Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Giáo trình công pháp quốc tế

.PDF
268
11
79

Mô tả:

ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA LUẬT GIÁO TRÌNH CÔNG PHÁP QUỐC TẾ HÀ NỘI - 2019 CHỦ BIÊN PGS TS NGUYỄN THỊ THUẬN Các tác giả PGS TS NGUYỄN THỊ THUẬN GVC. ĐỖ MẠNH HỒNG MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................... 1 CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA CÔNG PHÁP QUỐC TẾ............................................................................................................ 2 I.Khái niệm luật quốc tế .................................................................................... 2 1. Định nghĩa luật quốc tế............................................................................. 2 2. Chức năng của luật quốc tế ...................................................................... 4 3. Quy phạm pháp luật quốc tế .................................................................... 6 4. Các đặc trưng của luật quốc tế ................................................................ 9 II. Lịch sử hình thành và phát triển của luật quốc tế ................................... 13 1. Luật quốc tế thời kỳ chiếm hữu nô lệ.................................................... 13 2. Luật quốc tế thời kỳ phong kiến ............................................................ 14 3. Luật quốc tế thời kỳ tư bản .................................................................... 14 4. Luật quốc tế hiện đại .............................................................................. 15 III. Nguồn của luật quốc tế .............................................................................. 17 1. Khái niệm ................................................................................................. 17 2. Các loại nguồn của luật quốc tế ............................................................. 18 3. Các phương tiện bổ trợ nguồn luật quốc tế .......................................... 22 IV. Các vấn đề pháp lý về mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia 25 1. Quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia .......................................... 25 2. Giải quyết xung đột giữa luật quốc tế và luật quốc gia ....................... 28 V. Pháp điển hóa luật quốc tế ........................................................................ 29 1. Pháp điển hóa không chính thức ........................................................... 30 2. Pháp điển hóa chính thức ....................................................................... 30 CHƯƠNG II: CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT QUỐC TẾ..... 33 I. Khái niệm ...................................................................................................... 33 1. Định nghĩa ................................................................................................ 33 2. Các đặc trưng của hệ thống nguyên tắc cơ bản ................................... 35 II. Hệ thống nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế .......................................... 37 1. Nguyên tắc bình đẳng chủ quyền quốc gia ........................................... 37 2. Nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực ............. 39 3. Nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế...................... 42 4. Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác 44 5. Nguyên tắc hợp tác quốc tế .................................................................... 46 6. Nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết ....................................................... 48 7. Nguyên tắc tận tâm thực hiện các cam kết quốc tế (Nguyên tắc pacta sunt servanda).............................................................................................. 50 CHƯƠNG III: CHỦ THỂ LUẬT QUỐC TẾ................................................ 56 I. Khái niệm ................................................................................................. 56 1. Định nghĩa ................................................................................................ 56 2. Phân loại chủ thể luật quốc tế ................................................................ 57 3. Quyền năng chủ thể luật quốc tế ........................................................... 58 II. Quốc gia – Chủ thể cơ bản của luật quốc tế ............................................. 59 1. Định nghĩa ................................................................................................ 59 2. Chủ quyền quốc gia................................................................................. 61 3. Quyền năng chủ thể luật quốc tế ........................................................... 63 III. Tổ chức quốc tế liên chính phủ - chủ thể phái sinh của luật quốc tế.... 65 1. Định nghĩa ................................................................................................ 65 2. Phân loại tổ chức quốc tế liên chính phủ .............................................. 66 3. Quyền năng chủ thể của tổ chức quốc tế liên chính phủ ..................... 68 IV. Dân tộc đấu tranh giành quyền dân tộc tự quyết ................................... 69 1. Định nghĩa ................................................................................................ 69 2. Quyền năng chủ thể luật quốc tế ........................................................... 70 V. Chủ thể đặc biệt của luật quốc tế ............................................................... 72 1. Định nghĩa ................................................................................................ 72 2. Một số chủ thể đặc biệt .......................................................................... 73 VI. Công nhận và kế thừa trong luật quốc tế. .............................................. 75 1. Công nhận quốc tế.................................................................................. 75 2. Kế thừa quốc gia trong luật quốc tế. ..................................................... 83 CHƯƠNG IV: LUẬT ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ .............................................. 91 I. KHÁI NIỆM LUẬT ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ ............................................. 91 1. Định nghĩa ................................................................................................ 91 2. Nguồn của luật điều ước quốc tế ........................................................... 91 3. Các nguyên tắc điều chỉnh quan hệ ký kết và thực hiện điều ước quốc tế .................................................................................................................... 92 II. KHÁI NIỆM ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ ....................................................... 94 1. Định nghĩa ................................................................................................ 94 2. Về hình thức của điều ước quốc tế ........................................................ 95 3. Về nội dung của điều ước ....................................................................... 96 4. Phân loại điều ước quốc tế ..................................................................... 97 III. KÝ KẾT ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ ............................................................. 98 1. Thẩm quyền ký kết ................................................................................. 98 2. Ký kết điều ước quốc tế ........................................................................ 101 IV. HIỆU LỰC CỦA ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ ............................................. 105 1. Hiệu lực của điều ước quốc tế theo không gian và thời gian ............ 105 2. Hiệu lực của điều ước quốc tế và quốc gia thứ ba ............................. 106 3. Tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan tới hiệu lực thi hành của điều ước ............................................................................................... 107 4. Thực hiện điều ước quốc tế .................................................................. 108 CHƯƠNG V: DÂN CƯ TRONG LUẬT QUỐC TẾ ................................. 114 I. Khái niệm .................................................................................................... 114 1. Định nghĩa ............................................................................................. 114 2. Qui chế pháp lý dân cư. ........................................................................ 115 II. Các vấn đề pháp lý về quốc tịch............................................................... 116 1. Khái niệm ............................................................................................... 116 2. Các phương thức hưởng quốc tịch ...................................................... 119 3. Các phương thức mất quốc tịch........................................................... 123 III. Quy chế pháp lý dành cho người nước ngoài ....................................... 127 1. Định nghĩa người nước ngoài .............................................................. 127 2. Quyền cư trú chính trị ......................................................................... 130 3. Bảo hộ công dân ................................................................................... 133 IV. Địa vị pháp lý của người tị nạn và người lao động nhập cư ................ 138 1. Người tị nạn ........................................................................................... 138 2. Người lao động nhập cư........................................................................ 140 CHƯƠNG VI: LÃNH THỔ TRONG LUẬT QUỐC TẾ .......................... 144 I Khái niệm lãnh thổ. .................................................................................... 144 1. Định nghĩa. ............................................................................................. 144 2. Các loại hình lãnh thổ. .......................................................................... 146 II. Lãnh thổ quốc gia ...................................................................................... 147 1. Khái niệm ............................................................................................... 147 2. Các bộ phận lãnh thổ quốc gia............................................................. 148 3. Quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ ....................................... 150 4. Xác lập chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ...................................... 152 5. Giới hạn của quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ. ............... 155 III. Biên giới quốc gia..................................................................................... 157 1. Khái niệm ............................................................................................... 157 2. Xác định biên giới quốc gia .................................................................. 159 3. Chế độ pháp lý của biên giới quốc gia ................................................ 163 4. Biên giới Việt Nam ................................................................................ 165 IV. Quy chế pháp lý của Bắc cực và Nam cực ............................................. 166 1. Quy chế pháp lý của Bắc cực ............................................................... 166 2. Quy chế pháp lý của Nam cực.............................................................. 167 CHƯƠNG VII: LUẬT BIỂN QUỐC TẾ .................................................... 169 I. Khái niệm .................................................................................................... 169 1. Định nghĩa .............................................................................................. 169 2. Các nguyên tắc của luật biển quốc tế .................................................. 169 II. Các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia................................................ 174 1. Nội thuỷ .................................................................................................. 174 2. Lãnh hải ................................................................................................. 177 III. Các vùng biển thuộc quyền chủ quyền quốc gia .................................. 182 1. Vùng tiếp giáp lãnh hải......................................................................... 182 2. Vùng đặc quyền kinh tế ........................................................................ 183 3. Thềm lục địa .......................................................................................... 186 IV. Các vùng biển nằm ngoài phạm vi quyền tài phán quốc gia ............... 188 1. Biển quốc tế (biển cả, biển mở, biển tự do, công hải) ........................ 188 2. Vùng ....................................................................................................... 189 V. Các vùng biển đặc thù ............................................................................... 189 1. Kênh đào quốc tế ................................................................................... 189 2. Eo biển quốc tế ...................................................................................... 190 3. Vùng nước quần đảo ............................................................................. 192 CHƯƠNG VIII: LUẬT NGOẠI GIAO VÀ LÃNH SỰ ............................. 195 I. Khái niệm .................................................................................................... 195 1. Định nghĩa .............................................................................................. 195 2. Nguồn của luật ngoại giao và lãnh sự.................................................. 195 3. Các nguyên tắc của luật ngoại giao và lãnh sự................................... 196 II. Cơ quan đại diện ngoại giao ..................................................................... 198 1. Khái niệm ............................................................................................... 198 2. Thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao ...................................... 199 3. Quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao .................................................. 201 4. Nghĩa vụ của cơ quan đại diện ngoại giao và thành viên của cơ quan . 205 III. CƠ QUAN LÃNH SỰ ............................................................................. 206 1. Khái niệm ............................................................................................... 206 2. Thành viên của cơ quan lãnh sự .......................................................... 207 IV. PHÁI ĐOÀN ĐẠI DIỆN CỦA QUỐC GIA TẠI TỔ CHỨC QUỐC TẾ212 1. Khái niệm ............................................................................................... 212 2. Quyền ưu đãi và miễn trừ .................................................................... 213 CHƯƠNG IX : GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG LUẬT QUỐC TẾ216 I. Khái niệm .................................................................................................... 216 1. Định nghĩa .............................................................................................. 216 2. Phân loại tranh chấp quốc tế. .............................................................. 217 3. Nguyên tắc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế.................... 218 II. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp và các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp. ...................................................................................................... 219 1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp. .................................................... 219 3. Các biện pháp hoà bình giải quyết tranh chấp quốc tế ..................... 221 4. Các đảm bảo cho việc giải quyết tranh chấp trong Luật quốc tế ..... 234 III Các biện pháp báo phục .......................................................................... 235 1. Biện pháp trả đũa .................................................................................. 236 2. Biện pháp cấm vận ................................................................................ 237 CHƯƠNG X : TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ QUỐC TẾ ............................. 238 I. Khái niệm .................................................................................................... 238 1. Định nghĩa .............................................................................................. 238 2. Chủ thể của quan hệ trách nhiệm pháp lý quốc tế ............................ 240 3. Các hành vi làm phát sinh quan hệ trách nhiệm pháp lý quốc tế .... 241 II. Trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia ............................................. 244 1. Trách nhiệm pháp lý quốc tế chủ quan của quốc gia ........................ 244 2. Trách nhiệm pháp lý quốc tế khách quan của quốc gia.................... 250 III. Trách nhiệm pháp lý quốc tế của tổ chức quốc tế liên chính phủ ...... 252 1. Căn cứ xác định trách nhiệm pháp lý của tổ chức quốc tế ............... 253 2. Hình thức thực hiện trách nhiệm pháp lý của tổ chức quốc tế ........ 254 IV Trách nhiệm hình sự quốc tế đối với tội ác quốc tế ............................... 255 1. Định nghĩa tội ác quốc tế ...................................................................... 255 2. Trách nhiệm hình sự quốc tế của cá nhân .......................................... 256 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 259 LỜI NÓI ĐẦU Kiến thức về luật quốc tế trở nên đặc biệt cần thiết trong bối cảnh hiện nay, khi Việt Nam đang tích cực chủ động hội nhập trong rất nhiều lĩnh vực. Cuốn giáo trình Công pháp quốc tế (Luật quốc tế) năm 2019 được biên soạn nhằm phục vụ việc triển khai chương trình đào tạo cử nhân ngành luật và cử nhân ngành luật quốc tế của Trường Đại học Mở Hà nội. Môn học Công pháp quốc tế hiện được cơ cấu gồm 3 tín chỉ. Vì vậy, các vấn đề được chọn để đưa vào nội dung giáo trình phục vụ giảng dạy, học tập cũng được xem xét, rút gọn đáng kể so với giáo trình Luật quốc tế của Đại học Mở Hà Nội trước đây cũng như của các cơ sở đào tạo luật khác ở Việt nam. Đồng thời, Đại học Mở Hà nội cũng đang tiếp tục triển khai việc biên soạn hệ thống học liệu cho các môn học thuộc hệ thống Luật quốc tế như Luật hình sự quốc tế, Luật tổ chức quốc tế… Giáo trình Công pháp quốc tế năm 2019 được biên soạn nhằm cung cấp cho người học và những người quan tâm những kiến thức lý luận cốt lõi cũng như một số ngành luật, chế định pháp luật cơ bản của luật quốc tế, từ đó có thể tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu các lĩnh vực khác của Luật quốc tế. Do tính chất phức tạp, phạm vi rất rộng của các vấn đề thuộc hệ thống pháp luật quốc tế cũng như những tác động trực tiếp của quan hệ quốc tế hiện đại đối với việc xây dựng và thực thi pháp luật quốc tế nên mặc dù rất cố gắng, nhưng chắc chắn giáo trình Công pháp quốc tế cũng không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Tập thể tác giả mong nhận được những nhận xét, góp ý của những người quan tâm để giáo trình Công pháp quốc tế có thể hoàn thiện hơn nữa . 1 CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA CÔNG PHÁP QUỐC TẾ I.Khái niệm luật quốc tế 1. Định nghĩa luật quốc tế Lịch sử hình thành và phát triển của xã hội loài người gắn liền với sự xuất hiện và thay đổi có tính kế thừa các cơ cấu tổ chức xã hội cộng đồng, khởi đầu là chế độ công xã nguyên thủy. Cùng với thời gian, các quốc gia và quan hệ liên quốc gia đã xuất hiện với tất cả sự đa dạng và phức tạp của nó. Quốc gia – hạt nhân chủ yếu của quan hệ quốc tế với những đặc trưng điển hình là lãnh thổ xác định, dân cư thường xuyên, chính phủ, khả năng tham gia vào các quan hệ với các quốc gia khác đã ngày càng gia tăng về số lượng cũng như có nhiều thay đổi về cơ cấu, tổ chức và thể chế. Cùng với đó là sự phát triển mối quan hệ giữa các quốc gia, cả về hình thức lẫn nội dung đã dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của pháp luật quốc tế. Có thể nói các quan hệ quốc tế về kinh tế, chính trị, quân sự và các vấn đề khác là tiền đề xây dựng và phát triển pháp luật quốc tế và sau đó là sự tác động ảnh hưởng của pháp luật quốc tế đối với các quan hệ theo cả hai chiều; tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chúng hoặc hạn chế sự tiêu cực của các quan hệ này. Trong mỗi giai đoạn lịch sử phát triển, pháp luật quốc tế đều phản ánh khách quan các yếu tố phát triển xã hội. Tuy nhiên, trong công pháp quốc tế (luật quốc tế), cho dù không thể phủ nhận vai trò quan trọng có tính quyết định của các quốc gia trong đời sống quốc tế, nhưng các chủ thể khác như tổ chức quốc tế liên chính phủ hay dân tộc đấu tranh giành quyền tự quyết cũng thể hiện vai trò và vị thế đặc biệt trong quan hệ quốc tế toàn cầu, khu vực cũng như song phương. Mối quan hệ giữa quốc gia và các chủ thể này, cũng như mối quan hệ giữa chúng với nhau cũng được điều chỉnh bằng các qui phạm pháp luật và các qui phạm này không thể chỉ là qui phạm luật quốc gia. Trong khoa học luật quốc tế đã xuất hiện và tồn tại nhiều định nghĩa khác nhau về luật quốc tế (công pháp quốc tế). Tuy nhiên, căn cứ vào đặc trưng của luật quốc tế, có thể định nghĩa về luật quốc tế như sau: Luật quốc tế (công pháp quốc tế) là hệ thống pháp luật độc lập bao gồm tổng thể các 2 nguyên tắc, quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các quốc gia, các chủ thể khác của luật quốc tế trong các lĩnh vực của đời sống quốc tế. Như vậy, luật quốc tế được khẳng định là một hệ thống pháp luật, tồn tại một cách khách quan trong một tổng thể của các thành phần ràng buộc, liên kết bên trong với nhau như: các nguyên tắc được công nhận chung của luật quốc tế, các qui phạm điều ước và tập quán quốc tế, các ngành luật và chế định luật quốc tế. Trong lý luận luật quốc tế, đã có sự phân biệt rõ giữa ngành và chế định luật quốc tế. Theo các học giả luật quốc tế, ngành luật quốc tế được xác định là tổng thể các qui phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ giữa các chủ thể luật quốc tế với nhau trong một lĩnh vực quan hệ cụ thể mà lĩnh vực này đã xác lập đối tượng điều chỉnh đặc thù (chuyên biệt) của luật quốc tế, đồng thời có mức độ pháp điển hóa toàn cầu một cách sâu rộng, cũng như có các nguyên tắc đặc trưng đối với lĩnh vực quan hệ pháp luật cụ thể này. Còn chế định luật quốc tế được hiểu là nhóm các nguyên tắc, các qui phạm pháp luật điều chỉnh một lĩnh vực cụ thể của quan hệ pháp luật, như chế định công nhận quốc gia, chế định trách nhiệm pháp lý quốc tế…1 Ngành luật và chế định pháp luật quốc tế là những bộ phận cơ bản không thể tách rời của hệ thống luật quốc tế. Bên cạnh đó, khi nghiên cứu luật quốc tế, cần phân biệt và không được đồng nhất hệ thống luật quốc tế với khoa học luật quốc tế. Luật quốc tế là một hiện tượng xã hội tồn tại một cách khách quan, còn khoa học luật quốc tế là thành quả khoa học trong nghiên cứu của các học giả, hay nhóm chuyên gia về luật quốc tế, là luật quốc tế được hiểu, được đánh giá và trình bày từ góc độ chủ quan của các học giả này. Từ góc độ lý luận cũng như thực tiễn, việc phân biệt giữa công pháp quốc tế (luật quốc tế) với tư pháp quốc tế là rất cần thiết. Hiện nay có hai quan điểm học thuật về vấn đề này, quan điểm thứ nhất cho rằng công pháp quốc tế và tư pháp quốc tế là hai ngành của một hệ thống luật quốc tế thống nhất, còn quan điểm hai lại khẳng định: tư pháp quốc tế là ngành luật nằm trong hệ thống luật quốc gia. Cho dù còn chưa có sự thống nhất về quan điểm, nhưng thực tế đã 1 Luật quốc tế, MGIMO, NXB Quan hệ quốc tế, Moscow 2007, trang 27. 3 chỉ rõ mối quan hệ tương tác phức tạp giữa các qui phạm công pháp và tư pháp quốc tế, sự chuyển dịch quan hệ pháp luật từ lĩnh vực tư pháp quốc tế thành quan hệ công pháp quốc tế không phải là ít, như quyền của mỗi cá nhân được bảo hộ ngoại giao các quyền và lợi ích của mình, các nguyên tắc cơ bản trong công pháp và tư pháp quốc tế; quá trình phát triển việc pháp điển hóa các qui phạm tư pháp quốc tế vào trong các điều ước quốc tế song phương và đa phương…. 2. Chức năng của luật quốc tế Trong thế giới đương đại, luật quốc tế có những nhiệm vụ quan trọng và cơ bản như sau: duy trì hòa bình và an ninh quốc tế; đảm bảo sự chung sống hòa bình và ổn định giữa các quốc gia và các dân tộc; đảm bảo sự phát triển tiến bộ các loại hình quan hệ xã hội trên phạm vi toàn cầu; thúc đẩy sự tăng trưởng của các nền kinh tế, qua đó góp phần nâng cao đời sống và xóa bỏ dần sự cách biệt về mọi mặt giữa các nước phát triển với nhóm nước đang phát triển, kém phát triển, và chậm phát triển. Dựa trên cơ sở các nhiệm vụ này và đánh gia từ góc độ của mỗi quốc gia đối với tác động luật quốc tế trong quan hệ đối nội cũng như đối ngoại của mình, khoa học luật quốc tế xác định hai chức năng cơ bản sau của luật quốc tế: + Chức năng điều chỉnh quan hệ đối ngoại, đây là chức năng có tính truyền thống và bao gồm các vấn đề được điều chỉnh tương đối rộng và đa dạng như: xác định địa vị pháp lý của chủ thể luật quốc tế qua việc qui định các quyền, nghĩa vụ cụ thể của các loại chủ thể; các nguyên tắc xử sự chung quan trọng nhất trong quan hệ quốc tế; điều chỉnh các vấn đề hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực hoạt động của cộng đồng quốc tế, như kinh tế tài chính, quốc phòng, ngoại giao, văn hóa… các vấn đề trong trình tự xác lập biên giới và lãnh thổ quốc gia… + Chức năng điều chỉnh quan hệ đối nội được thể hiện thông qua tác động của luật quốc tế lên quan hệ đối nội của quốc gia, đảm bảo điều chỉnh các quan hệ này hình thành và diễn tiến với nội dung phù hợp với các chuẩn mực quốc tế mà quốc gia đã cam kết. Thông qua chức năng này, quốc gia phải hiệu chỉnh lại 4 quan hệ đối nội cho phù hợp bằng các biện pháp áp dụng trực tiếp hoặc chuyển hóa các qui phạm luật quốc tế đảm bảo sự hài hòa giữa luật quốc tế và luật quốc gia. Trong thực tế, việc thực hiện chức năng này của luật quốc tế góp phần làm cho hệ thống luật trong nước ngày càng hoàn thiện hơn. Mặt khác, tiếp cận từ góc độ tác động của luật quốc tế đối với các quan hệ quốc tế thuộc phạm vi điều chỉnh của mình thì luật quốc tế được xác định có các chức năng như sau: + Chức năng điều phối (phối hợp) được thực hiện qua việc luật quốc tế ấn định những chuẩn mực, tiêu chuẩn quốc tế chung được chấp nhận rộng rãi nhất cho các quốc gia trong các lĩnh vực khác nhau của quan hệ tương tác giữa chúng, như các qui định sử dụng tần số vô tuyến cho phép tránh được sự nhiễu âm trong thông tin liên lạc; các quy định trong vận chuyển hàng không dân dụng, các quyền cơ bản của con người… + Chức năng điều chỉnh của luật quốc tế được thể hiện trong việc các quốc gia thiết lập các qui tắc xử sự rõ ràng trong các lĩnh vực tác động qua lại tương ứng, mà nếu không có các qui tắc như vậy sẽ không có sự tồn tại và phát triển giữa các quốc gia như trình tự, thủ tục thiết lập và chấm dứt quan hệ ngoại giao, lãnh sự… + Chức năng bảo vệ của luật quốc tế được thực hiện bằng cách xây dựng và thực thi, tuân thủ các qui phạm cảnh báo các quốc gia cần tuân thủ, chấp hành các nghĩa vụ quốc tế, như các qui định về trách nhiệm pháp lý quốc tế hoặc các cơ chế giám sát việc tuân thủ điều ước quốc tế; bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia, như quyền tự về hợp pháp; thiết lập các hệ thống liên minh quân sự, nghiêm cấm việc chế tạo hoặc sử dụng một số loại vũ khí…2 Lịch sử phát triển xã hội loài người và thực tiễn của đời sống quốc tế cũng đã khẳng định, các chức năng của luật quốc tế có thể thay đổi theo thời gian và không gian do sự tác động của các yếu tố kinh tế, chính trị, ngoại giao. 2 Luật quốc tế, MGIMO, NXB Quan hệ quốc tế, Moscow 2007, trang 21. 5 3. Quy phạm pháp luật quốc tế a. Khái niệm Quy phạm pháp luật quốc tế thường được xác định là các quy tắc xử sự được xây dựng hoặc thừa nhận có hiệu lực pháp luật đối với các chủ thể luật quốc tế trong quá trình tham gia vào quan hệ quốc tế. Về nguyên tắc, quy phạm pháp luật quốc tế được các chủ thể luật quốc tế thoả thuận xây dựng nên, vì vậy chúng chỉ có hiệu lực đối với các bên hữu quan. Bên cạnh các quy phạm có tính phổ cập giành cho tất cả các chủ thể (thường là các quy phạm quốc tế đa phương toàn cầu), còn tồn tại các quy phạm có tính chất khu vực, chỉ có hiệu lực đối với một nhóm quốc gia (như quy định về thương mại quốc tế của Liên minh Châu âu chỉ có hiệu lực đối với 28 quốc gia thành viên) hoặc các điều ước song phương chỉ có giá trị hiệu lực đối với 2 chủ thể hữu quan. Tính chất của quy phạm pháp luật quốc tế được thể hiện rất rõ trong các điều ước quốc tế, bởi vì điều ước quốc tế chỉ có hiệu lực đối với các quốc gia là thành viên của điều ước quốc tế. Tính ràng buộc của quy phạm luật quốc tế là đặc điểm quan trọng để phân biệt quy phạm pháp luật quốc tế với các quy phạm xã hội khác cùng tồn tại trong đời sống của cộng đồng quốc tế như quy phạm chính trị hay quy phạm đạo đức quốc tế. Tính chất quan trọng này của quy phạm luật quốc tế còn được khẳng định thông qua các biện pháp chế tài được quy định trong luật quốc tế. Các biện pháp chế tài sẽ được áp dụng đối với các chủ thể luật quốc tế có hành vi xâm hại tới các nguyên tắc và quy định pháp luật quốc tế. Ví dụ Irac đã bị áp dụng biện pháp chế tài trong thời kỳ cuối thế kỷ XX, do các hành vi vi phạm luật quốc tế của mình. Các biện pháp chế tài được thực hiện rất khác nhau phụ thuộc vào hoàn cảnh thực tế. Các quốc gia có thể tự mình áp dụng biện pháp trừng phạt quốc gia có hành vi vi phạm luật quốc tế, gây ra thiệt hại vật chất hoặc tinh thần cho mình. Ngoài ra, việc sử dụng các biện pháp chế tài cũng có thể được thực hiện thông qua tổ chức quốc tế có thẩm quyền, như Liên hợp quốc trong việc áp dụng các biện pháp trừng phạt Iran trong thập niên đầu của thế kỷ XXI. Hiện nay, thực tiễn quan hệ quốc tế đã cho thấy, cộng đồng quốc tế có khuynh hướng 6 mở rộng phạm vi áp dụng biện pháp cưỡng chế thông qua các tổ chức quốc tế, đồng thời hạn chế việc trừng phạt do các quốc gia riêng lẻ thực hiện. Khuynh hướng này nhằm đảm bảo tính hiệu quả của quy phạm luật quốc tế được tập trung hơn và đồng thời nâng cao giá trị pháp lý của quy phạm luật quốc tế. b. Phân loại quy phạm luật quốc tế Việc phân loại quy phạm pháp luật quốc tế được thực hiện dựa trên các tiêu chí khác nhau. Thứ nhất, căn cứ vào tiêu chí phạm vi hiệu lực của quy phạm pháp luật Quy phạm luật quốc tế được chia làm quy phạm phổ cập, quy phạm khu vực và quy phạm song phương. Quy phạm phổ cập là loại quy phạm có hiệu lực ràng buộc đối với tất cả các quốc gia, thường loại quy phạm này là quy phạm tập quán quốc tế. Quy phạm có tính khu vực chỉ có hiệu lực chỉ đối với một số quốc gia có mối quan hệ gần gũi về địa lý, về ý thức hệ và chế độ xã hội, hay cùng chung quyền và lợi ích. Thuật ngữ “khu vực” chỉ được sử dụng với tính chất quy ước, ví dụ như ASEAN là tổ chức quốc tế khu vực, các quy phạm luật quốc tế của ASEAN chỉ có hiệu lực đối với 10 quốc gia thành viên ASEAN. Bên cạnh đó, các quốc gia cũng có thể thoả thuận xây dựng các quy phạm luật quốc tế về việc đánh bắt hải sản ở một khu vực biển nào đó, hoặc bảo vệ môi trường ở sông quốc tế như sông Đanuyp, sông Ranh. Các quy phạm này có tính khu vực, vì chỉ có hiệu lực đối với các quốc gia cam kết vì quyền và lợi ích chung giữa các quốc gia này. Nhóm quy phạm song phương chỉ có hiệu lực đối với hai chủ thể luật quốc tế đã ký kết các điều ước quốc tế song phương, loại quy phạm này tồn tại trong các điều ước quốc tế song phương về thương mại, văn hoá, ngoại giao, lãnh sự, tương trợ tư pháp, dẫn độ... Một chủ thể luật quốc tế có thể bị ràng buộc bởi quy phạm luật quốc tế đa phương toàn cầu, đa phương khu vực hoặc song phương về cùng một lĩnh vực của quan hệ quốc tế, Trong trường hợp như vậy, nguyên tắc lex specialis derogat legi generali (luật riêng thay thế luật chung) sẽ được áp dụng để giải quyết trường hợp cụ thể nêu trên. 7 Thứ hai, căn cứ vào tiêu chí mức độ hiệu lực của quy phạm Quy phạm luật quốc tế được chia làm quy phạm mệnh lệnh có hiệu lực chung (quy phạm jus cogen) và quy phạm tuỳ nghi. Quy phạm Jus cogens là quy phạm đặc biệt của luật quốc tế, có hiệu lực cao hơn quy phạm tuỳ nghi, loại hình quy phạm này có hiệu lực tuyệt đối, các quốc gia không có quyền huỷ bỏ quy phạm này trong mối quan hệ giữa chúng. Quy phạm Jus cogens chỉ có thể bị thay đổi hoặc loại bỏ trên cơ sở thoả thuận của các chủ thể luật quốc tế, bởi vì chúng thể hiện quyền lợi của toàn thể cộng đồng quốc tế, quan điểm này đã được thể hiện trong điều 53 của Công ước Viên 1969 về luật điều ước quốc tế giữa các quốc gia. Việc xác định có bao nhiêu quy phạm Jus cogens trong luật quốc tế là vấn đề còn chưa được giải quyết, kể cả trong khuôn khổ Uỷ ban luật quốc tế của Liên hợp quốc, tuy nhiên cộng đồng quốc tế thừa nhận quy phạm jus cogens gồm: cấm chiến tranh xâm lược, không can thiệp vào công việc nội bộ, quyền dân tộc tự quyết, nghiêm cấm diệt chủng, không được giết hại tù binh chiến tranh và một số các quy phạm jus congens khác. Khác với quy phạm jus congens, quy phạm tuỳ nghi mặc dù cũng là quy phạm luật quốc tế, có hiệu lực ràng buộc đối với các chủ thể luật quốc tế, nhưng trong quá trình áp dụng các quy phạm tuỳ nghi, các chủ thể có liên quan của luật quốc tế có thể thay đổi nội dung để sử dụng nhưng với điều kiện sự thay đổi nội dung không được trái với các quy phạm jus cogens và không được gây thiệt hại cho các chủ thể khác của luật quốc tế. Về thứ bậc, quy phạm tuỳ nghi có hiệu lực thấp hơn so với quy phạm jus cogens. Quy phạm tuỳ nghi chỉ được coi là hợp pháp và có hiệu lực khi chúng có nội dung phù hợp với quy phạm jus cogens. Trong hệ thống luật quốc tế, loại hình quy phạm tuỳ nghi chiếm đại đa số. Có thể đưa ra một loạt các quy phạm tuỳ nghi hiện hành trong lĩnh vực luật biển, luật hàng không, luật kinh tế quốc tế... cũng như các ngành luật khác nằm trong hệ thống luật quốc tế. Ví dụ trong luật biển quốc tế có quy phạm quy định chiều rộng của các vùng biển như vùng lãnh hải, đặc quyền kinh tế..., trong Luật ngoại giao, lãnh sự có quy chế lãnh sự danh dự theo Công ước Viên năm 1963... 8 Thứ ba, căn cứ vào tiêu chí hình thức tồn tại, quy phạm luật quốc tế được phân chia thành quy phạm điều ước quốc tế và quy phạm tập quán quốc tế. Quy phạm điều ước quốc tế là quy phạm luật quốc tế được ghi trong điều ước quốc tế (quy phạm thành văn), quy phạm tập quán là quy phạm pháp luật thể hiện trong tập quán quốc tế (quy phạm bất thành văn). Về hiệu lực pháp luật, cả hai loại hình quy phạm này có hiệu lực ngang bằng nhau đối với các chủ thể luật quốc tế. Về nguyên tắc, quy phạm điều ước quốc tế có giá trị ràng buộc chỉ đối với các quốc gia tham gia điều ước, còn các quy phạm tập quán quốc tế (cụ thể là tập quán quốc tế đa phương toàn cầu) có hiệu lực bắt buộc đối với tất cả các quốc gia cũng như các chủ thể khác của luật quốc tế. 4. Các đặc trưng của luật quốc tế Từ góc độ so sánh với luật quốc gia, luật quốc tế có những đặc trưng khác biệt thể hiện bản chất pháp lý của hệ thống pháp luật này. Cơ sở lý luận và thực tiễn của sự khác biệt này là luật quốc tế điều chỉnh chủ yếu quan hệ giữa các quốc gia độc lập có chủ quyền, đây là những chủ thể hoàn toàn bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ pháp lý, nhưng đồng thời có sự phụ thuộc lẫn nhau. Trong quan hệ quốc tế, không thể tồn tại nguyên tắc quốc gia này thống trị, ra mệnh lệnh đối với quốc gia khác, không thể có bất kỳ quyền lực nào đứng trên quốc gia. Các đặc trưng của luật quốc tế gồm : a. Chủ thể của luật quốc tế Hiện nay, lý luận cũng như thực tiễn quốc tế đều thừa nhận rằng, chủ thể của luật quốc tế gồm: các quốc gia độc lập, có chủ quyền; các tổ chức quốc tế liên chính phủ; các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết. Vai trò, vị trí của mỗi chủ thể trong hệ thống chủ thể cũng như trong quan hệ quốc tế có sự khác nhau nhất định. Tuy nhiên, ở bất cứ giai đoạn phát triển nào của luật quốc tế, quốc gia đều là chủ thể cơ bản của luật quốc tế. Chính vì có các quốc gia, có quan hệ giữa các quốc gia nên mới có sự ra đời, tồn tại và phát triển của luật quốc tế. So với tổ chức quốc tế liên chính phủ và các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết, quốc gia là thực thể có đủ khả năng, điều kiện tham gia vào hầu hết các lĩnh vực hợp tác quốc tế. Ngoài ra, thực tiễn quốc tế còn thừa 9 nhận cho một vài thực thể như Toà thánh Va ti căng, Đài loan, Hông kông...có thể có quyền năng chủ thể luật quốc tế trong một số lĩnh vực nhất định như ký kết điều ước quốc tế, tham gia các tổ chức quốc tế.... b. Đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế Luật quốc tế có đối tượng điều chỉnh rất rộng. Các quan hệ xã hội phát sinh trong đời sống quốc tế giữa các chủ thể của luật quốc tế đều thuộc đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế. Về tính chất, các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế phải là quan hệ có tính chất liên quốc gia. Về nội dung, các quan hệ liên quốc gia này thuộc tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội...Sự mở rộng đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế như hiện nay chính là hệ quả tất yếu của xu thế quốc tế hoá nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống. Ranh giới giữa đối tượng điều chỉnh của luật quốc gia và luật quốc tế ngày càng bị thu hẹp lại. Nếu như trong luật quốc tế cũ, đối tượng điều chỉnh chủ yếu của luật quốc tế là quan hệ ngoại giao, quan hệ lãnh sự, quan hệ ký kết và thực hiện điều ước quốc tế trong lĩnh vực kinh tế thương mại... thì ngày nay, cùng với những thành tựu vượt bậc của khoa học kỹ thuật, nhu cầu của các quốc gia đã dẫn đến sự ra đời của nhiều văn bản pháp lý quốc tế điều chỉnh quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực như khai thác và sử dụng khoảng không vũ trụ, bảo vệ môi trường, lĩnh vực giải trừ quân bị, chống khủng bố quốc tế... c. Xây dựng luật quốc tế Luật quốc tế được xây dựng không phải dựa trên cơ sở quyền lực của một quốc gia hay của một quyền lực siêu quốc gia nào. Chính vì vậy, trong quá trình xây dựng luật quốc tế, hoàn toàn không tồn tại một cơ quan lập pháp quốc tế có tính chuyên trách theo đúng nghĩa đen của thuật ngữ này. Về nguyên tắc, tất cả các chủ thể Luật quốc tế đều có quyền tham gia bình đẳng, độc lập, tự nguyện, vào trong quá trình xây dựng luật quốc tế (điều ước quốc tế và tập quán quốc tế), chấp nhận quyền và nghĩa vụ pháp lý quốc tế phát sinh từ các quy phạm luật quốc tế thuộc lĩnh vực mà họ quan tâm. Như vậy, luật quốc tế có cơ chế xây dựng riêng biệt và khác hẳn so với cơ chế xây dựng luật quốc gia tại các nước trong cộng đồng quốc tế. 10 Luật quốc tế do các quốc gia và các chủ thể khác thoả thuận xây dựng nên dựa trên cơ sở phù hợp với nguyên tắc bình đẳng và tự nguyện. Sự đồng ý của các chủ thể này chính là cơ sở làm phát sinh hiệu lực ràng buộc của quy phạm luật quốc tế trong mối quan hệ với một quốc gia cụ thể. Sự đồng ý chấp thuận nêu trên của chủ thể luật quốc tế được thể hiện rất đa dạng, phong phú. Nó có thể được thực hiện một cách rõ ràng, công khai và chính thức như việc ký kết hoặc gia nhập các điều ước song phương hoặc đa phương hoặc mặc nhiên chấp nhận các quy tắc, hành vi xử sự nhất định (tập quán). Khía cạnh tích cực của cách thức xây dựng luật quốc tế là ở chỗ nếu lợi ích cơ bản của các bên liên quan đã được dung hoà, các quy phạm pháp luật quốc tế ra đời thì tính khả thi của chúng cũng được đảm bảo tối đa. Mặc dù không có thẩm quyền ban hành luật quốc tế, nhưng một số tổ chức quốc tế liên chính phủ và các quốc gia như Hoa kỳ, Nga…cũng có đóng góp không nhỏ trong việc đưa ra sáng kiến lập pháp quốc tế, bảo trợ cho các hoạt dộng xây dựng luật quốc tế d. Cưỡng chế trong luật quốc tế Bản chất của luật quốc tế là sự thoả thuận trước tiên và chủ yếu là giữa các quốc gia, sau đó là các chủ thể khác của luật quốc tế. Yếu tố cơ bản chi phối sự thoả thuận của các chủ thể chính là lợi ích trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế...Sự thoả thuận này xuyên suốt toàn bộ quá trình xây dựng, thực thi và tuân thủ luật quốc tế cũng như trong việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế để đảm bảo hiệu quả của luật quốc tế. Do vậy, vấn đề cưỡng chế trong luật quốc tế được hình thành và vận hành không giống như trong luật quốc gia. Trong luật quốc tế hoàn toàn không có bộ máy cưỡng chế tập trung mặc dù vẫn tồn tại các biện pháp cưỡng chế. Nhưng trong các trường hợp cần thiết, khi lợi ích hợp pháp của chủ thể luật quốc tế bị xâm hại thì biện pháp cưỡng chế thông qua hình thức riêng lẻ hoặc tập thể vẫn được tiến hành nhằm chấm dứt hành vi vi phạm, buộc bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại đã gây ra. Cùng với sự phát triển của luật quốc tế, việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế trong quan hệ quốc tế cũng thay đổi theo hướng dân chủ và tiến bộ hơn. Trong thời kỳ luật quốc tế cũ (từ năm 1917 trở về trước), chiến tranh đã từng 11 được công nhận là một trong các biện pháp cưỡng chế hợp pháp và được các quốc gia sử dụng trong quan hệ quốc tế. Nhưng hiện nay, trong luật quốc tế hiện đại, việc sử dụng chiến tranh như là biện pháp cưỡng chế đã bị lên án như là phương tiện thực hiện chính sách bành trướng và bị nghiêm cấm sử dụng. Trong khuôn khổ chức năng và thẩm quyền hoạt động của mình, Liên hợp quốc là tổ chức quốc tế sử dụng quyền thực hiện các biện pháp cưỡng chế trên cơ sở quyết định của Hội đồng bảo an – một trong các cơ quan chính của tổ chức quốc tế này đối với các chủ thể luật quốc tế đã có hành vi đe doạ hoà bình, vi phạm nghiêm trọng trật tự pháp lý quốc tế như tiến hành chiến tranh xâm lược, phân biệt chủng tộc... Phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm mà Hội đồng bảo an sẽ quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế vũ trang hoặc phi vũ trang... Có thể phân loại các biện pháp cưỡng chế thành các nhóm sau đây: - Biện pháp chính trị ngoại giao: thường là các hành vi tố cáo, lên án đối với chủ thể vi phạm, cắt đứt quan hệ ngoại giao, trục xuất viên chức ngoại giao, huỷ bỏ hoặc tạm đình chỉ quy chế thành viên tại tổ chức quốc tế... - Biện pháp kinh tế: Các biện pháp thuộc nhóm này nhìn chung rất đa dạng như phong toả kinh tế, cấm vận đường sắt, đường biển, tẩy chay hàng hoá...Chủ thể bị hại có thể tự mình hoặc cùng tham gia với các quốc gia khác sử dụng các biện pháp này trong việc trừng phạt quốc gia gây hại cho mình hoặc có hành vi vi phạm cam kết quốc tế. - Biện pháp quân sự : các biện pháp quân sự có thể được thực hiện thông qua hình thức riêng lẻ hoặc tập thể với những điều kiện chặt chẽ. Ví dụ: Quốc gia có thể sử dụng lực lượng vũ trang nhằm thực hiện quyền tự vệ hợp pháp của mình trong trường hợp bị xâm lược vũ trang. Có thể thấy, dù sử dụng biện pháp cưỡng chế nào thì chủ thể thực hiện cũng chính là chủ thể của luật quốc tế mà chủ yếu là bên bị hại. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, hiệu quả của cơ chế thực hiện các biện pháp cưỡng chế của luật quốc tế còn rất hạn chế, đặc biệt khi bên bị hại lại là quốc gia nhỏ, yếu, chưa có vị thế nhất định trong đời sống quốc tế. Mặt khác, các biện pháp cưỡng 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan