Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Giáo trinh luật kinh tế chuyên khảo

.PDF
751
1
134

Mô tả:

TS. NGUYỄN THỊ DUNG (Chủ biên) VÀ TẬP THỂ GIẢNG VIÊN BỘ MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI - TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI crs. TRỐN THỊ BẢO ÁNH, TS. vũ PHƯƠNG ĐỐNG, TS. NGUYỄN QUÝ TRỌNG, TS. NGUYỄN THỊ YẾN, THS. NGUYỄN NGỌC ANH, THS. LÊ NGỌC ANH, THS. LÊ HƯƠNG GIANG, THS. NGUYỄN THỊ HUYỂN TRANG, THS. vũ THỊ HÒA NHưi THS. PHẠM PHƯƠNG THÀO, THS. PHẠM THỊ HUYẼN, THS. NGUYỄN NHƯ CHÍNH, THS. CAO THANH HUYỂN) LUẬT KINH Chuyên khảo r. I*i i ; _...ị Njv í ỉ L. 1 j ỉi í k.... ìr— N. i NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG HÀ NỘI - 2017 CHỦ BIÊN: Tiến sỹ NGUYỄN THỊ DUNG C Á C T Á C G IẢ : 1. TS Trần Thị Bảo Ánh 2. TS Nguyễn Thị Dung 3. TS Vũ Phương Đông 4. TS Nguyễn Thị Yến 5. TS Nguyễn Quý Trọng 6. ThS Nguyễn Ngọc Anh 7. ThS Lê Ngọc Anh 8. ThS Nguyễn Như Chính 9. ThS Lê Hương Giang 10. ThS Phạm Thị Huyền 11. ThS Cao Thanh Huyền 12. ThS Vũ Thị Hoà Như 13. ThS Phạm Phương Thảo 14. ThS Nguyễn Thị Huyền Trang CÁC CHỮ VIẾT TÁT BLTTDS Bộ luật Tố tụng dân sự CTTNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông GĐ/TGĐ Giám đốc/Tổng giám đốc HTX Hợp tác xã HĐQT Hội đồng quản trị HĐTV Hội đồng thành viên LDN Luật Doanh nghiệp TCT Tổng công ty TNHH Trách nhiệm hữu hạn TNVH Trách nhiệm vô hạn TTTM Trọng tài thương mại 5 LUẬT KINH TẾ CHUYÊN KHẢO LỜI GIỚI THIỆU Pháp luật kinh tế được hiểu là một hệ thống nhiều lĩnh vực pháp luật khá rộng, bao gồm Luật Kinh tế, Luật Lao động, Luật Tài chính, Luật Ngân hàng, Luật Đất đai, Luật Môi trường... Khi hình thành và phát triển ở Việt Nam từ những thập niên 80 (thế kỷ 20), Luật Kinh tế được hiểu là một bộ phận của pháp Luật Kinh tế, là ngành luật độc lập có phạm vi, đối tượng và phương pháp điều chỉnh riêng. Ở Việt Nam, trong lĩnh vực nghiên cứu, khái niệm “Luật Kinh tế” đã dần được thay thế bằng các khái niệm “Luật Thưonti mại", "luật kinh doanh” do ảnh hưởng của quá trình thay đổi về kinh tế, về cơ chế quản lý kinh tế, dẫn đến những thay đổi căn bản trong điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân. Khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, chủ thể của Luật Kinh tế không còn là các tổ chức kinh tế xà hội chủ nghĩa (tổ chức kinh tế nhà nước, tổ chức kinh tế tập thể) với tư cách là các đơn vị thực hiện hoạt động sản xuất theo kế hoạch dược giao. Nền kinh tế không còn vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung mà vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, với nền tảng là sự công nhận quyền tự do sở hữu, quyền tự do kinh doanh, đồng thời chịu nhiều tác động tất yếu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Những thay đổi này dẫn đến yêu cầu đổi mới trong khoa học Luật Kinh tế, theo đó, khái niệm “Luật Kinh tế” ít được sử dụng hơn trong khoa học pháp lý. Mặc dù vậy, trong thực tiễn kinh doanh và quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh, khái niệm Luật Kinh tế vẫn được sử dụng với ý nghĩa là lĩnh vực pháp luật gồm tống thể các quy định pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhàm quy định về các loại chủ thể kinh doanh, điều chỉnh hoạt động kinh doanh của họ phù hợp với chính sách quản lý kinh tế của nhà nước và quy định về vấn đề giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh (nếu có). 7 TS. Nguyễn Thị Dung (Chủ biên) Với.mục đích cung cấp những kiến thức pháp luật cơ bản và cần thiết cho thực tiễn kinh doanh và thực tiễn quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh, cuốn sách “Luật Kinh tế” đã được biên soạn, cập nhật chính sách, pháp luật mới nhất. Với đội ngũ tác giả bao gồm các giảng viên có kinh nghiệm của Trường Đại học Luật Hà Nội, chúng tôi hy vọng cuốn sách là tài liệu đáng tin cậý cho doanh nhân và nhà quản lý, cho các cơ sở đào tạo luật và bạn đọc có quan tâm đến các vấn đề cơ bản của Luật Kinh tế. Cuốn sách được kết cấu 21 chương, sắp xếp theo 4 phần chính: - Phần 1: Tổng quan về Luật Kinh tế trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam - Phần 2: Pháp luật về các chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế - Phần 3: Pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư, cạnh tranh và họp đồng trong hoạt động kinh doanh - Phần 4: Pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại Trân trọng giới thiệu cuốn sách đến quý bạn đọc. NHÓM TÁC GIẢ 8 LUẬT KINH TẾ CHUYÊN KHẢO PHẨN 1 TỘNG QUAN VẼ LUẬT KINH TẾ TRONG NẾN KINH TÊ THỊ TRƯỜNG ở VIỆT NAM Chương 1 KHÁI NIỆM, CHỦ THÈ VÀ NGUÒN CỦA LUẬT KINH TÉ I. QUAN NIỆM VÈ LUẬT KINH TÉ TRONG NÈN KINH TÉ THỊ TRƯỜNG Pháp luật kinh tế là lĩnh vực pháp luật đỏng vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Theo cách hiểu truyền thống, pháp luật kinh tế điều chỉnh nhiều mối quan hệ kinh tế đa dạng và phong phú. Có thể kể đến các nhóm quan hệ cơ bàn như sau1: - Quan hệ phát sinh trong quá trình tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh. Các quan hệ này phát sinh trong quá trình hình thành các loại chủ thể kinh doanh, quản trị doanh nghiệp, giải thể, phá sản... thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật về doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh khác; - Quan hệ phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật về hợp đồng kinh doanh, pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh...; - Quan hệ phát sinh trong quá trình cấp phát, huy động vốn phục vụ sản suất kinh doanh, hoạt động tín dụng, thanh toán, ngân sách... thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật về tài chính - ngân hàng; - Quan hệ phát sinh trong quá trình tạo việc làm và sử dụng ìao động... thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật lao động; 1 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trinh Luật Kinh tế, Nhà xuát bản Công an nhân dân, 1998, tr.13 và Viện Đại học Mở Hà Nội, Giáo trình Luật Kinh tế Việt Nam (2011), NXB Còng an nhân dân, tr.11 9 TS. Nguyễn Thị Dung (Chủ biên) - Quan- hệ phát sinh trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai, môi trường...'thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Đất đai, Luật Môi trường; - Quan hệ phát sinh trong quá trình thực hiện các hành vi cạnh tranh thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh. Theo PGS, TS Nguyễn Như Phát (Viện Nhà nước và Pháp luật), pháp luật kinh tế không phải là một ngành luật mà là một hệ thông các lĩnh vực pháp luật có đối tượng rất rộng. Ngoài các quan hệ kinh tê nêu trên, quan hệ phát sinh trong quá trình can thiẹp, đieu tiet cua nha nước đổi với các hoạt động kinh tế (pháp luật hành chính kinh tế pháp luật kinh tế công) cũng thuộc phạm vi của pháp luật kinh tê . Với những đặc thù vê chủ thê, nội dung, tinh Chat, moi quan hẹ kinh tế trên đay lại thuộc một ngành luật hay một lĩnh vực pháp luật hẹp hơn điều chỉnh, bao gồm: Luật Kinh tê, Luật Tai chinh - Ngan hàng, Luật Lao động, Luật Đất đai, Luật Môi trường. Như vạy, trong khoa học pháp lý Việt Nam, Luật Kinh tể được hiểu là một bộ phận của phap luật kinh tế và nó chỉ điều chỉnh một phần quan hệ kinh tê phát sinh trong nền kinh tế thị trường. ở thập niên 70, thập niên 80, khái niệm “Luật Kinh tế’* được sử dụng pho biển. Luạt Kinh tế khi đó, được hiểu là một bộ phận của pháp Luật Kinh tể..., là ngành luật độc lập có phạm vi^đôi tượng và phương pháp điều chỉnh riêng, trong đó, pháp luật kinh tê bao gôm các văn bản pháp luật thuộc nhiều ngành luật khác nhau (Luật Kinh tê, Luật Đất đai, Luật Lao động, Luật Tài chính - Ngân hàng...) đieu chỉnh những quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình hoạt động san xuat kinh doanh của các đơn vị kinh tế và quan hệ quản lý kinh tê của nhà nước với tư cách vừa là một tổ chức chính trị, vừa là chủ sở hữu tư liệu sản xuất trong xã hội. Luật Kinh tế ra đời trong cơ chế kê hoạch hoá tập trung, có đổi tượng điều chỉnh là các quan hệ kinh tê giữa các tổ chức kinh tế xã hội chủ nghĩa, các cơ quan quản lý kinh tế trong sản ' PGS, ĨS Nguyền Như Phát, Chương 1 - Lý luận chung vé Luật Kinh tế - Giáo trinh Luật Kinh tẽ Việt Nam (2011), NXB Công an nhân dân,tr.12 10 LUẬT KINH TẾ CHUYÊN KHẢO xuất, kinh doanh, sở hữu, tổ chức và kế hoạch hoá1. Trong các cơ sở đào tạo luật, “Luật Kinh tế” trở thành một môn học quan trọng, “là kết quả của công tác nghiên cứu khoa học pháp lý và thực tiễn quản lý sản xuất kinh doanh bằng pháp luật nhằm đáp ứng yêu cầu khách quan của thực tiễn sản xuất kinh doanh”2. Ở Việt Nam, ý tưởng sử dụng khái niệm “Luật Thương mại”, “luật kinh doanh” để thay thế cho khái niệm “Luật Kinh tế” xuất hiện khi diễn ra những thay đổi về kinh tế, về cơ chế quản lý kinh tế và dẫn đến những thay đổi căn bản trong điều chỉnh pháp luật đổi với các quan hệ kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân. Khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, chủ thể của Luật Kinh tế không còn là các tổ chức kinh tể xã hội chủ nghĩa (tổ chức kinh tế nhà nước, tổ chức kinh tế tập thể) với tư cách là các đơn vị thực hiện hoạt động sản xuất theo kê hoạch được giao. Nen kinh tế không còn vận hành theo cơ chê kè hoạch hoá tập trung mà vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, với nền tảng là sự công nhận quyền tự do sở hữu, quyền tự do kinh doanh, đồng thời chịu nhiều tác động tất yếu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Những thay đổi này dẫn đến yêu cầu đổi mới trong khoa học Luật Kinh tế, theo đó, khái niệm “Luật Kinh tế” ít được sử dụng hơn trong khoa học pháp lý. Bên cạnh đỏ, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và xu thế tãng cường hội nhập kinh tế quốc tế, phạm vi quyền tự do kinh doanh cũng không ngừng được mở rộng, từ chỗ “tự do kinh doanh theo quy định pháp luật”3 đển “tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”4..., vai trò can thiệp, kiểm soát từ phía nhà nước cũng thu hẹp rất nhiều theo xu hướng tôn trọng và đảm bảo thực hiện những hành vi không trái pháp luật của người kinh doanh (thương nhân). Xu hướng này làm cho yếu tố “luật tư” được thể hiện 1 PGS.TS Hoàng Thế Liên & ĨS Bùi Ngọc Cường, Chương 1 - Những vãn đé íý luận cơ bản vé Luật Kinh tế ở Việt Nam, Giáo trình Luật Kinh tẻ (2004) của Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Tưpháp, tr. 15 16,18 2 PGS.TS Hoàng Thế Liên & TS Bùi Ngọc Cường, Chương 1 - Nhửng ván đé lý luận cơ bản vể Luật Kinh tế ở Việt Nam, Giáo trình Luật Kinh tế (2004) của Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Tư pháp, tr.35 3Điéu 57, Hiến pháp năm 1992 4 Điéu 33, Hiến pháp năm 2013 11 TS. Nguyễn Thị Dung (Chủ biên) rất rõ nét' và khái niệm “Luật Thương mại” dần được sử dụng phổ biên, với ý nghĩa là lĩnh vực pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại, hoạt động đầu tư kinh doanh của thương nhân. Chính vì vậy, khái niệm “Luật Thương mại” dần được sử dụng thay thế cho khái niệm “Luật Kinh tế”, mặc dù nhiều vấn đề “lý luận về vấn đề này còn cỏ những quan điểm khác nhau và cơ cấu của nó cũng chưa ổn định” 1. Trong khoa học pháp lý, cũng còn những ý kiến khác nhau trong việc nhìn nhận “Luật Kinh tế” với tư cách là một ngành luật độc lập. Mặc dù vậy, trong thực tiễn kinh doanh và quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh, khái niệm “Luật Kinh tế” vẫn tiếp tục tồn tại và được sử dụng với ý nghĩa là lĩnh vực pháp luật bao gồm tổng thể các quy định pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quả trình tô chức, quản lý và tiến hành hoạt động kinh doanh, bao gồm quả trình hình thành các loại chủ thể kỉnh doanh, quản trị doanh nghiệp, quả trình tiến hành hoạt động kinh doanh thông qua các giao dịch hợp đồng của doanh nghiệp, quá trình giải thể, phả sản và giải quyêt tranh chăp trong kinh doanh... Ngày nay, “động lực của toàn cầu hoá chính là sự bùng nổ thương mại hàng hoa và dịch vụ”2, dẫn đến sự hình thành một khối lượng đồ sộ các văn bản pháp luật quốc gia, các điều ước quốc tế... điều chỉnh các quan hệ thương mại trong nước và quốc tế. Quy chê thương nhân được xác lập bởi Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Phá sàn... Hoạt động thương mại của thương nhân được điều chỉnh bởi văn bản: Luật Thương mại, Bộ luật Dân sự, Luật Kinh doanh bảo hiêm, Luật các tô chức tín dụng, Luật Trọng tài thương mại, Bộ luật Tố tụng dân sự, các luật thuế, Bộ Luật hàng hải, các tập quán thương mại quôc tê... Tông thê các nguôn luật này là cơ sở pháp lý cho thương nhân gia nhập thị trường, tổ chức hoạt động và rút khỏi thị trường, là cơ sờ pháp lý cho thương nhân tiến hành các hoạt động kinh doanh. Như P6S.TS Hoàng Thế Liên & TS Bùi Ngọc Cường, Chương 1 - Những ván đé lý luận cơ bản về Luât Kinh tẽ ở Viêt Nam, Giáo trình Luât Kinh tế (2004) cùa Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Tư pháp, tr.37 2 PGS.TS Nguyên Bá Dlến, Giáo trình Luật Thương mại quốc tế (2005), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.17 12 LUẬT KINH TẾ CHUYÊN KHẢO vậy, việc nhận diện khái niệm Luật Kinh tế trong nền kinh tế thị trường có những lưu ý cơ bản như sau: Một lẳ, Luật Kinh tế là một bộ phận thuộc lĩnh vực pháp luật kinh tế, bao gồm tổng thể các quy định pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm quy định về các loại chủ thể kinh doanh, điều chỉnh việc hình thành, tổ chức và quản lý hoạt động kinh doanh của họ phù hợp với chính sách quản lý kinh tế của nhà nước và quy định về vẩn đề giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh; Hai là, Luật Kinh tế không phải là cơ cở pháp lý giải quyết mọi vấn đề phát sinh trong mọi quan hệ kinh tế trong nền kinh tế thị trường. Trong nhiều trường hợp, cần thiết phải tìm kiểm đến các quy định khác trong Luật Tài chính, Luật Ngân hàng, Luật Đất đai, Luật Lao động... II. NỘI DUNG C ơ BẢN CỦA LUẬT KINH TÉ TRONG NÊN KINH TỂ THỊ TRƯỜNG 1. Luật Kinh tế quy định quy chế pháp lý về các loại chủ thể kinh doanh trong nền kỉnh tế Pháp luật mỗi quốc gia đều có quy định về các loại hình chủ thể kinh doanh, điều kiện, thủ tục để tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động kinh doanh hợp pháp. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhiều loại hình chủ thê kinh doanh khác nhau hình thành, theo đỏ, có thể xuất hiện nhiều sự liên kết phức tạp về vốn góp, về quàn lý, về tính chất chịu trách nhiệm tài sản, về công nghệ... Sự tồn tại và hoạt động của các chủ thê kinh doanh cần có sự công nhận, bảo hộ từ phía nhà nước và pháp luật là công cụ quan trọng để thực hiện điều này, thể hiện thông qua các nhóm quy định pháp luật cơ bản như sau: Thứ nhát, Luật Kỉnh tế quy định các loại hình doanh nghiệp và chủ thê kinh doanh khác Ở Việt Nam, công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, cồng ty hợp danh, hợp tác xã, hộ kinh doanh chỉ được thành lập 13 TS. Nguyễn Thị Dung (Chù biên) và đượe biết đến sau khi Quốc hội ban hành Luật Công ty năm 1990 và LuậíD óánh nghiệp tư nhân năm 1990. Công ty TNHH một thành viên, công ty hợp danh chỉ được thành lập sau khi Luật Doanh nghiệp được ban hành vào năm 1999 và công ty TNHH một thành viên do một cá nhân làm chủ chỉ được thành lập sau khi Luật Doanh nghiệp 2005 được ban hành và có hiệu lực pháp luật. Sự hiện diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam được bắt đầu trên cơ sở quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (1987) với các hình thức cụ thể là doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Các chủ thể kinh doanh này thành lập và hoạt động với tên gọi doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong một thời gian dài, cho đến khi pháp luật về đầu tư tại Việt Nam được nhất thể hoá với sự ra đời của Luật Đầu tư năm 2005. Hiện nay, phụ thuộc vào cẩu trúc vốn đầu tư và tính chất liên kết, doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước hay có vốn đầu tư nước ngoài, đều hiện diện với tên gọi như nhau là công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân v.v... Ngoài ra, pháp luật còn có quy định về một số chủ thể kinh doanh khác như hộ kinh doanh, tổ hợp tác, các cá nhân không có nghĩa vụ phải đăng ký kinh doanh như người bán hàng rong, quà vặt, có thu nhập thấp. Thứ hai, Luật Kinh tể quy định về điều kiện và thủ tục gia nhập thị trường của nhà đầu tư Nhà đầu tư có quyền tự do thành lập doanh nghiệp để đầu tư kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm. Để đảm bảo trật tự và lợi ích xã hội, nhà nước kiểm soát việc thực hiện quyền này thông qua các quy định về điều kiện và thủ tục gia nhập thị trường. Băng các quy định của Luật Thương mại, nhà nước kiểm soát các yếu tô vê vổn đầu tư, ngành nghề kinh doanh, người góp vốn thành lập, người đại diện theo pháp luật, nơi đặt trụ sở chính... Các quy định về điêu kiện và thủ tục gia nhập thị trường cũng cho phép xác định tư cách pháp lý hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh cùng với trách nhiệm và nghĩa vụ pháp lý trong hoạt động kinh doanh của họ. LUẬT KINH TẾ CHUYÊN KHẢO Thứ ba, Luật Kinh tế quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh (trong chương này tạm gọi chung là doanh nghiệp) và của người góp vốn (gọi chung là nhà đầu tư) + Quy định quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp có mục đích là xác định rõ phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của tổ chức kinh doanh trong nền kinh tế. Trên cơ sở quyền tự do kinh doanh được Hiến pháp quy định, Luật Kinh tế quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Đây là những quy định quan trọng xác lập phạm vi thẩm quyền kinh tế của người kinh doanh, là cơ sở đo lường tính chất bình đẳng, không phân biệt đổi xử trong hoạt động kinh doanh của các loại hình tổ chức kinh doanh khác nhau. Các quyền cơ bản được pháp luật quy định, bao gồm: Tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm; Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; Chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; Chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh; Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn; Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng; Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu; Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh; Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh; Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp... Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải thực hiện các nghĩa vụ cơ bản, đó là: Đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đâu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật Đầu tư và bảo đảm duy trì đủ điêu kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh; Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác. đúng thời hạn theo quy định của pháp luật vê kê toán, thông kê; Kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật; Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ theo tiêu chuẩn do pháp 15 TS. Nguyễn Thị Dung (Chủ biên) luật quy. định hoặc tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố; Thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động, báo cáo và các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó; Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bình đẳng giới, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh; Thực hiện nghĩa vụ về đạo đức kinh doanh đê bảo đảm quyên, lợi ích hợp pháp của khách hàng và người tiêu dùng... + Quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân góp vốn (nhà đầu tư) co mục đích xác định rõ thẩm quyền của họ với tư cách là chủ sở hữu của doanh nghiệp. Trách nhiệm tài sản của doanh nghiệp và trách nhiệm tài sán của nhà đầu tư góp vôn được quy định có sự phân biệt. Với tư cách là chủ sở hữu của tô chức kinh doanh, nhà đâu tư (tô chức, cá nhân đầu tư, góp vốn) có quyên quyêt định chiên lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty, cơ câu tô chức quản lý công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý công ty, quyết định tăng vốn điều lệ của công ty; chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác, quyết định thành lập công ty con, góp vốn vào công ty khác, tổ chức giám sát và đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty, quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty, quyết định tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản công ty... về trách nhiệm của nhà đầu tư, các quy định của Luật Thương mại cho phép xác định phạm vi trách nhiệm tài sản của tổ chức, cá nhân góp vốn đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp do họ thành lập ra. Nhà đâu tư có thể phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của mình hoặc chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn 16 LUẬT KINH TẾ CHUYÊN KHẢO trong phạm vi vốn góp vào doanh nghiệp đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tuỳ thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà họ lựa chọn đầu tư góp vốn. Thứ tư, Luật Kỉnh tế quy định vẩn đề cơ cấu tổ chức quản lý (quản trị nội bộ) của mỗi loại hình doanh nghiệp Các quy định của Luật Kinh tế quy định “khung” cơ cấu tổ chức quản lý nội bộ của từng loại hình doanh nghiệp, phù hợp với tính chất một chủ hay nhiều chủ sở hữu, phù hợp với quy mô thành viên của doanh nghiệp. Các quy định này cho phép nhận diện thống nhất về bộ máy quản lý, thẩm quyền của mỗi chức danh quản lý trong doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khi có giao dịch thương mại với nhau và thuận tiện trong các quan hệ pháp luật khác. Trên cơ sở “khung” pháp luật về quản trị nội bộ doanh nghiệp mà luật quy định, mỗi doanh nghiệp có thế chi tiết hoá thông qua Điều lệ hoạt động của doanh nghiệp trên cơ sở không trái với quy định hiện hành. Thứ năm, Luật Kỉnh tế quy định vẩn đề tổ chức lại doanh nghiệp Hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi doanh nghiệp (gọi chung là tổ chức lại doanh nghiệp) là các nhu cầu tất yểu của doanh nghiệp trước tác động của các yếu tố thị trường. Tổ chức lại doanh nghiệp giúp thương nhân thực hiện các mục tiêu cạnh tranh thông qua các hình thức tập trung kinh tể hoặc chuyển đổi sang mô hình kinh doanh phù hợp khác. Tổ chức lại doanh nghiệp có thể cho phép hình thành doanh nghiệp mới và chấm dứt doanh nghiệp cũ chỉ về phương diện pháp lý mà không ảnh hưởng đến sự tồn tại vật chất của doanh nghiệp. Điêu này tiêt kiệm chi phí giải thể doanh nghiệp cũ và thành lập doanh nghiệp mới, song lại đặt ra những vấn đề phức tạp cần có luật điêu chỉnh vê kế thừa quyền và nghĩa vụ pháp lý, về quyên của chủ sở hữu, vê tô chức, quản lý doanh nghiệp mới, về thủ tục pháp lý... Thứ sáu, Luật Kỉnh tể quy định điều kiện, thủ tục rút khỏi thị trường của doanh nghiệp (bao gồm thú tục giải ệhểyồ phả sẻn doanh-ngịũệp) TS. Nguyễn Thị Dung (Chủ biên) Việc-c'hấm dứt hoạt động và rút khỏi thị trường của doanh nghiệp đòi hỏi doanh nghiệp phải giải quyết các quyền và nghĩa vụ đã tạo lập trong quá trình hoạt động. Lý do chấm dứt hoạt động và khả năng tài chính ở thời điểm chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp rất khác nhau, có thể thanh toán hết các khoản nợ hoặc không đủ khả năng thực hiện việc này. Pháp luật đã quy định điều kiện và thủ tục giải thể để doanh nghiệp rút khỏi thị trường khi chưa mất khả năng thanh toán và quy định điều kiện, thủ tục phá sản cho những doanh nghiệp mất khả năng thanh toán rút khỏi thị trường. Các quy định pháp luật về giải thể, phá sản là cơ sở pháp lý để doanh nghiệp thanh lý tài sản, thanh toán nợ và rút khỏi thị trường một cách hợp pháp. 2. Luật Kinh tế quy định về các hoạt động thưong mại, đầu tư và hợp đồng trong thương mại và đầu tư (gọi chung là hợp đồng thương mại) Kinh doanh là hoạt động thuộc chức năng chính của các chủ thể kinh doanh, nằm trong khuôn khổ lý do thành lập và mục tiêu lợi nhuận của họ. Hoạt động kinh doanh diễn ra thông qua các hoạt động đầu tư, góp vốn, các hoạt động thương mại cụ thể như mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ... thông qua các quan hệ hợp đông, có tự do thoả thuận và thống nhất ý chí và một sô các giao dịch khác như tự tô chức khuyên mại, quảng cáo, tổ chức đâu thâu... Trong nên kinh tê thị trường, hoạt động thương mại được thực hiện trong khuôn khô quyên tự do hợp đồng, tự do hoạt động thương mại. Xét ở tầm ảnh hưởng, hoạt động thương mại không chỉ liên quan đến lợi ích của doanh nghiẹp, đôi tác của doanh nghiệp mà còn có những ảnh hưởng đên qụyen lợi của người tiêu dùng, của tổ chức, cá nhân khác, đên sự phát triên hàng hoá, dịch vụ và sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Đây la ly do phap luật cân quy định cơ sở pháp lý cân thiêt cho doanh nghiẹp tien hành hoạt động thương mại cụ thể. 3. Luật Kinh tế điều chỉnh hành vi cạnh tranh trong hoạt động kỉnh doanh của doanh nghiệp Tự do kinh doanh và tự do khế ước cùng với sự giục giã của quy luật giá trị và bản tính cúa con người dẫn đến các hoạt động cạnh tranh 18 LUẬT KINH TẾ CHUYÊN KHẢO tự phát có thiên hướng thái quá, cực đoan, nhằm gây rối, ngăn cản, hạn chế hoặc thủ tiêu cạnh tranh của các đối thủ... huỷ hoại động lực phát triển kinh tế1. Đây là lý do cần có sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động cạnh tranh của các chủ thể kinh doanh. Pháp Luật Cạnh tranh là một trong các công cụ điều tiết cạnh tranh của nhà nước, thông qua việc quy định về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh (hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền, tập trung kinh tế), pháp luật chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh và quy định về tụng cạnh tranh, thủ tục miễn trừ và xử lý vi phạm pháp Luật Cạnh tranh. 4. Luật Kinh tế quy định về giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thưong mại, đầu tư của tổ chức, cá nhân kinh doanh Tranh chấp kinh tế bao gồm các tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại của doanh nghiệp, bao gồm cả tranh chấp trong quan hệ đầu tư, mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ... Thông qua các văn bản pháp luật cụ thể, Luật Kinh tế là cơ sở pháp lý để xác định: - Quyền của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong giải quyết tranh chấp thương mại phát sinh giữa họ với nhau hoặc với chủ thê khác có liên quan; - Nghĩa vụ và hành vi vi phạm hợp đồng của các bên có tranh chấp trong hoạt động thương mại; - Trách nhiệm pháp lý của bên có hành vi vi phạm trong hoạt động thương mại, biểu hiện ở việc thực hiện các chế tài hợp đồng như phạt vi phạm hợp đồng, bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, huỷ hợp đồng... - Cách thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại thông qua tự thương lượng, hoà giải, trọng tài thương mại, toà án. ' Viện Đại học Mở Hà Nội, Giáo trình Luật Kinh tễ Việt Nam, chương IV Pháp luật cạnh tranh, NXB Công an Nhân dân (2011), tr.246 19 TS. Nguyễn Thị Dung (Chủ biên) IIL .CHỦ THẺ CỦA LUẬT KINH TẾ 1. Doanh nghiệp - chủ thể chủ yếu của Luật Kinh tế Doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh khác, thường xuyên tham gia vào các quan hệ thương mại, giữ vị trí trung tâm ở tất cả các quan hệ kinh tế và tham gia vào quan hệ pháp luật khác cần phải thực hiện trong quá trình hoạt động kinh doanh, bao gồm quan hệ đầu tư góp vốn, họp đồng thương mại, đăng ký kinh doanh, giải quyết tranh chấp thương mại, giải thể, phá sản... Doanh nghiệp cũng chiếm vị trí chủ thể chủ yếu do sổ lượng đông và ngày càng phát triển. Hiện nay, cả nước có khoảng 535.920 doanh nghiệp đang hoạt động1. Ngoài ra, còn có các chủ thể là hợp tác xã, người kinh doanh nhỏ. Doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh khác hoạt động ở tất cả các ngành, lĩnh vực kinh tế và thuộc nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế khác nhau, có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế, quyết định sự phát triển của nền kinh tế Doanh nghiệp là chủ thể chủ yếu của Luật Kinh tê còn vì nó xuât hiện phổ biển trong quan hệ kinh tế, bao gồm các quan hệ kinh tề cơ bản sau đây: - Doanh nghiệp là chủ thể đầu tư, góp vốn Trừ một số trường họp bị hạn chế quyền tiếp tục đâu tư, góp vôn, các doanh nghiệp được quyền đầu tư, góp vốn đê thành lập doanh nghiệp khác và trở thành chủ sở hữu của doanh nghiệp đó, được liên kêt đê thành lập tổng công ty, tập đoàn kinh tế (nhóm công ty). Ví dụ: Công ty TNHH một thành viên Hồng Hà có quyên đâu tư 100% vốn để thành lập một công ty con (Công ty TNHH Hồng Hà Miên Trung) và trở thành công ty mẹ của công ty này. Hoặc Công ty 1 NHH mọt thanh viên Hông Hà có quyền góp vôn cùng với các tô chức, cá nhân khác để thành lập Công ty co phần Đông Đô và trở thành một cổ đông của công ty Đông Đo So liệu tính đen 1/2016. Nguổn: Cục quản lý đăng ký kinh doanh, Tinh hình chung vé đăng ký doanh nghiệp tháng 1/2016 http//dangkykinhdoanh.gov.vn 20 LUẬT KINH TẾ CHUYÊN KHẢO Trong trường hợp này, doanh nghiệp là chủ thể của quan hệ đâu tư, phải tuân thủ quy định pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật vê đầu tư. - Doanh nghiệp là chủ thể thực hiện các hoạt động thương mại và tham gia vào các quan hệ hợp đồng mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại, xúc tiến thương mại... Chức năng, nhiệm vụ chính của doanh nghiệp là hoạt động thương mại nhằm mục tiêu lợi nhuận. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu đó, doanh nghiệp hoạt động thương mại với tính chất nghề nghiệp, thường xuyên, liên tục và là chủ thể chủ yếu trong các quan hệ mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại, xúc tiến thương mại... - Doanh nghiệp là chủ thể đầu tư, thực hiện các hoạt dộng gia nhập thị trường Bên cạnh việc khẳng định và bảo hộ quyền tự do kinh doanh, nhà nước cũng khẳng định vai trò của nhà nước trong quản lý về kinh tế và kiểm soát việc thực hiện quyền tự do kinh doanh, theo đó, ai kinh doanh, kinh doanh cái gì, kinh doanh ở đâu, mức vốn bao nhiêu... đều phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp và khi doanh nghiệp đang hoạt động nhưng có thay đổi những thông tin này. Thực hiện các thủ tục bắt buộc này là căn cứ để xác định tính hợp pháp của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khi họ sử dụng quyền tự do kinh doanh mà hiến pháp đã quy định. - Doanh nghiệp là chủ thể thực hiện các hoạt động tổ chức lại doanh nghiệp (hợp nhât, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi doanh nghiệp), là chủ thê thực hiện các hoạt động rút khỏi thị trường (giải thể, phá sản doanh nghiệp) và là chủ thể của tranh chấp thương mại và quan hệ giải quyêt tranh chấp thương mại. 2. Các chủ thể khác có quan hệ pháp lý vói doanh nghiệp trong quá trình thành lập, hoạt động kinh doanh và giải quyết tranh chấp trong hoạt động kinh doanh 21 TS. Nguyễn Thị Dung (Chủ biên) 2.1..Cơ quan đăng kỷ kinh doanh Cơ quari đăng ký kinh doanh là đầu mối quan trọng thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và chủ thể kinh doanh khác. Cơ quan đăng ký kinh doanh là nơi tiến hành các thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh, đăng ký thay đổi nội dung kinh doanh, đăng ký tạm ngừng, chấm dứt hoạt động kinh doanh... Cơ quan đăng ký kinh doanh được tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Ở cấp tỉnh, Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư có thẩm quyền cấp đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân1. Phòng Đăng ký kinh doanh có thê tô chức các điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kêt quả thuộc Phòng Đăng ký kinh doanh tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn câp tỉnh, ơ câp •huyện, Phòng Tài chính - Ke hoạch thuộc ủ y ban nhân dân cấp huyện thực hiện nhiệm vụ đăng ký hộ kinh doanh, đăng ký hợp tác xã (gọi chung là cơ quan đăng ký kinh doanh câp huyện). 2.2. Cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực chuyên ngành Trong quá trình hoạt động thương mại, đê đám bao quản ly nhà nước vê kinh tế, thương nhân phải thực hiện mọt so nghía vụ can thiet tại cơ quan quản lý chuyên ngành, tuỳ thuộc vào loại hoạt đọng thương mại mà họ thực hiện. Ví dụ: thực hiện các thủ tục vê đảm bảo điều kiện kinh doanh tại Sở Y tế/BỘ Ý tế khi kinh doanh các ngành nghề kinh doanh phải đảm bảo điều kiện về vệ sinh an toàn thực phâm; thực hiện các thủ tục về đảm bảo điêu kiện kinh doanh tại cơ quan công an khi kinh doanh các ngành nghê phải đảm bảo điêu kiện về an ninh, trật tự; thực hiện các thủ tục hải quan tại cơ quan hải quan khi thực hiện hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu... 2.3. Tổ chức, cá nhân thực hiện chức năng giải quyết tranh chấp kinh tế (tranh chấp thương mọi) 'Điéu 6 Nghị định 193/NĐ-CP ngày 21/11/2013 quy định chi tiễt một só điéu của Luật Hợp tác xã 22 LUẬT KINH TẾ CHUYÊN KHẢO Khi hoạt động giải quyết tranh chấp kinh tế (tranh chấp thương mại), Toà án, tổ chức trọng tài, hoà giải viên (khi thực hiện hòa giải thương mại), trọng tài viên của hội đồng trọng tài vụ việc được coi là chủ thể của Luật Kinh tế. Tuy nhiên, sự xuất hiện của các tổ chức, cá nhân này với tư cách là chủ thể của Luật Kinh tế phụ thuộc vào việc: Có tranh chấp thương mại xảy ra hay không?; số lượng vụ tranh chấp nhiều hay ít và các bên của vụ tranh chấp lựa chọn cách thức nào để giải quyết tranh chấp xảy ra. 2.4. Tồ chức, cá nhân không cỏ đăng ký kinh doanh với tư cách là nhà đầu tư hoặc khách hàng của doanh nghiệp Tổ chức, cá nhân khi thực hiện đầu tư, góp vốn thành lập doanh nghiệp và trở thành chủ thể của quan hệ đầu tư vào tổ chức kinh tế. Tổ chức, cá nhân ký hợp đồng mua bán hàng hoá, uỷ thác mua bán hàng hoá, môi giới... với doanh nghiệp và trở thành chủ thể quan hệ thương mại hỗn họp (quan hệ thương mại có một bên là thương nhân, một bên không phải và thương nhân). Ví dụ: Các ông bà A, B, c thoả thuận góp vốn và thành lập ra Công ty cổ phần ABC. Trong quá trình thành lập và hoạt động của công ty cổ phần ABC, các ông bà A, B, c đỏng vai trò là chủ đầu tư, chủ sở hữu công ty và có các quyền và nghĩa vụ đối công ty theo quy định của pháp luật doanh nghiệp. IV. NGUỒN CO BẢN CỦA LUẬT KINH TÉ Nguồn của pháp luật là tất cả các căn cứ được các chủ thể có thẩm quyền sử dụng làm cơ sở để xây dựng, ban hành, giải thích pháp luật cũng như đê áp dụng vào việc giải quyết các vụ việc pháp lý trong thực tế . Tiêp cận với ý nghĩa nguồn hình thức của pháp luật, nguồn của Luật Kinh tê bao gồm nhừng “phương thức tồn tại của các quy phạm pháp luật hay là nơi chứa đựng, nơi cung cấp các quy phạm pháp luật, tức là nhừng căn cứ mà các chủ thể có thẩm quyền1 1TS Nguyên Thị Hổi, Vé khái niệm nguổn của pháp luạt, Tạp chí Luật học, sỏ 2/2008, tr. 29,30 23
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan