Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp ở huyện từ liêm, thà...

Tài liệu Giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp ở huyện từ liêm, thành phố hà nội

.DOCX
79
8
90

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- Trần Thị Hồng Bích GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- Trần Thị Hồng Bích GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành : Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM VĂN DŨNG Hà Nội – 2014 Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU Chƣơng 1:Cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề giải quyết việc làm cho ngƣời lao động 1.1. Khái luận về việc làm và giải quyết việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp 1.1.1. Các khái niệm 1.1.2. Một số mô hình lý thuyết tạo việc làm 1.1.3. Sự cần thiết giải quyết việc làm cho nông dân bị THĐ nông nghiệp 1.2. Nội dung giải quyết việc làm cho nông dân bị THĐ nông nghiệp 1.2.1. Khuyến khích đầu tư, tăng cầu về lao động 1.2.2. Hỗ trợ chuyển đổi, đào tạo nghề cho người lao động 1.2.3. Hỗ trợ người dân tự tạo việc làm 1.2.4. Kiểm soát tốc độ tăng dân số 1.2.5.Phát triển các trung tâm giới thiệu việc làm, sàn giao dịch việc làm 1.2.6. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động 1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất 1.3.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 1.3.2. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội 1.3.3. Chính sách tạo việc làm của Nhà nước 1.3.4. Khả năng của người lao động 1.3.5. Tình hình thị trường lao động quốc tế 1.4. Tiêu chí đánh giá giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp 1.5. Kinh nghiệm của một số địa phương về vấn đề GQVL cho nông dân bị thu hồi đất 1.5.1. Quận Long Biên 19 20 1.5.2. Huyện Quốc Oai 1.5.3. Đánh giá chung Chƣơng 2: Thực trạng việc làm cho ngƣời lao động thuộc diện thu hồi đất nông nghiệp ở huỵên Từ Liêm 20 22 24 25 2.1. Khái quát chung tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Từ Liêm 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 25 2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 26 2.1.3. Tình hình thu hồi đất nông nghiệp ở Từ Liêm giai đoạn 2004 - 2012 29 2.2. Thực trạng GQVL cho nông dân bị THĐ tại huyện Từ Liêm giai đoạn 2004 -2012 31 2.2.1. Khuyến khích đầu tư, tăng cầu về lao động 31 2.2.2.Tổ chức đào tạo nghề cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp 34 2.2.3. Thực trạng hỗ trợ tạo việc làm mới 42 2.2.4. Xuất khẩu lao động 44 2.2.5. Kiểm soát tốc độ tăng dân số 44 2.3. Đánh giá chung công tác giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất trên địa bàn Huyện Từ Liêm 2.3.1. Thành tựu 2.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng và giải pháp giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở Từ Liêm (Hà Nội) 3.1. Bối cảnh mới ảnh hưởng đến vấn đề giải quyết việc làm cho nông 45 dân bị thu hồi đất ở Từ Liêm 3.1.1. Bối cảnh chung 3.1.2. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Hà Nội và phương hướng phát triển kinh tế trên địa bàn Huyện Từ Liêm đến năm 2020 3.2. Quan điểm giải quyết việc làm cho nông dân bị THĐ ở Từ Liêm 3.2.1. Cần có cái nhìn dài hạn trong vấn đề quy hoạch đất đai 3.2.2. Giải quyết việc làm cho nông dân bị THĐ phải dựa trên các nguyên tắc kinh tế thị trường, gắn với phát triển thị trường lao động 3.2.3. Phát huy sức mạnh của kinh tế nhiều thành phần để giải quyết việc làm cho nông dân bị THĐ 3.3. Một số giải pháp 3.3.1. Hoàn thiện môi trường đầu tư 3.3.2. Tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động bị thu hồi đất chuyển đổi nghề, học nghề mới 3.3.3. Phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương trong giải quyết việc làm 3.3.4. Xuất khẩu lao động 3.3.5. Kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng dân số 3.3.6. Phát triển dịch vụ môi giới việc làm 3.3.7. Liên doanh, liên kết với các địa phương khác trong sản xuất, kinh doanh Kết luận Tài liệu tham khảo DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt 1 CNH – HĐH 2 ĐTH 3 GPMB 4 GQVL 5 KCN 6 LĐ 7 NĐ–CP 8 QĐ–CP 9 THĐ 10 UBND 11 VL i DANH MỤC BẢNG STT Số hiệu 1 2.1 2 2.2 3 2.3 4 2.4 5 2.5 6 2.6 7 2.7 8 2.8 9 2.9 10 2.10 ii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nước ta đang trong quá trình CNH – HĐH. Các khu công nghiệp, khu chế xuất, các đô thị đang mọc lên hàng ngày. Đây là một tất yếu khách quan. Ở tầm vĩ mô, đô thị hoá tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ: giảm dần tỷ trọng của nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ mà Đảng và Nhà nước đã đề ra trong giai đoạn từ nay đến năm 2020. Mặt khác, đô thị hoá cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh sự phát triển của một đất nước. Về lâu dài, sự thay đổi này vừa mang tính tích cực vừa có những hệ lụy nhất định. Đó là vấn đề lao động - việc làm đối với một bộ phận lớn dân cư nông thôn bị rơi vào tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm sau khi bị THĐ nông nghiệp. Hà Nội là một thành phố có tốc độ đô thị hoá thuộc loại nhanh nhất so với các địa phương khác trong cả nước. Điều này được thể hiện qua sự mở rộng phạm vi địa giới và sự tăng trưởng các khu công nghiệp tập trung, các cụm công nghiệp vừa và nhỏ, các khu đô thị mới. Từ Liêm là một huyện ngoại thành Hà Nội, có tốc độ đô thị hoá nhanh với hàng trăm dự án đầu tư, trong đó chủ yếu là phát triển các khu đô thị với tổng diện tích đất thu hồi hàng ngàn ha. Đời sống của người dân có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực, hạ tầng cơ sở và hệ thống (y tế, giáo dục, giao thông…) ngày càng được cải thiện hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động của đô thị hoá đối với đời sống kinh tế - xã hội nói chung, không thể không đề cập tới những tác động của nó đối với vấn đề lao động - việc làm. Cùng với quá trình đô thị hoá là xu hướng diện tích đất nông nghiệp của huyện ngày càng bị thu hẹp lại và cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng nông nghiệp đã tất yếu dẫn đến việc chuyển đổi cơ cấu lao động và việc làm của người nông dân, ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của họ. Vấn đề đặt ra ở đây là việc thu hồi đất nông nghiệp đã tác động như thế nào đến đời sống của người nông dân? Cơ cấu lao động và việc làm của người 1 nông dân có đất nông nghiệp bị thu hồi đã chuyển đổi như thế nào? Vấn đề THĐ và giải quyết việc làm của Huyện những năm qua như thế nào? Người dân đã làm thế nào để có thể thích nghi với hoàn cảnh và điều kiện sống thay đổi? Nhà nước đã có những giải pháp, chính sách như thế nào để hỗ trợ, giúp đỡ người dân ổn định đời sống và sản xuất? Từ tính cấp thiết trên tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “Giải quyết việc làm cho nông dân bị THĐ nông nghiệp ở huyện Từ Liêm (Hà Nội)” 2. Tình hình nghiên cứu Vấn đề việc làm sau THĐ nông nghiệp là vấn đề mang ý nghĩa quan trọng cả về kinh tế, chính trị, xã hôi. Trong những năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này: “Thực trạng thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng các KCN, KĐT, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhu cầu công cộng và lợi ích quốc gia”, Đề tài độc lập cấp nhà nước, tháng 12/2005. Đề tài đã phân tích, đánh giá thực trang đời sống của người dân bị THĐ ở một số địa phương trong cả nước từ đó đề xuất quan điểm, giải pháp để giải quyết việc làm cho nông dân tại các khu công nghiệp, khu đô thị. “ Hoài Đức giải quyết việc làm cho nông dân sau THĐ theo hướng “ly nông bất ly hương” , bài viết của tác giả Nguyễn Sáng, năm 2007 trên website Bộ Tài nguyên và Môi trường. Bài viết đã đề cập đến thực trạng THĐ của huyện Hoài Đức, trên cơ sở đánh giá những thành tựu và hạn chế của Huyện, Nguyễn Sáng đã đưa ra vấn đề “ly nông bất ly hương” để định hướng cho Huyện có những cái nhìn mới về việc đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho nông dân mất đất của Huyện. - “ Giải quyết việc làm cho lao động ngoại thành Hà Nội trong quá trình đô thị hóa”, Luận văn thạc sĩ của tác giả Phạm Thị Thủy trường Đại học kinh tế - ĐHQG Hà Nội, năm 2007. Trên cơ sở lý luận về vấn đề việc làm, xem xét kinh nghiệm GQVL của một số quốc gia trên thế giới, phân tích 2 thực trạng thu hồi ĐNN ở các huyện ngoại thành Hà Nội. Phạm Thị Thủy đã đưa ra các giải pháp GQVL cho lao động nông nghiệp bị THĐ ở ngoại thành Hà Nội. “Vấn đề giải quyết việc làm cho nông dân bị THĐ tại quận Long Biên – Hà Nội”, luận văn thạc sĩ của Đinh Thị Như Trang, Trung tâm đào tạo bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2012. Trên cơ sở phân tích thực trạng THĐ ở địa phương này, luận văn đã đưa ra những giải pháp tạo việc làm mới cho nông dân bị THĐ ở Quận Long Biên nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung. - “Giải quyết việc làm cho nông dân bị THĐ ở Huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội”, luận văn thạc sĩ của Nguyễn Tiến Trí, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2013. Sau khi phân tích thực trạng giải quyết việc làm cho nông dân bị THĐ ở Huyện Hoài Đức từ năm 2008 đến nay, luận văn đã đưa ra quan điểm và giải pháp GQVL cho nông dân bị THĐ. - “Đánh giá việc thực hiện chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm khi thu hồi đất nông nghiệp ở Huyện Từ Liêm, Thành phố Hà Nội”, luận văn thạc sĩ của Doãn Thị Bình, Đại học Khoa học Tự Nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2010. Trên cơ sở phân tích chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề, chính sách thu hồi đất, luận văn đề xuất một số giải pháp cho vấn đề chuyển đổi nghề của Huyện Từ Liêm. - “Hoài Đức giải quyết việc làm cho nông dân sau thu hồi đất theo hướng “ly nông bất ly hương”” của tác giả Nguyễn Sáng trên website của Bộ tài nguyên môi trường ngày 9/1/2007. Tác giả đưa ra cái nhìn tổng quát về tình hình THĐ ở Huyện Hoài Đức thời gian qua. Trên cơ sở phân tích thực trạng THĐ và chính sách của Huyện, tác giả đưa ra phương hướng cho Huyện Hoài Đức trong việc GQVL cho nông dân là phải đẩy mạnh công tác dạy nghề, nêu cao tinh thần “ly nông bất ly hương”. 3 Nhìn chung, cho đến nay chưa có một công trình khoa học nào đã công bố tập trung nghiên cứu vấn đề giải quyết việc làm cho nông dân bị THĐ ở Huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, đây là những công trình có giá trị quý báu để tôi tham khảo những vấn đề về lý luận và thực tiễn. Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc, kế thừa và phát triển trong luận văn cùng với quá trình khảo sát thực tế tại địa phương, tôi có thể đề xuất những giải pháp phù hợp cho vấn đề GQVL của Huyện trong thời gian tới. 3. * - Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu: Đề xuất các giải pháp tạo việc làm cho người lao động sau khi THĐ nông nghiệp ở huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động bị THĐ ở huyện ven đô. Làm rõ thực trạng giải quyết việc làm cho người lao động bị THĐ ở huyện Từ Liêm trong những năm qua; chỉ ra những thành tựu và hạn chế trong lĩnh vực này và nguyên nhân. - Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm hỗ trợ việc làm cho nông dân mất đất ở huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. 4. - Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: hỗ trợ việc làm cho nông dân bị THĐ của huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. - Phạm vi nghiên cứu: địa bàn huyện Từ Liêm – Hà Nội - Thời gian nghiên cứu: từ năm 2004 - 2012 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trên cơ sở chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước thông qua các Thông tư, Nghị định cùng với số liệu thứ cấp từ các luận văn, luận án, sách báo, tài liệu đã công bố có liên quan và các số liệu về vấn đề việc làm, THĐ của Uỷ ban nhân dân huyện Từ Liêm, luận văn sử dụng kết 4 hợp các phương pháp thống kê - so sánh, phân tích - tổng hợp, suy luận để đánh giá thực trạng việc làm của nông dân mất đất và tìm ra giải pháp cho vấn đề này trong thời gian tới. Luận văn kế thừa và sử dụng có chọn lọc một số đề xuất và các số liệu thống kê trong một số công trình nghiên cứu có liên quan. 6. Những đóng góp mới của luận văn Từ đặc thù của địa bàn nghiên cứu, tác giả đưa ra cái nhìn mới về vấn đề việc làm của nông dân bị THĐ. Phân tích thực trạng của vấn đề THĐ và GQVL của Huyện Từ Liêm từ năm 2004 đến nay. Đề xuất các giải pháp GQVL cho nông dân bị THĐ ở Huyện Từ Liêm – Hà Nội 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn việc làm cho nông dân bị THĐ nông nghiệp. Chương 2: Thực trạng việc làm cho người lao động thuộc diện THĐ nông nghiệp ở huyện Từ Chương 3: Phương hướng và giải pháp giải quyết việc làm cho nông dân bị THĐ ở Từ Liêm (Hà Nội). 5 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG BỊ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP 1.1. Khái luận về việc làm và giải quyết việc làm cho ng ƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp 1.1.1. Các khái niệm 1.1.1.1. Thu hồi đất nông nghiệp Theo Luật đất đai năm 2003 khoản 5 Điều 4 khái niệm “Thu hồi đất” được định nghĩa như sau: Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý theo quy định của Luật Đất đai [18]. Tiền bồi thường đất là khoản tiền bồi thường cho hộ do bị mất tư liệu sản xuất, cụ thể ở đây là đất nông nghiệp [2,14]. Tiền bồi thường hoa màu là khoản tiền bồi thường do việc thu hồi đất làm thiệt hại đến hoa màu chưa được thu hoạch trên diện tích thu hồi. Mức bồi thường đối với cây hàng năm tính bằng giá trị sản lượng thu hoạch một vụ tính theo mức thu hoạch bình quân của ba vụ trước đó theo giá nông sản thực tế ở thị trường địa phương tại thời điểm bồi thường [2,14]. Tiền hỗ trợ chuyển đổi nghề, hỗ trợ ổn định đời sống của Nhà nước cho các hộ nhằm mục đích giúp đỡ cho người dân mất đất một phần để ổn định cuộc sống, giảm bớt khó khăn về kinh tế. Tiền này không nhằm mục đích giải quyết toàn bộ kinh phí cho các hoạt động tạo việc làm mới mà chỉ mang tính hỗ trợ một phần. 6 1.1.1.2. Việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp Việc làm là nội dung chính của hoạt động con người. Có nhiều quan niệm khác nhau về việc làm tùy thuộc vào chế độ chính trị, văn hóa xã hội của mỗi quốc gia, mỗi thời đại. Theo từ điển tiếng Việt: “ Việc làm là công việc được giao cho làm và được trả công”[22]. Đây là một khái niệm vừa rộng lại vừa hẹp. Khi người lao động tự tạo việc làm cho mình thì họ không được trả công mặc dù vẫn tạo ra thu nhập. Nhưng người lao động làm những việc pháp luật ngăn cấm thì đó không được coi là việc làm. Điều 3 chương II của Bộ luật Lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội khóa IX thông qua ngày 23/6/1994 có nêu “Mọi họat động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”. Như vậy xét dưới góc độ kinh tế, việc làm là hoạt động của con người tạo ra thu nhập; xét dưới góc độ pháp luật, những việc tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm thì đó là việc làm. Trong quá trình thực tế có nhiều hoạt động tạo ra thu nhập nhưng không được coi là việc làm bởi nó bị pháp luật cấm, bên cạnh đó có những hoạt động không bị pháp luật cấm nhưng không đem lại thu nhập thì cũng không được coi là việc làm. Vấn đề phân loại việc làm căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau như thời gian có việc làm thường xuyên trong một năm, nguồn gốc thu nhập, mức độ đầu tư thời gian cho việc làm… Như vậy, việc làm là hoạt động lao động sản xuất mang lại thu nhập cho người lao động mà không bị pháp luật ngăn cấm. 1.1.1.3. Đặc điểm việc làm của người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp Người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp bao gồm nhiều lứa tuổi, nhiều thế hệ, giới tính khác nhau, trình độ văn hoá chuyên môn khác nhau. Họ có xuất thân từ nông dân, sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt và chăn nuôi trên 7 mảnh đất của mình. nên Họ có những ưu điểm như sức khỏe tốt, cần cù, chịu khó, không ngại vất vả và một số hạn chế là: chịu sức ép công việc kém, hạn chế thông tin, tinh thần ý thức trách nhiệm, trình độ học vấn, trình độ tay nghề chưa cao. Khả năng tổ chức công việc và tính đồng đội kém. Khi họ bị THĐ, một số những đặc điểm riêng của họ bộc lộ rõ hơn như: nhiều lao động lớn tuổi, nhận thức về nghề nghiệp, vai trò của học nghề và chuyển đổi nghề nghiệp trong điều kiện mới còn hạn chế. Vì vậy, vấn đề việc làm cho đối tượng này cũng có những đặc điểm riêng: Việc làm cho đối tượng bị thu hồi đất không thể là những việc làm đòi hỏi trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến mà đó phải là những việc làm có tính chất đơn giản, dễ thực hiện, không yêu cầu cao. Do đó khi đưa ra những chính sách về việc làm, Nhà nước cần nắm được đặc điểm người nông dân và yêu cầu đặc thù việc làm của họ. Từ đó có những điều chỉnh phù hợp với từng đối tượng trong những hoàn cảnh khác nhau để GQVL cho lao động bị THĐ. 1.1.1.4. Khái niệm về giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp GQVL là quá trình tạo ra và kết hợp các yếu tố sản xuất bao gồm sức lao động, tư liệu sản xuất và các điều kiện kinh tế xã hội khác, là quá trình đưa người lao động vào làm việc. Theo nghĩa rộng, GQVL là tổng thể những biện pháp, chính sách của Nhà nước, cộng đồng và người lao động tác động đến mọi mặt đời sống xã hội nhằm đem lại thu nhập cho người lao động. GQVL liên quan mật thiết đến vấn đề phát triển nguồn nhân lực, phát triển giáo dục, đào tạo nghề cho người lao động nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Theo nghĩa hẹp, GQVL hướng vào đối tượng chính là những người thất nghiệp, chưa có việc làm, thiếu việc làm nhằm làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao thu nhập. Như vậy GQVL chỉ giới hạn trong nội dung các chính sách xã hội 8 của Nhà nước, tính xã hội hóa cao. Mục tiêu là hình thành các chương trình việc làm quốc gia, tách khỏi chương trình phát triển kinh tế. GQVL trở thành vấn đề mang ý nghĩa xã hội, chống thất nghiệp, tăng thu nhập. Hai khái niệm này tuy khác nhau nhưng đều hướng đến mục tiêu là phát huy tối đa tiềm năng lao động của con người, tạo ra của cải vật chất, tăng thu nhập. 1.1.2. Một số mô hình lý thuyết tạo việc làm Để điều tiết, tạo lập việc làm, các nhà nghiên cứu kinh tế đã phân tích một số lý thuyết kinh tế trong lĩnh vực việc làm trên cơ sở thiết lập mối quan hệ cung cầu về lao động, việc làm. 1.1.2.1. Lý thuyết tạo việc làm của John Maynard Keynes J.M. Keynes (1883- 1946) là nhà kinh tế người Anh. Tác phẩm nổi tiếng của ông là cuốn "Lý luận chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ" xuất bản năm 1936. Trong tác phẩm này, J.M Keynes xem xét việc làm trong mối quan hệ giữa sản lượng - thu nhập - tiêu dùng - đầu tư - tiết kiệm- việc làm. Theo ông, trong một nền kinh tế, khi sản lượng tăng, thu nhập tăng, đầu tư tăng thì việc làm tăng và ngược lại. Tâm lý của quần chúng là khi tổng thu nhập tăng thì cũng tăng tiêu dùng, nhưng tốc độ tăng tiêu dùng chậm hơn so với tăng thu nhập và có khuynh hướng tiết kiệm một phần thu nhập, làm cho cầu tiêu dùng có hiệu quả hay cầu tiêu dùng thực tế giảm tương đối so với thu nhập dẫn đến một bộ phận hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng không có khả năng bán được. Thừa hàng hóa là nguyên nhân gây ra khủng hoảng, ảnh hưởng tới quy mô sản xuất ở chu kỳ tiếp theo, nên việc làm giảm, thất nghiệp tăng. Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường, khi quy mô đầu tư tư bản tăng thì hiệu quả giới hạn của tư bản đầu tư có xu hướng giảm sút tạo nên giới hạn chật hẹp về thu nhập của doanh nhân trong đầu tư tương lai. Doanh nhân chỉ tích cực mở rộng đầu tư khi hiệu quả giới hạn của tư bản lớn hơn lãi suất. Còn khi hiệu quả giới hạn của tư bản nhỏ hơn hoặc bằng lãi suất thì họ không tích cực đầu tư nên quy mô sản xuất bị thu hẹp, dẫn đến việc làm giảm, thất nghiệp tăng. Theo 9 Keynes, để tăng việc làm, giảm thất nghiệp, phải tăng tổng cầu của nền kinh tế. Chính phủ có vai trò kích thích tiêu dùng (tiêu dùng sản xuất và phi sản xuất) để tăng tổng cầu thông qua tăng trực tiếp các khoản chi tiêu của chính phủ, hoặc thông qua các chính sách của Chính phủ nhằm khuyến khích đầu tư của tư nhân, của các tổ chức kinh tế xã hội. Keynes còn sử dụng các biện pháp: hạ lãi suất cho vay, giảm thuế, trợ giá đầu tư, in thêm tiền giấy để cấp phát cho ngân sách nhà nước nhằm tăng đầu tư và bù đắp các khoản chi tiêu của Chính phủ. Ông chủ trương tăng tổng cầu của nền kinh tế bằng mọi cách, kể cả khuyến khích đầu tư vào các hoạt động ăn bám nền kinh tế như: sản xuất vũ khí đạn dược, chạy đua vũ trang, quân sự hoá nền kinh tế . Lý thuyết về việc làm của J.M Keynes được xây dựng dựa trên các giả định đúng với các nước phát triển, nhưng không hoàn toàn phù hợp với các nước đang phát triển. Bởi vì hầu hết các nước nghèo, nguyên nhân khó khăn cơ bản để gia tăng sản lượng, tạo việc làm không phải do tổng cầu không đủ cao. Ở các nước đang phát triển, khi tổng cầu tăng sẽ kéo theo tăng giá cả, dẫn đến lạm phát. Vì thế, biện pháp tăng tổng cầu để tăng quy mô sản xuất, tạo việc làm không đúng với mọi quốc gia, trong mọi thời kỳ. Mặt khác, nếu tạo việc làm cho khu vực thành thị và một số trung tâm công nghiệp bằng cách tăng tổng cầu sẽ tạo ra làn sóng di dân từ nông thôn ra thành thị và tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị gia tăng. Điều này có thể làm suy giảm việc làm và sản lượng quốc dân của cả nước. 1.1.2.2. Lý thuyết về tạo việc làm bằng chuyển giao lao động giữa hai khu vực của nền kinh tế Athur Lewis là nhà kinh tế học Jamaica ra đời vào những năm 50 của thế kỷ XX, được giải thưởng Nobel 1979. Tư tưởng cơ bản của lý thuyết này là chuyển số lao động dư thừa từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp hiện đại do hệ thống tư bản nước ngoài đầu tư vào các nước lạc hậu. Quá trình này sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển. Bởi vì trong khu vực nông nghiệp, đất đai chật hẹp, lao động lại quá dư thừa. Ngoài số lao động 10 cần đủ cho sản xuất nông nghiệp, còn có lao động thừa làm các ngành nghề lặt vặt, buôn bán nhỏ, phục vụ trong gia đình và lao động phụ nữ. Số lao động dôi dư này không có công ăn việc làm. Nói cách khác, họ không có tiền lương và thu nhập. Vì vậy, việc di chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp có hai tác dụng. Một là, chuyển bớt lao động ra khỏi lĩnh vực nông nghiệp, chỉ để lại lượng lao động đủ để tạo ra sản lượng cố định. Từ đó nâng cao sản lượng theo đầu người đồng thời tạo việc làm cho số lao động dôi dư trong nông nghiệp. Mặt khác, việc di chuyển này sẽ làm tăng lợi nhuận trong lĩnh vực công nghiệp, tạo điều kiện nâng cao sức tăng trưởng và phát triển kinh tế nói chung. 1.1.2.3. Lý thuyết của Harry Toshima Harry Toshima là nhà kinh tế học Nhật Bản, ông nghiên cứu mối quan hệ giữa hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp dựa trên những đặc điểm khác biệt của các nước đang phát triển châu Á- gió mùa. Đó là nền nông nghiệp lúa nước có tính thời vụ cao. Nền nông nghiệp lúa nước vẫn thiếu lao động lúc đỉnh cao của thời vụ và chỉ dư thừa lao động trong mùa nhàn rỗi. Vì vậy, ông cho rằng cần giữ lại lao động nông nghiệp và chỉ tạo thêm việc làm trong những tháng nhàn rỗi bằng cách tăng vụ, đa dạng hoá cây trồng vật nuôi...Đồng thời, sử dụng lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp vào các ngành sản xuất công nghiệp cần nhiều lao động. Việc tạo thuận lợi hơn nữa để có việc làm đầy đủ cho mọi thành viên gia đình nông dân trong những tháng nhàn rỗi sẽ nâng cao mức thu nhập hàng năm của họ và sẽ mở rộng được thị trường trong nước cho các ngành công nghiệp và dịch vụ. Như vậy, lực lượng lao động sẽ được sử dụng hết. 1.1.2.4. Lý thuyết về tạo việc làm bằng di chuyển lao động của Harris Todaro Lý thuyết của Todaro ra đời vào thập kỷ 60-70 của thế kỷ XX, nghiên cứu việc làm bằng sự di chuyển lao động trên cơ sở thực hiện điều tiết thu 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan