Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Giải quyết việc làm cho thanh niên huyện xín mần tỉnh hà giang ...

Tài liệu Giải quyết việc làm cho thanh niên huyện xín mần tỉnh hà giang

.DOCX
107
2
75

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- VƢƠNG THỊ HƢƠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN HUYỆN XÍN MẦN TỈNH HÀ GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHUƠNG TRÌNH ĐỊNH HUỚNG THỰC HÀNH Hà Nội – 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- VƢƠNG THỊ HƢƠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN HUYỆN XÍN MẦN TỈNH HÀ GIANG Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHUƠNG TRÌNH ĐỊNH HUỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Hữu Sở XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội – 2015 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ: “Giải quyết việc làm cho thanh niên huyện Xín Mần tỉnh Hà Giang” tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ của tâp thể Ban giám hiệu, Khoa Kinh tế chính trị, giảng viên, cán bộ các phòng, ban chức năng Trƣờng Đại học kinh tế Đại học quốc gia Hà Nội; sự tạo điều kiện của tập thể lãnh đạo, cán bộ Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Xín Mần tỉnh Hà Giang. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ đó. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hƣớng dẫn luận văn của tôi, TS. Nguyễn Hữu Sở, đã kiên nhẫn hƣớng dẫn, trợ giúp và động viên tôi hoàn thành tốt luận văn này. Sự hiểu biết sâu sắc về khoa học cũng nhƣ kinh nghiệm của thầy chính là tiền đề giúp tôi đạt đƣợc những thành tựu và kinh nghiệm quý báu. Tôi xin cảm ơn bạn bè và gia đình đã luôn bên tôi, cổ vũ và động viên tôi những lúc khó khăn để có thể vƣợt qua và hoàn thành tốt luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm Vƣơng Thị Hƣơng LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là Vƣơng Thị Hƣơng, học viên cao học chuyên ngành Quản lý kinh tế, khoá QH-2012-E-QLKT 4. Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Giải quyết việc làm cho thanh niên huyện Xín Mần tỉnh Hà Giang” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, số liệu nghiên cứu thu đƣợc từ thực nghiệm và không sao chép. Học viên Vƣơng Thị Hƣơng MỤC LỤC Danh mục các từ viết tắt...................................................................................................................i Danh mục bảng biểu................................................................................................ii PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................. 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN................................................................................................................ 6 1.1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU.......................................... 6 1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN...................................................................................10 1.2.1 Khái niệm và phân loại việc làm.................................................. 10 1.2.2 Giải quyết việc làm cho thanh niên..............................................15 1.2.3. Những nội dung cơ bản về giải quyết việc làm cho thanh niên25 1.3 CƠ SỞ THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN............................................................................................................ 29 1.3.1. Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho thanh niên ở huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.................................................................................29 1.3.2. Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho thanh niên ở tỉnh Bình Dƣơng......................................................................................................31 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................32 2.1. Cơ sở phƣơng pháp luận.................................................................... 32 2.2. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu........................................................... 33 2.2.1 Đối với các dữ liệu thứ cấp.............................................................33 2.2.2 Đối với các dữ liệu sơ cấp...............................................................33 2.3. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu..........................................................34 2.4. Phƣơng pháp tổng hợp dữ liệu.......................................................... 35 CHO THANH NIÊN HUYỆN XÍN MẦN TỈNH HÀ GIANG......................36 3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI ẢNH HƢỞNG ĐẾN VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN HUYỆN XÍN MẦN TỈNH HÀ GIANG....................................................................36 3.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên.......................................................36 3.1.2. Đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội.............................................38 3.1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật................................................................ 42 3.1.4 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của huyện Xín Mần – Hà Giang............................................................ 44 3.2. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN HUYỆN XÍN MẦN - HÀ GIANG.............................................................47 3.2.1. Thực trạng việc làm của thanh niên huyện Xín Mần, Hà Giang 47 3.2.2. Thực trạng hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên huyện Xín Mần.......................................................................................................... 52 3.2.3. Thực trạng GQVL cho thanh niên thông qua việc hỗ trợ kết nối với các cơ sở sử dụng lao động...............................................................58 3.2.4 Thực trạng GQVL cho thanh niên thông qua công tác định hƣớng nghề, dạy nghề............................................................................59 3.2.5 Thực trạng GQVL cho thanh niên thông các chƣơng trình mục tiêu GQVL............................................................................................... 61 3.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHOTHANH NIÊN HUYỆN XÍN MẦN - HÀ GIANG......................... 63 3.4.1. Những kết quả đạt đƣợc..............................................................64 3.4.2 Những khó khăn tồn tại.................................................................66 3.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại...................................................66 CHƢƠNG 4: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT............68 VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN HUYỆN XÍN MẦN HÀ GIANG............68 4.1. QUAN ĐIỂM, PHƢƠNG HƢỚNG VÀ MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN HUYỆN XÍN MẦN - HÀ GIANG...68 4.1.1. Dự báo nhân tố ảnh hƣởng đến GQVL cho thanh niên huyện Xín Mần - Hà Giang............................................................................... 68 4.1.2. Quan điểm GQVL cho thanh niên huyện Xín Mần - Hà Giang 68 4.1.3. Phƣơng hƣớng GQVL cho thanh niên huyện Xín Mần - Hà Giang........................................................................................................70 4.1.4. Mục tiêu.........................................................................................71 4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN HUYỆN XÍN MẦN - HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2020.....72 4.2.1. Nhóm các giải pháp trực tiếp giải quyết việc làm......................72 4.2.2. Nhóm các giải pháp xúc tiến việc làm.........................................76 4.2.3. Nhóm các giải pháp khác............................................................. 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................90 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 i DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Bảng 1 3.1 2 3.2 3 3.3 4 3.4 5 3.5 6 3.6 ii PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Việc làm nói chung và việc làm cho thanh niên nói riêng không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề xã hội có tính chất toàn cầu. Có thể nói hiệu quả của việc giải quyết việc làm gắn liền với sự tăng trƣởng, phát triển hay tụt hậu, suy vong của mỗi quốc gia. Đối với Việt Nam, vấn đề giải quyết việc làm cũng không nằm ngoài quỹ đạo đó, văn kiện Đại hội IX của Đảng đã nhấn mạnh: “giải quyết việc làm là nhân tố quyết định để phát huy nhân tố con ngƣời, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân” (Văn kiện Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX, 2001). Đảng ta khi lấy việc phát huy nguồn lực con ngƣời làm yếu tố cho sự phát triển nhanh và bền vững luôn coi “công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng”. Vì vậy “vấn đề thanh niên phải đặt ở vị trí trung tâm trong chiến l ƣợc phát huy nhân tố và nguồn lực con ngƣời” (Nghị quyết Hội nghị lần thứ t ƣ Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa VII về công tác thanh niên trong thời kỳ mới, 1993). Trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập với những cơ hội và thách thức, trên cơ sở nhìn nhận sâu sắc những ƣu điểm và những biểu hiện phức tạp của thanh niên hiện nay, Báo cáo Chính trị tại Đại hội IX của Đảng đã xác định đối với thế hệ trẻ cần phải “chăm lo giáo dục, bồi d ƣỡng, đào tạo phát triển toàn diện về chính trị, tƣ tƣởng đạo đức lối sống, văn hóa, sức khỏe, nghề nghiệp, giải quyết việc làm, phát triển tài năng và sức sáng tạo, phát huy vai trò xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. 1 Xín Mần là một huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa thuộc tỉnh Hà Giang, trong những năm qua cùng với quá trình phát triển của tỉnh, Xín Mần đã có những bƣớc chuyển biến tích cực, thu đƣợc những thành tựu quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chính trị ổn định. Trong những thành tựu đó có vấn đề việc làm cho ngƣời lao động nói chung, thanh niên nói riêng. Tuy nhiên, với đặc thù là một trong 62 huyện nghèo của cả n ƣớc (theo nghị quyết 30a của Chính phủ), địa hình phức tạp với 32km đ ƣờng biên giới, khí hậu khắc nghiệt, đƣờng xá đi lại khó khăn, kết cấu hạ tầng cơ sở còn rất kém, đời sống nhân dân các dân tộc trong huyện còn gặp rất nhiều khó khăn, tỉ lệ hộ đói nghèo còn cao 39,77% năm 2013 (Niên giám thống kê huyện Xín Mần, 2014); nếp sống, nếp nghĩ của nhân dân còn lạc hậu, t ƣ tƣởng trông chờ, ỷ lại vào nhà nƣớc còn phổ biến do vậy vấn đề việc làm cho thanh niên đang đặt ra nhiều vấn đề bất cập: trình độ học vấn, tay nghề chuyên môn, trình độ tin học, ngoại ngữ còn rất thấp, một bộ phân thanh niên chƣa thực sự thay đổi suy nghĩ, tập quán sống để thích ứng với quá trình CNH - HĐN và hội nhập kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ. Vấn đề việc làm của thanh niên chƣa thực sự đƣợc các cấp và các chủ thể xã hội chú trọng, đầu t ƣ, quan tâm và tiến hành đồng bộ có tính chiến lƣợc trong công tác thanh niên. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên có xu hƣớng ngày càng tăng, mức thu nhập thấp đã dẫn tới việc thanh niên phải tự tìm kiếm việc làm, không ít tr ƣờng hợp bị lừa gạt hoặc phải làm những công việc ở mức lƣơng thấp, những việc làm trái pháp luật nhƣ: trộm cắp, lừa đảo, buôn bán ma túy, mại dâm, vƣợt biên trái phép sang Trung Quốc làm thuê... thậm chí phải chấp nhận lấy chồng nƣớc ngoài thông qua môi giới, mục đích chỉ vì cuộc sống sinh tồn do thiếu việc làm và thất nghiệp, mức thu nhập thấp gây ra. Đây là vấn đề rất bức xúc, gay gắt và có tính cấp thiết không chỉ đối với thanh niên, gia đình mà toàn xã hội phải chú trọng quan tâm giải quyết. Xuất 2 phát từ những vấn đề trên tác giả chọn vấn đề "Giải quyết việc làm cho thanh niên huyện Xín Mần tỉnh Hà Giang” làm luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý kinh tế. Với mong muốn nghiên cứu thực trạng giải quyết việc làm cho thanh niên từ đó đề xuất những giải pháp thiết thực, phù hợp nhằm nâng cao công tác giải quyết việc làm cho thanh niên huyện Xín Mần, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của tỉnh Hà Giang. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu. 2.1. Mục tiêu: Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác giải quyết việc làm cho thanh niên ở huyện Xín Mần trong những năm vừa qua, qua đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết việc làm cho thanh niên huyện Xín Mần trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ: Để đạt đƣợc mục đích trên đề tài thực hiện những nhiệm vụ sau: Làm rõ một số vấn đề lý luận về việc làm, giải quyết việc làm cho thanh niên. Phân tích thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho thanh niên huyện Xín Mần trong thời gian qua. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết việc làm cho thanh niên ở huyện Xín Mần trong giai đoạn hiện nay. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. 3.1. Đối tượng nghiên cứu. Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là việc làm và vấn đề giải quyết việc làm cho lao động thanh niên tại huyện Xín Mần - Hà Giang dƣới góc độ quản lý của nhà nƣớc và địa phƣơng. 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu. Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác giải quyết việc làm cho thanh niên, các chính sách của nhà nƣớc đối với lao động thanh niên và tình hình thực hiện, những khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm, các giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho thanh niên tại huyện Xín Mần tỉnh Hà Giang Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Xín Mần Hà Giang. Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu về lao động thanh niên, việc làm và giải quyết việc làm cho lao động thanh niên huyện Xín Mần - Hà Giang trong giai đoạn từ 2010 đến nay; và với chuỗi số liệu thống kê về lực l ƣợng lao động thanh niên giai đoạn 2010 đến 2013 tại các phòng, ban, các xã, thị trấn của huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang. 4. Câu hỏi nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu sẽ giúp trả lời câu hỏi: huyện Xín Mần tỉnh Hà Giang phải làm gì để giải quyết việc làm cho lao động thanh niên trên địa bàn huyện. 5. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn. Luận văn làm rõ cơ sở khoa học của giải quyết việc làm nói chung và giải quyết việc làm cho thanh niên huyện Xín Mần tỉnh Hà Giang nói riêng. Đánh giá đúng thực trạng vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên huyện Xín Mần tỉnh Hà Giang, từ đó đề xuất những giải pháp khả thi để giải quyết việc làm cho thanh niên huyện Xín Mần tỉnh Hà Giang. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn. Luận văn nhằm cung cấp những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về việc giải quyết việc làm cho thanh niên huyện Xín Mần tỉnh Hà Giang hiện nay, đặc biệt nâng cao khả năng nghiên cứu và phục vụ cho công tác giảng dạy tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam. 4 Luận văn góp phần cung cấp thêm những cơ sở khoa học cho hoạt động hoạch định chính sách, tạo điều kiện quan tâm và giải quyết tốt vấn đề việc làm cho thanh niên huyện Xín Mần tỉnh Hà Giang trong những năm tới. 7. Cấu trúc luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 4 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và cơ sở lý luận, thực tiễn về việc làm và giải quyết việc làm cho thanh niên Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3: Thực trạng giải quyết việc làm cho thanh niên huyện Xín Mần tỉnh Hà Giang Chƣơng 4: Phƣơng hƣớng và giải pháp cơ bản nhằm giải quyết việc làm cho thanh niên huyện Xín Mần tỉnh Hà Giang. 5 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN 1.1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU. Cho tới thời điểm hiện nay đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên dƣới nhiều góc độ khác nhau, đƣợc công bố dƣới dạng sách, đề tài nghiên cứu khoa học, luận án tiến sĩ, luận văn tốt nghiệp và các bài viết trên một số tạp chí, sách, báo. Trong đó có: Nguyễn Hoàng Hiệp, 2006. Việc làm cho thanh niên trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc . Tạp chí Lao động và Xã hội, số 292, tr 11-13. Bài viết tập trung phân tích thực trạng việc làm cho thanh niên, đ ƣa ra xu hƣớng phát triển của thị trƣờng lao động thanh niên trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và các đề xuất các giải pháp giải quyết việc làm cho thanh niên. Lê Bạch Hồng, 2007. Một số giải pháp giải quyết việc làm cho thanh niên trong giai đoạn 2007-2010. Tạp chí Lao động và Xã hội, số 310, tr 5-7. Bài viết tập trung đánh giá, phân tích thực trạng việc làm của thanh niên, đề xuất những giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho thanh niên trong giai đoạn 2007-2010. Nguyễn Hồng Bích, 2007. Việc làm cho thanh niên nông thôn miền tây nam bộ. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Trƣờng Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn làm rõ cơ sở khoa học của việc giải quyết việc làm nói chung và giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn miền Tây Nam Bộ nói riêng. 6 Đánh giá đúng thực trạng vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn miền Tây Nam Bộ, từ đó đề xuất những giải pháp khả thi để giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn miền Tây Nam Bộ đến năm 2015. Hà Duy Hào, 2010. Tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Nam Định đến năm 2015. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Trƣờng Đại học kinh tế quốc dân. Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề sau: Trình bày về nhu cầu việc làm của lứa tuổi thanh niên và vai trò của họ trong sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội. Luận văn khẳng định thanh niên là một bộ phận quan trọng của nguồn lao động, nhu cầu đƣợc làm việc, đƣợc học tập là nhu cầu chính đáng của thanh niên từ 16 - 30 tuổi đòi hỏi các tổ chức xã hội, chính quyền, đoàn thể và mọi ngƣời lao động phải quan tâm. Luận văn phân tích thực trạng tạo việc làm cho thanh niên, đề xuất những phƣơng hƣớng và biện pháp chủ yếu tạo việc làm cho thanh niên trong tuổi lao động (cả về chính sách kinh tế - xã hội lẫn việc tạo việc làm) giai đoạn 2010-2015 ở tỉnh Hà Tĩnh. Phan Thị Thúy Linh, 2011. Các giải pháp đào tạo nghề và tạo việc làm cho thanh niên tại thành phố Đà Nẵng. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Trƣờng Đại học Đà Nẵng. Luận văn hệ thống hóa, phân tích một số cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác đào tạo nghề và tạo việc làm. Đánh giá đúng thực trạng, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề và tạo việc làm hiệu quả cho thanh niên thành phố Đà Nẵng đến năm 2020. Nguyễn Ngọc Khuyên, 2013. Phát triển lực lƣợng lao động ở huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu của luận văn: Hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận về phát triển lực lƣợng lao động của huyện Xín Mần nhằm giúp các nhà hoạch định có chiến lƣợc phát triển và nâng cao chất lƣợng lực lƣợng lao động. Đánh giá thực trạng về phát triển lực lƣợng lao 7 động của huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang từ năm 2001 đến năm 2013. Bao gồm những kết quả, hạn chế và nguyên nhân. Đề xuất phƣơng hƣớng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển lực lƣợng lao động ở huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang trong giai đoạn mới. - Nguyễn Văn Dũng, 2014. Thị trƣờng sức lao động ở khu vực đồng bằng Sông Cửu Long. Luận án tiến sĩ kinh tế. Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu: Hệ thống hoá lý luận về thị trƣờng sức lao động, hệ thống lý thuyết về lao động và thị tr ƣờng sức lao động. Luận án phân tích những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có ảnh hƣởng đến thị trƣờng sức lao động và thực trạng hoạt động của thị trƣờng sức lao động ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Từ đó, đƣa ra những vấn đề cần giải quyết đối với thị tr ƣờng sức lao động ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Dựa vào đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng thị trƣờng sức lao động ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, luận án đƣa ra cơ sở định hƣớng và đề xuất 4 nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy phát riển thị trƣờng sức lao động ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020. Vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên còn đƣợc nghiên cứu với nhiều góc độ chuyên ngành khác thông qua các công trình đăng tải trên hệ thông các tạp chí, các công trình khoa học của nhiều tác giả, có thể liệt kê nhƣ: Triệu Thị Trinh, 2013. Vấn đề lao động, việc làm của thanh niên nông thôn hiện nay, thực trạng và giải pháp. Tạp chí tuyên giáo, số 326, tháng 10/2013. Phạm Đức Chính, 2008. Việc làm và chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam hiện nay. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 363, tháng 8/2008. 8 Nguyễn Duy Anh, 2008. Giải quyết việc làm ở Hà Nội. Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trƣờng Đại học kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội. Vƣơng Đình Thuấn, 2012. Hệ thống chính trị ở huyện Xín Mần tỉnh Hà Giang trong việc thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới hiện nay. Luận văn thạc sĩ. Học viện Chính trị hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Và còn nhiều bài viết, nhiều công trình khoa học khác ít nhiều có bàn đến công tác giải quyết việc làm cho thanh niên mà trong điều kiện hiện tại luận văn chƣa tiếp cận đƣợc hết. Trên cơ sở tổng quan những nội dung và kết quả của các công trình nghiên cứu về giải quyết việc làm cho thanh niên, có thể rút ra một số kết luận nhƣ sau: Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về GQVL cho thanh niên ở phạm vi hẹp, địa bàn nhỏ hơn còn rất ít, đặc biệt chƣa có một công trình nào nghiên cứu về GQVL cho thanh niên ở huyện Xín Mần tỉnh Hà Giang mà luận văn lựa chọn. Vì vậy, trên cơ sở tiếp thu, kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình đã có, việc bổ sung các vấn đề còn bỏ ngỏ, còn chƣa nghiên cứu nhằm hoàn thiện hơn những vấn đề lý luận và đánh giá thực tiễn công tác GQVL cho thanh niên dƣới góc độ quản lý của nhà nƣớc, của địa phƣơng đƣợc luận văn xác định là hƣớng phát triển tiếp theo. Thứ hai, các công trình nghiên cứu trƣớc cũng đã đề cập rất nhiều lý thuyết về việc làm, GQVL cho thanh niên, các nhân tố ảnh hƣởng, nội dung của GQVL. Tuy nhiên, còn có một số vấn đề sau đây cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu: Cần thiết phải hệ thống hoá, phân tích và bổ sung làm rõ cơ sở lý luận về việc làm và GQVL, cách tiếp cận và phân loại việc làm. Các đặc điểm khác biệt của thanh niên so với lao động nói chung; những nhân tố tác động đến công tác GQVL. 9 Nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác GQVL cho thanh niên với điều kiện mang tính đặc thù của huyện miền núi, từ đó tìm ra những giải pháp nhằm GQVL cho thanh niên huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong những năm tới và đạt mục đích nghiên cứu của luận văn. 1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN. 1.2.1 Khái niệm và phân loại việc làm. 1.2.1.1. Khái niệm. Đã có nhiều công trình nghiên cứu đƣa ra khái niệm việc làm theo các khía cạnh khác nhau. Về mặt bản chất, việc làm là quan hệ tích cực, sáng tạo của chủ thể việc làm với hoạt động sống của mình, với ý nghĩa, nội dung và mục đích đặt ra. Tuỳ thuộc vào từng thời điểm, không gian và từng chủ thể có cách tiếp cận vấn đề, đƣa ra các khái niệm khác nhau về việc làm. “Các nhà kinh tế học Anh cho rằng: việc làm theo nghĩa rộng là toàn bộ các hoạt động kinh tế của một xã hội, nghĩa là tất cả những gì quan hệ đến cách kiếm sống của một con ngƣời, kể cả các quan hệ xã hội và các tiêu chuẩn hành vi tạo thành khuôn khổ của quá trình kinh tế” (Phạm Đức Chính, 2005, tr.315). Theo quan điểm này thì tất cả những việc làm tạo ra thu nhập mà không cần phân biệt có đƣợc pháp luật thừa nhận hay ngăn cấm đều đƣợc gọi là việc làm. “Các nhà kinh tế Sônhin và Grincốp của Liên xô lại cho rằng: việc làm là sự tham gia của ngƣời có khả năng lao động vào một hoạt động xã hội có ích trong khu vực xã hội hoá của sản xuất, trong học tập, trong công việc nội trợ, trong kinh tế phụ của các nông trang viên” (Phạm Đức Chính, 2005, tr.315). Theo khái niệm này thì những ngƣời đang đi học, đang tham gia hoạt động trong các lực lƣợng vũ trang, những ngƣời nội trợ đều coi là ngƣời có 10 việc làm. Ngày nay, khái niệm này đƣợc quy định rõ trong Bộ Luật Việc làm của Liên bang Nga nhƣ sau: “việc làm là hoạt động của công dân nhằm thoả mãn những nhu cầu xã hội và của cá nhân, đem đến cho họ thu nhập và không bị pháp luật Liên bang ngăn cấm” (Phạm Đức Chính, 2005, tr.315). Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), khái niệm việc làm chỉ đề cập đến trong mối quan hệ với lực lƣợng lao động. Khi đó, việc làm đƣợc phân thành hai loại: Có trả công (những ngƣời làm thuê, học việc...) và không đƣợc trả công nhƣng vẫn có thu nhập (những ngƣời làm kinh tế gia đình...). Vì vậy, “việc làm có thể đƣợc định nghĩa nhƣ một tình trạng trong đó có sự trả công bằng tiền hoặc hiện vật, do có một sự tham gia tích cực, có tính chất cá nhân và trực tiếp vào nỗ lực sản xuất” (Phạm Đức Chính, 2005, tr.315). Theo khái niệm này, ngƣời có việc làm là ngƣời làm việc gì đó để đƣợc trả công, lợi nhuận đƣợc thanh toán bằng tiền hoặc hiện vật, hoặc tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập của gia đình (không đƣợc nhận tiền công hay hiện vật). Tuy nhiên, quan niệm này mang nghĩa rất rộng, bao trùm mọi hoạt động lao động của con ng ƣời. Trong thời đại ngày nay, với quan niệm trên, có rất nhiều ngƣời sẽ thuộc diện có việc làm, bao gồm: những hoạt động mang tính hợp pháp và những hoạt động mang tính phi pháp hay là những hoạt động lao động của con ngƣời vi phạm pháp luật, hoặc bị cho là vi phạm đạo đức xã hội và bị ngăn cấm ở một số nƣớc. Ví dụ, việc buôn bán heroin, mại dâm,... ở các nƣớc nhƣ Hà Lan, Colômbia thì không cấm, nhƣng những hoạt động này lại bị cấm ở các n ƣớc khác, đặc biệt là các nƣớc Châu Á nhƣ: Việt Nam, Trung Quốc... Do vậy, khái niệm trên chỉ mang tính khái quát, là cơ sở nghiên cứu vấn đề chung cho các nƣớc trên thế giới. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan