Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục phẩm chất nhân ái, khoan dung cho học sinh lớp 12 qua dạy học đọc hiểu ...

Tài liệu Giáo dục phẩm chất nhân ái, khoan dung cho học sinh lớp 12 qua dạy học đọc hiểu các tác phẩm văn xuôi sau năm 1975 (lv02359)

.PDF
111
303
128

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 NGUYỄN THỊ HƢƠNG GIÁO DỤC PHẨM CHẤT NHÂN ÁI, KHOAN DUNG CHO HỌC SINH LỚP 12 QUA DẠY HỌC ĐỌC HIỂU CÁC TÁC PHẨM VĂN XUÔI SAU NĂM 1975 Chuyên ngành: LL& PPDH Bộ môn Văn – Tiếng Việt Mã số: 60 14 01 11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Phạm Minh Diệu HÀ NỘI, 2017 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Phạm Minh Diệu đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Tôi cũng xin tỏ lòng biết ơn đến các thầy giáo, cô giáo, các em HS trường thực nghiệm đã nhiệt tình ủng hộ, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Hà Nội, ngày 17 tháng 7 năm 2017 Tác giả Nguyễn Thị Hƣơng LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự gi p đ cho việc thực hiện luận văn này đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả Nguyễn Thị Hƣơng MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu ........................................................................................ 2 3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 5 4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 6 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 6 6. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 6 7. Cấu tr c luận văn .......................................................................................... 7 NỘI DUNG ....................................................................................................... 8 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ................. 8 1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 8 1.1.1. Cơ sở Tâm lý - Giáo dục học .............................................................. 8 1.1.2. Cơ sở Ngữ văn................................................................................... 24 1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 32 1.2.1. Mục đích, nội dung dạy học lòng nhân ái, khoan dung trong CT Ngữ văn THPT ............................................................................................ 32 1.2.2. Khảo sát thực trạng giáo dục phẩm chất nhân ái, khoan dung trong CT Ngữ văn THPT ............................................................................. 34 CHƢƠNG 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP GIÁO DỤC PHẨM CHẤT NHÂN ÁI, KHOAN DUNG CHO HS LỚP 12 QUA DẠY HỌC ĐỌC HIỂU CÁC TÁC PHẨM VĂN XUÔI SAU 1975 ............. 42 2.1. Các nguyên tắc đề xuất mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp giáo dục lòng nhân ái, khoan dung cho HS lớp 12 thông qua dạy học các tác phẩm văn xuôi sau 1975............................................................................................ 42 2.1.1. Bám sát mục tiêu dạy học Ngữ văn ở THPT ..................................... 42 2.1.2. Đảm bảo nội dung kiến thức văn học trong việc giáo dục đạo đức ............................................................................................................... 43 2.1.3. Đảm bảo triển khai các lý thuyết dạy học hiện đại .......................... 43 2.1.4. Đảm bảo vận dụng các phương pháp, hình thức và kĩ thuật dạy học tích cực ................................................................................................. 43 2.2. Đề xuất mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp giáo dục phẩm chất nhân ái, khoan dung thông qua các tác phẩm văn xuôi Việt Nam sau 1975 ........... 43 2.2.1. Đề xuất mục tiêu dạy học chủ đề văn xuôi Việt Nam sau 1975 theo hướng phát triển phẩm chất nhân ái, khoan dung .............................. 43 2.2.2. Đề xuất nội dung dạy học chủ đề văn xuôi Việt Nam sau 1975 theo hướng phát triển phẩm chất nhân ái, khoan dung .............................. 44 2.2.3. Đề xuất phương pháp, hình thức tổ chức và kĩ thuật dạy học chủ đề văn xuôi Việt Nam sau 1975 theo hướng phát triển phẩm chất nhân ái, khoan dung ............................................................................................. 46 CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ................................................... 73 3.1. Mục đích, đối tƣợng, nội dung và địa bàn thực nghiệm .......................... 73 3.1.1. Mục đích thực nghiệm ....................................................................... 73 3.1.2. Đối tượng thực nghiệm ..................................................................... 73 3.1.3. Các nội dung chính của thực nghiệm ............................................... 73 3.1.4. Số lượng tham gia, địa điểm, thời gian thực nghiệm ........................ 73 3.2. Phƣơng pháp và quy trình thực nghiệm ................................................... 74 3.2.1. Phương pháp thực nghiệm ................................................................ 74 3.2.2. Quy trình thực nghiệm ...................................................................... 74 3.3. Những công việc cụ thể và kết quả của thực nghiệm ............................. 75 3.3.1. Những công việc cụ thể của thực nghiệm ......................................... 75 3.3.2. Kết quả của thực nghiệm .................................................................. 88 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 95 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 98 KÍ HIỆU VIẾT TẮT BT Bài tập CT Chƣơng trình DHDA Dạy học theo dự án GV Giáo viên HĐ Hoạt động HS Học sinh KQHT Kết quả học tập NXB Nhà xuất bản PPDH Phƣơng pháp dạy học SGK Sách giáo khoa SGV Sách giáo viên THPT Trung học phổ thông VD Ví dụ DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng 1.1. Số liệu thể hiện thực trạng giảng dạy của GV ................................ 36 Bảng 1.2. Số liệu thể hiện thực trạng HS tiếp nhận phẩm chất nhân ái, khoan dung trong môn học Ngữ văn .............................................. 37 Bảng 2.3. Kĩ thuật “Bản đồ tƣ duy” ................................................................ 65 Bảng 3.1. Các lớp GV và HS tham gia thực nghiệm đối chứng ..................... 74 Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả dạy học theo quy trình thực nghiệm .................. 89 Bảng 3.3. Đối chứng kết quả dạy học trong thực nghiệm .............................. 90 Biểu đồ 3.1. So sánh kết quả thực nghiệm và đối chứng ................................ 90 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Phẩm chất nhân ái, khoan dung là một nhóm trong những phẩm chất cốt lõi cần đƣợc hình thành và phát triển cho HS theo Dự thảo CT phổ thông tổng thể sau 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Giáo dục phẩm chất nhân ái, khoan dung hay còn gọi là “giáo dục chủ nghĩa nhân đạo” cũng là mục đích xuyên suốt quá trình dạy học trong nhà trƣờng phổ thông nói chung và trong dạy học môn Ngữ văn nói riêng. Từ xƣa, nhân ái, khoan dung đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, và hiện nay truyền thống đó vẫn đƣợc tồn tại và phát triển trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Thế nhƣng trong những năm qua, bên cạnh những tấm gƣơng về “ngƣời tốt việc tốt”, “thƣơng ngƣời nhƣ thể thƣơng thân”,... mặc dù nhà trƣờng đã rất quan tâm đến việc giáo dục phẩm chất nhân ái, khoan dung cho HS, nhƣng kết quả thì vẫn có không ít những hiện tƣợng giảm s t lòng nhân đạo trong lớp trẻ và trong toàn xã hội mà dƣ luận đã và đang liên tiếp báo động. 1.2. Thực hiện Nghị quyết 29/NQ-TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng về “đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo”, “CT giáo dục phổ thông tổng thể sau 2015” đƣợc Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất đã nêu ra các phẩm chất và năng lực cốt lõi cần hình thành và phát triển cho HS. Tất cả các môn học ở trƣờng phổ thông đều phải hƣớng tới mục tiêu hình thành phẩm chất này cho HS, trong đó, môn Ngữ văn là một trong các môn học có vai trò chính yếu. Để đảm đƣơng vai trò chính yếu đó, cần x c tiến việc nghiên cứu các giá trị liên quan đến phẩm chất nhân ái, khoan để xác định mục tiêu, nội dung và PPDH trong từng bộ môn có liên quan, đặc biệt là với phân môn Văn học. 2 1.3. Văn học Việt Nam sau 1975 có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành phẩm chất, nhân cách, giáo dục các giá trị nhân văn cho HS. Đó là do văn học giai đoạn này gần với đặc điểm tâm lý của HS thời kỳ hiện tại; nó cũng chứa đựng các nội dung phù hợp với mục tiêu đào tạo thế hệ công dân thời kỳ sau chiến tranh, đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nƣớc trong thời kỳ mới. Trong văn học Việt Nam giai đoạn sau 1975, văn xuôi (gồm truyện và ký) có vị trí quan trọng, vì ch ng có nhiều thành tựu hơn thơ và kịch. Cho nên, tập trung nghiên cứu việc giáo dục các giá trị nhân văn cho HS, đặc biệt là phẩm chất nhân ái, khoan dung, là một nhiệm vụ khoa học quan trọng và thiết thực. Vì những lí do trên, ch ng tôi chọn đề tài “Giáo dục phẩm chất nhân ái, khoan dung cho HS lớp 12 qua dạy học đọc hiểu các tác phẩm văn xuôi sau 1975” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu Bàn về vai trò và ý nghĩa của văn học, nhà văn nổi tiếng Đaghestan, Gamzatov từng cho rằng, “cốt lõi của văn học là lòng nhân ái”. Lòng nhân ái, khoan dung hay lòng yêu thƣơng con ngƣời là một trong những nội dung sâu đậm của văn học, có tính chất truyền thống của văn học từ xƣa đến nay. Đó chính là chủ nghĩa nhân đạo trong văn học. Bàn về vấn đề này, các công trình lớn của Việt Nam đã nghiên cứu khá toàn diện và sâu sắc. Các tác giả Phƣơng Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà, La Khắc Hòa, Thành Thế Thái Bình đã chỉ rõ: Tác phẩm văn học chân chính là nơi nuôi dƣ ng cảm x c thẩm mĩ của con ngƣời, nơi gìn giữ và phát triển chất nghệ sĩ vốn có trong mỗi tâm hồn, khơi dậy và tiếp x c cho những rung động về cái đẹp, nơi giữ cho tâm hồn con ngƣời không chai sạn đi mà luôn luôn mới mẻ, nhạy cảm với vẻ đẹp của từng chiếc lá, từng giọt sƣơng, 3 một ánh trăng, một tia nắng, và do đó mà cũng không bao giờ nguội lạnh, thờ ơ với số phận con ngƣời, luôn luôn căm phẫn, đau đớn, xót xa vì cái xấu, cái ác và thiết tha yêu thƣơng, hƣớng về cái tốt, cái đẹp [20, tr.178] Trong giáo trình Lý luận văn học của tác giả Hà Minh Đức (Chủ biên) đã viết về vai trò của văn học trong việc giáo dục phẩm chất tốt đẹp cho HS. Các tác giả đã chỉ ra rằng: trong đời sống con ngƣời, “văn học từ lâu đã trở thành một nhu cầu tinh thần không thể thiếu” [9, tr. 66]. “Văn học gi p con ngƣời đƣợc vui buồn, yêu, ghét nhiều hơn, làm cho tâm hồn họ phong ph hơn. Đến với văn học là đến với niềm an ủi, sự khích lệ động viên, đến với những ƣớc mơ, hi vọng. Văn học không chỉ là một nguồn tri thức xã hội – nhân văn quý giá, mà còn là nguồn năng lƣợng tinh thần lớn lao, có ý nghĩa cổ vũ, tiếp sức cho con ngƣời trong cuộc sống” [9, tr.67-68]. SGK Ngữ văn 12, tập hai đã chỉ rõ: “Giá trị văn học là sản phẩm kết tinh từ quá trình văn học, đáp ứng những nhu cầu khác nhau của cuộc sống con ngƣời, tác động sâu sắc tới cuộc sống và con ngƣời. Tác phẩm văn học bao gồm ba giá trị cơ bản: Giá trị nhận thức; Giá trị giáo dục; Giá trị thẩm mĩ” [18, tr.184]. “Giá trị giáo dục của văn học biểu hiện ở khả năng đem đến cho con ngƣời những bài học quý giá về lẽ sống để họ tự rèn luyện bản thân mình ngày một tốt đẹp hơn. Văn học gi p con ngƣời biết yêu ghét đ ng đắn, làm cho tâm hồn con ngƣời trở nên lành mạnh, trong sáng, cao thƣợng và ngày càng hoàn thiện về đạo đức” [18, tr.185]. Có lẽ bởi vì con ngƣời không chỉ có nhu cầu hiểu biết mà còn có nhu cầu hƣớng thiện, con ngƣời luôn khao khát một cuộc sống tốt lành, chan hòa tình yêu thƣơng giữa ngƣời với ngƣời; mặt khác còn bởi vì trong khi phản ánh hiện thực, dù trực tiếp hay gián tiếp bao giờ nhà văn cũng bộc lộ một thái độ tƣ tƣởng – tình cảm, một sự nhận xét đánh giá của mình, … tất cả đều ít nhiều tác động đến ngƣời đọc và đó cũng chính là giáo dục. Văn học chính là một 4 phƣơng tiện hiệu nghiệm để tạo nên ở con ngƣời tất cả những gì mang tính nhân đạo chân chính. Với khả năng ấy, văn học không chỉ góp phần hoàn thiện bản thân con ngƣời, mà còn hƣớng họ tới những hành động cụ thể, thiết thực, vì một cuộc đời ngày càng tốt đẹp hơn. Trong giáo trình Văn học Việt Nam (thề kỉ X – nửa đầu thế kỉ XVIII) của tác giả Đinh Gia Khánh (Chủ biên) đã khái quát về giá trị nhân đạo của tác phẩm văn học Việt Nam: “Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học luôn gắn liền với chủ nghĩa yêu nƣớc, bởi vì khi khẳng định giá trị của con ngƣời trong việc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc thì các tác giả cũng đồng thời thể hiện niềm tin tƣởng ở phẩm chất và khả năng của dân tộc” [15, tr.101]. “Chủ nghĩa yêu nƣớc trong văn học gắn với tƣ tƣởng nhân nghĩa. Nhân nghĩa về thực chất chính là chủ nghĩa nhân đạo của dân tộc ta mà nội dung là coi trọng con ngƣời, coi trọng nhân dân, coi trọng sự nhân ái giữa ngƣời với ngƣời, coi trọng sự hòa hiếu giữa dân tộc và dân tộc” [15, tr.240-241]. Tác giả Nguyễn Lộc trong Giáo trình Văn học Việt Nam (Nửa cuối thế kỉ XVIII - hết thế kỷ XIX) cho rằng, sự phát hiện hƣớng vào con ngƣời, đƣa con ngƣời lên hàng đầu trong nhận thức của văn học thời kì này đã làm cho văn học gắn với đời sống hơn. Không đắm mình trong thiên nhiên, không bàn nhiều đến triết lí đạo đức, mà đi sâu vào nỗi khổ và niềm vui của con ngƣời, gắn bó với đau thƣơng và hạnh ph c của cuộc đời [16, tr. 590]. Xuyên suốt các tác phẩm văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1975 khi viết về giá trị nhân đạo thƣờng hƣớng tới con ngƣời, vì con ngƣời. Biểu hiện cụ thể là: cảm thông với những số phận bất hạnh; trân trọng và ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của con ngƣời; phê phán, tố cáo những thế lực chà đạp lên quyền sống của con ngƣời; hƣớng con ngƣời tới một tƣơng lai tốt đẹp. Văn học Việt Nam sau 1975 đƣợc gọi là văn học hậu chiến, thƣờng khai thác những chủ đề mà trong chiến tranh, ngƣời ta không có điều kiện để nói 5 hết. Đó là tấm lòng chung thủy mỏi mòn đến hóa thành đá của những ngƣời vợ chờ chồng trong Hai người đàn bà xóm Trại của Nguyễn Quang Thiều, Hoa gạo tháng ba của Trần Thanh Cảnh, Tình yêu một đời của Nguyễn Ngọc Chụ,... Đó là những bi kịch của những ngƣời vợ, ngƣời mẹ liệt sĩ trong Nắng chiều của Thụy Anh, Đất ấm của Đỗ Văn Nhâm, Bến trần gian của Lƣu Sơn Minh, Thanh minh trời trong sáng của Ma Văn Kháng, Mười ba bến nước của Sƣơng Nguyệt Minh, Người đàn bà sau chiến tranh của Từ Nguyên Tĩnh, Xưa kia chị đẹp nhất làng của Tạ Duy Anh, v.v... Giá trị nhân đạo trong tác phẩm văn học Việt Nam nói chung và lòng nhân ái, khoan dung nói riêng luôn thƣờng trực trong mỗi tác phẩm. Trong dạy học tác phẩm văn chƣơng thì trọng tâm là gi p HS khai thác, phát hiện, đánh giá các tầng ý nghĩa trong tác phẩm, để từ đó hình thành và điều chỉnh nhân cách của mình. Bởi vậy ch ng tôi sẽ tiếp thu các ý kiến, nhận định của các tác giả đi trƣớc đã trình bày trên đây và tìm hƣớng chuyển hóa các giá trị đó đến đƣợc với HS. Ở đề tài này, ch ng tôi sẽ tập trung nghiên cứu vấn đề đƣa ra đƣợc một số hình thức, phƣơng pháp, kỹ thuật dạy học cụ thể để giáo dục phẩm chất nhân ái, khoan dung cho HS lớp 12 qua các tác phẩm văn xuôi Việt Nam sau 1975. 3. Mục đích nghiên cứu Đề tài này nghiên cứu lòng nhân ái, khoan dung trong CT và SGK nhằm đƣa ra đƣợc một số giải pháp để giáo dục các phẩm chất nhân ái, khoan dung cho HS lớp 12 qua các tác phẩm văn xuôi Việt Nam sau 1975. Đây cũng là mục đích thiết thực nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học môn Ngữ văn ở bậc THPT, góp phần thực hiện đề án đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam. 6 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu cơ sở lý luận của việc giáo dục phẩm chất nhân ái, khoan dung. - Tìm hiểu thực trạng dạy và học các tác phẩm văn xuôi sau 1975 ở trƣờng THPT hiện nay. - Đề xuất các biện pháp hình thành và phát triển phẩm chất nhân ái, khoan dung cho HS qua dạy học văn xuôi Việt Nam sau 1975. - Dạy học thực nghiệm một số tác phẩm văn xuôi sau năm 1975 theo hƣớng phát triển phẩm chất nhân ái, khoan dung cho HS. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài chọn đối tƣợng nghiên cứu là quá trình dạy học đọc hiểu các tác phẩm văn xuôi Việt Nam sau năm 1975. 5.2 Phạm vi nghiên cứu Trong CT giáo dục, đã có rất nhiều hình thức, môn học nhằm giáo dục phẩm chất đạo đức cho HS nhƣ môn Giáo dục công dân, Lịch sử,… tất cả các môn học này ngoài việc cung cấp kiến thức cho HS thì thông qua đó phải coi trọng và đặt lên hàng đầu nhiệm vụ giáo dục các phẩm chất đạo đức cho HS. Để thực hiện tốt nhiệm vụ ấy cần có sự kết hợp chặt chẽ với nhau, biện chứng với nhau hƣớng tới một mục đích chung cuối cùng là giáo dưỡng, giáo dục và phát triển toàn diện nhân cách cho HS. Trong phạm vi đề tài này, ch ng tôi chỉ đề cập đến vấn đề giáo dục phẩm chất nhân ái, khoan dung cho HS lớp 12 thông qua hoạt động dạy học đọc hiểu một số tác phẩm văn xuôi sau năm 1975 trong CT Ngữ văn 12. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các nhóm phƣơng pháp sau: 7 6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết Đây là các phƣơng pháp phân tích, so sánh, tổng hợp đƣợc sử dụng để giải quyết các vấn đề lí thuyết, làm cơ sở lí luận cho đề tài. 6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn, gồm: - Phƣơng pháp điều tra - khảo sát: đƣợc sử dụng để khảo sát thực trạng dạy học bằng phiếu điều tra GV và HS. - Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm: sử dụng để thiết kế giáo án và thực nghiệm sƣ phạm nhằm đánh giá kết quả của những biện pháp đề xuất. - Phƣơng pháp thống kê: đề tài sử dụng phƣơng pháp thống kê toán học để xử lí số liệu thu thập đƣợc trong quá trình điều tra khảo sát và quá trình thực nghiệm. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, cấu tr c luận văn gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài Chƣơng 2: Mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp giáo dục phẩm chất nhân ái, khoan dung cho HS 12 qua dạy học đọc hiểu các tác phẩm văn xuôi Việt Nam sau năm 1975 Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm 8 NỘI DUNG CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Cơ sở Tâm lý - Giáo dục học 1.1.1.1. Một số khái niệm a. Nhân văn Nhân văn đƣợc hiểu là thuộc về văn hóa của loài người [24, tr.711]. Khái niệm nhân văn thƣờng dùng để nói đến sự khẳng định, đề cao cái đẹp hay những giá trị đẹp đẽ của con ngƣời từ hình thể đến tâm hồn, nhân cách, tinh thần, ý chí, khát vọng, hoài bão,... Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa “chủ nghĩa nhân văn” nhƣ sau: “Ở cấp độ thế giới quan, chủ nghĩa nhân văn là toàn bộ những tƣ tƣởng, quan điểm, tình cảm quý trọng các giá trị của con ngƣời nhƣ trí tuệ, tình cảm, phẩm giá, sức mạnh, vẻ đẹp. Chủ nghĩa nhân văn không phải là một khái niệm đạo đức đơn thuần mà còn bao hàm cả cách nhìn nhận, đánh giá con ngƣời về nhiều mặt (vị trí, vai trò, khả năng, bản chất,...) trong các quan hệ với tự nhiên, xã hội và đồng loại. Ở cấp độ lịch sử: chủ nghĩa nhân văn là một trào lƣu văn hóa – tƣ tƣởng nảy sinh ở I-ta-li-a và một số nƣớc khác ở Châu Âu thời Phục hƣng (thế kỉ XIV –XVI). Những ngƣời khởi xƣớng trào lƣu này chủ trƣơng giải phóng văn học nghệ thuật nói riêng và văn hóa nói chung khỏi sự bảo trợ của nhà thờ Cơ Đốc giáo và giải phóng cá nhân con ngƣời. Họ quan niệm không phải thần linh mà là con ngƣời tự định đoạt lấy số phận của mình. Con ngƣời có khả năng vô tận để hoàn thiện môi trƣờng của mình. Trong hoạt động văn hóa nghệ thuật, họ chủ trƣơng đi sâu nghiên cứu những thành tựu rực r giàu sức sống và vẻ đẹp hồn nhiên của văn hóa cổ đại Hy Lạp – La Mã đã bị quên lãng 9 trong suốt thời Trung cổ, nhằm khôi phục những giá trị nhân văn của ch ng. Họ hƣớng văn học nghệ thuật vào sự sáng tạo và ca ngợi cái đẹp trần thế, lành mạnh, tự nhiên, đề cao những khát vọng cao đẹp và niềm tin vào sức mạnh toàn năng của con ngƣời” [12, tr.88 - 89]. Nhƣ vậy, khái niệm “nhân văn” đƣợc dùng để chỉ chung cho những giá trị tinh thần của nhân loại, xuất phát từ sự tôn trọng giá trị, nhân phẩm con ngƣời, lòng thƣơng yêu con ngƣời, niềm tin vào năng lực và sức sáng tạo không cùng của con ngƣời. Trong văn học nghệ thuật, lòng yêu thƣơng, ƣu ái đối với con ngƣời và thân phận của nó từ trƣớc đến nay vẫn là sự quan tâm hàng đầu của các nhà văn, nhà nghệ sĩ trong cảm hứng sáng tạo nghệ thuật. Vì thế, khi tiếp nhận tác phẩm văn học thì phải tìm ra đƣợc những sắc thái biểu hiện tinh tế, độc đáo, cụ thể trong thái độ và cảm x c thẩm mĩ của tác giả đối với con ngƣời và cuộc sống. b. Nhân bản: là khuynh hƣớng tƣ tƣởng lấy con ngƣời làm gốc, từ con ngƣời mà suy ra các nội dung khác; hƣớng tới con ngƣời và vì con ngƣời (nhân: ngƣời; bản: gốc, căn cơ). Khái niệm nhân bản có khi cũng đƣợc dùng nhƣ nhân văn, nhân đạo. c. Nhân đạo Theo nghĩa hẹp,“nhân đạo là đạo đức thể hiện ở sự thƣơng yêu, quý trọng và bảo vệ con ngƣời” [24, tr.710]. Theo nghĩa rộng, nhân đạo là đạo làm ngƣời. Đó là đạo đức, luân lý; là lòng yêu thƣơng con ngƣời, sự thông cảm, thấu hiểu, sẻ chia, trách nhiệm, tranh đấu,... vì con ngƣời. Chủ nghĩa nhân đạo là khuynh hƣớng tƣ tƣởng thƣơng yêu con ngƣời và đấu tranh vì quyền sống, quyền hạnh ph c của con ngƣời. 10 d. Nhân ái “Nhân ái là yêu thƣơng con ngƣời” [24, tr.709]. Lòng nhân ái có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống và là một tiêu chí hàng đầu để "định giá" con ngƣời. Lòng nhân ái là cơ sở không thể thiếu để xây dựng một xã hội văn minh, nhân đạo; là sợi dây bền chắc, thiêng liêng kết nối con ngƣời… Lòng nhân ái là một phẩm chất tốt đẹp, cao quý, cần phải đƣợc bồi đắp, gìn giữ. e. Khoan dung “Khoan dung là sự rộng lƣợng tha thứ cho ngƣời có lỗi lầm” [24, tr.505]. Hiểu một cách rộng hơn khoan dung là cách ứng xử độ lƣợng, là biết nhƣờng nhịn thậm chí là hi sinh cho ngƣời khác, cao hơn nữa khoan dung là tha thứ, cảm thông trƣớc những sai trái mà ngƣời khác gây ra cho mình, cho xã hội. Biểu hiện của phẩm chất nhân ái, khoan dung Yêu thƣơng con ngƣời; sẵn sàng giúp đ mọi ngƣời và tham gia các hoạt động xã hội vì con ngƣời. Tôn trọng sự khác biệt của mọi ngƣời; đánh giá đƣợc tính cách độc đáo của mỗi ngƣời trong gia đình mình; giúp đ bạn bè nhận ra và sửa chữa lỗi lầm. Sẵn sàng tham gia ngăn chặn các hành vi bạo lực học đƣờng; không dung túng các hành vi bạo lực. Tôn trọng các dân tộc, các quốc gia và các nền văn hóa trên thế giới. g. Liên quan đến nhân ái, khoan dung vẫn còn có một số khái niệm khác nhƣ: cao thượng, vị tha, cảm thông, tôn trọng,... Đây là những dạng biểu hiện muôn màu của lòng nhân ái, khoan dung. 11 1.1.1.2. Một số lý thuyết dạy học liên quan đến việc hình thành và phát triển phẩm chất nhân ái, khoan dung Có rất nhiều lý thuyết trong Tâm lí học và Giáo dục học gi p ta vận dụng vào quá trình đổi mới giáo dục nói chung và dạy học môn Ngữ văn cũng nhƣ vào công việc hình thành phẩm chất nhân ái, khoan dung cho HS nói riêng. Đáng ch ý là thuyết hành vi, thuyết nhận thức và thuyết kiến tạo,... a. Thuyết hành vi Thuyết hành vi (Tiếng Anh: behavorism) coi tâm lí bao giờ cũng đƣợc biểu hiện ra ngoài bằng các hành vi. Thuyết hành vi cổ điển (tiêu biểu là J.B.Watson (1878-1958) cho rằng “học tập là tác động qua lại giữa kích thích và phản ứng”. Về sau B.F.Skinner (1904 – 1990) nhấn mạnh mối quan hệ giữa hành vi và hệ quả của ch ng. Cơ chế của quá trình học tập: Học tập là quá trình thay đổi hành vi. Mô hình học tập theo thuyết hành vi: Thông tin đầu vào → HS → GV kiểm tra kết quả đầu ra. Nguyên tắc chung của thuyết hành vi bao gồm: 1) Dạy học đƣợc định hƣớng theo các hành vi đặc trƣng có thể quan sát đƣợc; 2) Các quá trình học tập phức tạp đƣợc chia thành một chuỗi các bƣớc học tập đơn giản, trong đó bao gồm các hành vi cụ thể. Những hành vi phức tạp đƣợc xây dựng thông qua sự kết hợp các bƣớc học tập đơn giản; 3) GV hỗ trợ và khuyến khích hành vi đ ng đắn của ngƣời học, tức là sẽ sắp xếp giảng dạy sao cho ngƣời học đạt đƣợc hành vi mong muốn mà sẽ đƣợc đáp lại trực tiếp (khen thƣởng và công nhận); 4) GV thƣờng xuyên điều chỉnh và giám sát quá trình học tập để kiểm soát tiến bộ học tập và điều chỉnh ngay lập tức những sai lầm. Ứng dụng thuyết hành vi trong việc hình thành phẩm chất nhân ái, khoan dung, ta thấy rằng, cũng nhƣ những phẩm chất và năng lực khác, nhân ái, khoan dung luôn đƣợc thể hiện dƣới dạng hành vi. Ngƣời học cần đƣợc tắm 12 mình trong môi trƣờng các hành vi nhân ái, để từ đó, suy nghĩ và hành động với một tinh thần nhân ái, khoan dung. Các hoạt động, hành vi này cần đƣợc rèn luyện cho HS nhiều lần qua các bài học Ngữ văn, từ đó sẽ tạo ra cho các em có đƣợc những phẩm chất ấy một cách tự nhiên và chủ động. b. Thuyết nhận thức Thuyết nhận thức (Tiếng Anh: cognitivism) nghiên cứu quá trình nhận thức bên trong với tƣ cách là một quá trình xử lí thông tin. Con ngƣời tiếp nhận các thông tin bên ngoài (đầu vào) và xử lí thông tin trong bộ não (“hộp đen”) để đƣa ra sản phẩm (đầu ra) là các hành vi. Cơ chế của quá trình học tập: Thuyết nhận thức coi học tập là quá trình xử lí thông tin. Mô hình học tập theo thuyết nhận thức: Thông tin đầu vào  HS (quá trình nhận thức, giải quyết vấn đề)  Kết quả đầu ra. Đặc điểm cơ bản của học tập theo quan điểm của thuyết nhận thức là: Mục đích của việc dạy học là tạo ra những khả năng để ngƣời học hiểu thế giới thực (kiến thức khách quan). Vì vậy, để đạt đƣợc mục tiêu học tập, không chỉ kết quả học tập mà cả quá trình học tập và quá trình tƣ duy là đều quan trọng; Nhiệm vụ của ngƣời dạy là tạo ra môi trƣờng học tập thuận lợi, thƣờng xuyên khuyến khích các quá trình tƣ duy, HS cần đƣợc tạo cơ hội hoạt động và tƣ duy tích cực; Giải quyết vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát triển tƣ duy; Các phƣơng pháp học tập có vai trò quan trọng trong quá trình học tập của HS; Việc học tập thực hiện trong nhóm có vai trò quan trọng, gi p tăng cƣờng những khả năng về mặt xã hội; Cần có sự kết hợp thích hợp những nội dung do GV truyền đạt và những nhiệm vụ tự lực chiếm lĩnh và vận dụng tri thức của HS.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất