Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Giáo trình kỹ năng tham gia giải quyết các vụ án dân sự ...

Tài liệu Giáo trình kỹ năng tham gia giải quyết các vụ án dân sự

.PDF
258
1
104

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI GIÁO TRÌNH KỸ NĂNG THAM GIA GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN DÂN SỰ Chủ biên: PGS.TS NGUYỄN THỊ THU HÀ Hà Nội, tháng 12 năm 2021 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI GIÁO TRÌNH KỸ NĂNG THAM GIA GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN DÂN SỰ Tác giả: 1. PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà 2. PGS.TS Bùi Thị Huyền 3. TS. Trần Phương Thảo 4. ThS. Đặng Quang Huy 5. ThS. Vũ Hoàng Anh Hà Nội, tháng 12 năm 2021 2 DANH SÁCH TẬP THỂ TÁC GIẢ 1 PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà Chương 1, 5 2 PGS.TS Bùi Thị Huyền Chương 3, 7 3 TS. Trần Phương Thảo Chương 6 4 ThS. Đặng Quang Huy Chương 4 5 ThS. Vũ Hoàng Anh Chương 2 3 LỜI NÓI ĐẦU Giáo trình “Kỹ năng tham gia giải quyết các vụ án dân sự” được biên soạn và xuất bản dùng cho chương trình đạo tào đại học thuộc chuyên ngành Luật. Giáo trình cung cấp cho người học các chuẩn kiến thức, kỹ năng chuyên sâu để tư vấn và trợ giúp cho đương sự tham gia vào quá trình giải quyết các vụ án dân sự tại Tòa án cũng như giúp người học đáp ứng các chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng và thái độ của chương trình khung đào tạo đại học của Bộ giáo dục và đào tạo. Nội dung của giáo trình gồm có 7 chương cung cấp các kỹ năng cơ bản của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong hoạt động tư vấn và trợ giúp đương sự tham gia vào quá trình giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục tố tụng dân sự. Trong đó, các tác giả đã phân tích các kỹ năng tư vấn và trợ giúp đương sự theo trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự tại Toà án bao gồm: kỹ năng tư vấn và trợ giúp đương sự về việc khởi kiện vụ án dân sự; hỗ trợ đương sự thu thập chứng cứ; kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án dân sự; kỹ năng tham gia tố tụng ở các giai đoạn chuẩn bị xét xử, hòa giải, phiên tòa sơ thẩm; kỹ năng tham gia ở thủ tục phúc thẩm; kỹ năng tham gia tố tụng theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Giáo trình còn là cẩm năng hữu ích cho các nhà khoa học, các nhà thực tiễn cũng như các đương sự trong việc áp dụng đúng đắn các quy định của pháp luật trong thực tiễn tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, cơ quan, tổ chức tại Toà án. Giáo trình được hoàn thành bởi tập thể tác giả là các giảng viên có uy tín, có kinh nghiệm giảng dạy và hoạt động thực tiễn. Mặc dù tập thể tác giả đã hết sức cố gắng nhưng trong quá trình biên soạn, khó tránh khởi những hạn chế, thiếu sót. Tập thể tác giả mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp chân thành, quý báu của bạn đọc để cuốn sách được hoàn thiện trong lần xuất bản sau. Hà Nội, tháng 12/2021 4 MỤC LỤC Trang Lời nói đầu 4 Danh mục chữ viết tắt 10 CHƢƠNG 1 KỸ NĂNG TƢ VẤN VÀ TRỢ GIÖP ĐƢƠNG SỰ KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ 12 12 1. Kỹ năng trao đổi, tiếp xúc với khách hàng để xác định nội dung tranh chấp và yêu cầu cụ thể của đương sự 12 2. Kỹ năng xác định các điều kiện khởi kiện vụ án dân sự 16 2.1. Điều kiện về chủ thể khởi kiện vụ án dân sự 16 2.2. Điều kiện về thẩm quyền giải quyết của Toà án 23 2.3. Điều kiện về việc vụ án chưa được giải quyết bằng một bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trừ trường hợp pháp luật có quy định khác 2.4. Các điều kiện khác 23 25 3. Kỹ năng tư vấn và trợ giúp đương sự chuẩn bị hồ sơ khởi kiện vụ án dân sự 36 4. Kỹ năng tư vấn và trợ giúp đương sự thực hiện việc khởi kiện vụ án dân sự 45 CHƢƠNG 2 49 KĨ NĂNG TƢ VẤN VÀ TRỢ GIÖP ĐƢƠNG SỰ THU THẬP, CUNG CẤP, GIAO NỘP CHỨNG CỨ 49 1. Kĩ năng tư vấn cho đương sự về nghĩa vụ thu thập, cung cấp và giao nộp chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ án dân sự 49 2. Kỹ năng xác định các vấn đề cần chứng minh và chứng cứ cần thu thập 51 5 trong vụ án dân sự 2.1. Kỹ năng xác định các vấn đề cần chứng minh trong vụ án dân sự 51 2.2. Kỹ năng xác định các chứng cứ cần thu thập trong vụ án dân sự 64 3. Kĩ năng tư vấn và trợ giúp đương sự thu thập chứng cứ 66 3.1. Kĩ năng tư vấn cho đương sự về các thuộc tính của chứng cứ và nguồn chứng cứ 66 3.2. Kĩ năng tư vấn và trợ giúp đương sự thực hiện các biện pháp thu thập chứng cứ 70 4. Kĩ năng tư vấn và trợ giúp đương sự cung cấp, giao nộp chứng cứ 81 CHƢƠNG 3 86 KỸ NĂNG NGHIÊN CỨU HỒ SƠ VỤ ÁN DÂN SỰ 86 1. Kỹ năng xác định nội dung nghiên cứu hồ sơ vụ án dân sự 86 1.1. Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp 87 1.2. Xác định pháp luật áp dụng 89 1.3. Nghiên cứu các vấn đề về tố tụng của vụ án dân sự 94 1.4. Nghiên cứu các vấn đề về nội dung vụ án dân sự 117 2. Phương pháp nghiên cứu hồ sơ vụ án dân sự 119 CHƢƠNG 4 121 KĨ NĂNG TƢ VẤN VÀ TRỢ GIÖP ĐƢƠNG SỰ THAM GIA PHIÊN HỌP KIỂM TRA VIỆC GIAO NỘP, TIẾP CẬN, CÔNG KHAI CHỨNG CỨ VÀ HOÀ GIẢI TRONG VỤ ÁN DÂN SỰ 121 1. Kỹ năng tư vấn và trợ giúp đương sự trước phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải 122 1.1. Kỹ năng tư vấn và trợ giúp đương sự trước phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ 122 6 1.2. Kỹ năng tư vấn và trợ giúp đương sự trước phiên hoà giải 125 2. Kỹ năng trợ giúp đương sự tham gia phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hoà giải 137 2.1. Kỹ năng trợ giúp đương sự tham gia phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ 137 2.2. Kỹ năng trợ giúp đương sự tham gia phiên hoà giải 138 CHƢƠNG 5 142 KỸ NĂNG TƢ VẤN VÀ TRỢ GIÖP ĐƢƠNG SỰ THAM GIA PHIÊN TOÀ SƠ THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ 142 1. Kỹ năng tư vấn và trợ giúp đương sự chuẩn bị tham gia phiên tòa sơ thẩm 1.1. Kiểm tra và sắp xếp lại hồ sơ vụ án dân sự 142 143 1.2. Nghiên cứu lại hồ sơ vụ án dân sự và tư vấn, trợ giúp đương sự đưa ra các đề xuất với Toà án 144 1.3. Tư vấn, trợ giúp đương sự về việc tham gia hay vắng mặt trong phiên tòa sơ thẩm 150 1.4. Xây dựng phương án bảo vệ quyền lợi cho đương sự 152 2. Kỹ năng tư vấn và trợ giúp đương sự tham gia phiên toà sơ thẩm 160 2.1. Kỹ năng tư vấn và trợ giúp đương sự tham gia trong thủ tục bắt đầu phiên toà 160 2.2. Kỹ năng tham gia thủ tục tranh tụng tại phiên tòa 3. Kỹ năng tư vấn và trợ giúp đương sự sau phiên toà sơ thẩm 164 178 CHƢƠNG 6 181 KỸ NĂNG TƢ VẤN VÀ TRỢ GIÖP ĐƢƠNG SỰ THAM GIA TỐ TỤNG TẠI TOÀ ÁN CẤP PHÚC THẨM 181 1. Kỹ năng tư vấn và trợ giúp đương sự kháng cáo 7 181 1.1. Tư vấn cho đương sự về phương án kháng cáo 181 1.2. Kỹ năng tư vấn và trợ giúp đương sự thực hiện việc kháng cáo 192 2. Kỹ năng tư vấn và trợ giúp đương sự chuẩn bị tham gia phiên toà phúc thẩm 196 2.1. Tư vấn và trợ giúp đương sự thu thập và cung cấp tài liệu, chứng cứ trong thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm 196 2.2. Tư vấn và trợ giúp đương sự khi vụ án có căn cứ tạm đình chỉ, đình chỉ xét xử phúc thẩm hoặc áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời 199 3. Kỹ năng tư vấn và trợ giúp đương sự tham gia phiên toà phúc thẩm 207 3.1. Tư vấn, trợ giúp đương sự xác định phạm vi xét xử phúc thẩm 207 3.2. Tư vấn, trợ giúp đương sự và việc quyết định có hay không tham gia phiên tòa phúc thẩm 208 3.3. Kỹ năng tư vấn và trợ giúp đương sự tham gia các thủ tục tại phiên toà phúc thẩm 209 4. Kỹ năng tư vấn và trợ giúp đương sự sau phiên toà phúc thẩm 218 4.1. Giải thích cho đương sự về hiệu lực của bản án phúc thẩm 218 4.2. Hướng dẫn đương sự theo dõi thủ tục gửi bản án, quyết định phúc thẩm của Toà án cấp phúc thẩm 219 CHƢƠNG 7 222 KỸ NĂNG TƢ VẤN, TRỢ GIÖP ĐƢƠNG SỰ Ở THỦ TỤC XÉT LẠI BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH ĐÃ CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT 222 1. Kỹ năng tư vấn, trợ giúp đương sự xác định các đối tượng, căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm 222 1.1. Xác định đối tượng kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm 222 1.2. Xác định căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm 223 8 2. Nghiên cứu hồ sơ vụ án dân sự và chuẩn bị hồ sơ đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm 230 2.1. Nghiên cứu hồ sơ vụ án dân sự để xác định căn cứ yêu cầu đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm 230 2.2. Đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm và các công việc sau khi nộp đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm 233 3. Kỹ năng tham gia thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 239 3.1. Tư vấn, giải thích cho đương sự các quy định về phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm 239 3.2. Chuẩn bị tài liệu và nội dung trình bày tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm 242 4. Kỹ năng tư vấn cho đương sự ở thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao 242 4.1. Căn cứ xem xét lại quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao 4.2. Thời hạn và chủ thể có thẩm quyền xem xét lại quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao 4.3. Thủ tục xem xét lại quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao 9 242 244 244 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BLDS : Bộ luật Dân sự BLLĐ : Bộ luật Lao động BLTTDS : Bộ luật Tố tụng Dân sự Luật HN&GĐ : Luật hôn nhân và gia đình Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP : Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định về của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP : Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật Tố tụng Dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng Dân sự. Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP : Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ luật Tố tụng Dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng Dân sự. Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP Nghị quyết số 06/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ ba “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm” của Bộ luật Tố tụng Dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật 10 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng Dân sự. Nghị quyết 326/2016/UBTNQH14 : Nghị quyết 326/2016/UBTNQH14 của Uỷ ban thường vụ Quốc Hội ngày 30/12/2016 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Toà án Nghị quyết số 04/2016/NQ-HĐTP : Nghị quyết số 04/2016/NQ-HĐTP ngày 30/12/2016 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự, Luật tố tụng hành chính về gửi, nhận đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ và cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng bằng phương tiện điện tử Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP : Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13/01/2017 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao ban hành một số biểu mẫu trong tố tụng dân sự Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP : Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP ngày 05/5/2017 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn một số quy định tại khoản 1, 3 Điều 192 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP : Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 24/09/2020 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định về các biệ pháp khẩn cấp tạm thời của Bộ luật Tố tụng Dân sự TANDTC : Toà án nhân dân tối cao VKSNDTC : Viện kiểm sát nhân dân tối cao UBND : Uỷ ban nhân dân 11 12 CHƢƠNG 1 KỸ NĂNG TƢ VẤN VÀ TRỢ GIÖP ĐƢƠNG SỰ KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ Tóm tắt nội dung: Chương này sẽ trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng cơ bản sau đây: 1. Kỹ năng trao đổi, tiếp xúc với khách hàng để xác định nội dung tranh chấp và yêu cầu cụ thể của đương sự 2. Kỹ năng xác định các điều kiện khởi kiện vụ án dân sự 3. Kỹ năng tư vấn và trợ giúp đương sự chuẩn bị hồ sơ khởi kiện vụ án dân sự 4. Kỹ năng tư vấn và trợ giúp đương sự thực hiện việc khởi kiện vụ án dân sự Mục tiêu của chƣơng: Về kiến thức, xác định được các công việc cần phải thực hiện khi tư vấn và trợ giúp đương sự khởi kiện vụ án dân sự. Về kỹ năng, vận dụng được các kiến thức về khởi kiện vụ án dân sự để tư vấn và trợ giúp đương sự khởi kiện, thực hiện được việc khởi kiện vụ án dân sự tại Toà án. Về thái độ, nâng cao ý thức trách nhiệm về vai trò, sứ mạng của luật sư trong giai đoạn mới, hình thành niềm say mê nghề nghiệp. 1. Kỹ năng trao đổi, tiếp xúc với khách hàng để xác định nội dung tranh chấp và yêu cầu cụ thể của đƣơng sự Theo quy định tại Điều 4, Điều 186, 187 BLTTDS năm 2015 thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, của người khác, bảo vệ lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng. Như vậy, khởi kiện vụ án dân sự là một quyền tố tụng quan trọng của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi họ cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình, của người khác bị xâm phạm, tranh chấp hoặc lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng bị xâm phạm. Tuy nhiên, để thực hiện quyền này người khởi kiện phải thực hiện một loạt các hoạt động tố tụng như gửi đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền, cung cấp các tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm hoặc tranh chấp, nộp tiền tạm ứng án phí… Ngoài ra, người khởi kiện khi thực hiện các hoạt động tố tụng này còn phải tuân theo các điều kiện về nội dung và thủ tục do 13 pháp luật quy định như người khởi kiện phải có quyền khởi kiện, phải có năng lực hành vi tố tụng dân sự, phải nộp tiền tạm ứng án phí trong thời hạn pháp luật quy định, đơn khởi kiện phải có đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật và được gửi đến Toà án có thẩm quyền bằng các phương thức do pháp luật quy định… Tất cả những hoạt động tố tụng này người khởi kiện có thể tự mình thực hiện hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện hoặc nhờ sự trợ giúp của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Việc khởi kiện vụ án dân sự của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể hiểu theo nghĩa rộng gồm có yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yêu cầu phản tố của bị đơn hoặc yêu cầu độc lập của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Trong phạm vi nội dung của chương này, tác giả tập trung phân tích kỹ năng tư vấn và trợ giúp nguyên đơn khởi kiện vụ án dân sự. Để có thể tư vấn cho khách hàng trong việc khởi kiện vụ án dân sự thì người tư vấn cần phải hiểu rõ nội dung tranh chấp và mong muốn cụ thể của khách hàng. Theo đó, người tư vấn cần thực hiện các công việc sau: - Trao đổi, tiếp xúc với khách hàng về nội dung tranh chấp: trước tiên người tư vấn sẽ yêu cầu khách hàng trình bày toàn bộ vụ việc xẩy ra. Trong trường hợp qua lời trình bày của khách hàng, những tài liệu, chứng cứ mà khách hàng cung cấp mà thấy có những điểm chưa rõ, còn thiếu hay có những điểm mâu thuẫn trong lời trình bày của khách hàng thì cần trao đổi lại với khách hàng hoặc đặt các câu hỏi cho khách hàng trả lời để hiểu rõ về nội dung tranh chấp. - Xác định yêu cầu của khách hàng: Sau khi đã nắm rõ về nội dung tranh chấp thì người tư vấn cần xác định khách hàng mong muốn điều gì. Trên cơ sở yêu cầu cụ thể của khách hàng, căn cứ theo quy định của pháp luật thì người tư vấn mới tư vấn, giải thích cho khách hàng thấy rằng họ nên yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp về quan hệ pháp luật nào? Ví dụ 1: ngày 15/4/2016 ông A và ông B ký kết hợp đồng vay nợ với nội dung như sau: ông A cho ông B vay 500 triệu với thời hạn vay là hai năm, không có lãi xuất. Sau đó, đến thời hạn trả nợ thì ông B chưa có khả năng để trả tiền cho ông A nên xin hẹn một năm sau sẽ trả. Tuy nhiên, ngày 30/4/2019 thì ông B bị tai nạn giao thông và chết. Ông B có con là C, D. Mong muốn của A là khởi kiện C, D đòi lại khoản tiền trên theo hợp đồng vay nợ đã ký kết giữa A và B. Vậy, A có thể khởi kiện C, D đòi khoản tiền nợ theo hợp đồng vay nợ không? Trong trường hợp này, người tư vấn cần giải thích cho ông A hiểu rằng người ký kết hợp đồng vay nợ với A là B chứ không phải là C, D. Do đó, về nguyên tắc nếu B không 14 trả nợ cho A thì A khởi kiện B yêu cầu đòi khoản tiền 500 triệu theo hợp đồng vay nợ đã ký kết. Tuy nhiên, A chưa khởi kiện B ra Toà án thì B đã chết nên A không thể khởi kiện C, D để đòi tiền theo hợp đồng vay nợ vì C, D không phải là chủ thể ký kết hợp đồng. Ở đây, người tư vấn cần giải thích cho ông B hiểu là theo quy định của BLDS năm 2015 thì khi ông B chết sẽ phát sinh quan hệ thừa kế nếu ông B có tài sản. Khi đó, theo Điều 615 BLDS năm 2015 thì những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Do đó, nếu ông B có tài sản hoặc ông B không có tài sản nhưng C, D có thể đồng ý cùng nhau thực hiện nghĩa vụ trả nợ của ông B thì ông A có thể khởi kiện ra Toà án yêu cầu C, D thực hiện nghĩa vụ tài sản do ông B đã chết để lại. Nếu ông B không có tài sản và các con cũng không đồng ý trả nợ thay cho ông B thì ông A không nên khởi kiện C, D ra Toà án để yêu cầu C, D thực hiện nghĩa vụ tài sản của ông B vì có khởi kiện thì cũng sẽ không được Toà án chấp nhận. - Để có thể giúp đỡ, tư vấn cho khách hàng về việc có nên khởi kiện vụ án dân sự hay không? thì người tư vấn cần phân tích những điểm bất lợi hoặc lợi thế và khả năng đạt được khi khởi kiện hoặc không khởi kiện để khách hàng quyết định việc khởi kiện vụ án dân sự. Ví dụ 2: Ngày 2/4/2010, Công ty TNHH X có trụ sở tại quận N tỉnh Q đã thoả thuận, ký hợp đồng tín dụng số 01/2010/HĐTD với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh P, tỉnh Q (trụ sở tại quận N, tỉnh Q) để vay năm tỷ đồng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh với thời hạn vay là một năm, lãi xuất theo quy định của Ngân hàng Agribank tại thời điểm vay nợ, lãi xuất quá hạn bằng 150% lãi xuất trong hạn. Để đảm bảo cho khoản vay trên Công ty TNHH X đã ký với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh P, tỉnh Q hợp đồng thế chấp số 01/2010/TC ngày 2/4/2010. Tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất có diện tích là 100 m2, thửa đất số 177.301, tờ bản đồ số 37, địa chỉ tại quận N, tỉnh Q. Quyền sử dụng đất được UBND tỉnh Q cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AK 65432 ngày 20/3/2009 cho người sử dụng đất là Ông Nguyễn Văn A (giám đốc của công ty TNHH X). Hợp đồng thế chấp đã được công chứng và đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Nguồn gốc của tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất như sau: Ông A và vợ là C kết hôn năm 2000, sau đó năm 2005 bà C sang Nga sinh sống, làm ăn và gửi tiền về cho ông A mua mảnh đất nói trên. Do bà C không về nước từ năm 2005 đến nay nên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do ông A đứng tên. Ông A đã dùng tài sản của mình để thế chấp vay vốn cho Công ty TNHH X. Sau khi hết thời hạn vay nợ theo hợp đồng tín dụng, công ty TNHH X mà người đại diện theo pháp luật là ông A đã không trả được nợ cho 15 Ngân hàng Agribank – Chi nhánh P, tỉnh Q. Hàng năm, giữa công ty TNHH X và Ngân hàng Agribank – Chi nhánh P, tỉnh Q đều có biên bản xác nhận nợ. Ngày 10/3/2016 Ngân hàng Agribank muốn khởi kiện ra Toà án yêu cầu Công ty TNHH X trả toàn bộ khoản nợ vay bao gồm cả nợ gốc và lãi theo hợp đồng tín dụng số 01/2010/HĐTD và yêu cầu xử lý tài sản thế chấp theo hợp đồng thế chấp số 01/2010/TC ngày 2/4/2010. Để giúp cho ngân hàng Agribank khởi kiện, người tư vấn cần phân tích những lợi thế và những bất lợi của Ngân hàng trong vụ kiện này, cụ thể: Về lợi thế: khoản nợ vay giữa Công ty TNHH X với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh P, tỉnh Q đã có hợp đồng tín dụng 01/2010/HĐTD ngày 2/4/2010. Theo đó, hợp đồng này đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự quy định tại Điều 122 BLDS năm 2005. Hợp đồng này được ký đúng tư cách của người đại diện theo pháp luật của bên cho vay và bên vay; mức cho vay của Ngân hàng đáp ứng đúng quy định của pháp luật; mục đích cho vay hợp pháp; hai bên tự nguyện; hình thức của hợp đồng phù hợp. Hơn nữa, hàng năm, giữa công ty TNHH X và Ngân hàng Agribank – Chi nhánh P, tỉnh Q đều có biên bản xác nhận nợ nên yêu cầu của Ngân hàng Agribank – Chi nhánh P, tỉnh Q đòi Công ty TNHH X trả toàn bộ khoản nợ vay bao gồm cả nợ gốc và lãi là thực hiện được. Đối với hợp đồng thế chấp 01/TC ngày 2/4/2010 thì quyền sử dụng đất thế chấp đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bên thế chấp là ông A. Ông A đứng tên một mình trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hơn nữa, khoản 2 Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định: “Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng”; Khoản 3 Điều 48 Luật đất đai năm 2003 quy định: Trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ và chồng thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng”; điểm b mục 3 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP cũng hướng dẫn tài sản là quyền sử dụng đất thì phải ghi tên cả vợ và chồng. Như vậy, quyền sử dụng đất này là tài sản riêng của ông A. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông A được trình tự, thủ tục luật định. Hợp đồng thế chấp đã được công chứng và đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Do đó, hợp đồng thế chấp là có hiệu lực. Về bất lợi: Hợp đồng thế chấp có thể bị Toà án tuyên vô hiệu vì quyền sử dụng đất được cấp theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AK 65432 ngày 20/3/2009 là tài sản phát sinh trong thời kỳ hôn nhân giữa ông A và bà C. Sở dĩ trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ mang tên một mình ông A vì từ 2005 bà C sang Nga sinh sống, làm ăn và gửi tiền về cho ông A mua đất. Việc mua bán, chuyển nhượng chỉ một mình ông A 16 đứng tên và khi ông A dùng tài sản chung của vợ chồng thế chấp tại Ngân hàng vay vốn cho Công ty thì bà C hoàn toàn không biết. Do đó, tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất được coi là tài sản chung của vợ chồng ông A và bà C. Hợp đồng thế chấp số 01/TC ngày 2/4/2010 chỉ đứng tên một mình ông A là không hợp pháp. Với những phân tích về những điểm lợi thế và bất lợi thì Ngân hàng Agribank sẽ quyết định việc khởi kiện về vấn đề gì. 2. Kỹ năng xác định các điều kiện khởi kiện vụ án dân sự Sau khi đã phân tích những điểm bất lợi hoặc lợi thế và khả năng đạt được của việc khởi kiện hay không khởi kiện thì người tư vấn cần tiếp tục tư vấn, giải thích cho khách hàng hiểu về các điều kiện khởi kiện để khách hàng hiểu rõ họ có đủ các điều kiện để khởi kiện hay không nếu họ quyết định khởi kiện. Theo đó, người tư vấn cần tư vấn, giải thích các điều kiện khởi kiện cho khách hàng như sau: 2.1. Điều kiện về chủ thể khởi kiện vụ án dân sự Thứ nhất, người tư vấn cần xác định khách hàng có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm hoặc tranh chấp không? Theo quy định tại Điều 4, Điều 186 và Điều 187 BLTTDS năm 2015 thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Điều này có nghĩa là phải xác định xem khách hàng thực sự có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm hoặc tranh chấp không? Nếu khách hàng không có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm hoặc tranh chấp thì giải thích cho đương sự để họ không nên khởi kiện vụ án dân sự ra Toà án bởi vì mất thời gian và tiền một cách vô ích. Tuy nhiên, trên thực tế có những trường hợp mặc dù đương sự có quyền lợi bị xâm phạm hoặc tranh chấp nhưng để bảo vệ quyền lợi cho đương sự thì nên tư vấn cho đương sự khởi kiện theo thủ tục khác như thủ tục tố tụng hình sự, tố tụng hành chính hoặc thủ tục giải quyết phá sản hoặc khiếu nại tại các cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền. Ví dụ 3: Theo bản án sơ thẩm dân sự số 09/2016/DS-ST ngày 13/4/2015 của Toà án nhân dân huyện N tỉnh M quyết định buộc ông A có nghĩa vụ trả nợ cho ông B 500 triệu tiền vay nợ. Sau khi bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật thì ông B có đơn yêu cầu thi hành án. Cơ quan thi hành án dân sự huyện N đã ra quyết định thi hành án. Khi cơ quan thi hành án dân sự huyện N tiến hành xác minh thì biết ông B không có tài sản riêng nhưng có tài sản chung là một ngôi nhà diện tích 30m2 tại huyện N với ông C (mỗi người đóng góp ½ số tiền để mua ngôi nhà). Cơ quan thi hành án dân sự huyện N đã tiến hành làm thủ tục thông báo đến ông C là chủ sở hữu chung về việc cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định kê biên căn nhà và ông C có quyền ưu tiên mua theo quy định tại Điều 74 17 Luật thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014). Tuy nhiên, hết thời hạn thông báo theo quy định tại khoản 3 Điều 74 Luật thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) nhưng không thấy ông C có ý kiến gì nên cơ quan thi hành án dân sự huyện N tiến hành các thủ tục định giá tài sản và đấu giá tài sản theo đúng quy định của pháp luật. Ông D là người mua đấu giá thành công căn nhà này. Khi ông D làm các thủ tục chuyển quyền sở hữu tại cơ quan có thẩm quyền thì lúc này ông C mới biết căn nhà của mình đã bị người khác chiếm mất. Ông C cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm vì ông hoàn toàn không nhận được thông báo của cơ quan thi hành án dân sự huyện N nên muốn khởi kiện ra Toà án huyện N yêu cầu D trả lại ngôi nhà cho mình? Ông C có quyền khởi kiện ra Toà án yêu cầu D trả lại ngôi nhà hay không? Người tư vấn cần giải thích cho ông C thấy rằng theo quy định tại Điều 133 BLDS năm 2015, đối với tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự của người thứ ba ngay tình vẫn có hiệu lực khi người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại. Điều 103 Luật thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) cũng quy định: “1. Người mua được tài sản bán đấu giá, người nhận tài sản để thi hành án được bảo vệ quyền sở hữu, sử dụng đối với tài sản đó. 2. Trường hợp người mua được tài sản bán đấu giá đã nộp đủ tiền mua tài sản bán đấu giá nhưng bản án, quyết định bị kháng nghị, sửa đổi hoặc bị hủy thì cơ quan thi hành án dân sự tiếp tục giao tài sản, kể cả thực hiện việc cưỡng chế thi hành án để giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá, trừ trường hợp kết quả bán đấu giá bị hủy theo quy định của pháp luật hoặc đương sự có thỏa thuận khác…”. Ở đây, việc bán đấu giá ngôi nhà đã được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật nên quyền lợi của ông D được bảo vệ, ông C không có quyền khởi kiện ra Toà án để yêu cầu ông D trả lại ngôi nhà. Tuy nhiên, theo khoản 3 Điều 133 BLDS năm 2015 thì ông C có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại. Do đó, ở đây cần xác định việc ông C không nhận được thông báo của cơ quan thi hành án huyện N về việc ngôi nhà bị kê biên và quyền ưu tiên mua có phải lỗi của cơ quan thi hành án không? Để chứng minh điều này ông C cần thực hiện thủ tục khiếu nại trong thi hành án dân sự về việc cơ quan thi hành án huyện N đã có lỗi trong việc thực hiện thủ tục thông báo cho ông C về việc kê biên ngôi nhà và quyền ưu tiên mua. Khi nào có quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan có 18 thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong thi hành án về việc cơ quan thi hành án huyện N đã có lỗi trong việc không thực hiện việc thông báo cho ông C về kê biên ngôi nhà và quyền ưu tiên mua dẫn đến quyền lợi của ông C bị xâm phạm thì ông C có quyền khởi kiện ra Toà án yêu cầu cơ quan thi hành án huyện N bồi thường thiệt hại. Còn cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong thi hành án xác định cơ quan thi hành án huyện N đã thực hiện đầy đủ thủ tục thông báo đến ông C thì ông C không có quyền khởi kiện ra Toà án yêu cầu cơ quan thi hành án huyện N bồi thường thiệt hại. Ông C cần tiếp tục xác định xem lý do gì mình lại không nhận được giấy thông báo của cơ quan thi hành án, lỗi ở đây là do khâu nào trong quá trình thực hiện thông báo thi hành án để tiếp tục khiếu nại. Ngoài ra, nếu khách hàng muốn khởi kiện để bảo vệ lợi ích của người khác hoặc họ khởi kiện để bảo vệ lợi ích Nhà nước hoặc lợi ích công cộng thì cũng cần xác định người mà khách hàng cần bảo vệ có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm hoặc tranh chấp không? Hoặc lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng có bị xâm phạm không? Thứ hai, người tư vấn cần phân tích cho khách hàng thấy muốn thực hiện quyền khởi kiện thì họ phải là chủ thể có năng lực hành vi tố tụng dân sự. Khoản 3 Điều 69, Điều 189 BLTTDS năm 2015 quy định đương sự muốn tự mình khởi kiện thì đương sự là người từ đủ mười tám tuổi trở lên và không bị mất năng lực hành vi dân sự. Tuy nhiên, người tư vấn cần giải thích nếu khách hàng là đương sự thuộc trường hợp từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động theo hợp đồng lao động hoặc giao dịch dân sự bằng tài sản riêng của mình thì họ có quyền tự khởi kiện (khoản 6 Điều 69 BLTTDS năm 2015). Đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người tư vấn cần xác định năng lực hành vi tố tụng dân sự của họ dựa trên quyết định của Tòa án. Riêng đối với trường hợp đương sự muốn uỷ quyền khởi kiện thì người tư vấn cần giải thích cho khách hàng hiểu hiện nay còn có nhiều quan điểm khác nhau về việc uỷ quyền khởi kiện. Bởi vì, theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 189 năm 2015 thì cá nhân hoặc người đại diện của cơ quan, tổ chức có quyền nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện. Tuy nhiên, theo Điều 69 BLTTDS năm 2015 khi đương sự có năng lực hành vi tố tụng dân sự thì có thể tự mình hoặc uỷ quyền cho người đại diện thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự. Điều này có nghĩa là đương sự có quyền uỷ quyền khởi kiện vụ án dân sự. Do đó, để thuận lợi cho việc Toà án chấp nhận đơn khởi kiện và vào sổ thụ lý vụ án dân sự thì người tư vấn cần giải thích cho khách hàng thấy rằng đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức sẽ là người trực tiếp ký vào đơn khởi kiện còn họ sẽ hỗ trợ đương sự bằng việc làm hộ đơn khởi kiện. Tuy nhiên, đối với tranh chấp lao động thì theo quy định tại theo khoản 3 Điều 85, 19 khoản 2 Điều 187 BLTTDS năm 2015 thì người lao động có thể uỷ quyền khởi kiện cho tổ chức đại diện tập thể lao động (công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp). Hoặc trong trường hợp nhiều người lao động có cùng yêu cầu đối với người sử dụng lao động trong cùng một doanh nghiệp, đơn vị thì cần tư vấn cho người lao động là họ có thể uỷ quyền khởi kiện cho một đại diện của tổ chức đại diện tập thể lao động. Thứ ba, tư vấn cho khách hàng xác định người thực hiện quyền khởi kiện (i) Nếu khách hàng thuộc các chủ thể có quyền khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì người tư vấn cần giúp đỡ khách hàng xác định người sẽ thực hiện quyền khởi kiện như sau: - Đương sự là cá nhân từ đủ 18 tuổi và không bị mất năng lực hành vi dân sự (bao gồm cả trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động theo hợp đồng lao động hoặc giao dịch dân sự bằng tài sản riêng của mình) thì người tư vấn cần giải thích để đương sự biết họ có thể tự mình khởi kiện. - Đương sự là pháp nhân thì người tư vấn cần lưu ý xác định pháp nhân tham gia tố tụng có thuộc trường hợp có nhiều người đại diện theo pháp luật hay không? Theo quy định tại Điều 141 BLDS năm 2015 và Điều 12 Luật doanh nghiệp năm 2020 thì mỗi người đại diện theo pháp luật có quyền đại diện cho pháp nhân trong phạm vi đại diện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật. Điều này có nghĩa là, căn cứ vào quyết định của cơ quan có thẩm quyền, điều lệ của pháp nhân hoặc quy định của pháp luật, người tư vấn xác định cụ thể người đại diện theo pháp luật thay mặt pháp nhân thực hiện quyền khởi kiện. Tuy nhiên, khi tư vấn cho khách hàng là đại diện của các cơ quan, tổ chức thì cần lưu ý: + Đối với chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân thì cần giải thích cho khách hàng thấy rằng theo Điều 84 BLDS năm 2015, mọi hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện đều nhân danh pháp nhân nên khi tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân thì việc khởi kiện phải do pháp nhân thực hiện thông qua người đại diện hợp pháp của pháp nhân. Ví dụ 4: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Agribank có mở chi nhánh tại quận Thanh xuân, Hà Nội. Chi nhánh ngân hàng Agribank tại quận Thanh Xuân, Hà Nội thực hiện ký kết các hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp với công ty A để cho công ty A vay vốn thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Sau này, đến thời hạn trả nợ công ty A không trả được nợ cho ngân hàng thì chủ thể có quyền khởi kiện 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan