Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Giáo trình pháp luật asean

.PDF
208
18
130

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT ASEAN Hà Nội – 2019 LỜI GIỚI THIỆU Thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967, sau hơn 50 năm, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cùng với khu vực Đông Nam Á, đã vượt qua những thăng trầm của lịch sử, đưa Đông Nam Á từ một khu vực vốn nghi kỵ và phân cực, trở thành một Đông Nam Á liên kết và cùng phấn đấu vì các mục tiêu chung là hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển. Từ một tổ chức bị coi là một liên minh chính trị lỏng lẻo, đến nay ASEAN được đánh giá là tổ chức khu vực thành công thứ hai thế giới, sau Liên minh châu Âu. Nền tảng vững chắc nhất và cũng là thành tựu then chốt nhất mà ASEAN đạt được là tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định và an ninh bền vững; tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết lập, duy trì và thúc đẩy các khuôn khổ hợp tác vì mục tiêu tăng trưởng, hội nhập, liên kết, gắn bó, đùm bọc và chia sẻ. Mặc dù vậy, ASEAN cũng như mọi tổ chức quốc tế khác cũng đang phải đối mặt với không ít thách thức cả về chủ quan lẫn khách quan như chênh lệch về trình độ phát triển, hạn chế trong hiệu quả thực thi, những thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống như an ninh hàng hải, tranh chấp lãnh thổ, biển, đảo, tài nguyên, chủ nghĩa khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia… Ngày 28 tháng 7 năm 1995 đánh dấu một sự kiện quan trọng trong quan hệ giữa Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á, đó là Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN. Trong hơn 20 năm qua, dù là thành viên đến sau với trình độ phát triển còn có hạn, nhưng Việt Nam đã nỗ lực hết sức mình, tham gia với tinh thần chủ động, tích cực và có trách nhiệm, góp phần duy trì và thúc đẩy một trật tự ở Ðông - Nam Á dựa trên các quy tắc của khu vực và phù hợp luật pháp quốc tế. Tham gia ASEAN, mỗi nước thành viên ASEAN cũng như Việt Nam, ở những mức độ khác nhau đều đạt được những lợi ích quan trọng. Nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu, giảng dạy trong trường đại học cũng như nhu cầu tìm hiểu những kiến thức cơ bản về các tổ chức quốc tế mà Việt Nam là thành viên, cụ thể là ASEAN, Trường Đại học Mở Hà Nội đã tổ chức biên soạn cuốn “Giáo trình Pháp luật ASEAN”. Cuốn sách tập trung giới thiệu những kiến thức cơ bản nhất về ASEAN, từ sự ra đời, quá trình hình thành phát triển, thành viên nguyên tắc hoạt động, cơ cấu tổ chức cho đến những nội dung pháp lý hợp tác chuyên ngành của tổ chức này trong từng lĩnh vực kinh tế, chính trị - an ninh, văn hóa – xã hội cũng như quá trình gia nhập và thực hiện nghĩa vụ thành viên của Việt Nam. Chúng tôi hy vọng cuốn Giáo trình này sẽ đáp ứng được nhu cầu giảng dạy, học tập của giảng viên, sinh viên, nhu cầu nghiên cứu của các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, chuyên gia pháp lý cũng như nhu cầu tìm hiểu kiến thức luật quốc tế của các độc giả quan tâm. Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình biên soạn nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất định. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp, độc giả để chỉnh lý, hoàn thiện hơn cho những lần tái bản sau. Xin trân trọng giới thiệu! TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI CHỦ BIÊN TS. PHẠM HỒNG HẠNH TÁC GIẢ PGS.TS. NGUYỄN THỊ THUẬN Chương 1 TS. PHẠM HỒNG HẠNH Chương 2, chương 3 ThS. BÙI THỊ NGỌC LAN Chương 4 ThS. NGUYỄN QUỲNH ANH Chương 5 GV. ĐỖ MẠNH HỒNG Chương 6 ThS. NGUYỄN THÙY DƯƠNG Chương 7 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á AEC : Cộng đồng kinh tế ASEAN AC : Cộng đồng ASEAN APSC : Cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN ASCC : Cộng đồng văn hóa – xã hội ASEAN ARF : Diễn đàn khu vực ASEAN AFTA : Khu vực thương mại tự do ASEAN AIA : Khu vực đầu tư ASEAN ATIGA : Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN ACIA : Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN ACMW : Uỷ ban thực hiện Tuyên bố ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy quyền của lao động di cư AICHR : Uỷ ban liên chính phủ ASEAN về quyền con người ACWC : Uỷ ban bảo vệ và thúc đẩy quyền của phụ nữ và trẻ em ASEAN AFAS : Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ CEPT : Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung cho AFTA CLMV : Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam FTA (Free Trade Agreement) : Hiệp định thương mại tự do FTA (Free Trade Area) : Khu vực thương mại tự do QGTV : Quốc gia thành viên IAI : Sáng kiến hội nhập ASEAN TAC : Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ ASEAN VÀ PHÁP LUẬT ASEAN 1 I. KHÁI QUÁT VỀ HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á 1 1. Lịch sử hình thành và phát triển 2 2. Mục đích và nguyên tắc hoạt động 10 3. Thành viên 13 4. Cơ cấu tổ chức 15 II. KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT ASEAN 20 1. Khái niệm pháp luật ASEAN 20 2. Nguồn của pháp luật ASEAN 25 CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ HỢP TÁC 28 KINH TẾ ASEAN I.KHÁI QUÁT 28 1.Khái quát quá trình hợp tác kinh tế của ASEAN 28 2. Cơ sở cho hoạt động hợp tác kinh tế của ASEAN 29 3. Mục tiêu và nội dung hợp tác kinh tế của ASEAN 33 4. Thiết chế pháp lý 34 5. Cấp độ liên kết kinh tế của ASEAN 35 II. PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI HÀNG 38 HÓA 1.Cơ sở pháp lý 38 2.Tự do hóa thuế quan 39 3. Xóa bỏ các biện pháp phi thuế quan 48 4. Thuận lợi hóa thương mại 49 III. PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI DỊCH 51 VỤ 1. Cơ sở pháp lý 51 2. Dịch vụ thuộc phạm vi điều chỉnh của ASEAN 52 3. Hạn chế và xóa bỏ rào cản thương mại dịch vụ 54 4.Công nhận lẫn nhau 57 IV.PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐẦU 58 TƯ 1. Cơ sở pháp lý 58 2.Tự do hóa đầu tư 59 3.Bảo hộ đầu tư 62 4. Xúc tiến và thuận lợi hóa đầu tư 64 CHƯƠNG 3: PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ HỢP TÁC 79 CHÍNH TRỊ - AN NINH ASEAN I.KHÁI QUÁT 67 1.Khái quát quá trình hợp tác chính trị - an ninh của ASEAN 67 2. Cơ sở cho hoạt động hợp tác chính trị - an ninh của ASEAN 69 3.Mục tiêu và nội dung hợp tác chính trị - an ninh của ASEAN 71 4. Thiết chế pháp lý 74 II. DIỄN ĐÀN KHU VỰC ASEAN (ARF) 73 1. Khái quát 73 2. Cơ chế hợp tác 77 3. Vai trò của ARF 81 III. HỢP TÁC QUỐC PHÒNG 83 1. Thiết chế pháp lý 83 2. Nội dung hợp tác quốc phòng của ASEAN 84 IV. PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM XUYÊN QUỐC GIA 88 1. Thiết chế pháp lý 90 2. Tương trợ tư pháp hình sự 92 3. Phòng chống tội phạm xuyên quốc gia đối với một số tội phạm cụ thể 95 CHƯƠNG 4: PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ HỢP TÁC VĂN 124 HÓA – XÃ HỘI ASEAN I. KHÁI QUÁT 100 1.Khái quát quá trình hợp tác văn hóa – xã hội của ASEAN 100 2. Cơ sở cho hoạt động hợp tác văn hoá - xã hội của ASEAN 102 3. Mục tiêu và nội dung hợp tác văn hoá – xã hội ASEAN 103 4. Thiết chế pháp lý 107 II. BẢO VỆ VÀ THÚC ĐẨY QUYỀN CON NGƯỜI 109 1. Cơ sở pháp lý 109 2. Thiết chế pháp lý 111 3. Nội dung hợp tác 113 III. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ASEAN 114 1. Cơ sở pháp lý 114 2. Thiết chế pháp lý 115 3. Nội dung hợp tác 116 IV. THU HẸP KHOẢNG CÁCH PHÁT TRIỂN 118 1. Cơ sở pháp lý 118 2. Nội dung hợp tác 121 CHƯƠNG 5: PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ HỢP TÁC 128 NGOẠI KHỐI CỦA ASEAN I.KHÁI QUÁT VỀ QUAN HỆ HỢP TÁC NGOẠI KHỐI ASEAN 125 1.Khái niệm quan hệ hợp tác ngoại khối của ASEAN 125 2.Cơ chế hợp tác ngoại khối của ASEAN 129 II.KHUÔN KHỔ HỢP TÁC NGOẠI KHỐI CỦA ASEAN 135 1. ASEAN + 1 135 2. ASEAN + 3 137 3. Cấp cao Đông Á 144 4. Một số khuôn khổ hợp tác ngoại khối khác 145 CHƯƠNG 6: CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA ASEAN 148 I. KHÁI QUÁT VỀ CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA 148 ASEAN 1. Khái niệm 148 2. Cơ sở pháp lý 149 II. CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CHÍNH TRỊ - AN NINH 153 CỦA ASEAN 1. Cơ chế giải quyết tranh chấp theo Hiệp ước Bali (TAC) 153 2. Cơ chế giải quyết tranh chấp theo Nghị định thư năm 2010 về giải quyết 154 tranh chấp theo quy định của Hiến chương ASEAN III. CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH TẾ - THƯƠNG 157 MẠI CỦA ASEAN 1. Phạm vi áp dụng Nghị định thư Viêng Chăn năm 2004 157 2. Cơ quan giải quyết tranh chấp 158 3. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp theo Nghị định thư 160 CHƯƠNG 7: QUAN HỆ VIỆT NAM – ASEAN 168 I. QUÁ TRÌNH GIA NHẬP ASEAN CỦA VIỆT NAM 168 1. Khái quát về quan hệ giữa Việt Nam và các quốc gia thành viên ASEAN 168 trước khi ASEAN thành lập 2. Quan hệ Việt Nam và ASEAN trong giai đoạn từ năm 1967 đến năm 170 1995 – từ căng thẳng đối đầu tiến tới hoà bình, hữu nghị, hợp tác 3. Ý nghĩa của sự kiện Việt Nam gia nhập ASEAN 176 II. THỰC HIỆN NGHĨA VỤ THÀNH VIÊN ASEAN CỦA VIỆT NAM 181 1. Sự tham gia và đóng góp của Việt Nam trong các lĩnh vực hợp tác của 181 ASEAN 2. Những thách thức trong việc thực hiện nghĩa vụ thành viên ASEAN của 188 Việt Nam CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ASEAN VÀ PHÁP LUẬT ASEAN I. KHÁI QUÁT VỀ HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á 1. Lịch sử hình thành và phát triển 1.1. Sự ra đời của ASEAN 1.1.1. Tiền đề hình thành Thập niên 60 của thế kỉ XX đánh dấu thời kì đầy biến động trên thế giới và khu vực. Người đầu tiên nêu lên ý tưởng về việc thành lập tổ chức khu vực của các quốc gia Đông Nam Á lục địa là cựu thủ tướng Malaysia, Tuncu Abdul Rakhman vào năm 1958, ngay sau khi Malaysia được trao trả độc lập. Nhưng lời kêu gọi này không được hưởng ứng do chính sách đối ngoại của các quốc gia không gặp nhau. Trước thời điểm ASEAN được thành lập, tại Đông Nam Á đã xuất hiện một số tổ chức quốc tế như Hiệp hội Đông Nam Á (ASA) thành lập năm 1961 với thành viên là Thái Lan, Malaysia, Philippines và MAPHILINDO với thành viên là Malaysia, Philippines và Indonesia thành lập vào năm 1963. Vì nhiều lí do khác nhau nên những tổ chức này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.1 ASEAN ra đời vào ngày 08/8/1967 trên cơ sở Tuyên bố Bangkok được thông qua tại Hội nghị bộ trưởng ngoại giao 5 quốc gia là Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Singapore và Philippines. Có thể nói, đây là sự kiện tất yếu trong bối cảnh lịch sử của khu vực lúc đó cũng như bối cảnh của từng quốc gia ASEAN 5. Nhằm trực tiếp đảm bảo an ninh và các lợi ích chính trị cho các quốc gia ASEAN khi đó, trong các yếu tố về chính trị, kinh tế, địa lí, văn hoá-xã hội tác động đến sự ra đời của ASEAN thì yếu tố cơ bản và chủ yếu là chính trị. a. Tiền đề chính trị - Chính trị quốc tế và khu vực Thế giới đang ở trong tình trạng chiến tranh lạnh và bị chi phối bởi trật tự thế giới hai cực Xô - Mỹ cũng như cuộc đối đầu căng thẳng giữa các quốc gia lớn thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa và các quốc gia lớn thuộc hệ thống tư bản chủ nghĩa. Do vị trí địa-chính trị quan trọng của khu vực Đông Nam Á nên hai siêu cường Liên Xô (cũ) và Mỹ đều muốn tranh thủ các quốc gia ASEAN, khiến cho khu vực này trở nên hết sức nhạy cảm, trở thành “bàn cờ chính trị” để các quốc gia lớn thi thố quyền lực và ảnh hưởng của mình. Do đó, hoà bình, an ninh của các quốc gia Đông 1 Xem: ASEAN: History, Global Edge, http://globaledge.msu.edu/trade-blocs/asean/history (truy cập 30/3/2018) 1 Nam Á rất dễ bị tác động.2 Các quốc gia Đông Nam Á khi đó đã bị phân thành hai nhóm đối lập, chịu ảnh hưởng khác nhau của các cường quốc (các quốc gia Đông Dương và các quốc gia thân phương Tây). Đặc biệt, các quốc gia ASEAN 5 lo ngại về việc bị lôi kéo vào cuộc chiến tranh xâm lược mà Mỹ đang bị sa lầy tại Việt Nam. Một mặt, Liên Xô (cũ) và Trung Quốc có vai trò ngày càng tăng trong khu vực thông qua việc ủng hộ, giúp đỡ cho một số đảng cộng sản ở châu Á, đặc biệt là sự trợ giúp trực tiếp của Trung Quốc cho các đảng cộng sản ở Đông Nam Á. Mặt khác, do sự kết thúc ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dân cũ, vai trò và uy tín của Mỹ, Anh trong khu vực bị suy giảm khiến các quốc gia Đông Nam Á thân Mỹ, Anh không tìm thấy chỗ dựa tin tưởng về an ninh, tạo ra “khoảng trống quyền lực” của các quốc gia phương Tây trong khu vực (Pháp rút khỏi Đông Dương năm 1954, Hà Lan trao trả độc lập cho Indonesia, Anh trao trả độc lập cho Malaysia năm 1953 nhưng vẫn chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh cho Malaysia tới năm 1970 theo Hiệp định phòng thủ chung Anh Malaysia. Anh tuyên bố rút quân khỏi các căn cứ phía Đông kênh đào Xuyê năm 1967, Mỹ bị sa lầy trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam). Do vậy, dù các quốc gia ASEAN vẫn coi Mỹ và các quốc gia phương Tây là chỗ dựa về an ninh, kinh tế song tình hình cho thấy nếu chỉ nghiêng về một phía là không có lợi nên cách tốt nhất là “đứng cách đều”, lựa chọn giải pháp sống “hoà thuận tối đa” với tất cả quốc gia. Để có thể thực thi được chính sách “cân bằng lợi ích”, giảm sự chi phối của các quốc gia lớn, cách duy nhất là các quốc gia Đông Nam Á cần phải liên kết với nhau và dựa vào nhau trong một tổ chức khu vực và đây cũng chính là nhân tố cơ bản quyết định tới sự hình thành xu hướng trung lập trong chính sách của ASEAN sau này. Ngoài ra, hoạt động kém hiệu quả của các tổ chức tiền thân của ASEAN như ASA và MAPHILINDO cũng dẫn đến việc cần phải thay thế bằng hình thức hợp tác khác có hiệu quả hơn. - Chính trị trong nước Vào thời điểm này, tất cả các quốc gia ASEAN đều gặp phải nhiều vấn đề chính trị khó khăn ở trong nước: + Bên cạnh phong trào dân chủ của giai cấp tư sản dân tộc và các lực lượng tiến bộ khác, chính quyền của các quốc gia này còn phải đối phó với phong trào li khai của các tôn giáo như phong trào Moro ở Philipines, phong trào Papua tự do, phong trào đòi độc lập của Cộng hoà Malucu ở Indonesia. Xem: Vũ Dương Ninh (2009), ASEAN thập niên đầu thế kỷ XXI, Tập Chuyên đề I: Nghiên cứu quốc tế – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. ĐHQG Hà Nội, tr. 58 – 73. 2 2 + Đặc biệt, giữa những năm 60 của thế kỉ XX, ở hầu hết các quốc gia Đông Nam Á nổi lên phong trào đấu tranh vũ trang mạnh mẽ của các đảng cộng sản chịu ảnh hưởng của Trung Quốc. Tóm lại, dù giữa các quốc gia vẫn còn tồn tại nhiều mâu thuẫn nhưng trong bối cảnh quốc tế và trong nước như vậy, nhất là khi cuộc chiến tranh ở Đông Dương đang vào giai đoạn quyết liệt thì cả năm quốc gia là thành viên sáng lập ASEAN đều đứng trước nhu cầu phải liên kết chặt chẽ với nhau, đặc biệt là trong lĩnh vực chính trị để củng cố hoà bình và đảm bảo an ninh toàn khu vực cũng như của mỗi quốc gia. b. Tiền đề kinh tế, văn hoá-xã hội Bên cạnh yếu tố về chính trị là nguyên nhân có tính quyết định, các yếu tố về kinh tế, văn hoá-xã hội cũng là những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự ra đời của ASEAN. - Kinh tế Thứ nhất, sự phục hồi và phát triển nền kinh tế thế giới sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, cùng với việc áp dụng thành tựu khoa học công nghệ mới đã tạo cơ sở vật chất chủ yếu để hình thành xu hướng quốc tế hoá và toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới. Song song với toàn cầu hoá là sự hình thành và phát triển mạnh mẽ của xu thế khu vực hoá. Kết quả của xu thế này là nhiều tổ chức hợp tác kinh tế khu vực đã được thành lập như: Thị trường chung Trung Mỹ (CACM), Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Cộng đồng Caribe. Trào lưu khu vực hoá này đã tác động mạnh mẽ tới ý tưởng xây dựng tổ chức quốc tế hợp tác khu vực ở Đông Nam Á. Thứ hai, nền kinh tế khu vực Đông Á được phục hồi, đặc biệt là kinh tế Nhật Bản do tác động của ngoại lực và nội lực. Các nguồn vốn đầu tư dưới dạng viện trợ kinh tế, kĩ thuật bắt đầu được đổ vào châu Á. Tháng 5/1950, Anh đưa ra kế hoạch “Colombo” để tạo liên kết kinh tế giữa các quốc gia ở phía Nam và Đông Nam Á bao gồm các quốc gia trong Khối liên hiệp Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc và cả Bắc Mỹ. Thứ ba, vai trò của các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đối với sự phát triển kinh tế ở các quốc gia châu Á ngày càng tăng. Năm 1947, Liên hợp quốc thành lập Uỷ ban kinh tế châu Á và Viễn Đông (Economic Commission for Asia and Far Est - ECAFE) nhằm thúc đẩy nền sản xuất ở các nước châu Á. Năm 1966, ADB được thành lập gồm 31 quốc gia, trong đó có 19 quốc gia châu Á để cung cấp nguồn vốn cho sự phục hồi và phát triển kinh tế ở châu Á. Thứ tư, sau khi giành được độc lập, năm quốc gia sáng lập ASEAN đều gặp phải vấn đề khó khăn chung về kinh tế như sự lạc hậu của các cơ cấu kinh tế, tình trạng độc canh và xuất khẩu nguyên liệu thô. Vì vậy, để phát triển, các quốc gia phải 3 hợp tác và trước hết là hợp tác trong khu vực. - Văn hoá-xã hội Các quốc gia ASEAN đều nằm trong một tổng thể địa lí chung - khu vực Đông Nam Á, được bao bọc bởi Thái Bình Dương ở phía Đông và Ấn Độ Dương ở phía Tây. Vì vậy, tổng thể địa lí này có vị trí chiến lược quan trọng trên tuyến đường biển chạy từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương. Các quốc gia ASEAN đều có nhiều nét tương đồng về đời sống văn hoá-xã hội như tổ chức đời sống dân cư được dựa trên cộng đồng làng xã và “nền văn minh lúa nước”. Trừ Thái Lan, các quốc gia ASEAN đều bị phương Tây đô hộ nên vừa có ý thức về nền độc lập dân tộc, vừa có nhu cầu đảm bảo an ninh chung của khu vực và hợp tác để phát triển. 1.1.2. Ý nghĩa của sự hình thành ASEAN ASEAN ra đời đánh dấu sự trưởng thành về chính trị của các quốc gia Đông Nam Á. Những quốc gia này đã thể hiện quyết tâm tự gánh vác trách nhiệm đối với sự phát triển của đất nước cũng như khu vực, đặc biệt trong vấn đề an ninh mà không dựa vào ngoại lực bên ngoài. Đối với các quốc gia Đông Nam Á, sự ra đời của ASEAN là thắng lợi của tinh thần hoà giải, hoà hợp giữa các quốc gia trong khu vực. Theo Ngoại trưởng Thái Lan Thanat Khôman: “Lần đầu tiên, các quốc gia Đông Nam Á đi tới một điểm cơ bản của việc loại trừ thói quen xấu là đi riêng rẽ với nhau, theo những hướng khác nhau, đôi khi đối lập nhau, khiến họ quay lưng lại với nhau”. Ngoại trưởng Indonesia Adam Malic khẳng định: “Đã có sự đoàn kết khu vực, bất kể những khác biệt nảy sinh từ lợi ích dân tộc”. Sự hình thành ASEAN đã đặt nền móng cho sự hợp tác và phát triển trong mọi lĩnh vực của các quốc Đông Nam Á trong những năm sau này. 1.2. Các giai đoạn phát triển của ASEAN 1.2.1. Giai đoạn từ khi thành lập đến trước Hội nghị Bali năm 1976 (giai đoạn hình thành và định hướng phát triển) Đây là giai đoạn phát triển đầu tiên của ASEAN. Ở giai đoạn này, cơ cấu tổ chức của ASEAN còn chưa hoàn chỉnh, thậm chí Ban thư kí - cơ quan thường trực mà bất kì tổ chức quốc tế nào cũng có còn chưa được thành lập. Đây là một trong những lí do mà thời kì này, ASEAN bị giới quan sát quốc tế chỉ coi là “liên minh chính trị lỏng lẻo”. Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau nên trong giai đoạn này, ASEAN hầu như chưa có hoạt động nào đáng kể, trừ một số hoạt động đáng lưu ý 4 sau: - Thông qua Tuyên bố ZOPFAN (A Zone of Peace, Freedom and Neutrality) về khu vực hoà bình, tự do, trung lập tại Kuala Lumpur ngày 17/11/1971, mở ra thời kì mới cho sự phát triển của ASEAN, thể hiện mong muốn xây dựng Đông Nam Á thành khu vực trung lập, hoà bình, ổn định mà không có bất kì hình thức can thiệp nào từ phía bên ngoài. - Thực hiện một số hoạt động ngoại giao, kinh tế đơn lẻ: Đồng loạt công nhận quan hệ ngoại giao với Việt Nam và Bangladesh, cùng thoả thuận ý kiến trước khi biểu quyết những vấn đề cụ thể ở Liên hợp quốc hoặc cùng phối hợp lên tiếng phản đối một cách có kết quả chống lại việc cao su tổng hợp của Nhật Bản cạnh tranh với cao su tự nhiên vốn là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của nhiều quốc gia trong khối. Tóm lại, trong giai đoạn đầu sau khi thành lập, các hoạt động của ASEAN mới chỉ dừng lại ở mức độ tạo ra nền tảng hợp tác lâu dài và khởi động các hoạt động hợp tác bằng một số hoạt động chung (chủ yếu nhằm giải quyết các vấn đề chính trị trong và ngoài nước) nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau. 1.2.2. Giai đoạn từ Hội nghị Bali năm 1976 đến trước Hội nghị thượng đỉnh lần thứ tư năm 1992 (giai đoạn củng cố cơ cấu tổ chức và tiến lên hợp tác toàn diện nội khối và bước đầu phát triển hợp tác ngoại khối). Trong giai đoạn này, ASEAN đạt được một số kết quả đáng chú ý: - Xác lập các nguyên tắc tổ chức, hoạt động và hợp tác của ASEAN. - Thông qua các văn kiện pháp lí quan trọng làm nền tảng cho sự hợp tác và phát triển của ASEAN như Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á (Hiệp ước Bali năm 1976), Tuyên bố về sự hoà hợp ASEAN năm 1976, Hiệp định thành lập Ban thư kí ASEAN năm 1976, Tuyên bố Manila năm 1987, Hiệp ước khuyến khích và bảo hộ đầu tư và Nghị định thư về mở rộng danh mục thuế ưu đãi theo thoả thuận ưu đãi buôn bán ASEAN năm 1987. - Mở rộng lĩnh vực hợp tác nội khối đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại, đầu tư. Điển hình là 3 kế hoạch lớn đã được thông qua và đưa vào triển khai: Dự án công nghiệp ASEAN - AIPs năm 1976, Kế hoạch bổ sung công nghiệp - AIC năm 1981, các liên doanh công nghiệp ASEAN - AIJV năm 1983; kí Thoả thuận thương mại ưu đãi PTA cho cả khối; chủ trương thiết lập AFTA. - Bước đầu phát triển hợp tác ngoại khối (thiết lập cơ chế đối thoại với các quốc gia công nghiệp phát triển). Trong những năm đầu của giai đoạn này, ASEAN liên tục thiết lập và đối thoại đầy đủ với các quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, Canada, New Zealand, EEC và các tổ chức của Liên hợp quốc (thông qua Chương trình phát triển 5 của Liên hợp quốc - UNDP). Các hoạt động hợp tác được triển khai qua 3 kênh: Hội nghị sau Hội nghị ngoại trưởng, các cuộc họp giữa ASEAN với các bên đối thoại, Uỷ ban ASEAN ở thủ đô quốc gia đối thoại. - Củng cố cơ cấu tổ chức: Hình thành cơ chế Hội nghị liên bộ trưởng, thành lập Ban thư kí và kết nạp Brunei (năm 1984). 1.2.3. Giai đoạn từ Hội nghị thượng đỉnh lần thứ tư năm 1992 đến trước hội nghị thượng định lần thứ chín năm 2003 (giai đoạn trở thành ASEAN 10 và hợp tác toàn diện mà trọng tâm là hợp tác kinh tế) Đây là giai đoạn mà ASEAN đạt được nhiều thành tựu to lớn, tiến hành hợp tác trên tất cả các lĩnh vực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội, phát triển văn hoá và tăng cường hoà bình, ổn định ở khu vực. Những thành tựu của ASEAN thể hiện thông qua một số hoạt động chủ yếu sau: - Kết nạp 4 thành viên mới gồm: Việt Nam (năm 1995), Lào, Myanmar (năm 1997), Campuchia (năm 1999), nâng ASEAN từ ASEAN 6 trở thành ASEAN 10. - Xây dựng khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA). - Thành lập diễn đàn khu vực ASEAN - ARF năm 1994. - Hoàn thiện cơ cấu tổ chức. - Thông qua các văn kiện pháp lí quốc tế quan trọng như: Hiệp định khung về tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN năm 1992, Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) năm 1992, Tuyên bố về Biển Đông năm 1992, Hiệp định khung về hợp tác công nghiệp (AICO), Tầm nhìn ASEAN 2020 năm 1997, Tuyên bố Hà Nội năm 1998, Chương trình hành động Hà Nội năm 1998, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông năm 2002. - Tổ chức Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) lần đầu tiên tại Kuala Lumpur vào năm 2005, với sự tham gia của ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand. 1.2.4. Giai đoạn từ Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 9 năm 2003 đến trước thời điểm thành lập Cộng đồng ASEAN năm 2015 (giai đoạn xây dựng Cộng đồng ASEAN) - Tại Hội nghị cấp cao lần thứ 9 (tháng 10 năm 2003), các thành viên ASEAN đã thông qua Tuyên bố về sự hoà hợp ASEAN (Tuyên bố Bali II), tái khẳng định những mục tiêu và nguyên tắc cơ bản của Hiệp hội, tăng cường đoàn kết tiến tới việc hình thành Cộng đồng ASEAN vững mạnh, liên kết chặt chẽ, tự cường và năng động, hành động hiệu quả như đã nêu trong văn kiện Tầm nhìn ASEAN năm 2020 và Chương trình hành động Hà Nội năm 1998. Cộng đồng ASEAN (AC) được xây dựng trên ba trụ cột là: Cộng đồng chính trị-an ninh, Cộng đồng kinh tế và Cộng đồng văn 6 hoá-xã hội. Các quốc gia thành viên hiện đang nỗ lực đạt những mục tiêu trong Tầm nhìn ASEAN 2020 vào năm 2015 (tiến trình rút ngắn 5 năm so với dự định). Có thể nói rằng quyết định thành lập Cộng đồng ASEAN (AC) là kết quả của sự tác động, đan xen giữa các yếu tố: những thành tựu đạt được của ASEAN; biến chuyển của tình hình quốc tế, khu vực và nhu cầu nâng cấp cơ chế hợp tác hiện tại còn nhiều hạn chế của ASEAN. Cho đến trước năm 2003, ASEAN đã đạt được những thành tựu hợp tác tương đối toàn diện trên tất cả các mặt chính trị-an ninh, kinh tế, văn hoá-xã hội, nhất là thành tựu hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế như Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA), Khu vực đầu tư ASEAN (AIA), Thương mại dịch vụ (AFAS)... Sự phát triển cả về phạm vi, mức độ và hiệu quả của các hoạt động hợp tác nội khối và ngoại khối đã làm cho các khuôn khổ hợp tác hiện có của ASEAN trở nên “chật hẹp”, cơ chế hợp tác “lỏng lẻo” theo “phương thức ASEAN” đã bộc lộ nhiều điểm hạn chế.3 Cùng với đó, sự chênh lệch về khoảng cách phát triển và xu hướng “li tâm” giữa các quốc gia ASEAN càng làm cho các quan hệ hợp tác nội khối và ngoại khối của ASEAN kém hiệu quả hơn, điều này đặt ASEAN trước nhu cầu nâng cấp cơ chế hợp tác hiện có để thúc đẩy hiệu quả các hoạt động hợp tác trong và ngoài khối, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia thành viên đồng thời xây dựng và tạo lập ý thức, “bản sắc chung” của cả khu vực. Về mặt khách quan, chủ nghĩa khu vực hoá với sự phát triển mạnh mẽ của các tổ chức quốc tế khu vực trên thế giới mà điển hình là Liên minh châu Âu; sự phát triển của các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ... và xu hướng hình thành liên kết kinh tế Đông Á rộng lớn; chủ nghĩa khủng bố, phong trào li khai, xung đột sắc tộc, tôn giáo cực đoan; những hiểm họa, thiên tai mang tính toàn cầu và các vấn đề an ninh phi truyền thống khác càng làm cho ASEAN cần phải có cơ chế hợp tác hiệu quả hơn để có đủ khả năng đối phó với các thách thức đó và giữ vững vai trò, vị thế của mình trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói riêng và trên trường quốc tế nói chung. Nhằm hiện thực hoá mục tiêu thành lập AC, Chương trình hành động Viêng Chăn (VAP) đã được các nhà lãnh đạo ASEAN thông qua tại Hội nghị cấp cao lần thứ 10 năm 2004. VAP thực chất là bản kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN, cụ thể hoá những nội dung đã ghi nhận trong Tuyên bố Bali II, trong đó quy định mục tiêu và các chương trình xây dựng cho từng cộng đồng. Tiếp đó, các bản kế hoạch tổng thể “Phương thức ASEAN” (ASEAN Way) là phương thức hoạt động dựa trên tham khảo và đồng thuận, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Đặc trưng của phương thức này là thông qua các cuộc thảo luận kín hơn là thông qua “mặc cả” thẳng thắn trên bàn hội nghị, theo truyền thống từng bước xây dựng lòng tin của văn hoá khu vực Đông Nam Á. Phương thức này được xem như là “công thức có lợi cho tất cả các bên” (winning formula) nhưng cũng làm hạn chế tối đa mức độ thể chể hoá chặt chẽ và tính ràng buộc pháp lí của cơ chế hợp tác trong ASEAN. 3 7 xây dựng từng cộng đồng trong Cộng đồng ASEAN, bao gồm Kế hoạch tổng thể xây dựng AEC (2007), Kế hoạch tổng thể xây dựng APSC và Kế hoạch tổng thế xây dựng ASCC cùng được kí kết trong năm 2009 xác định rõ định dạng cũng như cơ chế, các biện pháp và hoạt động cụ thể xây dựng APSC, AEC và ASCC đến năm 2015. Đây chính là cơ sở pháp lí để ASEAN triển khai xây dựng mỗi cộng đồng, qua đó hiện thực hoá mục tiêu về một Cộng đồng ASEAN. - Một trong những bước phát triển quan trọng của ASEAN là thông qua Hiến chương ASEAN (Hiến chương được kí ngày 20/11/2007 và có hiệu lực ngày 15/12/2008), chính thức trao tư cách pháp nhân cho tổ chức ASEAN, tạo nền tảng pháp lí và thể chế để ASEAN xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN. 1.2.4. Giai đoạn từ thời điểm xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN năm 2015 đến nay Ngày 22/11/2015, các nhà lãnh đạo ASEAN đã ký Tuyên bố Kuala Lumpur 2015 về “Thành lập Cộng đồng ASEAN” với sự chứng kiến của các nhà lãnh đạo các nước đối tác, đối thoại của ASEAN và Tổng Thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki Moon. Sự hình thành Cộng đồng ASEAN 2015 với 3 trụ cột Cộng đồng chính trị - an ninh, Cộng đồng kinh tế và Cộng đồng văn hóa - xã hội là một dấu mốc quan trọng trong tiến trình liên kết, phản ánh sự lớn mạnh của ASEAN sau 48 năm hình thành và phát triển với vị thế ngày càng cao ở cả khu vực và thế giới. Theo các văn bản pháp lí của ASEAN, Cộng đồng ASEAN có các đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất, Cộng đồng ASEAN không thay thế ASEAN mà chỉ là sự liên kết của ASEAN ở cấp độ cao hơn và sâu rộng hơn. Cộng đồng ASEAN không phải là tổ chức quốc tế mới của các quốc gia Đông Nam Á được thành lập để thay thế cho ASEAN. Cộng đồng ASEAN tiếp tục kế thừa và nâng cấp các liên kết hiện có của ASEAN lên cấp độ cao hơn và phạm vi rộng hơn nhằm đáp ứng nhu cầu hợp tác và phát triển của ASEAN cũng như của các quốc gia thành viên trong giai đoạn mới. Thứ hai, Cộng đồng ASEAN được xây dựng trên nền tảng thể chế pháp lí có tính ràng buộc cao đối với các quốc gia thành viên. Cộng đồng ASEAN không đơn thuần là “tập hợp những người có những điểm giống nhau làm thành một khối như một xã hội”,4 ràng buộc với nhau một cách “ngẫu nhiên” và “tự nguyện” như cách hiểu thông thường về ngữ nghĩa của từ “cộng đồng”. Dưới góc độ pháp lí quốc tế, Cộng đồng ASEAN là sự liên kết pháp lí do các quốc gia thành viên ASEAN thiết lập (xuất phát từ các đặc thù của ASEAN và phù hợp với nhu cầu phát triển trong tình hình mới) với nội dung, cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động cụ thể trên cơ sở hệ thống các Xem: Nguyễn Như Ý (1999) (chủ biên), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb. Văn hoá-thông tin, Hà Nội, tr. 1796. 4 8 nguyên tắc và quy phạm pháp luật. Thứ ba, Cộng đồng ASEAN được hình thành trên cơ sở ba trụ cột: Cộng đồng chính trị-an ninh, Cộng đồng kinh tế và Cộng đồng văn hoá-xã hội. Mỗi cộng đồng có cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ khác nhau. Song giữa những cộng đồng này có mối quan hệ khăng khít và chặt chẽ với nhau, tác động qua lại và bổ sung cho nhau nhằm cùng hướng tới mục tiêu chung mà ASEAN theo đuổi. Với nỗ lực không ngừng nghỉ, Tầm nhìn ASEAN 2025 “Cùng vững vàng tiến bước” được chính thức thông qua tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 27 tại Kuala Lumpur, ngày 22-11-2015. Tiếp nối Tầm nhìn ASEAN 2020 (1997), Tuyên bố Hoà hợp ASEAN II (2003) và Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN 2009-2015 (2009), Tầm nhìn và các Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Chính trị - an ninh, Cộng đồng kinh tế và Cộng đồng văn hóa – xã hội kèm theo đề ra những mục tiêu, phương hướng lớn cùng kế hoạch, biện pháp triển khai cụ thể nhằm hiện thực hoá mục tiêu liên kết và hội nhập sâu rộng hơn, xây dựng một Cộng đồng ASEAN “hoạt động chặt chẽ dựa trên luật lệ, thực sự hướng về người dân và lấy người dân làm trung tâm” vào năm 2025. Đến nay, ASEAN vẫn đang tích cực triển khai nhằm hiện thực hóa các chương trình, kế hoạch trong các bản Kế hoạch tổng thể này. Có thể thấy rằng quá trình hình thành ASEAN trong hơn 50 năm qua là thắng lợi lớn của tư tưởng hoà bình, tự cường dân tộc kết hợp với tự cường khu vực, của những tư tưởng hợp tác và phát triển. ASEAN có vị thế quốc tế như ngày nay bởi đã hoạch định đường lối xây dựng và phát triển phù hợp với xu thế của thời đại. Bốn màu xanh da trời, đỏ, trắng, vàng trên lá cờ của ASEAN cũng như biểu tượng của ASEAN không chỉ thể hiện cho bốn màu sắc chủ đạo trên quốc kì của các quốc gia thành viên mà còn tượng trưng cho một ASEAN ổn định, hoà bình, thống nhất và năng động. Màu xanh da trời biểu hiện cho hoà bình và ổn định. Màu đỏ thể hiện dũng khí và sự năng động. Màu trắng cho thấy sự thuần khiết và màu vàng là biểu trưng cho sự thịnh vượng. Bó lúa tượng trưng cho ước mơ của các thành viên sáng lập ASEAN về một ASEAN bao gồm tất cả quốc gia ở Đông Nam Á quây quần trong tình hữu nghị và đoàn kết. Vòng tròn là biểu tượng cho sự thống nhất của ASEAN. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thắng lợi của ASEAN là việc tổ chức này luôn bám sát tôn chỉ, mục đích và nguyên tắc của mình, trong đó nguyên tắc quan trọng nhất là tôn trọng nền độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia của các quốc gia thành viên, không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia thành viên dưới bất kì hình thức nào. 9 2. Mục đích và nguyên tắc hoạt động 2.1. Mục đích Điều 1 Hiến chương ASEAN đã xác định mục đích của ASEAN như sau: 2.1.1. Về an ninh-chính trị - Duy trì, thúc đẩy hoà bình, an ninh và ổn định, tăng cường hơn nữa các giá trị hướng tới hoà bình trong khu vực; - Nâng cao khả năng tự cường khu vực thông qua đẩy mạnh hợp tác an ninhchính trị, kinh tế và văn hoá-xã hội; - Duy trì Đông Nam Á là khu vực không có vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt khác; - Đối phó hữu hiệu với tất cả các mối đe dọa, các loại tội phạm xuyên quốc gia và thách thức xuyên biên giới, phù hợp với nguyên tắc an ninh toàn diện; - Tăng cường hợp tác trong việc xây dựng cho người dân ASEAN môi trường an toàn, an ninh và không có ma túy; - Duy trì vai trò trung tâm và chủ động của ASEAN như một động lực chủ chốt trong quan hệ và hợp tác với các đối tác bên ngoài trong cấu trúc khu vực mở, minh bạch và thu nạp. 2.1.2. Về kinh tế Xây dựng thị trường và cơ sở sản xuất duy nhất với sự ổn định, thịnh vượng, khả năng cạnh tranh và liên kết kinh tế cao, tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư, bao gồm sự chu chuyển tự do hàng hoá, dịch vụ và dòng đầu tư; di chuyển thuận lợi của các doanh nhân, người có chuyên môn cao, người có tài năng và lực lượng lao động; sự chu chuyển tự do hơn các dòng vốn. 2.1.3. Về văn hoá-xã hội - Đảm bảo rằng nhân dân và các quốc gia thành viên ASEAN được sống hoà bình với toàn thế giới, trong môi trường công bằng, dân chủ và hoà hợp; - Giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN thông qua hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau; - Tăng cường dân chủ, thúc đẩy quản trị tốt và pháp quyền; thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, các quyền tự do cơ bản với sự tôn trọng thích đáng quyền và trách nhiệm của các quốc gia thành viên ASEAN; - Thúc đẩy phát triển bền vững nhằm bảo vệ môi trường khu vực, tính bền vững của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn di sản văn hoá và chất lượng cuộc sống cao của người dân khu vực; 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan