Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Giáo trình pháp luật liên minh châu âu ...

Tài liệu Giáo trình pháp luật liên minh châu âu

.PDF
316
1
74

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT LIÊN MINH CHÂU ÂU Chủ biên: TS. Phạm Hồng Hạnh Hà Nội, tháng 1 năm 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT LIÊN MINH CHÂU ÂU Đồng tác giả: TS. Phạm Hồng Hạnh Ths. Phạm Thị Bắc Hà TS. Trần Thuý Hằng TS. Nguyễn Thu Thuỷ TS. Hà Thanh Hoà Hà Nội, tháng 1 năm 2022 CHỦ BIÊN TS. PHẠM HỒNG HẠNH TÁC GIẢ TS. PHẠM HỒNG HẠNH THS. PHẠM THỊ BẮC HÀ TS. TRẦN THUÝ HẰNG TS. NGUYỄN THU THUỶ TS. HÀ THANH HOÀ Chương 1, chương 3 Chương 2 Chương 4 Chương 5 Chương 6 LỜI GIỚI THIỆU Ngày 1 tháng 1 năm 2002 Ďánh dấu một sự kiện trọng Ďại trong lịch sử hợp tác của Liên minh châu Âu, Ďồng euro chính thức Ďược phát hành, trở thành Ďồng tiền chung cho mười hai quốc gia Ďầu tiên Ďủ tiêu chuẩn gia nhập, thay thế những Ďồng tiền riêng của từng quốc gia trước Ďó. Chủ tịch Uỷ ban châu Âu khi Ďó Ďã tuyên bố ―Việc sử dụng tiền xu và tiền giấy euro là một dấu hiệu cho chúng ta thấy niềm tin và hi vọng vào một châu Âu mới, một châu Âu của ngày mai‖, Ďồng thời như khẳng Ďịnh của Uỷ viên châu Âu về chính sách kinh tế tiền tệ Joaquin Almunia ―Đồng Euro là một thành công kinh tế vĩ đại, một thành tựu chính trị lớn lao, là biểu tượng ý nghĩa nhất cho một châu Âu gắn kết”. Khởi Ďầu từ sự hợp tác trong một lĩnh vực cụ thể chỉ với sự tham gia của sáu nước, Liên minh châu Âu (EU) Ďã trở thành một mô hình hợp tác khu vực thành công nhất thế giới cho Ďến nay, hiện thân cho mức Ďộ liên kết cao nhất cả về kinh tế, chính trị cũng như những phương diện xã hội khác với một Ďồng tiền chung, một hệ thống các quy tắc chung về kiểm soát biên giới, một chính sách Ďối ngoại và an ninh chung, một quy chế công dân Liên minh châu Âu. EU Ďã thực sự trở thành một khu vực ―Tự do – an ninh – công lý‖ nơi các yếu tố kinh tế cũng như con người Ďược tự do ―di chuyển‖ trong một không gian không biên giới nội bộ, nơi các giá trị và quyền tự do cơ bản của con người Ďược bảo vệ ở cấp Ďộ Liên minh cũng như các cơ chế tư pháp hình sự - dân sự Ďược thiết lập Ďể Ďảm bảo công lý Ďược thực thi. Đằng sau những thành công của Liên minh châu Âu là một mô hình thể chế Ďặc biệt kết hợp giữa mô hình của các tổ chức quốc tế liên chính phủ truyền thống với mô hình của các nhà nước liên bang, tạo nên một tổ chức siêu quốc gia chưa từng có tiền lệ. Trong 30 năm qua, quan hệ Việt Nam – Liên minh châu Âu Ďã chuyển từ hình thái mang tính chất chính trị - ngoại giao là chủ yếu sang một hình thái hợp tác năng Ďộng, vừa song phương, vừa Ďa phương; từ quan hệ một chiều giữa ―nước nhận viện trợ và nhà tài trợ‖ trở thành quan hệ Ďối tác bình Ďẳng và cùng có lợi, hợp tác toàn diện và bền vững, ngày càng Ďi vào chiều sâu, trên cơ sở lợi ích chung, với các cơ chế toàn diện, Ďáp ứng hiệu quả, thiết thực nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và chiến lược của cả hai bên, góp phần thúc Ďẩy xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững trên thế giới. Nhằm phục vụ mục Ďích nghiên cứu, giảng dạy trong trường Ďại học cũng như nhu cầu tìm hiểu những kiến thức cơ bản về các tổ chức quốc tế mà Việt Nam thiết lập mối quan hệ, cụ thể là Liên minh châu Âu, Trường Đại học Mở Hà Nội Ďã tổ chức biên soạn cuốn ―Giáo trình Pháp luật Liên minh châu Âu‖. Cuốn sách tập trung giới thiệu những kiến thức cơ bản nhất về Liên minh châu Âu, từ sự ra Ďời, quá trình hình thành phát triển, thành viên nguyên tắc hoạt Ďộng, cơ cấu tổ chức, cơ chế xây dựng và thực thi pháp luật cho Ďến những nội dung pháp lý hợp tác chuyên ngành của tổ chức này trong từng lĩnh vực kinh tế, tư pháp – nội vụ, Ďối ngoại và an ninh cũng như những nét chính trong quan hệ giữa Việt Nam – EU. Cụ thể, giáo trình bao gồm 6 chương: Chương I: Tổng quan về Liên minh châu Âu Chương II: Cơ chế xây dựng và Ďảm bảo thực thi pháp luật của Liên minh châu Âu Chương III: Pháp luật Ďiều chỉnh quan hệ hợp tác kinh tế của Liên minh châu Âu Chương IV: Pháp luật Ďiều chỉnh quan hệ hợp tác tư pháp và nội vụ của Liên minh châu Âu Chương V: Pháp luật Ďiều chỉnh quan hệ Ďối ngoại của Liên minh châu Âu Chương VI: Quan hệ Việt Nam Liên minh châu Âu Giáo trình sẽ Ďược sử dụng trong quá trình giảng dạy dành cho bậc Ďại học. Chúng tôi hy vọng cuốn Giáo trình này sẽ Ďáp ứng Ďược nhu cầu giảng dạy, học tập của giảng viên, sinh viên, nhu cầu nghiên cứu của các cơ sở nghiên cứu, Ďào tạo, chuyên gia pháp lý cũng như nhu cầu tìm hiểu kiến thức luật quốc tế của các Ďộc giả quan tâm. Mặc dù Ďã rất cố gắng trong quá trình biên soạn nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất Ďịnh. Chúng tôi rất mong nhận Ďược những ý kiến Ďóng góp của các Ďồng nghiệp, Ďộc giả Ďể chỉnh lý, hoàn thiện hơn cho những lần tái bản sau. Xin trân trọng giới thiệu! NHÓM TÁC GIẢ BIÊN SOẠN MỤC LỤC CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ LIÊN MINH CHÂU ÂU I. Khái quát về Liên minh châu Âu 1. Lịch sử hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu Trang 1 1 1 2. Mục tiêu và nguyên tắc hoạt Ďộng của Liên minh châu Âu 23 3. Thành viên của Liên minh châu Âu 4. Quy chế công dân Liên minh châu Âu 28 35 50 II. Mô hình liên kết của Liên minh châu Âu 1. Nội dung và các phương thức liên kết của Liên minh châu Âu 2. Thiết chế pháp lý của Liên minh châu Âu 50 53 CHƢƠNG II: CƠ CHẾ XÂY DỰNG VÀ ĐẢM BẢO THỰC THI PHÁP 63 LUẬT LIÊN MINH CHÂU ÂU 63 I. Khái quát về pháp luật Liên minh châu Âu 1. Khái niệm pháp luật Liên minh châu Âu 2. Lĩnh vực thuộc thẩm quyền ban hành luật của Liên minh châu Âu 3. Nguồn của pháp luật Liên minh châu Âu II. Cơ chế xây dựng pháp luật Liên minh châu Âu 1. Cơ chế xây dựng nguồn luật gốc 63 69 70 80 80 2. Cơ chế xây dựng nguồn luật phái sinh 83 92 III. Cơ chế đảm bảo thực thi pháp luật Liên minh châu Âu 1. Thẩm quyền Ďảm bảo thực thi pháp luật của Uỷ ban châu Âu 92 2. Thẩm quyền Ďảm bảo thực thi pháp luật của Toà án châu Âu 94 3. Trách nhiệm pháp lý của các quốc gia thành viên Ďối với hành vi vi 98 phạm luật Liên minh châu Âu CHƢƠNG III: PHÁP LUẬT ĐIỂU CHỈNH QUAN HỆ HỢP TÁC KINH 102 TẾ CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU I. Tổng quan về hợp tác kinh tế của Liên minh châu Âu 1. Khái quát quá trình hợp tác kinh tế của Liên minh châu Âu 2. Mục tiêu và nội dung hợp tác kinh tế của Liên minh châu Âu 3. Thiết chế 102 102 105 108 II. Thị trƣờng nội địa 1. Tự do di chuyển của hàng hoá 2. Tự do di chuyển của dịch vụ 110 3. Tự do di chuyển của dòng vốn 4. Tự do di chuyển của người lao Ďộng 127 131 III. Đồng tiền chung châu Âu 1. Gia nhập Ďồng tiền chung châu Âu 2. Chính sách tiền tệ Ďối với Ďồng tiền chung 134 134 136 3. Giám sát kỷ luật ngân sách 138 IV.Những nội dung pháp lý khác 1. Pháp luật cạnh tranh 2. Phối hợp chính sách kinh tế 143 110 121 143 156 CHƢƠNG IV: PHÁP LUẬT ĐIỂU CHỈNH QUAN HỆ HỢP TÁC TƢ 159 PHÁP VÀ NỘI VỤ CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU I. Tổng quan về hợp tác tƣ pháp và nội vụ của Liên minh châu Âu 1. Khái quát quá trình hợp tác tư pháp, nội vụ của Liên minh châuÂu 2. Mục tiêu và nội dung hợp tác tư pháp, nội vụ của Liên minh châu Âu 3. Thiết chế pháp lý II. 1. 2. 3. Pháp luật Liên minh châu Âu về di chuyển và cƣ trú Không gian Schengen Di chuyển và cư trú của công dân các quốc gia thành viên Di chuyển và cư trú của công dân các nước thứ ba III. Hợp tác tƣ pháp trong lĩnh vực hình sự 1. Tương trợ tư pháp hình sự 2. Công nhận bản án, quyết Ďịnh tư pháp 3. Lệnh bắt giữ châu Âu 4. Hài hoà hoá pháp luật hình sự 5. Hợp tác cảnh sát 159 159 163 165 170 170 171 176 194 194 195 197 199 207 209 IV.Hợp tác tƣ pháp trong lĩnh vực dân sự 1. Công nhận và cho thi hành bản ản dân sự của toà án án nước ngoài 209 2. Xác Ďịnh luật áp dụng trong tư pháp quốc tế 210 3. Xác Ďịnh thẩm quyền giải quyết các vụ việc trong tư pháp quốc tế 211 CHƢƠNG V: PHÁP LUẬT ĐIỂU CHỈNH QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI 214 CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU I. Tổng quan về quan hệ đối ngoại của Liên minh châu Âu 214 1. Khái quát quá trình hợp tác Ďối ngoại của Liên minh châu Âu 215 2. Mục tiêu và nội dung hoạt Ďộng Ďối ngoại của Liên minh châu Âu 3. Thiết chế pháp lý 216 219 4. Tư cách chủ thể và thẩm quyền của Liên minh châu Âu trong quan hệ 223 Ďối ngoại 5. Thủ tục Ďàm phán và kí kết Ďiều ước quốc tế của Liên minh châu Âu 228 II. Pháp luật điều chỉnh quan hệ đối ngọại của Liên minh châu Âu 233 trong một số lĩnh vực 1. Chính sách Ďối ngoại – an ninh chung của Liên minh châu Âu 233 2. Chính sách thương mại chung của Liên minh châu Âu 240 3. Hợp tác phát triển và hỗ trợ nhân Ďạo 251 259 259 CHƢƠNG VI: QUAN HỆ VIỆT NAM – LIÊN MINH CHÂU ÂU I. Quá trình phát triển quan hệ Việt Nam – Liên minh châu Âu 1. Giai Ďoạn trước năm 1977 2. Giai Ďoạn từ năm 1977 Ďến năm 1990 3. Giai Ďoạn từ 1990 Ďến nay II. Quan hệ Việt Nam – Liên minh châu Âu trên một số lĩnh vực 1. Cơ sở pháp lý 259 260 262 263 263 2. Thực tiễn và triển vọng của quan hệ Việt Nam – Liên minh châu Âu 274 trên một số lĩnh vực DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt CFSP The Common Foreign and Chính sách Ďối ngoại và an ninh Security Policy chung Doanh nghiệp Nhà nước DNNN MEQR Measures having equivalent Các biện pháp tương Ďương với effect quantitative hạn chế về số lượng to restrictions EDSP The European defence and Chính sách an ninh và phòng thủ security Policy chung EP European Parliment Nghị viện châu Âu EU European Union Liên minh châu Âu ECSC The European Coal and Steel Cộng Ďồng than thép châu Âu Community Energy Cộng Ďồng năng lượng nguyên tử châu Âu EURATOM European Atomic Community EEC European Community EC European Community Cộng Ďồng châu Âu ECJ European Court of Justice Toà công lý Liên minh châu Âu ECB Europen Central Bank Ngân hàng trung ương châu Âu EMU Economic Union EVFTA European Union – Viet Nam Hiệp Ďịnh thương mại tự do Việt Economic and Cộng Ďồng kinh tế châu Âu Monetary Liên minh kinh tế tiền tệ Free Trade Agreement Nam - Liên minh châu Âu EVIPA European Union – Viet Nam Hiệp Ďịnh bảo hộ Ďầu tư Việt Investment Protection Nam – Liên minh châu Âu Agreement FTA Free Trade Agreement Hiệp Ďịnh thương mại tự do FDI Foreignal direct investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài IGC Inter Conference JHA Justice and Home Affairs QGTV Governmental Hội nghị liên chính phủ Tư pháp và nội vụ Quốc gia thành viên QMV Qualified majority voting Đa số phiếu có Ďiều kiện SEA Single European Act Đạo luật châu Âu Ďơn nhất TEU Treaty on European Union Hiệp ước về Liên minh châu Âu TFEU Treaty on the Functioning of Hiệp ước về chức năng của Liên the European Union minh châu Âu 1 CHƢƠNG I TỔNG QUAN VỀ LIÊN MINH CHÂU ÂU Nội dung chương I bao gồm những giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu qua từng giai Ďoạn; các vấn Ďề pháp lý về thành viên Liên minh châu Âu như Ďiều kiện gia nhập, thủ tục gia nhập, tạm Ďình chỉ quyền, rút khỏi Liên minh châu Âu cũng như một nội dung pháp lý rất Ďặc thù Ďến nay mới Ďược quy Ďịnh trong pháp luật Liên minh châu Âu là ―quy chế công dân Liên minh châu Âu‖ với các các quyền chính trị Ďặc thù dành riêng cho những người có quốc tịch của một QGTV Liên minh. Bên cạnh Ďó, chương I cũng giới thiệu cho người học về mô hình liên kết của Liên minh châu Âu, bao gồm các trụ cột liên kết và phương thức triển khai các hoạt Ďộng hợp tác của Liên minh châu Âu cùng hệ thống các thiết chế pháp lý và cơ quan của tổ chức này. Trên cơ sở những nội dung Ďược giới thiệu tại chương I, người Ďọc sẽ nắm Ďược: Thứ nhất, những dấu mốc quan trọng trong lịch sử của Liên minh châu Âu; Thứ hai, các vấn Ďề pháp lý về quy chế thành viên Liên minh châu Âu; Ďặc thù trong mô hình liên kết của Liên minh châu Âu so với các tổ chức quốc tế liên chính phủ khu vực khác, từ Ďó, lý giải Ďược tại sao Liên minh châu Âu Ďược coi là mô hình liên kết Ďặc biệt nhất Ďến nay. I. Khái quát về Liên minh châu Âu 1. Lịch sử hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu 1.1. Thành lập Cộng đồng châu Âu a. Thành lập Cộng đồng than thép châu Âu Các Ďề xuất về một ―châu Âu thống nhất‖ lần Ďầu tiên xuất hiện vào cuối thế kỷ XVII với mô hình các cấu trúc toàn châu Âu hoạt Ďộng tương tự mô hình của các bang. Năm 1693, nhà văn người Anh William Penn Ďã viết một bài luận hướng tới hòa bình hiện tại và tương lai của châu Âu, trong Ďó Ďề xuất thành lập một Nghị viện Châu Âu gồm các Ďại diện của các QGTV (QGTV) nhằm ngăn chặn chiến tranh nổ ra giữa các quốc gia và thúc Ďẩy công lý. Một Ďề xuất khác Ďã Ďược John Bellers Ďưa ra vào năm 1710 với một hệ thống bang dựa trên mô hình của Thụy Sĩ, theo Ďó châu Âu sẽ Ďược chia thành 100 bang, mỗi bang sẽ Ďược yêu cầu Ďóng góp lực lượng Ďể hình thành một lực lượng quân Ďội châu chung Âu và cử Ďại diện Ďể thiết lập một Thượng viện châu Âu.1 Năm 1814, Saint-Simon Ďã Ďưa ra ý tưởng về một hệ thống trong Ďó, một cơ quan trung tâm sẽ có quyền lực thay thế hệ thống nhà nước, Ďồng thời, tất cả các quốc gia châu Âu nên Ďược quản lý bởi các nghị viện quốc gia và một Nghị viện 1 Damian Chalmers, Gareth Davies, Giogio Monti (third edition) (2014), European Union Law, Cambridge University Press, page. 7. 1 châu Âu sẽ Ďược thành lập Ďể quyết Ďịnh các lợi ích chung. Tuy nhiên, những ý tưởng này không nhận Ďược sự quan tâm thích Ďáng của các quốc gia châu Âu bấy giờ. Trong những năm 1920, ý tưởng về sự thống nhất của châu Âu Ďã nhận Ďược sự ủng hộ ở tầm chính phủ trong khuôn khổ Bản ghi nhớ năm 1929 Briand. Biên bản ghi nhớ này Ďược Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Ďệ trình lên 26 quốc gia châu Âu khác, trong Ďó, cho rằng Hội Quốc liên là một tổ chức quá yếu Ďể Ďiều chỉnh các mối quan hệ quốc tế, Ďồng thời Ďề xuất một Liên minh Liên bang châu Âu, một tổ chức Ďược coi là sẽ tốt hơn cho các QGTV và không ảnh hưởng Ďến chủ quyền của các QGTV trên bất kỳ phương diện nào. Mặc dù mang tính Ďồng minh mạnh mẽ nhưng Ďề xuất này vẫn bị coi là quá cấp tiến và chỉ nhận Ďược phản ứng hờ hững từ các quốc gia khác.2 Chiến tranh thế giới II Ďã làm Ďảo lộn trật tự thế giới. Khoảng 50 triệu người Ďã mất mạng trong Thế chiến II, 60 triệu người thuộc 55 dân tộc từ 27 quốc gia phải di dời, 45 triệu người mất nhà cửa, nhiều triệu người bị thương và chỉ khoảng 670.000 người Ďược giải thoát khỏi các trại tử thần của Đức Quốc xã.3 Châu Âu Ďã phải Ďối diện với sự tàn phá nặng nề của chiến tranh và mất Ďi các thuộc Ďịa, Ďồng thời, mất Ďi vị trí trung tâm của thế giới vào tay Hoa Kỳ và Liên Xô. Trong bối cảnh Ďó, yêu cầu tái thiết châu Âu Ďã trở thành chất xúc tác dẫn Ďến sự thống nhất châu Âu. Vào Ďầu Chiến tranh thế giới thứ hai, trước nguy cơ xâm lược của phát xít Đức, Winston Churchill và Thủ tướng Pháp, Paul Reynaud, Ďã Ďề xuất một kế hoạch nhằm tạo ra một liên minh hoàn chỉnh giữa Pháp và Anh. Tuy nhiên, Ďề xuất này Ďã bị nội các Pháp bác bỏ và dưới áp lực của các sự kiện, Ďề xuất này Ďã bị hủy bỏ. Trong một bài phát biểu nổi tiếng về ―Hợp chúng quốc châu Âu‖ trước Đại học Zürich vào ngày 19/12/ 1946, Winston Churchill nêu lại ý tưởng về Liên minh châu Âu, một Liên minh chủ yếu Ďược thành lập trên cơ sở Pháp-Đức, một ‗Châu Âu vĩ Ďại hơn‘ thống nhất và dân chủ. Năm 1947, Ďể hỗ trợ tái thiết châu Âu thời hậu chiến trong bối cảnh lo ngại về sự bành trướng của Liên Xô, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ lúc bấy giờ là George Marshall Ďã khởi xướng Chương trình phục hồi kinh tế trị giá 13 tỷ USD với hai Ďiều kiện, các quốc gia châu Âu phải hợp tác trong việc phân phối viện trợ của Mỹ và phải dần dần xóa bỏ các rào cản thương mại. Kết quả của Kế hoạch Marshall là 13,6 tỷ Ďô la Mỹ Ďã Ďược chuyển Ďến châu Âu, ngoài 9,5 tỷ Ďô la Mỹ cho các khoản vay trước Ďó và 500 triệu Ďô la Mỹ từ tổ chức từ thiện tư nhân4. Kế hoạch Marshall Ďã giúp khôi 2 Damian Chalmers, Gareth Davies, Giogio Monti (third edition) (2014), European Union Law, Cambridge University Press, page. 8. 3 M. Kishlansky, P. Geary and P. O‘Brien, Civilization in the West, Volume C, 1991, New York: Harper Collins, 920, and W. L. Shirer, The Rise and Fall of the Third Reich, 1991, London: Mandarin, 1139. 4 J. A. Garraty and R. A. McCaughey, The American Nation, A History of the United States Since 1865, 7th edn, 1991, New York: Harper Collins, 826. 2 phục thương mại và sản xuất Tây Âu Ďồng thời kiểm soát lạm phát. Đến năm 1951, kinh tế Tây Âu phát triển vượt bậc. Dưới sự lãnh Ďạo của Pháp và Vương quốc Anh, Ủy ban Hợp tác kinh tế châu Âu Ďược thành lập, sau Ďó Ďược thay thế bởi Tổ chức Thường trực hợp tác kinh tế châu Âu (OEEC), Ďể lập kế hoạch và phân phối viện trợ của Mỹ.Với tinh thần ―tự lực và hỗ trợ lẫn nhau liên tục và hiệu quả‖, OEEC Ďã Ďạt Ďược những thành công Ďáng kể trong lĩnh vực tự do hóa thương mại thông qua việc loại bỏ dần các hạn chế về hạn ngạch, Ďồng thời, thông qua Liên minh thanh toán châu Âu, tổ chức này Ďã cung cấp một cơ chế thanh toán bù trừ Ďể thanh toán Ďa phương các tài khoản giao dịch. Năm 1949, tiến trình nhanh hơn hướng tới ―sự hội nhập của nền kinh tế Tây Âu‖ Ďã Ďược thúc giục tại một cuộc họp của OEEC. Bản chất của sự hội nhập như vậy sẽ là sự hình thành một thị trường lớn duy nhất trong Ďó các hạn chế Ďịnh lượng Ďối với sự di chuyển của hàng hóa, các rào cản tiền tệ Ďối với dòng thanh toán và cuối cùng, tất cả các loại thuế quan vĩnh viễn bị gạt sang một bên. Sự thành công của công cuộc tái thiết thông qua quy hoạch và hợp tác có sự Ďiều phối tập trung cho thấy rõ rằng cách tốt nhất Ďể châu Âu khôi phục uy tín quốc tế của mình là hoạt Ďộng như một thực thể duy nhất trên thị trường thế giới. Là kết quả của hợp tác kinh tế trong khuôn khổ Kế hoạch Marshall, các mô hình hợp tác khác nhau tại châu Âu bắt Ďầu ra Ďời nhằm tăng cường hội nhập liên chính phủ trong các vấn Ďề chính trị, quân sự và kinh tế. Một trong những mô hình Ďó là Cộng Ďồng than thép châu Âu (ECSC), Ďược thành lập trên cơ sở kế hoạch Schuman. Robert Schuman, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp, Ďã rất chú ý Ďến ý tưởng của Winston Churchill, người nhấn mạnh trong các bài phát biểu của mình rằng Pháp nên Ďưa Đức trở lại cộng Ďồng các quốc gia.5 Schuman có Ďủ khả năng Ďể thực hiện bước Ďầu tiên trong quá trình bình thường hóa quan hệ với Đức bởi một mặt, ông tham gia vào Chiến tranh thế giới thứ nhất với tư cách dân sự, tiếng mẹ Ďẻ của ông là tiếng Luxemburgish (vào thời Ďiểm Ďó Ďược coi là phương ngữ Đức) và ngôn ngữ của ông là tiếng Đức tiêu chuẩn, mặt khác, ông trở thành công dân Pháp vào năm 1919 và trong Chiến tranh thế giới thứ hai tham gia Kháng chiến chống Pháp, ông Ďã bị Gestapo thẩm vấn và nhờ một sự may mắn Ďặc biệt, ông Ďã tránh Ďược việc bị Ďưa Ďến trại tập trung tại Dachau. Ông tin rằng châu Âu Ďang phải Ďối mặt với ba vấn Ďề: Một là, sự thống trị kinh tế của Hoa Kỳ; hai là, sự thống trị quân sự của Liên Xô; ba là, một cuộc chiến có thể xảy ra với một nước Đức trẻ hóa. 5 Winston Churchill nói: ―Tôi sẽ nói Ďiều gì Ďó sẽ làm bạn ngạc nhiên. Bước Ďầu tiên trong việc tái tạo gia Ďình châu Âu phải là sự hợp tác giữa Pháp và Đức ‖, M. Charlton, The Price of Victory, 1983, London: British Broadcasting Corporation, pp 38–9. 3 Mỹ ủng hộ ý tưởng hội nhập kinh tế và chính trị ở châu Âu vì về lâu dài, ý tưởng này sẽ giảm bớt chi phí cho các nghĩa vụ và cam kết của họ ở châu Âu. Robert Schuman cho rằng cách tốt nhất Ďể Ďạt Ďược sự ổn Ďịnh ở châu Âu là Ďặt việc sản xuất thép và than (hai mặt hàng thiết yếu Ďể tiến hành một cuộc chiến tranh hiện Ďại) dưới sự kiểm soát quốc tế của một thực thể siêu quốc gia. Việc tạo ra một thị trường chung cho thép và than Ďồng nghĩa với việc các nước quan tâm sẽ chuyển giao quyền lực của họ trong các mặt hàng Ďó cho một cơ quan có thẩm quyền Ďộc lập. Sự tập trung vào than và thép một phần là kinh tế, nhưng cũng một phần chính trị. Than và thép là nguyên liệu chính Ďể tiến hành chiến tranh. Do Ďó, việc Ďặt quyền sản xuất vật liệu như vậy dưới một cơ quan quốc tế Ďược thiết kế một cách có ý thức nhằm giảm bớt nỗi lo rằng Đức có thể lén lút tái vũ trang. Bằng cách giảm bớt những lo ngại như vậy, hy vọng sẽ Ďưa Đức trở lại nếp sống chính thống của châu Âu, Ďặc biệt hơn là vì cấu trúc chính trị ở châu Âu Ďã thay Ďổi Ďáng kể sau năm 1945, với sự thống trị của Nga ở Đông Âu và sự xuất hiện của chiến tranh lạnh. Vào ngày 9 tháng 5 năm 1950, Robert Schuman Ďã công bố một Kế hoạch, dựa trên các Ďề xuất do Jean Monnet, một nhà kinh tế học lỗi lạc người Pháp và là ―cha Ďẻ của hội nhập châu Âu‖6 với nội dung: ―Châu Âu sẽ không Ďược thực hiện cùng một lúc hoặc theo một kế hoạch duy nhất. Châu Âu sẽ Ďược xây dựng thông qua những thành tựu cụ thể mà trước tiên tạo ra một sự Ďoàn kết trên thực tế. Sự xích lại gần nhau của các quốc gia châu Âu Ďòi hỏi phải loại bỏ sự Ďối lập lâu Ďời của Pháp và Đức. Bất kỳ hành Ďộng nào Ďược thực hiện ngay từ Ďầu Ďều phải liên quan Ďến hai quốc gia này. Với mục tiêu này, Chính phủ Pháp Ďề nghị hành Ďộng Ďược thực hiện ngay lập tức trên một phương diện hạn chế nhưng mang tính quyết Ďịnh. Chính phủ Pháp Ďề xuất rằng toàn bộ hoạt Ďộng sản xuất than và thép của Pháp- Đức Ďược Ďặt dưới một Cơ quan cấp cao chung, trong khuôn khổ của một tổ chức mở cho sự tham gia của các nước châu Âu‖7. Kế hoạch Schuman Ďã Ďược Đức nhiệt tình chấp nhận, Ďồng thời thu hút sự chú ý ở nhiều nước châu Âu khác. Thủ tướng Đức Konrad Adenauer Ďã coi Ďây là một bước Ďột phá hướng tới sự khởi Ďầu của nền Ďộc lập và nhà nước Đức. Về mặt cá 6 Jean Monnet (1888–1979) tin tưởng sâu sắc rằng hòa bình và thịnh vượng ở châu Âu chỉ có thể Ďạt Ďược nếu các quốc gia châu Âu thành lập một liên bang, hoặc ít nhất hoạt Ďộng như một Ďơn vị kinh tế. Ông chuẩn bị Kế hoạch Schuman và vào năm 1952, ông trở thành Chủ tịch Ďầu tiên của Cơ quan quyền lực cao của ECSC. Năm 1955, ông từ chức, nhưng thay vì nghỉ hưu, ông thành lập Ủy ban Hành Ďộng của vì hợp chúng quốc châu Âu, một phong trào theo chủ nghĩa liên bang tập hợp các chính trị gia châu Âu lỗi lạc và các nhà lãnh Ďạo công Ďoàn muốn thúc Ďẩy ý tưởng hội nhập châu Âu. Monnet và phong trào của ông là Ďộng lực thúc Ďẩy mọi sáng kiến ủng hộ Liên minh châu Âu, bao gồm việc thành lập Euratom, thị trường nội bộ, Hệ thống tiền tệ châu Âu, Hội Ďồng châu Âu, tư cách thành viên của Anh trong Cộng Ďồng và các cuộc bầu cử trực tiếp vào Nghị viện châu Âu. Những thành tích xuất sắc của Jean Monnet Ďã Ďược Hội Ďồng Châu Âu tổ chức tại Luxembourg tổ chức tại Luxembourg vào ngày 2 tháng 4 năm 1976, tôn vinh anh là ―Công dân danh dự của Châu Âu‖. 7 European Parliament, Selection of Texts concerning Institutional Matters of the Community for 1950–1982 , (Luxembourg, Office for Official Publications of the European Communities, 1982) 47. 4 nhân, Adenauer ủng hộ các mối quan hệ chặt chẽ hơn với phương Tây và việc từ bỏ chính sách truyền thống của Đức vốn tập trung vào phương Đông trong nhiều thế kỷ. Kết quả là, một hội nghị quốc tế Ďược tổ chức tại Paris vào ngày 20/6/1950, với sự tham dự của Pháp, Italia, Tây Đức, Bỉ, Hà Lan và Luxembourg Ďể xem xét Kế hoạch. Vương quốc Anh Ďã Ďược mời tham dự hội nghị, nhưng từ chối tham gia, vì phản Ďối cả ý tưởng về Cơ quan quyền lực tối cao và việc chuyển giao quyền lực của quốc gia cho Cơ quan quyền lực tối cao này8. Hiệp ước thành lập Cộng Ďồng than thép châu Âu (ECSC) Ďã Ďược ký kết vào ngày 18/ 4/1951 tại Paris và có hiệu lực vào ngày 23/7/ 1952 với sự tham gia của 6 quốc gia Ďã tham gia hội nghị trước Ďó. Quyền lực siêu quốc gia của ECSC rất Ďáng kể. ECSC không chỉ hợp lý hóa sản xuất than và thép, cung cấp hỗ trợ lớn cho ngành công nghiệp than Ďang suy thoái và chuyển Ďổi toàn bộ khu vực và công nhân của họ sang các ngành nghề khác, mà còn thúc Ďẩy thương mại tự do bằng cách cấm trợ cấp của chính phủ, những trở ngại thương mại giữa các nước và các hành vi hạn chế, phạt tiền khi thích hợp. Ngoài ra, ECSC còn có những Ďiều khoản thực chất là tiền thân của những Ďiều khoản trong luật Cộng Ďồng, như những Ďiều khoản liên quan Ďến việc di chuyển tự do của người lao Ďộng. Hệ thống thiết chế của ECSC bao gồm: - Cơ quan cấp cao cao gồm 9 Ďại diện do các QGTV bổ nhiệm và hoạt Ďộng Ďộc lập vì lợi ích của ECSC, phụ trách việc sản xuất và phân phối than và thép, Ďồng thời Ďưa ra các ―quyết Ďịnh‖ và ―khuyến nghị‖ mang tính ràng buộc pháp lý, áp dụng trực tiếp tại các QGTV. Cơ quan cấp cao Ďã khởi xướng các chính sách và thông qua theo nguyên tắc Ďa số phiếu. Cơ quan này có thể phạt tiền và giữ lại việc chuyển tiền Ďể thực thi việc tuân thủ Hiệp ước - Một Hội Ďồng Bộ trưởng Đặc biệt, Ďại diện cho lợi ích của các QGTV với chức năng hài hòa các hành Ďộng của Cơ quan quyền lực tối cao và chính sách kinh tế chung của chính phủ các QGTV; - Đại hội Ďồng gồm các nghị sĩ từ các QGTV với chức năng giám sát và tư vấn và - Tòa án chịu trách nhiệm cho việc tuân thủ Hiệp ước. Hiệp ước Ďược ký kết trong thời hạn 50 năm và hết hạn vào ngày 23 tháng 7 năm 2002. Sau khi hết thời hạn, ECSC sẽ không còn tồn tại. Ban Ďầu, ECSC Ďã rất thành công, Ďến năm 1954, tất cả các rào cản Ďối với thương mại than, than cốc, thép, gang và sắt vụn Ďã Ďược xóa bỏ giữa các QGTV. Thương mại những mặt hàng Ďó Ďã tăng một cách ngoạn mục và chính sách giá chung 8 E. Dell, The Schuman Plan and the British Abdication of Leadership in Europe (Oxford, Clarendon, 1995); C. Lord, ‗―With But Not Of‖‘: Britain and the Schuman Plan, a Reinterpretation‘ (1998) 4 Journal of European Integration History 23. 5 và giới hạn sản xuất do Cơ quan cấp cao thiết lập, cũng như các quy tắc chung về cạnh tranh, kiểm soát sáp nhập, v.v. Ďã hợp lý hóa việc sản xuất thép và than trong một thị trường hội nhập hoàn toàn. Tuy nhiên, kể từ năm 1980, vì nhiều lý do, ECSC từ từ suy giảm. Có một số lý do Ďể giải thích cho sự sụp Ďổ của ECSC. Lý do Ďầu tiên và quan trọng nhất là tình huống mà nó Ďược tạo ra chưa bao giờ thành hiện thực, tức là nỗi sợ rằng Đức có thể giành lại quyền thống trị trong thép và than ở châu Âu, và do vị trí thống trị của Đức, các quốc gia châu Âu khác sẽ không Ďược tiếp cận với thép và than cần thiết Ďể xây dựng lại nền kinh tế của họ. Ngay cả trong những năm 1950, nguồn cung cấp thép và than từ bên ngoài không hề khan hiếm, và ngành công nghiệp của Đức Ďã không chiếm lĩnh các thị trường châu Âu. Sau Ďó, cả hai ngành thường rơi vào khủng hoảng do cung vượt quá cầu do tiêu dùng thế giới giảm. ECSC Ďược thành lập Ďể Ďối phó với nhu cầu mạnh mẽ và nguồn cung khan hiếm, phải Ďối phó với nhu cầu không Ďạt do cung vượt quá cầu. Hiệp ước ECSC không Ďược ký kết Ďể Ďối phó với tình huống Ďó và các QGTV không sẵn sàng thực hiện những thay Ďổi cần thiết Ďể ECSC thích nghi với hoàn cảnh mới.9 Thứ hai, ECSC không thể hiện Ďược vai trò trung tâm trong phát triển của ngành công nghiệp than và thép của các quốc gia quốc gia. Các quy Ďịnh trong Hiệp ước ECSC Ďã không Ďược thực thi một cách Ďầy Ďủ. Các QGTV vẫn kiên trì bảo vệ và trợ cấp cho các ngành công nghiệp quốc gia của họ khi vi phạm Hiệp ước ECSC. Các cơ chế quy Ďịnh trong Hiệp ước nhằm xóa bỏ trợ cấp quốc gia, áp Ďặt chủ trương minh bạch về giá, áp dụng các biện pháp quản lý khủng hoảng cho phép Cơ quan cấp cao áp Ďặt hạn ngạch sản xuất hầu như không Ďược sử dụng cho Ďến những năm 1980. Lần Ďầu tiên vào năm 1981, các QGTV, do không thể Ďối phó với cuộc khủng hoảng thế giới trong ngành công nghiệp gang thép, Ďã Ďồng ý trao quyền cho Ủy ban (cơ quan tiếp quản các nhiệm vụ của Cơ quan quyền lực cao theo Hiệp ước sáp nhập) thực hiện các biện pháp Ďể giảm vĩnh viễn sản lượng thép và tổ chức lại ngành công nghiệp. Tuy nhiên, khi một cuộc khủng hoảng thép mới bắt Ďầu vào những năm 1990, Ďa số những người Ďứng Ďầu Nhà nước hoặc Chính phủ của các QGTV Ďã từ chối trao quyền cho Ủy ban can thiệp. Kết quả là vào tháng 3 năm 1991, Ủy ban tuyên bố rằng ECSC sẽ không còn tồn tại vào năm 2002, như Ďược quy Ďịnh trong Hiệp ước. Hơn nữa, với việc thành lập EC, lợi ích chính trị của các QGTV Ďã tập trung vào việc hội nhập toàn bộ nền kinh tế của họ thay vì chỉ một khu vực. Một Nghị Ďịnh thư về hậu quả tài chính khi Hiệp ước ECSC hết hiệu lực và về Quỹ Nghiên cứu về than và thép Ďã Ďược Ďính kèm với Hiệp ước Lisbon. Căn cứ vào Nghị Ďịnh thư, Hội Ďồng Ďã thông qua một số quyết Ďịnh Ďể giải quyết việc thanh lý ECSC. Sau khi hoàn tất việc thanh lý, giá trị tài sản ròng của ECSC Ďược chuyển 9 Alina Kaczorowska (third edition), European Union Law, Routledge, page.7 6 thành ―Tài sản của Quỹ Nghiên cứu than và thép‖, nguồn thu từ Ďó Ďược sử dụng Ďể tài trợ cho nghiên cứu trong các lĩnh vực liên quan Ďến ngành than và thép. Kể từ khi ECSC hết hạn, than và thép (là hàng hóa) phải tuân theo các quy tắc của Hiệp ước EC. b. Thành lập Cộng đồng kinh tế châu Âu, Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu Năm 1952, ý tưởng về Cộng Ďồng phòng thủ châu Âu (EDC) Ďược Ďề xuất, bắt nguồn từ sự phản Ďối của Pháp Ďối với việc Đức trở thành thành viên NATO. Phương án thay thế của Pháp Ďược nêu trong Kế hoạch Pleven năm 1950 là châu Âu sẽ có quân Ďội chung, ngân sách chung và các tổ chức chung. Hiệp ước EDC Ďã Ďược ký kết vào năm 1952 bởi sáu quốc gia ECSC, nhưng Anh từ chối tham gia và tiến Ďộ phê chuẩn diễn ra rất chậm. Cùng với EDC, Dự thảo Quy chế Cộng Ďồng chính trị châu Âu (EPC) Ďược Hội Ďồng ECSC xây dựng năm 1953, trong Ďó, Ďưa ra các kế hoạch sâu rộng cho một hình thức hội nhập châu Âu theo mô hình liên bang, nghị viện, trong Ďó sẽ có lưỡng viện (hai cấp), với một nghị viện Ďược bầu theo phương thức phổ thông Ďầu phiếu trực tiếp, và nghị viện còn lại cơ quan do nghị viện quốc gia bổ nhiệm. Bên cạnh Ďó, còn có quốc hội với quyền lập pháp thực sự, một Hội Ďồng Ďiều hành, trên thực tế sẽ là chính phủ của Cộng Ďồng chính trị châu Âu, chịu trách nhiệm trước Nghị viện. Dự thảo quy chế cũng có Ďiều khoản về Tòa án Công lý và Hội Ďồng Kinh tế và xã hội. Mặc dù dự thảo nhận Ďược sự ủng hộ gần như toàn bộ của Hội Ďồng ECSC, nhưng sáu bộ trưởng ngoại giao của ECSC Ďã thận trọng hơn và có sự phản Ďối Ďáng kể Ďối với mức Ďộ quyền lực của nghị viện theo Dự thảo quy chế Cộng Ďồng chính trị châu Âu. Số phận của Cộng Ďồng chính trị châu Âu gắn bó chặt chẽ với số phận của Cộng Ďồng phòng thủ châu Âu. Do Ďó, kế hoạch thứ hai Ďã thất bại khi Quốc hội Pháp từ chối phê chuẩn Cộng Ďồng phòng thủ châu Âu vào năm 1954. Sau thất bại của EDC, các quốc gia BENELUX ngày càng lo lắng trước các chính sách dân tộc chủ nghĩa của chính quyền Mendès-France ở Pháp, Ďặc biệt là nỗ lực nâng cấp quan hệ song phương với Đức. Năm 1955, Bộ trưởng Ngoại giao Bỉ, Henri-Paul Spaak, gợi ý rằng cần có sự hội nhập trong một số lĩnh vực nhất Ďịnh, Ďặc biệt là vận tải và năng lượng. Chính phủ Hà Lan Ďã phản ứng bằng cách kích hoạt lại Kế hoạch Beyen năm 1953, trong Ďó Ďề xuất một thị trường chung dẫn Ďến liên minh kinh tế. Một cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao Ďã Ďược tổ chức tại Messina, Ý vào năm 1955. Ngoài sáu nước thành viên ECSC, nước Anh cũng Ďược mời, nhưng chỉ cử một quan chức của Hội Ďồng Thương mại tham gia. Bất chấp sự hoài nghi Ďáng kể của Pháp, một Nghị quyết Ďã Ďược Ďưa ra, kêu gọi thành lập Ủy ban liên chính phủ dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Ngoại giao Bỉ Ďể xem xét việc thiết lập thị trường chung. Các bộ trưởng ngoại giao của các nước thành viên ECSC quyết Ďịnh “theo đuổi việc thành lập một Châu Âu thống nhất thông qua sự phát triển của các thể chế 7 chung, sự hợp nhất thuận lợi của các nền kinh tế quốc gia, tạo ra một thị trường chung và hài hòa các chính sách xã hội ”10. Đồng thời, các bên cũng Ďồng ý tiến hành song song việc xem xét khả năng hội nhập trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử. Sự phản Ďối của nước Anh Ďối với các yếu tố siêu quốc gia cần thiết cho một thị trường chung dẫn Ďến việc nước này không tham gia vào dự án. Trong khoảng thời gian 9 tháng bắt Ďầu từ tháng 6 năm 1955, một Ủy ban liên chính phủ do Bộ trưởng Ngoại giao Bỉ làm chủ tịch Ďã làm việc Ďể chuẩn bị các hiệp ước tạo cơ sở pháp lý cho các mục tiêu Ďó. Báo cáo Spaak Ďã Ďược công bố năm 1956, Ďặt cơ sở cho Hiệp ước Thành lập cộng Ďồng kinh tế châu Âu (Hiệp ước EEC). Báo cáo Ďã phân biệt thực tế giữa các vấn Ďề ảnh hưởng Ďến hoạt Ďộng của thị trường chung, vốn Ďòi hỏi một khuôn khổ ra quyết Ďịnh và giám sát siêu quốc gia Ďối việc tuân thủ các nghĩa vụ của các QGTV và các vấn Ďề chung hơn về ngân sách, tiền tệ và xã hội vẫn nằm trong thẩm quyền bảo lưu của các QGTV. Tuy nhiên, trong trường hợp các chính sách này có ảnh hưởng Ďáng kể Ďến hoạt Ďộng của thị trường chung, các QGTV nên nỗ lực phối hợp các chính sách này. Một hội nghị liên chính phủ (IGC) Ďã Ďược triệu tập tại Venice với Báo cáo Spaak làm cơ sở cho các cuộc Ďàm phán. Ngày 25 tháng 3 năm 1957, Bộ trưởng 6 nước thành viên ECSC Ďã ký Hiệp ước thành lập Cộng Ďồng Kinh tế Châu Âu (EEC) và Hiệp ước thành lập Cộng Ďồng Năng lượng nguyên tử châu Âu (Euratom). Mục tiêu chính của Hiệp ước Cộng Ďồng Năng lượng Nguyên tử Châu Âu (Hiệp ước EURATOM) là tạo ra ―các Ďiều kiện cần thiết cho sự thành lập và tăng trưởng nhanh chóng của các ngành công nghiệp hạt nhân‖. Các nhiệm vụ của EURATOM Ďược quy Ďịnh tại Điều 2 của Hiệp ước và bao gồm: - Khuyến khích nghiên cứu và phổ biến thông tin kỹ thuật liên quan Ďến năng lượng nguyên tử; - Thiết lập các tiêu chuẩn thống nhất về sức khoẻ và an toàn; - Xúc tiến Ďầu tư; - Cung cấp quặng và nhiên liệu hạt nhân một cách công bằng; - Đảm bảo an ninh của vật liệu hạt nhân; - Quảng bá quốc tế về việc sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục Ďích hòa bình và tạo ra một thị trường chung trong lĩnh vực này. Khung thể chế do Hiệp ước EURATOM thiết lập giống với khuôn khổ của Hiệp ước ECSC. Thành công chính của EURATOM là trong lĩnh vực không phổ biến vũ khí hạt nhân. Ngoài ra, EURATOM không có tác Ďộng thực sự Ďến ngành công nghiệp hạt nhân, nghiên cứu hạt nhân, ngoại trừ phản ứng tổng hợp hạt nhân, vẫn nằm trong 10 Quoted by D. Lasok in D. Lasok, Law and Institutions of the European Union, 6th edn, 1994, London, Dublin, Edinburgh: Butterworths, 19. 8 phạm vi của mỗi QGTV. Hơn nữa, Hiệp ước EURATOM Ďã không phát triển theo cách giống như Hiệp ước ECSC. Kết quả là EURATOM Ďã gặp nhiều thất bại. Cộng Ďồng Kinh tế châu Âu Ďã trở thành Cộng Ďồng quan trọng nhất trong ba Cộng Ďồng (còn lại là ECSC và Euratom) và là trung tâm của hội nhập Châu Âu. Hiệp ước EEC chủ yếu liên quan Ďến hợp tác kinh tế giữa các QGTV. Mục tiêu chính của Hiệp ước EEC là thiết lập một thị trường chung, bao gồm một số yếu tố khác nhau. Đầu tiên là liên minh thuế quan với yêu cầu bãi bỏ tất cả các loại thuế hoặc phí có giá trị tương Ďương Ďối với hàng hóa xuất nhập khẩu giữa các QGTV và thiết lập một biểu thuế quan ngoại khối chung. Thứ hai, thị trường chung mở rộng ra ngoài liên minh thuế quan Ďể bao gồm ―bốn quyền tự do‖, do Ďó các hạn chế Ďối với việc di chuyển hàng hóa, người lao Ďộng, dịch vụ và vốn cũng bị cấm theo Hiệp ước EC. Hơn nữa, một thủ tục Ďã Ďược Ďưa ra Ďể hài hòa các luật lệ của quốc gia nhằm hạn chế sự khác biệt Ďang cản trở sự hình thành và hoạt Ďộng của thị trường chung. Thứ ba, thiết lập một chính sách cạnh tranh. Thứ tư, quy Ďịnh chặt chẽ về sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế, chẳng hạn như sự can thiệp của nhà nước dưới hình thức trợ cấp và các chủ trương công. Thứ năm, các chế Ďộ tài khóa của các QGTV Ďối với hàng hóa Ďược quy Ďịnh Ďể các nước này không thể phân biệt Ďối xử với hàng hóa nhập khẩu. Thứ sáu, một chính sách thương mại chung Ďược thiết lập Ďể Ďiều chỉnh các mối quan hệ thương mại của Cộng Ďồng với các quốc gia thứ ba. Cuối cùng, xây dựng Ďiều khoản về hợp tác chung trong lĩnh vực chính sách kinh tế Ďể việc hoạch Ďịnh chính sách kinh tế không làm gián Ďoạn thị trường chung. Một số chính sách khác cũng Ďã Ďược thiết lập, trong Ďó, nổi tiếng nhất là Chính sách nông nghiệp chung (CAP). Vào thời Ďiểm Ďó, nông nghiệp chiếm khoảng 20% lực lượng lao Ďộng châu Âu và ký ức về tình trạng giảm phát nghiêm trọng trong lĩnh vực nông nghiệp trong cuộc suy thoái những năm 1930 Ďã dẫn Ďến sự can thiệp Ďáng kể của chính phủ vào lĩnh vực này. Do Ďó, cần có một chính sách riêng Ďể châu Âu tác Ďộng Ďến hệ thống can thiệp của nhà nước hiện Ďang áp dụng tại mỗi quốc gia. Một chính sách khác Ďược Ďưa vào Hiệp ước EEC là chính sách giao thông chung. Như lĩnh vực nông nghiệp, lĩnh vực này cũng yêu cầu một chính sách chung do sự can thiệp nặng nề của các quốc gia trong lĩnh vực vận tải. Hiệp ước EEC cũng ghi nhận một chính sách xã hội với nội dung trung tâm là thiết lập nguyên tắc trả công bình Ďẳng cho những công việc như nhau và bình Ďẳng cho nam và nữ. Cuối cùng, một chính sách hội nhập Ďã Ďược Ďưa vào Hiệp ước Ďể làm cơ sở cho sự phát triển kinh tế và xã hội của các vùng lãnh thổ của các QGTV. Mặc dù các mục tiêu kinh tế Ďược Ďặt lên hàng Ďầu, Hiệp ước cũng chứa Ďựng một chương trình nghị sự chính trị. Điều 2 và 3 của EEC Ďã Ďặt ra các mục tiêu dài hạn cho Cộng Ďồng, Ďó là sự phối hợp các chính sách kinh tế và tiền tệ dẫn Ďến một liên minh kinh tế và tiền tệ (EMU) giữa các QGTV. 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan