Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Mầm non Giáo án mần non lớp mần nhà trẻ tro choi tài liệu mới cập nhật...

Tài liệu Giáo án mần non lớp mần nhà trẻ tro choi tài liệu mới cập nhật

.DOC
24
9
136

Mô tả:

TRÒ CHƠI CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NON NHẢY VÀO NHẢY RA Chia tẻ thành hai nhóm, mỗi nhóm từ 10-12 trẻ. Mỗi nhóm chọn một người để oằn tù tì, bên nào thắng được đi trước gọi là nhóm 1. Nhóm 2 ngồi xuống thành vòng tròn rộng, nắm tay nhau đ tạo thành “cửa ra vào”. Các “cửa” luôn giơ tay lên, hạ tay xuống ngăn không cho người ở nhóm 1 vào. Mỗi trẻ ở nhóm 1 đứng cạnh một cửa ( đứng ngoài vòng tròn ) để rình xem khi nào “ cửa mở “ ( tay các bạn hạ xuống) thì nhảy vào, Trẻ vừa nhảy vừa nói: “vào”, khi đã ở trong vòng tròn, trẻ lại nói: “ vào rồi”. Nếu 1 trẻ ở nhóm 1 đã nhảy qua “ cửa” vào trong vòng tròn thì tất ca các “cửa” phải mở ra để các bạn nhóm 1 vào. Khi tất cả các bạn nhóm 1 vào thì đóng tất ca các cửa sau đó các bạn nhóm 1 phải tìm cách nhảy ra. Khi nhảy ra nhảy vào mà người nhảy chàm tay người làm cửa hoặc nhảy k đúng chỗ, hoắc bạn cùng nhóm chưa nhảy vào hết mà đã nhảy ra thì bị phạm luật và mất lượt đi, phải thay cho nhóm kia lên chơi. NÉM CÒN Trẻ có thể chơi theo từng nhóm, đứng cách cột từ 2-2,5m. Rồi lần lượt từng trẻ ném quả còn vào vòng treo ở cột ( mỗi lần mỗi cháu được ném 3 quả). Nhóm nào ném được nhiều quả còn lọt vào trong vòng thì sẽ thắng. HÃY TÌM ĐỒ VẬT CÓ HÌNH DẠNG NÀY Cho cả lớp ngồi theo hình chữ U. Mỗi lần chơi, cô chọn 5 trẻ đưa vào một hình lên ( vd: hình tròn), rồi yêu cầu trẻ tìm và gội tên những đò chơi, đồ dùng có hình tròn ở xung quanh lớp học. Các chsaus khac theo dõi và và đếm số đồ chơi mà bạn tìm thấy, bạn naoif tìm nhầm thì cả nhóm dừng lại. Sau đó cô chọn 5 cháu khác và yêu cầu tìm hình khác. Lần sau nâng cao yêu cầu bằng cách: một lần chơi yêu cầu nhóm trẻ chọn 2-3 hình một lúc. Nhóm nào tìm được nhieuf hình nhất thì thắng cuộc. TRUYỀN TIN Cho trẻ đứng thành vòng tròn ( có thể 2-3 nhóm) để thi đua xem nhóm nào truyền tin nhanh và đúng. Cô gọi mỗi nhóm một trẻ lên và nói thầm vói trẻ một thông tin. Vd: “ hôm nay là ngày khai trường”. Hoặc một câu có nội dung cần nhớ. Các trẻ đi vè nhóm mình và tiếp theo như thế cho đến cuối cùng. Trẻ cuối cùng sẽ nói to lên để cho cô và các bạn cùng nghe. Nhóm nào truyền tin đúng và nhanh nhất sẽ thắng cuộc. ĐOÁN XEM AI VÀO Chọn 5-7 trẻ cho ra ngoài, các trẻ còn lại đứng thành vòng tròn. Chọn một trẻ đứng vào giữa vòng tròn, cho trẻ đó đứng quan sát kĩ các thứ tự của các bạn trong vòng tròn. Sau đó bịt mắt lại. Cô chỉ định 2-3 trẻ trong số trẻ đứng ngoài, đi thật nhẹ nhàng rồi đứng vào vồng tròn, cô hô: “ xong rồi”. Trẻ đứng giữa vòng tròn mở mắt quan sát và nói tên bạn mới vào. Nếu trẻ đoán đúng thì bạn mới ấy sẽ phải bịt mắt chơi tiếp. Có thể cho hai trẻ cùng bịt mắt AI GIỎI NHẤT Cô gắn các tranh len cho trẻ quan sát xem có những gì? Cho từng trẻ lên lấy tranh mà trẻ thích. Vd: Hoa hồng cành có gai,lá có răng cưa, cánh tròn, màu đỏ và có mùi thơm. Tương tự như vậy với các đồ vật, con vật… Trò chơi tiếp tục đến hết các tranh. Trẻ nào nói được nhieuf đúng và nhanh cuả đối tượng là giỏi nhất. TAY CẦM TAY Chơi tập thể cả lớp. trẻ đứng tự do trong phòng. Cô nói: “ tay cầm tay”, trẻ vừa cầm tay nhau tho từng nhóm hai hoặc ba trẻ vừa nhắc lại câu nói của cô. Cô nói típ “ đầu chạm đầu”, từng nhóm hai hoặc ba trẻ chạm đầu nhau và nhắc lại câu nói. Khi mói chơi, nếu trẻ chưa hiểu, cô hướng dẫn các động tác cho trẻ. Cô có thể nói những câu khác như: “ mũi chạm mũi”, “vai kề vai” ,” tay khoác tay”, “ chân chạm chân”, “ lưng tựa lưng”, “ bàn tay áp bàn tay”… để trẻ tập nói theo cô. BẠN THÍCH GÌ, KHÔNG THÍCH GÌ Cô chia lớp thành nhóm 3-4 trẻ. Cho trẻ thảo luận xem nhóm mình hôm nay sẽ chơi góc chơi nào. Trẻ tìm và cắt, dán cho nhóm 1 bộ” sưu tập” đồ chơi của góc chơi đó. Sau đó, cô đề nghị từng trẻ nói vè những đồ chơi m,ình cắt dán cho “ bộ sưu tập của nhóm mình”. Sauk hi các nhóm hoàn thành nhiệm vụ, cô yêu cầu các nhóm đổi “ bộ sưu tập” cho nhau. Các nhóm xem “ bộ sưu tập” và nói tên góc chơi mà nhóm bạn thích chơi hôm nay. TÌM BẠN THÂN Cô cho trẻ vừa đi vửa hát bài “ tìm bạn thân”. Khi trẻ hát hết bài hát hoặc khi đang hát, nghe cô ra hiệu lệnh: “ tìm bạn thân” thì mỗi trẻ phải tìm cho mình một bạn khác giới. Các cháu nắm tay nhau vừa đi vừa hát. Đến khi cô nói: “ đổi bạn” thì trẻ phải tách và tìm cho mình bạn khác theo đúng luật chơi. Trò chơi tiếp tục 3-4 lần. Mỗi lần chơi, cô khuyến khích trẻ tìm bạn nhanh và đúng. CHỦ ĐỀ BẢN THÂN THI ĐI NHANH Chia trẻ làm hai nhóm có 2 sợi dây. Cho trẻ xếp thành 2 hàng dọc ở một đâu đường thẳng, đầu kia đặt khối hộp nhỏ. Buộc hai đầu dây vào nhau sao cho trẻ có thể xỏ chân dễ dàng. Lần lượt cho hai trẻ đứng đầu hàng xỏ chân vào dây. 2 trẻ đầu tiên xuất phát cùng lúc, trong lúc di chuyển, trẻ không được làm dây tuột ra khỏi chân. Khi đến đầu kia, trẻ phải nhảy qua khối hộp rồi tháo dây chạy về đưa cho trẻ thứ 3. Lúc đo bạn thứ 2 dẫ có sẵn dây và tiếp tục đi lên. Thi xem nhóm nào nhanh và không bị giẫm vạch thì thắng cuộc. Lưu ý: chỉ cần lần đầu xuất phát cùng nhau, trẻ số 1 về hàng trước thì trẻ thứ 2 tieps tục đi lên. Cô khuyến khích các nhóm đi nhanh và chạy nhanh. TUNG BÓNG 5-7 trẻ vào một nhóm, mỗi nhóm 1 quả bóng. Trẻ mỗi nhóm đứng thành một vòng tròn. Một trẻ cầm bóng tung cho bạn. bạn mình bắt xong lại tung cho bạn đối diên. Yêu cầu trẻ phải chứ ý bắt để không bị rơi, vừa tung bóng vừa đọc, mỗi nhịp tung cho một bạn đọc một câu: “ Quả bóng con con Quả bóng con con Quả bóng tròn tròn Quả bóng tròn tròn Em tung bạn đỡ Bạn tung em đỡ Tung cao cao nữa Tung cao cao nữa Bạn bắt rất tài Em bắt rất tài. Cô bảo cả hai Chúng em đều giỏi. TRUYỀN BÓNG BẰNG HAI CHÂN Chia trẻ làm hai đội chia làm hai hàng dọc, trẻ nọ cách trẻ kia 0,50,6m. Khi có hiệu lệnh bắt đầu, tất cả trẻ nằm xuống. Trẻ đầu tiên dùng hai bàn chân cắp lấy quả bóng rồi chuyển bóng qua đầu bạn cho bạn nằm xuống. Những trẻ nằm sau dùng bàn chân giữ bóng và truyền tiếp đến hết. Trẻ cuối cùng lấy bóng dùng hai tay cầm bóng và chạy đứng len đầu hàng. Đội nào xong trước là thắng cuộc. AI NHANH NHẤT Vẽ 3-4 vòng tròn, mỗi vòng tròn để một mặt thể hiện cảm xúc buồn vui tức giận…. Cô cùng trẻ làm động tác vận động của thỏ hoặc cầm tay nhau cùng hát “ trên bãi cỏ, các chú thỏ, tìm rau ăn,thỏ ngoan, vâng lời mẹ, mẹ thỏ khoan, thỏ rất vui”. Khi cô dừng lại và hỏi: “ thỏ con cảm thấy thế nào” thì tất cả trẻ phải tìm vòng tròn biểu tượng cảm xúc cho thỏ con. Tương tự như vậy với cảm xúc buồn, tức giận… Cô có thể cho trẻ biểu hiện các trạng thái cảm xúc khác nhau bằng các cách hỏi trẻ thích thể hiện cảm xúc nào. Sau đó bật nhạc cho trẻ vạn động theo ý thích. Khi kết thúc bản nhạc, trẻ phải nhanh chóng chạy về khuôn mặt thể hiện cảm xúc của mình đã chon. Trẻ nò chạy về k kịp giờ không đúng chỗ thì phỉ nhảy lò cò quanh lớp một vòng. CHAY TIẾP CỜ Chia trẻ làm hai nhóm bằng nhau. Trẻ xếp thành hai hàng dọc. Hai chau đầu hàng cầm cờ. Đặt ghế cách chỗ các cháu tầm 2m. khi cô hô :” hai, ba”, trẻ phỉ chạy nhanh về phía ghế, vòng qua ghế rồi chạy về chuyển cờ cho bạn thứ hai và đứng cuối hàng. Khi nhận được cờ cháu thứ hi phải chạy nhanh qua ghế, rồi về chỗ đưa cờ cho bạn thứ ba. Cứ như vậy, nhóm nào het lượt trước sẽ thắng. Ai mà chưa chạy qua ghế hay chưa có cờ mf đã chạy sẽ phải chạy lại. TRÒ CHUYỆN Cô giới thiệu về bản thân chậm rãi, rõ ràng. Sau đó cô gọi làn lượt 5-7 trẻ hỏi: họ tên cháu là gì, bao nhiêu tuổi, nhà chauis ở đâu, nhà cháu có những ai???? Cô hướng dẫn trẻ trả lời đầy đủ nhất. XEM AI NÓI NHANH Trẻ chơi tập thể hoặc theo nhóm 5-7 trẻ. Trẻ ngồi thành hinh vòng cung. Cô chỉ vào bộ phận của cơ thể, trẻ nói nhanh tên cảu bộ phận đó. Khi trẻ chơi quen cô cho trẻ thi xm ai nói đúng và nhanh nhất. TẢ VỀ BẢN THÂN Chơi tập thể, cả lớp. Cô và trẻ ngồi thành vòng tròn. Trước hết cô tả bản thân mình, sau đó cô cho trẻ lần lượt lên tả bản thân mình.Các trẻ khac nghe và nhận xét bạn nói đúng không. BẠN ĐANG NÓI VỀ AI Chơi tập thể cả lớp. Cô và trẻ ngồi thành vòng tròn. Cô tả một bạn trong lớp mà không nói tên bạn đó sau đó trẻ đoán đó là bạn nào. Mỗi trẻ quan sat đặc điểm riêng của một bạn nào đó. Cô gọi từng trẻ lên và tả bạn mình đã chọn. Các trẻ khác nghe và đoán xem đó là bạn nào. Trẻ có thể tả cô giáo.” ĐÁ BÓNG Chơi tập thể cả lớp. Cô và trẻ đúng thành vòng tròn. Khi cô nói:” đá bóng” tất cả trẻ cùng hô to “ đá bóng bằng chân”. Cô nối “ bóng lăn”, tất cả xoay tay thành vòng tròn và nói “ bóng lăn tròn tròn tròn”. Cô nói “ vào gôn” và giơ tay làm hiệu. Nếu cô giơ tay xòe ra trước mặt thì trẻ cùng hô to:” không vào”. Cứ như vậy trò chơi tiếp tục. Cô có thể có các câu khác nhu” ném bóng”, trả lời “ ném bóng bằng tay”. Cô nói: “ bóng xoay tròn tròn tròn” cô nói” vào gôn”, trẻ trả lời “ vào hoặc không vào”. TÌM CHỮ CÁI TRONG TÊN BẠN Chơi tập thể cả lớp. Cô và trẻ đúng thành vòng tròn. Khi cô nói:” đá bóng” tất cả trẻ cùng hô to “ đá bóng bằng chân”. Cô nối “ bóng lăn”, tất cả xoay tay thành vòng tròn và nói “ bóng lăn tròn tròn tròn”. Cô nói “ vào gôn” và giơ tay làm hiệu. Nếu cô giơ tay xòe ra trước mặt thì trẻ cùng hô to:” không vào”. Cứ như vậy trò chơi tiếp tục. Cô có thể có các câu khác nhu” ném bóng”, trả lời “ ném bóng bằng tay”. Cô nói: “ bóng xoay tròn tròn tròn” cô nói” vào gôn”, trẻ trả lời “ vào hoặc không vào”. XẾP HÌNH NGƯỜI Cho trẻ quan sát các bạn làm một số động tác thể dục. Trẻ xem mẫu và trẻ biết có thể xếp hình e bé tập bằng hạt, hột... trẻ tự chọn nguyên vật lieuj và sắp xếp theo ý mình. Cô giúp đỡ những trẻ còn lúng túng. Động viên trẻ xếp đẹp và sáng tạo. Cùng nhận xét sản phẩm ai đẹp và sáng tạo? Vì sao? CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH GIA ĐÌNH GẤU Cô quy định vòng tròn 1 là nhà gấu trắng, vòng tròn 2 là nhà gấu đen, và vòng tròn 3 là nhà gấu vàng. Chia trẻ làm 3 nhóm. Mỗi nhóm đội một mũ để phân biệt nhóm mình. Theo nhạc, các chú gấu đi chơi, bò chui qua hầm, cùng hát vuio vẻ. Khi nghe hiệu lệnh trời mưa thì các chú gấu nhanh chân về nhà mình. CÓ BAO NHIÊU ĐỒ VẬT Cô cho một trẻ lên. Trẻ nhảy bật chân vào một vòng tròn bất kì và nói tên đồ vật, số lượng đồ vật đó. HÁI TÁO Cô và trẻ cùng chơi: *đây là cây táo nhỏ( giơ tay phải trái, trái lên, xòe các ngón tay ra). *tôi nhìn lên cây và thấy ( nhìn theo các ngón tay). *táo chín đỏ và ngọt( đưa tay lên miệng) * lắc cây táo nhỏ ( làm động tác lắc lắc hai tay) * những quả táo rơi vào tôi( giơ hai tay và hạ xuống) *đây là cai giỏ to và tròn ( làm vòng tròn bằng hai tay) * nhặt táo trên mặt đất ( cúi xuống nhặt bỏ vào giỏ) * hí táo trên cây( giơ tay lên cao mắt nhìn theo tay) *tôi sẽ ăn quả táo( đưa tay lên miệng) Có thể chơi 2-3 lần. NGHỆ SĨ TRONG GIA ĐÌNH Mỗi nhóm chơi 3-5 trẻ. Tiến hành theo cách chới của dân gian” hát ống” giống như hát đối hay như gọi điện thoại. Mỗi trẻ đóng vai bố, mẹ, ông, bà, hay em bé... Hai trẻ từng đôi một hát và nghe, mỗi trẻ cầm một ống, trẻ này hát thì trẻ kia nghe. Mỗi trẻ nghe hát và hát một lần, trẻ đóng vai bố mẹ sẽ hát một bài về bố mẹ. Vd: “cả nhà thương nhau”, trẻ đóng vai con hát bài” hoa bé ngoan” hoặc bài khác. GIA ĐÌNH CỦA BÉ Giáo viên đưa ảnh của gia đình mình cho trẻ xem, giói thiệu những người có trong ảnh( tên, nghề nghiệp ), cùng trẻ đếm số người trong bức ảnh. Sau đó đến lượt trẻ giới thiệu gia đình mình với cô và các bạn. Mỗi lần chơi cô chỉ nên mời một trẻ giới thiệu về gia đình. Kết thúc, cả nhóm hát bài “ cả nhà thương nhau”. HÃY ĐOÁN XEM ĐÓ LÀ AI Xếp các con rối trên bàn sao cho trẻ nhìn thấy rõ nhất. B1: yêu cầu một trẻ mô tả thành viên trong gia đình rối đã nghĩ trong đầu, nhớ không cho các bạn biết đó là ai để các bạn đoán xem trẻ đã chọn ai. B2: nói với cả lớp k được di chuyển, cũng khồn được dùng tay chỉ vào rối nào mà bạn vừa tả. Hãy tìm cách để nói đó là ai trong gia đình rối. B3: thêm nhiều con rối có nhiều đặc điểm giống nhau để trẻ miêu tả. GIA ĐÌNH AI Cho trẻ xem các bứa ảnh của các gia đinh. Sau đó trẻ giới thiệu gia đình mình với các bạn trong lớp: bố, mẹ, anh, chị,.. và sở thích của họ và các hoạt động yêu thích của gia đình mình. Cho trẻ tả một bức ảnh nào đó: về hình dáng, uần áo, lứa tuổi, số lượng người trong gia đình và các trẻ đoán xem đó là gia đình nhà bạn nào. BỮA ĂN GIA ĐÌNH Cô giải thích cho trẻ biết cần những gì chuẩn bị vào khay để sáp bộ đồ ăn cho 6 người bàn này. Cho một trẻ xếp đồ ăn cho một người ăn: một đĩa , một cốc, một thìa, một bát. Các bạn khac cùng tham gia xếp đồ dùng cho những thành viên khác của gia đình. Cho trẻ thảo luận về các thức ăn đồ uống được đựng vào dụng cụ nào. ĐI SIÊU THỊ Cô và trẻ cùng đi mua sắm ở siêu thị những đồ dùng để ăn uống nấu nướng. Khi siêu thị báo hết giờ( có thể bằng loa hoặc chuông) , cô và trẻ phải ra về. Cô yêu cầu từng trẻ kể về những đồ dùng mà mình mua được và nói công dụng, chất liệu. CÁI TÚI BÍ MẬT một vài đặc điểm cấu tạo( có quai, có nắp) của một đồ vật có bất kỳ trong túi. Một trẻ khác thò tay vào túi tìm vật bạn đã kể. Nếu tìm đúng, trẻ có quyềnđược mời người lên thế chỗ của mình. Số lần chơi tùy thuộc số lượng đồ chơi và tùy theo khả năng của trẻ. THI AI CHỌN ĐÚNG Chia sẻ thành nhiều nhóm nhỏ. Mỗi nhóm là một gia đình có một túi đồ chơi, đồ dùng gia đình. Yêu cầu mỗi gia đình sẽ chuẩn bị một nhóm đồ dùng cho phòng ăn ( hoặc phòng khách, phòng ngủ, nhà bếp... Cô và búp bê đến thăm từng gia đình. Trẻ chọn đồ vật cần thiết cho từng phòng ấy và sắp xếp ra theo kinh nghiệm của trẻ, giới thiệu cho cô và búp bê biết tên gọi, chất liệu đồ dùng gia đình mà trẻ vừa xếp. THỬ ĐOÁN XEM LÀ ĐỒ DÙNG GÌ Trẻ không nhìn vào túi vẫn lấy được đồ vật theo yêu cầu của giáo viên. Trẻ ngồi xung quanh. Giáo viên cầm túi và nói: “ Cô có cái túi rất đẹp. Nhưng không biết trong này có cái gì. Đố ai không nhìn vào túi mà biết được mới tài”. Cô gọi lần lượt tửng trẻ lên sờ trong túi và gọi tên đồ vật trước khi giơ lên cho cả lớp xem. Giáo viên hỏi trẻ :” Đây là cái gì? Màu gì? Làm bằng gì? Dùng để làm gì?”. Sau khi cho trẻ lấy hết đồ chơi trong túi bày lên bàn, cô yêu cầu trẻ đếm xẻm có bao nhiều đồ vật, đồ dùng. HÃY NÓI TỪ TRÁI NGHĨA Chơi theo nhóm hoặc cả lớp. Cho trẻ ngồi theo hình vòng cung. Cô yêu cầu trẻ chú ý lắng nghe. Khi cô nói 1 từ nào đó, trẻ nói nhanh từ trái nghĩa với nó. Lúc đầu cô nói từ để cả lớp tìm từ trái nghĩa với nó. Lúc sau cô hay trẻ nêu từ để trẻ khac tìm từ trái nghĩa. KHÂU QUẦN ÁO Phát cho mỗi trẻ một bìa, một sợi dây cước. Hướng dẫn cho trẻ xâu dây vHào các lỗ đạt được đục sẵn, không khâu cách mũi. DỆT VẢI Cho trẻ đứng thành từng đôi một, quay mặt vào nhau, 2 bàn tay up vào nhau, đẩy từng tay, một tay co một tay duỗi theo nhịp kéo cưa lủa xẻ, vừa đẩy vừa đọc lời ca. Nếu sàn nhà sạch, có thể cho trẻ ngồi thành từng đôi một, quay mặt vào nhau, úp 4 chân vào nhau, và dùng chân đẩy như đẩy tay. CHỦ ĐỀ NGHỀ NGHIỆP CỬA HÀNG BÁN HOA Tổ chức thành một quày bán hoa, chọn một trẻ làm người bán hoa. Người mua khi đến mua không được nói têm hoa mà phải tả các nét đặc trưng của loại hoa đó. Người bán hiểu lời mô tả và đưa hoa cho người mua. Nếu người mua nói chưa rõ, thì các bạn bổ sung rõ chi tiết hơn. Người bán phải đưa đúng hoa thì người mua mới cầm. Nếu người bán đưa k đúng thì người mua mô tả lại lần thứ 2, người bán vẫn k đúng thì đổi vai chơi. NGƯỜI ĐƯA THƯ Cho trẻ ngồi thành hình vòng cung. Phát cho mỗi trẻ một thẻ chấm tròn.Chon một cháu làm người đưa thư cầm thẻ số, vừa đi vừa đọc: Này bạn ơi Tôi đưa thư Từ nơi xa Đến nơi đây Nào bạn hãy cho biết số nhà? NGƯỜI CHĂN NUÔI Cho 4 trẻ đóng 4 con vật ngồi một phía. Cô phát cho cả lớp tranh lô tô gồm có: bó rau, rơm, cỏ, cà rốt, thóc, chậu đựng cám. Mỗi cháu là một người chăn nuôi , nhìn kĩ bộ lô tô của mình xem mình sẽ cho con bật nào ăn. Khi có hiệu lệnh của cô: “ cho vật ăn” thì những cháu nào có thức ăn tương ứng với các con vật tở trên, chạy lại đưa cho con vật đó ăn, giơ cao tranh lô tô lên đầu và nói tên con vật mà trẻ cho ăn và thức ăn của nó. Ai bị sai ra ngoài một lần chơi. Nếu đúng, trẻ đso sẽ là” người chăn nuôi giỏi” XEM TRANH GỌI TÊN DỤNG CỤ CÁC NGHỀ Chơi theo nhóm 5-7 trẻ. Trẻ ngồi theo hình vòng cung. Cô giơ lần lượt tranh cho trẻ xem và hỏi: “ Đây là cái gì?Cháu có thể nói gì về bức tranh này?”. Cô để riêng những tranh mà trẻ nhớ được tên dụng cụ, gọi được tên nghề nghiệp tương ứng với những tranh mà trẻ không nhớ được. Khi hỏi hết các tranh, cô và trẻ cùng đếm số tranh mà trẻ nhớ đc tên gọi, cô dặt chữ số tương ứng và nói số lượng. Tiếp theo cô và trẻ đếm số tranh trẻ không nhớ được cô đặt số tương ứng và nói số lượng. CHỦ ĐỀ THỰC VẬT AI NHANH HƠN Cô đặt 3 hoặc 5 vòng ở nhiều vị trí trong lớp, mỗi vòng có kí hiệu về các loại rau, củ, quả khac nhau. Cho 3-5 trẻ lên chơi với giỏ lô tô các loại rau, quả, cue, cây lấy gỗ. Cô quy định: “ các cháu hãy mang về nhà loại rau ăn lá”. Cháu nào có loại rau ăn lá thì chạy nhanh về nhà có biểu tượng rau. Cũng tương tự với các loại rau khác. Khi trẻ chơi thành thạo cô có thể đề nghị nhiều loại rau khác cùng lúc với số lượng nhiều hơn. Bnaj nào chậm sẽ phải nhảy lò cò. TRỒNG NỤ HOA 4 trẻ một nhóm: 2 trẻ làm nhiệm vụ nhảy, 2 trẻ ngồi đối diện nhau, 2 chân duỗi thẳng chạm vào bàn chân của nhau, bàn chân của cháu B trồng lên bàn của các ngón chân của cháu A. 2 trẻ nhảy qua nhau rồi nhảy về. Sau đó cháu A lại trồng một nắm chân lên B làm nụ. 2 trẻ lại nhảy qua, nhảy về. Cứ thế tới khi nào hai trẻ nhảy chạm thì sẽ thay thế hai bạn A và B. BỎ LÁ Cô cho trẻ ngồi thành vòng tròn, cô chỉ định một trẻ sẽ chạy xung quanh vòng trong, tay cầm cành lá và sẽ đặt sau lưng 1 bạn bất kì. Một bạn khác đội mũ chóp kín che mắt đi tìm nào lá. Cô quy định:” khi nào cả lớp hát nhỏ, bạn đội mũ đi tìm lá. Khi nào cả lớp hát to, nơi đó có giấu lá, bạn đội mũ đứn lại để tìm lá. Nếu bạn chưa tìm được, cả lớp liên tục hát nhỏ tới khi bạn đến chỗ có lá, cả lớp lại hát to”. CHỌN HOA *Cách 1: Cho trẻ ngồi thành hình vòng cung. Phát cho mỗi trẻ 5-6 bông hoa đã chuẩn bị, cho trẻ xếp những bông hoa ra trước mặt. Khi cô nêu dáu hiệu cụ thể về màu sắc, hình dạng,... thì trẻ chọn xếp nhanh thành những bông hoa có những dặc điểm đó vào thành một nhóm. Ai chọn đúng và nhanh nhất đượccô và các bạn khen vỗ tay. Cho trẻ để lại đồ chơi như lúc đầu ( hoặc đổi đồ chơi cho nhau) và trò chơi típ tục với dấu hiệu khác. *Cách 2: Chia trẻ thành từng nhóm có số trẻ tương tự nhau (5-6 trẻ) và chia ddeuf số hoa đã chuẩn bị cho các nhóm. Cô yêu cầu mỗi nhóm cùng nhau chọn, xếp hoa theo một dấu hiệu cụ thể ( dấu hiệu cho các nhóm có thể giống nhau hoặc khác nhau). Nhóm nào chọn đúng đủ, nhanh nhất theo yêu cầu của trò chơi sẽ được khen trong mỗi lần chơi. CHỌN QUẢ Tương tự như trò chọn hoa, tùy thuộc vào các loại quả đã chuẩn bị, cô có thể cho trẻ chơi tạo theo nhóm theo các dấu hiệu sau: Quả có hình dạng dài (tròn) Quả có vỏ nhẵn( sần sùi) Quả cóa vị chua( ngọt) Quả có nhiều hạt( một hạt) Quả có múi( không có múi) CHỌN RAU QUẢ Tương tự như trò chọn hoa, tùy thuộc vào đồ chơi đã chuẩn bị, cô có thể cho trẻ tạo nhóm theo các dấu hiệu sau: Rau màu đỏ( màu xanh) Rau ăn lá( quả, củ...) Rau ăn sống( luộc, xào,...) KỂ ĐỦ BA THỨ Tùy thuộc vào số lượng trẻ chơi, cô có thể cho trẻ ngồi vòng tròn, vòng cung hay chữ U sao cho cô dễ bao quát cả lớp và trẻ nhìn thấy hiệu lệnh của cô. Khi trẻ kể đủ thành thạo, cô cóa thể kết hợp với vừa nói từ khái quát để trẻ kể, vừa nói một nhóm từ để trẻ trả lời từ khái quát. HÃY NÓI NHANH Khi cô nêu vài ba từ cụ thể thì trẻ nói tên chung nhanh của những thứ đó. Cô có thể lần lượt nêu một số nhóm cụ thể để trẻ tìm từ, cô khái quát. Ai nói đúng sẽ được khen mỗi lần chơi. Trong vài lần chơi tiếp theo, cô có thể xen kẽ vừa nêu nhóm từ cụ thể với từ khái quát, trẻ thay đổi cách trả lời. NGÔI NHÀ XANH NHỎ Ngâm hạt vài ba tiếng rồi vớt ra. Gieo hạt vào chậu đất, tưới ẩm cho đất. Úp chậu thủy tinh( hay lọ) lên chậu đất. Đặt chậu có chỗ có ánh nắng. Hàng ngày cho trẻ quan sát, theo dõi sự thay đổi của chậu đất ( hạt nảy mầm) mọc lên tạo thành ngôi nhà xanh nhỏ rất đẹp. CỎ CÓ CẦN ÁNH SÁNG KHÔNG Cho trẻ quan sát đám cỏ xanh và úp chậu lên nó. Saui vài ngày cho trẻ đoán xem cỏ dưới chậu như thế nào. Bỏ chậu ra và cho trẻ quan sát đám cỏ dưới chậu ( lá cỏ chuyển sang màu vàng). Cho trẻ lí giải hiện tượng xảy ra theo cách hiểu của trẻ, sau đó cô có thể giải thích thêm cho trẻ: cỏ cần ánh sáng. CÂY XANH MỌC TRONG NHÀ Đổ nước vào lọ, đặt củ hành tây ở miệng lọ sao cho phần dưới củ hành ngập nước. Hàng ngày cho trẻ quan sát. Sau vài ngày rễ và lá mọc lên trông rất đẹp TRONG HẠT CÓ GÌ Ngâm hạt vào nước ấm qua đêm Cho trẻ đoán xem trong hạt có gì. Bóc vỏ hạt và tách hạt làm đôi. Ccho trẻ quan sát, nhậm xét( trong hạt có cây tí xíu- mầm cây). QUAN SÁT CHỒI NON Cho trẻ quan sát kĩ từng nhánh cây, gọi tên cây và cắm vào lọ nước. Đặt lọ ra ngoài trời ( hoặc cửa sổ có ánh nắng mặt trời) Hằng ngày cho trẻ quan sát, theo dõi xem xảy ra hiện tượng gì với những nhánh cây ( đâm chồi, nảy lộc...) Cho trẻ quan sát, nhận xét các chồi non trên các nhánh cây ( mỗi chồi được phủ bởi những vảy xếp hình theo trình tự). CHỦ ĐỀ ĐỘNG VẬT CÁO ƠI! NGỦ À Chơi như lớp nhỏ nhưng yêu cầu cao hơn, “ con thỏ” bị bắt sẽ bị cáo nhốt vào chuồng của mình. Chỉ cần chạm tay vào người bạn coi như đã cứu được bạn. CHUYỂN BI Chia trẻ thành haio nhóm và xếp thành hai hàng dọc dưới vạch chuẩn, cách 2 vòng tròn 2 m. Mỗi cháu đứng đâug cầm một cái thìa và một hòn bi. Khi có hiệu lệnh, đặt hòn bi vào thìa, cầm giơ thẳng tay và đi về phía trước vòng tròn, bước vào vòng tròn quay về cũng đi như lượt đi đầu, đua cho bạn tiếp theo và đứng cuối hàng. Cháu thứ hai đi tiếp tục như cháu thứ nhất lần lượt cho đến hết. NHóm nào chuyển xong trước mà không bị rớt là người thắng cuộc. Nếu cả hai nhóm cùng bị rơi thì nhặt lên đi tiếp.. nhóm nào về nhanh thì thắng cuộc. ĐUA NGỰA Cho trẻ đúng thành hai ba tổ. Cô giáo nói “ các cháu giả vờ là các con ngựa. Bây giờ chúng ta chơi đua ngựa. Khi chạy các cháu nhớ làm động tác như ngựa phi bằng cách nâng cao đùi lên. Thi xem ai làm giống ngựa phi nhát và nhanh nhất sẽ tghawngs cuộc. Sau đó cho trẻ chạy khoảng 20m rồi quay lại Mỗi lần 3 cháu của 3 tổ cùng chơi, thi đua xem tổ nào có nhiều ngựa chạy nhanh nhất. BẪY CHUỘT Cho trẻ chia lam hai nhóm, một nhóm là chuột, một nhóm làm bẫy ( hai cháu cầm tay nhau thành cái bẫy) những cái bẫy trải đầu ở phòng. Các chú chuột bò quanh và chui qua chui lại dưới cái bẫy, vừa bò vừa kêu” chít, chít”. Khi có tìn hiệu sập bẫy thì hai cháu là bẫy ngồi xuống “ bắt chuột”. Con chuột nào bị chạm vào người coi như bị bắt và phải ra ngoài một lân chơi. Trò chơi tiếp tục, sau 2,3 lần đổi vai chơi cho nhau. MÈO BẮT CHUỘT Chọn một cháu là mèo ngồi ở góc lớp. Cac cháu khác làm chuột bò trong hang của mình( bò trong vòng tròn). Ô nói :” các con chuột đi kiếm ăn”. Các con chuột vùa bò vừa kêu” chít, chít”. Khoảng 30s, mèo xuất hiện và kêu “ meo, meo”, vừa bò vừa bắt con chuột. Các con chuột phải bò nhanh về hanh của mình. Chú chuột nào mà chậm chapjt hì bị mèo bắt và phải ra ngoài một lần chơi. Sau đó đổi vai chơi và tieps tục trò chơi. Cứ khoảng 30s thì mèo xuất hiện một lần.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan