Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Giáo trình giao lưu văn hóa quốc tế ...

Tài liệu Giáo trình giao lưu văn hóa quốc tế

.PDF
128
1
97

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI GIÁO TRÌNH GIAO LƢU VĂN HÓA QUỐC TẾ C H U Chủ biên : TS. Nguyễn Thị Thu Mai HÀ NỘI 12/2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠINÓI HỌC ĐẦU MỞ HÀ NỘI LỜI Trong bối cảnh toàn cầu hoá, trong một thế giới phẳng – khi mà sự tƣơng tác giữa các cá nhân trở nên dễ dàng và chặt chẽ hơn bao giờ hết thì yêu cầu về khả năng giao tiếp giữa các nền văn hoá trở thành một yêu cầu bắt buộc đối với tất cả chúng ta. Đặc biệt, với những ngƣời có dự định làm trong các ngành nghề đòi hỏi phải tiếp xúc với ngƣời khác bằng ngôn ngữ và văn hóa khác với chính họ thì điều này lại càng trở nên quan trọng. Sinh viên du lịch, ngoại giao, kinh tế quốc tế…, là những đối tƣợng nhƣ vậy. Với mục tiêu chuẩn bị hành trang cho ngƣời học tham gia vào các cuộc giao tiếp trực diện giữa các nền vănGIÁO hoá, giáoTRÌNH trình Giao lƣu văn hoá quốc tế giới thiệu những khác biệt cơ bản trong giao tiếp giữa các nền văn hóa trên thế giới, sự ảnh GIAO LƢU VĂN HÓA QUỐC TẾ hƣởng của văn hóa đến giao tiếp, đồng thời giới thiệu những nguyên tắc giao tiếp C H U cơ bản bằng ngôn từChủ và phi ngôn từ cũng nhƣ Thị một Thu số đặc điểm cơ bản trong giao biên : TS. Nguyễn Mai tiếp của một số nền văn phạm Thị vi toàn trong đó chú trọng một số Táchóa giả:lớn TS.trên Nguyễn Thucầu, Trang thị trƣờng gửi khách sử dụng tiếng Anh. Việc nghiên cứu và thực hành các hƣớng dẫn trong giáo trình sẽ giúp ngƣời học có kiến thức giao tiếp và hình thành đƣợc kỹ năng, thái độ giao tiếp phù hợp trong bối cảnh khác biệt về văn hoá để giao tiếp thành công với khách du lịch quốc tế. Giáo trình đƣợc cấu trúc làm 5 chƣơng với sự tham gia của các tác giả: TS. Nguyễn Thị Thu Mai biên soạn từ chƣơng 1 đến chƣơng 4, TS. Nguyễn Thị Thu Trang biên soạn chƣơng 5 và biên tập giáo trình với các chủ đề chính bao gồm: Chƣơng 1. Giới thiệu giao tiếp giữa các nền văn hoá Chƣơng 2. Kỹ năng giao tiếp bằng ngôn từ Chƣơng 3: Kỹ năng giao tiếp phi ngôn từ Chƣơng 4. Tiếng Anh và các phƣơng ngữ Chƣơng 5. Giao tiếp với các nền văn hoá sử dụng tiếng Anh Để hoàn thành giáo trình này, các tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới bà HÀ NỘI 12/2021 Judi -Varga Toth, Tổ chức Hỗ trợ Đại học Thế giới (WUSC) - một giảng viên đầy hiểu biết và tâm huyết, một bậc thầy về giao tiếp quốc tế - ngƣời đã đặt nền LỜI NÓI ĐẦU LỜI GIỚI THIỆU Trong bối cảnh toàn cầu hoá, trong một thế giới phẳng – khi mà sự tƣơng tác giữa các cá nhân trở nên dễ dàng và chặt chẽ hơn bao giờ hết thì yêu cầu về khả năng giao tiếp giữa các nền văn hoá trở thành một yêu cầu bắt buộc đối với tất cả chúng ta. Đặc biệt, với những ngƣời có dự định làm trong các ngành nghề đòi hỏi phải tiếp xúc với ngƣời khác bằng ngôn ngữ và văn hóa khác với chính họ thì điều này lại càng trở nên quan trọng. Sinh viên du lịch, ngoại giao, kinh tế quốc tế…, là những đối tƣợng nhƣ vậy. Với mục tiêu chuẩn bị hành trang cho ngƣời học tham gia vào các cuộc giao tiếp trực diện giữa các nền văn hoá, giáo trình Giao lƣu văn hoá quốc tế giới thiệu những khác biệt cơ bản trong giao tiếp giữa các nền văn hóa trên thế giới, sự ảnh hƣởng của văn hóa đến giao tiếp, đồng thời giới thiệu những nguyên tắc giao tiếp cơ bản bằng ngôn từ và phi ngôn từ cũng nhƣ một số đặc điểm cơ bản trong giao tiếp của một số nền văn hóa lớn trên phạm vi toàn cầu, trong đó chú trọng một số thị trƣờng gửi khách sử dụng tiếng Anh. Việc nghiên cứu và thực hành các hƣớng dẫn trong giáo trình sẽ giúp ngƣời học có kiến thức giao tiếp và hình thành đƣợc kỹ năng, thái độ giao tiếp phù hợp trong bối cảnh khác biệt về văn hoá để giao tiếp thành công với khách du lịch quốc tế. Giáo trình đƣợc cấu trúc làm 5 chƣơng với sự tham gia của các tác giả: TS. Nguyễn Thị Thu Mai biên soạn từ chƣơng 1 đến chƣơng 4, TS. Nguyễn Thị Thu Trang biên soạn chƣơng 5 và biên tập giáo trình với các chủ đề chính bao gồm: Chƣơng 1. Giới thiệu giao tiếp giữa các nền văn hoá Chƣơng 2. Kỹ năng giao tiếp bằng ngôn từ Chƣơng 3: Kỹ năng giao tiếp phi ngôn từ Chƣơng 4. Tiếng Anh và các phƣơng ngữ Chƣơng 5. Giao tiếp với các nền văn hoá sử dụng tiếng Anh Để hoàn thành giáo trình này, các tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới bà Judi -Varga Toth, Tổ chức Hỗ trợ Đại học Thế giới (WUSC) - một giảng viên đầy hiểu biết và tâm huyết, một bậc thầy về giao tiếp quốc tế - ngƣời đã đặt nền móng cho giáo trình và môn học Giao lƣu văn hoá quốc tế tại Khoa Du lịch, Trƣờng Đại học Mở Hà Nội. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn ông Ted Wykes, Trƣờng đại học Thompson River - chuyên gia giảng dạy về giao tiếp giữa các nền văn hoá đã góp ý cho nội dung của giáo trình. Chúng tôi cũng chân thành cảm ơn sinh viên trẻ Trƣơng Thụy Vi, ngƣời đã giúp chúng tôi thực hiện các hình ảnh minh họa sinh động trong giáo trình. Cuối cùng, xin đƣợc cảm ơn gia đình và đồng nghiệp đã khích lệ chúng tôi hoàn thành giáo trình này. Hy vọng rằng, những kiến thức về giao tiếp giữa các nền văn hóa đƣợc giới thiệu trong giáo trình và khả năng ứng dụng vào thực tiễn có thể giúp ngƣời học thu hẹp sự khác biệt về văn hóa, giảm thiểu các vấn đề nảy sinh để hoạt động giao tiếp giữa những ngƣời đến từ các nền văn hoá khác nhau trở nên hiệu quả và thành công. Mặc dù nhóm tác giả đã rất cố gắng, song giáo trình khó có thể tránh đƣợc những hạn chế do đƣợc biên soạn lần đầu. Chúng tôi rất mong nhận đƣợc sự góp ý quý báu, chân thành của các nhà chuyên môn, của các đồng nghiệp, các bạn sinh viên và độc giả gần xa để có thể tiếp tục hoàn thiện giáo trình Giao lƣu văn hoá quốc tế trong tƣơng lai. Xin chân thành cảm ơn. Nhóm tác giả. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................................1 MỤC LỤC .......................................................................................................................3 CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ GIAO TIẾP GIỮA CÁC NỀN VĂN HOÁ ..................5 1.1. Một số khái niệm ..................................................................................................5 1.1.1. Giao tiếp .................................................................................................................................... 5 1.1.2. Giao tiếp giữa các nền văn hoá ...................................................................................... 7 1.1.3. Văn hoá và sốc văn hoá.........................................................................................................10 1.1.4. Một số cấm kỵ trong giao tiếp..............................................................................................14 1.2. Văn hóa và giao tiếp ...........................................................................................16 1.2.1. Mối quan hệ giữa văn hoá và giao tiếp ...............................................................................16 1.2.2. Các hình thức giao tiếp ..........................................................................................................20 CÂU HỎI ÔN TẬP ....................................................................................................24 BÀI TẬP ....................................................................................................................24 CHƢƠNG 2. KỸ NĂNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN TỪ ...........................................26 2.1. Nhu cầu và cách tiếp nhận thông tin của du khách .............................................26 2.1.1. Nhu cầu của du khách trong mối quan hệ với giao tiếp....................................................26 2.1.2. Cách tiếp nhận thông tin của du khách ...............................................................................31 2.2. Giao tiếp bằng ngôn từ ........................................................................................37 2.2.1. Khái niệm giao tiếp bằng ngôn từ ................................................................................ 37 2.2.2. Quy tắc giao tiếp bằng ngôn từ .................................................................................... 38 2.2.3. Kỹ thuật giao tiếp bằng ngôn từ ................................................................................... 42 CÂU HỎI ÔN TẬP ....................................................................................................47 BÀI TẬP ....................................................................................................................47 CHƢƠNG 3. KỸ NĂNG GIAO TIẾP PHI NGÔN TỪ................................................49 3.1. Giao tiếp phi ngôn từ ..........................................................................................49 3.1.1. Khái niệm giao tiếp phi ngôn từ................................................................................... 49 3.1.2. Tầm quan trọng của giao tiếp phi ngôn từ ................................................................... 50 3.1.3. Các phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn từ ......................................................................... 53 3.2. Không gian giao tiếp trong các nền văn hoá .......................................................63 3.2.1. Không gian giao tiếp..............................................................................................................63 3.2.2. Sự đụng chạm/tiếp xúc trong giao tiếp............................................................................ 65 3.2.3. Các phạm vi giao tiếp chuẩn mực........................................................................................67 CÂU HỎI ÔN TẬP ....................................................................................................71 BÀI TẬP ................................................................................................................... 71 CHƢƠNG 4. TIẾNG ANH VÀ CÁC PHƢƠNG NGỮ ...............................................73 4.1 Tiếng Anh và các phƣơng ngữ .............................................................................73 4.1.1. Sự phổ biến của tiếng Anh....................................................................................................73 4.1.1. Các phƣơng ngữ tiếng Anh ..................................................................................................75 4.2. Cách phát âm và đánh vần ..................................................................................76 4.2.1. Quy tắc chung trong phát âm tiếng Anh ............................................................................76 4.2.2. Phát âm tiếng Anh trong một số nền văn hoá ...................................................................79 4.3. Từ vựng và các biến thể ......................................................................................83 4.3.1. Từ vựng ...................................................................................................................................83 4.3.2. Uyển ngữ .................................................................................................................................86 4.3.3. Thành ngữ ...............................................................................................................................89 CÂU HỎI ÔN TẬP ....................................................................................................93 BÀI TẬP ................................................................................................................... 93 CHƢƠNG 5. GIAO TIẾP VỚI CÁC NỀN VĂN HOÁ SỬ DỤNG TIẾNG ANH ......95 5.1. Các nền văn hóa sử dụng tiếng Anh ...................................................................95 5.1.1. Các nền văn hoá sử dụng tiếng Anh bản xứ.......................................................................95 5.1.2. Các nền văn hoá sử dụng tiếng Anh nhƣ ngôn ngữ phổ thông .......................................96 5.1.3. Các nền văn hoá sử dụng tiếng Anh nhƣ ngôn ngữ nƣớc ngoài .....................................96 5.2. Đặc điểm trong giao tiếp của các nền văn hoá sử dụng tiếng Anh .....................97 5.2.1. Đặc điểm giao tiếp của các nền văn hoá sử dụng tiếng Anh bản xứ ..............................97 5.2.2. Đặc điểm giao tiếp của các nền văn hoá sử dụng tiếng Anh nhƣ tiếng phổ thông . 103 5.2.3. Đặc điểm giao tiếp của các nền văn hoá sử dụng tiếng Anh nhƣ tiếng nƣớc ngoài .. 111 CÂU HỎI ÔN TẬP ..................................................................................................123 BÀI TẬP ................................................................................................................. 123 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................126 CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ GIAO TIẾP GIỮA CÁC NỀN VĂN HOÁ Mục tiêu: Sau khi học xong chương 1, người học có khả năng: - Hiểu và giải thích đƣợc các khái niệm gắn với chủ đề giao tiếp giữa các nền văn hoá: văn hóa, giao tiếp giữa các nền văn hoá, sốc văn hoá…; - Phân tích và minh hoạ đƣợc mối quan hệ giữa văn hóa và giao tiếp; - Mô tả đƣợc sự khác biệt trong giao tiếp giữa các nền văn hoá; - Liệt kê đƣợc một số điều cấm kỵ trong giao tiếp giữa các nền văn hoá; - Phân biệt đƣợc hai hình thức giao tiếp trực diện, giao tiếp bằng ngôn từ và giao tiếp phi ngôn từ. 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Giao tiếp Từ ngày chúng ta vừa đƣợc sinh ra, thậm chí từ ngày chúng ta còn nằm trong bụng mẹ, chúng ta liên tục đã giao tiếp với nhau, ngoại trừ trong khi ngủ. Chúng ta tham gia vào hoạt động giao tiếp hàng ngày nhƣ một điều hiển nhiên – nhƣ nói chuyện với ngƣời thân, trao đổi công việc với đồng nghiệp, tán gẫu với bạn bè. Chúng ta có thể giao tiếp trực diện khi chúng ta gặp gỡ họ hoặc giao tiếp thông qua các phƣơng tiện hỗ trợ nhƣ điện thoại, E-mail, Facebook, Zalo… Một cách đơn giản nhất, có thể thấy, giao tiếp là quá trình chia sẻ hoặc trao đổi thông tin giữa hai bên liên quan. Giao tiếp là một hoạt động mà chúng ta phải làm và chúng ta thích làm bởi hoạt động này cần thiết cho sự sống của chúng ta và giúp chúng ta tận hƣởng cuộc sống. Giao tiếp là hoạt động không thể thiếu trong cuộc sống. Giao tiếp là điều kiện đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân và của toàn xã hội. Thông qua giao tiếp, các chuẩn mực đạo đức, pháp luật gắn với cá nhân, gia đình và xã hội đƣợc hình thành, giúp chúng ta hiểu biết và phân biệt đƣợc thiện - ác, phải - trái, tốt - xấu… để có cách hành xử phù hợp, đồng thời hình thành và phát triển nhân cách của mình. Bên cạnh đó, nhờ giao tiếp, các nhu cầu đƣợc chia sẻ, đƣợc quan tâm, đƣợc yêu thƣơng, đƣợc thừa nhận… của con ngƣời đƣợc thoả mãn. Giao tiếp không chỉ giúp chúng ta hiểu nhau, tạo lập các mối quan hệ xã hội mà còn giúp chúng ta học hỏi kinh nghiệm, chia sẻ cảm xúc với nhau. Nếu mỗi ngƣời tồn tại độc lập, không có mối quan hệ với nhau thì đó không phải là một xã hội mà chỉ là một tập hợp rời rạc của những cá nhân đơn lẻ. Một xã hội muốn phát triển phải có sự gắn kết chặt chẽ giữa các thành viên trong đó. Mọi vấn đề của cá nhân, của xã hội cũng không thể giải quyết nếu không thông qua giao tiếp. Tóm lại, hoạt động giao tiếp là hoạt động không thể thiếu trong đời sống của mỗi cá nhân và của toàn xã hội. Hình 1.1. Mô hình quá trình giao tiếp Giao tiếp là một hoạt động phức tạp. Theo mô hình Osgood – Schramm 19541, quá trình giao tiếp diễn ra theo một trật tự, trong đó, trật tự này đƣợc bắt đầu khi ngƣời gửi hình thành một thông điệp, mã hoá thông điệp và gửi thông điệp đó đến ngƣời nhận. Ngƣời nhận tiếp nhận thông điệp, giải mã thông điệp và Charles E. Osgood là học giả đầu tiên giới thiệu lý thuyết về quá trình giao tiếp vào năm 1954. Sau đó lý thuyết này đƣợc Wilbur Schramm thừa kế và phát triển thành Mô hình quá trình giao tiếp, còn đƣợc biết đến với cái tên thông dụng là mô hình Osgood – Schramm 1954. 1 hiểu thông điệp. Sau khi hiểu thông điệp nhận đƣợc, ngƣời nhận sẽ hồi đáp lại ngƣời gửi. Lúc này ngƣời nhận sẽ ở vị trí của ngƣời gửi thông điệp và ngƣợc lại (minh họa: Hình 1.1). Hoạt động giao tiếp luôn đƣợc diễn ra trong một bối cảnh cụ thể và có thể bị ảnh hƣởng bởi các yếu tố gây nhiễu nhất định. Các yếu tố này có thể thuộc về chính đối tƣợng giao tiếp nhƣ trình độ văn hoá, khả năng giao tiếp, trạng thái tâm lý của các bên tham gia hoặc nằm ngoài đối tƣợng giao tiếp nhƣ địa điểm giao tiếp, phƣơng tiện hỗ trợ… 1.1.2. Giao tiếp giữa các nền văn hoá Hoạt động giao tiếp diễn ra giữa các thành viên trong cùng một nền văn hoá đƣợc gọi là giao tiếp nội văn hoá (intracultural communication), hoạt động giao tiếp diễn ra giữa các thành viên đến từ các nền văn hoá khác nhau đƣợc gọi là giao tiếp liên văn hoá hay giao tiếp giữa các nền văn hoá (intercultural communication). Một cách cụ thể hơn, giao tiếp giữa các nền văn hóa là quá trình chia sẻ hoặc trao đổi thông tin giữa hai bên/ người, mỗi bên/ người thuộc về một nền văn hóa khác nhau. Vì vậy, bất kỳ sự tƣơng tác nào giữa một ngƣời Việt Nam và một du khách nƣớc ngoài đều là một ví dụ về giao tiếp giữa các nền văn hóa (minh họa: Hình 1.2) và có thể đƣợc xem là hoạt động giao lƣu văn hoá quốc tế. Hình 1.2. Giao tiếp giữa các nền văn hoá Loài ngƣời đã phát triển rất nhiều cách thức để giao tiếp với nhau, trong đó, hàng trăm ngôn ngữ khác nhau đã hình thành, phát triển trên toàn cầu và đƣợc sử dụng ở những nền văn hoá khác nhau. Cách thức và chuẩn mực giao tiếp cũng rất khác nhau trong mỗi nền văn hoá. Vì vậy, để hoạt động giao tiếp giữa các nền văn hoá diễn ra thành công, chúng ta không có cách nào khác ngoài việc tìm hiểu về giao tiếp giữa các nền văn hoá, cụ thể hơn là giao tiếp trong mối quan hệ với văn hoá. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, trong một thế giới phẳng – khi mà sự tƣơng tác giữa các cá nhân trở nên dễ dàng và chặt chẽ hơn bao giờ hết thì yêu cầu về khả năng giao tiếp giữa các nền văn hoá trở lại càng trở nên quan trọng. Giao tiếp với một ngƣời đến từ một nền văn hóa khác là một trải nghiệm bổ ích nhƣng cũng đầy thử thách. Nếu cả hai bên có một ngôn ngữ chung để giao tiếp thì đó là một cơ hội tuyệt vời để tìm hiểu, trao đổi về văn hóa, truyền thống cũng nhƣ quan điểm của mỗi bên về nhiều chủ đề khác nhau. Trải nghiệm này mở ra một cửa sổ về một thế giới mới, nhƣng ngay cả với một ngôn ngữ chung, chƣa chắc việc giao tiếp đã có thể thành công bởi vì mỗi ngƣời sẽ có một cách nói khác nhau, cách hiểu khác nhau, thậm chí hoàn toàn khác nhau. Giao tiếp thành công không chỉ là gửi thông tin cho ngƣời khác mà còn đảm bảo rằng thông tin này đƣợc ngƣời nhận hiểu đúng theo cách mà ngƣời gửi dự định. Thoạt nghe, đây có vẻ là một nhiệm vụ đơn giản và dễ dàng, nhƣng trên thực tế, có rất nhiều yếu tố gây nhiễu có thể là trở ngại cho sự thành công của giao tiếp và sự hiểu nhầm có thể diễn ra trong bất cứ cuộc giao tiếp nào ngay cả khi hai đối tƣợng tham gia giao tiếp sử dụng chung một ngôn ngữ. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra sự hiểu nhầm trong giao tiếp. Các đối tƣợng tham gia giao tiếp hiểu nhầm nhau có thể bởi giọng nói khó hiểu, bởi từ ngữ đƣợc sử dụng thiếu chính xác, bởi cách diễn đạt không mạch lạc, bởi ngôn ngữ cơ thể và các tín hiệu phi ngôn ngữ không rõ ràng và bởi nhiều yếu tố ngoại cảnh nhƣ tiếng ồn, khói bụi… Bên cạnh đó, còn có những yếu tố vô hình cản trở sự thành công trong giao tiếp, đặc biệt là trong giao tiếp giữa các nền văn hoá nhƣ các giá trị, chuẩn mực và sự kỳ vọng khác nhau của cả ngƣời gửi và ngƣời nhận thông tin. Mỗi dân tộc đều có những thói quen và hành vi ứng xử riêng trong giao tiếp đƣợc truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và trở thành chuẩn mực, trở thành “luật” bất thành văn mà nếu vi phạm sẽ gây ra những hiểu nhầm đáng tiếc. Nhƣ tất cả mọi ngƣời, mỗi cá nhân chúng ta đều sinh ra và lớn lên trong một cộng đồng ngƣời, trong những cái nôi văn hoá với các giá trị văn hoá nhất định. Chúng ta chịu ảnh hƣởng, đồng thời thụ hƣởng các giá trị văn hoá đó trong suốt cuộc đời mình, gắn bó với các giá trị này đến mức chúng trở thành máu thịt, thành một phần không thể thiếu trong mỗi chúng ta. Sự thật hiển nhiên có thể thấy đƣợc dễ dàng là khi giao tiếp với các thành viên đến từ những nền văn hóa khác, chúng ta thƣờng có xu hƣớng đƣa những “chuẩn mực của mình” vào trong giao tiếp. Cả cách thức lẫn nội dung giao tiếp cũng nhƣ kỳ vọng trong giao tiếp của mỗi cá nhân chúng ta đều gắn với các giá trị văn hoá nhất định, nhƣng vì những giá trị đó có thể rất khác nhau, thậm chí trái ngƣợc nhau hoàn toàn trong các nền văn hoá, trong chính chúng ta – trong các đối tƣợng tham gia giao tiếp nên rất khó tránh đƣợc những hiểu nhầm đáng tiếc (minh họa: Hình 1.3). Hình 1.3. Hiểu nhầm trong giao tiếp Vì những lý do trên, muốn giao tiếp thành công với các nền văn hoá khác hay cụ thể hơn là với khách du lịch quốc tế, chúng ta phải đảm bảo đƣợc 04 điều kiện: thành thạo ngôn ngữ giao tiếp; hiểu các giá trị văn hoá song hành của đối tƣợng giao tiếp; hiểu nhu cầu của đối tƣợng giao tiếp và biết cách tránh hoặc hạn chế những tác động ngoại cảnh. 1.1.3. Văn hoá và sốc văn hoá Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hoá, nhƣng nhìn chung hầu hết các định nghĩa về văn hóa đều có một điểm chung cơ bản là đều xem văn hóa nhƣ là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con ngƣời sáng tạo ra trong suốt quá trình lịch sử. Văn hóa là một trong những đặc trƣng của dân tộc, có bao nhiêu dân tộc sẽ có bấy nhiêu nền văn hoá tƣơng ứng và vì vậy có thể phân biệt đƣợc dân tộc này với dân tộc kia thông qua văn hoá. Trong phạm vi chủ đề giao tiếp giữa các nền văn hoá, theo nghĩa khái quát, có thể hiểu văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc kia. Một cách cụ thể hơn, văn hóa là những quy tắc để sống và để hoạt động trong một xã hội. Theo Gudy- kunst (2004) và Yamada (1997), văn hóa đƣa ra các quy tắc để con ngƣời chơi trò chơi của cuộc sống (Samovar và cộng sự, 2010). Bởi vì các quy tắc của các nền văn hóa không giống nhau nên để hoạt động một cách hiệu quả trong một nền văn hóa nào đó, chúng ta cần biết cách “chơi trò chơi của cuộc sống” theo các quy tắc đƣợc đặt ra trong nền văn hoá đó và điều này không hề dễ dàng bởi mỗi ngƣời là một sản phẩm của chính nền văn hóa của họ. Chúng ta là sản phẩm của nền văn hoá nơi chúng ta đƣợc sinh ra và lớn lên (trong phạm vi giáo trình này, thuật ngữ “nền văn hoá” có thể hiểu theo nghĩa là văn hoá của các nhóm, các vùng, miền, quốc gia khác nhau). Chúng ta đã liên tục học các quy tắc trong nền văn hóa của mình kể từ khi chập chững những bƣớc đi đầu tiên cho đến khi về với cát bụi. Mỗi chúng ta đều đƣợc lớn lên trong một môi trƣờng - nơi những phong tục, niềm tin, thái độ, khát vọng và hành vi nhất định đƣợc cộng đồng chấp nhận và cho là bình thƣờng hoặc đƣợc xem là chuẩn mực. Từ khi còn nhỏ, chúng ta đã biết rằng có một số điều đƣợc cho là bình thƣờng trong khi một số điều khác lại không đƣợc chấp nhận đối với cha mẹ, gia đình hoặc xã hội vì chúng lệch “chuẩn” và chúng ta học theo rồi hấp thụ những điều này, những giá trị văn hóa này giống nhƣ cách chúng ta học tiếng mẹ đẻ. Ví dụ, khi giao tiếp, trong văn hoá Việt Nam, chúng ta thƣờng xƣng hô với những ngƣời xung quanh theo thứ bậc thể hiện mối quan hệ giữa hai ngƣời, đặc biệt với những ngƣời lớn tuổi chứ không gọi tên riêng của ngƣời đó. Đối với chúng ta, việc “nói theo cách chúng ta nói” và “cƣ xử theo cách chúng ta cƣ xử” là điều tự nhiên và bình thƣờng bởi nó đƣợc chấp nhận trong nền văn hoá của chúng ta. Kết quả là, tất cả những điều này đã ăn sâu vào tiềm thức, trở thành một phần trong mỗi chúng ta, khiến chúng ta phản ứng với những tình huống quen thuộc một cách hết sức tự nhiên mà không cần suy nghĩ giống nhƣ khi đề cập đến “ăn”, ngƣời Việt sẽ nghĩ ngay đến cơm trong khi ngƣời Pháp sẽ nghĩ đến bánh mỳ. Từ những phân tích trên, văn hóa có thể được hiểu là phong tục, tín ngưỡng, thái độ, khát vọng được công khai hay ẩn giấu, hành động và phản ứng của một cộng đồng người sống trong cùng một khu vực địa lý và chia sẻ chung một nền tảng ngôn ngữ. Đôi khi, văn hóa bị giới hạn bởi biên giới, trong đó một cộng đồng ngƣời chia sẻ chung một nền văn hoá trong phạm vi một quốc gia hay một vùng miền. Văn hóa cũng có thể tồn tại xuyên biên giới, nơi những ngƣời có chung ngôn ngữ, lịch sử và tín ngƣỡng… sống ở một số quốc gia khác nhau. Văn hóa còn có thể tồn tại trong các nhóm nhỏ hơn, đƣợc gọi là nhánh văn hóa, không liên quan đến các khu vực địa lý. Ví dụ, văn hóa doanh nghiệp - đề cập đến quan điểm, thái độ… của những ngƣời làm việc trong lĩnh vực kinh doanh; văn hoá công sở - đề cập đến thái độ, cách ứng xử… của những ngƣời làm công việc văn phòng. Trong các tình huống giao tiếp, giao tiếp nội văn hoá thƣờng dễ dàng bởi các đối tƣợng tham gia giao tiếp chia sẻ chung một nền tảng văn hoá và ngôn ngữ. Tuy nhiên, khi bƣớc vào một nền văn hóa khác thì ngay cả khi các đối tƣợng giao tiếp có thể sử dụng cùng một ngôn ngữ thì hoạt động giao tiếp vẫn trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Rõ ràng, khi chúng ta giao tiếp với những ngƣời đến từ một nền văn hóa khác, chúng ta khó hiểu họ hơn nhiều so với khi chúng ta có một cuộc giao tiếp với những thành viên thuộc nền văn hoá của chúng ta. Đơn giản là vì họ không có phong tục, niềm tin, thái độ, khát vọng hay hành vi “bình thƣờng” giống nhƣ chúng ta. Ví dụ, khi giao tiếp, một ngƣời Mỹ có thể gọi ngƣời lớn tuổi hơn bằng tên của ngƣời đó mà không nhất thiết phải gọi theo thứ bậc thể hiện mối quan hệ giữa hai ngƣời (trong nhiều trƣờng hợp, một đứa trẻ có thể gọi bố mình bằng tên gọi là “David” mà không phải gọi là “bố David” hay “bố”). Điều này là khác thƣờng trong văn hoá Việt Nam vì nhƣ đã đề cập, ở Việt Nam, chúng ta xƣng hô với những ngƣời xung quanh theo thứ bậc thể hiện mối quan hệ giữa hai ngƣời chứ không gọi tên riêng của ngƣời đó, đặc biệt với những ngƣời lớn tuổi hơn. Nói cách khác, các giá trị và chuẩn mực văn hoá của ngƣời Mỹ và của chúng ta không giống nhau. Nếu chúng ta hiểu văn hóa của những đối tƣợng giao tiếp – những ngƣời sử dụng ngôn ngữ của chính nền văn hoá đó (ngôn ngữ đích) thì chúng ta có thể hiểu và giải mã đƣợc hành vi của họ. Điều này cũng giúp cho việc hiểu ngôn ngữ của nền văn hoá đó trở nên dễ dàng hơn và việc giao tiếp với các thành viên của nền văn hóa đó trở nên hiệu quả hơn. Trong trƣờng hợp ngƣợc lại, nếu chúng ta giao tiếp với một nền văn hoá khác mà vẫn “nói theo cách chúng ta nói” và “cƣ xử theo cách chúng ta cƣ xử” thì việc đối mặt với các xung đột, các cú sốc văn hoá sẽ rất khó tránh khỏi trong quá trình giao tiếp. Sốc văn hóa xảy ra khi một ngƣời từ một nền văn hóa tiếp xúc với một nền văn hóa quá khác biệt, đến nỗi họ cảm thấy ngạc nhiên, bối rối, mất phƣơng hƣớng, lo lắng, thậm chí thấy bất an nghiêm trọng và không biết phải hành xử thế nào. Một ngƣời bị sốc văn hoá thƣờng đƣợc ví với tình thế của một con cá khi bị đƣa ra khỏi nƣớc bởi giống nhƣ hình ảnh này, họ phải sinh hoạt trong một nền văn hoá khác hay một môi trƣờng văn hoá-xã hội khác. Sốc văn hóa có thể khiến một ngƣời khó hành xử một cách bình thƣờng vì họ sợ rằng họ không biết các quy tắc ứng xử chính xác và cảm thấy cách hành xử của mình hoàn toàn không phù hợp (minh họa: Hình 1.4). Có rất nhiều ví dụ về các cú sốc văn hoá. Một khách du lịch ngƣời Anh có thể cảm thấy rất kinh sợ khi đƣợc mời ăn thịt chó hay ăn trứng vịt lộn – những món ăn khá phổ biến ở Việt Nam; một ngƣời đàn ông theo đạo Hồi có thể rất khó chịu nếu đối tác là một ngƣời đàn ông Việt Nam hỏi thăm về vợ của mình; một sinh viên Việt Nam có thể sửng sốt và không thoải mái khi thấy thầy giáo ngƣời Mỹ của mình ngồi lên bàn để giảng bài thay vì ngồi lên ghế… Tất cả những trạng thái nêu trên đều là hệ quả của những khác biệt về mặt văn hoá. Nhƣ vậy, có thể kết luận rằng, sốc văn hoá là những trạng thái cảm xúc mà một người phải chịu đựng, nảy sinh do tác động của việc di chuyển từ một nền văn hoá quen thuộc sang một nền văn hoá xa lạ. Hình 1.4. Sốc văn hoá Khi một ngƣời nƣớc ngoài đến Việt Nam, họ có khả năng cảm nhận sự khác biệt về văn hoá và bị sốc ở một mức độ nhất định, cũng giống nhƣ cảm nhận của một ngƣời Việt Nam khi đến thăm một quốc gia ở phƣơng Tây. Những ngƣời làm trong lĩnh vực du lịch cần phải có hiểu biết về sốc văn hóa để phục vụ khách một cách hoàn hảo, tránh các cú sốc văn hoá cho họ, đặc biệt là đối với khách du lịch ngắn hạn, những ngƣời sẽ không có đủ thời gian để làm quen với cách làm việc, hành xử, giao tiếp… của ngƣời Việt, và có thể trở nên khó khó chịu, cáu kỉnh thậm chí tức giận khi trải nghiệm những khác biệt quá lớn về mặt văn hoá. Những ngƣời làm trong lĩnh vực du lịch cần phải cố gắng để tìm hiểu những khác biệt trong văn hoá của khách du lịch đến từ các nền văn hoá đích, các chuẩn mực, nghi thức giao tiếp, cách sử dụng ngôn từ, các biểu hiện của ngôn ngữ cơ thể… để giúp khách cảm thấy thoải mái hơn. Họ cũng nên nhận thức sâu sắc sự khác biệt về các chuẩn mực trong văn hoá Việt Nam so với chuẩn mực trong văn hoá của khách và giải thích cho du khách, tránh để du khách rơi vào trạng thái hụt hẫng, thất vọng, bối rối hay tức giận. 1.1.4. Một số cấm kỵ trong giao tiếp Để tránh đƣợc các cú sốc văn hoá cho bản thân và cho du khách, những ngƣời làm trong lĩnh vực du lịch cần có hiểu biết về những cấm kỵ trong giao tiếp ở các nền văn hoá. Một điều cấm kỵ là một chủ đề của cuộc trò chuyện hoặc một hành vi cần tránh tuyệt đối vì chúng hoàn toàn không được chấp nhận và bị cấm theo phong tục của các thành viên trong một nền văn hoá. Một điều cấm kỵ không phải là một quy định thuộc luật pháp nên không đƣợc thi hành bởi chính phủ hoặc cơ quan hành pháp. Những điều cấm kỵ là những điều tuyệt đối không nên làm vì chúng thƣờng không đƣợc tất cả các thành viên của một nền văn hóa chấp nhận và nếu điều cấm kỵ đó bị vi phạm thì ngƣời vi phạm sẽ phải gánh chịu hậu quả. Những điều cấm kỵ có thể rất khác nhau trong các nền văn hoá, mức độ nghiêm trọng của chúng cũng rất khác nhau. Bên cạnh đó, ngay cả trong một nền văn hoá, những điều cấm kị cũng có thể thay đổi theo thời gian và thay đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngoài ra, thực tế cho thấy là có một số nền văn hóa có nhiều điều cấm kỵ hơn những nền văn hóa khác. Vì tất cả những lý do trên, việc nắm bắt đƣợc những điều cấm kỵ trong giao tiếp ở một nền văn hoá khác là hết sức cần thiết đối với ngƣời tham gia giao tiếp giữa các nền văn hoá, trong đó có những ngƣời làm công tác trong lĩnh vực du lịch. Những điều cấm kỵ hoặc các chủ đề bị cấm trong một cuộc trò chuyện là khá phổ biến tất trong các nền văn hóa Anglo-Saxon (các nền văn hóa chịu ảnh hƣởng hoặc hình thành dựa trên nền tảng văn hoá Anh). Những điều cấm kỵ này rất khác với những điều cấm kỵ đƣợc tìm thấy trong văn hóa Việt Nam. Ví dụ, trong khi việc đề cập đến thu nhập cá nhân trong giao tiếp ở Việt Nam là một điều khá bình thƣờng thì chủ đề này lại đƣợc xem là cấm kỵ trong giao tiếp ở Mỹ. Do đó, những ngƣời đang có kế hoạch làm việc cùng với ngƣời nƣớc ngoài đến từ các nền văn hóa Anglo-Saxon nên làm quen với các chủ đề cấm kỵ phổ biến và cẩn thận để tránh đề cập đến chúng trong cuộc trò chuyện thông thƣờng. Những chủ đề này bao gồm tuổi tác, diện mạo, tình trạng hôn nhân, tình trạng kinh tế, thu nhập của cá nhân, giá mua các mặt hàng… nhìn chung là những thông tin mang tính cá nhân của một ngƣời. Ở Việt Nam, việc hỏi một ngƣời mới gặp lần đầu tiên môt số câu hỏi về tuổi tác, tình trạng hôn nhân, nơi làm việc hay thu nhập là một điều rất bình thƣờng bởi trong văn hoá Việt Nam, những câu hỏi này vừa thể hiện sự quan tâm, vừa cho cho phép xác định vị trí xã hội để những ngƣời tham gia giao tiếp xác lập cách thức giao tiếp phù hợp. Do ảnh hƣởng của văn hoá, sự hòa hợp xã hội ở Việt Nam là mục tiêu quan trọng nhất, nhƣng đối với một ngƣời Anglo-Saxon thì quyền riêng tƣ còn quan trọng hơn nhiều. Do đó, một ngƣời Anglo-Saxon khi phải đối mặt với các câu hỏi về tuổi tác, tình trạng hôn nhân hoặc thu nhập sẽ không thấy thoải mái mà sẽ thấy khó chịu, thậm chí tức giận. Ngƣời Anglo-Saxon rất coi trọng quyền riêng tƣ cá nhân của họ và cho rằng những câu hỏi cá nhân nhƣ vậy là một kiểu xâm phạm riêng tƣ cá nhân mà họ không mong muốn. Trên thực tế, trong các nền văn hóa Anglo-Saxon, việc ngƣời quen và đồng nghiệp không biết tuổi tác, tình trạng hôn nhân hay thu nhập của nhau là điều hết sức bình thƣờng. Vì vậy, khi tiếp xúc với khách đến từ các nền văn hoá Anglo-Saxon, chúng ta nên tuyệt đối tránh câu hỏi mang tính riêng tƣ này và chỉ đơn giản là đối xử với tất cả những ngƣời khách du lịch bằng sự tôn trọng và lịch sự nhƣ nhau. Tƣơng tự, trong văn hóa Anglo-Saxon việc bình luận về ngoại hình cá nhân, đặc biệt là những bình luận tiêu cực đƣợc xem là bất lịch sự. Đối với một ngƣời Việt Nam, điều này có thể đơn giản là một tuyên bố về một sự thật hiển nhiên đối với mọi ngƣời, thậm chí hành động này là một thói quen “bình thƣờng” đối với khá nhiều ngƣời. Tuy nhiên, với một ngƣời Anglo-Saxon thì việc bình luận về ngoại hình cá nhân là một sự xúc phạm đáng kể cần phải tránh vì việc này sẽ gây ra sự bối rối và tổn thƣơng sâu sắc cho họ. Thậm chí, ngay cả việc khen ngợi hình thức hay dáng vẻ bề ngoài của một ngƣời nào đó cũng có thể bị hiểu lầm và không cần thiết trong giao tiếp (minh họa: Hình 1.5). Hình 1.5. Tránh bình luận về ngoại hình ngƣời khác Ngoài một số chủ đề cấm kỵ trong giao tiếp, cần lƣu ý tránh một số hành vi đƣợc xem là không phù hợp trong giao tiếp trong văn hoá Anglo-Saxon nhƣ sự tiếp xúc cơ thể trong khi giao tiếp (trừ cái bắt tay), việc không giao tiếp bằng ánh mắt, việc làm ồn và chen lấn ở nơi công cộng… Những cấm kỵ trong giao tiếp của một số quốc gia gửi khách du lịch đến Việt Nam, đặc biệt là các thị trƣờng trọng điểm sẽ đƣợc đề cập cụ thể trong một số nội dung thuộc chƣơng 2, chƣơng 4 và chƣơng 5 của giáo trình này. 1.2. Văn hóa và giao tiếp 1.2.1. Mối quan hệ giữa văn hoá và giao tiếp Văn hóa và giao tiếp có mối quan hệ rất chặt chẽ và không tách rời. Ngôn ngữ giao tiếp và hành vi giao tiếp mang đậm dấu ấn của thói quen, tâm lý, cách tƣ duy… của một cộng đồng nên giao tiếp chính là sản phẩm của văn hoá. Giao tiếp cũng là phƣơng tiện để thể hiện, phổ biến, trao truyền, lƣu giữ văn hoá. Nhƣ đã đề cập, nếu chúng ta có đủ sự hiểu biết về một nền văn hóa thì chúng ta có thể giải mã đƣợc hành vi và lời nói của những ngƣời sống trong nền văn hoá đó. Vì các giá trị của một nền văn hóa đƣợc phản ánh rõ nét trong ngôn ngữ, hành vi giao tiếp của nền văn hoá đó nên cả hai khía cạnh này cần đƣợc tìm hiểu, học tập cùng một lúc để đảm bảo sự thành công trong giao tiếp. Hiển nhiên là nếu chúng ta biết rõ lý do tại sao một ngƣời lại cƣ xử theo cách này hay tại sao ngôn ngữ đƣợc thể hiện theo cách kia thì chúng ta sẽ trở nên thoải mái với cách cƣ xử và với ngôn ngữ đó. Chỉ khi chúng ta cảm thấy thoải mái với một nền văn hóa và ngôn ngữ sử dụng trong đó, chúng ta mới có thể giao tiếp một cách dễ dàng và chính xác với những ngƣời đến từ nền văn hóa đó. Văn hóa đã ảnh hƣởng đến giao tiếp nhƣ thế nào? Có thể lấy những ví dụ cụ thể để xem xét mối quan hệ này. Văn hoá Việt Nam chú trọng vai trò của tập thể, của cộng đồng. Trong văn hoá Việt Nam, gia đình đƣợc xem là đơn vị quan trọng nhất. Theo truyền thuyết, ngƣời Việt có chung tổ tiên là cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ. Trong xã hội, gia đình đƣợc nhìn nhận là càng đông, càng lớn càng tốt. Một đại gia đình gồm nhiều thế hệ, đông đúc cũng thƣờng đƣợc ngƣời Việt Nam gọi là gia đình. Trách nhiệm đối với một gia đình lớn đã ăn sâu vào mỗi cá nhân và trẻ em đƣợc nuôi dạy với chữ hiếu đặt lên hàng đầu – đó là biết vâng lời, chăm sóc và phụng dƣỡng cha mẹ. Trách nhiệm này đối với gia đình không chỉ dừng lại với các thành viên khi họ còn sống mà còn tiếp tục ngay cả sau khi họ đã sang thế giới bên kia. Điều này thể hiện trong việc thực hành thờ cúng tổ tiên, khi vào những dịp đặc biệt nhƣ ngày Tết, ngày giỗ, con cháu sẽ tham dự đông đủ để bày tỏ lòng thành kính với các thành viên đã khuất từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tầm quan trọng của gia đình đƣợc thể hiện rất rõ trong tiếng Việt. Ví dụ, trong cách xƣng hô thông thƣờng, ngƣời Việt xƣng hô với nhau không bằng tên riêng mà bằng một hình thức thể hiện mối quan hệ gia đình, có thứ tự trên dƣới, thƣờng đƣợc xác định theo độ tuổi nhƣ ngƣời đáng tuổi ông thì gọi là ông, ngƣời đáng tuổi chú thì gọi là chú, ngƣời đáng tuổi anh thì gọi là anh... Vì vậy, những từ “ông – bà, cô – chú, anh – chị, em, con, cháu…” là những đại từ nhân xƣng đƣợc sử dụng phổ biến trong giao tiếp hàng ngày ở bất cứ đâu chứ không phải chỉ trong gia đình. Điều này khẳng định rằng mối quan hệ gia đình là vô cùng quan trọng trong văn hóa Việt Nam và đã ảnh hƣởng sâu sắc đến ngôn ngữ đƣợc sử dụng trong giao tiếp. Khác với Việt Nam, trong các nền văn hóa nói tiếng Anh nhƣ Anh, Canada, Mỹ, Úc, New Zealand…, gia đình không phải là đơn vị chính mà cá nhân mới là trung tâm của xã hội. Các nền văn hóa này đề cao tính cá thể, coi trọng sự độc lập, riêng tƣ của cá nhân (minh hoạ: Hình 1.6). Do đó, trong tiếng Anh, đại từ nhân xƣng ngôi thứ nhất và thứ hai số ít đơn giản hơn rất nhiều và mọi ngƣời đều có thể sử dụng theo cùng một cách là tôi (I) và bạn (you) dù tuổi tác hay thứ bậc trong gia đình hay ngoài xã hội của họ không tƣơng đƣơng. Cũng có thể thấy rằng, trong ngôn ngữ viết, chữ tôi (I) dù viết ở vị trí nào trong câu cũng đƣợc viết hoa, điều này một lần nữa khẳng định thêm về vai trò của cá nhân trong văn hoá Anglo Saxon. Việc coi trọng sự độc lập, riêng tƣ của cá nhân cũng đƣợc thể hiện trong giao tiếp của những ngƣời nói Anh bản ngữ và họ sẽ không thoải mái với các câu hỏi có tính chất cá nhân về gia đình, tuổi tác, thu nhập… Hình 1.6. Văn hoá đề cao cá nhân hay đề cao cộng đồng Rõ ràng, văn hoá và ngôn ngữ giao tiếp có mối quan hệ mật thiết, đan xen với nhau. Theo Emmit & Pollock (1997), ngôn ngữ có nguồn gốc từ văn hóa, còn văn hóa đƣợc phản ánh và đƣợc chuyển tải bởi ngôn ngữ từ thế hệ này sang thế
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan