Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn ở tỉnh quảng bình ...

Tài liệu Giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn ở tỉnh quảng bình

.DOCX
140
6
114

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- PHAN VĂN CẦU GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU Hà Nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- PHAN VĂN CẦU GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở TỈNH QUẢNG BÌNH Chuyên ngành Kinh tế chính trị Mã số: 60 31 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Mai Thị Thanh Xuân Hà Nội - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, ch ƣa từng đ ƣợc công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tác giả luận văn Phan Văn Cầu LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội tỉnh Quảng Bình, Cục thống kê, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Nông dân tỉnh Quảng Bình, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Quảng Bình... đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi đƣợc tham gia khóa đào tạo thạc sĩ và hoàn thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến khoa Kinh tế chính trị, trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội và quý thầy, cô đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ, chỉ dẫn cho tôi trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Phó Giáo sƣ - Tiến sĩ Mai Thị Thanh Xuân, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình hình thành, triển khai nghiên cứu và hoàn chỉnh luận văn. Xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp và những ngƣời thân đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi và đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong quá trình nghiên cứu thực tế đề tài khoa học. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Rất mong nhận đƣợc sự cảm thông, những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp. Tác giả luận văn Phan Văn Cầu TÓM TẮT LUẬN VĂN Tên đề tài: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở tỉnh Quảng Bình Số trang: trang Trƣờng: Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội Khoa: Kinh tế Chính trị Thời gian: 2014/10 Bằng cấp: Thạc sỹ Ngƣời nghiên cứu: Phan Văn Cầu Giáo viên hƣớng dẫn: PGS.TS. Mai Thị Thanh Xuân Việc làm luôn là một trong những vấn đề đƣợc quan tâm hàng đầu trong các quyết sách phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia để h ƣớng tới sự phát triển bền vững. Tạo điều kiện cho ngƣời lao động có việc làm, một mặt nhằm phát huy đƣợc tiềm năng lao động, nguồn lực to lớn ở n ƣớc ta cho sự phát triển kinh tế - xã hội, mặt khác là h ƣớng cơ bản để xóa đói, giảm nghèo có hiệu quả, là cơ sở để cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự nghiệp đổi mới đất nƣớc tiếp tục đi lên. Trong thời kỳ phát triển kinh tế thị tr ƣờng định h ƣớng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế cũng đặt ngƣời lao động Việt Nam nói chung, ng ƣời lao động ở nông thôn nói riêng trƣớc cả cơ hội và thách thức mới trong tìm kiếm việc làm. Chính vì vậy, quan tâm đến vấn đề giải quyết việc làm cho ng ƣời lao động ở nông thôn vẫn luôn là vấn đề mang tính cấp bách, là một trong những giải pháp về phát triển xã hội và là chỉ tiêu định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội mà Đảng ta đã đề ra. Quảng Bình là tỉnh nông nghiệp, có vị trí t ƣơng đối thuận lợi, có nhiều tiềm năng, nhƣng thực tế hiện nay, vẫn còn nhiều khó khăn, kinh tế ch ƣa phát triển, thu nhập bình quân đầu ngƣời còn thấp, số ng ƣời thiếu việc làm, thất nghiệp còn cao và xu hƣớng diễn ra phức tạp, nhất là ở khu vực nông thôn, đã ảnh hƣởng rất lớn đối với quá trình phát trển kinh tế- xã hội của tỉnh. Từ các yêu cầu đặt ra đối với lao động nông thôn tỉnh Quảng Bình, dƣới góc độ tiếp cận với kiến thức kinh tế chính trị đã đ ƣợc học, luận văn đã sử dụng phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, phƣơng pháp trừu tƣợng hoá khoa học và các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ phƣơng pháp thu thập số liệu, thống kê - so sánh, logic - lịch sử, phân tích - tổng hợp, để hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn; phân tích, đánh giá thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Bình; nêu lên các quan điểm và đề xuất những giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho lao động nông thôn đến năm 2020: hoàn thiện chính sách đi đôi với đổi mới quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực giải quyết việc làm; nâng cao hiệu quả chƣơng trình xúc tiến việc làm; phát triển mạnh ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn để tạo thêm việc làm; phát huy vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các khu, cụm công nghiệp trong giải quyết việc làm cho lao động nông thôn;khuyến khích ngƣời lao động nhất là lao động nông thôn tự tạo việc làm. MỤC LỤC Danh mục chữ viết tắt........................................................................................i Danh mục bảng biểu.........................................................................................ii MỞ ĐẦU...........................................................................................................1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ VIỆC LÀM, GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN...................................................................................5 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài............................ 5 1.1.1. Những công trình đã công bố liên quan đến nội dung luận văn.....5 1.1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình trên và vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu................................................................ 10 1.2. Cơ sở lý luận về việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn..............................................................................................................11 1.2.1. Những vấn đề chung về việc làm và giải quyết việc làm..............11 1.2.2. Nội dung giải quyết việc làm cho lao động nông thôn..................22 1.2.3. Tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho lao động nông thôn....................................................................26 1.3. Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại một số địa phƣơng........................................................................................................35 1.3.1. Thực tiễn giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại một số địa phương.............................................................................................. 35 1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Quảng Bình.........................42 Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................43 2.1. Phƣơng pháp luận................................................................................ 43 2.2. Phƣơng pháp cụ thể............................................................................. 44 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu....................................................... 44 2.2.2. Phương pháp thông kê- so sánh....................................................45 2.2.3. Phương pháp logic- lịch sử...........................................................45 2.2.4. Phương pháp phân tích- tổng hợp................................................ 46 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2008 - 2013..............49 3.1. Thuận lợi và khó khăn trong giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở tỉnh Quảng Bình...............................................................................49 3.1.1. Thuận lợi.......................................................................................49 3.1.2. Khó khăn.......................................................................................53 3.2. Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Bình từ năm 2008 đến nay.......................................................................... 55 3.2.1. Tổng quan về lao động và việc làm ở nông thôn tỉnh Quảng Bình hiện nay...................................................................................................55 3.2.2. Chính sách và biện pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn của tỉnh Quảng Bình.......................................................................64 3.2.3. Kết quả giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở tỉnh Quảng Bình từ năm 2008 - 2013.........................................................................68 3.3. Đánh giá chung về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại tỉnh Quảng Bình từ năm 2008 - 2013.................................................................74 3.3.1. Những thành tựu cơ bản............................................................... 74 3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân...............................................................75 Chƣơng 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở TỈNH QUẢNG BÌNH ĐẾN NĂM 2020......80 4.1. Bối cảnh trong nƣớc và trong tỉnh tác động đến việc làm và giải quyết việc làm cho ngƣời lao động nông thôn trong điều kiện mới.........................80 4.1.1. Bối cảnh trong nước .............................................................................................................................................................. 81 4.1.2. Bối cảnh trong tỉnh .............................................................................................................................................................. 83 4.2. Quan điểm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở tỉnh Quảng Bình.................................................................................................................83 4.3. Một số biện pháp chủ yếu tiếp tục giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở tỉnh Quảng Bình từ nay đến năm 2020................................................ 86 4.3.1. Hoàn thiện chính sách đi đôi với đổi mới quản lý nhà nước về lĩnh vực giải quyết việc làm............................................................................86 4.3.2. Nâng cao hiệu quả các chương trình xúc tiến việc làm................88 4.3.3. Phát triển mạnh ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn để tạo thêm việc làm mới............................................................................................ 98 4.3.4. Phát huy vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các khu cụm công nghiệp trong giải quyết việc làm cho lao động nông thôn...........103 4.3.5. Khuyến khích người lao động, nhất là lao động nông thôn tự tạo việc làm.................................................................................................104 KẾT LUẬN...................................................................................................107 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................109 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Ký hiệu 1 CCKT 2 CNH, HĐH 3 ĐCĐC 4 GDP 5 GQVL 6 HĐND 7 HĐKTTX 8 HTX 9 KT-XH 10 LĐ 11 LĐ-TB& XH 12 THCS 13 THPT 14 TL 15 UBND 16 XHCN 17 XKLĐ 18 VLXD i DANH MỤC BẢNG TT Số hiệu 1 Bảng 3.1 2 Bảng 3.2 3 Bảng 3.3 4 Bảng 3.4 5 Bảng 3.5 6 Bảng 3.6 7 Bảng 3.7 8 Bảng 3.8 9 Bảng 3.9 10 Bảng 3.10 ii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vấn đề việc làm là một trong những vấn đề xã hội có tính chất toàn cầu, là mối quan tâm lớn của toàn nhân loại, của hầu hết các quốc gia. Việc làm luôn là một trong những vấn đề đƣợc quan tâm hàng đầu trong các quyết sách phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia để h ƣớng tới sự phát triển bền vững. Tạo điều kiện cho ngƣời lao động có việc làm, một mặt nhằm phát huy đƣợc tiềm năng lao động, nguồn lực to lớn ở nƣớc ta cho sự phát triển kinh tế - xã hội, mặt khác là hƣớng cơ bản để xóa đói, giảm nghèo có hiệu quả, là cơ sở để cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự nghiệp đổi mới đất nƣớc tiếp tục đi lên. Chặng đƣờng hơn 25 đổi mới ở Việt Nam đã tạo điều kiện cho phát triển kinh tế- xã hội, nhờ đó nền kinh tế đã đạt đ ƣợc nhiều thành tựu đáng ấn tƣợng. Nền kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đƣợc cải thiện đáng kể, đặc biệt diện mạo vùng nông thôn thay đổi rất nhiều. Tuy nhiên, trong thời kỳ phát triển kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế cũng đặt ngƣời lao động Việt Nam nói chung, ngƣời lao động ở nông thôn nói riêng trƣớc cả cơ hội và thách thức mới trong tìm kiếm việc làm. Hiện nay (năm 2013), trên cả n ƣớc có 67,6% dân số và 46,9% lực lƣợng lao động đang sinh sống và làm việc tại nông thôn, trong đó có 2,1% số ngƣời trong độ tuổi lao động thất nghiệp và 3,3% tổng số lao động ở nông thôn thiếu việc làm th ƣờng xuyên. Trong khi đó, hàng năm lao động cả nƣớc vẫn tăng thêm từ 3,0%-3,5%, riêng lao động ở nông thôn tăng trung bình khoảng hơn 0,5 triệu ng ƣời/năm, thực tế đó đã tăng 1 sức ép về việc làm rất lớn. Thêm vào đó, quá trình đô thị hoá ngày càng cao nên dẫn đến tình trạng đất nông nghiệp bình quân trên đầu ngƣời giảm xuống, xảy ra tình trạng đất chật, ngƣời đông. Thách thức lớn nhất đối với họ là trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp không đáp ứng đƣợc yêu cầu của các cơ sở tuyển dụng, nhất là của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Chính vì vậy, quan tâm đến vấn đề giải quyết việc làm cho ngƣời lao động ở nông thôn vẫn luôn là vấn đề mang tính cấp bách, là một trong những giải pháp về phát triển xã hội và là chỉ tiêu định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội mà Đảng ta đã đề ra. Tỉnh Quảng Bình có diện tích tự nhiên 8.065 km2, dân số là 863.350 ngƣời, trong đó có hơn 84% dân số và hơn 85% lao động sống ở nông thôn. Quảng Bình là địa phƣơng có vị trí tƣơng đối thuận lợi, có nhiều tiềm năng, nhƣng thực tế hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn, kinh tế chƣa phát triển, thu nhập bình quân đầu ngƣời còn thấp (năm 2013 mới chỉ đạt 22,5 triệu đồng/ngƣời/năm). Số ngƣời thiếu việc làm, thất nghiệp còn cao và xu h ƣớng diễn ra phức tạp, nhất là ở khu vực nông thôn. Năm 2013, tỷ lệ thời gian lao động ở nông thôn mới đạt gần 80%, tỷ lệ ngƣời thất nghiệp trong độ tuổi ở nông thôn là 1,66%, tỷ lệ ngƣời thiếu việc làm trong độ tuổi ở nông thôn là 2,82%, còn cao hơn nhiều so với mức trung bình chung của cả nƣớc nên đã ảnh hƣởng rất lớn đối với quá trình phát trển kinh tế- xã hội của tỉnh. Do vậy, vấn đề giải quyết việc làm và ổn định việc làm cho ngƣời lao động nông thôn là vấn đề có ý nghĩa chiến lƣợc trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Để góp phần giải quyết vấn đề đó, tôi chọn đề tài luận văn thạc sĩ của mình là " Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở tỉnh Quảng Bình". Câu hỏi nghiên cứu của luận văn là: Tỉnh Quảng Bình đã và phải làm gì để nâng cao hiệu quả công tác giải quyết việc làm ở nông thôn hiện nay và đến năm 2020? 2 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 2.1. Mục đích Mục đích của luận văn là phân tích thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2008- 2013, tìm ra những hạn chế trong vấn đề này và đề xuất giải pháp khắc phục, nâng cao hiệu quả hoạt động giải quyết việc làm cho ngƣời lao động ở nông thôn tỉnh Quảng Bình đến năm 2020. 2.2. Nhiệm vụ - Tổng quan tài liệu nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn, chỉ ra khoảng trống nghiên cứu mà luận văn cần tiếp tục tìm hiểu và làm rõ. - Khái quát những vấn đề lý luận và kinh nghiệm về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết việc làm cho ng ƣời lao động ở nông thôn tỉnh Quảng Bình từ năm 2008- 2013, rút ra những thành tựu, hạn chế trong hoạt động này và nguyên nhân của nó. - Đƣa ra những quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết có hiệu quả vấn đề việc làm cho ngƣời lao động ở nông thôn tỉnh Quảng Bình đến năm 2020. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: 3.1. Đối tượng Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là việc làm và giải quyết việc làm cho ngƣời lao động dƣới góc độ kinh tế chính trị. Những nhân tố tác động tới lao động và giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn; những chính sách, cơ chế, các chƣơng trình tạo việc làm và hỗ trợ cho lao động ở nông thôn. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. 3 - Phạm vi không gian: Nghiên cứu vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. 4. - Phạm vi thời gian: Từ năm 2008 đến năm 2013. Những đóng góp khoa học của luận văn Hệ thống hóa và làm rõ thêm nội hàm của vấn đề việc làm nói chung và việc làm của ngƣời lao động nông thôn nói riêng. - Phân tích, đánh giá thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho ngƣời lao động ở nông thôn tỉnh Quảng Bình từ 2008 đến năm 2013, chỉ rõ những thành tựu, hạn chế trong vấn đề này và nguyên nhân của nó. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả công tác giải quyết việc làm cho ngƣời lao động ở nông thôn tỉnh Quảng Bình đến năm 2020. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 4 chƣơng, 11 tiết: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận, thực tiễn về việc làm, giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn. Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu. Chƣơng 3: Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở tỉnh Quảng Bình. Chƣơng 4: Quan điểm và giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở tỉnh Quảng Bình đến năm 2020. 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ VIỆC LÀM, GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 1.1.1. Những công trình đã công bố liên quan đến nội dung luận văn Trong những năm qua, đã có nhiều công trình, bài viết về việc làm và giải quyết việc làm cho ngƣời lao động nói chung và cho lao động nông thôn nói riêng ở các góc độ, khía cạnh khác nhau. Trong đó, các công trình tiêu biểu liên quan trực tiếp đến nội dung luận văn có thể chia thành 3 nhóm: Nhóm 1, gồm những bài nghiên cứu các vấn đề chung về giải quyết việc làm cho ngƣời lao động; nhóm 2, gồm những bài nghiên cứu về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại các địa phƣơng; nhóm 3, gồm những bài nghiên cứu về lao động và việc làm tại tỉnh Quảng Bình. Các công trình nghiên cứu thuộc nhóm 1 có thể kể đến là: Nguyễn Hữu Dũng và Trần Hữu Trung, 1997. “Chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam”. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Các tác giả đã phân tích vị trí, vai trò của chính sách việc làm trong hệ thống chính sách xã hội ở Việt Nam, đồng thời đƣa ra các khái niệm về lao động, thị tr ƣờng lao động, việc làm, thực trạng vấn đề việc làm ở Việt Nam và ph ƣơng h ƣớng giải quyết, khuyến nghị, định hƣớng một số chính sách cụ thể về việc làm và mô hình tổng quát về chƣơng trình quốc gia xúc tiến việc làm. Cao Văn Sâm, 2012. “Dạy nghề cho nông dân là giải pháp quan trọng phát triển tam nông bền vững”. Tạp chí Lao động và Xã hội, số 9. Trên cơ sở số liệu thực tế đạt đƣợc tại các vùng nông thôn, bài viết đánh giá những thành tựu căn bản đạt đƣợc ở các khu vực nông nghiệp nông thôn trong quá trình CNH, 5 HĐH, trong đó, phân tích sâu phƣơng diện chất lƣợng nguồn nhân lực và chất lƣợng đời sống nông dân. Bài viết cho rằng để làm tăng thêm hiệu quả của những chủ trƣơng, chính sách, đề án của Đảng và Nhà n ƣớc về nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực và chất lƣợng cuộc sống thì dạy nghề cho nông dân là một giải pháp cần phải đặc biệt quan tâm. Đồng thời tác giả cũng đã đ ƣa ra một số những khó khăn, thách thức gặp phải khi thực hiện chủ tr ƣơng này. Nguyễn Sinh Cúc, 2003. “Giải quyết việc làm ở nông thôn và những vấn đề đặt ra”. Tạp chí Con số và sự kiện, số 8. Bài viết chủ yếu nêu lên thực trạng của vấn đề giải quyết việc làm ở nông thôn, những biện pháp và kết quả cơ bản trong việc giải quyết việc làm cho ngƣời lao động thời gian qua, trong đó, tác giả đã đi sâu vào phân tích các hạn chế, khó khăn, nguyên nhân của những hạn chế, từ đó đặt ra một số nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện để nâng cao hiệu quả công tác giải quyết việc làm. Phạm Đức Thành và các cộng sự, 2004. “Lao động và việc làm từ đổi mới đến nay”. Trong cuốn sách Một số vấn đề kinh tế - xã hội Việt Nam thời kỳ đổi mới do GS.TS Nguyễn Văn Thƣờng (Chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Các tác giả đã đánh giá hiện trạng lao động và việc làm của Việt Nam trong gần 20 năm và khẳng định, trong những năm qua, tốc độ tăng nguồn lao động đƣợc hạn chế, cơ cấu nguồn lao động đang có xu h ƣớng thay đổi tích cực, số lao động có việc làm tăng lên, hàng năm tạo thêm nhiều việc làm mới, cơ cấu lao động làm việc theo nhóm ngành đã có chuyển biến tích cực; tuy nhiên, nguồn lao động ở nƣớc ta vẫn phân bố không đều theo lãnh thổ, chất lƣợng lao động chƣa cao, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn tăng chậm... Việc tăng tỷ lệ thời gian lao động ở nông thôn luôn đƣợc coi là nhiệm vụ quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nƣớc ta. Trên cơ sở phân tích, các tác giả đƣa ra các giải pháp để phát triển việc làm và nguồn lao động trong thời gian tới. 6 Một số công trình thuộc nhóm 2 gồm có: Phạm Mạnh Hà, 2012.“Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Ninh Bình trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. Luận án tiến sỹ kinh tế chính trị. Học viện Chính trị Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Luận án đã đƣa ra cơ sở lý luận và thực tiễn về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trong quá trình CNH, HĐH; đánh giá thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Ninh Bình trong quá trình CNH, HĐH thời gian qua đồng thời đƣa ra những phƣơng hƣớng chủ yếu và giải pháp cơ bản giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Ninh Bình trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đến năm 2020. Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên, 2011. “Giải pháp giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động ở khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên”. Đề tài cấp Bộ lĩnh vực Kinh tế học. Đề tài đã đƣa ra các cơ sở lý luận cơ bản về việc làm, giải quyết việc làm, đặc diểm cơ bản của lao động nông thôn. Đặc biệt, các tác giả cho rằng, một khó khăn trong giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là do ngƣời nông dân chỉ quen làm nông nghiệp. Đó là nghề nghiệp lâu đời của họ. Muốn phát triển tiểu thủ công nghiệp thì cần có vốn và tay nghề kỹ thuật. Đối với những ngành nhƣ sửa chữa cơ khí, sửa chữa đồ điện và các đồ gia dụng khác, may mặc, dệt thảm…ngƣời lao động cần phải qua đào tạo. Tuy nhiên ở nông thôn không có trƣờng lớp, đến các trung tâm dạy nghề ở các thành phố thì với thu nhập của nông dân điều đó trở thành hết sức khó khăn. Vì vậy, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn và đặc biệt là nông thôn miền núi phát triển rất yếu, quy mô nhỏ và hiệu quả thấp hơn rất nhiều so với tiềm năng có thể khai thác. Thiếu việc làm ở nông thôn còn do lao động tăng nhanh, diện tích ruộng đất trên một lao động ngày càng giảm, cơ cấu kinh tế lạc hậu. Vì vậy, hiệu quả 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan