Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Lớp 2 Giáo án đạo đức lớp 2 kỳ 1 vnen...

Tài liệu Giáo án đạo đức lớp 2 kỳ 1 vnen

.DOC
26
459
71

Mô tả:

Trường Tiểu học Viên Bình 1 Hoạt động Giáo dục Đạo đức lớp 2 Ngày soạn : ....................... Ngày dạy: .......................... Tuần 1+2 1. HỌC TẬP VÀ SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ I. Mục tiêu - Nêu được một số biểu hiện của học tập, sinh hoạt đúng giờ. - Nêu được ít lợi của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ. - Biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hàng ngày của bản thân. * Lập được thời gian biểu hằng ngày phù hợp với bản thân. KNS: KN tự giới thiệu về bản thân, thể hiện sự tự tin trước đám đông, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng về ngày đầu tiên đi học, về trường, lớp, thầy giáo, cô giáo, bạn bè. PP: Tổ chức trò chơi. Thảo luận nhóm. Động não. Trình bày 1 phút. II. Tài liệu và Phương tiện - GV: Sách GV, các phiếu học tập, bài tập - HS : Vở bài tập. III. Tiến trình A. Hoạt động cơ bản a. Hoạt động cả lớp Khởi động: - GV cho cả lớp hát vui - Học tập và sinh hoạt đúng giờ giúp chúng ta thực hiện tốt mọi công việc và cuộc sống chúng ta có nề nếp hơn. Để biết thế nào là học tập và sinh hoạt đúng giờ, chúng ta cùng đi vào bài 1 “Học tập….” - GV ghi tựa bài lên bảng - Cho học sinh nhắc lại tựa bài, ghi tựa bài vào vở Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến - Quan sát tranh 1, 2 của nhóm, nêu ý kiến với bạn: + Tranh vẽ gì? Việc làm đó đúng hay sai? + Nên làm thế nào cho đúng? - Nhận xét các nhóm GV kết luận: * Trong giờ học, bạn ngồi làm việc riêng, như thế sẽ ảnh hưởng rới các bạn xung quanh và kết quả học tập của chính mình. Bạn đó đã không làm tròn bổn phận và trách nhiệm của mình, không thực hiện quyền được học tập của mình. Các bạn phải học bài mới đúng * Bạn vừa ăn vừa xem truyện sẽ có hại cho sức khoẻ và ảnh hưởng tới công việc của cả nhà. Phải tập trung vào một việc. Nên ngừng xem truyện và cùng cả nhà ăn cơm cho xong bữa * Làm hai việc cùng một lúc không phải là học tập sinh hoạt đúng giờ giấc. b. Hoạt động theo nhóm Hoạt động 2: Xử lý tình huống - Xem tranh bài tập 2 vẽ cảnh gì ở từng nhóm và nêu: + Theo em bạn đó sẽ xử lý thế nào? Vì sao em chọn cách ứng xử đó? + Hãy chọn tình huống ứng xử hay nhất để cùng nhau sắm vai. (Mỗi bạn giả vờ làm một nhân vật trong tranh, hoạt động và lời nói theo nội dung bức tranh mà nhóm đã chọn) - Từng nhóm trình bày 1 Người soạn: Lâm văn Lành Trường Tiểu học Viên Bình 1 Hoạt động Giáo dục Đạo đức lớp 2 * Đến giờ đi ngủ cần tắt ti vi, dừng mọi việc đi ngủ để đảm bảo sức khoẻ cho mình, không làm ảnh hưởng tới mọi người xung quanh. Nếu gặp người làm sai ta phải từ chối * Bạn rủ đi mua bi bỏ việc học hành là sai. Cần khuyên bạn cùng mình về lớp học bài. Hoạt động cặp đôi Hoạt động 3: Giờ nào việc nấy - Kể cho bạn nghe: + Buổi sáng em làm những việc gì? + Buổi trưa em làm những việc gì? + Buổi tối em làm những việc gì? -Các cặp đôi trình bày theo hướng dẫn của giáo viên * GV Kết luận: Cần sắp xếp thời gian cho hợp lý để hàng ngày ta có đủ thời gian học tập, vui chơi, làm việc nhà và nghỉ ngơi. Cần học tập làm việc đúng giờ giấc. Thực hiện giờ nào việc nấy B. Hoạt động thực hành Hoạt động cả lớp Hoạt động 4: Thảo luận câu hỏi bằng phiếu học tập -Đánh dấu x vào ô  trước ý kiến em cho là đúng  a) Trẻ em không cần học tập sinh hoạt đúng giờ.  b) Học tập đúng giờ giúp em mau tiến bộ.  c) Cùng một lúc em có thể vừa học vừa chơi.  d) Sinh hoạt đúng giờ có lợi cho sức khỏe. - GV nhận xét và kết luận : Ý b và d đúng Trẻ em hay người lớn đều phải học tập, sinh hoạt đúng giờ giấc, như vậy mới đảm bảo sức khoẻ và không ảnh hưởng tới việc của mình, làm cho ông bà bố mẹ yên tâm. Tuỳ theo từng gia đình với nét sinh hoạt riêng mà thời gian làm việc và học hành ở nhà của mỗi em có thể giờ giấc khác nhau. Vừa học vừa chơi là sai. Không tập trung nghe giảng, không hiểu bài, học sẽ dốt. Đó là thói quen xấu. Học tập sinh hoạt đúng giờ giấc có lợi cho sức khoẻ và cho việc học tập của mình. Hoạt động cá nhân Hoạt động 5: Suy nghĩ và làm phiếu bài tập - Em hãy sắp xếp thứ tự các việc làm trong ngày bằng cách đánh số từ 1 đến 6. Thứ tự Việc làm Đi đến trường Về nhà Ăn cơm Nghỉ ngơi Tự học Chơi, đọc truyện -Yêu cầu học sinh trao đổi với nhau xem sắp xếp thứ tự các việc làm trong ngày có phù họp chưa * GV nhận xét kết luận: Cần phải học tập, sinh hoạt đúng giờ giấc C. Hoạt động ứng dụng Hoạt động 6: Lập Thời gian biểu Thứ tự Việc làm Thời gian 1 Thức dậy buổi sáng 5 giờ 2 Ăn sáng 5 giờ 30 phút 2 Người soạn: Lâm văn Lành Trường Tiểu học Viên Bình 1 Hoạt động Giáo dục Đạo đức lớp 2 3 Đi học 6 giờ 4 ....................................................................................... ......................... 5 ....................................................................................... ........................... 6 ....................................................................................... .......................... - Lấy thời gian biểu của mình trao đổi với bạn và suy nghĩ rồi nói với bạn. + Bố trí như vậy đã hợp lý chưa. + Giải thích rõ: thực hiện theo nó ra sao? + Hàng ngày có làm đủ các việc đã nêu hay không. - Từng nhóm trình bày thời gian biểu của mình. * GV nhận xét kết luận: Phải thực hiện các việc theo thời gian biểu đã lập. Thời gian biểu nên ghi phù hợp với điều kiện riêng của nhà mình. Thời gian thực hiện mỗi việc của mỗi người có thể hơi khác nhau, chỉ cần đảm bảo làm hết các việc trong ngày. Việc thực hiện đúng thời gian biểu giúp chúng ta làm việc, học tập có kết quả và đảm bảo sức khoẻ. -Yêu cầu HS cả lớp đọc phần ghi nhớ và ghi vào vở Giờ nào việc nấy Việc làm hôm nay chớ để ngày mai IV. Đánh giá : Các em tích cực học có hợp tác với nhóm. Thực hiện đúng theo các bước học tập, nhất là các nhóm trưởng làm tốt nhiệm vụ của mình. Tuyên dương HS khá giỏi, khích lệ HS yếu kém. 3 Người soạn: Lâm văn Lành Trường Tiểu học Viên Bình 1 Hoạt động Giáo dục Đạo đức lớp 2 Ngày soạn : ....................... Ngày dạy: .......................... Tuần 3+4 QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ BẠN I. Mục tiêu -Biết được bạn bè cần phải quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau. - Biết được bạn bè cần phải quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau. - Nêu được một vài biểu hiện cụ thể của việc quan tâm, giúp đỡ bạn bè trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày. - Biết quan tâm giúp đỡ bạn bè bằng những việc làm phù hợp với khả năng.-Nêu được ý nghĩa của việc quan tâm, giúp đỡ bạn bè. KNS: Kỹ năng thể hiê ên sự cảm thông với bạn bè. PP: Thảo luâ ên nhóm - Đóng vai. II. Tài liệu và Phương tiện - GV: Sách GV, các phiếu học tập, bài tập - HS : Vở bài tập. III. Tiến trình A. Hoạt động cơ bản a. Hoạt động cả lớp Khởi động - GV cho cả lớp hát vui - Tiết đạo đức tuần trước lớp chúng ta học bải gì? - Chăm chỉ học tập có ích lợi gì? - Kể về sự cố gắng chăm chỉ học tập của mình. -Giới thiệu bài: Trong chúng ta ai cũng có bạn. Bạn cùng học, bạn cùng chơi, bạn cùng xóm … những lúc cùng học, cùng chơi ấy mỗi chúng ta cần phải làm gì để tình bạn ngày càng thêm đẹp. Học bài “Quan tâm giúp đỡ bạn” -GV ghi bảng tựa bài - HS nhắc lại tựa bài, ghi tựa bài vào vở Hoạt động theo nhóm Hoạt động 1: Nghe kể chuyện “trong giờ ra chơi” - Giáo viên kể câu chuyện : + Theo em, các bạn xúm lại và các bạn làm gì? + Vì sao các bạn làm như vậy? + Em nghĩ gì về việc làm của Hợp và các bạn đối với Cường * GV nhận xét và kết luận: Khi bạn ngã, ta cần đỡ bạn dậy, hỏi thăm bạn giúp bạn đỡ đau. Đó là biểu hiện của việc quan tâm giúp đỡ bạn. Hoạt động cá nhân Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ: Giúp học sinh biết được một số biểu hiện của việc quan tâm giúp đỡ bạn bè. - Xem nội dung các tranh của bài 2, nói với bạn: + Tranh vẽ gì? Việc nào đúng? + Tranh vẽ nào thể hiện việc sai? Vì sao sai? - Học sinh các nhóm trình bày bài - Trong lớp ta, có ai cũng đã biết giúp đỡ bạn bè khi bạn gặp khó khăn? GV nhận xét và kết luận: Luôn luôn vui vẻ, chan hoà với bạn, sẵn sáng giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn trong học tập, trong cuộc sống là quan tâm giúp đỡ bạn. Hoạt động cặp đôi 4 Người soạn: Lâm văn Lành Trường Tiểu học Viên Bình 1 Hoạt động Giáo dục Đạo đức lớp 2 Hoạt động 3: Vì sao cần quan tâm giúp đỡ bạn? Bài tập 3: Hãy đánh dấu + vào ô  trước những ý kiến mà em tán thành. Cần quan tâm giúp đỡ bạn vì: -GV cho HS làm việc trên phiếu học tập.  a) Em yêu mến các bạn  b) Bạn cho em đồ chơi  c) Bạn nhắc bài cho em trong giờ kiểm tra.  d) Em làm theo lời của thầy giáo, cô giáo.  đ) Bạn che dấu khuyết điểm cho em.  e) Bạn có hoàn cảnh khó khăn. Một số học sinh đọc bài làm và giải thích lý do vì sao không điền dấu vào ô trống. * GV nhận xét và kết luận: Quan tâm giúp đỡ bạn là việc làm cần thiết của mỗi học sinh. Khi quan tâm đến bạn, em sẽ mang lại niềm vui cho bạn, cho mình và tình bạn giữa hai người càng thêm gắn bó. B. Hoạt động thực hành Hoạt động cá nhân Bài tập 4: Hãy ghi những việc em đã làm thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn. .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... ......... -HS làm bài và trình bày -GV và HS nhận xét C. Hoạt động ứng dụng Hoạt động cả lớp Hoạt động 4: Bài tập 5: Em sẽ làm gì trong mỗi tình huống sau? Vì sao? - a) Bạn hỏi mượn cuốn truyện hay của em - b) Bạn đau tay, lại đang xách nặng? - c) Trong giờ học vẽ, bạn bên cạnh em quên mang hộp bút màu mà em lại có? - d) Trong tổ em có Nam bạn bị ốm? * Cần đối xử tốt với bạn bè. Quan tâm giúp đỡ bạn bè là việc làm cần thiết của mỗi học sinh. Ta cần quý trọng các bạn, biết quan tâm giúp đỡ bạn bè. Khi ta được các bạn bè quan tâm, niềm vui sẽ tăng lên và nỗi buồn sẽ vơi đi. Trường ta, lớp ta vẫn hưởng ứng các kỳ quyên góp giúp đỡ bạn bè hay nạn nhân chất độc da cam. Đó là việc làm rât quý. -Yêu cầu HS cả lớp đọc phần ghi nhớ và ghi vào vở Bạn bè như thể anh em, Quan tâm giúp đỡ càng thêm thân tình IV. Đánh giá : Các em tích cực học có hợp tác với nhóm. Thực hiện đúng theo các bước học tập, nhất là các nhóm trưởng làm tốt nhiệm vụ của mình. Tuyên dương HS khá giỏi, khích lệ HS yếu kém. 5 Người soạn: Lâm văn Lành Trường Tiểu học Viên Bình 1 Hoạt động Giáo dục Đạo đức lớp 2 Ngày soạn : ....................... Ngày dạy: .......................... Tuần 5+6 GIỮ GÌN TRƯỜNG LỚP SẠCH ĐẸP I. Mục tiêu - Nêu được lợi ích của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp. - Nêu được những việc cần làm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp. - Hiểu: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là trách nhiệm của học sinh. - Thực hiện giữ gìn trường lớp sạch đẹp -Biết nhắc nhở bạn bè giữ gìn trường lớp sạch đẹp. KNS: Kỹ năng hợp tác với mọi người trong viê êc giữ gìn trường lớp sạch đẹp. Kỹ năng đảm nhâ nê trách nhiê êm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp. - PP: Thảo luâ nê nhóm. Đô nê g não. -GDSDNLTK&HQ: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là góp phần giữ gìn môi trường của trường, của lớp, môi trường xung quanh, đảm bảo một môi trường trong lành, giảm thiểu các chi phí về năng lượng cho các hoạt động BVMT, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống II. Tài liệu và Phương tiện - GV: Sách GV, các phiếu học tập, bài tập - HS : Vở bài tập. III. Tiến trình A. Hoạt động cơ bản a. Hoạt động cả lớp Khởi động: - GV cho cả lớp hát bài “Em yêu trường em” - Đối xử với bạn thế nào thì được gọi là quan tâm giúp đỡ bạn? - Quan tâm giúp đỡ bạn mang lại lợi ích gì? - Bài các em vừa hát nghe rất hay, em hãy cho biết vì sao bạn nhỏ trong bài hát lại yêu mái trường của mình như vậy? Hầu như các bạn HS đều xem mái trường như ngôi nhà thứ 2 của mình vì hàng ngày được học tập vui chơi cùng bạn.Vậy mỗi HS phải làm gì để giữ cho trường lớp mãi sạch đẹp, bài học hôm nay “Giữ gìn trường lớp sạch đẹp” các em sẽ hướng dẫn các em biết cách giữ gìn trường lớp sạch đẹp. - GV ghi tựa bài lên bảng - Cho học sinh nhắc lại tựa bài, ghi tựa bài vào vở Hoạt động 1: Nghe kể chuyện “trong giờ ra chơi”Giúp học sinh biết được một số việc làm cụ thể để giữ gìn trường lớp sạch đẹp. - Giáo viên kể câu chuyện :“Bạn Hùng thật đáng khen” + Em hãy đoán xem, vì sao bạn Hùng lại đặt thêm hộp giấy đó? -GV nhận xét kết luận Hoạt động cá nhân Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến. -HS làm việc theo phiếu học tập. -Bài tập 2: Đánh dấu + vào  trước các ý kiến mà em tán thành.  a) trường lớp sạch đẹp có lợi cho sức khoẻ .  b) Trường lớp sạch đẹp giúp em học tập tốt hơn  c) Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là bổn phận của mỗi HS.  d) Giữ gìn trường lớp sạch đẹp thể hiện lòng yêu trường, yêu lớp. 6 Người soạn: Lâm văn Lành Trường Tiểu học Viên Bình 1 Hoạt động Giáo dục Đạo đức lớp 2  đ) Vệ sinh trường lớp chỉ là trách nhiệm của các bác lao công. * GV nhận xét và kết luận: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là bổn phận của mỗi HS, điều đó thể hiện lòng yêu trường lớp là giúp các em được sinh hoạt, học tập trong một môi trường lành mạnh. Hoạt động theo nhóm Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ Bài tập 3: Em đồng tình việc làm nào trong các tranh dưới đây? Vì sao? + Nêu nội dung của từng tranh cho biết em đồng ý với việc làm nào trong tranh vì sao.? + Nếu em là bạn trong tranh em sẽ làm gì? -Đại diện các nhóm trình bày -GV và HS nhận xét bổ sung +Tranh 1: Cảnh lớp học một bạn đang vẽ lên tường, mấy bạn khác đứng xung quanh tán thưởng vỗ tay. - Em không đồng ý với việc làm này. Làm như bạn là bẩn tường lớp + Tranh 2: Hai bạn HS đang trực nhật, 1 bạn quét lớp, một bạn lau bảng - Em đồng ý với việc làm này, làm thế là giữ gìn trường lớp sạch đẹp + Tranh 3: Cảnh sân trường mấy bạn ăn quà bánh vứt giấy ra sân. - Em không đồng ý với việc làm này làm như thế là dơ sân trường. + Tranh 4: Cảnh các bạn HS đang tổng vệ sinh sân trường . - Em đồng ý với việc làm này, làm như thế là góp phần làm cho sân trường luôn sạch. +Tranh 5: Cảnh các bạn HS đang tưới cây, tưới hoa ở sân trường . -Em đồng ý với việc làm này, làm cho sân trường xanh tươi sạch đẹp. -Các em cần làm gì để trường lớp sạch đẹp.? - Thường xuyên trực nhật, tham gia tưới cây xanh vườn hoa của lớp trường. không bôi bẩn vẽ vậy lên tường, bàn ghế, không vứt rác ra sân trường, lớp học… -Trong những việc đó việv gì em đã làm được, việc gì em chưa làm được ? -HS trả lời * GV nhận xét và kết luận: Để giữ gìn trường lớp sạch đẹp, chúng ta nên làm trực nhật hàng ngày không bôi bẩn vẽ bậy lên bàn ghế, không vức rác bừa bãi, đi vệ sinh đúng nơi quy định …… góp phần giữ gìn trường lớp sạch đẹp. B. Thực hành: Hoạt động cặp đôi -Hoạt động 4: Xử lý tình huống Bài tập 4: Em sẽ làm gì trong các tình huống sau? Vì sao? -Tình huống 1: Mai và em cùng làm trực nhật. Mai định đổ rác qua cửa sổ lớp học cho tiện. - Bạn Mai làm như thế là không đúng. Vì rác bẩn sẽ làm cho trường, lớp không sạch đẹp, thoáng mát. -Tình huống 2: Nam rủ bạn “Mình cùng vẽ hình đô-rê-mon lên tường đi!” -Bạn Nam làm như thế là sai. Bởi vì vẽ như thế sẽ làm bẩn tường, mất đi vẻ đẹp của trường lớp. -Tình huống 3: Thứ 7 nhà trường tổ chức trồng cây, trồng hoa trong sân trường mà bố em lại hứa cho em đi chơi công viên . -Em sẽ nói với bố là thứ bảy tuần sau sẽ đi chơi, vì em tham gia tổ chức trồng cây ở trường * GV nhận xét và kết luận: Giữ gìn trường lớp sạch sẽ là bổn phận của mỗi người học sinh. Điều đó thể hiện lòng yêu trường, yêu lớp và giúp chúng ta được sinh hoạt, học tập trong môi trường trong lành. Cần giữ gìn trường lớp sạch đẹp. Hoạt động cá nhân 7 Người soạn: Lâm văn Lành Trường Tiểu học Viên Bình 1 Hoạt động Giáo dục Đạo đức lớp 2 Hoạt động 5: Giúp học sinh biết được các việc làm cụ thể trong cuộc sống hàng ngày đề giữ gìn trường lớp sạch đẹp. Bài tập 5: Em hãy nêu các việc cần làm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... ....- Làm bài tập 5 và trình bày bài. - Lớp nhận xét và bổ sung. - Thực hành quan sát: + Lớp ta đã sạch sẽ chưa? Chỗ nào chưa sạch? + Dọn vệ sinh lớp học (các việc phù hợp với trẻ). + Nêu cảm nghĩ của mình sau khi đã được dọn vệ sinh lớp học. * GV nhận xét và kết luận: Mỗi học sinh cần tham gia làm các việc cụ thể, vừa sức của mình để giữ gìn trường lớp sạch đẹp. Đó vừa là quyền, vừa là bổn phận của mỗi học sinh. C. Hoạt động ứng dụng Hoạt động nhóm Hoạt động 6: Bài tập 6: Hãy nối các ý nêu tình huống (ở cột A) với cách ứng xử hoặc hậu quả (ghi ở cột B) sao cho phù hợp - Giáo viên ghi phiếu, phát cho học sinh trong nhóm để học sinh tự tìm, ghép hai ý tạo thành việc đúng A B Nếu em lỡ tay làm đổ mực ra bàn thì em sẽ lấy khăn (hoặc giấy) lau sạch Nếu tổ em dọn vệ sinh lớp học thì môi trường lớp học sẽ bị ô nhiễm Nếu em và các bạn không biết giữ gìn vệ thì em sẽ nhặt rác bỏ vào nơi quy định sinh lớp học Nếu em thấy bọn mình ăn quà xong vứt rác Thì tổ em quét lớp, quét mạng nhện, xóa các ra sân trường vết bẩn trên tường và bàn ghế -GV và HS nhận xét * GV nhận xét và kết luận: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là quyền và bổn phận của mỗi học sinh, để các em được học tập và sinh hoạt trong môi trường trong lành. Cần làm việc vừa sức với mình. Không vứt rác hay nhắc các bạn không vứt rác bừa bãi là góp phần giữ gìn trường lớp sạch đẹp. -Đọc ghi nhớ Trường em, em quý, em yêu Giữ cho sạch đẹp sớm chiều không quên IV. Đánh giá : Các em tích cực học có hợp tác với nhóm. Thực hiện đúng theo các bước học tập, nhất là các nhóm trưởng làm tốt nhiệm vụ của mình. Tuyên dương HS khá giỏi, khích lệ HS yếu kém. 8 Người soạn: Lâm văn Lành Trường Tiểu học Viên Bình 1 Hoạt động Giáo dục Đạo đức lớp 2 Ngày soạn : ....................... Ngày dạy: .......................... Tuần 7+8 BIẾT NHẬN LỖI VÀ SỬA LỖI I. Mục tiêu - Biết khi mắc lỗi cần phải nhận lỗi và sửa lỗi. - Biết được vì sao cần phải nhận lỗi và sửa lỗi. - Thực hiện nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc lỗi. *Biết nhắc bạn bè nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc lỗi - KNS: Kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề trong tình huống mắc lỗi. Kỹ năng đảm nhâ nê trách nhiê êm đối với viê êc làm của bản thân. - PP: Thảo luâ ên nhóm. Giải quyết vấn đề II. Tài liệu và Phương tiện - GV: Sách GV, các phiếu học tập, bài tập - HS : Vở bài tập. III. Tiến trình A. Hoạt động cơ bản a. Hoạt động cả lớp Khởi động - GV cho cả lớp hát vui -Tuần trước các em học bài gì? - Trong cuộc sống không ai tránh khỏi những lỗi lầm, nhưng có biết nhận lồi hay không. Qua bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài đạo đức “Biết nhận lỗi và sửa lỗi” Qua câu chuyện "Cái bình hoa". - GV ghi tựa bài lên bảng - Cho học sinh nhắc lại tựa bài, ghi tựa bài vào vở Hoạt động 1: Giáo viên kể câu chuyện “Cái bình hoa” Nhằm mục đích học sinh hiểu được ý nghĩa của hành vi nhận lỗi và sửa lỗi, lựa trọn hành vi đúng. - Giáo viên kể lại câu chuyện “Cái bình hoa”, để kết thúc mở: … ba tháng đã trôi qua, không ai còn nhớ tới chuyện cái bình hoa bị vỡ nữa thì… - Trao đổi với bạn cùng bàn và đoán xem: Chuyện gì xảy ra sau đó với Vô-lô-đi-a? Nhiều nhóm trình bày bài. - Theo em nhóm bạn nào có cách kết thúc chuyện hay nhất. - Giáo viên kể nốt câu chuyện. - Hoạt động 2: Thảo luận + Qua bài học, em thấy cần làm gì sau khi mắc lỗi?. + Nhận lỗi và sửa lỗi có tác dụng gì? + Khi nhận lỗi và sửa lỗi cho nhau, bản thân mình có suy nghĩ gì? Lúc đó mọi người xung quanh sẽ nghĩ gì về mình? - Các nhóm trình bày. * GV nhận xét kết luận: Trong cuộc sống, ai cũng có khi mắc lỗi, nhất là với các em ở lứa tuổi nhỏ. Nhưng điều quan trọng nhất là biết nhận lỗi và sửa lỗi. Biết nhận lỗi và sửa lỗi thì sẽ mau tiến bộ và được mọi người yêu quý. b. Hoạt động cá nhân - Hoạt động 3: Thảo luận câu hỏi bằng phiếu học tập 9 Người soạn: Lâm văn Lành Trường Tiểu học Viên Bình 1 Hoạt động Giáo dục Đạo đức lớp 2 -Đánh dấu x vào ô  trước ý kiến em cho là đúng  a/ Người biêt nhận lỗi là người trung thực, dũng cảm.  b/ Nếu có lỗi chỉ cần tự sửa lỗi, không cần nhận lỗi  c/ Nếu có lỗi chỉ cần tự cần nhận lỗi, không cần sửa lỗi  d/ Cần biết nhận lỗi dù mọi người không biết mình mắc lỗi.  đ/ Cần xin lỗi khi mắc lỗi với bạn bè và em nhỏ  e/ Chỉ cần xin lỗi những người mình quen biết - Giáo viên nêu lần lượt từng tình huống ở bài tập 2. - Học sinh nêu ý kiến và nói rõ lý do vì sao việc đó lại sai? Cách sửa? * GV nhận xét kết luận: Đã làm sai mà không nhận lỗi thì lòng mình không thanh thản, làm cho người khác có thể bị nghi oan. Nhận lỗi xong phải biết sửa lỗi nữa, tránh nói suông. - GV rút ra ghi nhớ: Biết nhận lỗi và sửa lỗi giúp em mau tiến bộ và sẽ được mọi người yêu quý. B. Hoạt động thực hành Hoạt động cặp đôi - Hoạt động 4: Xử lý tình huống. - Đọc và quan sát tranh 1, 2, 3, 4 bài tập 3, nói với bạn: + Tranh vẽ gì? Đặt tên cho các nhân vật trong tranh? + Đọc kỹ lời nói của nhân vật? Tìm lời đáp? + Lựa trọn một tình huống mà nhóm thích nhất để sắm vai. - Một vài nhóm trình bày ở mỗi tình huống. Nhận xét cách ứng xử của nhóm hay nhất. Bổ sung cách ứng xử khác. * GV nhận xét kết luận: Tuỳ từng tình huống cụ thể mà mức độ nhận lỗi và sửa lỗi có thể khác nhau: Ân hận, nhận lỗi, giải thích lý do rồi rút kinh nghiệm lần sau. Có khi ngoài tỏ thái độ chúng ta phải nói lời xin lỗi mong sự thông cảm và sửa chữa ngay. Khi có lỗi, biết nhận lỗi và sửa lỗi là dũng cảm và đáng khen. Hoạt động theo nhóm - Hoạt động 5: Thảo luận - Đọc đề bài tập 4 - Giao việc: Từng nhóm thảo luận nội dung tùng tình huống nêu: nếu là mình, lúc đó mình sẽ làm gì? +Tình huống 1: Vân viết chính tả bị điểm xấu vì em không nghe rõ do tai kém, lại ngồi gần bàn cuối. Vân muốn viết đúng nhưng không biết làm thế nào?. Theo em Vân nên làm gì? +Tình huống 2: Dương bị đau bụng nên ăn cơm không hết suất. Tổ em bị chê. Các bạn trách Dương dù Dương đã nói lí do. - Từng nhóm trình bày và giải thích lý do vì sao cách ứng xử đó là hay nhất. * GV nhận xét kết luận: Cần bảy tỏ ý kiến của mình khi bị người khác hiểu nhầm. Nên lắng nghe để hiều người khác, tránh trách nhầm lỗi cho bạn. - Biết thông cảm, hướng dẫn, giúp đỡ bạn bè sửa lỗi, như vậy mới là bạn tốt. Hoạt động cả lớp - Hoạt động 6: Thảo luận câu hỏi bằng phiếu học tập -Hãy đánh dấu + vào ô  trước việc làm mà em cho là phù hợp nếu em đùa đã làm cho bạn khó chịu  a) Em nói : "Đùa một tí mà cũng cáu".  b) Em xin lỗi bạn.  c) Tiếp tục trêu bạn.  d) Em không trêu bạn nữa và nói: "Không thích thì thôi" 10 Người soạn: Lâm văn Lành Trường Tiểu học Viên Bình 1 Hoạt động Giáo dục Đạo đức lớp 2 - Giáo viên nêu lần lượt từng tình huống ở bài tập 5. - Học sinh nêu ý kiến và nói rõ lý do vì sao việc đó là chưa phù hợp? C. Hoạt động ứng dụng Hoạt động 5: Liên hệ - Hãy kể lại những trường hợp em mắc lỗi mà em đã biết nhận và sửa lỗi. - Sau khi nghe các bạn kể, theo em bạn nào có cách ứng xử đúng. * GV kết luận: Ai cũng có khi bị mắc lỗi. Điều quan trọng là phải biết nhận lỗi và sửa lỗi. Như vậy lòng ta thanh thản và ta sẽ được mọi người giúp đỡ, yêu quý và sẽ mau tiến bộ. Ghi nhớ: Cần nhận lỗi và sửa lỗi Thực hiện: Biết nhận lỗi và sửa lỗi Chuẩn bị: bài 3 IV. Đánh giá : Các em tích cực học có hợp tác với nhóm. Thực hiện đúng theo các bước học tập, nhất là các nhóm trưởng làm tốt nhiệm vụ của mình. Tuyên dương HS khá giỏi, khích lệ HS yếu kém. 11 Người soạn: Lâm văn Lành Trường Tiểu học Viên Bình 1 Hoạt động Giáo dục Đạo đức lớp 2 Ngày soạn : ....................... Ngày dạy: .......................... Tuần 9 THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HỌC KÌ I I. Mục tiêu -HS biết cách xử lí và đóng vai 1 số tình huống đã học. Giáo dục HS có những hành vi đạo đức, chuẩn mực đạo đức phù hợp với lứa tuổi, đặc biệt hình thành kĩ năng hành vi đạo đức cho HS. KNS: : KN quản lí thời gian, KN giải quyết vấn đề và KN đảm nhận trách nhiệm. II. Tài liệu và Phương tiện - GV: Kế hoạch bài học, SGK, 1 số tình huống cho HS đóng vai - HS : Sách vở III. Tiến trình A. Hoạt động cơ bản a. Hoạt động cả lớp Khởi động - GV cho cả lớp hát vui -Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay lớp chúng ta thực hành các kĩ năng GHK 1 -GV ghi bảng tựa bài - HS nhắc lại tựa bài, ghi tựa bài vào vở b. Hoạt động theo nhóm Hoạt động 1: Thực hành kỹ năng lập thời gian biểu +Nhóm 1: Buổi sáng em làm những việc gì? +Nhóm 2: Buổi trưa em làm những việc gì? +Nhóm 3: Buổi tối em làm những việc gì? -Các nhóm tiến hành thảo luận lập Thời gian biểu cho nhóm mình. -Yêu cầu các nhóm trình bày - Đại diện các nhóm trình bày GV nhận xét: Thời gian biểu của nhóm đã hợp lí chưa? Đã thực hiện như thế nào? - Cần học tập sinh hoạt đúng giờ để đảm bảo sức khoẻ, học hành mau tiến bộ. Hoạt động cặp đôi B. Hoạt động thực hành Hoạt động 2: Xử lý tình huống -HS hoạt đông cặp đôi, tiến hành thảo luận . +Tình huống 1 : Em vừa ăn cơm xong chưa kịp dọn mâm bát thì bạn rủ đi chơi. Em sẽ làm gì? - Em cần dọn mâm bát trước khi đi chơi. +Tình huống 2 : Nhà sắp có khách, mẹ nhắc em dọn nhà, trong khi em muốn xem ti vi? - Em cần dọn nhà rồi mới xem ti vi. +Tình huống 3: Bạn được phân công xếp dọn chiếu khi ngủ dậy nhưng bạn không làm. Em sẽ làm gì bạn? - Em cần nhắc và giúp bạn xếp gọn chiếu. - GV mời đại diện 3 nhóm lên đóng vai - HS làm việc theo nhóm. - Gọi nhóm khác nhận xét. 12 Người soạn: Lâm văn Lành Trường Tiểu học Viên Bình 1 Hoạt động Giáo dục Đạo đức lớp 2 GV kết luậnnhận xét Hoạt động theo nhóm C. Hoạt động ứng dụng Hoạt động 3: Vận dụng thực hành: -GV kiểm tra việc HS thực hành giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp chỗ học chỗ chơi. -HS thực hành xếp ngăn nắp, gọn gàng, chỗ học, chỗ chơi ở lớp. - GV yêu cầu HS giơ tay theo 3 mức độ a, b, c + a) Thường xuyên tự xếp gọn chỗ học chỗ chơi. + b) Chỉ làm khi được nhắc nhở + c) Thường nhờ người khác làm hộ. -HS giơ tay theo mức độ. -GV khen nhóm mức độ a, nhắc nhở động viên nhóm mức độ b và c. +GV nhận xét và kết luận chung. IV. Đánh giá : Các em tích cực học có hợp tác với nhóm. Thực hiện đúng theo các bước học tập, nhất là các nhóm trưởng làm tốt nhiệm vụ của mình. Tuyên dương HS khá giỏi, khích lệ HS yếu kém. 13 Người soạn: Lâm văn Lành Trường Tiểu học Viên Bình 1 Hoạt động Giáo dục Đạo đức lớp 2 Ngày soạn : ....................... Ngày dạy: .......................... Tuần 10+11 BIẾT NÓI LỜI YÊU CẦU - ĐỀ NGHỊ I. Mục tiêu Giúp học sinh biết: - Biết một số câu yêu cầu, đề nghị lịch sự. - Bước đầu biết được ý nghĩa của việc sử dụng những lời yêu cầu, đề nghị lịch sự. - Biết sử dụng lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong các tình huống đơn giản, thường gặp hằng ngày. - Mạnh dạn khi nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong các tình huống thường gặp hằng ngày. II. Tài liệu và Phương tiện - GV: Sách GV, các phiếu học tập, bài tập - HS : Vở bài tập. III. Tiến trình A. Hoạt động cơ bản a. Hoạt động cả lớp Khởi động - GV cho cả lớp hát vui - Khi muốn mượn một vật gì, hay nhờ ai đó làm cho em một việc nào đó, em sẽ nói như thế nàođể được giúp đỡ? . Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết cách ứng xử tốt hành vi này. -GV ghi bảng tựa bài - HS nhắc lại tựa bài, ghi tựa bài vào vở b. Hoạt động theo nhóm Hoạt động 1: Thảo luận : Học sinh biết một số mẫu câu đề nghị và ý nghĩa của câu đó. Bài tập 1: Quan sát tranh -Yêu cầu HS quan sát tranh (Trong giờ học vẽ, Nam muốn mượn bút chì của bạn Tâm) + Tranh vẽ cảnh gì? + Em hãy đoán xem Nam sẽ nói gì với Tâm? + Khi muốn mượn bút chì, Nam nói gì? Em đoán định nói gì? - Đó là bạn Nam đã dùng lời yêu cầu đề nghị. Đọc lại lời nói của Nam. *GV nhận xét và kết luận: Muốn mượn bút chì của Tâm, Nam cần sử dụng những câu yêu cầu, đề nghị nhẹ nhàng lịch sự. Như vậy là Nam đã tôn trọng bạn và có lòng tự trọng Hoạt động cả lớp Hoạt động 2: Học sinh biết phân biệt các hành vi nên làm và không nên làm khi muốn nhờ, yêu cầu hay đề nghị người khác giúp đỡ. Bài tập 2: Em hãy ghi vào ô  dưới tranh chữ Đ nếu việc làm của các bạn là đúng, chữ S nếu việc làm của các bạn là sai + Tranh vẽ cảnh gì? + Việc đó có nên không? Vì sao? -GV và HS nhận xét - Tranh 2 và 3 nêu việc đúng, tranh 1 nêu việc sai. Hoạt động theo nhóm 14 Người soạn: Lâm văn Lành Trường Tiểu học Viên Bình 1 Hoạt động Giáo dục Đạo đức lớp 2 Hoạt động 3: Học sinh biết bày tỏ thái độ phù hợp trước những việc làm trong các tình huống cần sự giúp đỡ của người khác. Bài tập 3: Hãy đánh dấu + vào ô  trước những ý kiến mà em tán thành  a/ Em cảm thấy ngại ngần hoặc ngượng ngùng và mất thời gian nếu phải nói lời yêu cầu, đề nghị khi cần sự giúp đỡ của người khác.  b/ Nói lời yêu cầu, đề nghị với bạn bè, người thân là khách sáo, không cần thiết.  c/ Chỉ cần nói lời yêu cầu, đề nghị với người lớn tuổi.  d/ Chỉ cần dùng lời yêu cầu, đề nghị khi cần nhờ việc quan trọng.  đ/ Biết nói lời yêu cầu đề nghị lịch sự là tự trọng và tôn trọng người khác. * GV nhận xét và kết luận: Ý kiến đ là đúng, Ý kiến a. b. c. d là sai. Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. B. Thực hành: Hoạt động cá nhân Hoạt động 4: Bài tập 4: Hãy đánh dấu + vào ô  trước cách ứng xử phù hợp khi em muốn sử dụng đồ dùng học tập của bạn  a) Cứ lấy dùng, không cần hỏi mượn  b) Cứ lấy dùng rồi hỏi mượn sau  c) Vừa hỏi vừa lấy để dùng, không cần biết bạn có đồng ý cho mượn hay không  d) Hỏi mượn lịch sự và nếu bạn cho phép mới lấy dùng -Yêu cầu HS trình bày - Các nhóm nhận xét bổ sung - GV nhận xét kết luận: ý đúng d Chúng ta cần hỏi mượn lịch sự, khi nào bạn đồng ý mới lấy dùng C. Hoạt động ứng dụng Hoạt động cả lớp Hoạt động 3: Trò chơi: Học sinh thực hành nói lời đề nghị lịch sự với các bạn trong lớp và biết phân biệt giữa lời nói lịch sự và chưa lịch sự. Thầy sẽ chỉ định một bạn đứng lên nói lời đề nghị cả lớp. Nếu cả lớp thấy lời nói, thái độ của bạn là phù hợp và lịch sự thì chúng ta cùng thao tác theo bạn. a) Em muốn bố mẹ đưa đi chơi vào ngày chủ nhật. b) Em muốn hỏi thăm chú công an đường đi đến nhà một người quen c) Em muốn nhờ em bé lấy hộ chiếc bút - Giáo viên làm mẫu: nói “Mời các bạn giơ tay” và đưa tay lên, cả lớp làm theo. - Gọi học sinh cùng chơi. Kết luận: Biết nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong giao tiếp hàng ngày là biết tự trọng và biết tôn trọng người khác. IV. Đánh giá : Các em tích cực học có hợp tác với nhóm. Thực hiện đúng theo các bước học tập, nhất là các nhóm trưởng làm tốt nhiệm vụ của mình. Tuyên dương HS khá giỏi, khích lệ HS yếu kém. 15 Người soạn: Lâm văn Lành Trường Tiểu học Viên Bình 1 Hoạt động Giáo dục Đạo đức lớp 2 Ngày soạn : ....................... Ngày dạy: .......................... Tuần 12+13 Bài 4: CHĂM LÀM VIỆC NHÀ I. Mục tiêu - Biết: Trẻ em có bổn phận tham gia làm những việc nhà phù hợp với khả năng để giúp đỡ ông bà, cha mẹ. - Tham gia một số việc nhà phù hợp với khả năng - Biết: Trẻ em có bổn phận tham gia làm những việc nhà phù hợp với khả năng để giúp đỡ ông bà, cha mẹ. - Tham gia một số việc nhà phù hợp với khả năng - Nêu được ý nghĩa của làm việc nhà. - Tự giác tham gia làm việc nhà phù hợp với khả năng KNS: KN đảm nhận trách nhiệm tham gia làm việc nhà phù hợp với khả năng. - PP: Thảo luâ ên nhóm.Đóng vai. II. Tài liệu và Phương tiện - GV: Sách GV, các phiếu học tập, bài tập - HS : Vở bài tập. III. Tiến trình A. Hoạt động cơ bản a. Hoạt động cả lớp Khởi động - GV cho cả lớp hát vui - Các em ạ! Hồi nhỏ Trần Đăng Khoa đã làm thơ tặng Mẹ với nhan để “Khi Mẹ vắng nhà” Chúng ta hãy tìm hiểu xem khi mẹ vắng nhà thì Trần Đăng Khoa sẽ làm gì nhé qua bài học Chăm làm việc nhà - GV ghi tựa bài lên bảng - Cho học sinh nhắc lại tựa bài, ghi tựa bài vào vở Hoạt động 1: Tổ chức cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi : -Nội dung tranh vẽ gì? a) Em có nhận xét gì về việc làm của bạn trong tranh? b) Em hãy đoán xem mẹ bạn sẽ nghĩ gì? b. Hoạt động theo nhóm Hoạt động 2: Đọc thơ “Khi mẹ vắng nhà” của Trần Đăng Khoa. Nhằm giúp học sinh biết một tấm gương chăm làm việc nhà. Học sinh biết chăm làm việc nhà là thể hiện tình thương yêu ông bà, cha mẹ. - Giáo viên đọc bài thơ. Một đến hai em đọc lại bài. + Những việc làm của bạn nhỏ trong bài thơ thể hiện tình cảm như thê nào đối với mẹ? + Em hãy đoán xem mẹ bạn nhỏ nghĩ gì khi thấy những việc bạn đã làm ? * GV nhận xét kết luận: Bạn nhỏ làm các việc nhà vì bạn thương cha mẹ, muốn chia sẻ bớt nỗi vất vả với cha mẹ. Việc làm đó của bạn chắc chắn sẽ đem lại niềm vui, sự hài lòng cho cha mẹ. Chăm làm việc nhà là đức tính tốt, chúng ta cần học tập. 16 Người soạn: Lâm văn Lành Trường Tiểu học Viên Bình 1 Hoạt động Giáo dục Đạo đức lớp 2 Hoạt động cả lớp Hoạt động 3: Tổ chức cho học sinh quan sát tranh (6 bức tranh trong vở bài tập Bài tập 3. Em hãy ghi tên những việc làm mà các bạn trong tranh đang làm . Em có thể làm được những việc nào trong các việc đó? - Đọc đề bài, xem tranh sách giáo khoa và nói với bạn: Tranh vẽ ai? Họ đang làm gì? - Các nhóm trình bày bài. - Có ai trong lớp ta biết làm và thường hay làm các việc đó? Một vài học sinh nêu lại: Trẻ em có thể làm được các việc gì? * GV nhận xét kết luận: Chúng ta nên làm những công việc nhà phù hợp với khả năng của mình như: tưới nước cho vườn, cây cảnh; dọn dẹp nhà cửa; chuẩn bị nấu cơm, dọn cơm; cho gà vịt ăn; … Cần tránh làm những việc quá sức vì ảnh hưởng xấu tới xương và cơ. Hoạt động cá nhân Hoạt động 4: Thảo luận câu hỏi bằng phiếu học tập -Hãy đánh dấu + vào ô  trước ý kiến mà em tán thành  a) Làm việc nhà là trách nhiệm chỉ của người lớn trong gia đình.  b) Trẻ em có bổn phận làm những việc nhà phù hợp với khả năng.  c) Chỉ làm việc nhà khi bố mẹ nhắc nhở.  d) Cần làm tốt việc nhà khi người lớn có mặt cũng như khi vắng mặt.  đ) Tự giác làm những việc nhà phù hợp với khả năng là yêu thương cha mẹ - Lần lượt từng tình huống được học sinh trình bày và nêu lý do. - Cả lớp nhận xét. *GV nhận xét kết luận: Chăm chỉ là đức tính tốt. Cha mẹ ta rất vất vả, vì vậy ta cần phải chăm chỉ tự giác làm việc nhà. Tham gia làm việc nhà phù hợp với khả năng là quyền và bổn phận của trẻ em, là thể hiện tình yêu thương đối với ông bà cha mẹ. Kết luận: Cần chăm làm việc nhà Hoạt động cặp đôi Hoạt động 5: Liên hệ - Kể cho bạn nghe: ở nhà mình đã làm được những việc gì? Kết quả ra sao? - Khi làm xong việc, mình cảm thấy thế nào? Ông bà, cha mẹ tỏ thái độ gì? - Từng nhóm trình bày. - Các việc tự em làm hay do cha mẹ nhắc nhở. * GV nhận xét kết luận: Hãy tìm những việc nhà phù hợp với khả năng và bày tỏ nguyện vọng muốn được tham gia làm việc của mình đối với người lớn. Làm việc phải đảm bảo an toàn. Hoạt động cá nhân B. Hoạt động thực hành: Hoạt động 6: Xử lý tình huống ở bài tập 5. Hòa đang làm việc nhà thì bạn đến rủ đi chơi. Theo em, Hòa nên làm gì? (Hãy đánh dấu + vào ô  trước ý kiến em tán thành và giải thích lý do vì sao.)  a) Bỏ việc, đi chơi với bạn  b) Nhờ người lớn làm hộ để đi chơi với bạn.  c) Nói bạn đợi, làm xong công việc rồi đi chơi  d) Để gọn lại, đi chơi về sẽ làm tiếp Bàn bạc với bạn xem mình có chọn cách ứng xử đó hay cách nào khác? - Các nhóm trình bày. - Cả lớp nhận xét cách ứng xử hay nhất. * Gv nhận xét và kết luận: Phải làm xong việc nhà rồi mới đi chơi. 17 Người soạn: Lâm văn Lành Trường Tiểu học Viên Bình 1 Hoạt động Giáo dục Đạo đức lớp 2 C. Hoạt động ứng dụng Hoạt động cả lớp Hoạt động 6: - Hãy ghi những việc nhà mà em đã thường xuyên làm và sẽ làm a) Những việc em đã làm: .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .. b) Những việc em sẽ làm: .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .. - HS trình bày. - Cả lớp nhận xét hay nhất. * Gv nhận xét và kết luận IV. Đánh giá : Các em tích cực học có hợp tác với nhóm. Thực hiện đúng theo các bước học tập, nhất là các nhóm trưởng làm tốt nhiệm vụ của mình. Tuyên dương HS khá giỏi, khích lệ HS yếu kém. 18 Người soạn: Lâm văn Lành Trường Tiểu học Viên Bình 1 Hoạt động Giáo dục Đạo đức lớp 2 Ngày soạn : ....................... Ngày dạy: .......................... Tuần 14+15 GỌN GÀNG, NGĂN NẮP I. Mục tiêu - Biết cần phải giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi như thế nào. - Nêu được ít lợi của việc giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chơi. - Thực hiện giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp chỗ học chỗ chơi. *Tự giác thực hiện giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi. - KNS: Kỹ năng giải quyết vấn đề để thực hiê ên gọn gàng ngăn nắp. Kỹ năng quàn lý thời gian để thực hiện gọn gàng ngăn nắp. - PP: Thảo luâ ên nhóm. Đóng vai. Tổ chức trò chơi. Xử lí tình huống II. Tài liệu và Phương tiện - GV: Sách GV, các phiếu học tập, bài tập - HS : Vở bài tập. A. Hoạt động cơ bản a. Hoạt động cả lớp Khởi động - GV cho cả lớp hát vui - Gọn gàng ngăn nắp là đức tính tốt của mỗi người. Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta phải biết sống gọn gàng ngăn nắp. Bài học hôm nay chúng ta sẽ học là bài: Gọn gàng ngăn nắp - GV ghi tựa bài lên bảng - Cho học sinh nhắc lại tựa bài, ghi tựa bài vào vở b. Hoạt động theo nhóm Hoạt động 1: Thảo luận câu hỏi bằng phiếu học tập - Em hãy đánh dấu + vào ô  trước việc làm đúng và giải thích vì sao.  a) Sau giờ thủ công, Dương thu gọn giấy vụn cho vào sọt rác của lớp.  b) Khi đi học về, Ngọc để cặp sách, quần áo, giày dép... mỗi thứ một nơi rồi chạy đi chơi. + Nếu em là bạn của Dương, em giúp bạn bằng cách nào? + Em bảo bạn Ngọc cách sắp xếp lại đồ dùng thế nào? + Em khuyên bạn điều gì? - Đồ dùng để bừa bãi có hại gì? * GV nhận xét kết luận: Chúng ta nên rèn luyện đức tính sống gọn gàng ngăn nắp. b. Hoạt động theo nhóm Hoạt động 2: Làm bài tập 2. -Tổ chức cho các nhóm quan sát tranh 1, 2, 3, 4 Em hãy nhận xét về việc làm của các bạn nhỏ trong mỗi tranh sau. - Nói với bạn: + Tranh vẽ cảnh gì? 19 Người soạn: Lâm văn Lành Trường Tiểu học Viên Bình 1 Hoạt động Giáo dục Đạo đức lớp 2 + Theo em tranh nào đồ dùng đã được sắp xếp gọn gàng ngăn nắp? + Tranh nào đồ dùng chưa được sắp xếp gọn gàng ngăn nắp? Nếu ở đó em sẽ làm gì? - Các nhóm trình bày bài. - Nhận xét các nhóm * GV nhận xét kết luận: Phải luân sắp xếp đồ dùng gọn gàng ngăn nắp cho nhà cửa, lớp học được đẹp mà khi cần dùng đến thì tìm được nhanh. Như vậy công việc sẽ có hiệu quả. c. Hoạt động cả lớp Hoạt động 3: Thảo luận câu hỏi bằng phiếu học tập -Hãy đánh dấu + vào ô  trước ý kiến mà em cho là đúng  a) Chỉ cần gọn gàng ngăn nắp khi nhà chật  b) Lúc nào cũng xếp gọn đồ dùng làm mất thời gian  c) Gọn gàng, ngăn nắp làm cho nhà cửa thêm sạch đẹp  d) Giữ nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp là việc làm của mọi người trong gia đình em. -GV nhận xét và kết luận: Ý c và d là đúng B. Hoạt động thực hành: Hoạt động cặp đôi - Hoạt động 5: Xử lý tình huống Bài tập 4 - Em sẽ ứng xử thế nào trong các tình huống sau? Vì sao? a) Em vừa ăn cơm xong, chưa kịp dọn mâm bát thì bạn đến rủ đi chơi. b) Nhà sắp có khách, mẹ nhắc em quét nhà trong khi em muốn xem phim hoạt hình c) Ở lớp bán trú, Nam được phân công xếp gọn chiếu sau khi ngủ dậy nhưng em thấy bạn không làm. d) Bố mẹ xếp cho Nga một góc học tập ở nhà, nhưng mọi người trong gia đình thường để đồ dùng lên bàn học của Nga. - Một số em trình bày bài. - Nhận xét bài bạn vừa nêu, giải thích lý do vì sao tình huống đó là sai. Cách xử lý từng tình huống. * GV nhận xét kết luận. C. Hoạt động ứng dụng - Hoạt động 6: Liên hệ - Tự nhận xét xem mình ở mức độ nào trong các mức độ sau: + Thường thu dọn chỗ học chỗ chơi. + Ít khi thu dọn chỗ học chỗ chơi. + Không thu dọn chỗ học chỗ chơi. - Giáo viên thống kê và nhận xét tình hình chung. - Nhìn xung quanh lớp, nhận xét xem lớp ta đã được gọn gàng ngăn nắp chưa? (ngăn bàn, kệ đồ dùng, nền nhà …).Thu dọn lại cho ngăn nắp. * GV nhận xét kết luận: Sống gọn gàng ngăn nắp làm cho nhà cửa sạch, đẹp và khi cần sử dụng thì không mất công tìm kiếm. Người sống gọn gàng ngăn nắp luân được mọi người tin tưởng, yêu quý. GV rút ra ghi nhớ: Bạn ơi chỗ học, chỗ chơi Gọn gàng, ngăn nắp ta thời chớ quên Đồ chơi, sách vở đẹp bền Khi cần khỏi mất công tìm kiếm lâu IV. Đánh giá : Các em tích cực học có hợp tác với nhóm. Thực hiện đúng theo các bước học tập, nhất là các nhóm trưởng làm tốt nhiệm vụ của mình. 20 Người soạn: Lâm văn Lành
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan