Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình ...

Tài liệu Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình

.PDF
200
1
150

Mô tả:

DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI GIÁO TRÌNH KỸ NĂNG TƢ VẤN PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Thị Lan Hà Nội, tháng 12 năm 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI GIÁO TRÌNH KỸ NĂNG TƢ VẤN PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Thị Lan TS. Nguyễn Phương Lan ThS. Bế Hoài Anh Hà Nội, tháng 12 năm 2021 DANH SÁCH TẬP THỂ TÁC GIẢ 1 PGS.TS. Nguyễn Thị Lan Chương 1, 4, 5 2 TS. Nguyễn Phương Lan Chương 3, 7 3 ThS. Bế Hoài Anh Chương 2, 6 LỜI GIỚI THIỆU Trong xã hội hiện đại ngày nay, các mối quan hệ hôn nhân và gia đình luôn nhận được sự quan tâm của của gia đình và xã hội. Đặc biệt, do tính đa dạng, phong phú của các mối quan hệ xã hội, do sự giao lưu giữa nhiều luồng văn hoá giữa các vùng miền, quốc gia đã tạo ra tính phức tạp của các mối quan hệ này. Các vụ việc hôn nhân và gia đình ngày càng gia tăng trên thực tế. Trong đó, phải kể đến các vụ việc về kết hôn, nam nữ chung sống như vợ chồng, tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng, xác định cha, mẹ con, nuôi con nuôi, ly hôn. Đây được coi là một thực tế khách quan, đòi hỏi của xã hội một đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp để giúp đỡ giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình thấu tình đạt. Điều này có thể mang lại hanh phúc, tiếng cười trong từng gia đình Việt Nam; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng, bảo đảm sự tuân thủ pháp luật, đạo đức nghề nghiệp.Thêm vào đó, việc tư vấn thành công các vụ việc hôn nhân và gia đình sẽ góp phần là giảm tải các mâu thuẫn tranh chấp hoặc giảm tải các vụ việc khởi kiện ra toà án nhân dân. Đứng trước thực trạng đó, trường đại học Mở Hà Nội đã biên soạn giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Nội dung giáo trình được chi thành 7 chương. Bao gồm các nội dung chính sau đây: khái quát chung về kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực Hôn nhân và gia đình; tư vấn pháp luật các vụ việc về kết hôn, kết hôn trái pháp luật và chung sống như vợ chồng; tư vấn pháp luật các vụ việc về tài sản của vợ chồng; tư vấn pháp luật các vụ việc về bạo lực gia đình, tư vấn; tư vấn pháp luật các vụ việc về xác định cha, mẹ, con và nuôi con nuôi; tư vấn pháp luật các vụ việc về ly hôn; tư vấn pháp luật các vụ việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Trong từng chương của giáo trình, nhóm tác giả đã giải quyết triệt để các vấn đề về kỹ năng xác định thẩm quyền giải quyết vụ việc, kỹ năng xác định các quan hệ và tính chất của các quan hệ giữa các chủ thể trong vụ việc đó, áp dụng pháp luật trong giải quyết vụ việc, kỹ năng xác định chứng cứ trong các vụ việc và thực hành tư vấn các vụ việc điển hình về hôn nhân gia đình. Đặc biệt, ở mỗi chương của giáo trình, nhóm tác giả có lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong việc vận dụng kỹ năng, vận dụng phap luật để giải quyết các vấn đề cụ thể của các vụ việc về hôn nhân và gia đình. Điều này đáp ứng được xu hướng phát triển của xã hội hiện đại, đâm bảo quyền con người. Thêm vào đó, giáo trình trang bị cho sinh viên những kiến thức có tính ứng dụng cao để đáp ứng chuẩn đầu ra bên cạnh những kiến thức hàn lâm về mặt lý luận về pháp luật ở các lĩnh vực của đời sống xã hội ở các trường đại học. Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình phù hợp với nhiều đối tượng người học như sinh viên Luật các hệ đào tạo từ chính quy đến vừa làm vừa học, văn bằng 2 ngành luật, các học viên học các khoá học ngắn hạn và dài hạn về Luật, các cán bộ làm công tác hội, hoà giải cơ sở… Giáo trình đươc hoàn thành do tập thể tác giả là các giảng viên giảng dạy đại hoc uy tín, nhiệt tâm với nghề, có kinh nghiệm trong giảng dạy nghiên cứu khoa học và tư vấn các vụ việc trên thực tế đời sống xã hội. Chúng tôi hy vọng rằng, cuốn giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình sẽ đáp ứng được nhu cầu thực tế của người học trong lĩnh vực tư vấn về hôn nhân và gia đình. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng chắc chắn không thể không có những thiếu sót, hạn chế nhất định. Chúng tôi rất mong nhận được sự dóng góp ý kiến của bạn đọc để giáo trình được hoàn thiện hơn trong những lần tái bản. Trân trọng giới thiệu! MỤC LỤC Trang Danh mục chữ viết tắt 1 CHƢƠNG 1 3 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KỸ NĂNG TƢ VẤN PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 3 1. Khái niệm chung về kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình 3 1.1. Đặc điểm vụ việc trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình 3 1.2. Khái niệm kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình 5 1.3. Nguyên tắc tư vấn pháp luật các vụ việc trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình 6 1.4. Nguyên tắc chung khi áp dụng pháp luật giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình 8 2. Yêu cầu đối với người tư vấn trong tư vấn các vụ việc thuộc lĩnh vực hôn nhân và gia đình 10 2.1. Yêu cầu đối với người tư vấn về kiến thức pháp luật 10 2.2. Yêu cầu đối với tư vấn viên về kiến thức giới, bình đẳng giới 10 2.3. Yêu cầu đối với tư vấn viên về kiến thức tâm lý, phong tục tập quán, văn hoá 2.4. Yêu cầu đối với tư vấn viên về đạo đức nghề nghiệp 2.5. Yều cầu đối với tư vấn viên về bảo mật thông tin của khách hàng 10 11 11 3. Các nhóm kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình 13 3.1. Nhóm kỹ năng thiết lập mối quan hệ thân thiện, tin cậy đối với khách hàng 13 3.2. Nhóm kỹ năng thu thập thông tin vụ việc hôn nhân và gia đình 3.3. Nhóm kỹ năng lựa chọn giải pháp cho vụ việc hôn nhân và gia đình 14 16 4. Phương thức tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình 17 4.1. Phương thức tư vấn trực tiếp 17 4.2. Phương thức tư vấn gián tiếp 18 CHƢƠNG 2 21 TƢ VẤN PHÁP LUẬT CÁC VỤ VIỆC VỀ KẾT HÔN, KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT VÀ CHUNG SỐNG NHƢ VỢ CHỒNG 21 1. Kỹ năng xác định thẩm quyền giải quyết các vụ việc về kết hôn, kết hôn trái pháp luật và chung sống như vợ chồng 21 1.1. Kỹ năng xác định thẩm quyền giải quyết theo thủ tục hành chính 1.2. Kỹ năng xác định thẩm quyền giải quyết theo thủ tục tư pháp 20 25 2. Kỹ năng xác định các quan hệ trong từng vụ việc về kết hôn, kết hôn trái pháp luật và chung sống như vợ chồng 27 3. Áp dụng pháp luật để tư vấn vụ việc về kết hôn, kết hôn trái pháp luật và chung sống như vợ chồng 30 3.1. Áp dụng pháp luật giải quyết vụ việc về kết hôn 30 3.2. Áp dụng pháp luật giải quyết vụ việc về kết hôn trái pháp luật 32 3.3. Áp dụng pháp luật giải quyết vụ việc về chung sống như vợ chồng 35 4. Kỹ năng xác định chứng cứ trong vụ việc kết hôn, kết hôn trái pháp luật và chung sống như vợ chồng 37 5. Thực hành tư vấn các vụ việc kết hôn, kết hôn trái pháp luật và chung sống như vợ chồng 39 5.1. Thực hành tư vấn các vụ việc kết hôn 39 5.2. Thực hành tư vấn các vụ việc kết hôn trái pháp luật 43 5.3. Thực hành tư vấn các vụ việc chung sống như vợ chồng 46 CHƢƠNG 3 51 TƢ VẤN PHÁP LUẬT CÁC VỤ VIỆC VỀ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG 51 1. Tư vấn pháp luật các vụ việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng 51 1.1. Kỹ năng xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng 52 trong chế độ tài sản theo thỏa thuận 1.2. Kỹ năng xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng theo chế độ tài sản luật định 56 2. Tư vấn pháp luật các vụ việc xác định nghĩa vụ và trách nhiệm về tài sản của vợ chồng trong các quan hệ dân sự, kinh tế 59 2.1. Tư vấn các vụ việc xác định trách nhiệm của vợ chồng đối với đời sống chung của gia đình 60 2.2. Tư vấn các vụ việc xác định nghĩa vụ chung, nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ chồng 61 2.3. Tư vấn các vụ việc liên quan đến quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng với người thứ ba 63 2.4. Tư vấn các vụ việc về quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh 65 2.5. Tư vấn giải quyết các vụ việc trong các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng 66 3. Một số tình huống thực hành tư vấn pháp luật 67 3.1. Thực hành tư vấn xác định nghĩa vụ riêng, nghĩa vụ chung của vợ chồng 67 3.2. Thực hành tư vấn giải quyết các vụ việc về tài sản của vợ chồng 68 CHƢƠNG 4 73 TƢ VẤN PHÁP LUẬT CÁC VỤ VIỆC BẠO LỰC GIA ĐÌNH 74 1. Tư vấn nhận diện chung về bạo lực gia đình 74 1.1. Nhận diện bạo lực gia đình và dấu hiệu bạo lực gia đình 74 1.2. Nhận diện về đặc điểm của bạo lực gia đình 75 1.3. Nhận diện về các hành vi bạo lực gia đình 75 1.4. Nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình 77 2. Đặc điểm của các vụ việc bạo lực gia đình 79 3. Kỹ năng xác định các vụ việc có bạo lực gia đình và áp dụng pháp luật tư vấn trong các vụ việc đó 80 3.1. Kỹ năng xác định các vụ việc có bạo lực gia đình 80 3.2. Kỹ năng vận dụng pháp luật tư vấn các vụ việc bạo lực gia 81 đình 4. Thực hành tư vấn các vụ việc bạo lực gia đình 90 CHƢƠNG 5 93 TƢ VẤN PHÁP LUẬT CÁC VỤ VIỆC VỀ XÁC ĐỊNH CHA, MẸ, CON VÀ NUÔI CON NUÔI 93 1. Kỹ năng phân biệt các vụ việc xác định cha, mẹ, con và nuôi con nuôi theo thẩm quyền giải quyết 93 1.1. Kỹ năng phân biệt các vụ việc xác định cha, mẹ, con theo thẩm quyền giải quyết 93 1.2. Kỹ năng phân biệt các vụ việc nuôi con nuôi theo thẩm quyền giải quyết 96 2. Kỹ năng xác định các quan hệ trong từng vụ việc về xác định cha, mẹ, con và nuôi con nuôi 96 2.1. Kỹ năng xác định các quan hệ trong từng vụ việc về xác định cha, mẹ, con 94 2.2. Kỹ năng xác định các quan hệ trong từng vụ việc về nuôi con nuôi 3. Áp dụng pháp luật để tư vấn vụ việc về xác định cha, mẹ, con và nuôi con nuôi 99 99 3.1. Áp dụng pháp luật giải quyết vụ việc về xác định cha, mẹ, con 99 3.2. Áp dụng pháp luật giải quyết vụ việc về nuôi con nuôi 103 4. Kỹ năng xác định chứng cứ trong vụ việc về xác định cha, mẹ, con và nuôi con nuôi 4.1. Kỹ năng xác định chứng cứ trong vụ việc về xác định cha, mẹ, con 4.2. Kỹ năng xác định chứng cứ trong vụ việc về nuôi con nuôi 5. Thực hành tư vấn các vụ việc xác định cha, mẹ, con và nuôi con nuôi 106 106 108 109 5.1. Thực hành tư vấn các vụ việc xác định cha, mẹ, con 109 5.2. Thực hành tình huống thực tế tư vấn các vụ việc nuôi con nuôi 112 CHƢƠNG 6 115 TƢ VẤN PHÁP LUẬT CÁC VỤ VIỆC VỀ LY HÔN 115 1. Kỹ năng xác định thẩm quyền giải quyết các vụ việc về ly hôn 115 1.1. Kỹ năng xác định thẩm quyền ghi chú việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài theo thủ tục hành chính 1.2. Kỹ năng xác định thẩm quyền giải quyết theo thủ tục tư pháp 116 115 2. Kỹ năng xác định các quan hệ trong từng vụ việc về ly hôn 119 3. Áp dụng pháp luật để tư vấn vụ việc về ly hôn 121 3.1. Áp dụng pháp luật giải quyết vụ việc về quyền yêu cầu ly hôn 121 3.2. Áp dụng pháp luật giải quyết vụ việc về giải quyết các trường hợp hợp ly hôn 123 3.3. Áp dụng pháp luật giải quyết vụ việc về quyền nuôi con, cấp dưỡng cho con và chia tài khi ly hôn 125 4. Kỹ năng xác định chứng cứ trong vụ việc về ly hôn 128 5. Thực hành tư vấn các vụ việc ly hôn 132 5.1 Thực hành tư vấn các vụ việc về quyền yêu cầu ly hôn 5.2. Thực hành tư vấn các vụ việc về giải quyết các trường hợp ly hôn 132 136 5.3 Thực hành tư vấn các vụ việc về quyền nuôi con, cấp dưỡng cho con và chia tài sản khi ly hôn 140 CHƢƠNG 7 145 TƢ VẤN PHÁP LUẬT CÁC VỤ VIỆC HÔN NHÂN GIA ĐÌNH CÓ YÊU TỐ NƢỚC NGOÀI 145 1. Tư vấn về các vụ việc kết hôn có yếu tố nước ngoài 145 1.1. Tư vấn về các trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài 145 1.2. Tư vấn về cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài 146 1.3. Tư vấn về điều kiện đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài 147 1.4. Tư vấn về công nhận việc kết hôn có yếu tố nước ngoài đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài 148 1.5. Tư vấn về giải quyết các trường hợp kết hôn trái pháp luật có yếu tố nước ngoài 150 1.6. Một số tình huống tư vấn cụ thể 150 2. Tư vấn các vụ việc xác định cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài 152 2.1. Tư vấn về cơ quan có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài 152 2.2. Tư vấn về các trường hợp xác định cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài 153 3. Tư vấn về vụ việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 165 3.1. Tư vấn về các điều kiện của việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 165 3.2. Tư vấn về thẩm quyền giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 167 3.3. Tư vấn về hậu quả pháp lý của việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 167 4. Tư vấn vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài 170 4.1. Các trường hợp ly hôn có yếu tố nước ngoài 170 4.2. Tư vấn về xác định thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài 170 4.3. Tư vấn về áp dụng pháp luật giải quyết việc ly hôn có yếu tố nước ngoài 171 4.4. Một số tình huống tư vấn cụ thể DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 179 184 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CHXHCN : Cộng hoà xã hội chủ nghĩa BLTTDS : Bộ luật Tố tụng Dân sự BTP : Bộ Tư pháp HĐTP : Hội đồng thẩm phán HĐTTTP : Hiệp định tương trợ tư pháp HN&GĐ : Hôn nhân và gia đình TANDTC : Toà án nhân dân tối cao TTLT : Thông tư liên tịch VKSNDTC : Viện Kiểm sát nhân dân tối cao 1 2 CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KỸ NĂNG TƢ VẤN PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH Tóm tắt nội dung: Chương này sẽ trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng cơ bản sau: 1. Khái niệm kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình; 2. Nguyên tắc tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình; 3. Các nhóm kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình; 4. Phương thức tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Mục tiêu của chƣơng: Về kiến thức, nắm được bản chất là khái niệm của kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình; Hiểu được nguyên tắc tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình; Nắm chắc kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình để triển khai được việc tư vấn đạt hiệu quả cao; Nắm và triển khai được phương thức tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Về kỹ năng, vận dụng được các kiến thức chung về kỹ năng tư vấn pháp luật để áp dụng phù hợp với khách hàng tư vấn Về thái độ, nâng cao ý thức trách nhiệm về vai trò, trách nhiệm của người tư vấn trong các vụ việc về hôn nhân và gia đình 1. Khái niệm chung về kỹ năng tƣ vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình 1.1. Đặc điểm vụ việc trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình Các vụ việc trong lĩnh vực hôn và gia đình rất đa dạng, có thể đơn thuần là các mối quan hệ giữa các thành viên gia đình hoặc có thể là mối quan hệ giữa thành viên gia đình với người thứ ba trong quan hệ dân sự, thương mại, kinh tế… do đó, tính chất của các vụ việc trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình phức tạp hơn. Tựu chung lại có thể xác định các vụ việc trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình cần phải tư vấn, bao gồm: + Các vụ việc liên quan đến kết hôn: Tư vấn tiền hôn nhân, tư vấn về tảo hôn, tư vấn các vấn đề phát sinh giữa những người chung sống với nhau như vợ chồng, kết hôn trái pháp luật. + Các vụ việc liên quan đến quan hệ vợ chồng: tư vấn về chế độ tài sản của vợ chồng, về xác định tài sản chung, tài sản riêng, về nghĩa vụ tài sản của vợ chồng như trả nợ, bồi thường thiệt hại, tư vấn về việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, thừa nhận tài sản riêng của một bên vợ chồng, nhập tài sản riêng vào tài sản chung, tư vấn về việc đưa tài sản vào kinh doanh, tài sản là tài sản thuộc sở hữu trí tuệ. 3 + Các vụ việc liên quan đến bạo lực gia đình: tư vấn cho nạn nhân bạo lực gia đình, tư vấn cho người có hành vi bạo lực gia đình, tư vấn cho người là thành viên của gia đình có bạo lực gia đình + Các vụ việc liên quan đến xác định cha, mẹ, con: tư vấn cho người chồng khi không muốn nhận con, tư vấn cho người muốn nhận con, nhận cha, nhận mẹ, tư vấn về việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, tư vấn về mang thai hộ và các vấn đề phát sinh, tư vấn về tranh chấp trẻ sinh ra từ việc mang thai hộ, tư vấn các vấn đề phát sinh từ việc đẻ thuê, mang thai hộ vì mục đích thương mại. + Các vụ việc liên quan đến nuôi con nuôi: tư vấn cho người muốn nhận con nuôi, tư vấn cho người muốn cho con hoặc người thân thích đi làm con nuôi, tư vấn về điều kiện cho, nhận con nuôi, tư vấn về hệ quả của việc nuôi nuôi con, của việc chấm dứt việc nuôi con nuôi, tư vấn các tranh chấp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi về đứa trẻ. + Các vụ việc về ly hôn: tư vấn về mâu thuẫn giữa vợ chồng, giữa vợ chồng với gia đình nhà vợ hoặc nhà chồng, tư vấn cho vợ hoặc chồng muốn ly hôn, tư vấn cho cha mẹ, người thân thích của một cặp vợ chồng đang có nguy cơ ly hôn, tư vấn về tài sản khi ly hôn, tư vấn về quyền nuôi con khi cha mẹ ly hôn, tư vấn về cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn, tư vấn về việc thay đổi người nuôi con sau khi ly hôn, tư vấn về việc bị ngăn cản quyền thăm nom con sau khi ly hôn. + Các vụ việc liên quan đến việc một bên vợ, chồng chết, một bên vợ chồng bị tuyên bố chết và trở về: tư vấn về chia tài sản để xác định di sản thừa kế, tư vấn về chia tài sản thừa kế liên quan đến việc bác bỏ tư cách hưởng thừa kế, tư vấn về tài sản chung, riêng khi môt bên vợ, chồng bị tuyên bố chết trở về, tư vấn về quan hệ hôn nhân khi môt bên vợ, chồng bị tuyên bố chết trở về. + Các vụ việc liên quan đến quan hệ cha mẹ và con, giữa các thành viên trong gia đình: tư vấn về quyền và nghĩa giữa cha dượng, mẹ kế với con riêng của vợ, chồng, giữa bố mẹ chồng, bố mẹ vợ với con dâu, con rể, giữa một bên vợ chồng với những người thân thích của bên chồng hoặc vợ còn lại… + Các vụ việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài; kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo, kết hôn với người nước ngoài, tranh chấp tài sản khi ly hôn nhưng tài sản đó đang ở nước ngoài, cho người nước ngoài nhận con nuôi… Các vụ việc trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình mang nặng yếu tố tình cảm, bị ảnh hưởng nhiều bởi phong tục tập quán và đạo đức xã hội. Các vụ việc trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình có nhiều nhóm chủ thể đặc biệt cần được bảo vệ như trẻ em, phụ nữ và người cao tuổi. Các chủ thể trong vụ việc trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình thường được gắn bó với nhau bởi quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng và những mối quan hệ do hôn nhân mang lại. Do đó, các mối quan hệ trong gia đình rất đa dạng và phức tạp, đan xen và ảnh hưởng lẫn nhau. 4 Các vụ việc trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài liên quan đến nhiều hệ thống pháp luật cần được áp dụng, do đó mối quan hệ này có tính đa dạng và phức tạp hơn so với quan hệ hôn nhân và gia đình nói chung; các vụ việc này có thể có sự tham gia của người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài với quy chế pháp lý dành cho họ là khác nhau trong từng mối quan hệ cụ thể. Tài sản trong các vụ việc trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài có thể chịu sự điều chỉnh riêng của các hệ thống pháp luật khác nhau nên việc xác định tài sản trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là khó khăn và phức tạp hơn. 1.2. Khái niệm kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình Có thể hiểu kỹ năng là việc một người vận dụng linh hoạt kiến thức, kinh nghiệm của mình, tác động vào các sự vật,hiện tượng cụ thể để mang lại hiệu quả mong muốn. Hoạt động tư vấn pháp luật có nhiều cách hiểu khác nhau: Luật Luật sư 2012 quy định “Tư vấn pháp luật là việc luật sư hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ” (khoản 1 Điều 28). Với khái niệm này thì phạm vi tư vấn pháp luật quá hẹp không bao quát được các hoạt động tư vấn pháp luật. Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 quy định “Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật” (Điều 2). Theo cách giải thích này thì trợ giúp pháp lý cũng được hiểu theo nghĩa hẹp, chỉ là cung cấp dịch vụ pháp lý mà không phải là tư vấn pháp luật. Nếu hiểu theo nghĩa rộng thì trợ giúp pháp lý cũng là bằng hiểu biết về kiến thức pháp luật và tài nguyên sẵn có về các dịch vụ pháp lý để hỗ trợ, giúp đỡ một chủ thể nào đó tiếp cận với kiến thức pháp luật, hiểu đúng các quy định của pháp luật, tiếp cận và sử dụng các dịch vụ pháp lý để giải quyết vấn đề mà mình đang mắc phải. Như vậy, ở khía cạnh đó thì trong hoạt động trợ giúp pháp lý cũng cớ tư vấn pháp luật. Cần phải hiểu tư vấn pháp luật theo nghĩa rộng, không chỉ là việc giúp khách hàng soạn thảo văn bản liên quan đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ hay trợ giúp họ tìm dịch vụ pháp lý tốt mà còn là các hoạt động từ việc trao đổi thông tin của vụ việc, thông tin liên quan đến vụ việc, đến việc phân tích vấn đề, vận dụng kiến thức xã hội, pháp lý đưa ra các giải pháp cụ thể giải quyết vụ việc để khách hàng cân nhắc lựa chọn nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của khách hàng tốt nhất trên nguyên tắc thượng tôn pháp luật và phù hợp với phong tục, tập quán, văn hoá và đạo đức xã hội. Hoạt động tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình có tính đặc biệt so với hoạt động tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Bởi do tính đặc thù của vụ việc hôn nhân và gia đình. Do đó, tư vấn pháp luật trong các vụ việc này không chỉ đơn thuần vận dụng kiến thức pháp lý mà còn phải vận dụng linh 5 hoạt kỹ năng sống, kiến thức về văn hoá - xã hội, lương tâm nghề nghiệp để tìm ra hướng giải quyết vụ việc một cách tốt nhất, thỏa mãn yêu cầu của khách hàng cả về tâm tư, tình cảm, lẽ phải và sự công bằng trên cơ sở pháp luật. Vậy có thể hiểu kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia dình là vận dụng linh hoạt kiến thức xã hội, pháp lý của người tư vấn để trợ giúp, trao đổi thông tin nhằm cung cấp cho khách hàng những nội dung liên quan đến vụ việc mà họ đang cần, từ đó,đưa ra những giải pháp giúp họ giải quyết vấn đề của họ hiệu quả đúng pháp luật. 1.3. Nguyên tắc tư vấn pháp luật các vụ việc trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình Về mặt pháp lý, hiện chưa có quy định cụ thể về nguyên tắc tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Luật Luật sư 2012 đưa ra nguyên tắc hành nghể luật sư: “1 Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; 2. Tuân theo Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam; 3. Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan. 4. Sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng; 5. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp” (Điều 5); Luật trợ giúp pháp lý 2017 đưa ra nguyên tắc trợ giúp pháp lý như sau “1. Tuân thủ pháp luật và quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý;2. Kịp thời, độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan; 3. Bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý; 4. Không thu tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác từ người được trợ giúp pháp lý” (Điều 3). Dù nguyên tắc hành nghề luật sư hay nguyên tắc trợ giúp pháp lý không bao trùm được vấn đề tư vấn pháp luật, nhưng những nguyên tắc này vẫn có thể vận dụng trong việc tư vấn pháp luật. Bên cạnh đó, cần lưu ý về một số nguyên tắc cơ bản của pháp luật Hôn nhân và gia đình1, pháp luật bình đẳng giới2, pháp luật dân sự3 và tố tụng dân sự4 để xác định các nguyên tắc tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Tựu chung lại, có thể đưa ra một số nguyên tắc tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình như sau: Thứ nhất, nguyên tắc thượng tôn pháp luật: Người tư vấn pháp luật phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. Đây được coi là đường ray để con tàu tư vấn không đi chệch hướng. Việc tư vấn pháp luật không chỉ là để thoả mãn yêu cầu của khách hàng mà còn giúp khách hàng hiểu luật hơn và tuân thủ pháp luật một cách tự giác. Việc thoả mãn lợi ích của mình nhưng không được làm ảnh hưởng đến lợi ích của người khác, không làm cho người khác bị tổn thương, nhất là giữa họ là chủ thể trong các vụ việc hôn nhân gia đình, có thể có các mối quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi 1 Xem điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Xem điều 6 Luật Bình đẳng giới 2006 3 Xem điều 3 Bộ luật Dân sự 2015 4 Xem chương 2 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 2 6
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan