Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng cá...

Tài liệu Giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu đô thị và khu công nghiệp trên địa bàn huyện văn giang, tỉnh hưng yên

.DOCX
124
13
138

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -----------o0o----------- CHU HỒNG DƢƠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG BỊ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP ĐỂ XÂY DỰNG CÁC KHU ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN GIANG, TỈNH HƢNG YÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội – 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- CHU HỒNG DƢƠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG BỊ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP ĐỂ XÂY DỰNG CÁC KHU ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN GIANG, TỈNH HƢNG YÊN Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM QUANG VINH XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội - 2015 CAM KẾT Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Phạm Quang Vinh đã tận tình h ƣớng dẫn tôi thực hiện nghiên cứu này. Tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành tới UBND huyện Văn Giang, Ban GPMB, các Phòng, Ban của huyện Văn Giang – tỉnh Hƣng Yên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có đƣợc những thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu. TÓM TẮT Tên luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu đô thị và khu công nghiệp trên địa bàn huyện Văn Giang, tỉnh H ƣng Yên. Tác giả: Chu Hồng Dƣơng Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Bảo vệ năm: 2015 Giáo viên hƣớng dẫn: TS. Phạm Quang Vinh Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: *Mục đích: Luận văn nhằm làm rõ những cơ sở lý luận và đánh giá một cách đúng đắn thực trạng giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu đô thị và khu công nghiệp ở huyện Văn Giang, đề xuất các giải pháp có căn cứ và có tính khả thi nhằm giải quyết một cách căn bản việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp, đô thị trên địa bàn huyện những năm tới. *Nhiệm vụ nghiên cứu: - Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về công tác thu hồi đất nông nghiệp và các chính sách của nhà nƣớc về công tác giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp và đô thị trên địa bàn huyện Văn Giang, tỉnh Hƣng Yên. - Hệ thống hoá các vấn đề lý luận về việc làm nói chung, việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp nói riêng trên địa bàn huyện Văn Giang. - Đánh giá đúng thực trạng thu hồi đất nông nghiệp và việc làm của lao động bị thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp và khu đô thị. - Đề xuất phƣơng hƣớng và các giải pháp có căn cứ để tiếp tục giải quyết việc làm, ổn định cuộc sống cho lao động tại các địa phƣơng đã, đang và sẽ thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp và đô thị trong những năm tới. Những đóng góp mới của luận văn: - Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần hoàn thiện giải pháp giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng khu đô thị và công nghiệp một cách hệ thống, đầy đủ cả về lý luận, đánh giá thực trạng, giải pháp giải quyết việc làm cho lao động bị mất đất.. - Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý nhà nƣớc về công tác Giải phóng mặt bằng, thu hồi đất nông nghiệp và giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp. MỤC LỤC Danh sách các từ viết tắt......................................................................................xviii Danh sách bảng...................................................................................................... xix PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU....4 1.1. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp............................................................................................... 4 1.1.1. Việc làm và vai trò của việc làm............................................................ 4 1.1.2. Phát triển các Khu công nghiệp, đô thị và vấn đề giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp............................................................ 7 1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới giải quyết việc làm cho người lao động. .. 15 1.1.4. Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp bị thu hồi đất nông nghiệp của một số nước trên thế giới................................................ 20 1.1.5. Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp bị thu hồi đất của một số địa phương trong nước.................................................................. 23 1.2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu...................................................................... 24 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU..........................28 2.1. Phƣơng pháp luận........................................................................................ 28 2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể............................................................ 28 2.2.1. Phương pháp phân tích.......................................................................... 28 2.2.2. Phương pháp tổng hợp........................................................................... 29 2.2.3. Phương pháp so sánh............................................................................. 30 2.2.4. Phương pháp thống kê mô tả và nghiên cứu tài liệu..............................30 2.3. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu................................................. 31 2.4. Các bƣớc thực hiện và thu thập số liệu......................................................... 31 2.5. Các công cụ đƣợc sử dụng........................................................................... 32 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG BỊ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN GIANG – HƢNG YÊN........................................................................................................... 33 3.1. Thực trạng thu hồi đất nông nghiệp và thực hiện chính sách đền bù cho ng ƣời lao động khi thu hồi đất nông nghiệp ở huyện Văn Giang................................... 33 3.1.1. Thực trạng thu hồi đất nông nghiệp của huyện Văn Giang để làm Khu công nghiệp và Khu đô thị............................................................................... 33 3.1.2. Chủ trương chính sách của huyện Văn Giang về đền bù, hỗ trợ cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp...................................................... 34 3.1.3. Thực trạng thực hiện chính sách đền bù cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp xây dựng các Khu công nghiệp ở huyện Văn Giang.............................38 3.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có ảnh hƣởng đến giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp ở huyện Văn Giang..................................... 41 3.2.1. Đặc điểm tự nhiên.................................................................................. 41 3.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội....................................................................... 44 3.2.3. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp ở huyện Văn Giang....................................... 49 3.3. Nhu cầu việc làm và thực trạng giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp huyện Văn Giang....................................................................... 51 3.3.1. Nhu cầu việc làm của lao động sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp.......51 3.3.2. Chủ trương của huyện Văn Giang giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp................................................................................... 54 3.3.3. Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp của huyện Văn Giang....................................................................................... 59 3.4. Đánh giá về thực trạng giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Văn Giang thời gian qua............................................ 67 3.4.1. Kết quả đạt được.................................................................................... 67 3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân........................................................................ 70 CHƢƠNG 4: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG BỊ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN GIANG – HƢNG YÊN.................................................................. 76 4.1. Các căn cứ chủ yếu xác định phƣơng hƣớng và giải pháp giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Văn Giang – Hƣng Yên...................................................................................................................... 76 4.2. Phƣơng hƣớng giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Văn Giang – Hƣng Yên........................................................ 76 4.2.1. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế trên cơ sở phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động, đặc biệt là lao động phổ thông và không đòi hỏi chuyên môn cao...77 4.2.2. Nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động.................78 4.2.3. Huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế để giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp................................................... 79 4.2.4. Nâng cao vai trò của các cơ quan chức năng trong công tác giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp............................................ 80 4.3. Các giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Văn Giang.................................................................. 80 4.3.1. Tăng cường chỉ đạo công tác quy hoạch kinh tế, xã hội và đất đai........80 4.3.2. Tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo nghề.............................................. 81 4.3.3. Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn lao động nông nghiệp..................84 4.3.4. Khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, dịch vụ.........86 4.3.5. Thực hiện các chính sách thu hút đầu tư, đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp có vòng quay ngắn nhằm tăng cầu về lao động...........................88 4.3.6. Tạo điều kiện để người dân được góp vốn vào các dự án bằng giá trị đất bị thu hồi.......................................................................................................... 90 4.3.7. Tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu lao động................................................... 91 KẾT LUẬN............................................................................................................. 94 Tài liệu tham khảo................................................................................................... 96 DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu 1 BCH 2 CĐ 3 CHXHCNVN 4 CN – XDCB 5 CNH, HĐH 6 ĐH 7 GTSX 8 HĐND 9 TC, CNKT 10 TM–DV 11 UBND DANH SÁCH BẢNG STT B 1 Bả 2 Bả 3 Bả 4 Bả 5 Bả 6 Bả 7 Bả 8 Bả 9 Bả 10 Bản 11 Bản 12 Bản 13 Bảng 3.13 14 Bảng 3.14 15 Bảng 3.15 16 Bảng 3.16 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài : Mục tiêu CNH-HĐH, thực hiện mô hình nền kinh tế thị trƣờng định h ƣớng xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nƣớc ta luôn coi trọng nhân tố con ng ƣời, coi con ngƣời vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển. Để thực hiện mục tiêu phát triển vì con ngƣời, do con ngƣời thì trƣớc hết phải tạo ra môi trƣờng sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế tạo nhiều việc làm tăng thu nhập. Khi phát triển các khu công nghiệp và đô thị sẽ đƣợc đẩy nhanh tăng trƣởng kinh tế, tạo nhiều việc làm và cải thiện đời sống nhân dân. Nh ƣng trong thực tế thực hiện thì lại không hoàn toàn nhƣ vậy, những nông dân bị thu hồi đất bị phục vụ phát triển khu công nghiệp, đô thị hoá lại thiếu việc làm, đời sống giảm sút, nhiều vấn đề về xã hội, môi trƣờng tác động tiêu cực đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Do vậy càng phát triển các khu công nghiệp và đô thị thì áp lực cho việc làm, đời sống cho nông dân ngày càng tăng. Sự nghiệp CNH - HĐH đang đƣợc đẩy mạnh ở Văn Giang. Đã có 87 dự án đƣợc chấp thuận đầu tƣ kinh doanh, sản xuất công nghiệp, th ƣơng mại, dịch vụ và đô thị trên địa bàn huyện. Gắn liền với quá trình đô thị hóa, công nghiệp hoá đang diễn ra khá mạnh mẽ là việc thu hồi đất, mà chủ yếu là đất nông nghiệp để phát triển các khu đô thị và các khu công nghiệp. Quá trình xây dựng các khu đô thị và khu công nghiệp đã và đang kéo theo hàng loạt những khó khăn trong việc giải quyết việc làm cho ngƣời lao động nông nghiệp bị mất đất. Vấn đề này nếu không đ ƣợc giải quyết một cách thấu đáo sẽ không chỉ ảnh hƣởng đến tiến độ và hiệu quả của các công trình, mà sâu sa hơn nó còn tiềm tàng những bất ổn cho xã hội. Để đánh giá đƣợc thực trạng thu hồi đất và ảnh hƣởng của nó tới việc làm của lao động bị thu hồi đất nông nghiệp, từ đó đề ra một số giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Văn Giang, tôi đã triển khai nghiên cứu đề tài: “Giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu đô thị và khu công nghiệp trên địa bàn huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên” làm đề tài luận văn thạc sỹ khoa học kinh tế. 1 2. - Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá một cách đúng đắn thực trạng giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu đô thị và khu công nghiệp ở huyện Văn Giang, đề xuất các giải pháp có căn cứ và có tính khả thi nhằm giải quyết một cách căn bản việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp, đô thị trên địa bàn huyện những năm tới. - Hệ thống hoá các vấn đề lý luận về việc làm nói chung, việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp nói riêng trên địa bàn huyện Văn Giang. - Đánh giá đúng thực trạng thu hồi đất nông nghiệp và việc làm của lao động bị thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp và khu đô thị. - Đề xuất phƣơng hƣớng và các giải pháp có căn cứ để tiếp tục giải quyết việc làm, ổn định cuộc sống cho lao động tại các địa ph ƣơng đã, đang và sẽ thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp và đô thị trong những năm tới. 3. Câu hỏi nghiên cứu - Giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu đô thị và khu công nghiệp trên địa bàn huyện Văn Giang tỉnh Hƣng Yên còn có những vấn đề gì bất cập và tồn tại? Nguyên nhân dẫn đến các bất cập và tồn tại đó. - Các chính sách giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu đô thị và khu công nghiệp trên địa bàn huyện Văn Giang tỉnh H ƣng Yên còn có gì chƣa phù hợp, chƣa đồng bộ? - Những nhân tố nào ảnh hƣởng tới giải quyết việc làm cho ngƣời lao động. - Phƣơng hƣớng và giải pháp giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu đô thị và khu công nghiệp trên địa bàn huyện Văn Giang tỉnh Hƣng Yên. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng việc làm và những giải pháp cơ bản giải quyết việc làm cho lao động có đất nông nghiệp bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, đô thị trong quá trình công nghiệp hoá trên địa bàn huyện Văn Giang Hƣng Yên. 2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài đƣợc giới hạn nhƣ sau: - Về phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng việc làm của lao động có đất nông nghiệp bị thu hồi trên địa bàn huyện Văn Giang - Hƣng Yên. - Về phạm vi thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng, việc làm của lao động có đất nông nghiệp bị thu hồi từ năm 2011 đến năm 2014. Đây là thời kỳ công nghiệp hoá diễn ra nhanh chóng. Đồng thời, nhiều vấn đề bức xúc trong quá trình thu hồi đất cũng nảy sinh chủ yếu trong thời gian này. - Phạm vi về nội dung: đề tài tập trung chủ yếu nghiên cứu những biện pháp đã và đang đƣợc thực hiện để giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp cũng nhƣ tiềm năng và điều kiện để giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp bị thu hồi đất. 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, hình vẽ, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn bao gồm 4 chƣơng : - Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan tài liệu nghiên cứu. - Chương 2: Phƣơng pháp và thiết kế nghiên cứu. - Chương 3: Thực trạng và giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp ở huyện Văn Giang – Hƣng Yên. - Chương 4: Phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Văn Giang – Hƣng Yên. 3 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp. 1.1.1. Việc làm và vai trò của việc làm 1.1.1.1. Khái niệm Điều 9, Chƣơng II, Bộ Luật Lao động nƣớc CHXHCN Việt Nam có ghi rõ: “Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm”. Theo khái niệm trên một hoạt động đƣợc coi là việc làm cần thoả mãn hai điều kiện: - Một là, hoạt động đó phải có ích và tạo ra thu nhập cho ngƣời lao động và cho các thành viên trong gia đình. Điều này chỉ rõ tính hữu ích và nhấn mạnh tiêu thức tạo ra thu nhập của việc làm. - Hai là, hoạt động đó không bị pháp luật ngăn cấm. Điều này chỉ rõ tính pháp lý của việc làm. Các hoạt động lao động đƣợc xác định là việc làm bao gồm: - Tất cả các hoạt động tạo ra của cải vật chất hay tinh thần, không bị pháp luật cấm, đƣợc trả công dƣới dạng bằng tiền hoặc hiện vật. - Những công việc tự làm để thu lợi nhuận cho bản thân hoặc thu nhập cho gia đình mình, nhƣng không đƣợc trả công (bằng tiền hoặc hiện vật) cho công việc đó. Đó có thể là các công việc trong các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc sở hữu t ƣ nhân của gia đình, các công việc nội trợ, chăm sóc con cái, đều đƣợc coi là việc làm. Trong nền kinh tế, ngƣời có sức lao động nói chung luôn có nhu cầu việc làm để tạo nguồn thu nhập, đảm bảo cuộc sống. Người có việc làm là những ngƣời từ đủ 15 tuổi trở lên trong nhóm dân số hoạt động kinh tế đang làm công việc để nhận tiền lƣơng, tiền công hoặc lợi nhuận bằng tiền hay hiện vật hoặc đang làm công việc không đƣợc hƣởng tiền lƣơng, tiền công hay lợi nhuận trong các công việc sản xuất kinh doanh, công việc nội trợ, chăm sóc con cái.. của hộ gia đình. Khái niệm ng ƣời có việc làm còn bao gồm những ngƣời có sức lao động, có việc làm nh ƣng ch ƣa chấp nhận làm việc, hoặc chƣa sẵn sàng làm việc, thậm chí không chịu làm việc. 4 Trên thực tế, do phân biệt ngƣời có việc làm không chịu làm việc và ng ƣời không có việc làm thực sự có những khó khăn nên những đối t ƣợng này đ ƣợc liệt kê vào những ngƣời không có việc làm. Cách thức này tuy có tiện về thống kê, nh ƣng không phản ánh chính xác thực tiễn. Trong số ngƣời có việc làm, căn cứ vào số giờ thực tế làm việc và nhu cầu làm thêm của ngƣời đƣợc coi là có việc làm, ngƣời ta lại chia ra thành ng ƣời đủ việc làm và ngƣời thiếu việc làm. Điều 104, mục I, chƣơng VII, Bộ Luật Lao động nƣớc CHXHCN Việt Nam có quy định: “Thời giờ làm việc không quá 8 giờ trong một ngày hoặc 48 giờ trong một tuần. Ngƣời sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần, nhƣng phải thông báo trƣớc cho ngƣời lao động biết. Thời giờ làm việc hàng ngày đƣợc rút ngắn từ một đến hai giờ đối với những ngƣời làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động - Th ƣơng binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành.” Theo đó, người đủ việc làm gồm những ngƣời làm việc đủ thời gian quy định là có số giờ làm việc trong tuần lễ lớn hơn hoặc bằng 48 giờ; hoặc những ng ƣời có số giờ nhỏ hơn 48, nhƣng không có nhu cầu làm thêm; hoặc những ngƣời có số giờ làm việc nhỏ hơn 48, nhƣng bằng hoặc lớn hơn giờ quy định đối với những ng ƣời làm các công trình nặng nhọc, độc hại theo quy định hiện hành. Người thiếu việc làm là những ngƣời có tổng số giờ làm việc trong 1 tuần dƣới 48 giờ, hoặc có số giờ làm việc nhỏ hơn quy định đối với những ng ƣời làm công việc nặng nhọc, độc hại theo quy định hiện hành của nhà n ƣớc, có nhu cầu làm thêm giờ và đã sẵn sàng làm việc nhƣng không có việc để làm. Bên cạnh nhóm ngƣời có việc làm, còn tồn tại nhóm ngƣời không có việc làm. Đó là những ngƣời thất nghiệp. Thất nghiệp là sự tồn tại của một bộ phận lực lƣợng lao động có khả năng và sẵn sàng làm việc nhƣng không tìm đƣợc việc làm. Theo quy định của Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội, Người thất nghiệp là những ngƣời đủ từ 15 tuổi trở lên, có nhu cầu làm việc nhƣng không có việc làm 5 trong tuần lễ điều tra, và tính đến thời điểm điều tra có đi tìm việc trong 4 tuần lễ qua hoặc không đi tìm việc trong 4 tuần lễ qua với lý do chờ việc, nghỉ thời vụ, không biết tìm việc ở đâu... hoặc trong tuần lễ trƣớc điều tra có tổng số giờ làm việc dƣới 48 giờ, muốn làm thêm nhƣng không tìm đƣợc việc. 1.1.1.2. Vai trò của việc làm Việc làm có vai trò quan trọng quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Vì sự phát triển kinh tế phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng các nguồn lực nhƣ tài nguyên, vốn, lao động, công nghệ, trong đó việc sử dụng lao động có vai trò quan trọng và quyết định tới sự phát triển. Qua việc làm ta có thể đánh giá đƣợc sự phát triển của nông thôn về nhiều ngành, nhiều lĩnh vực cụ thể nhƣ an sinh xã hội, trình độ phát triển của dân c ƣ, trình độ học hành… Ở nông thôn, tỷ lệ ngƣời có việc làm thƣờng xuyên cao thì cuộc sống của ngƣời dân sẽ ổn định, giảm bớt các tệ nạn xã hội mang lại do lao động không có việc làm gây ra nhƣ chơi bời cờ bạc, nghiện hút ma tuý… Vì thế, việc giải quyết việc làm cho ngƣời lao động nông thôn sau khi bị thu hồi đất càng trở nên cần thiết. Giải quyết tốt vấn đề này không những góp phần phát triển kinh tế xã hội mà còn giúp ngƣời dân lao động nông thôn giảm bớt việc bị lôi kéo vào các hoạt động không lành mạnh trong xã hội. Việc làm thƣờng xuyên giúp cho ngƣời dân có đời sống thu nhập ổn định, giúp cho họ có khả năng dễ dàng tiếp cận với khoa học công nghệ hiện đại, đồng thời nâng cao khả năng nhận thức của ngƣời dân. Việc làm cho lao động nông thôn sẽ góp phần thúc đẩy cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển theo hƣớng ngày càng hoàn thiện. Tạo ra sự thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Việc làm còn giúp cho ngƣời lao động cải tạo bản thân, thông qua những quy định, nguyên tắc trong công việc mà ngƣời lao động sẽ sống có ý thức, trách nhiệm hơn đối với bản thân và cộng đồng xung quanh. Việc làm cũng làm cho ng ƣời lao động hoà nhập với cộng đồng thông qua hoạt động lao động tập thể và các mối quan hệ xã hội. Qua ngƣời lao động có thể tiếp thu, nâng cao trình độ văn hoá, các kỹ 6 năng sống… thậm chí tìm đƣợc công việc mới phù hợp hơn, có thu nhập cao hơn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của bản thân và gia đình. Đối với ngƣời nông dân đất đai là tƣ liệu sản xuất chủ yếu, rất quan trọng. Giờ đây, khi đất canh tác của ngƣời nông dân bị quy hoạch làm khu công nghiệp khu đô thị làm cho nông dân rơi vào tình trạng tƣ liệu sản xuất bị mất hoặc giảm đi. Trong khi, họ là những ngƣời thƣờng rất dễ bị tổn thƣơng trƣớc sự chi phối của quy luật thị trƣờng. Cùng với tâm lý lo sợ rủi ro, lối tƣ duy “ăn chắc, mặc bền”, sản xuất nhỏ lẻ, manh mún càng làm cho cơ hội tìm kiếm việc làm của ng ƣời nông dân càng trở nên khó khăn. Do đó, tạo việc làm cho nông dân là rất cần thiết, nhất là những nông dân bị mất đất canh tác. 1.1.2. Phát triển các Khu công nghiệp, đô thị và vấn đề giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp. 1.1.2.1. Tính tất yếu của xu thế phát triển các Khu công nghiệp, đô thị trong quá trình công nghiệp hoá. Hiện đang có nhiều quan niệm về khu công nghiệp. Có quan niệm cho rằng, khu công nghiệp là một vùng đất đƣợc phân chia theo hệ thống nhằm cung cấp mặt bằng cho các ngành công nghiệp. Có quan niệm coi khu công nghiệp nh ƣ một khu đô thị công nghiệp hay thành phố công nghiệp, ngoại việc cung cấp cơ sở hạ tầng, tiện ích công cộng, khu công nghiệp còn bao gồm khu th ƣơng mại, dịch vụ, hành chính, nhà ở cho ngƣời lao động… ngoài hàng rào khu công nghiệp. Theo nghị định số 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ, khu công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định (có t ƣờng rào bao quanh) không có dân cƣ sinh sống, do các cơ quan Nhà n ƣớc có thẩm quyền quyết định thành lập. Từ khi xuất hiện các khu công nghiệp cho đến nay, thực tế đã cho chúng ta thấy vai trò hết sức quan trọng của chúng trong nền kinh tế, đặc biệt là đối với các nƣớc đang phát triển thƣờng thiếu vốn và kỹ thuật. Việc tập trung các doanh nghiệp sản xuất trong khu công nghiệp đã thu hút đƣợc nguồn vốn lớn từ nƣớc ngoài, cũng 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan