nƣớc quy định cấm nhập khẩu song song trong những trƣờng hợp nhất định để bảo vệ thế độc quyền của chủ sở hữu đối tƣợng SHCN nhƣng theo quan điểm của một số quốc gia, việc cấm nhập khẩu song song chính là sự lạm dụng quyền sở hữu công nghiệp để cản trở thƣơng mại. Bên cạnh đó, một số quốc gia phát triển đã đẩy mạnh việc đăng ký bảo hộ các đối tƣợng SHCN ở trong nƣớc cũng nhƣ nƣớc ngoài chỉ nhằm mục đích “phòng ngừa”, điều này có thể làm hạn chế khả năng sáng tạo, ứng dụng công nghệ của đối thủ cạnh tranh, do đó vi phạm nguyên tắc tự do cạnh tranh. Không chỉ vậy, trong những trƣờng hợp nhất định, các quy định quá chặt chẽ về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp có thể khiến các quốc gia đang phát triển phải trả quá nhiều chi phí cho việc chuyển giao công nghệ. Tóm lại, dù khai thác ở các khía cạnh khác nhau thì tính thƣơng mại của quyền sở hữu công nghiệp nhƣ đã phân tích ở trên có những tác động rất tích cực đến hoạt động thƣơng mại của các chủ thể kinh doanh. Do đó, các thƣơng nhân cần khai thác triệt để đặc tính này của quyền sở hữu công nghiệp để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình nhằm định hƣớng khách hàng, mở rộng thị trƣờng tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ, thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp, của ngƣời tiêu dùng cũng nhƣ thiết lập môi trƣờng kinh doanh lành mạnh. 1.3. Nội dung cơ bản của quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thƣơng mại Hoạt động thƣơng mại gắn liền với các hàng hoá và dịch vụ; theo đó không thể tách rời đƣợc các yếu tố của quyền sở hữu công nghiệp từ khâu sản xuất, phân phối hàng hoá và các dịch vụ hỗ trợ đi kèm. Các hoạt động cơ bản sau đây là sự kết hợp của quyền sở hữu công nghiệp với khía cạnh thƣơng mại của hàng hoá và dịch vụ 1.3.1. Hành vi sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp trong sản xuất, lưu thông hàng hoá và cung ứng dịch vụ Điều 124 Luật SHTT có quy định về các hành vi sử dụng đối tƣợng SHCN bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thƣơng mại và chỉ dẫn địa lý. Cụ thể là: - Sử dụng sáng chế là việc thực hiện các hành vi sau đây: + Sản xuất sản phẩm đƣợc bảo hộ; + Áp dụng quy trình đƣợc bảo hộ; + Khai thác công dụng của sản phẩm đƣợc bảo hộ hoặc sản phẩm đƣợc sản xuất theo quy trình đƣợc bảo hộ; + Lƣu thông, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ để lƣu thông sản phẩm quy định tại điểm c khoản này; + Nhập khẩu sản phẩm quy định tại điểm c khoản này. - Sử dụng kiểu dáng công nghiệp là việc thực hiện các hành vi sau đây: + Sản xuất sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đƣợc bảo hộ; 17 + Lƣu thông, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ để lƣu thông sản phẩm quy định tại điểm a khoản này; + Nhập khẩu sản phẩm quy định tại điểm a khoản này. - Sử dụng thiết kế bố trí là việc thực hiện các hành vi sau đây: + Sao chép thiết kế bố trí; sản xuất mạch tích hợp bán dẫn theo thiết kế bố trí đƣợc bảo hộ; + Bán, cho thuê, quảng cáo, chào hàng hoặc tàng trữ các bản sao thiết kế bố trí, mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí hoặc hàng hóa chứa mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí đƣợc bảo hộ; + Nhập khẩu bản sao thiết kế bố trí, mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí hoặc hàng hóa chứa mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí đƣợc bảo hộ. - Sử dụng bí mật kinh doanh là việc thực hiện các hành vi sau đây: + Áp dụng bí mật kinh doanh để sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ, thƣơng mại hàng hóa; + Bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu sản phẩm đƣợc sản xuất do áp dụng bí mật kinh doanh. - Sử dụng nhãn hiệu là việc thực hiện các hành vi sau đây: + Gắn nhãn hiệu đƣợc bảo hộ lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phƣơng tiện kinh doanh, phƣơng tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh; + Lƣu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hóa mang nhãn hiệu đƣợc bảo hộ; + Nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đƣợc bảo hộ. - Sử dụng tên thƣơng mại là việc thực hiện hành vi nhằm mục đích thƣơng mại bằng cách dùng tên thƣơng mại để xƣng danh trong các hoạt động kinh doanh, thể hiện tên thƣơng mại trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm, hàng hóa, bao bì hàng hóa và phƣơng tiện cung cấp dịch vụ, quảng cáo. - Sử dụng chỉ dẫn địa lý là việc thực hiện các hành vi sau đây: + Gắn chỉ dẫn địa lý đƣợc bảo hộ lên hàng hoá, bao bì hàng hóa, phƣơng tiện kinh doanh, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh; + Lƣu thông, chào bán, quảng cáo nhằm để bán, tàng trữ để bán hàng hóa có mang chỉ dẫn địa lý đƣợc bảo hộ; + Nhập khẩu hàng hóa có mang chỉ dẫn địa lý đƣợc bảo hộ. Ngoài các hành vi nói trên, việc sử dụng đối tƣợng SHCN còn thể hiện ở hành vi góp vốn vào doanh nghiệp bằng giá trị quyền sở hữu công nghiệp và thế chấp quyền sở hữu công nghiệp. Cụ thể, Khoản 1 Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định giá trị quyền SHTT, bao gồm quyền sở hữu công nghiệp có thể là tài sản đƣợc sử dụng để góp vốn trong doanh nghiệp. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với quyền sở hữu công nghiệp mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn. Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 105 và Điều 115 Bộ luật Dân sự 2015, quyền sở hữu công nghiệp với tƣ cách là một bộ phận của quyền SHTT đƣợc coi là một tài sản và Điều 317 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định tài sản đó 18 có thể thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ mà bên thế chấp không giao tài sản cho bên nhận thế chấp. Căn cứ vào các quy định của pháp luật về sử dụng các đối tƣợng sở hữu công nghiệp, nhiều chủ sở hữu đã tích cực sử dụng, khai thác các đối tƣợng đƣợc bảo hộ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm tìm kiếm lợi nhuận, nâng cao năng lực cạnh tranh và khẳng định vị thế ở trong và ngoài nƣớc. 1.3.2. Chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp Chƣơng X Luật SHTT, từ Điều 138 đến Điều 150 có quy định hai hình thức chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp là chuyển nhƣợng quyền sở hữu công nghiệp và chuyển quyền sử dụng đối tƣợng sở hữu công nghiệp. Theo đó, pháp luật có quy định về khái niệm chuyển nhƣợng quyền sở hữu công nghiệp, hình thức, nội dung và hiệu lực của hợp đồng cũng nhƣ các điều kiện hạn chế việc chuyển nhƣợng quyền sở hữu công nghiệp. Bên cạnh đó, pháp luật cũng có quy định về khái niệm chuyển quyền sử dụng đối tƣợng sở hữu công nghiệp, hình thức, nội dung, hiệu lực và các dạng hợp đồng cũng nhƣ các điều kiện hạn chế việc chuyển quyền sử dụng đối tƣợng sở hữu công nghiệp. Ngoài ra, pháp luật cũng có quy định về việc bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế và trình tự, thủ tục, hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp trong Luật SHTT và các văn bản dƣới luật nhƣ Nghị định 103/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về SHCN, đƣợc sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 122/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31/12/2010; Thông tƣ số 01/2007/TT-BKHCN hƣớng dẫn thi hành Nghị định của Chính phủ số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về SHCN (đƣợc sửa đổi, bổ sung theo Thông tƣ số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30 tháng 07 năm 2010 và Thông tƣ 18/2011/TT-BKHCN ngày 22 tháng 07 năm 2011; sửa đổi, bổ sung tại Thông tƣ số 05/2013/TT-BKHCN ngày 20 tháng 02 năm 2013, sửa đổi, bổ sung tại Thông tƣ 16/2016/TT-BKHCN ngày 30/06/2016). Các quy định này đã tạo điều kiện cho các giao dịch diễn ra ngày càng phổ biến, đặc biệt là các giao dịch liên quan đến chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu, nhƣợng quyền thƣơng mại, đầu tƣ nƣớc ngoài, hợp tác phát triển khoa học công nghệ. 1.3.3. Hành vi cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp Các đối tƣợng SHCN là một yếu tố thể hiện lợi thế cạnh tranh trong thƣơng mại, do vậy, trong kinh doanh, các đối thủ cạnh tranh có thể xâm hại các đối tƣợng SHCN bằng việc thực hiện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh nhằm thu lợi bất chính. Bên cạnh đó, quyền sở hữu công nghiệp với tính độc quyền có thể bị lạm dụng để cản trở thƣơng mại. Vì thế, để hạn chế các loại hành vi này, pháp luật ghi nhận cho các chủ thể kinh doanh quyền chống cạnh tranh không lành mạnh và kiểm soát các hành vi hạn chế cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp với tƣ cách là một trong những vấn đề cơ bản của pháp luật về SHCN trong hoạt động thƣơng mại. Trên thế giới, chống cạnh tranh không lành mạnh đã đƣợc thừa nhận là một bộ phận cấu thành của quyền sở hữu công nghiệp kể từ Hội nghị sửa đổi Công ƣớc Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp năm 1900. Trong nền kinh tế thị trƣờng tại các quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển, tự do cạnh tranh là một trong những yếu tố quan trọng để thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh những hành vi cạnh tranh lành mạnh, tích cực của các chủ thể kinh doanh nhằm cung cấp cho 19 ngƣời tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ có chất lƣợng tốt với giá cả phù hợp thì cũng có nhiều chủ thể kinh doanh có hành vi gian dối, không trung thực, gây cản trở cho hoạt động kinh doanh của chủ thể khác, đi ngƣợc lại các nguyên tắc, truyền thống kinh doanh, không chỉ gây thiệt hại cho các chủ thể kinh doanh chân chính mà còn xâm phạm đến lợi ích của ngƣời tiêu dùng và lợi ích của xã hội. Thực tiễn đã cho thấy cơ chế bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trên cơ sở trao độc quyền cho chủ sở hữu chƣa đầy đủ và chƣa bảo vệ triệt để quyền lợi của các nhà sản xuất, kinh doanh chân chính, nhiều hành vi chỉ dẫn thƣơng mại gây nhầm lẫn, ảnh hƣởng đến uy tín, danh tiếng của chủ thể kinh doanh nhƣng lại không đƣợc giải quyết bằng các quy định về SHCN. Trong khi đó, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh diễn ra ngày càng tinh vi, đa dạng mà luật SHCN không thể dự liệu và liệt kê cụ thể. Vì vậy, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh đƣợc quy định là bộ phận của quyền sở hữu công nghiệp tại Khoản 4 Điều 4 Luật SHTT và các dạng hành vi đã đƣợc quy định tại Điều 130 Luật SHTT và hƣớng dẫn cụ thể tại các văn bản dƣới luật nhƣ Nghị định, Thông tƣ. 1.3.4. Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thương mại Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ và hội nhập kinh tế quốc tế, tình hình xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp cũng diễn biến phức tạp, đa dạng với những thủ đoạn ngày càng tinh vi. Điều này không chỉ làm suy giảm lợi ích, uy tín của các doanh nghiệp chân chính muốn phát triển bằng con đƣờng cạnh tranh lành mạnh mà còn tác động đến quyền lợi của ngƣời tiêu dùng khi mua phải những hàng hóa vi phạm quyền sở hữu công nghiệp. Bên cạnh đó, những hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp còn hạn chế các hoạt động sáng tạo, đổi mới khoa học công nghệ, làm giảm sức hấp dẫn trong thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài cũng nhƣ tạo ra nhiều rào cản cho sự phát triển của thƣơng mại quốc tế. Chính vì vậy, pháp luật có quy định các biện pháp thực thi để chủ thể quyền có thể áp dụng khi phát hiện hành vi xâm phạm. Thực thi quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thƣơng mại có thể đƣợc hiểu là hoạt động của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền, thông qua các thủ tục và chế tài luật định, ngăn chặn, xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, góp phần tạo ra một môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh và xóa bỏ những rào cản đối với hoạt động thƣơng mại hợp pháp. Pháp luật Việt Nam hiện hành thừa nhận nhiều biện pháp thực thi quyền sở hữu công nghiệp bao gồm: tự bảo vệ, biện pháp hành chính, biện pháp dân sự, biện pháp hình sự và biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất, nhập khẩu liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp. Tùy vào tính chất, quy mô, mức độ của hành vi xâm phạm cũng nhƣ mục đích, mong muốn của ngƣời bị xâm hại, các chủ thể quyền và cơ quan nhà nƣớc lựa chọn áp dụng biện pháp thực thi cho phù hợp, hiệu quả, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của các chủ thể kinh doanh, lợi ích chính đáng của ngƣời tiêu dùng cũng nhƣ toàn xã hội. Pháp luật hiện hành đã có những quy định khá toàn diện và chi tiết về việc xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, các biện pháp thực thi quyền cũng nhƣ trình tự, thủ tục và các cơ quan có thẩm quyền trong việc xử lý các hành vi xâm phạm tại Luật SHTT và các văn bản dƣới luật nhƣ: Nghị định của Chính phủ số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về bảo vệ quyền SHTT và quản lí nhà nƣớc về SHTT, đƣợc sửa đổi, bổ sung theo quy định của Nghị định số 119/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010; Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/08/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thƣơng mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng; Nghị định của 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan