Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Giáo trình luật thi hành án dân sự ...

Tài liệu Giáo trình luật thi hành án dân sự

.PDF
358
1
124

Mô tả:

BỘ GIAO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI GIÁO TRÌNH LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Đồng chủ biên: TS.Trần Phƣơng Thảo và TS. Đinh Thị Hằng HÀ NỘI - 2021 i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI GIÁO TRÌNH LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Đồng chủ biên: TS. Trần Phƣơng Thảo TS. Đinh Thị Hằng Hà Nội, 2021 ii LỜI NÓI ĐẦU Thi hành án dân sự có ý nghĩa củng cố kết quả giải quyết vụ việc của Tòa án, Trọng tại, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh trên thực tiễn, bảo vệ trên thực tế quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể, vì thế ngành luật Thi hành án dân sự có vị trí rất quan trọng trong hệ thống pháp luật của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bao gồm tất cả các quy định của nhà nƣớc về những nguyên tắc, trình tự, thủ tục thi hành bản án, quyết định dân sự, hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự, phần tài sản trong bản án, quyết định hành chính của Tòa án, quyết định của Tòa án giải quyết phá sản, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có liên quan đến tài sản của bên phải thi hành án và phán quyết của Trọng tài thƣơng mại; hệ thống tổ chức thi hành án dân sự và Chấp hành viên; quyền và nghĩa vụ của ngƣời đƣợc thi hành án, ngƣời phải thi hành án, ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động thi hành án dân sự, Luật Thi hành án dân sự đã cung cấp một hệ thống cơ sở pháp lý không thể thiếu cho hoạt động thi hành án dân sự, từ đó có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho các chủ thể trên thực tế. Nhận thức đƣợc vai trò, vị trí, ý nghĩa quan trọng của Luật thi hành án dân sự, Trƣờng Đại học Mở Hà Nội đã xác định Luật Thi hành án dân sự là một môn học, đƣợc giảng dạy trong chƣơng trình đào tạo của trƣờng, cung cấp cho ngƣời học luật những kiến thức cơ bản, không thể thiếu về Luật Thi hành án dân sự. Để có một nguồn tài liệu giảng dạy, nghiên cứu cơ bản, đồng thời để giúp ngƣời học luật có đƣợc những kiến thức cơ bản về môn học luật Thi hành án dân sự, Trƣờng xin trân trọng giới thiệu cuốn giáo trình Luật Thi hành án dân sự đã đƣợc biên soạn theo sát các quy định của pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam hiện hành. Giáo trình Luật Thi hành án dân sự gồm hai phần nội dung: Phần thứ nhất, Những vấn đề chung về Luật Thi hành án dân sự; Phần thứ hai, Thủ tục Thi hành án dân sự và các biện pháp bảo đảm, cƣỡng chế thi hành án dân sự. Phần thứ nhất trình bày những vấn đề chung của luật Thi hành án dân sự nhƣ khái niệm, đối tƣợng điều chỉnh, phƣơng pháp điều chỉnh và các nguyên tắc của luật tố tụng dân sự; thời hiệu và thẩm quyền thi hành án dân sự; các chủ thể trong thi hành án dân sự; dân sự; miễn giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự, bảo đảm tài chính từ ngân sách nhà nƣớc để thi hành án dân sự, phí và chi phí trong thi hành án dân sự. Phần thứ hai của giáo trình trình bày các kiến thức cơ bản về thủ tục thi hành án dân sự nói chung; thủ tục thi hành án dân sự trong một số trƣờng hợp cụ thể; các biện pháp bảo đảm, cƣỡng chế thi hành án dân iii sự và giải quyết khiếu nại, tố cáo, kháng nghị về thi hành án dân sự. Trong những nội dung đó, ở những vấn đề chính, quan trọng, tập thể tác giả đã biên soạn, trình bày dƣới cả phƣơng diện lý luận và phƣơng diện thực tiễn áp dụng để ngƣời học có thể dễ dàng tiếp thu đƣợc các kiến thức cơ bản về luật thi hành án dân sự. Ở Việt Nam, Luật Thi hành án dân sự đã đƣợc ban hành lần đầu tiên vào ngày 14/11/2008 nhƣng đến ngày 25/11/2014 Quốc hội đã ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự. Sự thay đổi này cũng là một trong các yếu tố để Trƣờng Đại học Mở Hà Nội phải nhanh chóng xuất bản Giáo trình Luật Thi hành án dân sự Việt Nam để phục vụ cho việc giảng dạy, đào tạo luật của trƣờng. Trƣờng đã giao nhiệm vụ cho tập thể tác giả và sau một thời gian chuẩn bị, thực hiện với rất nhiều cố gắng, tập thể tác giả đã biên soạn xong cuốn Giáo trình Luật Thi hành án dân sự. Trƣờng Đại học Mở Hà Nội xin trân trọng giới thiệu cuốn giáo trình này nhƣ một tài liệu học tập, giảng dạy về Luật Thi hành án dân sự và hy vọng cuốn giáo trình này phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu luật tại Trƣờng Đại học Mở Hà Nội theo các hệ đào tạo khác nhau trong giai đoạn hiện nay. Mặc dù tập thể tác giả đã có rất nhiều nỗ lực nhƣng do biên soạn với một thời gian chƣa phải là nhiều, trong bối cảnh chúng ta vẫn chƣa có đủ hệ thống các văn bản hƣớng dẫn cụ thể nên một số vấn đề đã trình bày trong giáo trình vẫn cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu, làm rõ hơn. Chắc chắn cuốn giáo trình này còn có những khiếm khuyết, hạn chế nhất định, vì thế rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của các quý bạn đọc để trƣờng có thể tiếp tục chỉnh lý, giúp cho ấn phẩm đƣợc hoàn thiện hơn trong những lần tái bản sau. Trƣờng Đại học Mở Hà Nội iv Danh sách tập thể tác giả TS. Nguyễn Triều Dƣơng: Chƣơng 5,6 TS. Đinh Thị Hằng: Chƣơng 2,3,4 TS. Trần Phƣơng Thảo: Chƣơng 1,7,8 v MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................... iii MỤC LỤC ......................................................................................................................vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... xii Phần thứ nhất ...................................................................................................................1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ ........................... 1 Chƣơng I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VIỆT NAM .1 I. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA, VAI TRÕ CỦA LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ ...........1 1. Khái niệm ....................................................................................................................1 2. Ý nghĩa, vai trò của luật thi hành án dân sự Việt Nam ...............................................8 II. ĐỐI TƢỢNG ĐIỀU CHỈNH VÀ PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VIỆT NAM ...........................................................................9 1. Đối tƣợng điều chỉnh của Luật Thi hành án dân sự ....................................................9 2. Phƣơng pháp điều chỉnh ............................................................................................ 12 III. LƢỢC SỬ PHÁT TRIỂN VÀ NGUỒN CỦA LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VIỆT NAM .................................................................................................................... 14 1. Lƣợc sử phát triển của luật thi hành án dân sự Việt Nam .........................................14 2. Nguồn của luật thi hành án dân sự Việt Nam ............................................................ 20 IV. QUAN HỆ PHÁP LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ .............................................23 1. Khái niệm và đặc điểm của quan hệ pháp luật thi hành án dân sự ............................ 23 2. Thành phần của quan hệ pháp luật thi hành án dân sự ..............................................26 V. XÃ HỘI HÓA THI HÀNH ÁN DÂN SỰ ................................................................ 28 1. Khái niệm, ý nghĩa, yêu cầu xã hội hóa thi hành án dân sự ......................................28 2. Nội dung xã hội hóa thi hành án dân sự ....................................................................33 CÂU HỎI ÔN TẬP .......................................................................................................34 Chƣơng II . CÁC CHỦ THỂ TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ ............................... 36 I. CƠ QUAN, TỔ CHỨC,CÁ NHÂN CÓ THẨM QUYỀN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ ………………………………………………………………………………………...36 1. Cơ quan thi hành án dân sự, chấp hành viên và Thủ trƣởng cơ quan thi hành án dân sự....................................................................................................................................36 2. Văn phòng thừa phát lại, thừa phát lại ......................................................................53 vi II. ĐƢƠNG SỰ, NGƢỜI ĐẠI DIỆN CỦA ĐƢƠNG SỰ TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ ........................................................................................................................ 60 1. Đƣơng sự trong thi hành án dân sự ...........................................................................60 2. Ngƣời đại diện của đƣơng sự .................................................................................... 64 III. CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KHÁC TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ .65 1. Tòa án, trọng tài, hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh .................................................65 2. Ủy ban nhân dân các cấp ........................................................................................... 66 3. Tổ chức thẩm định giá ............................................................................................... 67 4. Tổ chức bán đấu giá tài sản………………………………………………………...67 CÂU HỎI ÔN TẬP…………………………………………………………………..68 Chƣơng III. NGUYÊN TẮC, THỜI HIỆU YÊU CẦU VÀ THẨM QUYỀN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ .....................................................................................................70 I. NGUYÊN TẮC CỦA LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ ..........................................70 1. Khái niệm và ý nghĩa của nguyên tắc của Luật thi hành án dân sự Việt Nam ..........70 2. Nội dung các nguyên tắc của Luật thi hành án dân sự Việt Nam ............................. 72 II. THỜI HIỆU YÊU CẦU THI HÀNH ÁN DÂN SỰ.................................................85 1. Khái niệm, ý nghĩa của thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự ...................................85 2. Cách tính thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự. ........................................................ 87 3. Khôi phục thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự ....................................................... 89 III. THẨM QUYỀN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ .......................................................... 91 1. Khái niệm và ý nghĩa của việc quy định thẩm quyền thi hành án dân sự .................91 2. Thẩm quyền thi hành án dân sự của cơ quan thi hành án dân sự các cấp .................92 3. Thẩm quyền thi hành án dân sự theo lãnh thổ ........................................................... 94 CÂU HỎI ÔN TẬP .......................................................................................................95 Chƣơng IV. MIỄN GIẢM NGHĨA VỤ THI HÀNH ÁN, BẢO ĐẢM TÀI CHÍNH TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC ĐỂ THI HÀNH ÁN, PHÍ VÀ CHI PHÍ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ ........................................................................................................................ 97 I. MIỄN VÀ GIẢM NGHĨA VỤ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ .......................................97 1. Cơ sở, khái niệm và ý nghĩa của việc miễn và giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự ....97 2. Nguyên tắc và các trƣờng hợp đƣợc miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự .........99 3. Thẩm quyền và thủ tục xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự ......................104 vii II. BẢO ĐẢM TÀI CHÍNH TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC ĐỂ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ ......................................................................................................................111 1. Cơ sở, khái niệm và ý nghĩa của việc quy định bảo đảm tài chính từ ngân sách nhà nƣớc để thi hành án dân sự ..........................................................................................111 2. Đối tƣợng, điều kiện, phạm vi, mức và nguồn kinh phí ngân sách bảo đảm tài chính để thi hành án dân sự ...................................................................................................112 3. Thủ tục thực hiện bảo đảm tài chính từ ngân sách nhà nƣớc để thi hành án dân sự .....................................................................................................................................116 III. PHÍ VÀ CHI PHÍ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ .......................................................119 1. Phí thi hành án dân sự..............................................................................................119 2. Chi phí thi hành án dân sự .......................................................................................125 CÂU HỎI ÔN TẬP .....................................................................................................129 PHẦN THỨ HAI .........................................................................................................131 THỦ TỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ; BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM, CƢỠNG CHẾ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ; KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, KHÁNG NGHỊ VÀ XỬ LÝ VI PHẠM VỀ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ .............................................................................................131 Chƣơng V. THỦ TỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ ......................................................131 I. THỦ TỤC CẤP, CHUYỂN GIAO, GIẢI THÍCH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH ĐỂ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ ...................................................................................................131 1. Thủ tục cấp, chuyển giao bản án, quyết định để thi hành án...................................131 2. Thủ tục chuyển giao bản án, quyết định…………………..………………………133 II. THỦ TỤC YÊU CẦU VÀ NHẬN ĐƠN YÊU CẦU THI HÀNH ÁN DÂN SỰ. 135 1. Thủ tục yêu cầu thi hành án dân sự .........................................................................135 2. Thủ tục nhận đơn yêu cầu thi hành án dân sự .........................................................136 III. THỦ TỤC RA QUYẾT ĐỊNH THI HÀNH ÁN, THU HỒI, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, HỦY BỎ QUYẾT ĐỊNH THI HÀNH ÁN DÂN SỰ .................................................136 1. Thủ tục ra quyết định thi hành án dân sự ................................................................136 2. Thủ tục thu hồi, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ quyết định thi hành án ..........................140 IV. THỦ TỤC THÔNG BÁO, GỬI QUYẾT ĐỊNH THI HÀNH ÁN, XÁC MINH ĐIỀU KIỆN THI HÀNH ÁN, XÁC ĐỊNH VIỆC CHƢA CÓ ĐIỀU KIỆN THI HÀNH ÁN ...............................................................................................................................140 1. Thủ tục thông báo, gửi quyết định thi hành án ........................................................140 viii 2. Thủ tục xác minh điều kiện thi hành án và xác định việc chƣa có điều kiện thi hành án dân sự ......................................................................................................................143 V. TỔ CHỨC THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH THI HÀNH ÁN DÂN SỰ ......................150 1. Áp dụng biện pháp tự nguyện thi hành án dân sƣ ...................................................150 2. Áp dụng biện pháp cƣỡng chế thi hành án ..............................................................151 VI. CÁC THỦ TỤC KHÁC PHÁT SINH TRONG THI HÀNH ÁN………………152 1.Bảo quản tài sản…………………………………………………………………...152 2. Ủy thác thi hành án dân sự ......................................................................................153 3. Hoãn thi hành án, tạm đình chỉ thi hành án, đình chỉ thi hành án ...........................156 IV. THANH TOÁN TIỀN, TRẢ LẠI TÀI SẢN THI HÀNH ÁN; XÁC NHẬN KẾT QUẢ THI HÀNH ÁN; KẾT THÖC THI HÀNH ÁN.................................................162 1. Thanh toán tiền, trả lại tài sản thi hành án ...............................................................162 2. Xác nhận kết quả thi hành án ..................................................................................165 3. Kết thúc thi hành án .................................................................................................165 CÂU HỎI ÔN TẬP .....................................................................................................166 Chƣơng VI. THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TRONG MỘT SỐ TRƢỜNG HỢP CỤ THỂ .....................................................................................................................................168 I. THI HÀNH KHOẢN TỊCH THU SUNG QUỸ NHÀ NƢỚC, TIÊU HUỶ TÀI SẢN VÀ HOÀN TRẢ TIỀN, TÀI SẢN KÊ BIÊN, TẠM GIỮ TRONG CÁC BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH HÌNH SỰ ...........................................................................................168 1. Đặc điểm của thi hành khoản tịch thu sung quỹ nhà nƣớc, tiêu huỷ tài sản và hoàn trả tiền, tài sản kê biên, tạm giữ trong các bản án, quyết định hình sự ............................. 2. Thủ tục thi hành các khoản tịch thu sung quỹ nhà nƣớc, tiêu huỷ tài sản và hoàn trả tiền, tài sản kê biên, tạm giữ trong các bản án, quyết định hình sự(1) ........................172 II. THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI ....................179 1. Đặc điểm của thi hành quyết định biện pháp khẩn cấp tạm thời.............................179 2. Thủ tục thi hành quyết định biện pháp khẩn cấp tạm thời ......................................181 III. THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI THẨM ...........................186 1. Đặc điểm của thi hành quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm ...................................186 2. Thủ tục thi hành quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm .............................................188 IV. THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH VỀ PHÁ SẢN ..........................................................190 1. Đặc điểm của thi hành quyết định về phá sản .........................................................190 ix 2. Thủ tục thi hành quyết định về phá sản ...................................................................192 V. THI HÀNH ÁN NGHĨA VỤ LIÊN ĐỚI, TRONG TRƢỜNG HỢP CHUYỂN GIAO QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ THI HÀNH ÁN VÀ KHI CÓ SỰ THAY ĐỔI TÀI SẢN TẠI THỜI ĐIỂM THI HÀNH ÁN .....................................................................195 1. Thi hành án nghĩa vụ liên đới ..................................................................................195 2. Thi hành án trong trƣờng hợp chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án dân sự 195 3. Thi hành án khi có sự thay đổi giá tài sản tại thời điểm thi hành án .......................198 CÂU HỎI ÔN TẬP .....................................................................................................199 Chƣơng VII. BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM VÀ BIỆN PHÁP CƢỠNG CHẾ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ ...............................................................................................................200 I. BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THI HÀNH ÁN DÂN SỰ ..............................................200 1. Khái niệm, ý nghĩa và nguyên tắc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự 200 2. Các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự .............................................................205 II. CÁC BIỆN PHÁP CƢỠNG CHẾ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ ...............................214 1. Khái niệm, ý nghĩa của biện pháp cƣỡng chế thi hành án dân sự ...........................214 2. Điều kiện và nguyên tắc áp dụng biện pháp cƣỡng chế thi hành án dân sự ............218 3. Các biện pháp cƣỡng chế thi hành án dân sự ..........................................................221 CÂU HỎI ÔN TẬP .....................................................................................................280 Chƣơng VIII. KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, KHÁNG NGHỊ VÀ XỬ LÝ VI PHẠM VỀ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ ...................................................................................................282 I. KHIẾU NẠI VỀ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ ............................................................282 1. Khái niệm và ý nghĩa của khiếu nại về thi hành án dân sự .....................................282 2. Ngƣời có quyền khiếu nại về thi hành án dân sự và ngƣời bị khiếu nại .................286 3. Đối tƣợng của khiếu nại về thi hành án dân sự .......................................................287 4. Thời hiệu khiếu nại về thi hành án dân sự ...............................................................289 5. Hình thức và thủ tục khiếu nại về thi hành án dân sự .............................................290 6. Quyền và nghĩa vụ của ngƣời khiếu nại, ngƣời bị khiếu nại và ngƣời có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự ..................................................................291 7. Giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự .............................................................293 II. TỐ CÁO VỀ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ ................................................................305 1. Khái niệm. đặc điểm, ý nghĩa của tố cáo thi hành án dân sự ..................................305 2. Quyền và nghĩa vụ của ngƣời tố cáo và ngƣời bị tố cáo về thi hành án dân sự ......309 x 3. Giải quyết tố cáo về thi hành án dân sự...................................................................310 III. KHÁNG NGHỊ VỀ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ ....................................................320 1. Khái niệm, ý nghĩa của kháng nghị về thi hành án dân sự ......................................320 2. Thẩm quyền và thời hạn kháng nghị về thi hành án dân sự ....................................322 3. Đối tƣợng kháng nghị về thi hành án dân sự ...........................................................322 4. Giải quyết kháng nghị về thi hành án dân sự ..........................................................323 IV. XỬ LÝ VI PHẠM VỀ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ ...............................................324 1. Khái niệm, ý nghĩa của việc xử lý vi phạm về thi hành án dân sự ..........................324 2. Thẩm quyền, nguyên tắc, thời hiệu xử lý vi phạm về thi hành án ..........................329 3. Hình thức xử lý vi phạm về thi hành án dân sự .......................................................332 4. Thủ tục xử lý vi phạm về thi hành án dân sự ..........................................................333 CÂU HỎI ÔN TẬP .....................................................................................................340 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................341 xi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Biện pháp khẩn cấp tạm thời BPKCTT Bộ luật Tố tụng Dân sự BLTTDS Bộ luật Tố tụng hình sự BLTTHS Luật cạnh tranh LCT Luật thi hành án dân sự năm 2008, đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2014 LTHADS Luật Tổ chức Tòa án nhân dân LTCTAND Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân LTCVKSND Luật trọng tài thƣơng mại LTTTM xii \ xiii Phần thứ nhất NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Chƣơng I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VIỆT NAM MỤC TIÊU - Nắm đƣợc và so sánh đƣợc giữa khái niệm thi hành án dân sự, luật thi hành án dân sự Việt Nam với một số khía niệm có liên quanh. - Nắm và so sánh đƣợc đối tƣợng điều chỉnh và phƣơng pháp điều chỉnh của Luật thi hành án dân sự Việt Nam với một số ngành luật liên quan. - Nắm đƣợc lịch sử phát triển và nguồn của Luật thi hành án dân sự Việt Nam. - Nắm đƣợc chủ trƣơng xã hội hóa thi hành án dân sự ở Việt Nam. TÀI LIỆU BỔ TRỢ - Giáo trình Luật Thi hành án dân sự Việt Nam của Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, năm 2019 - Giáo trình Kỹ năng thi hành án dân sự Việt Nam của Học viện Tƣ pháp, Nxb. Thống kê, Hà Nội, năm 2005. - Giáo trình nghiệp vụ thi hành án dân sự Việt Nam của Học viện Tƣ pháp (Phần chung), Nxb. Tƣ pháp, Hà Nội, năm 2016. - Nguyễn Công Bình (chủ biên), Luật thi hành án dân sự Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, năm 2007. - Trƣờng Đại học Luật Hà nội, Giáo trình Lý luận nhà nƣớc và pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, năm 2010. NỘI DUNG: I. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA, VAI TRÕ CỦA LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ 1. Khái niệm a. Khái niệm thi hành án dân sự Trong xã hội loài ngƣời, việc tham gia vào các quan hệ dân sự để nhằm đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng trong đời sống dân sinh là nhu cầu tất yếu của mỗi 1 chủ thể. Để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong đời sống dân sinh này theo một trật tự do nhà nƣớc mong muốn, nhà nƣớc đã ban hành ra hệ thống các quy tắc xử sự, bao gồm quyền và nghĩa vụ của các bên trong các quan hệ dân sự. Nói một cách cụ thể hơn, pháp luật dân sự đã quy định chuẩn mực pháp lý cho việc ứng xử và địa vị pháp lý của các chủ thể trong quan hệ nhân thân và tài sản phát sinh từ các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thƣơng mại, lao động (gọi chung là quan hệ dân sự). Các chuẩn mực ứng xử hay các quy tắc sử sự này đƣợc nhà nƣớc đặt ra chung cho các chủ thể, tuy nhiên do mỗi chủ thể có thể có thể có trình độ, năng lực nhận thức, ý thức pháp luật khác nhau nên khi họ tham gia và thực hiện quyền, nghĩa vụ trong các quan hệ dân sự đã dẫn đến một thực tế là có chủ thể thực hiện đúng, có chủ thể thực hiện chƣa đầy đủ, có chủ thể không thực hiện. Việc thực hiện không đúng hoặc không thực hiện quyền, nghĩa vụ của một bên chủ thể dân sự trong quan hệ dân sự đã làm ảnh hƣởng hoặc gây thiệt hại cho các chủ thể còn lại trong quan hệ dân sự và đó cũng chính là nguyên nhân làm phát sinh mâu thuẫn, tranh chấp, dẫn đến nhu cầu cần đƣợc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể trong quan hệ dân sự. Với các phƣơng thức giải quyết đa dạng nhƣ tự thoả thuận, hòa giải, trọng tài hay tố tụng tại tòa án đã đƣợc pháp luật ghi nhận nhƣ hiện nay, chủ thể có nhu cầu cần bảo vệ các quyền, lợi ích dân sự có quyền lựa chọn phƣơng thức giải quyết phù hợp nhất với mình. Thực tiễn cho thấy phƣơng thức bảo vệ quyền, lợi ích trong các quan hệ dân sự bằng phƣơng thức tố tụng tại Tòa án là phƣơng thức đƣợc chủ thể dân sự lựa chọn nhiều bởi phƣơng thức giải quyết này có nhiều ƣu điểm nổi trội mà một trong những ƣu điểm nổi trội nhất đó là bản án, quyết định của Tòa án đƣợc bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nƣớc, bằng vai trò của cơ quan thi hành án dân sự. Ngoài ra, với các chủ thể kinh doanh, thƣơng mại thì phƣơng thức giải quyết bởi trọng tài thƣơng mại hay giải quyết bởi Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh cũng ngày càng đƣợc lựa chọn nhiều hơn. Theo quy định tại Điều 2 Luật tổ chức Toà án nhân dân (LTCTAND) năm 2014 thì Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tƣ pháp. Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con ngƣời, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, do vậy kết quả giải quyết các vụ việc dân sự dân sự của tòa án phải đƣợc bảo đảm hiệu lực thi hành. Điều 106 Hiến Pháp năm 2013 của Việt Nam đã khẳng định “Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải đƣợc cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành”. Cụ thể hóa tinh thần này, Điều 19 Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam năm 2015 (BLTTDS) quy định nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án, trong đó nhấn mạnh “Tòa án có quyền yêu 2 cầu cơ quan thi hành án thông báo tiến độ, kết quả thi hành bản án, quyết định của tòa án. Cơ quan thi hành án trực tiếp tổ chức thi hành bản án, quyết định của tòa án có trách nhiệm trả lời cho Tòa án”. Ngoài ra, theo quy định tại Điều 67 Luật Trọng tài thƣơng mại năm 2010 (LTTTM), Điều 115, Điều 116 Luật Cạnh tranh năm 2018 (LCT) thì bên đƣợc thi hành có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành quyết định của trọng tài, của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh. Nhƣ vậy, một trong các phƣơng thức khá hữu hiệu nhằm bảo đảm hiệu lực pháp luật của các bản án, quyết định dân sự là thông qua hoạt động thi hành án dân sự của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thi hành án dân sự. Điều này có nghĩa quá trình bảo vệ quyền, lợi ích dân sự hợp pháp của các chủ thể dân sự bao gồm hai giai đoạn: giai đoạn giải quyết vụ việc dân sự tại Tòa án, trọng tại, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và giai đoạn thi hành án dân sự (sau khi có bản án, quyết định của tòa án, trọng tài, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh). Giai đoạn bảo vệ quyền, lợi ích dân sự trong quá trình tố tụng tại tòa án rất quan trọng bởi giai đoạn này đƣợc thực hiện tốt, có hiệu quả thì mới có cơ sở pháp lý cho giai đoạn sau là thi hành án dân sự. Tuy nhiên, giai đoạn bảo vệ quyền, lợi ích dân sự trong quá trình thi hành án mới là giai đoạn mang tính quyết định, mới có tính thực tế bởi một bản án, quyết định sẽ chẳng có ý nghĩa khi nó không đƣợc thi hành trên thực tế. Nhƣ vậy, thi hành án dân sự là giai đoạn không thể thiếu trong quá trình bảo vệ quyền, lợi ích dân sự hợp pháp của các chủ thể dân sự, là khâu cuối cùng, đánh dấu điểm thúc trong quy trình giải quyết vụ việc dân sự. Về khái niệm thi hành án dân sự thì khái niệm này có thể hiểu dƣới góc độ giải thích về mặt ngôn ngữ. Theo giải thích trong hầu hết các Từ điển Tiếng Việt thì thi hành là việc thực hiện trên thực tế nên thi hành án dân sự có thể hiểu đƣợc hiểu là việc thực hiện trên thực tế các án dân sự theo quy định của pháp luật. Tham khảo quy định tại Điều 1 và Điều 2 LTHADS thì án dân sự bao gồm bản án, quyết định của Tòa án giải quyết vụ việc về dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thƣơng mại và lao động; phần dân sự trong bản án bản án, quyết định hình sự; phần tài sản trong bản án, hành chính; quyết định giải quyết phá sản; quyết định công nhận (hay không công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định của Tòa án, trọng tài nƣớc ngoài; quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có liên quan đến tài sản của bên phải thi hành và phán quyết, quyết định của Trọng tài thƣơng mại. Nhƣ vậy, thi hành án dân sự không chỉ là thực hiện các bản án, quyết định của Tòa án mà còn thực hiện cả quyết định của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và quyết định của trọng tài thƣơng mại. Ở Việt Nam, trƣớc ngày 01/7/2003, thi hành án dân sự chỉ là thi hành các bản án, quyết định dân sự của tòa án. Từ ngày 01/7/2003, thi hành án dân sự 3 còn bao gồm thi hành cả quyết định giải quyết của trọng tài thƣơng mại Việt Nam1. Sau đó, theo Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 (Điều 2), LCT năm 2004 (Điều 121) và LTTTM năm 2010 ra đời thay thế Pháp lệnh trọng tài thƣơng mại Việt Nam thì đối tƣợng của thi hành án dân sự ngoài các bản án, quyết định dân sự của tòa án, quyết định giải quyết của trọng tài thƣơng mại còn là quyết định giải quyết vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh. Sở dĩ thi hành án dân sự còn thi hành cả các quyết định của trọng tài thƣơng mại, của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh bởi kết quả giải quyết vụ việc dân sự bằng phƣơng thức tòa án, trọng tài hay Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh đều thể hiện cách thức giải quyết hợp pháp do pháp luật ghi nhận và do chính chủ thể của quyền, lợi ích dân sự lựa chọn nên nhà nƣớc đều tôn trọng các kết quả giải quyết này, đều bảo đảm thi hành chứ không chỉ bảo đảm thi hành riêng bản án, quyết định của tòa án. Nhƣ vậy, hiểu một cách ngắn gọn nhất, theo nghĩa chung nhất thì: Thi hành án dân sự là việc thực hiện các bản án, quyết định dân sự của Tòa án, Trọng tài, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh. Các bản án, quyết định này sẽ là đối tƣợng của thi hành án dân sự khi có hiệu lực pháp luật và trong một số trƣờng hợp còn là bản án, quyết định sơ thẩm chƣa có hiệu lực pháp luật nhƣng đƣợc pháp luật quy định đƣợc thi hành ngay. Thi hành án dân sự bao gồm các hoạt động thực hiện bản án, quyết định dân sự đƣợc pháp luật quy định. Các hoạt động này mang tính tƣ pháp rõ nét mặc dù trong thi hành án dân sự cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thi hành án dân sự không xem xét lại vụ việc dân sự, không ra quyết định giải quyết nội dung của vụ việc dân sự. Các hoạt động thi hành án dân sự mang tính tƣ pháp bởi thi hành án dân gắn liền với hoạt động tƣ pháp, tổ chức thực hiện quyết định giải quyết vụ việc của cơ quan tƣ pháp, nhằm thực hiện trên thực tế kết quả giải quyết của các cơ chế tài phán nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp đã đƣợc luật nội dung ghi nhận. Trong nghiên cứu khoa học Luật thi hành án dân sự, còn có quan điểm cho rằng hoạt động thi hành án dân sự mang tính hành chính bởi hoạt động này thể hiện rõ tính chấp hành, điều hành. Cũng còn một quan điểm khác cho rằng hoạt động thi hành án dân sự đan xen thể hiện tính hành chính và tính tƣ pháp bởi hoạt động này vừa có tính chấp hành, điều hành nhƣng vừa là chấp hành và điều hành chủ yếu đối với kết quả giải quyết của cơ quan tƣ pháp là Tòa án. Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau nhƣng thực tiễn hoạt động thi hành án dân sự cho thấy hoạt động thi hành án dân sự có tính tƣ pháp là rõ hơn cả. Ngoài những đặc điểm nhƣ thi hành án dân sự là việc thực hiện các bản án, 1 Điều 57 Pháp lệnh trọng tài thương mại Việt Nam. 4 quyết định dân sự của tòa án, trọng tài, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh; gắn liền, tiếp nối với các hoạt động giải quyết vụ việc dân sự của tòa án, trọng tài, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh thì thi hành án dân sự còn có những đặc điểm đặc thù khác khá nổi bật, đó là thi hành án dân sự thƣờng mang tính tài sản. Đặc thù này chính là tiêu chí rõ nét nhất để phân biệt thi hành án dân sự với thi hành án hình sự hoặc thi hành án hành chính. Tính tài sản là đặc điểm chủ yếu, nổi bật của quan hệ pháp luật dân sự nên đến quan hệ thi hành án dân sự thì đối tƣợng hƣớng đến hay mục đích thi hành án dân sự của các bên vẫn là thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản trên thực tế. Mặc dù là giai đoạn tiếp nối, sau giai đoạn giải quyết về nội dung vụ việc dân sự nhƣng thi hành án dân sự vẫn thể hiện tính độc lập vốn có của mình. Không chỉ là một hoạt động đơn lẻ, thi hành án dân sự thực chất là một quá trình khá chặt chẽ, phức tạp, bao gồm nhiều thủ tục, hoạt động khác nhau. Quá trình này có sự tham gia của nhiều chủ thể nên chịu tác động bởi nhiều phía chủ thể khác nhau. Tuy nhiên, để đạt đƣợc hiệu quả cuối cùng là thi hành đƣợc án dân sự, với quyền và nghĩa vụ của mình, các chủ thể trong quá trình thi hành án dân sự luôn thể hiện ý chí độc lập, có vị thể độc lập với các chủ thể khác. Đặc biệt, đối với chủ thể có thẩm quyền tổ chức thi hành án là cơ quan thi hành án dân sự, hay cụ thể hơn là Chấp hành viên, các chủ thể này luôn có vị thể độc lập, không bị chi phối, tác động bởi bất cứ chủ thể nào. Các hoạt động thi hành án của họ chỉ có thể bị tác động, bị quyết định bởi thực tiễn thi hành án. Tùy vào thực tiễn thi hành án, cơ quan thi hành án hay chấp hành viên sẽ có quyết định, hành vi phù hợp. Vì thi hành án dân sự mang tính tƣ pháp nên tính độc lập đƣơng nhiên cũng đƣợc thể hiện qua các hoạt động thi hành án dân sự - một đặc điểm đặc trƣng của hoạt động tƣ pháp. Tính độc lập chính là yếu tố đảm bảo, quyết định tới hiệu quả của thi hành án dân sự. Với đặc thù là tính độc lập, thi hành án dân sự còn có đặc điểm luôn gắn liền với vai trò, thẩm quyền chủ yếu, nổi bật của cơ quan thi hành án dân sự. Cơ quan thi hành án dân sự là một cơ quan của nhà nƣớc, cùng với các cơ quan khác của nhà nƣớc thực hiện quyền tƣ pháp của nhà nƣớc nhƣng độc lập với các cơ quan tƣ pháp khác của nhà nƣớc qua thẩm quyền chuyên biệt là tổ chức thực hiện thi hành án dân sự. Cơ quan thi hành án dân sự có vai trò củng cố kết quả xét xử của tòa án, củng cố kết quả giải quyết vụ việc của trọng tài, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh. Nhƣ vậy, trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong xã hội, vai trò của cơ quan thi hành án dân sự là rất quan trọng, không thể thiếu. Tuy nhiên, ngoài giải pháp phân công một cơ quan trong bộ máy nhà nƣớc, thay mặt nhà nƣớc để thi hành án thì thi hành án dân sự còn có thể có giải pháp giao cho một tổ chức không nhân danh nhà 5 nƣớc, không sử dụng quyền lực nhà nƣớc cũng đƣợc thi hành án dân sự. Việc giao cho tổ chức thi hành án dân sự chính là biện pháp xã hội hóa thi hành án dân sự. Hiện nay, ở Việt Nam, các văn phòng thừa phát lại đang đƣợc giao thực hiện một số công việc để thi hành án dân sự, đƣợc tổ chức thi hành một số vụ việc dân sự theo quy định của pháp luật2. Thi hành án dân sự thực chất là việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của các chủ thể trong bản án, quyết định dân sự. Tuy nhiên trong một số trƣờng hợp để thực hiện đƣợc quyền, nghĩa vụ của chủ thể trong bản án, quyết định thì các chủ thể tham gia thi hành án dân sự còn phải tiến hành, thực hiện một số hoạt động có liên quan nhƣ yêu cầu cơ quan nhà nƣớc chứng thực bản sao giấy tờ, tài liệu; ủy quyền thi hành án, trƣớc bạ chuyển quyền cho ngƣời đƣợc thi hành án… Nhƣ vậy, xác định một cách đầy đủ, toàn diện nhất thì thi hành án dân sự không chỉ bao gồm các hoạt động thực hiện quyền, nghĩa vụ trong bản án, quyết định mà còn bao gồm cả những hoạt động có tác dụng bổ trợ, nhằm thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định. Với đặc điểm này có thể thấy mặc dù thi hành án dân sự có tính độc lập nhƣng trong một số trƣờng hợp vẫn có sự tham gia của một số cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan, từ đó phát sinh thêm những mối quan hệ xã hội trong thi hành án dân sự mặc dù trong bản án, quyết định đƣợc thi hành không đề cập đến. Nhƣ vậy, thi hành án dân sự là một quá trình thực hiện bản án, quyết định dân sự, từ đó làm phát sinh rất nhiều mối quan hệ xã hội, cụ thể là các mối quan hệ xã hội giữa Cơ quan thi hành án dân sự, Văn phòng thừa phát lại, đƣơng sự, ngƣời đại diện của đƣơng sự, ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự và những ngƣời khác có liên quan đến thi hành án dân sự. Trong các mối quan hệ xã hội đó, có những mối quan hệ xã hội đƣợc xác lập trên cơ sở ngang bằng về địa vị pháp lý, quyền và nghĩa vụ nhƣng cũng có quan hệ xã hội đƣợc xác lập trên cơ sở phụ thuộc, bất bình đẳng về địa vị, về quyền và nghĩa vụ. Để điều chỉnh đƣợc các quan hệ xã hội này, để các quan hệ xã hội này thỏa mãn đƣợc nhu cầu của mỗi bên trong quan hệ, pháp luật của nhà nƣớc cần phải điều chỉnh bằng một hệ thống các quy định của pháp luật. Vì thế Luật thi hành án dân sự không thể thiếu trong hệ thống pháp luật của nhà nƣớc. b. Khái niệm Luật thi hành án dân sự Việt Nam Thi hành án dân sự là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện bản án, quyết định dân sự dựa trên quyền lực nhà nƣớc, biến hiệu lực pháp luật của bản án 2 Tham khảo Nghị định 61/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/7/2009 về tổ chức, hoạt động của thừa phát lại; Nghị định số 135/NĐ-CP ngày 18/10/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 61/2009/NĐ-CP; Nghị định 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại. 6 quyết định dân sự thành hiệu lực thực tế nên thi hành án dân sự cần phải đƣợc thực hiện theo một trình tự hợp lý để đảm bảo tính đúng đắn, hiệu quả, với những thủ tục bắt buộc vừa bảo đảm quyền tự định đoạt của đƣơng sự trong thi hành án dân sự, vừa bảo đảm quyền áp đặt mệnh lệnh, cƣỡng chế của nhà nƣớc trong việc tổ chức thi hành án. Có thể thấy cơ sở ban hành ra luật thi hành án dân sự xuất phát từ chính nhu cầu cần phải có một khuôn mẫu chung để các chủ thể tham gia vào thi hành án dân sự đều phải tuân thủ theo, tránh hiện tƣợng bên chủ thể có quyền lạm quyền, dẫn đến hậu quả việc thi hành án dân sự không khách quan, không công bằng cho các bên trong thi hành án dân sự. Về bản chất, luật là các quy định của nhà nƣớc, chứa đựng các quy tắc xử, có tính bắt buộc chung, nếu không thực hiện sẽ bị cƣỡng chế, do đó luật thi hành án dân sự thực chất là quy định các quy tắc xử sự trong quá trình thi hành án dân sự, buộc các chủ thể trong thi hành án dân sự phải tuân theo. Để tham gia vào quá trình thi hành án dân sự, mỗi chủ thể đƣợc luật thi hành án dân sự quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ trong từng thủ tục của quá trình thi hành án dân sự. Nhƣ vậy luật thi hành án dân sự không quy định quyền và nghĩa vụ dân sự của các chủ thể trong quan hệ dân sự nhƣ luật dân sự, cũng không quy định quyền và nghĩa vụ tố tụng trong quan hệ pháp luật tố tụng dân sự, luật thi hành án dân sự chỉ quy định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật thi hành án dân sự, sau khi các quyền và nghĩa vụ dân sự, tố tụng dân sự đã đƣợc quy định. Với đặc điểm này, luật thi hành án dân sự có vị trí, vai trò là một ngành luật hình thức bởi nó chỉ quy định về trình tự, thủ tục, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong việc thi hành bản án, quyết định. Tính hình thức của ngành luật này không chỉ thể hiện qua sự ra đời của ngành luật thi hành án phải sau khi đã có luật dân sự và luật tố tụng dân sự, không chỉ thể hiện qua tính chất ngành luật này bị quyết định bởi luật nội dung là luật dân sự, luật tố tụng dân sự mà còn thể hiện qua chức năng của luật hình thức là bảo vệ, bảo đảm cho luật dân sự và tố tụng dân sự đƣợc thực hiện. Cũng nhƣ các ngành luật khác, luật thi hành án dân sự thể hiện các quy tắc xử sự do nhà nƣớc đặt ra trong thi hành án dân sự thông qua các quy phạm pháp luật. Các quy phạm pháp luật này điều chỉnh các mối quan hệ xã hội giữa của các chủ thể phát sinh trong quá trình từ khi có yêu cầu thi hành án dân sự đến khi thi hành xong quyền, nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định dân sự, từ đó bảo vệ đƣợc trên thực tế quyền, lợi ích dân sự hợp pháp của chủ thể. Tham gia vào quá trình thi hành án dân sự ngoài ngƣời có quyền, nghĩa vụ thi hành án dân sự còn có thể có những chủ thể khác có liên quan đến thi hành án, với động cơ, mục đích khác nhau, song nhìn chung các chủ thể 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan