Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo thủ tục sơ thẩm từ thực tiễn t...

Tài liệu Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo thủ tục sơ thẩm từ thực tiễn tại tòa án nhân dân huyện ứng hòa, thành phố hà nội

.PDF
90
1
131

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÀNH: LUẬT KINH TẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƢƠNG MẠI THEO THỦ TỤC SƠ THẨM TỪ THỰC TIỄN TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN ỨNG HOÀ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI NGUYỄN VĂN THIỆN HÀ NỘI - 2021 BỘ GIÁ DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƢƠNG MẠI THEO THỦ TỤC SƠ THẨM TỪ THỰC TIỄN TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN ỨNG HOÀ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI NGUYỄN VĂN THIỆN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ MÃ SỐ: 8380107 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. ĐINH THỊ HẰNG HÀ NỘI - 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi là Nguyễn Văn Thiện, học viên lớp Cao học khóa 2018 - 2020 xin cam đoan đây là công trình độc lập của riêng tôi mà không sao chép từ bất kỳ nguồn tài liệu nào đã được công bố trước đây. Tất cả, các tài liệu, số liệu sử dụng phân tích trong luận văn đều được trích dẫn nguồn gốc rõ ràng, đầy đủ, có xác nhận của cơ quan cung cấp số liệu. Do đó, các kết quả nghiên cứu trong luận văn là kết quả nghiên cứu của riêng tôi được thực hiện một cách khoa học, trung thực, khách quan. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của các nguồn số liệu cũng như các thông tin sử dụng trong công trình nghiên cứu của mình và sẽ chịu trách nhiệm nếu có sự sai sót. Hà Nội, ngày 24 tháng 11 năm 2021 Học viên Nguyễn Văn Thiện DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLTTDS - Bộ luật Tố tụng Dân sự BLDS - Bộ luật Dân sự BPKCTT - Biện pháp khẩn cấp tạm thời HĐXX - Hội đồng xét xử HĐTP - Hội đồng Thẩm phán HĐTPTANDTC - Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao KDTM - Kinh doanh thương mại LTM - Luật Thương mại NXB - Nhà xuất bản TTDS - Tố tụng dân sự VKS - Viện kiểm sát nhân dân MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP 8 KINH DOANH, THƢƠNG MẠI THEO THỦ TỤC SƠ THẨM 1.1. Khái niệm và đặc điểm của giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo thủ tục sơ thẩm. 1.2. Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo thủ tục sơ thẩm theo pháp luật Việt Nam hiện hành. Kết luận chương 1 Chƣơng 2: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, 8 14 42 44 THƢƠNG MẠI THEO THỦ TỤC SƠ THẨM TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN ỨNG HÒA, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội và đội ngũ cán bộ Tòa án nhân dân huyện Ứng Hòa ảnh hưởng đến giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án nhân dân huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội. 2.2. Kết quả giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án nhân dân huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội. 2.3. Những tồn tại và nguyên nhân trong giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án nhân dân huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội. Kết luận chương 2 Chƣơng 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ RÚT RA TỪ THỰC TIỄN GIẢI 44 49 51 65 66 QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƢƠNG MẠI TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN ỨNG HÒA, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1. Một số kiến nghị về hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo thủ tục sơ thẩm. 3.2. Một số kiến nghị về thực hiện pháp luật giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo thủ tục sơ thẩm. Kết luận chương 3 KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 66 71 79 80 82 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành, giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại (KDTM) tại Tòa án thực hiện theo các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) về thủ tục giải quyết các vụ án dân sự nói chung. Trong đó, giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo thủ tục sơ thẩm tại Tòa án bao gồm các thủ tục như xem xét điều kiện thụ lý vụ án, thụ lý vụ án, chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án và xét xử sơ thẩm vụ án. Nếu như trước đây, số lượng các vụ án KDTM phát sinh tại Tòa án không nhiều thì trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các quan hệ KDTM nảy sinh ngày càng đa dạng, theo đó những vụ án KDTM Tòa án phải thụ lý, giải quyết ngày càng nhiều và phức tạp. Riêng ở huyện Ứng Hòa thì loại vụ án này Tòa án phải thụ lý giải quyết lại càng nhiều và phức tạp bởi Ứng Hòa trước đây là một huyện của tỉnh Hà Tây cũ nhưng kể từ năm 2008 đã được sáp nhập vào Thành phố Hà Nội, trở thành một huyện ngoại thành Thành phố Hà Nội nên tốc độ đô thị hóa nhanh, trình độ dân trí không đồng đều, công tác quản lý nhiều bất cập . . . Thực tế, việc giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại của các Tòa án cho thấy các quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành còn nhiều bất cập, các tranh chấp KDTM có nhiều điểm khác với tranh chấp dân sự nhưng được giải quyết theo các quy định chung về thủ tục giải quyết các vụ án dân sự nói chung mà không có các quy định riêng là chưa phù hợp. Vì vậy, BLTTDS tuy đã được ban hành năm 2015 nhưng vẫn cần tiếp tục được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung. Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài “Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo thủ tục sơ thẩm từ thực tiễn tại Tòa án nhân dân huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội” làm Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Luật Kinh tế của tôi. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự nói chung và giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo thủ tục sơ thẩm nói riêng đã được giới khoa học 2 pháp lý và nhất là những người trực tiếp làm công tác xét xử của ngành Tòa án quan tâm nghiên cứu. Cho đến nay, có nhiều công trình nghiên cứu và các bài viết liên quan đến đề tài này dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, mục đích nghiên cứu khác nhau và dẫn đến quan điểm cũng có sự khác nhau, kết quả nghiên cứu khác nhau tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu, cách tiếp cận vấn đề. Liên quan đến đề tài luận văn, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu khoa học khác như: - Về sách, giáo trình: Giáo trình “Luật Tố tụng dân sự Việt Nam” của Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB. Công an nhân dân, năm 2017; Giáo trình “Luật Tố tụng Dân sự Việt Nam” của Trường Đại học Mở Hà Nội, Nhà xuất bản - Công an nhân dân, năm 2017; Giáo trình “Luật thương mại” của Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2019; Giáo trình “Luật kinh tế Việt Nam” của Viện Đại học Mở Hà Nội, Nhà xuất bản - Tư pháp năm 2016; Giáo trình “Luật Doanh nghiệp” của Trường Đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản - Tư pháp, năm 2017. Sách chuyên khảo “Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam năm 2015” do PGS.TS Trần Anh Tuấn chủ biên, Nhà xuất bản - Tư pháp, năm 2017; Sách chuyên khảo “Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam năm 2015” do PGS.TS Bùi Thị Huyền chủ biên, Nhà xuất bản - Lao động, năm 2016; … Trong các giáo trình, sách chuyên khảo đó đều có các chương viết về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng Toà án. - Về các bài viết khoa học đăng trên các tạp chí: “Thực tiễn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án” của tác giả Triệu Thị Quỳnh Hoa đăng trên tạp chí Tòa án nhân dân số 19/2012; “Hoàn thiện pháp luật về thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết tranh chấp thương mại ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Thu Thủy, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Viện Nhà nước và Pháp luật, Số 11/2014; “Hoàn thiện qui định thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại của Toà án” của tác giả Nguyễn Duy Phương đăng trên tạp chí nghiên cứu lập pháp số 2 năm 2015; “Những vướng mắc khi giải quyết tranh 3 chấp kinh doanh, thương mại tại Toà án” của tác giả Vũ Gia Trường, Tạp chí Luật sư Việt Nam số 3 năm 2016;… - Về Luận văn, Luận án: “Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng con đường Toà án từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh” của tác giả Đỗ Thị Hương, Học viện Khoa học xã hội, năm 2014; “Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại của Toà án nhân dân theo qui định của Bộ luật TTDS năm 2015” của tác giả Lê Hồng Phước, Khoa Luật Trường Đại học Quốc Gia Hà Nội, năm 2016; “Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh doanh, thương mại theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng” của tác giả Lê Ngọc Thông, Học viện Khoa học xã hội, năm 2017; “Thẩm quyền của Tòa án trong quá trình giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại” của tác giả Lê Thanh Khánh, Trường Đại học Luật, Đại học Huế, năm 2018; “Thủ tục sơ thẩm vụ án kinh doanh, thương mại của Toà án và thực tiễn thực hiện tại Toà án nhân dân thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang” của tác giả Nguyễn Phương Thảo, Viện Đại học Mở Hà Nội, năm 2018; “Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại theo thủ tục sơ thẩm từ thực tiễn Tòa án nhân dân thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên” của tác giả Hà Đăng Việt, Luận văn Thạc sỹ Luật học, năm 2019; “Thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án cáp sơ thẩm ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Vũ Gia Trưởng, Luận án Tiến sỹ Luật học, năm 2020; ... Tuy vậy, các bài viết này mới chỉ đề cập, giải quyết được một số vấn đề riêng lẻ của thủ tục giải quyết tranh chấp KDTM. Cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện và có hệ thống về “Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo thủ tục sơ th ẩm từ thực tiễn tại Tòa án nhân dân huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội”. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực tiễn giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo thủ tục sơ thẩm từ thực tiễn tại Tòa án nhân dân huyện 4 Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội theo pháp luật Việt Nam để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo thủ tục sơ thẩm và nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo thủ tục sơ thẩm tại tòa án ở nước ta hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích và làm rõ những vấn đề lý luận pháp luật về tranh chấp và giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo thủ tục sơ thẩm tại Tòa án; - Phân tích thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật khi giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo thủ tục sơ thẩm tại Tòa án tại huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội; qua đó, chỉ ra những điểm bất cập, hạn chế trong các quy định pháp luật và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo thủ tục sơ thẩm tại Tòa án. - Đưa ra một số giải pháp, kiến nghị cụ thể hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo thủ tục sơ thẩm và nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo thủ tục sơ thẩm từ thực tiễn Tòa án nhân dân huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Những qui định của BLTTDS năm 2015 và các văn bản pháp luật của Việt Nam liên quan đến pháp luật tố tụng dân sự (TTDS), các qui định pháp luật trực tiếp điều chỉnh các thủ tục về giải quyết các tranh chấp KDTM theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án nhân dân; - Đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền và hệ thống Tòa án ở Việt Nam; - Các quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo thủ tục sơ thẩm tại Tòa án nhân dân huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội; 5 - Thực tiễn thực hiện giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo thủ tục sơ thẩm tại Tòa án cấp sơ thẩm. Các số liệu tổng kết, đánh giá thực tế của TAND huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề chung mang tính lý luận và thực tiễn liên quan đến pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp KDTM theo thủ tục sơ thẩm tại Tòa án nhân dân huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội từ năm 2016 đến năm 2020; 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu các vấn đề liên quan đến nội dung đề tài. Bên cạnh đó, luận văn còn bám sát các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước Luận sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đề tài. Bên cạnh đó, luận văn còn bám sát các quan điểm chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về Nhà nước và Pháp luật trong công tác giải quyết tranh chấp KDTM trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền tại Việt Nam. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Bên cạnh đó, việc nghiên cứu đề tài luận văn cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học truyền thống như phương pháp lịch sử; phân tích các tài liệu, thông tin về Bộ luật TTDS và thông tin qua các vụ án KDTM cụ thể tại Tòa án nhân dân huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội; thống kê, tổng hợp đánh giá và nhận định các vấn đề liên quan; so sánh, diễn giải, suy diễn logic và thực tiễn để làm sáng tỏ những vấn đề nghiên cứu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận 6 - Luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên có tính hệ thống, đầy đủ và toàn diện về vấn đề liên quan đến giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo thủ tục sơ thẩm theo quy định của BLTTDS nên có một số điểm sau: - Xây dựng khái niệm giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo thủ tục sơ thẩm; chỉ rõ đặc điểm của giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo thủ tục sơ thẩm; - Làm rõ những nội dung cơ bản của giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo thủ tục sơ thẩm theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành; - Tìm ra được những điểm bất cập của pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo thủ tục sơ thẩm và thực tiễn thực hiện, từ đó đề xuất được những giải pháp nhằm hoàn thiện và thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo thủ tục sơ thẩm góp phần nâng cao chất lượng xét xử các vụ án KDTM của Tòa án nhân dân huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu trong luận văn này sẽ là một tài liệu làm cơ sở cho các cơ sở đào tạo, nghiên cứu pháp luật sử dụng tham khảo trong quá trình học tập, nghiên cứu, giảng dạy cho những ai quan tâm đến vấn đề về giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo thủ tục sơ thẩm. Đề tài có thể được các cơ quan tiến hành tố tụng, đặc biệt là Tòa án nhân dân huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội, vận dụng, nâng cao hoạt động xét xử trong quá trình giải quyết vụ án đối với các vụ án tranh chấp hợp đồng kinh doanh, thương mại theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam. 7. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn có kết cấu gồm 3 chương: 7 Chƣơng 1: Những vấn đề chung về giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo thủ tục sơ thẩm. Chƣơng 2: Thực tiễn giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo thủ tục sơ thẩm tại Tòa án nhân dân huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội. Chƣơng 3: Một số kiến nghị rút ra từ thực tiễn giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo thủ tục sơ thẩm tại Tòa án nhân dân huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội. 8 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƢƠNG MẠI THEO THỦ TỤC SƠ THẨM 1.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƢƠNG MẠI THEO THỦ TỤC SƠ THẨM 1.1.1. Khái niệm giải quyết tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại theo thủ tục sơ thẩm Ở Việt Nam hiện nay chưa có cách hiểu thống nhất về khái niệm tranh chấp KDTM cũng như chưa có điều luật nào quy định cụ thể về khái niệm giải quyết tranh chấp KDTM hay khái niệm về giải quyết tranh chấp KDTM theo thủ tục sơ thẩm. Chính vì vậy, dẫn đến có nhiều cách hiểu về thuật ngữ KDTM từ đó khái niệm vụ án KDTM cũng có nhiều quan điểm, cách hiểu khác nhau. Do đó, việc xây dựng và hoàn thiện khái niệm giải quyết tranh chấp KDTM cũng như khái niệm giải quyết tranh chấp KDTM theo thủ tục sơ thẩm là cần thiết để làm cơ sở pháp lý cho việc xác định ranh giới thẩm quyền, trình tự thủ tục giải quyết các vụ án KDTM. Hiện nay, cụm từ “kinh doanh” được hiểu là việc tổ chức, sản xuất hay buôn bán nhằm sinh lời. Còn thuật ngữ “kinh tế” chính là tổng thể nói chung đề cập đến những quan hệ sản xuất của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Trong khi đó thuật ngữ “thương mại” lại chính là việc thực hiện quá trình lưu thông hàng hóa bằng việc mua bán mua bán [51]. Vì vậy, theo cách hiểu này thì nội hàm của khái niệm tranh chấp kinh tế rộng hơn vì nó bao gồm cả tranh chấp kinh doanh, thương mại. Đó là: Tranh chấp phát sinh trong các khoản đầu tư, sản xuất cho đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện các dịch vụ khác trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi; hay tranh chấp giữa quốc gia trong việc thực hiện điều ước quốc tế về thương mại song phương và đa phương; tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với quốc gia tiếp nhận đầu tư; tranh chấp giữa các quốc gia với các thiết chế kinh tế quốc tế trong 9 việc thực hiện các điều ước quốc tế về thương mại đa phương. Vì vậy, kinh tế sẽ có sự bao hàm yếu tố quản lý và cả yếu tố chính trị khác. Song, dưới khía cạnh pháp lý thì “tranh chấp kinh tế” và “tranh chấp KDTM” lại đang được hiểu là một. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, quan niệm về tranh chấp kinh tế đang có những điểm khác nhau qua mỗi giai đoạn phát triển kinh tế, xã hội. Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, nền kinh tế được quản lý bằng mệnh lệnh, hành chính là chủ yếu, với hệ thống chi tiêu, kế hoạch do nhà nước giao. Vì vậy, các hợp đồng kinh tế ở thời kỳ này không chỉ là một hình thức pháp lý để triển khai các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các đơn vị kinh tế, mà nó còn được sử dụng như một công cụ quản lý kinh tế của Nhà nước. Do đó, việc ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế là một kỷ luật bắt buộc chứ không hoàn toàn từ lợi ích kinh tế của các bên tham gia hợp đồng. Vì vậy, trách nhiệm thực hiện hợp đồng giữa các bên tham gia quan hệ với nhau bị coi nhẹ hơn so với trách nhiệm của các bên đối với cơ quan chủ quản. Và trách nhiệm phát sinh do vi phạm hợp đồng kinh tế bị coi nhẹ về yếu tố vật chất mà nặng về tính chất hành chính. Có thể nói trong thời kỳ này, các quan hệ kinh tế phát sinh khá đơn giản về nội dung và thành phần chủ thể, lại được điều chỉnh bởi kinh tế Nhà nước. Vì vậy, các tranh chấp kinh tế phát sinh không nhiều và chủ yếu là các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng kinh tế được ký kết giữa các đơn vị kinh tế xã hội chủ nghĩa với nhau để triển khai kế hoạch kinh doanh đã được Nhà nước phê duyệt từ trước. Các tranh chấp kinh tế trong giai đoạn này không thể hiện rõ bản chất của tranh chấp kinh doanh, thương mại, tranh chấp phát sinh do xung đột lợi ích của các bên và việc giải quyết tranh chấp cũng không xuất phát từ quyền lợi thiết thực của các bên mà chủ yếu vì sự ổn định, hài hòa chung cho cả nền kinh tế. Trong quá trình đổi mới, phát triển nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế Việt Nam hội nhập cùng nền kinh tế thế giới, với việc nước ta trở thành thành viên thứ 150 của WTO năm 10 2007, ngày càng xuất hiện nhiều hơn các chủ thể kinh doanh, bên cạnh các Doanh nghiệp Nhà nước và hợp tác xã, xuất hiện các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các loại hình công ty và hộ kinh doanh cá thể. Các quan hệ kinh tế xuất hiện ngày càng nhiều với hình thức phong phú và tính chất phức tạp. Vì vậy, Nhà nước cần phải tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh, để các quan hệ kinh tế được xây dựng và thực hiện trên cơ sở nguyên tắc tự do, bình đẳng, cùng có lợi và tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình. Theo qui định của Luật Thương mại năm 2005 {LTM} không đưa ra khái niệm về tranh chấp thương mại, mà đưa ra khái niệm hoạt động thương mại, theo đó hoạt động thương mại được hiểu là “hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khá” {khoản 1 Điều 3 LTM}. Theo đó, quan niệm về hoạt động thương mại cũng đã được mở rộng hơn và bao gồm mọi hoạt động có mục đích lợi nhuận hoặc có mục đích sinh lợi. Vì vậy, hướng tiếp cận này của LTM cho thấy, khái niệm về hoạt động thương mại đã được mở rộng tương đồng với khái niệm kinh doanh trong Luật Doanh nghiệp 2020: “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi” {khoản 21 Điều 4 Luật Doanh nghiệp}. Theo quy định tại Điều 30 BLTTDS thì tranh chấp KDTM được hiểu là những tranh chấp phát sinh trong hoạt động KDTM giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận. Từ đó, có thể hiểu tranh chấp KDTM thực chất là tranh chấp kinh tế đã được mở rộng nội hàm cho phù hợp với điều kiện của nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Nội dung của tranh chấp KDTM được quy định tại Điều 30 BLTTDS, cũng chính là những tranh chấp thương mại theo hướng tiếp cận của Luật thương mại. Mặc dù có nhiều cách hiểu, nhiều quan điểm khác nhau và có sự thay đổi trong thuật ngữ pháp lý, nhưng trên thực tế đều nhìn nhận những xung đột về lợi ích kinh tế trong quan hệ KDTM là tranh chấp KDTM. Vì vậy, tranh 11 chấp KDTM là sự mâu thuẫn, bất đồng, xung đột về quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thể kinh doanh liên quan đến lợi ích kinh tế trong quá trình hoạt động KDTM. Khi các tranh chấp dân sự xảy ra, đương sự có quyền khởi kiện và gửi đơn đến Toà án thì sẽ được Tòa án xem xét thụ lý giải quyết. Quá trì nh đó được gọi là vụ án dân sự. Đối với những tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các bên phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự, KDTM, hôn nhân và gia đình và lao động, được quy định tại các Điều 26, Điều 28, Điều 30 và Điều 32 của BLTTDS do cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện mà được Tòa án thụ lý giải quyết thì được gọi là vụ án dân sự. Theo quy định tại Điều 30 của BLTTDS đã liệt kê các tranh chấp về KDTM được Tòa án thụ lý giải quyết được gọi là vụ án KDTM. BLTTDS Việt Nam năm 2015 quy định về thủ tục giải quyết việc dân sự và thủ tục giải quyết vụ án dân sự. Trong đó, thủ tục giải quyết vụ án dân sự nói chung và vụ án KDTM nói riêng được thực hiện theo các quy định từ Điều 186 đến Điều 360 BLTTDS. Phần những vấn đề chung về thủ tục giải quyết vụ án dân sự nói chung và vụ án KDTM nói riêng được quy định tại Phần thứ nhất của BLTTDS {từ Điều 1 đến Điều 185} bao gồm những quy định về nguyên tắc, thẩm quyền của Tòa án nhân dân, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng, chứng minh và chứng cứ, giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng, biện pháp khẩn cấp tạm thời, cấp, thông báo, tống đạt các văn bản tố tụng, thời hạn tố tụng, thời hiệu khởi kiện, án phí. Bên cạnh đó, BLTTDS còn quy định về nguyên tắc, trình tự thủ tục giải quyết vụ án KDTM, quyền và nghĩa vụ của những người tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng khi giải quyết vụ án KDTM. Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học năm 1997 thì “giải quyết là đưa một vấn đề đến kết quả, không còn là trở ngại, khó khăn nữa” hay “thủ tục là những việc cụ thể phải làm theo một trật tự quy định, để tiến hành một công việc có tính chất chính thức” {51, tr 927}. Thủ tục bảo đảm việc giải quyết công việc có hiệu quả. Vì vậy, khi giải quyết các công việc đều phải tuân 12 theo một thủ tục nhất định. Theo quy định của BLTTDS, các vụ án dân sự, kinh doanh thương mại, hôn nhân và gia đình và lao động khi phát sinh đều được thực hiện theo thủ tục tố tụng dân sự. Vì thế, giải quyết tranh chấp KDTM theo thủ tục sơ thẩm là một trong những thủ tục của thủ tục tố tụng dân sự {TTDS}. Theo quy định tại Điều 17 BLTTDS, Toà án bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm và phúc thẩm. Do vậy, các vụ án KDTM cũng có thể được xét xử ở Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm. Tuy nhiên, không phải bất kỳ vụ án KDTM nào cũng phải trải qua xét xử ở Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm. Tùy thuộc vào kết quả việc giải quyết vụ án KDTM ở Tòa án cấp sơ thẩm và tùy thuộc vào việc thực hiện quyền tự định đoạt của đương sự khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình mà việc giải quyết vụ án KDTM ở cấp sơ thẩm có thể kết thúc ở giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm hoặc tại phiên tòa sơ thẩm. Theo Từ điển Giải thích thuật ngữ Luật học của Trường Đại học Luật Hà Nội thì “sơ thẩm là xét xử lần đầu vụ án dân sự” {49, tr 225}. Thủ tục tố tụng lần đầu giải quyết vụ án được gọi là thủ tục sơ thẩm. Từ những điều phân tích ở trên, có thể rút ra kết luận: “Giải quyết tranh chấp KDTM theo thủ tục sơ thẩm là thủ tục TTDS xét xử lần đầu vụ án KDTM, được Tòa án có thẩm quyền áp dụng để giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn, xung đột về quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thể kinh doanh liên quan đến lợi ích kinh tế phát sinh trong hoạt động KDTM, bao gồm thủ tục khởi kiện và thụ lý, chuẩn bị xét xử sơ thẩm và xét xử sơ thẩm vụ án KDTM”. 1.1.2. Đặc điểm của giải quyết tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại theo thủ tục sơ thẩm Theo qui định của pháp luật TTDS Việt Nam năm 2015 không có quy định riêng về trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp KDTM theo thủ tục sơ thẩm mà Tòa án cấp sơ thẩm sẽ phải áp dụng các quy định về trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục sơ thẩm nói chung để giải quyết các tranh chấp KDTM phát sinh trong thực tiễn. Vì vậy, giải quyết tranh chấp KDTM theo thủ 13 tục sơ thẩm cũng mang những đặc điểm chung của giải quyết tranh chấp dân sự theo thủ tục sơ thẩm như: - Thứ nhất, là thủ tục tố tụng đầu tiên giải quyết tranh chấp của các bên đương sự nên phán quyết của Tòa án trong bản án, quyết định không phải là phán quyết cuối cùng, đương sự vẫn có quyền kháng cáo, VKS vẫn có quyền kháng nghị bản án, quyết định. - Thứ hai, là thủ tục cơ bản của tố tụng dân sự được tiến hành theo một trình tự, thủ tục nhất định quy định trong BLTTDS bao gồm các việc như khởi kiện và thụ lý vụ án, chuẩn bị xét xử sơ thẩm và phiên tòa sơ thẩm vụ án. Tuy nhiên, bên cạnh những đặc điểm chung của giải quyết tranh chấp dân sự theo thủ tục sơ thẩm thì giải quyết tranh chấp KDTM theo thủ tục sơ thẩm cũng có một số các đặc điểm riêng như: - Về hình thức đơn khởi kiện, đối với các vụ án KDTM cần lưu ý đến người đứng tên trong đơn khởi kiện là ai. Bởi, đương sự trong các tranh chấp KDTM thường là các chủ thể kinh doanh có tư cách pháp nhân như Công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, hợp tác xã hay hộ kinh doanh cá thể, do đó, người ký đơn khởi kiện trong trường hợp này là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Theo qui định của pháp luạt thì người đại diện theo pháp luật của pháp nhân cũng có thể được ủy quyền cho người khác ký đơn khởi kiện và tham gia tố tụng tại Tòa án. Lúc này, Tòa án cần kiểm tra việc ủy quyền ký đơn khởi kiện và tham gia tố tụng đó có đúng quy định pháp luật hay không? Ngoài ra, riêng đối với đương sự là công ty thì trong đơn khởi kiện phải có dấu của công ty được đóng vào cuối đơn khởi kiện. - Về các tài liệu, chứng cứ nộp kèm theo đơn khởi kiện, đối với vụ án KDTM do chủ thể khởi kiện chỉ có thể là cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh nên khi nộp đơn khởi kiện, để được Tòa án chấp nhận thụ lý và giải quyết theo trình tự, thủ tục giải quyết vụ án KDTM thì người nộp đơn khởi kiện phải nộp kèm theo đó là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Điều lệ hoạt động của pháp nhân… để chứng minh tư cách chủ thể của mình khi nộp đơn khởi kiện. 14 - Về chủ thể khởi kiện vụ án KDTM, đối với vụ án KDTM chủ thể khởi kiện chỉ có thể là cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh {trừ một số trường hợp pháp luật có quy định khác} đó là các cá nhân, tổ chức đã được các cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, còn một yêu cầu nữa đối với chủ thể khởi kiện vụ án KDTM đó là khi tham gia quan hệ KDTM đòi hỏi các bên chủ thể của quan hệ đó đều phải có mục đích lợi nhuận. - Về sự tham gia của Kiểm sát viên, trên thực tế đối với các vụ án KDTM thường rất phức tạp, để giải quyết đúng vụ án thì Tòa án đều phải tiến hành thu thập chứng cứ nên hầu hết đều có Kiểm sát viên tham gia phiên tòa và sự có mặt của Kiểm sát viên tại phiên tòa là bắt buộc. Nếu vắng mặt Kiểm sát viên thì HĐXX phải hoãn phiên tòa. - Về thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án KDTM, do yêu cầu của phát triển sản xuất, kinh doanh, thời hạn việc giải quyết vụ án KDTM được pháp luật quy định ngắn hơn thời hạn giải quyết các vụ án dân sự, vụ án hôn nhân và gia đình và vụ án lao động. - Về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời {BPKCTT}, đối với vụ án KDTM thì Tòa án không thể tự mình ra quyết định áp dụng BPKCTT. Vì vậy, trong quá trình giải quyết vụ án KDTM nếu đương sự có đơn yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT thì Tòa án mới xem xét việc có ra quyết định áp dụng BPKCTT hay không. - Về án phí, việc giải quyết đối với các vụ án KDTM không có trường hợp nào được pháp luật qui định cho miễn án phí và mức án phí phải nộp trong các vụ án KDTM là thường rất lớn. Do đó, mức án phí cũng khá cao đối với việc giải quyết các vụ án KDTM. 1.2. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƢƠNG MẠI THEO THỦ TỤC SƠ THẨM THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH 1.2.1. Khởi kiện và thụ lý vụ án kinh doanh, thƣơng mại 1.2.1.1. Khởi kiện vụ án kinh doanh thương mại 15 Hiện nay, thủ tục giải quyết vụ án KDTM được xem là thủ tục tố tụng dân sự được áp dụng khi xảy ra tranh chấp giữa các bên chủ thể tham gia quan hệ KDTM và để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì một hoặc các bên chủ thể sẽ phải nộp đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền để thực hiện quyền khởi kiện vụ án KDTM của mình. Tuy quyền khởi kiện vụ án KDTM là quyền của công dân được pháp luật Việt Nam ghi nhận, song theo quy định tại các Điều 186, 187, 192 v.v... của BLTTDS, nếu các chủ thể muốn khởi kiện vụ án KDTM thì phải đáp ứng được các điều kiện sau: Thứ nhất, phải đáp ứng điều kiện về mặt chủ thể khởi kiện vụ án KDTM. Vì vậy, chủ thể khởi kiện trong vụ án KDTM nói riêng và vụ án dân sự nói chung phải có năng lực chủ thể TTDS, bao gồm năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự. Trong đó, năng lực pháp luật tố tụng dân sự chính là khả năng pháp luật quy định cho cá nhân, tổ chức có các quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự. Còn năng lực hành vi tố tụng dân sự lại chính là khả năng tự mình của các cá nhân thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình. Do đó, đối với vụ án KDTM, chủ thể khởi kiện ở đây chỉ có thể là cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh {trừ một số trường hợp pháp luật có quy định khác}. Hay đó chính là các cá nhân, tổ chức đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Vì vậy, khi nộp đơn khởi kiện, để được Tòa án chấp nhận thụ lý và giải quyết theo trình tự, thủ tục giải quyết vụ án KDTM thì người nộp đơn khởi kiện phải nộp kèm theo đó là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Điều lệ hoạt động của pháp nhân để chứng minh tư cách chủ thể của mình khi tham gia khởi kiện. Do đó, đương sự trong các tranh chấp KDTM thông thường là các chủ thể kinh doanh có tư cách pháp nhân như công ty nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, các hộ kinh doanh cá thể… Do vậy, cần lưu ý đến người đứng tên trong đơn khởi kiện các vụ án
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan