Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Giải quyết việc làm thông qua các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh hải...

Tài liệu Giải quyết việc làm thông qua các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh hải dương

.DOCX
110
5
113

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN THỊ QUYÊN GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM THÔNG QUA CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI TỈNH HẢI DƢƠNG Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 60 31 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN MẠNH HÙNG Hà Nội - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN THỊ QUYÊN GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM THÔNG QUA CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI TỈNH HẢI DƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Hà Nội - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng ở bất kỳ công trình khoa học nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. TÁC GIẢ LUẬN VĂN NGUYỄN THỊ QUYÊN MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.....................................................................................i DANH MỤC BẢNG BIỂU...........................................................................................................ii PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI.......................................................................................................................5 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu................................................................ 5 1.1.1. Tình hình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài.........................5 1.1.2. Tình hình nghiên cứu của các tác giả trong nước.........................6 1.2. Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về giải quyết việc làm thông qua các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài.............................................................15 1.2.1. Những vấn đề cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài và dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài.....................................................................................15 1.2.2 Một số vấn đề lý luận chung về việc làm, giải quyết việc làm.. . .18 1.2.3. Sự cần thiết của vấn đề giải quyết việc làm từ FDI....................26 1.2.4. Tác động của FDI đối với giải quyết việc làm............................27 1.2.5. Nội dung của giải quyết việc làm thông qua FDI.......................30 1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm từ FDI..............35 1.3. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về giải quyết việc làm thông qua các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài.............................................40 Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU...............46 2.1. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng...................................................46 2.1.1. Các phương pháp nghiên cứu sử dụng chung cho toàn bộ luận văn .................................................................................................................. 46 2.1.2. Các phương pháp nghiên cứu điển hình của từng chương..........48 2.2. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu............................................50 2.3. Các công cụ đƣợc sử dụng để nghiên cứu........................................... 50 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM THÔNG QUA CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI TỈNH HẢI DƢƠNG......................................................................................................................................52 3.1. Khái quát chung về điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương...............52 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên....................................................................... 52 3.1.2 Đặc điểm về kinh tế - xã hội:....................................................... 55 3.2. Thực trạng về lao động và vấn đề thất nghiệp ở Hải Dương...................59 3.2.1. Thực trạng về số lượng lao động.................................................59 3.2.2. Trạng thái thất nghiệp ở Hải Dương hiện nay.............................60 3.2.3. Sự gia tăng về chất lượng lao động.............................................62 3.3. Khái quát kết quả thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Hải Dương....................63 3.3.1. Quy mô, số lượng các dự án và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Hải Dương................................................................................................64 3.3.2 Cơ cấu đầu tư vốn FDI trên địa bàn tỉnh Hải Dương...................68 3.4. Tình hình giải quyết, tạo việc làm cho người lao động từ FDI ở tỉnh Hải Dương............................................................................................................. 69 3.4.1 Thực trạng số lượng việc làm.......................................................69 3.4.2 Thực trạng chất lượng việc làm....................................................70 3.5. Đánh giá thực trạng giải quyết việc làm từ FDI tỉnh Hải Dương............71 3.5.1. Những thành tựu..........................................................................71 3.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân.........................................................73 Chƣơng 4: NHỮNG PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM THÚC ĐẨY VIỆC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM THÔNG QUA CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI TỈNH HẢI DƢƠNG TRONG THỜI GIAN TỚI.........................................................................................................79 4.1 Mục tiêu và phương hướng cơ bản thúc đẩy việc giải quyết việc làm từ FDI ở Hải Dương............................................................................................79 4.1.1 Mục tiêu........................................................................................79 4.1.2 Phương hướng cơ bản.................................................................. 79 4.2 Những giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy việc giải quyết việc làm từ FDI tại tỉnh Hải Dương............................................................................................... 80 4.2.1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách, thủ tục hành chính.........80 4.2.2 Đầu tư cho giáo dục, khoa học công nghệ, đào tạo và nâng cao trình độ nguồn nhân lực...................................................................................83 4.2.3. Củng cố và phát triển cơ sở hạ tầngnhằm thu hút tốt FDI..........87 4.2.4.Tăng cường, đổi mới công tác vận động xúc tiến đầu tư.............88 4.2.5. Nâng cao nhận thức của đội ngũ lãnh đạo tỉnh........................... 90 4.2.6. Phối hợp phát triển giữa Hải Dương với các tỉnh trong Vùng....91 KẾT LUẬN....................................................................................................92 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 94 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hi i 1 CNH - H 2 CNXH 3 CSVN 4 ĐTNN 5 GCNĐT 6 FDI 7 FIE 8 GDP 9 HĐND 10 ILO 11 KCN 12 KT-XH 13 MTĐT 14 ODA 15 PCI 16 TNHH 17 GQVL 18 LLLĐ 19 UBND 20 WTO DANH MỤC BẢNG BIỂU STT 1 2 3 4 5 6 7 8 ii PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Giải quyết việc làm đang là một vấn đề kinh tế xã hội gay gắt đối với Việt Nam nói riêng và kinh tế toàn cầu nói chung. Ngày nay, quan niệm về phát triển được hiểu đầy đủ là: Tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội, phải xóa đói giảm nghèo, giảm thiểu thất nghiệp. Với vấn đề giải quyết việc làm chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói về vai trò của vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động trong mục tiêu của nhà nước xã hội chủ nghĩa là Chủ nghĩa xã hội trước hết là làm cho nhân dân lao động thoát khỏi bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và được sống một đời hạnh phúc.Tư tưởng của người luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt mọi chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta về giải quyết việc làm cho người lao động. Đại hội Đảng lần thứ XI cũng chỉ rõ giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầ u bức xúc của nhân dân. Trong thời kỳ hội nhập nền kinh tế thế giới và khu vực như hiện nay, việc huy động và sử dụng nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có tác động tích cực đối với tăng trưởng kinh tế, chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý, thúc đẩy cạnh tranh làm tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách, và đặc biệt là giải quyết việc làm cho người lao động. Từ đó thực hiện mục tiêu chung của Đảng và Nhà nước là thực hiện thành công và nhanh chóng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hải Dương là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, với mật độ dân số đông và nguồn nhân lực dồi dào. Để phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Hải Dương một cách bền vững, tất yếu phải giải quyết vấn đề việc làm, phát huy thế mạnh về nguồn nhân lực của tỉnh. Trong thời gian vừa qua 1 để giải quyết việc làm, tỉnh Hải Dương đã có nhiều giải pháp, trong đó có việc tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài để giải quyết vấn đề việc làm. Trong đại hội Đảng lần thứ XVI của tỉnh(tháng 10/2015) đồng chí Nguyễn Mạnh Hiển cũng nhận mạnh việc kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh phải được chú trọng hơn nữa. phải phát huy tối đa các nguồn lực để kêu gọi các nhà đầu tư đến với Hải Dương. Nhằm mục đích giải quyết việc làm cho số lượng lớn lao động đang ngày càng gia tăng trên địa bàn. Mục đích là thúc đẩy tăng trưởng kinh- tế xã hội của toàn tỉnh. Tuy nhiên, việc thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào giải quyết việc làm cho người lao động ở tỉnh Hải Dương bên cạnh những thành tựu vẫn còn tồn tại những hạn chế như: lao động của tình chủ yếu vẫn là trình độ thấp, việc học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm, công nghệ mới của người lao động trong các doanh nghiệp FDI vẫn còn hạn chế. Do vậy, việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về đầu tư trực tiếp nước ngoài với việc giải quyết việc làm cho người lao động ở tỉnh Hải Dương, từ đó đưa ra giải pháp để thúc đẩy việc giải quyết việc làm cho người lao động ở Hải Dương từ đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới là vấn đề cấp bách, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Từ nhận thức trên tôi chọn đề tài: “Giải quyết việc làm thông qua các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Hải Dương”. Để thực hiện luận văn thạc sĩ chuyên nghành kinh tế chính trị . Câu hỏi nghiên cứu của luận văn là: - Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải quyết và tạo bao nhiêu việc làm cho người lao động ở Hải Dương những thành tựu và bất cập của vấn đề này tại tỉnh Hải Dương? 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài - Mục đích nghiên cứu Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn giải quyết việc làm từ đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Hải Dương, để từ đó đưa ra giải 2 pháp thúc đẩy việc giải quyết việc làm từ đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Hải Dương trong thời gian tới. - Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn bao gồm: + Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về giải quyết việc làm từ FDI. + Nghiên cứu kinh nghiệm tạo và giải quyết việc làm từ FDI của một số địa phương và rút ra bài học kinh nghiệm cho Hải Dương + Phân tích thực trạng giải quyết việc làm cho người lao động từ FDI tại tỉnh Hải Dương thời gian qua. + Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy việc giải quyết việc làm từ FDI ở tỉnh Hải Dương trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu Thực trạng giải quyết việc làm từ đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI ở tỉnh Hải Dương. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung : Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu vấn đề thông qua việc đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho người lao động địa phương như thế nào, những thành quả đạt được. Đề tài không nghiên cứu đầu tư từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA, viện trợ từ các tổ chức phi chính phủ, cũng như đầu tư từ ngân sách nhà nước. Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu giải quyết việc làm thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hải Dương từ năm 2005 đến cuối năm 2014, đồng thời đề xuất những giải pháp cải thiện tốt hơn việc giải quyết việc làm thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn tiếp theo. 4. Khái quát về phƣơng pháp nghiên cứu: Đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử đồng thời kết hợp một số phương pháp cụ 3 thể khác như: trừu tượng hoá khoa học, phân tích tổng hợp, logic và lịch sử, so sánh, thống kê,... . Nguồn số liệu được sử dụng: Số liệu của Văn phòng Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Dương, Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hải Dương, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương, Ban Quản lý các khu công nghiệp Hải Dương, … 5. Những đóng góp của luận văn: Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về việc làm, giải quyết việc làm, đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Đánh giá thực trạng giải quyết việc làm thông qua các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hải Dương trong những năm từ 2005 đến 2014 Đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết việc làm tốt hơn thông qua nguồn vốn FDI 6. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, tài liệu tham khảo nội dung chính của luận văn được trình bày theo 4 chương. Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và một số vấn đề lý luận về giải quyết việc làm và đầu tư trực tiếp nước ngoài Chương 2. Phương pháp và thiết kế nghiên cứu Chương 3. Thực trạng giải quyết việc làm thông qua các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Hải Dương Chương 4. Phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy việc giải quyết việc làm thông qua các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Hải Dương trong thời gian tới . Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ 4 LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu của các tác giả nƣớc ngoài Vấn đề đầu tư nước ngoài cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp đã được nghiên cứu từ lâu, trên mọi phương diện, nhưng ý nghĩa, vai trò của đầu tư nước ngoài luôn là vấn đề được đặc biệt quan tâm, nhất là trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay. Một số lý thuyết của các tác giả liên quan tới nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, sự hình thành khu vực FIE ( kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài) như lí thuyết của Harrod – Domar việc huy động và sử dụng nguồn vốn FDI mang tính khách quan đối với sự phát triển kinh tế của mọi quốc gia đang phát triển. Giải thích của K.Kojima về nguyên nhân xuất hiện đầu tư nước ngoài, đó là do sự khác nhau về tỷ xuất lợi nhuận giữa các quốc gia, sự chênh lệch này được bắt nguồn từ sự khác biệt về lợi thế so sánh trong phân công lao động quốc tế dựa trên bốn loại động lực là đầu tư hướng về thiên nhiên, đầu tư hướng về nguồn lực dồi dào, đầu tư hướng về thị trường có rào cản thương mại và đầu tư theo định hướng thị trường độc quyền.Theo cách giải thích này thì sự hình thành đầu tư nước ngoài chủ yếu xét tới yếu tố môi trường đầu tư…. Nghiên cứu “Impact of government policies and Investment agreements on FDI inflow” của tác giả Rashmi Banga do Ủy ban của Ấn Độ nghiên cứu các quan hệ kinh tế quốc tế, xuất bản năm 2003 đề cập tới đầu tư trực tiếp nước ngoài của 15 nước Đông, Nam và Đông Nam Á cùng với lượng hóa tác động của chính sách đầu tư và môi trường đầu tư quốc tế tới dòng chảy vốn FDI vào các nước tới năm 2001. Ngoài chính sách đầu tư thì nghiên cứu này không chú trọng tới các yếu tố khác của môi trường đầu tư của các nước nhận đầu tư. Bài báo “Foreign direct investment and economic growth: Evidence from Malaysia”. Tác giả: Shaari, Mohd Shahidan Bin; Hong, Thien Ho; 5 Shukeri, Siti Norwahida. Nguồn: International Business Research, 2012. Đã trình bày được kết quả của mối quan hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng kinh tế dựa trên tổng sản phẩm quốc nội hàng năm của Malaysia từ năm 1971 đến năm 2010. Three essays on foreign direct investment and economic growth in developing countries. Tác giả: Saha, Nitesh. Trường: Utah State University, 2005. Đây là ba tiểu luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu của các tác giả trong nƣớc Một số công trình liên quan đến đề tài luận văn mà tác giả được biết: 1.1.2.1. Sách, báo, tạp chí Cuốn sách “Những giải pháp chính trị, kinh tế nhằm thu hút có hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam” của tác giả Chu Văn Cấp, Nguyễn Khắc Chân làm chủ biên. Nội dung chính dựa trên thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian từ năm 1988 đến năm 1995, tác giả đưa ra những đề xuất kinh tế, chính trị nhằn thu hút hiệu quả vốn FDI vào Việt Nam. Trong cuốn sách tác giả đã vạch rõ thực trạng thu hút đầu tư của Việt Nam từ sau khi Việt Nam ban hành Luật đầu tư, các nước đến Việt Nam chủ yếu là các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, và rộng ra là khu vực châu Á, chưa có các tập đoàn kinh tế lớn xuyên quốc gia vào Việt Nam. Kết quả của quá trình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam chưa cao, việc tạo công ăn việc làm còn hạn chế. Tác giả cũng chỉ rõ những nguyên nhân của những hạn chế đó và đưa ra những giải pháp để thu hút nguồn FDI vào Việt Nam và những đề xuất kinh tế chính trị để ngày càng thu hút hơn nữa các doanh nghiệp nước ngoài, các quốc gia là các cường quốc kinh tế đến với Việt Nam. Trong cuốn “Tìm hiểu đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam” NXB Chính trị quốc gia, tháng 9/ 2004 do Lê Minh Toàn( chủ biên) đã cung cấp 6 cho người đọc những khái niệm cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài, các hình thức đầu tư và đặc điểm của nó. Cuốn sách “Thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Kết quả điều tra 140 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài” do TS. Đinh Văn Ân và TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh đồng chủ biên. Cuốn sách nhận dạng các yếu tố của hai nhóm yếu tố có ảnh hưởng đến triển khai thực hiện và hoạt động của dự án sau khi Việt nam gia nhập WTO: Nhóm 1 – nhóm yếu tố đến từ thực hiện cam kết WTO và nhóm 2 – một yếu tố nội tại của nền kinh tế. Các yếu tố nội tại của nền kinh tế ảnh hưởng đến thực hiện dự án đầu tư được đánh giá thông qua kết quả điều tra 140 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm nhận dạng một số yếu tố gây trở ngại đến thực hiên dự án FDI. Tài liệu Hội nghị Tổng kết 25 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ban hành vào tháng 12 năm 1987 được cộng đồng quốc tế đánh giá là một bước ngoặt quan trọng trong việc thực hiện đường lối đổi mới, chuyển đổi mô hình quản lý kinh tế của Việt Nam. Sau hơn 25 năm thực hiện, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) luôn là khu vực phát triển năng động và đóng vai trò tích cực trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng trong tổng vốn đầu tư xã hội, góp phần đáng kể thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng năng lực sản xuất, đổi mới công nghệ, khai thông thị trường quốc tế, gia tăng kim ngạch xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, đóng góp ngân sách nhà nước, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và tạo thêm việc làm. Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho rằng, FDI có tác động lan tỏa đến các khu vực khác của nền kinh tế, trong đó có việc tạo sức ép cạnh tranh, thúc đẩy đổi mới và chuyển giao công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất, khơi dậy các nguồn lực đầu tư trong nước; phát triển ngành 7 công nghiệp phụ trợ, góp phần đưa Việt Nam từng bước tham gia chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu, gián tiếp tạo việc làm, góp phần mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế của Việt Nam. FDI cũng đóng vai trò tích cực trong việc hỗ trợ cho quá trình cải cách doanh nghiệp trong nước, khuyến khích đổi mới thủ tục hành chính và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường. Có thể nói rằng, kết quả thu hút FDI thời gian qua về cơ bản đã đáp ứng yêu cầu đặt ra về mục tiêu thu hút vốn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tiếp thu công nghệ và kinh nghiệm quản lý, tuy kết quả của từng mục tiêu trong từng giai đoạn có khác nhau. Mặc dù đã đạt được những kết quả quan trọng nêu trên, song việc thu hút FDI thời gian qua chưa đạt được một số mục tiêu như kỳ vọng, đó là tỷ lệ dự án sử dụng công nghệ cao còn thấp, chưa thu hút được công nghệ nguồn, tỷ lệ việc làm mới tạo ra chưa cao. Tình trạng cấp Giấy chứng nhận đầu tư không phù hợp với quy hoạch; chưa quan tâm đầy đủ đến vấn đề an ninh quốc gia, an ninh lương thực; chưa chú ý đến hiệu quả sử dụng tài nguyên đất đai, khoáng sản còn diễn ra ở một số địa phương. Nhiều dự án chưa được thẩm tra, xem xét kỹ các khía cạnh công nghệ, kỹ thuật, môi trường, lao động… dẫn đến chất lượng dự án chưa cao. Hệ thống luật pháp, chính sách và thủ tục đầu tư còn nhiều quy định chưa đồng bộ, thiếu nhất quán, hay thay đổi và thời gian gần đây không còn đảm bảo tính cạnh tranh so với một số nước trong khu vực. Trong thời gian tới, các nguồn vốn đầu tư gián tiếp không ổn định do tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, ODA đang có xu hướng giảm dần; do Việt Nam là nước có thu nhập trung bình thấp, nguồn vốn từ ngân sách và khu vực tư nhân trong nước còn hạn chế, thì FDI càng trở thành nguồn lực quan trọng cho mục tiêu phục hồi, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng. Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nhấn mạnh, trong bối cảnh cạnh tranh thu hút FDI ngày càng mạnh mẽ và gay gắt, để cải thiện môi trường đầu tư, tiếp 8 tục thu hút và phát huy tối đa hiệu quả của nguồn vốn FDI phục vụ phát triển kinh tế đất nước. Hội nghị đã tập trung vào một số nội dung chính sau: Đánh giá vai trò và tác động của FDI đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam, cũng như trên các lĩnh vực, địa bàn thuộc phạm vi quản lý của mình. Từ đó nêu quan điểm về mức độ sử dụng nguồn vốn FDI trong giai đoạn tới; Đánh giá những tồn tại, hạn chế của FDI thời gian qua và các nguyên nhân cơ bản, gồm các vấn đề liên quan đến công tác quản lý nhà nước về FDI (hoạch định chính sách, xây dựng quy hoạch, phân cấp, quyền hạn và trách nhiệm, sự phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương, triển khai thực hiện, giám sát, kiểm tra, bộ máy nhân lực…) và môi trường đầu tư của Việt Nam (chính sách ưu đãi đầu tư, chính sách lao động, thủ tục…); Kiến nghị những giải pháp thiết thực và đột phá nhằm thu hút và quản lý FDI nước ngoài trong thời gian tới, gồm nhóm giải pháp liên quan đến quản lý nhà nước và nhóm giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư. Tổng kết sau 25 năm ban hành Luật đầu tư nước ngoài chỉ rõ: Một là: Việc thu hút FDI phải được quy hoạch theo ngành, lĩnh vực, đối tác phù hợp với lợi thế của từng vùng, từng ngành để phát huy hiệu quả đầu tư của từng địa phương, từng vùng và phù hợp tổng thể lợi ích quốc gia. Hai là: Thu hút FDI phải theo hướng chọn lọc các dự án có chất lượng, công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường, tăng cường sự liên kết với các doanh nghiệp trong nước, phù hợp với định hướng tái cấu trúc nền kinh tế. Ba là: Đa dạng hoá hình thức đầu tư, khuyến khích và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia phát triển kết cấu hạ tầng. Bốn là: Tăng cường thu hút các dự án quy mô lớn, sản phẩm cạnh tranh cao tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn xuyên quốc gia hàng đầu thế giới, từ đó xây dựng, phát triển hệ thống các ngành, các doanh nghiệp phụ trợ. Đồng thời, chú trọng đến các dự án có quy mô vừa và nhỏ có tác động tích cực đến kinh tế - xã hội của Việt Nam 9 Năm là: Chuyển dần thu hút FDI hướng vào sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao. PTS. Nguyễn Hữu Dũng, PTS. Trần Hữu Trung (chủ biên): "Về Chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam" Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1997. Các tác giả đã trình bày tổng quát về phương pháp luận và phương pháp tiếp cận chính sách việc làm; làm rõ thực trạng vấn đề việc làm ở Việt Nam hiện nay. Từ đó khuyến nghị định hướng một số chính sách cụ thể về việc làm trong công cuộc CNH, HĐH. Qua cuốn sách cho thấy vấn đề việc làm của Việt Nam nói chung và của tỉnh Hải Dương nói riêng là một vấn đề mang tính cấp thiết. Là một vấn đề kinh tế xã hôi gay gắt, cần được sự kết hợp của nhiều ban ngành, của địa phương, các thành phần kinh tế. Trong đó thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là kênh quan trọng trong việc giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động. TS. Nguyễn Bá Ngọc, KS. Trần Văn Hoan (chủ biên), "Toàn cầu hoá: cơ hội và thách thức đối với lao động Việt Nam", Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội 2002. Các tác giả đã trình bày tổng quan tác động của toàn cầu hoá đến lao động và các vấn đề xã hội của Việt Nam, những xu hướng vận động của nguồn nhân lực, lao động và việc làm Việt Nam dưới tác động của toàn cầu hoá kinh tế, phân tích những cơ hội và thách thức đối với lao động Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế. Từ đó đề ra các giải pháp đối với lao động Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế. Thạc sĩ Nguyễn Thị Lan Hương: "Thị trường lao động Việt Nam: Định hướng và phát triển", Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội, 2002. Tác giả đi từ việc phân tích các luận cứ cơ bản định hướng phát triển thị trường lao động Việt Nam, sự hình thành và phát triển của thị trường lao động Việt Nam. Từ đó đề xuất các giải pháp định hướng phát triển thị trường lao động Việt Nam giai đoạn 2001- 2010. 10 - Ths. Nguyễn Thị Bích Thúy, “ Một đôi nét về lao động và sử dụng lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”, Bản tin thị trường lao động. - TS. Nguyễn Bá Ngọc, “ Thất nghiệp ở Việt Nam: hiện tượng và bản chất”, tạp chí Lao động và xã hội, số 300, từ ngày 1-15/12/2006. - TS.Nguyễn Bá Ngọc- TS Trần Văn Hoan, sách Toàn cầu hóa: Cơ hội và thách thức đối với lao động Việt Nam; NXB Lao động- xã hội, 2002. - Một số tác giả khác cũng đề cập tới vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, vai trò, thực trạng và giải pháp trong việc thu hút FDI vào nước ta trong giai đoạn hiện tới, như tác giả Trần Thu Thủy – “Giải pháp nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam”; tác giả Bùi Đăng Phú – “Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”. - Ngoài các tạp chí, sách báo, có rất nhiều trang web viết về vấn đề thu hút FDI vào Việt Nam cũng như vào các tỉnh, các vùng kinh tế…như “ Đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp tích cực vào thành công của công cuộc đổi mới đất nước 20 năm qua”, www.mofa.gov.vn, hay bài viết trên webside của Chính phủ “ Những thác thức thu hút FDI khi Việt Nam trở thành thành viên WTO”. Trên địa bàn nghiên cứu cũng có nhiều bài viết về vấn đề này, nhưng thường mới được đề cập ở mức báo cáo của các cơ quan chức năng , các bài viết trên các trang web như: - www.haiduong.gov.vn - www.baohaiduong.vn - www.skhdt.haiduong.gov.vn 1.1.2.2.Đề tài, luận văn, luận án - Luận án tiến sĩ “Một số biện pháp thúc đẩy việc triển khai thực hiện các dự án FDI tại Việt Nam” của tác giả Bùi Huy Nhượng, năm 2006 tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội. Ngoài lý thuyết và thực trạng về thu hút FDI, luận án đã tập trung trình bày về tình hình triển khai các dự án 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan