Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Giải quyết việc làm ở hà nội

.DOCX
112
7
141

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------***-------- NGUYỄN DUY ANH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở HÀ NỘI Chuyên ngành : Kinh tế chính trị Mã số :603101 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Quang Vinh Hà Nội - 2008 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------***-------- NGUYỄN DUY ANH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Hà Nội - 2008 Tran MỞ ĐẦU......................................................................................................................................................1 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM. .............4 1.1 Thị trƣờng lao động và vấn đề việc làm...........................................................................4 1.1.1 Quan niệm về việc làm trong nền kinh tế thị trƣờng.........................................4 1.1.2 Lý thuyết về việc làm và thất nghiệp.........................................................................6 1.2 Lực lƣợng lao động và thị trƣờng lao động ở Việt Nam hiện nay.....................14 1.2.1 Đặc điểm cơ bản của lực lƣợng lao động ở Việt Nam hiện nay................14 1.2.2 Thị trƣờng lao động ở Việt Nam..............................................................................19 1.3 Giải quyết việc làm ở Việt Nam trong những năm gần đây..................................32 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở HÀ NỘI......................36 2.1 Đặc điểm của Hà Nội ảnh hƣởng tới việc giải quyết việc làm............................36 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, dân số và đơn vị hành chính...............................................36 2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội..............................................................................................41 2.1.3 Nguồn lực lao động ở Hà Nội....................................................................................43 2.2 Thực trạng giải quyết việc làm ở Hà Nội những năm qua.....................................46 2.2.1 Thực trạng giải quyết việc làm trong các ngành kinh tế ở Hà Nội............48 2.2.2 Thực trạng hoạt động của các trung tâm giới thiệu việc làm......................57 2.2.3 Thực trạng xuất khẩu lao động ở Hà Nội..............................................................59 2.2.4 Một số chỉ số phản ánh chất lƣợng giải quyết việc làm cho ngƣời lao động ở Hà Nội những năm qua..............................................................................................60 2.3 Dự báo những yếu tố ảnh hƣởng đến giải quyết việc làm tại Hà Nội trong những năm tới.....................................................................................................................................63 2.3.1 Dự báo chất lƣợng nguồn nhân lực.........................................................................63 2.3.2 Dự báo di dân.....................................................................................................................66 2.3.3 Dự báo về thị trƣờng lao động ở Hà Nội..............................................................68 CHƢƠNG 3: QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở HÀ NỘI....................................................................................................................................74 3.1 Quan điểm định hƣớng..........................................................................................................74 3.1.1 Giải quyết việc làm trên cơ sở phát triển thị trƣờng lao động....................74 3.1.2 Giải quyết việc làm đặt trong mục tiêu tổng quát phát triển nguồn nhân lực.......................................................................................................................................................74 3.2 Giải pháp giải quyết việc làm ở Hà Nội..........................................................................75 3.2.1 Nhóm giải pháp nhằm phát triển thị trƣờng lao động.....................................75 3.2.2 Nhóm giải pháp về sự điều tiết của nhà nƣớc.....................................................82 KẾT LUẬN...............................................................................................................................................89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................91 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Lao động có việc làm phân theo vị thế công việc 1996- 2005 Bảng 1.2: Cung thực tế về lao động trên thị trường lao động Việt Nam Bảng 1.3: Cung thực tế về lao động trên thi trường lao động Việt Nam chia theo khu vực thành thị nông thôn. Bảng 1.4: Tổng số việc làm trong nền kinh tế quốc dân và số việc làm mới được tạo ra hàng năm. Bảng 1.5: Số người thiếu việc làm, thất nghiệp và có việc làm Bảng 2.1: Diện tích, dân số, đơn vị hành chính của Hà Nội tính đến ngày 31/12 /2006 Bảng 2.2: Dân số trung bình tại Hà Nội tính đến ngày 31/12/2006 Bảng 2.3: số người từ 15 tuổi trở lên không hoạt động kinh tế (ngoài lực lượng lao động) tại Hà Nội Bảng 2.4: Số người từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế tại Hà Nội Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu chủ yếu của Hà Nội so với cả nước và một số thành phố khác trong nước tính đến 31/12/2006 Bảng 2.6: GDP và tốc độ tăng GDP của Hà Nội tính đến hết 31/12/2006, phân theo khu vực kinh tế - tính theo giá năm 1994 Bảng 2.7: Trường, giáo viên, học sinh các trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp và cao đẳng, đại học tại Hà Nội tính đến 31/12/2006 Bảng 2.8: Lực lượng lao động và số người có việc làm ở Hà Nội Bảng 2.9: Lao động chưa có việc làm và đã được giải quyết việc làm khu vực thành thị Bảng 2.10: Lao động đang làm việc trong khu vực nhà nước trên địa bàn Hà Nội phân theo ngành kinh tế. Bảng 2.11: Lao động công nghiệp trên địa bàn Hà Nội Bảng 2.12: Số doanh nghiệp thương nghiệp ,khách sạn, nhà hàng, dịch vụ trên địa bàn Hà Nội Bảng 2.13: Lao động làm việc trong ngành thương mại, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ trên địa bàn Hà Nội Bảng 2.14: Diện tích đất Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản Bảng 2.15: Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp - thủy sản của Hà Nội năm 2006 (giá thực tế) Bảng 2.16: Lao động trong các doanh nghiệp nhà nước về nông - lâm nghiệp - thủy sản Bảng 2.17: Một số chỉ tiêu chủ yếu cả nước và một số thành phố năm 2006 Bảng 2.18: Dự báo lao động làm việc trong nền kinh tế quốc dân chia theo trình độ chuyên môn năm 2015 Hộp 1: Thất nghiệp tự nguyện và thất nghiệp không tự nguyện Hộp 2: Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên Hộp 3: Thất nghiệp tự nguyện và thất nghiệp không tự nguyện DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TÁT 1. CNH, HĐH 2. GDP 3. HDI 4. PTTH 5. THCS 6. UBND 7. XHCN 8. WTO MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vấn đề việc làm luôn là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong các quyết sách phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia để hướng tới sự phát triển bền vững. Có việc làm vừa giúp bản thân người lao động có thu nhập, vừa tạo điều kiện để phát triển nhân cách và lành mạnh hoá các quan hệ xã hội. Việt Nam với đặc điểm dân số đông, trẻ, nên nguồn lao động phong phú, dồi dào. Đặc điểm đó là thế mạnh trong phát triển kinh tế - xã hội của chúng ta, song đồng thời nó cũng tạo sức ép về việc làm cho toàn xã hội. Dưới sự tác động của xu thế toàn cầu hoá hiện nay, người lao động có rất nhiều cơ hội để chủ động tìm cho mình mình một cơ hội làm việc phù hợp với năng lực và trình độ và được đãi ngộ thoả đáng, tuy nhiên bên cạnh đó cũng tồn tại nhiều thách thức đặt ra cho người lao động Việt Nam: đó là yêu cầu về chất lượng nguồn lao động. Vấn đề việc làm và thất nghiệp trên địa bàn Hà Nội đã và đang diễn ra sôi động và đạt được nhiều kết quả tích cực đáng kể. Tuy nhiên, tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm vẫn đang tồn tại dai dẳng với một tỷ lệ khá cao, điều này thực sự là một vấn để nóng bỏng, thị trường lao động tuy đã hình thành những sự vận hành và cơ chế quản lý vẫn còn lỏng lẻo. Trong tình hình đó cần nhận thức đúng đắn về vấn đề việc làm và thất nghiệp, từ đó tìm ra những giải pháp thích hợp để giải quyết được tận gốc tình trạng thất nghiệp cũng như giúp người lao động chọn được việc làm hợp lý. 2. Tình hình nghiên cứu. Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về vấn đề việc làm và thất nghiệp dưới nhiều góc độ khác nhau như: án “Một số vấn đề về việc làm và thất nghiệp ở Việt Nam”, Luận Tiến sỹ, Phạm Quang Vinh, Viện kinh tế học, Hà Nội 1996. - “Chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam”, TS. Nguyễn Hữu Dũng- Ths.Trần Hữu Trung, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997. - ―Thực trạng lao động - việc làm ở nông thôn và một số giải pháp cho giai đoạn phát triển 2001 - 2005‖, Bùi Văn Quán, tạp chí Lao động và xã hội, số CĐ3, 2001. - “Xây dựng chiến lược quản lý lao động, việc làm (lấy Việt Nam làm ví dụ)”, luận án Tiến sỹ, Nguyễn Quốc Tuấn, Viện hàn lâm khoa học Ucraina, Kiev 2003. - ― Thị trường lao động: vấn đề điều tiết của xã hội trong lĩnh vực quan hệ lao động‖, TSKH. Phạm Đức Chính, Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 332, tháng 1/2006. “Lao động, việc làm ở nước ta: thực trạng và những vấn đề đặt ra ”, TS. Nguyễn Thị Như Hà, tạp chí Kinh tế châu á – thái bình dương, số 29, tháng 7/2006. Ngoài ra cũng có một số đề tài luận văn thạc sỹ viết về vấn đề việc làm và thất nghiệp ở các tỉnh như: Lạng Sơn, Kiên Giang, Bắc Ninh, Hà Tĩnh … Điều đó cho thấy sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học về vấn đề việc làm và thất nghiệp. Song cho đến nay, dưới giác độ kinh tế chính trị, chưa có công trình khoa học nào tập trung nghiên cứu chuyên sâu vấn đề giải quyết việc làm ở Hà Nội. 3. Mục đích nghiên cứu. Góp phần làm rõ vấn đề giải quyết việc làm ở Hà Nội, phân tích thực trạng trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp chủ yếu để giải quyết việc làm, hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp ở Hà Nội. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. Đối tương nghiên cứu của luận văn là vấn đề việc làm và thất nghiệp ở Hà Nội. Phạm vi nghiên cứu của luận văn là tình trạng việc làm và thất nghiệp ở Hà Nội từ 2001 - nay. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho người lao động ở Hà Nội từ nay đến 2015. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu. Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - - Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. - Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích… Luận văn đồng thời sử dụng các quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong các văn kiện Đại hội Đảng. Ngoài ra luận văn còn kế thừa và sử dụng chọn lọc một số đề xuất và số liệu thống kê của một số công trình có liên quan của các tác giả trong và ngoài nước. 6. - Những đóng góp mới của luận văn. Phân tích, đánh giá thực trạng việc làm và thất nghiệp ở Hà Nội từ 2000 đến nay. Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho người lao động ở Hà Nội. 7. Bố cục của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề chung về giải quyết việc làm. Chương 2: Thực trạng giải quyết việc làm ở Hà Nội. Chương 3: Quan điểm định hướng và giải pháp giải quyết việc làm ở Hà Nội. CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM. 1.1 Thị trƣờng lao động và vấn đề việc làm. 1.1.1 Quan niệm về việc làm trong nền kinh tế thị trƣờng. Lao động là hoạt động có mục đích của con người sử dụng các công cụ lao động tác động và tự nhiên nhằm tạo ra những sản phẩm phục vụ nhu cầu của con người. Lao động được coi là hoạt động đặc trưng, gắn liền với con người bởi vì thông qua hoạt động lao động con người tạo ra sản phẩm phục vụ đời sống của mình; hình thành và phát triển ngôn ngữ, tư duy; xác lập các quan hệ xã hội. Đồng thời quá trình lao động cũng là quá trình trong đó con người làm thay đổi, cải biến toàn bộ giới tự nhiên. Việc làm là hình thức biểu hiện của lao động trong thực tế. Lao động là hoạt động của xã hội nói chung, phản ánh bản chất xã hội của con người nói chung còn việc làm là hoạt động cụ thể của mỗi người lao động khi tham gia vào quá trình lao động nói chung đó. Việc làm một mặt phản ánh mối quan hệ giữa người lao động với tự nhiên bởi vì để làm việc người lao động phải sử dụng sức lao động của mình kết hợp với công cụ lao động, tác động lên đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm phục vụ nhu cầu của con người. Chính vì vậy việc làm chịu sự tác động của quy luật và điều kiện tự nhiên. Mặt khác, việc làm là kết quả của quá trình phân công lao động xã hội hình thành những ngành nghề khác nhau, mỗi người lao động tham gia quá trình lao động sản xuất với một việc làm cụ thể dựa vào kỹ năng chuyên môn của mình. Do đó việc làm biểu hiện mối quan hệ giữa những người lao động với nhau, với xã hội. Vì vậy, việc làm cũng chịu tác động của các quy luật kinh tế - xã hội. Như vậy, việc làm là cái vỏ xã hội, là cái khung pháp lý trong đó hoạt động lao động diễn ra. Lao động là phạm trù vĩnh viễn của xã hội loài người, việc làm là mối quan hệ giữa người lao động với một công việc, ngành nghề cụ thể. Có những nơi, những lúc một bộ phận người lao động không có việc làm nhưng quá trình lao động sản xuất của con người không bao giờ dừng lại. Việc làm là công việc của mỗi cá nhân nhưng lại gắn liền với xã hội, có việc làm không những người lao động có thu nhập nuôi sống bản thân mà còn tạo ra một lượng của cải cho xã hội. Với những điều kiện khác nhau không thay đổi thì khối lượng và giá trị của sản phẩm tăng lên tỷ lệ thuận với số lượng lao động được sử dụng. Trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, diễn ra sự thay đổi trong nhận thức về việc làm ở Việt Nam. Trước trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, việc làm của người lao động do nhà nước và tập thể giải quyết với chế độ biên chế suốt đời. Người lao động không được và không có khả năng lựa chọn công việc do đó cũng không có trách nhiệm và điều kiện để tự tạo việc làm cho mình và cộng đồng. Xã hội chỉ coi những người làm việc trong biên chế nhà nước hoặc xã viên hợp tác xã là những người có việc làm chính đáng, những việc làm khác bị kỳ thị. Xã hội không thừa nhận hiện tượng thất nghiệp, thiếu việc làm hay việc làm không đầy đủ. Quan niệm đó tạo ra tâm lý ỷ lại vào nhà nước ở người lao động khi họ cần việc làm. Khi chuyển sang cơ chế thị trường định hướng XHCN, quan niệm về việc làm đã thay đổi, quan điểm mới về việc làm được thể hiện ở Bộ luật lao động của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1994 (sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006, 2007) theo đó, mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm. Trong nền kinh tế thị trường, người ta quan tâm đến một số khái niệm về việc làm như: việc làm đầy đủ, việc làm hợp lý, việc làm tự do, thiếu việc làm. Việc làm đầy đủ là sự thỏa mãn đầy đủ nhu cầu về việc làm của các thành viên có khả năng lao động, người lao động có nhu cầu làm việc đều có khả năng tìm được việc làm nhanh chóng. Khái niệm việc làm đầy đủ mới nói lên sự giải quyết việc làm về mặt số lượng, chưa tính đến việc làm đó có phù hợp với khả năng, trình độ, sở trường của người lao động hay không. Việc làm hợp lý là việc làm không chỉ tính về mặt số lượng mà còn xét cả về trình độ, nguyện vọng, sở trường của người lao động; là sự phù hợp cả về mặt số lượng và chất lượng của người lao động với tư liệu sản xuất. Việc làm tự do là bước phát triển cao hơn của việc làm hợp lý, trong đó người lao động được tự do chọn lựa việc làm, thời gian làm việc phù hợp để có thể phát huy cao nhất khả năng sáng tạo của mình. Thiếu việc làm là sự phân bổ không hợp lý giữa sức lao động và các yếu tố sản xuất khác. Trong trường hợp này, người lao động vẫn có việc làm nhưng không có đủ việc làm theo thời gian quy định trong tuần (tháng) hoặc làm những công việc có thu nhập thấp hơn mức trung bình không đảm bảo cuộc sống nên có nhu cầu làm việc thêm để tăng thu nhập. Mục tiêu của giải quyết việc làm là phải tạo ra việc làm đầy đủ cho người lao động, tiến dần đến tạo việc làm hợp lý và cao hơn nữa là việc làm tự do để giải phóng triệt để sức lao động. Việc làm được quan niệm không chỉ là phương tiện để con người sinh sống mà còn là nhu cầu đầu tiên của mỗi người. 1.1.2 Lý thuyết về việc làm và thất nghiệp. Các trường phái lý luận, các lực lượng, giai cấp xã hội khác nhau có quan điểm khác nhau về vấn đề thất nghiệp. Trên cơ sở đó lý thuyết về thất nghiệp ra đời và không ngừng vận động để hoàn thiện.  Lý thuyết cổ điển về việc làm và thất nghiệp Lý thuyết đầu tiên về thất nghiệp ra đời trong thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản. W.Petty là người đầu tiên đề cấp tới vấn đề việc làm và thất nghiệp dưới dạng ―nhân khẩu thừa‖, ông tìm nguyên nhân của tình trạng ―nhân khẩu thừa‖ trên quan điểm coi trọng ngoại thương và trọng tiền: nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp là do tiền trong nước chạy ra nước ngoài nên số đông dân cư trong nước không có việc làm và làm không đủ ăn, ông nhấn mạnh vai trò của nhà nước trong việc giải quyết tình trạng trên. Sau W. Petty đến lượt A.Smith nghiên cứu về việc làm và thất nghiệp, ông cho rằng tiền công phụ thuộc nhu cầu lao động và giá cả của các tư liệu sinh hoạt. Việc nhà nước can thiệp làm hạn chế sự cạnh tranh ở một số ngành và tăng cạnh tranh ở một số ngành khác cản trở sự di chuyển tư bản giữa các ngành, gây ra tình trạng thất nghiệp. Để giải quyết thất nghiệp phải có sự di chuyển tự do của sức lao động tức là phải hạn chế sự can thiệp của nhà nước. D.Ricacdo cho rằng nạn nhân khẩu thừa là không thể tránh khỏi, khả năng nuôi sống dân cư và đem lại công ăn việc làm cho công nhân của một quốc gia nào đó phụ thuộc vào tổng sản phẩm, khi tổng sản phẩm giảm xuống sẽ kéo theo giảm nhu cầu về lao động. J.Say cho rằng nguồn gốc của nạn nhân khẩu thừa là do dân số vượt quá tư liệu sinh hoạt. Ông có gắng che đậy hậu quả của việc sử dụng máy móc dẫn đến thất nghiệp. Say cho rằng thời kỳ đầu việc sử dụng máy móc sẽ gạt bỏ một bộ phận công nhân và làm cho họ ―tạm thời‖ không có việc, nhưng cuối cùng công nhân vẫn có lợi vì do việc sử dụng máy móc, công ăn việc làm của công nhân tăng lên. Mặt khác máy móc làm rẻ việc sản xuất sản phẩm nên người công nhân được lợi hơn. Mantuyt đã đưa ra học thuyết về quy luật nhân khẩu thừa để lý giải nạn thất nghiệp. Ông dựa vào quy luật tự nhiên: động vật sinh sôi nảy nở một cách tự nhiên trong khi thức ăn, chỗ ở có hạn nên những bộ phận thừa không có thức ăn và chỗ ở sẽ phải chết đi, phải đấu tranh để tự sinh tồn trong giới hạn đó của tự nhiên. Ông áp dụng quy luật này để giải thích nạn nhân khẩu thừa: nhân khẩu tăng theo cấp số nhân còn tư liệu sinh hoạt tăng theo cấp số cộng, khuynh hướng dân số vượt quá tư liệu sinh hoạt là quy luật nhân khẩu. Biện pháp tốt nhất là phải rút bớt nhân khẩu xuống ngang với mức tư liệu sinh hoạt bằng cách nhẫn nhục không kết hôn.  Lý thuyết của C.Mác C.Mác xuất phát từ tích lũy tư bản và cấu tạo hữu cơ của tư bản để nghiên cứu hiện tượng nhân khẩu thừa. Ông phân chia lượng tư bản đầu tư bản đầu thành tư bản thành tư bản bất biến (đầu tư vào tư liệu sản xuất, ký hiệu là c) và tư bản khả biến (đầu tư vào thuê nhân công, ký hiệu là v), cấu tạo hữu cơ của tư bản chính là tỷ lệ c/v. Cùng với quá trình phát triển, cấu tạo hữu cơ của tư bản ngày càng tăng, dẫn đến tỷ lệ c/(c + v) tăng còn tỷ lệ v/(c + v) giảm. Do vậy tạo ra một lượng nhân công thừa tương đối. Theo Mác, nhân khẩu thừa tồn tại dưới 3 hình thức: nhân khẩu thừa tương đối, nhân khẩu thừa tiềm tàng, nhân khẩu thừa đình trệ  Học thuyết của Keynes Theo Keynes vấn đề thất nghiệp không phải là một hiện tượng độc lập của đời sống kinh tế mà là kết quả của những tính quy luật nhất định trong việc đạt được sự cân bằng của hệ thống kinh tế. Thất nghiệp là một hiện tượng trong đó cung về lao động với mức lương hiện hữu vượt quá mức độ việc làm hiện có. Nguyên nhân chính của thất nghiệp là do thiếu nhu cầu có khả năng thanh toán. Để giải quyết nhà nước cần phải can thiệp để tăng tổng cầu của nền kinh tế. Keynes đặt ra một tình huống: khi chính phủ tăng tổng cầu ảnh hưởng như thế nào tới mức hữu nghiệp và mức thất nghiệp nếu nền kinh tế khởi đầu với công suất nhàn rỗi? Câu trả lời này phần nào phụ thuộc ở chỗ những cấu phần nào trong tổng cầu được tăng lên. Việc chính phủ chi tiêu để tăng thêm một lực lượng cảnh sát sẽ bổ sung nhiều hơn vào mức hữu nghiệp so với việc tăng chi tiêu tương tự cho ngành sản xuất điện (là ngành sản xuất bao hàm rất nhiều vốn). Đặc biệt quan trọng hơn, theo Keynes cần phải hiểu được mối quan hệ mang tính chu kỳ giữa tổng cầu với sản lượng, mức hữu nghiệp, và con số thất nghiệp. Tính trung bình thì tăng tổng cầu thêm 100% sẽ không làm tăng mức hữu nghiệp 100% hoặc giảm tỷ lệ thất nghiệp bớt 100%. Một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra kết quả này là ảnh hưởng của tình trạng công nhân không hứng thú làm việc gây ra. Khi con số thất nghiệp cao và đang tiếp tục tăng lên, một số người thực sự là muốn làm việc nhưng do bị thất nghiệp lâu dài, họ cảm thấy bi quan đến mức họ từ bỏ không tìm việc nữa. Vì họ không còn đăng ký trong số người đang tìm kiếm việc làm nên họ không thuộc lực lượng lao động và cũng không được xếp vào tình trạng thất nghiệp. Ngược lại, trong thời phồn thịnh (khi chính phủ tăng tổng cầu chẳng hạn) những người vốn trước đây đã thôi không tìm việc làm nữa nay quay trở lại lực lượng lao động vì bây giờ có cơ hội tốt để tìm được một công việc phù hợp. Do quy mô của lực lượng lao động tăng cùng với số việc làm tăng lên, nên mức hữu nghiệp và thất nghiệp bao giờ cũng nhỏ hơn sự thay đổi của tổng cầu. Nếu nhà nước muốn can thiệp để giải giảm 1% thất nghiệp thì phải cố gắng tăng nhiều hơn 1% tổng cầu.  Một số lý thuyết hiện đại về việc làm và thất nghiệp Về cơ bản, các lý hiện đại về thất nghiệp đều thống nhất với nhau về thực chất của thất nghiệp, nguyên nhân và cách thức khắc phục thất nghiệp. Trong các lý thuyết hiện đại về thất nghiệp, nổi lên hai lý thuyết có phạm vi ảnh hưởng sâu, rộng tới chính sách kinh tế của các quốc gia trên thế giới: - Lý thuyết của P.Samuelson: thất nghiệp xảy ra do sản lượng thực tế thấp hơn mức sản lượng tiềm năng của nền kinh tế. Thất nghiệp gây ra tác hại nghiêm trọng cho nền kinh tế không chỉ ở tổn thất về sản lượng mà còn tổn thất về tâm lý, xã hội. Ông dùng đồ thị về thị trường lao động để lý giải thất nghiệp tự nguyện và thất nghiệp không tự nguyện, tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Hộp 1: Thất nghiệp tự nguyện và thất nghiệp không tự nguyện Mức lương thực tế • Các đồ thị LD, LF, AJ tương ứng cho biết nhu cầu về lao động, quy mô lực lượng lao động, số lượng người lao động muốn làm việc tại mức lương nào đó. W1 W0 LD LC LA LD LB LE Lao động (người) • Tại W0: không có thất nghiệp không tự nguyện AB là thất nghiệp tự nguyện • Tại W1: CD là thất nghiệp không tự nguyện, DE là thất nghiệp tự nguyện. Người thất nghiệp tự nguyện là người vẫn mong muốn có việc làm nhưng không làm việc với mức lương hiện tại. Người thất nghiệp không tự nguyện là người không có việc làm nhưng sẵn sàng làm việc với mức lương thị trường hiện tại. • • Hộp 2: Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên Mức lương thực tế DE: Thất nghiệp tự nhiên W1 W0 • Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là tỷ lệ thất nghiệp khi thị trường lao động cân bằng • Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên ứng với mức GNP tiềm năng, là mức thấp nhất mà nền kinh tế có thể đạt được mà không dẫn tới lạm phát điên cuồng  •  Khi GNP tiềm năng tăng: LD0 LD1 tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên giảm. - Lý thuyết của David Begg: Theo David Begg, bằng cách hạn chế mức cung ứng về lao động, công đoàn có thể buộc các hãng đẩy đường cầu lao động lên cao hơn, kết quả là mức tiền lương cân bằng thực tế sẽ cao hơn, nhưng mức hữu nghiệp cân bằng sẽ thấp hơn. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên tăng. Sự can thiệp của chính phủ vào thị trường lao động nhằm giải quyết sức mạnh độc quyền của công đoàn được coi là chính sách trọng cung nhằm giải tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và từng mức hữu nghiệp cân bằng và sản lượng tiềm năng. David Begg phân loại thất nghiệp ra thành thất nghiệp dai dẳng, do cơ cấu, theo lý thuyết cổ điển (trường phái trọng cung), và vì thiếu cầu. Theo ông, 3 dạng đầu là thất nghiệp tự nguyện còn dạng cuối cùng là thất nghiệp không tự nguyện. Hộp 3: Thất nghiệp tự nguyện và thất nghiệp không tự nguyện Mức lương thực tế C W1 A W0 LC LA Lao động (người) • Nếu thế lực công đoàn thành công trong việc duy trì tiền lương ở mức W1 trong dài hạn thì thị trường lao động nằm tại điểm C và tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên CE bây giờ là con số thất nghiệp do lực lượng lao động tự chọn ra một cách tập thể thông qua việc duy trì có hiệu lực mức lương W1.  Khái niệm thất nghiệp, ngƣời thất nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp đƣợc sử dụng để nghiên cứu trong luận văn. Thất nghiệp là một trạng thái của nền kinh tế trong đó một bộ phận lực lượng lao động không có việc làm. Khi khảo sát dân số trong độ tuổi lao động của bất cứ quốc gia nào, người ta thường chia làm 3 nhóm: - Nhóm người có công ăn việc làm: Đây là những người làm một việc gì đó được trả công, cũng như những người có công việc nhưng nghỉ ốm, nghỉ hè hoặc đình công. - Nhóm người thất nghiệp: được xác định bao gồm tất cả những người trong trong lực lượng lao động có khả năng làm việc và sẵn sàng làm việc nhưng lại không có việc. Muốn được coi là thất nghiệp, một người phải làm nhiều hơn là chỉ đơn giản nghĩ đến việc làm, người ta phải tích cực tìm việc làm. Lực lượng lao động bao gồm nhóm người có công ăn việc làm và nhóm người thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp là số người thất nghiệp chia cho lực lượng lao động. - Nhóm người không tham gia vào lực lượng lao động hay còn gọi là nhóm người không hoạt động kinh tế bao gồm những người đang đi học, hiện làm nội trợ cho bản thân gia đình, về hưu hay già cả, ốm đau, tàn tật không có khả năng lao động. - Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là tỷ lệ thất nghiệp khi thị trường lao động và thị trường sản phẩm đạt trạng thái cân bằng đồng thời. Ở tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, lạm phát là ổn định (không có biểu hiện tăng lên hoặc giảm xuống), tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất có thể đạt được, tương ứng với mức công ăn việc làm cao nhất có thể đạt được của một nước. Tỷ lệ thất nhiệp thực tế có thể cao hơn, thấp hơn hoặc bằng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào những biến động của nền kinh tế. Theo đánh giá của nhiều nhà kinh tế, ở các nước phát triển, tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên thường ở mức từ 3% đến 10%. Có hai nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là khoảng thời gian thất nghiệp và tần số thất nghiệp. Khoảng thời gian thất nghiệp là khoảng thời gian mà người lao động chưa có việc làm và đang đi tìm kiếm việc làm, nó dài hay ngắn phụ thuộc vào: cách thức tổ chức thị trường lao động; cấu tạo nhân khẩu của những người thất nghiệp (tuổi đời, tuổi nghề, cơ cấu ngành nghề đào tạo… ). Mọi chính sách của nhà nước nhằm cải thiện các yếu tố trên dẫn đến rút ngắn khoảng thời gian thất nghiệp, hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Tần số thất nghiệp là số lần trung bình một người lao động bị thất nghiệp trong một thời kỳ nhất định, nó nhiều hay ít phụ thuộc vào: sự thay đổi nhu cầu lao động của các doanh nghiệp, sự gia tăng của dân số tham gia vào lực lượng lao động, vì vậy hạ thấp tỷ lệ tăng dân số và ổn định kinh tế là hướng đi quan trọng để giữ tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên thấp.  Phân loại thất nghiệp Có nhiều cách phân loại thất nghiệp, ngày nay chúng ta chủ yếu phân loại thất nghiệp theo những tiêu chí sau: Một là, phân theo loại hình thất nghiệp: Thất nghiệp là một gánh nặng, cần phải hiểu gánh nặng đó rơi vào bộ phận dân cư nào, ngành nghề nào … để hiểu đầy đủ đặc điểm, tính chất và mức độ tác hại của thất nghiệp
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan