Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Giáo trình giáo dục quốc phòng tập 2...

Tài liệu Giáo trình giáo dục quốc phòng tập 2

.PDF
28
14
106

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC QUKPHÒMG MỘT SỐ NỘI DUNG cơ BẢN VỀ CÔNG TAC q u ố c p h ò n g (LIẮJ HÀNH NỘI BỘ) HẢ NỘI - NĂM 2007 CHỦ BIÊN: Đ ại tá, H oàng M inh Việt TH A M G IA B IÊ N SOẠN: T h ạc sĩ, N guyễn Văn O ánh - Đ ại tá, Lẽ Ngọc Cường Đ ại tá, N gu yễn Đình Nhiệm - T hượng tá, Bùi X uân Khoa Thượng tá, C hu Văn Huy - T ru n g tá, Nguyễn T iến Hải LỜI NỚI ĐẨU ^7ỊFế ựng nước phải đi đôi với giữ nước là quy luật tổn tại và phát ■pm* triển của dân tộc Việt Nam trong suốt m ấy nghìn năm lịch sử. Khi có giặc ngoại xâm cũng như khi đất nước hòa bình thịnh trị, ông cha ta luôn luyện binh lúc thư nhàn, đó là k ể sách lâu dài, bền vững đ ể bảo vệ I ô quôc. 'T ' ** Dưới sự lãnh đạo của Đảng, truyền thống diừig nước và giữ nước của dân tộc được phát huy cao độ trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đ ế quốc M ỹ. Ngày n a \, truyền thống đó được phát huy lên m ột tầm cao mới, được th ể hiện rất cụ thể trong hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ T ổ quốc Việt Nam x ã hội chủ nghĩa. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ T ổ quốc Việt Nam x ã hội chủ nghĩa, giáo dục toàn dân, trong đó giáo dục quốc phòng cho học sinh, sinh viên là một nội dung quan trọng, có ý nghĩa chiến lược. Nhằm giáo dục và quán triệt sáu sắc đường lối quốc phòng toàn dân của Đảng, đ ể giúp cho sinh viên có tài liệu nghiên cứu, học tập tốt quan điểm của Đảng v ề công tác quốc phòng , Khoa Chính trị - Trung tâm Giáo dục quốc phòng - Đại học Quốc gia Hà N ộ i biên soạn cuốn giáo trình Giáo dục quốc phòng - Tập hai: "Một s ố nội dung c ơ bản về công tác quốc phòng". Cuốn sách bao gồm 6 chủ đề, đây là những nội dung cơ bản, trang bị cho sinh viên những quan điểm của Đ ảng về kết hợp xây dựng kinh tế với củng c ố quốc phòng; Công tác quốc phòng ở các Bộ, ngàtnh, địa phương; Xây dựng lực lượng d ự bị động viên và động viên công nghiệp; Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ; Xúy diừig tỉnh (thành phố) thành khu vực phòng thủ vững chắc, bảo vệ TỔ quốc Việt N am x ã hội chủ nghĩa; Tác động của các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại trong quân sự. Cuốn sách, không tránh khỏi những thiếu sót, Khoa Chính trị Trung tâm Giáo dục Q uốc phòng, Đợi học Quốc gia H à N ội kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng chí Giáo viên, các anh chị em sinh viên đ ể cuốn sách ngày càng hoàn thiện hơn. B a n b iên soạn x in chán thà n h cả m ơ n ! 3 i BÀI l K Ế T H Ợ P X Â Y D Ụ N G K IN H T Ế V Ớ I C U N G CỐ Q UỐC PHÒNG Kết hợp kinh tế với quốc phòng là vấn đề hết sức cơ bản đối với mỗi quốc gia dân tộc. ơ Việt Nam, kết hợp kinh tế với quốc phòng qua mọi thời kỳ đã trờ thành truyền thống dân tộc, sự kết hợp đó góp phần tạo ra sức mạnh quốc phòng - an ninh đánh thắng thế lực xâm lược lớn. Ngày nay, xuất phát từ chiến lược bảo vệ Tổ quốc, từ yêu cầu xây dựng nền quốc phòng toàn dân, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề kết hợp kinh tế với quốc phòng. Sự quan tâm đó được thể hiện ngay trong đường lối, chính sách, k ế hoạch và quá trình chỉ đạo tổ chức thực hiện. Tuy vây, trước yêu cầu đòi hỏi mới của nhiệm vụ cách mạng, những vấn đề cơ bản kết hợp kinh tê' với quốc phòng trong tình hình hiện nay chưa được nhận thức đầy đủ và vận dụng có hiệu quả trong thực tiễn. Đê’ giúp người học hiểu và nâng cao nhận thức của mình, chúng ta cán nghiên cứu đầy đủ nội dung: “kết hợp xây dựng kinh tế với củng cố quốc phòng". I. C ơ S ỏ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIÊN VỂ KẾT HỢP XẢY DỰNG KINH TẾ VỚI CỦNG CỐ QUỐC PHÒNG. 1- Khái niệm. Kết hợp kinh tế với quốc phòng là gắn kết kinh tế với quốc phòng trong một thể thống nhất nhằm bổ sung tạo điều kiện thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển nhịp nhàng với hiệu quả kinh tế xã hội cao. Kinh tế phát triển, quốc phòng vững mạnh góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh tổng hợp của đất nước, bảo vộ độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, nếu chiến tranh xảy ra thì kiên quyết đánh thắng. Từ khái niệm trên cần nắm vững: + Kết hợp kinh tế với quốc phòng thực chất là sự gắn kết giữa kinh tế với quốc phòng trong một thể thống nhất. Không có sự gắn kết không thể 5 tạo ra được sự kết hợp, không có tính “lưỡng dụng” cho cả quốc phòng và kinh tế; và đương nhiên nó không thê’ thúc đẩy cùng nhau phát triển. Trên thế giới, có một số nước kinh tế rất phát triển nhưng quốc phòng không mạnh và ngược lại có những nước kinh tế kém phát triển nhưng do biết kết hợp xây dựng kinh tế với củng cô' quốc phòng tốt đã tạo ra sức mạnh quốc phòng to lớn. + Mục đích của sự kết hợp kinh tế với quốc phòng là thúc đấy cùng nhau phát triển nhầm tạo ra sức mạnh tổng hợp của đất nước (sức mạnh quốc phòng là đặc trưng) để đẩy lùi và ngãn chặn nguy cơ chiến tranh. Nếu chiến tranh xảy ra thì yêu cầu của nó là phải đánh thấng. 2- C ơ sở lý luận: C.Mác,Ph.Ảng ghen, V.I.Lê nin, các nhà kinh điển của giai cấp vô sản khi nghiên cứu chủ nghĩa duy vật lịch sử đểu thống nhất và chi ra rằng: Trong xã hội, còn tồn tại giai cấp và Nhà nước, còn có những mãu thuẫn giai cấp đối kháng và còn có những thế lực xâm lược thì việc kết hợp kinh tế với quốc phòng là tất yếu khách quan. Luận điểm đó bao hàm: 2.1’ Kết hợp kinh t ế với quốc phòng là yéu cầu khách quan, nảy sinh trong x ã hội có giai cấp, N hà nước, quốc phòng và chiến tranh: Kết hợp kinh tế với quốc phòng không phải là quy luật riêng cho bất cứ xã hội nào, mà nó là quy luật lịch sử, được thực hiôn trong mọi quốc gia dân tộc. Loài người khi mới xuất hiện đã gắn việc sản xuất ra công cụ lao động với việc chế tạo ra vũ khí để bảo vệ cuộc sống, lãnh địa và những kết quả lao động của mình. Đây chính là yêu cầu khách quan, xuất phát từ chính yêu cầu của các thành quả kinh tế cần phải được bảo vệ. 2.2- Quốc phòng, kinh tê, chiến tranh có m ối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lần nhau. - Quốc phòng và kinh tế là hai lĩnh vực độc lập, hoại động theo những quy luật riêng nhưng lại có sự gắn kết tự nhiên với nhau, thống nhất với 6 nhau ở tính mục đích. Trong mối quan hệ biện chứng đó, kinh tế là cơ sở của quốc phòng, quyết định đối với quốc phòng. Nó quyết định đến trình độ trang bị, kỹ thuật, đến tính chất, phương hướng, tổ chức, biên chế của lực lượng vũ trang và ngay cả đến nghệ thuật quân sự . Lê nin đã từng đánh giá: “Cơ sớ của bạo lực suy cho cùng là kinh tế.” Hoạt động kinh tế là hoạt động tạo ra của cải vật chất cho xã hội, chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế. Nói đến hoạt động kinh tế là nói đến sản xuất, kinh doanh, tiết kiệm, nâng cao náng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm và tái sản xuất m ở rộng không Iigừng. Trái lại, hoạt động quốc phòng chịu sự chi phối của quy luật chiến tranh. Nói đến quốc phòng là chủ yếu nói đến tiêu dùng, tốn kém. Trong nhiều trường hợp, sự tiêu dùng quá lớn của quốc phòng làm ảnh hường thu hẹp phạm vi sản xuất. Chính vì thế phải kết hợp kinh tế với quốc phòng nhằm tăng cường sự thống nhất, hạn chế mâu thuẫn giữa chúng để cả hai lĩnh vực kinh tế và quốc phòng phát triển cân đối, nhịp nhàng hợp lý và tiết kiệm. Quốc phòng tác động trở lại đối với kinh tế là việc nó trực tiếp tạo ra môi trường ổn định đổ kinh tế phát triển, nó trực tiếp bảo vộ các thành quả kinh tế. Quốc phòng sinh ra là do chính yêu cầu của kinh tế đòi hỏi, cả hai lĩnh vực đều cần đến nhau. Mặt khác, quốc phòng có thể tận dụng những năng lực nội tại của mình trực tiếp phát triển kinh tế góp thêm sức mạnh cho sự phát triển kinh tế. Chỉ ra mối quan hệ hữu cơ đó, Lê nin trong Học thuyết “ Bảo vệ Tổ quốc XHCN” của mình đã chỉ ra: “chúng ta chủ trương bảo vê Tổ quốc nên chúng ta đòi hỏi phải có thái độ nghiêm túc đối với vấn đề khả năng quốc phòng và đối với vấn đề chuẩn bị chiến đấu của nư­ ớc nhà. Cuộc chiến tranh này cần được chuẩn bị trước lâu dài, nghiêm túc bất đầu từ kinh tế”. 2.3- X ây dựng kinh tê\ hoạt động quốc phòng, thống nhất ở mục đích nhưng không đồng nhất, có sự c h ế ước lẫn nhau. Mục đích phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng tạo ra sức mạnh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phát triển kinh tế làm giàu cho đất nước, đầu tư 7 cho quốc phòng để báo vệ kinh tế, ổn định chính trị, an toàn xã hội là cần thiết nhưng rất tốn kém. Cho nên quá trình kết hợp phải bổ sung, tạo diều kiện cùng nhau phát triển nhịp nhàng với hiệu quả kinh tế xã hội cao, kinh tế phát triển, quốc phòng vững mạnh. Từ các luận điểm đó, chúng ta kết luận: kết hợp kinh tế với quốc phòng và quốc phòng với kinh tê là tất yếu khách quan đối với mỗi quốc gia dân tộc. Nó càng có giá trị chi đạo thực tiễn khi định hướng nhận thức, chi đạo hành động cho mỗi tổ chức, cá nhân, mọi cấp, mọi ngành... vận dụng kết hợp kinh tế - quốc phòng có hiệu quả. 3- C ơ sở thự c tiền kết hợp kinh tê với quốc phòng ở Việt Nain. Lịch sử của sự kết hợp kinh tế với quốc phòng ở Việt Nam trái qua nhiều thời kỳ gắn với quá trình dựng nước, giữ nước và đã trớ thành truyền thống dân tộc. Thời kỳ cổ - Irung đại Việt Nam, kết hợp kinh tế - quốc phòng được biếu hiện tập trung trong chính sách “ngụ binh ư nông” (gửi binh ở nlìà nông). Các triều đại: Lý - Trần - Lê sơ, chính sách này được duy trì rộng rãi với hai chế độ: chế độ quân dịch đối với tất cả các dinh tráng và chế độ luân phiên thường trực chiến đấu và sán xuất. Các lư tướng như: “ Khoan thư sức dân đổ làm kế sâu rẻ hền gốc”, khi nước có giặc thì “tận dàn vi binh” , “động vi binh, tĩnh vi dân”, “thực túc binh cường” ... và các hoạt động như: xây dựng đê điều chống lũ lụt kết hợp với làm các công trình quân sự (đê sông Như Nguyệt, đê La thành...), khai khẩn đất hoang vùng bicn cương kết hợp với xây dưng “phên dậu biên thuỳ”... nhờ sự kết hợp đó, các triều đại phong kiến Việt Nam đã tạo ra sức mạnh quốc phòng và kinh tế đánh thắng các thế lực xâm lược như: Tống, Nguyên, Minh, Thanh... giữ gìn non sông bờ cõi. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đáng Cộng sản Việt Nam đã phát huy cao độ truyền thống dân tộc về sự kết hợp kinh tế với quốc phòng, tạo ra sức mạnh tổng hợp của cuộc chiến tranh nhàn dãn đánh 8 tháng hai đế quốc to là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Kết hợp kinh tế với quốc phòng được biếu hiện tập trung irong đường lối chủ trương chính sách của Đàng và sự chỉ đạo thực tiễn qua các giai đoạn cách mạng, như "chí thị kháng chiến kiến quốc”, ngày 25/11/1945 và đường lối kháng chiến toàn dân, loàn diện lâu dài dựa vào sức mình là chính trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Đường lối cả nước tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng: cách mạng xã hội chủ nghĩa ớ miền Bắc, cách mạng dàn tộc dân chủ nhân dân ớ miền Nam. Các khẩu hiệu như: “tất cả cho tiền tuyến” , “tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xảm lược”, “ ruộng rẫy là chiến trường, cuốc cày là vũ khí, nhà nỏng là chiến sỹ, hậu phương thi đua với tiền phương”. Phong trào “tay cày tay súng, tay búa tay súng, mỗi người làm việc bàng hai vì miền Nam ruột thịt” ... Trong chi đạo cách mạng, tập trung xây dựng hậu phương miền Bắc xã hội chủ nghĩa làm điểm tựa cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà. Từ khi thống nhất đất nước, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, kết hợp kinh tế với quốc phòng càng được Đảng ta chú ý đúng mức và vân dụng có hiệu quả trong tình hình cách mạng mới. Đó là việc xác định hai nhiộm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chù nghĩa. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng xác định: “Trong khi đạt trọng tâm vào nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta không một chút lơi lỏng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, luôn coi trọng nhiệm vụ quốc phòng an ninh, coi đó là hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” . Trong chỉ đạo thực tiễn, biểu hiện tập trung nhất là: đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước với việc xây dựng quản đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ từng bước hiện đại; phân vùng chiến lược để hình thành các trung tâm phát triển kinh tế kết hợp với việc xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa... Nhờ sự kết hợp đó, trong những năm qua, đặc biệt là những năm đổi mới, kinh tế của ta phát triển với nhịp độ tăng trưởng tuơng đối ổn định ở mức cao khoảng 6,8% đến 7,5%, quốc phòng - an ninh luôn được tăng cường, cúng cố mà biểu hiện tập trung là: chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng, thế, lực và uy tín quốc tế ngày càng được nâng cao tạo ra khả nãng ngăn ngừa và đẩy lùi nguy cơ chiến tranh... mặc dù các th ế lực thù địch luôn coi Việt Nam là trọng điểm chống phá. II. QUAN ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU KẾT HỢP XÂY DỰNG KINH TẾ VỚI CỦNG c ố QUỐC PHÒNG. 1- Q u a n điểm của Đ ản g về kết hợp xây dự ng kinh t ế với củ ng cô quốc phòng trong tình hình hiện nay. 1.1- Kết hợp xáy dựng kinh tế với củng c ố quốc phòng - an ninh là m ột nội dung của đường lôi quan điểm của Đảng trong xáy dựng và bảo vệ T ổ quốc Việt N am XHCN. Đây là quan điểm rất cơ bản của Đảng ta, thể hiộn tầm nhìn chiến lược trong việc kết hợp kinh tế với quốc phòng - an ninh trong tình hình mới. Nội dung quan điểm chi rõ, trong giai đoạn cách mạng hiện nay, kết hợp kinh tế với quốc phòng an ninh thể hiện đầy đủ, toàn diện cả trong xây dựng kinh tế và tăng cường nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dán. Cương lĩnh xây dựng đất nước chỉ ra: “Trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng dất nước, nhân dân ta phải luôn cảnh giác, cúng cô' quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vộ Tổ quốc và thành quả cách mạng. Sự kết hợp đó đan xen thâm nhập vào nhau là điều kiôn nhu cầu mỗi bên. Thực hiện quá trình xây dựng kinh tế, cũng là quá trình thực hiện các nhu cầu phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng - an ninh, làm cho mọi hoạt động kinh tế đều đáp ứng yêu cầu củng cô' quốc phòng - an ninh đê’ tạo ra sức mạnh cho cả quốc phòng an ninh và kinh tế đủ sức răn đe và đánh thắng các thế lực xảm lược. Cần chống tư tướng quá coi trọng phát triển kinh tế, chạy đua để làm giàu, làm giàu bằng mọi giá... mà không chú ý đến vấn đề quốc phòng an ninh. Mặt khác, cũng cần tránh quan niệm “ quốc phòng thuần túy” , chi tập trung làm cho quốc phòng mạnh lên, phát triển lực lượng vũ trang... mà không chú ý đến lĩnh vực kinh tế. Cả hai quan niệm đó đổu trái với đường lối, chính sách của Đảng trong tình hình hiện nay. 1.2- K ết hợp kinh tế với quốc phòng - an ninh ngay trong quy hoạch, k ế hoạch phát triển kinh t ế - x ã hội. - Quan điểm trên thể hiện, sự thống nhất giữa đường lối và kế hoạch của Đảng và Nhà nước về sự kết hợp kinh tế với quốc phòng - an ninh. Đường lối chiến lược của Đảng phải được thực hiện bằng hệ thống kế hoạch một cách khoa học và trình tự. - Nội dung quan điểm chì ra, mọi hoạt động phát triển kinh tế phải kết hợp thực hiện các yêu cầu của quốc phòng - an ninh và ngược lại. Trong khi hoạch định chiến lược phát triển kinh tế xã hội của cả nước phải tính toán đến yêu cầu quốc phòng - an ninh đặt ra cho từng ngành, từng địa phương và cơ sở có phương hướng phát triển, các giải pháp thực thi vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội vừa củng cố sức mạnh quốc phòng - an ninh trong sự nghiẽp phát triển đất nước. Quá trình củng cố quớc phòng - an ninh, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, phải dựa vào chiến lược phát trién kinh tế - xã hội để kết hợp chặt chẽ. Văn kiện đại hội Đảng IX chỉ rõ “kết hợp kinh tế với quốc phòng- an ninh, quốc phòng - an ninh với kinh tế trong các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch kinh tế - xã hội”. Thực hiện tốt kết hợp kinh tế với quốc phòng- an ninh là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá kết quả và hiệu quả của cả hoạt động kinh tế và hoạt động quốc phòng - an ninh. Trong thời kỳ chúng ta đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, việc kết hợp kinh tế với quốc phòng - an ninh càng có ý nghĩa quan trọng, được tiến hành đồng thời với quá trình công nghiệp hoá, hiên đại hoá. Các chương trình, các dự án phát triển kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải thể hiện được lợi ích của kinh tế và quốc phòn^7- an ninh. Củng cô' quốc phòngan ninh đủ sức bảo vô sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và tận dụng được những thành tựu khoa học công nghệ mới để từng bước hiện 11 đại hoá quốc phòng - an ninh, phát huy tiềm nãns cúa mình t ó p phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá. hiện đại hoá, phát triển kinh tế xã hội. Mồi sinh viên cần nhận rõ việc phát triển kinh tố với củng cố quốc phòng là vấn đề chiến lược lâu dài của Đảng và Nhà nước. Chiến lược đó dòi hỏi phải có kế hoạch, có quy hoạch và hoạch định từng bước. Chống lư tưứng tuỳ tiện trong khâu quy hoạch, kế hoạch, quốc phòng - an ninh bị động chạy theo k ế hoạch phát triến kinh tế - xã hội hoặc ngược lại. 1.3Két hợp kinh tế với quốc phòng - an ninh là hoạt dộng phối hợp của các ngành, các cáp dưới sư lãnh dạo của Đang, sự quẩn lý của Nhà nước tạo nén sức m ạnh tổng hợp cho cả kinh té và quốc phòng - an ninh. Đây là quan điếm thê hiện sự phối hợp của các cấp. các ngành, các tố chức, cá nhân, của toàn xã hội trong việc kết hợp kinh tế với quốc phòng. Vì kinh tế và quốc phòng là hai lĩnh vực hoại động rộng lớn dược thế hiện toàn diện trên tất cả các lĩnh vực mà không phải một sớm mộl chiều, một thời gian ngắn có thổ làm được. Do đó, nó cần phải có sự phối hợp hoạt động. Sự phối hợp đó phái đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý củ a Nhà nước trên tầm vĩ mô mới tạo ra được sức mạnh tổng hợp của cá nước. Nội dung quan điểm rất rộng, toàn diện bao quát mọi lĩnh vực hoạt dộng kinh tế - xã hội ở mọi ngành, mọi cấp, thậm chí mọi công dân. Tuỳ theo nhiệm vụ, tính chất hoạt đông mà nhan biết yêu cầu quốc phòng - an ninh đặt ra cho đơn vị mình dể suv nghĩ chọn cách kết hợp cho tốt. Trong quá trình tổ chức thực hiện phải chú ý đến hai yếu tỏ là con người và cơ sớ vật chất kỹ thuật. Đây là hai yếu tố quan trọng nhất trong xây dựng kinh tế và củng cố quốc phòng - an ninh. Từ việc phân bổ dân cư, phân bố lực lương sản xuất hiện nay, cần báo đàm tính hợp lý, cân đối để tạo ra được thế bố trí chiến lược hoàn chình thống nhất cả về kinh tế và quốc phòng - an ninh trong cả nước, ở từng vùng, từng địa phương... để cho tất cá các vùng, các địa phưưng trẽn đất nước ta, đâu đâu cũng có lực lượng phát iriển kinh tế xã hội và lực lượng thế trận quốc phòng - an ninh bảo vệ Tổ quốc. 12 Trong nền kinh tế hàng hoá nhicu thành phán, vận hành theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước càng phải thể hiện vai trò của mình trong việc điều chỉnh các lợi ích, quy tụ các lợi ích hướng vào việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bào vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; đổng thời có hộ thống chính sách, pháp luật xác định rõ quyền lợi và nghĩa vụ tạo nên sự thống nhất giữa lợi ích kinh tế với lợi ích chính trị, lợi ích cục bộ với lợi ích cả nước, lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài... T ro n g tìn h hình h iện nay, thực hiện kết hợp kinh t ế với quốc phòng - an n in h , m ọi cấp, m ọi ngành và mỗi người cần quán triệt tinh thần tiế t k iệm , sử dụng khoa học công nghê hợp lý, khai thác tất cả các tiềm n ăng c ủ a đất nước đạt hiệu quả kinh t ế cao , q uốc phòng - an ninh vững c h ắ c . C hốn g tư tướng cho rằng kết hợp kinh tế với quốc phòng - an ninh chỉ là nhiệm vụ của Đảng và N hà nước dẫn đến thờ ơ, thiếu trá c h n h iệ m trong gó p phần kết hợp kinh t ế với quốc phòng - an ninh tại cơ q u a n , đơn vị m ình. 2- Một sô nội dung kết hợp kinh tê với quốc phòng trong giai đoạn mới. 2.1- Kết hợp kinh tế với quốc phòng trong phán vùng lãnh thổ. Tại sao phải kết hợp kinh tế với quốc phòng trong phân vùng lãnh thổ? Nước ta, mỗi vùng, miền đều có vị thế, ưu th ế và tiềm năng kinh tế khác nhau, đồng thời có vị trí chiến lược trong thế phòng thủ chung của cả nước. Kết hợp kinh tế với quốc phòng trong phân vùng lãnh thổ nhằm tạo điều kiện cho các vùng lãnh thổ phát huy hết tiềm năng phát triổn kinh tế của mình và xây dựng khu vực phòng thủ trên các vùng lãnh thổ ấy vững chắc. Nội dung kết hợp kinh tế với quốc phòng trong phân vùng lãnh thổ có nhiều vấn đề, nhưng cần tập trung vào nội dung cơ bản là: Căn cứ vào th ế phòng thủ chung cả nước, có thể phân ra những vùng m iền thích hợp. Chủ động xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, đồng thời tính toán đến củng cô' quốc phòng - an ninh trên địa bàn. Hiện 13 nay cả nước phân ra 3 vùng kinh t ế trọng điểm là miền Bấc, miền Trung và miền Nam. Đ ảng và Nhà nước ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội cho các địa bàn xung yếu, vùng sãu, vùng xa, vùng dân tộc ít người. Bằng các chính sách như xoá đói giảm nghèo; nước sạch nông thôn; dự án trồng rừng (327); chương trình 135... trên cơ sở đó đổ giữ đất, giữ dân, xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên làm nòng cốt cho việc bảo vệ chính quyền cơ sở. Trong quy hoạch tổng thể phân vùng kinh tế của cả nước phải phù hợp với thế bô' trí chiến lược quốc phòng - an ninh, trong thời bình, là cơ sở để đánh thắng địch trong mọi tình huống. Phát triển kinh tế phải gắn với xây dựng hậu phương chiến lược giàu về kinh tế, vững vổ chính trị, mạnh về quốc phòng - an ninh. Ví dụ, địa bàn miền Trung và Tây Nguyên luôn có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược của cả nước. Nhiều năm qua, các thế lực thù địch tập trung chống phá vào địa bàn gay gắt, quyết liệt, trên các lĩnh vực tôn giáo, dân tộc, dân chủ, nhân quyền... vấn đề bức xúc tại Tây Nguyên về quốc phòng - an ninh là phải giữ vững sự ổn định chính trị, xảy dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, đổng thời phải nâng cao sức chiến đấu và trình độ sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng vũ trang. Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách cụ thẻ’ ưu tiên cho Tây Nguyên, tập trung phát triổn kinh tế mà trọng tâm là xóa đói giảm nghèo, thành lập các khu công nghiộp, các nông, lâm trường, các tập đoàn kinh tế - quốc phòng, kết hợp với viộc bố trí sắp xếp lực lượng yũ trang, hình thành khu vực phòng thủ, tăng cuờng khả năng quốc phòng - an ninh... đó chính là biểu hiện tập trung của việc kết hợp kinh tế với quốc phòng - an ninh trong phân vùng lãnh thổ. Cần cứ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, các vùng có thể hình thành những tam giác kinh tế, các khu công nghiệp, khu chế xuất, các đặc khu... theo tiềm năng của từng vùng gắn với hình thành các khu vực phòng thủ, hình thành các thế trận hỗ trợ và bảo vệ cho nhau theo hướng “ lưỡng dụng”. 14 V í dụ: khu tam giác kinh tố Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh là khu vực phòng thủ bảo vệ miền Đông Bắc của Tổ quốc; dự án tiểu vùng sông Mê Công và khu vực phòng thủ đồng bằng sông Cửu Long; Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo là khu vực phòng thủ bảo vệ chủ quyền trên biển phía Nam cùa Tổ quốc... 2.2- Kết hợp kinh tế với quốc phòng - an ninh ở các địa phương. Các địa phương (tỉnh, thành phố) có vai trò rất to lớn trong việc hình thành thế trận chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc và giữ vững sự ổn định chính trị làm tiền đề cho sự phát triển kinh tế. Do đó, kết hợp kinh tế với quốc phòng an ninh ở địa phương có tầm quan trọng đặc biột. Nội dung kết hợp kinh tế với quốc phòng - an ninh ở địa phương cần tập trung vào các vấn đề: Các tỉnh, thành phố phải luôn dựa vào quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và thế bố trí chiến lược phòng thủ chung của cả nước, đổng thời phải phù hợp với đặc điểm của từng địa phương mà tạo ra sự kết hợp kinh tế với quốc phòng - an ninh có hiệu quả. Phát triển kinh tế phải toàn diện, khai thác tối đa thế lợi của địa phương để phát triển kinh tế gắn với việc xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố) thành khu vực phòng thủ vững chắc. Hiện nay, vấn đề nổi lên là việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý với địa phương mang lại hiêu quả kinh tế cao góp phần tăng ngân sách quân sự quốc phòng cho địa phương thực hiện các nhiệm vụ hàng nãm như: tuyển quân, động viên quân dự bị, huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị đối với lực lượng dân quân tự vệ... nhằm nâng cao trình độ mọi mặt của lực lượng vũ trang địa phương làm nòng cốt xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc. Đối với những vùng miền còn khó khăn như biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người... chúng ta tập trung phát triển kinh tế m à trọng tâm là “xoá đói, giảm nghèo”. Vấn đề đạt ra là cấp uỷ, chính quyền địa phương phải biết tổ chức sản xuất cho nhân dân (đổi mới cây trồng vật nuôi, làm ruộng bậc thang, thâm canh tăng năng suất lao động...) và từng bước hình thành những cụm tuyến an toàn làm chủ, sẩn sàng chiến đấu theo phương châm “xã bảo vê xã, huyện bảo vệ huyện, cụm 15 tuyến bảo vệ cho nhau” , từng bước xây dựng lực lượng, giữ đất, giữ dân, đổng thời tránh được tình trạng di dân tự do hiện nay còn xáy ra ở nhiều nơi. Đôi với các địa phương ven hiên, phát Iriển kinh tế gán với báo vệ chú quyén trên biến đang là những đòi hỏi khách quan của sự kết hợp xây dựng kinh tế với củng cố quốc phòng. Biển Đông hiện nay đang là nơi tranh chấp của nhiều quốc gia, nếu các thế lực xâm lược tiến cóng ta. thì biển Đỏng sẽ là hướng tiến công chú yếu của địch. Kết hợp kinh tế với quốc phòng - an ninh cần chú ý khai thác, nuôi trồng, đánh bát các nguồn lợi thuý sản có hiệu quả làm giàu cho đất nước. Đồng thời, phái xây dựng lực lưựng dân quân biển đủ mạnh, sẵn sàng chiến đấu cao, hiện đại hoá quân chủng I lái quân tạo điều kiện cho các lực lượng này làm giàu và đánh thắng. 2.3- K ết hợp kinh té với quốc phòng trong m ột sỏ' ngành kinh tẽ ch ủ yếu. Các ngành kinh tố chù yếu có vai trò to lớn trong việc tăng cường quốc phòng - an ninh, vì nó trực tiếp góp phần tăng ngân sách quốc phòng, trực tiếp thu hút lao động với sỏ lương lớn và đó là nền tảng cho việc xây dựng lực lượng vũ Irang nhân dân. đồng thời nó góp phần phục vụ một số mật cho quốc phòng m ạnh lên. Để thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây đựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá chít nước, xây dựng nước ta thành mội nước có cơ sở vậl chất kỹ thuật, khoa học công nghệ hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quốc phòng - an ninh vững mạnh, chúng ta phấn đấu đến năm 2020 đất nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện dại hoá là quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tí trọng dịch vụ, công nghiệp, ngày càng tăng, nóng nghiệp ngày càng giám, nén kinh tế phát triển cá chiều rộng lẫn chiều sâu và nhiều ngành nghe mới với công nghệ tiên tiến, nhiều khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, khu kinh tế dặc biệt, đô thị hoá nông thôn 16 sẽ hình thành. Vì vậy phương thức kết hợp kinh tế với quốc phòng - an ninh trở thành vấn đề phức tạp hơn, các ngành kinh tế cần cản cứ vào đặc điểm, yêu cầu nhiệm vụ mà xác định quy hoạch tổng thể trong ngành m ình để kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng - an ninh ngay từ đầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 2.4nghiệp. K ết hợp kin h tê với quốc phòng - an n inh trong n g à n h công Ngành công nghiệp có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Hoạt động kinh t ế trong ngành công nghiộp thường với quy mô lớn, diện rộng, quá trình hoạt động cần gắn liền giữa dân sinh và quốc phòng, thời bình cũng như thời chiến, trước mắt cũng như lâu dài. Trong quy hoạch phát triển công nghiệp, cần bô' trí các khu công nghiệp tương đối đồng đều trên các vùng của đất nước để sẵn sàng huy động cho quốc phòng - an ninh khi có chiến tranh, tốt nhất là bô' trí các khu công nghiệp gắn với thế bố trí phòng thủ từng vùng, từng địa bàn, trên từng tỉnh và cả nước. Các khu công nghiệp khi đã hình thành cũng đồng thời đó là khu dân cư, khu tập thể, là lực lượng chiến đấu tại ch ỗ trong thế trận chiến tranh nhân dân. Kết hợp kinh tế với quốc phòng - an ninh trong ngành công nghiệp hiện nay, cần gắn hiệu quả kinh tế với yêu cầu quốc phòng. N âng cao năng lực của ngành công nghiệp trong việc đáp ứng yêu cầu vật chất kỹ thuật, công nghệ cho quốc phòng - an ninh, sẩn sàng huy động được m ột sô' bộ phận của ngành công nghiệp phục vụ cho quốc phòng - an ninh. Ngành công nghiệp mới xây dựng theo hướng liên doanh với nước ngoài, do chủ nước ngoài đầu tư là chủ yếu và trực tiếp điều hành sản xuất, cần chủ động ngay từ đầu trong khâu ký kết, chọn vị trí làm nhà máy, xí nghiệp... có ảnh hưởng gì về quân sự quốc phòng không? động viên và giáo dục họ phải chấp hành luật pháp Việt Nam, trong đó có luật Q uốc phòng. Chủ động xây dựng lực lượng tự vệ nhà m áy. xívHKbjệpV;X£Y. dựng phương 17 án bảo vệ, phương án tác chiến trị an và ký kết hoạt động phối hợp với lực lượng đóng quân canh phòng về quân sự quốc phòng hàng nãm. Tránh tình trạng chỉ thiên về chạy đua theo lợi nhuận, lảng tránh trách nhiệm vể nghĩa vụ quân sự quốc phòng của nước sở tại. Q uá trình công nghiộp hoá, hiện đại hoá đất nước phải là quá trình ứng dụng nhanh chóng và có hiệu quả tiến bộ và khoa học công nghệ vào tất cả các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Trong tiến trình đó, sự kết hợp ngay từ đầu kinh tế với quốc phòng là đặc biệt quan trọng và cần thiết để vừa đổi mới, hiện đại hoá công nghệ của nền sản xuất xã hội, vừa hiộn đại hoá công nghiệp quốc phòng. Nhà nước cần sớm hoạch định chiến lược đổi mới và phát triển khoa học công nghệ, gắn kết giữa khoa học công nghê dân sinh với khoa học công nghệ phục vụ quốc phòng, làm cho mỗi bước phát triển của tiềm lực khoa học công nghệ quốc gia là mỗi bước phát triển của tiềm lực khoa học cổng nghệ quốc phòng. Cần tạo ra môi trường pháp lý và cơ cấu phù hợp để thúc đấy hợp tác, chuyển giao công nghộ giữa công nghệ dân sinh với công nghộ quốc phòng theo cả hai chiều, nhằm phát huy tối đa nãng lực công nghệ quốc gia để vừa phát triển kinh tế vừa tăng cường và hiện đại hoá nền quốc phòng. Khuyến khích đầu tư, chuyển giao và sử dụng công nghệ “ lưỡng dụng” ở cả khu vực sàn xuất dân sự và quân sự để bảo đ ảm tính cư động cao cho nền kinh tế khi có yêu cầu chuyển hướng sản xuất... Trong điều kiện nước ta hiện nay, phù hợp với điều kiên của nển kinh tế và chiến lược chiến tranh nhãn dân, quốc phòng toàn dân cần kết hợp chạt chẽ và sử dụng rộng rãi công nghệ nhiều tầng với nhiều trình độ quy mô, kết hợp công nghệ truyền thống với cống nghệ hiện đại nhằm sử dụng tốt nhất lao động thủ công, lao động kỹ thuật, vũ khí thông thường, vũ khí hiện đại trong phát triển kinh tế và bảo vê Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 2.5- K ết hợp kin h tẻ với quốc phòng - an n inh trong phát triên công nghiệp quốc phòng. Công nghiệp quốc phòng là một bộ phận của nền công nghiệp đất nước, có chức nâng sửa chữa vũ khí, trang bị và sản xuất ra sản phẩm các 18 loại cho quân sự. Nhiệm vụ của nó là cung cấp, đổi mới trang bị, vũ khí, phương tiện chiến dấu cho các lực lương vũ trang. Việc sản xuất ra phương tiện chiến dấu có yêu cầu kỹ thuật rất cao. Vì thế nền công nghiệp quốc phòng cần phái cải liến theo hưứnẹ chuyên môn hoá, hợp lý hoá dê’ phục vụ cho quốc phòng - an ninh theo mội kế hoạch thống nhất của quốc gia. Trẽn cư sớ chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, phương hướng xây dựng nền công nghiệp quốc phòng là: phát triển các cơ sở cũng nghiệp quốc phòng cần thiết, kết hợp công nghiệp quốc phòng với công nghiệp dân dụng. Phát triển công nghiệp quốc phòng và kết hợp sử dụng năng lực đó đê tham gia phát triển kinh t ế xã hội. Coi trọng sán xuất mật hàng vừa phục vụ kinh tế, vừa phục vụ q uốc phòng an ninh. Trước mắt cần tập trung xây dựne, phát triển có ng nghiệp quốc phòng, phấn đấu dần dần tự sản xuất được trang bị vũ khí quan trọng đáp ứng những nhu cầu bức thiết bảo đám sức chiến đấu ch o lực lượng vũ trang, từng hước tàng cường lực lượng quốc phòng đủ sức bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. I hực trạng nền công nghiệp quốc phòng ở nước ta hiện nay còn non trẻ, chưa đú sức sán xuất ra các loại vũ khí trang bị cho lực lượng vũ trang, chưa đú trình độ kỹ thuật sản xuất ra những vũ khí trang bị hiện đại, nhưng việc xác định bước đi và kết hợp có hiệu quả là hết sức quan trọng. Trước mắt cần táp irung vào sửa chữa, báo quản, sử dụng có hiệu quả những vũ khí trang bị hiện có. Trong nền kinh tế thị trường, có thể tận dụng những năng lực dư thừa, nhàn rỗi, sản xuất ra các sản phẩm thiết yếu phục vụ dân sinh, cải thiện một hước đời sống cho bộ đội, góp phần xây dựng hậu phương quân đội vững mạnh. Mặt khác, nhà nước có thể tận dụng xu hướng hội nhảp, cơ hội của nền kinh tế tri thức đổ trao đổi kỹ thuật, học hỏi kinh nghiêm, nghiên cứu phát triển nghệ thuật quân sự, góp phần hiện đại hoá quân đội. Lính vực khoa học quân sự đang đật ra cho quốc phòng hiện nay phái tính toán tới việc hiện đại hoá trang bị vũ khí, đáp ứng công cuộc phòng thu đất nước. Vấn đề đặt ra là phải tận dụng thành quả khoa học quân 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan