Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Giáo trình đạo đức kinh doanh

.PDF
183
1
145

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI Chủ biên: TS. Phan Thị Phương Mai Hà Nội, 11/2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI Tác giả: TS. Phan Thị Phương Mai Đồng tác giả: TS. Chu Tiến Đạt ThS. Vũ Lệ Mỹ ThS. Lại Minh Tấn Hà Nội, 11/2021 LỜI NÓI ĐẦU Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, tham gia tích cực và có hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu, doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những cơ hội cũng như những thách thức to lớn, đòi hỏi phải nâng cao năng lực cạnh tranh không chỉ bằng nguồn vốn, chiến lược kinh doanh, công nghệ, năng suất, chất lượng, hiệu quả, mẫu mã sản phẩm mà còn bằng uy tín, thương hiệu và đạo đức kinh doanh. Quan niệm chung trên thế giới hiện nay đều khẳng định rằng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong môi trường toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế chính là cạnh tranh về văn hóa, trong đó đạo đức kinh doanh là một yếu tố có ý nghĩa quyết định. Khi đánh giá một doanh nghiệp, khách hàng và các nhà đầu tư giờ đây không chỉ nhìn vào các chỉ số đánh giá hiệu quả đầu tư như ROA (tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản), ROE (tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu) hay những con số trong báo cáo tài chính, mà còn quan tâm đến các thông tin phi tài chính và các giá trị vô hình. Trong đó, phải kể đến những yếu tố thể hiện tính bền vững của doanh nghiệp liên quan đến đạo đức kinh doanh như trách nhiệm với cộng đồng, hiệu quả bảo vệ môi trường, tầm nhìn của lãnh đạo, năng lực quản trị, tính minh bạch trong quản lý và công bố thông tin... Đạo đức kinh doanh với các giá trị vô hình và giá trị phi tài chính nêu trên sẽ quý giá hơn những giá trị tài chính kế toán thông thường thể hiện trên sổ sách của doanh nghiệp. Do vậy, các nhà quản trị công ty cũng cần thay đổi cách tư duy về giá trị của doanh nghiệp mình Kế thừa các công trình nghiên cứu kinh điển về văn hóa và đạo đức kinh doanh của các học giả nổi tiếng, giáo trình “Đạo đức kinh doanh” được biên soạn dành cho bậc đại học thuộc các hệ đào tạo thuộc khoa Du lịch, trường Đại học Mở Hà Nội nhằm cung cấp cho người học những nội dung cơ bản về (1) Các cơ sở lý thuyết cơ bản về đạo đức và đạo đức kinh doanh và (2) Áp dụng lý thuyết để xây dựng môi trường đạo đức lành mạnh trong doanh nghiệp. Giáo trình gồm 5 chương với các nội dung ngắn gọn, súc tích, có tính chất định hướng áp dụng cao trong thực tế, cuối mỗi chương, các câu hỏi ôn tập và thảo luận cũng được tổng hợp để tạo thuận lợi cho người học trong quá trình học tập. Giáo trình do nhóm tác giả TS. Phan Thị Phương Mai, TS. Chu Tiến Đạt, ThS. Lại Minh Tấn và ThS. Vũ Lệ Mỹ biên soạn với các nội dung chính sau: Chương 1. Cơ sở lý thuyết về Đạo đức Kinh doanh Chương 2. Vi phạm đạo đức trong kinh doanh Chương 3. Ra quyết định đạo đức trong kinh doanh Chương 4. Văn hóa doanh nghiệp và quá trình ra quyết định đạo đức Chương 5. Xây dựng môi trường đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp 0 Trong đó ThS Vũ Lệ Mỹ và ThS Lại Minh Tấn biên soạn chương 1; TS. Chu Tiến Đạt biên soạn chương 2 và biên tập chương 3,4,5; TS. Phan Thị Phương Mai biên soạn chương 3,4,5 và biên tập chương 1. Nhóm tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu Trường Đại học Mở Hà Nội, Ban lãnh đạo Khoa Du lịch và các đồng nghiệp đã hỗ trợ để giáo trình này được hoàn thành. Mặc dù đã cố gắng nhưng do hạn chế về trình độ, kinh nghiệm và nguồn lực, giáo trình không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Nhóm tác giả rất mong nhận được đóng góp chân thành từ quý độc giả để có thể hoàn thiện hơn giáo trình này. Xin chân thành cảm ơn! Nhóm tác giả 1 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ...........................................................................................................0 BẢNG VIẾT TẮT .....................................................................................................5 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH..................7 1.1 KHÁI NIỆM ĐẠO ĐỨC KINH DOANH .....................................................7 1.1.1 Đạo đức .......................................................................................................7 1.1.2 Đạo đức kinh doanh .................................................................................13 1.1.3. Đạo đức kinh doanh trong bối cảnh quốc tế ..........................................23 1.2 TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH ..........................26 1.2.1 Đạo đức trong kinh doanh .......................................................................26 1.2.3 Đạo đức kinh doanh và sự vững mạnh của nền kinh tế quốc gia .........32 1.3. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH ................................33 1.3.1 Những năm 1960: Sự trỗi dậy của các vấn đề xã hội trong kinh doanh ............................................................................................................................34 1.3.2 Những năm 1970: Đạo đức kinh doanh là lĩnh vực mới .......................34 1.3.3 Những năm 1980: Giai đoạn củng cố .....................................................35 1.3.4 Những năm 1990: Thể chế của Đạo đức kinh doanh ............................36 1.3.5 Những năm 2000: Thế kỷ 21 - Một tiêu điểm mới trong đạo đức kinh doanh ..................................................................................................................37 1.3.6 Đạo đức kinh doanh tại Việt Nam ...........................................................38 1.4. ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI .....................42 1.4.1 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ...................................................44 1.4.1 Các bên liên quan trong kinh doanh .......................................................49 1.4.3 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam ...............................52 CHƯƠNG 2. VI PHẠM ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH...........................56 2.1 NHẬN DẠNG CÁC VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC ...................................................56 2.1.1 Trung thực ................................................................................................56 2.1.2 Công bằng .................................................................................................57 2.1.3 Liêm chính ................................................................................................58 2.2 CÁC HÀNH VI VI PHẠM ĐẠO ĐỨC KINH DOANH ............................59 2.2.1 Lạm dụng các nguồn lực của doanh nghiệp...........................................59 2.2.2 Hành vi lạm dụng và bắt nạt nhân viên ..................................................60 2 2.2.3 Xung đột lợi ích ........................................................................................63 2.2.4 Hối lộ .........................................................................................................65 2.2.5 Không tuân thủ quy định trong tìm hiểu thông tin doanh nghiệp.........65 2.2.6 Phân biệt đối xử ........................................................................................66 2.2.7 Quấy rối tình dục ......................................................................................68 2.2.8 Hủy hoại môi trường ................................................................................70 2.2.9 Gian lận ....................................................................................................73 2.2.10 Giao dịch nội gián ..................................................................................84 CHƯƠNG 3. RA QUYẾT ĐỊNH ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH ............92 3.1 QUY TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH ĐẠO ĐỨC KINH DOANH .................92 3.1.1 Giá trị đạo đức trong quyết định ..............................................................92 3.1.2 Quy trình ra quyết định đạo đức ..............................................................94 3.1.3 Rào cản trong quá trình ra quyết định đạo đức ......................................97 3.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUÁ TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH ĐẠO ĐỨC KINH DOANH .................................................................................99 3.2.1 Mức độ bức xúc của vấn đề đạo đức .....................................................100 3.1.2 Yếu tố cá nhân ........................................................................................100 3.1.3 Yếu tố tổ chức .........................................................................................103 3.1.4 Cơ hội vi phạm đạo đức .........................................................................105 3.2 LÃNH ĐẠO VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH ............................................106 3.2.1 Nhà lãnh đạo đạo đức ............................................................................106 3.2.2 Các phong cách lãnh đạo .......................................................................109 3.2.3. Đặc điểm của nhà lãnh đạo có đạo đức ...............................................116 3.2.4. Nhà lãnh đạo và quyết định đạo đức ....................................................118 CHƯƠNG 4. VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VÀ QUÁ TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH ĐẠO ĐỨC ..................................................................................................121 4.1 KHÁI NIỆM VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ............................................121 4.1.1 Văn hóa doanh nghiệp ...........................................................................121 4.1.2 Đặc trưng, tính cách của văn hóa doanh nghiệp .................................122 4.1.3 Các biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp .............................................124 4.2 LỢI ÍCH CỦA VIỆC XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP .......131 4.2.1 Đối với doanh nghiệp .............................................................................131 3 Đối với việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, dịch vụ ..........................132 4.2.2 Đối với bên ngoài doanh nghiệp ............................................................132 4.3 CÁC DẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP .............................................133 4.3.1 Các dạng văn hoá tổ chức của Harrison/Handy ..................................133 4.3.2 Các dạng văn hoá tổ chức của Deal và Kennedy ..................................135 4.3.3 Các dạng văn hoá tổ chức của Quinn và McGrath ..............................136 4.3.4 Các dạng văn hoá tổ chức của Scholz ...................................................138 4.3.5 Các dạng văn hoá tổ chức của Daft ......................................................138 4.3.6 Các dạng văn hoá tổ chức của Sethia và Klinow ..................................140 4.4 CÁC BƯỚC XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ......................140 CHƯƠNG 5. XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP .................................................................................144 5.1 CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO ĐỨC ...................................................................144 5.2 XÂY DỰNG MỘT CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO ĐỨC ..................................148 5.2.1 Bộ quy tắc ứng xử (Codes of conduct) ..................................................148 5.2.2 Nhân sự mảng đạo đức kinh doanh ......................................................155 5.2.3 Chương trình truyền thông ....................................................................158 5.2.4 Chương trình đào tạo .............................................................................161 5.2.5 Giám sát và hỗ trợ thực hiện các tiêu chuẩn đạo đức ..........................169 5.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO ĐỨC ........................175 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................179 4 BẢNG VIẾT TẮT AA1000 ACFE AMD APAC BCTC BI C/O CBA CEO CI CN CSR DN EI EQ ERC EVFTA FDI FSGO FTA GE GM GNSS ICC BASCAP IGs ILO IOA IPCC ISO 14000 KPMG LLP KSNB LHQ MBO Tiêu chuẩn đảm bảo của Viện Trách nhiệm xã hội và đạo đức Hiệp hội các nhà điều tra gian lận Mỹ Công ty Bán dẫn đa quốc gia AMD Châu Á - Thái Bình Dương Báo cáo tài chính Hệ thống Báo cáo quản trị Chứng nhận xuất xứ Phân tích lợi ích - chi phí Giám đốc điều hành Tìm hiểu thông tin doanh nghiệp Công nguyên Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Doanh nghiệp Trí tuệ xúc cảm Chỉ số cảm xúc Trung tâm nguồn lực đạo đức Mỹ Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam Đầu tư trực tiếp nước ngoài Hướng dẫn trong việc xử phạt các hành vi phi đạo đức trong phạm vi toàn liên bang Mỹ Hiệp định thương mại tự do Tập đoàn điện lực Mỹ Tập đoàn mô tơ Mỹ Hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu Tổ chức hoạt động nhằm ngăn chặn hàng giả và vi phạm bản quyền của Phòng thương mại quốc tế Tổ chức quốc tế cung cấp các dịch vụ về hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu Tổ chức Lao động Quốc tế Phân tích đầu vào, đầu ra Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu của LHQ Bộ tiêu chuẩn quản lý ISO 14000 Công ty Kiểm toán KPMG (01 trong 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới Big Four) Kiểm soát nội bộ Liên hợp quốc Quản lý theo mục tiêu 5 NĐ - CP NHTM NK OECD PGS QH RCEP SA 8000 SHTT TBCN TIAA-CREF TS UNFCCC VCCI VIAC VNUK FTA WB WBI WEF XK Nghị định của Chính phủ Ngân hàng thương mại Nhập khẩu Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế Phó Giáo sư Quốc hội Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực Bộ Tiêu chuẩn Trách nhiệm xã hội Sở hữu trí tuệ Tư bản chủ nghĩa Hiệp hội Bảo hiểm giáo viên và niên kim Mỹ Tiến sĩ Chương trình Khung Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam Hiệp định thương mại tự do Vương quốc Anh-Việt Nam Ngân hàng thế giới Viện nghiên cứu về vấn đề Bắt nạt ở Công sở Diễn đàn Kinh tế thế giới Xuất khẩu 6 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH Mục tiêu của chương: Sau khi nghiên cứu chương này sinh viên có khả năng: - Phân biệt các khái niệm khác nhau về đạo đức và đạo đức kinh doanh - Trình bày sự cần thiết của đạo đức kinh doanh - Nhận diện nền tảng lịch sử và sự phát triển của đạo đức kinh doanh trên thế giới và tại Việt Nam - Trình bày tầm quan trọng của giá trị đạo đức trong hoạt động kinh doanh - Xác định vai trò của các bên liên quan trong đạo đức kinh doanh - Xác định khái niệm trách nhiệm xã hội 1.1 KHÁI NIỆM ĐẠO ĐỨC KINH DOANH 1.1.1 Đạo đức 1.1.1.1 Khái niệm đạo đức Đạo đức là một phạm trù đặc trưng của xã hội loài người. Đây là một phạm trù rất rộng đề cập đến mối quan hệ giữa con người với con người và các quy tắc ứng xử trong các hoạt động sống. Từ lúc bắt đầu của nền văn minh, một số nguyên tắc đạo đức sơ khai đã xuất hiện. Các nhà lý luận cổ đại như Pythagoras (582-500 trước CN); Heraclitus (535-475 trước CN) Confucius (Khổng Tử, 558-479 trước CN) đã đề xuất các quan điểm đa dạng về chân lý và nguyên tắc đạo đức. Tuy nhiên, khái niệm đạo đức như chúng ta hiểu ngày nay lần đầu tiên được đề cập đến trong lý thuyết của nhà triết học Hy Lạp Socrates (470- 399 trước CN). Trong xã hội hiện đại, đạo đức có rất nhiều sắc thái ngữ nghĩa khác nhau. Paul W. Taylor định nghĩa: “Đạo đức là sự tìm hiểu bản chất và các căn cứ của nguyên tắc luân lý như các đánh giá, tiêu chuẩn và quy tắc ứng xử phù hợp với các nguyên tắc đó”. Theo Mai Văn Bính đạo đức “Là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội”. Trong từ điển Oxford, đạo đức được định nghĩa “"là những nguyên tắc chi phối hành vi của một người hoặc việc tiến hành một hoạt động nào đó”. Nhìn chung, mọi khái niệm về đạo đức đều bao gồm những ý: là một hình thái ý thức xã hội; là những quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá hành vi của con người với nhau, với cộng đồng, với tự nhiên...; những quy tắc này hướng tới lợi ích, hạnh phúc của con người, tiến bộ xã hội, hướng tới những điều tốt đẹp hơn. 1.1.1.2 Một số tư tưởng đạo đức học và triết lý nhân sinh Dưới đây là một số tư tưởng đạo đức và triết lý nhân sinh đã được William S. Sahakan - Mabel. Sahakan tóm tắt lại trong tác phẩm Tư tưởng các triết gia vĩ đại. a. Triết lý của Socrates 7 Socrates (470-399 trước CN) là một trong những tư tưởng gia Hy Lạp cổ đại đầu tiên kêu gọi giới học giả và các nhà lãnh đạo quốc gia đương thời, những người quá chú tâm đến các công trình nghiên cứu thế giới tự nhiên, nên quan tâm nhiều hơn đến bản chất của con người. Đối với Socrates, con người là đối tượng đáng được quan tâm hơn cả và bất cứ điều gì ảnh hưởng đến con người đều có tầm quan trọng quyết định. Tri thức về thế giới tự nhiên bên ngoài (vũ trụ học - cosmology), nếu không có ý nghĩa thiết thực đối với cuộc sống con người, chỉ có tầm quan trọng thứ yếu. Mọi tri thức có liên quan đến bản chất và cuộc sống của con người đều đáng được sở hữu và cần phải được tích luỹ. Hơn nữa, theo cách nói của Socrates, “cuộc sống vô minh (the unexamined life) thì không đáng để sống.” Tự biết mình Tự biết mình, hoàn toàn biết rõ bản chất ý thức lẫn vô thức của chính mình, là động cơ tạo nên năng lực, sự tiết độ và thành đạt. Các cá nhân gặp phải khó khăn trong đời phần lớn bởi vì họ không thực sự hiểu biết được bản chất, khả năng, giới hạn, động cơ - toàn bộ cung bậc tính cách của chính họ. Thực chất, họ cần đến một tấm gương "tâm lý" có khả năng giúp họ nhận ra bản ngã của chính mình, bao gồm toàn bộ ưu khuyết điểm và tiềm năng thực tế của họ. Một người thực sự tự biết mình sẽ đạt được thành công trong cuộc sống, bởi lẽ anh ta biết chính xác những gì nằm trong khả năng của mình cũng như cách thức vận dụng chúng. Ngược lại, một người không tự biết mình sẽ tiếp tục vấp ngã, thậm chí đi đến những huỷ hoại cả cuộc đời. Đức hạnh là tri thức Đối với Socrates, bất cứ ai biết điều gì là đúng đắn tất sẽ thực hiện điều đó. Hành vi sai trái chỉ xuất phát từ sự vô minh. Một người có hành động không đúng bởi vì, và chỉ vì, anh ta không biết cái gì là đúng đắn. Không có một người tỉnh táo và lành mạnh nào lại chủ tâm làm tổn hại bản thân mình. Nếu anh ta thực sự làm một điều như vậy, đơn giản chỉ vì phạm phải sai lầm nào đó trong quá trình hành động, hoàn toàn không phải do cố ý. Không ai chủ định chọn lựa điều sai trái, bởi lẽ hành vi tội lỗi luôn mang đến tai hoạ cho bản thân họ và người khác. Nếu thấu hiểu hậu quả thực sự của trộm cắp, dối trá, lừa đảo, thù hằn và các hành vi tội lỗi khác; nếu biết được chúng sẽ gây tổn hại như thế nào cho bản thân họ, chẳng hạn như sự sa đọa về mặt tinh thần và sự thoái hoá về mặt nhân cách, chắc chắn con người sẽ tự giác né tránh chúng. Thiếu nhận thức đúng đắn chính là lý do duy nhất khiến một số người không thể kiềm chế được chính mình trước những cám dỗ tội lỗi; bởi lẽ bất cứ người nào biết điều gì là đúng đắn tất sẽ thực hiện điều đó. Đức hạnh là hạnh phúc Theo Socrates, đức hạnh không chỉ là tri thức, bản thân nó cũng đồng nghĩa với hạnh phúc. Bởi lẽ, hành vi đạo đức cũng chính là hành vi mang đến những điều tốt đẹp cho người thực hiện nó và hạnh phúc kết thành quả từ đó. 8 b. Triết lý của Aristotle về sự tự phát triển năng lực Aristotle (384-322 trước CN) đã phát triển một hệ thống tư tưởng đạo đức học có thể được gọi là "Thuyết tự phát triển nhận thức" (Self-Realizationism). Nó được hình thành trên quan niệm cho rằng cuộc sống tốt đẹp (hay hạnh phúc) là kết quả của sự phát triển toàn mãn năng lực, thiên tư và nhân cách của một con người. Trong quá trình đó, cá nhân phải chuyển toàn bộ tiềm năng của mình thành những giá trị thực. Một đưa bé sơ sinh chưa phải là con người, chỉ là một cá nhân tiềm tàng. Để trở thành một con người thực sự, tiềm năng của nó phải được “nhận thức và phát triển.” Thí dụ: Đứa bé ấy có thể tiềm ẩn khả năng cảm nhận âm nhạc như Beethoven, nhưng nếu không nhận thức được tài năng của mình hoặc không có cơ hội phát huy tài năng ấy, nó vẫn chỉ là một "nhạc sĩ tiềm tàng" cho đến khi phát hiện ra thiên tư và hoàn thiện kỹ năng âm nhạc của mình. Theo Aristotle, mục đích chính đáng nhất của con người trong đời là nhận thức bản chất thực sự (hoặc nhân cách) của mình một cách toàn diện, là phát triển các tiềm năng của mình đến độ viên mãn và từ đó, tự hoàn thiện chính mình. Một cá nhân không thực hiện được điều này sẽ luôn dằn vặt, tự bất mãn với chính mình về hậu quả của những thất bại trong đời. Sự suy sụp tinh thần ấy bộc lộ rõ ràng qua các biểu hiện buồn chán, đau khổ - những dấu hiệu của một cuộc sống bất hạnh. Ngược lại, người nào nhận thức và phát huy được bản chất cũng như năng lực tiềm ẩn của mình sẽ có được cuộc sống thỏa nguyện - một đời sống hạnh phúc. Đức hạnh theo thuyết Aristotle Đức hạnh bao gồm nhiều đức tính khác nhau; mỗi đức tính đại diện cho thái độ trung hoà giữa hai thái cực có liên quan. Aristotle đã liệt kê 12 đức tính quan trọng cùng với các dạng tính cách thái quá có liên quan với chúng. Hành vi đúng đắn Con người được sinh ra, theo Aristotle, không chỉ sống để tồn tại, mà để sống một cuộc đời tốt đẹp - tuân thủ những nguyên tắc do lý trí của chính mình tạo ra, tuân theo bản chất tối thượng của mình. Hành vi cá nhân cần được kiểm soát bởi các nguyên tắc đạo đức, sự tiết độ và né tránh mọi hình thức thái quá hay bất cập. Điều này đòi hỏi anh ta phải xác định hành vi đúng đắn cho từng tình huống cụ thể. Đó không phải là một công việc dễ dàng, bởi lẽ mực thước và đức độ có nghĩa là làm đúng việc, liên hệ đúng người, đúng nơi, đúng lúc, đúng mức, đúng cách và phục vụ cho mục đích đúng đắn. Thí dụ: Bố thí vốn là một công việc đơn giản. Nhưng xét về mặt đức hạnh, người bố thí phải ban phát đúng người, đúng thời điểm, đúng mục đích, với một lượng thích đáng, với cung cách đúng mực. Bố thí, xét trên phương diện đạo đức, là hành vi xuất phát từ thiện tâm. c. Triết lý khoái lạc của Epicurus Chủ nghĩa Khoái lạc (Hedonism) là hệ thống triết lý đề cao việc mưu cầu lạc thú và tránh né khổ đau như là mục đích chủ yếu trong cuộc sống. Con người chỉ có 9 một nghĩa vụ đạo đức duy nhất là thoả mãn nỗi khát khao khoái lạc và loại bỏ, hay chí ít giảm thiểu trong khả năng có thể, mọi nỗi khổ đau của mình trong đời. Có nhiều trường phái tư tưởng khoái lạc; một số cổ xuý cho các khoái cảm nhất thời, số khác bàn đến cả lạc thú tinh thần. Trong số đó, trường phái vị kỷ (The Egoistic school) đề cao sự thỏa nguyện tối đa cho bản thân, bất kể đến việc gây ra hậu quả đau khổ cho người khác. Tuy nhiên, những người theo trường phái vị lợi lý tưởng (the Ideal Utilitarians) chỉ chấp nhận những lạc thú mà mọi cá nhân đều được phép hưởng thụ, cho đó là mục tiêu khả dĩ mang đến lợi ích tối đa cho nhân loại. d. Triết lý khắc kỷ Epictetus Theo Epictetus (50-120 sau CN), triết gia vĩ đại thuộc trường phái Khắc Kỷ (Stoicism), tri túc (contentment), có nghĩa là biết đủ, là một trong những yếu tố có giá trị nhất trong cuộc sống -một đời sống lặng lẽ, bình yên và điềm nhiên. Không có gì đáng để bận tâm phiền não; sự bình an tâm hồn là điều đáng quý trọng hơn cả. Niềm an lạc ấy được tìm thấy thông qua sự tự kiềm chế (self - control) hay tự chủ (self mastery); đó là khả năng chế ngự lòng ham muốn và làm chủ bản thân, không để mình buông thả theo dục vọng. Cho phép người khác khuấy động sự quân bình tâm hồn của là cá nhân đã đặt mình vào tình trạng lệ thuộc vào họ, hay tồi tệ hơn thế - do anh ta đã để cho họ làm chủ tâm trí của mình, trong khi một kẻ nô lệ thực sự chỉ không thể tự chủ về mặt thể xác mà thôi. Bất cứ người nào có khả năng khiến người khác phải giận dữ đều trở thành chủ nhân của họ. Thực tế, họ chỉ có thể khiến ai đó phải nổi giận khi người đó cho phép tâm hồn mình bị khuấy động. e. Triết lý vị lợi của Jeremy Bentham Triết lý vị lợi hiện đại được hình thành nhờ công của các nhà tư tưởng người Anh, đặc biệt là Jeremy Bentham (1784-1832) và John Stuart Mill (1806-1873), hai triết gia đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của bộ môn Đạo đức học. Giống như triết lý khoái lạc, Chủ nghĩa vị lợi (Utilitarianism) xác định lẽ Chân-Thiện-Mỹ dưới hình thức lạc thú, nhưng mang nặng tính nguyên tắc hơn. Về cơ bản, nó nhắm đến mục đích mang lại “những điều tốt đẹp nhất cho tuyệt đại đa số. Trong tác phẩm “Giới thiệu các nguyên tắc luân lý và pháp chế” (An Introduction to the Principles of Morals and Legislation), Bentham giải thích lý tưởng ấy như sau: "Thực chất, nguyên tắc vị lợi được sử dụng để chuẩn y hoặc phủ nhận mọi loại hành vi, xét đến ảnh hưởng của chúng đối với lợi ích chung của cả cộng đồng - nói cách khác, xét đến khuynh hướng phát huy hay đối kháng với hạnh phúc và lợi ích của một cộng đồng.” Ông xác định "lợi ích" là những gì mang đến hoan lạc, hạnh phúc, tiện nghi, tiến bộ hoặc bất cứ hình thức nào ngăn ngừa được khổ đau, tội ác và bất hạnh. f. Triết lý vị lợi của John Stuart Mill Mục đích ban đầu của J. S. Mill là bảo vệ và gạn lọc thuyết vị lợi của Jeremy Bentham, nhưng cuối cùng ông nhận thức ra rằng quan điểm của mình đối lập với 10 học thuyết ấy. Mill đã phát triển một thái độ phê phán tiền đề cơ bản của Bentham rằng lạc thú thể xác (hay khoái cảm) là lẽ Chân-Thiện-Mỹ trong đời. Nếu ý tưởng ấy của Bentham là đúng, Mill nhận định, liệu chúng ta có nên đặt vấn đề rằng tạo vật đang chìm đắm trong dục lạc là một con người hay một con lợn? Thực ra, nếu khoái cảm là điều chí thiện tận mỹ trong cuộc sống, vì sao một con người đang chịu khổ đau và thất vọng lại có thể được xem là "thượng đẳng" hơn một con lợn đang thỏa mãn trong dục lạc nhầy nhụa? Mill đi đến kết rằng hoan lạc phải có tính phân biệt về chất; vì thế, chỉ một lượng nhỏ lạc thú của con người cũng có giá trị hơn một lượng lớn lạc thú của một con lợn. Triết lý của Mill, tương phản với thuyết “hoan lạc định tính." (Qualitative Hedonism) g. Học thuyết đạo lý của Immanuel Kant Immanuel Kant (1724-1804) xây dựng một học thuyết đạo đức dựa trên nền tảng "thiện chí", ý chí nguyện tôn trọng các nguyên tắc luân lý. Vì thế, học thuyết ấy còn được gọi bằng thuật ngữ "Đạo nghĩa học" (Deontological) - đạo lý về bổn phận. "Bổn phận là nghĩa vụ hành động xuất phát từ sự tôn trọng các quy tắc (đạo đức)" Toàn bộ vấn đề đạo đức đều bao hàm trong lĩnh vực "thiện ý có lý tính" (rational good will). Trong tác phẩm "Siêu hình tính của luân lý", Kant nhận định: "Không có gì ở toàn bộ thế giới này, hay ngay cả bên ngoài thế giới này, có thể được xem là tốt đẹp hoàn toàn, ngoại trừ thiện ý". Nơi nào không có ý nguyện tốt lành, không có sự tự quyết, tất không có sự tồn tại của môi trường đạo đức. h. Triết lý yếm thế của Arthur Schopenhauer Triết gia Đức Arthur Schopenhauer (1788-1860) tin rằng Cái Xấu có ưu thế hơn, rằng thế giới, về cơ bản, gắn liền với Cái Xấu. Hạnh phúc chỉ lướt qua, điểm xuyết những khoảnh khắc êm đẹp ngắn ngủi trong cuộc sống đầy đau khổ và bất hạnh. Như trong những truyện kể dân gian, sau biết bao thăng trầm tiếp nối, câu chuyện thường kết thúc khi anh hùng và mỹ nhân bước vào đời sống lứa đôi hạnh phúc. Nếu như câu chuyện tiếp tục, những nỗi bất hạnh tất yếu trong đời cuối cùng sẽ chứng minh cho quan điểm của Schopenhauer, rằng "cuộc sống là một thứ sai lầm", rằng "sinh ra ở đời đã là một cái tội". i. Triết lý tự nhiên của Friendrich Nietzche Friendrich Nietzche (1844-1900) tin rằng đạo đức phổ biến đương thời là thể nghịch đảo của đạo đức chân thực, rằng những gì thực sự là đạo đức phải phù hợp và không bao giờ mâu thuẫn với bản chất của con người. Ông có quan điểm tương đồng với Schopenhauer về bản chất của con người bao gồm cả bản năng sống, rằng "sống là thực hiện toàn mãn những bản năng của con người", không phải là áp chế chúng như các nền văn hóa phổ biến trong thời hiện đại thường đòi hỏi. Nhưng Nietzche bất đồng sâu sắc với triết lý bi quan của Schopenhauer. Ông xác quyết rằng vẫn còn khả năng hoàn thiện nếu chúng ta dành trọn ý nghĩa cuộc sống cho các bản năng, thay vì đè nén chúng. 11 k. Triết lý trung thành của Josia Royce Josia Royce (1855-1916), triết gia Hoa Kỳ, định nghĩa đạo lý trung thành (Philosophy of loyalty) của mình là "sự tận hiến, về mặt ý chí cũng như trong hành động thực tế, của cá nhân dành cho một sự nghiệp nào đó." Trung thành là lẽ phải tối thượng, bao hàm mọi đức hạnh trong đời. Đành rằng đôi khi lòng trung thành có thể dẫn đến xung đột nội tâm, nhưng ngay cả trong tình huống ấy, quyết định cần thiết vẫn là "trung thành với đức trung thành". Trung thành - Lẽ phải tối thượng Đức trung thành là lẽ Tân Thiện Mỹ trong đời (the summum bonum), bất kể nó được dành cho sự nghiệp hay lý tưởng gì. Sự nghiệp có thể đúng đắn hoặc xấu xa, đức trung thành chẳng bao giờ sai trái. Vì thế, huỷ hoại tinh thần cao đẹp của đức trung thành là điều hoàn toàn lỗi lầm, cho dù bản thân người có lòng trung thành đang phục vụ cho một lý tưởng sai lầm. Nếu lòng trung thành được dành cho sự nghiệp không chính đáng, người ta cần tìm cách hướng nó vào mục đích xứng đáng hơn. Nói cho cùng, tinh thần của đức trung thành là điều cao đẹp, chọn đúng lý tưởng để theo đuổi lại là vấn đề thuộc về trí tuệ và nhận thức. Trung thành với đức trung thành Khi lòng trung thành dẫn đến xung đột nội tâm, cá nhân nhất thiết phải "trung thành với đức trung thành". Nói cách khác, anh ta không nên huỷ hoại tinh thần cao đẹp của đức trung thành, hãy tôn vinh giá trị của nó. Đối với người trung thành với một lý tưởng xấu xa, chúng ta không bao giờ nên phỉ báng hay đả phá tinh thần tận hiến của họ; tốt hơn nên tìm cách hướng dẫn, tạo điều kiện giúp họ nhận thức ra vấn đề và phát huy đức trung thành trong sự nghiệp tốt đẹp hơn. Mỗi cá nhân cần phải giữ gìn giá trị của lòng trung thành; hành vi nào gây tổn hại đến giá trị này đều được xem là phản bội lại đức trung thành cao cả. l. Chủ nghĩa hiện thực đạo đức của George Edward Moore George Edward Moore (1873-1958) phát triển chủ nghĩa vị lợi lý tưởng (Ideal Utilitarianism) thành một triết lý độc lập với thuyết trực giác (Intuitionism). Thuyết trực giác khẳng định rằng mọi quy tắc đạo đức đều tồn tại bên trong mỗi cá nhân, thuộc về lĩnh vực ý chí, chủ đích hay thiên bẩm. Ngược lại, chủ nghĩa vị lợi lý tưởng trình bày quan điểm đạo đức dưới hình thức các kết quả và sự kiện rõ ràng của hành động. Về phần mình, Moore xác định bản chất đúng sai của hành vi dựa trên cơ sở hiệu quả do nó gây ra, bất kể ý định của người thực hiện. "Lẽ đúng sai của một hành vi luôn tuỳ thuộc vào kết quả toàn cục của nó." Nếu hành vi ấy mang đến điều tốt đẹp cho cuộc sống trên thế giới này, nó là một hành động đúng đắn; nếu không, nó là một hành động sai trái. Hành vi đúng đắn không chỉ là hành vi xuất phát từ ý định tốt lành, hay thậm chí được dự kiến là đúng đắn nhất trong điều kiện cho phép, nó phải là hành động 12 mang đến ích lợi thực tế. Lợi ích thực tế không phải là dạng kết quả tiên đoán dựa trên cơ sở đánh giá theo lẽ đúng - sai; nó phải là kết quả có giá trị cụ thể. Khó khăn chủ yếu là cá nhân khó lòng xác định được liệu rằng hành động của mình thực sự sẽ mang đến kết quả khả dĩ tốt đẹp nhất hay không. Thực chất, chỉ có trí tuệ toàn năng mới xác định được điều ấy - nói cách khác, chỉ có hoạt động sáng tạo của Thượng đế mới có thể thỏa mãn được yêu cầu của đạo lý này. 1.1.2 Đạo đức kinh doanh 1.1.2.1 Khái niệm đạo đức kinh doanh Đạo đức kinh doanh, được coi là sự phản ánh khía cạnh đạo đức của hoạt động kinh doanh, có lịch sử lâu đời. Trong Bộ luật Hammurabi (Bộ luật Hammurabi ở Lưỡng Hà thời cổ đại là bộ luật thành văn tương đối hoàn chỉnh đầu tiên trong lịch sử nhân loại xuất hiện vào khoảng từ năm 1792 đến năm 1750 trước CN) có những điều quy định về kinh doanh. Ngoài các mục về giá cả còn có quy định mức phạt nghiêm khắc cho các hành vi không tuân thủ quy định. Đây có thể coi là chứng cứ cho những cố gắng của nền văn minh nhân loại trong việc xác định các hành vi đạo đức trong kinh doanh. Triết học của Aristotle cũng đề cập đến vấn đề minh bạch trong quan hệ thương mại trong phần nói về quản lý các hộ nhân khẩu. Tuy nhiên, khái niệm đạo đức kinh doanh như một ngành nghiên cứu độc lập, tự ý thức mới chỉ xuất hiện trong nửa cuối của thế kỷ 20. Vào năm 1974, hội nghị khoa học đầu tiên về đạo đức kinh doanh đã được tổ chức. Đây là thời điểm mà Norman Bowie, nhà nghiên cứu về đạo đức kinh doanh nổi tiếng, coi là sự ra đời của ngành học. Kể từ thời điểm đó, đạo đức kinh doanh đã trở thành một chủ đề thảo luận phổ biến của các giám đốc điều hành, nhân viên, cổ đông, người tiêu dùng, và các giáo sư đại học tại Mỹ. Sau đó, ngành nghiên cứu về đạo đức kinh doanh đã lan rộng đến gần như tất cả các nước trên thế giới. Tuy nhiên, không phải tất cả các học giả, giảng viên, nhà văn, và người phát ngôn đồng thuận trong các khái niệm về đạo đức kinh doanh. Hầu hết đồng ý rằng để có những tiêu chuẩn đạo đức cao, các doanh nghiệp và cá nhân phải tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc đạo đức nhưng một số khía cạnh đặc biệt phải được xem xét khi áp dụng đạo đức vào kinh doanh. Đầu tiên, để tồn tại, các doanh nghiệp phải thu được lợi nhuận, nhưng đôi khi lợi nhuận thu được thông qua các hành vi sai trái. Ở đây, có một cuộc xung đột tự nhiên, vốn có giữa kinh doanh và đạo đức. Xã hội muốn có các doanh nghiệp để tạo ra nhiều công ăn việc làm, những doanh nghiệp đó lại muốn hạn chế chi phí và nâng cao năng suất; khách hàng muốn mua hàng hóa và dịch vụ với giá thấp, nhưng các doanh nghiệp muốn tối đa hóa lợi nhuận; xã hội muốn giảm mức độ ô nhiễm, nhưng các doanh nghiệp muốn giảm thiểu chi phí môi trường. Do đó, một mâu thuẫn không thể tránh khỏi đã phát sinh, bắt nguồn từ mâu thuẫn giữa lợi ích của công ty và nhân viên, khách hàng của họ, và cả xã hội. Thứ hai, các doanh nghiệp phải cân bằng giữa 13 mong muốn về lợi nhuận của họ với các nhu cầu và mong muốn của xã hội. Các nhà quản lý phải liên tục có ý thức cân bằng nhu cầu của doanh nghiệp và các cổ đông của mình với nhu cầu của các bên liên quan khác, bao gồm cả người lao động, khách hàng và cộng đồng. Việc duy trì sự cân bằng này thường đòi hỏi phải có sự thỏa hiệp hay đánh đổi. Để giải quyết những vấn đề đặc biệt này của giới kinh doanh, xã hội đã phát triển các quy tắc - cả thành văn và không thành văn - để hướng dẫn các doanh nghiệp trong nỗ lực tìm kiếm lợi nhuận bằng những phương pháp không gây tổn hại cho các cá nhân, môi trường hay xã hội. Đây chính là cơ sở để ngành nghiên cứu về đạo đức kinh doanh ra đời. Stephen Brenner đã đưa ra định nghĩa đơn giản nhất về đạo đức kinh doanh: "Đạo đức kinh doanh là những nguyên tắc được chấp nhận quy định các hành vi đúng hoặc sai. Các nguyên tắc này chi phối hoạt động của những nhà kinh doanh". Định nghĩa này là khá chung chung, thiếu một số vấn đề cần thiết, chẳng hạn như: các nguyên tắc có thể chi phối loại hành vi nào? Hoặc ai là doanh nhân? Và hành vi của họ nên được điều chỉnh bằng cách nào? Nhận thức được sự phức tạp của vấn đề này, Giáo sư Phillip V. Lewis từ Đại học Abilene Christian, Mỹ đã thu thập và khảo sát 185 định nghĩa về đạo đức kinh doanh, xuất hiện trong sách giáo khoa và các bài viết trong 20 năm (từ năm 1961-1981) để tìm hiểu việc định nghĩa khái niệm "đạo đức kinh doanh". Sau khi tìm được các điểm chung giữa những định nghĩa này, ông đã tổng hợp được một định nghĩa về "đạo đức kinh doanh" như sau: "Đạo đức kinh doanh là các quy tắc, tiêu chuẩn, quy chuẩn, hoặc các nguyên tắc cung cấp các hướng dẫn cho các hành vi đạo đức đúng đắn và sự trung thực của một tổ chức trong các tình huống cụ thể ". Theo định nghĩa của ông, đạo đức kinh doanh có thể bao gồm những vấn đề sau: 1. Các quy tắc, tiêu chuẩn, hoặc nguyên tắc đạo đức. Nếu được doanh nghiệp và người lao động tuân theo những quy tắc, tiêu chuẩn hoặc nguyên tắc này sẽ ngăn chặn những hành vi phi đạo đức. Ví dụ: nếu luật lao động quy định rằng phụ nữ có quyền bình đẳng trong việc làm như nam giới, thì điều đó có thể ngăn người sử dụng lao động phân biệt đối xử về giới trong quá trình tuyển dụng nhân viên. 2. Hành vi đúng đắn về mặt đạo đức – đây là những hành động của cá nhân phù hợp với công lý, luật pháp, quy định của doanh nghiệp…, và phù hợp với thực tế. Một doanh nhân thường sẽ tập trung chú ý vào những kết quả đến từ hành động của mình. Và để đảm bảo sự liêm chính, minh bạch trong kinh doanh, họ không nên tham gia vào bất kỳ hoạt động nào có xu hướng ảnh hưởng tới sự minh bạch đó. 3. Tính trung thực – điều này có nghĩa là những tuyên bố và/hoặc hành động của mỗi cá nhân nên phản ánh đúng thực tế. Khó khăn nhất trong nghiên cứu đạo đức nói chung và đạo đức kinh doanh nói riêng là xác định điều gì đúng, điều gì sai. Vì một điều có thể đúng về mặt đạo đức đối với người này, nhưng có thể sai đối với người khác; những gì hôm nay có thể 14 được coi là đúng, ngày mai có thể là sai. Điều này được Lewis đặt tên là "những tình huống cụ thể - những trường hợp khó xử về đạo đức của mỗi cá nhân. Trong tình huống này, mỗi cá nhân phải đưa ra những quyết định đạo đức phù hợp". Trong ấn bản lần thứ chín giáo trình Ra Quyết định Đạo đức trong Kinh doanh (Ethical Decision making in Business - 2013), Ferrels và John Fraedrich đã viết: "Đạo đức kinh doanh bao gồm các nguyên tắc, giá trị và tiêu chuẩn hướng dẫn hành vi trong thế giới kinh doanh. Nguyên tắc xác định các ranh giới cụ thể và mang tính phổ biến, thống nhất cho các hành vi kinh doanh. Các nguyên tắc này thường là cơ sở để phát triển các quy tắc hoạt động. Một số ví dụ về các nguyên tắc bao gồm tự do ngôn luận, công bằng, và dân quyền. Các giá trị được sử dụng để phát triển các chuẩn mực xã hội, ví dụ như sự liêm chính, trách nhiệm và niềm tin. Các nhà đầu tư, nhân viên, khách hàng, các nhóm lợi ích, hệ thống pháp luật, và cộng đồng thường xác định xem liệu một hành động cụ thể là đúng hay sai, đạo đức hay phi đạo đức. Mặc dù quan điểm của những nhóm này không nhất thiết là đúng, nhưng chúng ảnh hưởng đến sự chấp nhận hay phản đối của xã hội đối với một doanh nghiệp và các hoạt động của nó". Định nghĩa này và định nghĩa của Lewis trùng nhau hầu hết các phần. Tuy nhiên, Ferrels và John Fraedrich xác định rõ ràng hơn những người có liên quan đến đạo đức kinh doanh. Họ không chỉ là những nhà đầu tư, người lao động (đại diện cho giới doanh nhân), khách hàng mà còn có hệ thống pháp luật (đại diện cho chính phủ), các nhóm hoạt động xã hội và các cộng đồng (đại diện cho xã hội). Như vậy, đạo đức kinh doanh có nhiều điểm chung với việc tuân thủ pháp luật, thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và các vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ đạo đức giữa công ty và cổ đông của mình như: trách nhiệm ủy thác, trách nhiệm đối với những bên liên quan và trách nhiệm đối với cổ đông, vv. Điều đó có nghĩa là đạo đức kinh doanh bao gồm không chỉ việc tuân theo luật pháp và các nguyên tắc, quy tắc của doanh nghiệp mà còn phải bảo vệ các lợi ích của những người có liên quan với các hoạt động của doanh nghiệp và lợi ích của cộng đồng, của môi trường tự nhiên và xã hội. 1.1.2.2 Nguyên tắc đạo đức kinh doanh Các lý thuyết đạo đức là nền tảng để phân tích đạo đức vì chúng là những quan điểm hướng dẫn mỗi cá nhân trong quá trình đi đến quyết định. Mỗi lý thuyết nhấn mạnh những điểm khác nhau như: dự đoán kết quả, tuân theo nghĩa vụ của một người đối với người khác để đi đến một quyết định đúng đắn về mặt đạo đức. Tuy nhiên, để một lý thuyết đạo đức trở nên hữu ích, lý thuyết đó phải hướng tới một mục tiêu chung. Các nguyên tắc đạo đức chính là những mục tiêu chung mà mỗi lý thuyết cố gắng đạt được để thành công. Trong quá trình nghiên cứu lĩnh vực đạo đức kinh doanh các chuyên gia đã đề xuất một số các nguyên tắc đạo đức cơ bản cần tuân theo. Những nguyên tắc này cung 15 cấp một mô hình tổng quát để phân tích các tình huống đạo đức cụ thể. Những nguyên tắc này có thể mang tính hướng dẫn trong việc giải quyết các vấn đề đạo đức chưa được quy định. Năm nguyên tắc đạo đức sau được Tom L, Beauchamp đề xuất trong nghiên cứu của ông từ năm 1979, điều chỉnh và bổ sung năm 2001 và được nhiều nhà nghiên cứu về sau trích dẫn. i. Tôn trọng quyền tự chủ (Respecting autonomy) Cá nhân có quyền hoạt động như một cá thể tự do, độc lập. Điều này có nghĩa là, họ được tự do quyết định cuộc sống của mình như thế nào miễn là quyết định của họ không ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của người khác. Cá nhân cũng có quyền tự do suy nghĩ hoặc lựa chọn. ii. Không gây hại (Doing no harm) Con người có đạo đức sẽ không làm gì có hại cho những người sống xung quanh mình; họ có ý thức bảo vệ cả các sinh vật khác và môi trường tự nhiên. Do vậy, tương tác của chúng ta với mọi người không được gây hại cho người khác; chúng ta không nên tham gia vào bất kỳ hoạt động nào có nguy cơ gây hại cho người khác. iii. Mang lại lợi ích cho người khác (Benefiting others) Hành động của chúng ta nên tích cực thúc đẩy sức khỏe và hạnh phúc của những người khác. Con người có đạo đức sẽ luôn nghĩ đến người khác, vì người khác mà không vì lợi ích cá nhân. iv. Công bằng (Being just) Điều này đặc biệt xảy ra khi quyền của một cá nhân hoặc nhóm được cân bằng với quyền của người khác. Tuy nhiên, có ba tiêu chuẩn là: sự công bằng, bình đẳng và có đi có lại (dựa trên nguyên tắc vàng: đối xử với người khác như bạn mong muốn được đối xử). v. Thành thật (Being faithful) Thành thật bao gồm sự trung thành, trung thực, giữ lời hứa và tôn trọng. Việc không trung thực trong cách cư xử với người khác khiến các cá nhân không có đầy đủ cơ hội để thực hiện sự lựa chọn tự do trong một hoàn cảnh nào đó, do đó hạn chế quyền tự chủ của họ. 1.1.2.3 Các triết lý đạo đức cơ bản vận dụng trong kinh doanh Trong giáo trình Đạo đức kinh doanh và Văn hóa công ty, PGS.TS Nguyễn Mạnh Quân đã trình bày những triết lý đạo đức cơ bản được vận dụng trong kinh doanh. Có nhiều triết lý đạo đức khác nhau. Mỗi triết lý là một lý thuyết phức tạp được xây dựng trên cơ sở những quan điểm về quy tắc chi phối hành vi của con người về mặt đạo đức. Một số triết lý có cùng tư tưởng chủ đạo nhưng khác nhau về đối tượng, phạm vi tiếp cận. Một số triết lý khác lại dựa trên những luận cứ hoàn toàn khác. Có thể xếp những triết lý cơ bản thành 3 nhóm: (1) các triết lý dựa trên quan điểm vị lợi; 16 (2) các triết lý dựa trên quan điểm pháp lý; và (3) các triết lý dựa trên quan điểm đạo đức. Giữa ba nhóm này có sự khác biệt quan trọng. Các triết lý theo quan điểm vị lợi đánh giá hành vi đạo đức căn cứ vào hệ quả, trong khi đó các triết lý theo quan điểm đạo lý coi cách thức hành động để đạt đến mục đích mới là quan trọng. Triết lý này xuất phát từ luận cứ cho rằng hành vi đúng đắn ắt sẽ dẫn đến kết quả tốt. Luận cứ này có điểm chung với các triết lý theo quan điểm pháp lý khi cho rằng hành động được coi là đúng đắn chỉ khi nó được nhiều người hay xã hội thừa nhận. Hơn nữa, các triết lý dựa trên quan điểm pháp lý nhấn mạnh đến tính hình thức và công khai của các quy tắc như một cách thức để đạt được sự thống nhất và khả năng vận dụng rộng rãi một số quy tắc cơ bản. Cách tiếp cận Triết lý Tư tưởng chủ đạo Egoism (Chủ nghĩa vị kỷ) Định nghĩa hành vi đúng đắn hay có thể chấp nhận được là những hành vi có thể mang lại tối đa lợi ích cho một cá nhân, con người cụ thể mà người đó mong muốn. Utilitarianism (Chủ nghĩa vị lợi) Định nghĩa hành vi đúng đắn hay có thể chấp nhận được là những hành vi có thể mang lại tối đa tổng lợi ích, hay nhiều điều tốt nhất cho một số lượng người lớn nhất Deontology (Thuyết đạo đức hành vi) Chú trọng đến việc bảo vệ quyền của cá nhân và quan tâm đến việc xét từng hành vi cụ thể và cách thức chúng được tiến hành, chứ không chú trọng và kết quả. Relativism (Chủ nghĩa đạo đức tương đối Coi trọng việc đánh giá tính chất đạo đức của hành vi dựa vào kinh nghiệm chủ quan của mỗi người hay nhóm người. Justice (Thuyết đạo đức – Công lý) Đánh giá tính chất đạo đức trên cơ sở sự công bằng: cùng chia sẻ, có trật tự và tương thân tương ái. Virtue ethics (Thuyết đạo đức – Nhân cách) Cho rằng đạo đức trong từng hoàn cảnh không chỉ được quyết định bởi những yêu cầu đạo đức phổ biến, mà còn được quyết định bởi những nhân cách trưởng thành có đạo đức. Quan điểm vị lợi Quan điểm pháp lý Quan điểm đạo lý a. Các triết lý theo quan điểm vị lợi Nhóm thứ nhất gồm các triết lý theo thuyết mục đích (teleology) cho rằng hành vi có thể được coi là xác đáng và có thể chấp nhận được về mặt đạo đức nếu chúng có thể mang lại một vài kết quả nào đó. Nói cách khác, các triết lý dựa vào thuyết 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan