Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Giải pháp quản lý rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và p...

Tài liệu Giải pháp quản lý rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam

.DOCX
114
9
110

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ---------------------------- NGUYỄN THỊ THƠM GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng Mã số : 60.34.02.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HOÀNG ĐỨC TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015 MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình vẽ, đồ thị MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề:............................................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu:............................................................................................. 2 3. Đối tượng – Phạm vi nghiên cứu:.......................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu:...................................................................................... 2 5. Bố cục luận văn:.................................................................................................... 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI:........................................................................................... 4 1.1. Rủi ro tác nghiệp tại các NHTM:................................................................ 4 1.1.1 Khái niệm rủi ro tác nghiệp:..................................................................... 4 1.1.2 Phân loại rủi ro tác nghiệp:....................................................................... 4 1.1.3 Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tác nghiệp:........................................... 6 1.1.3.1 Con người:......................................................................................... 6 1.1.3.2 Quy trình nghiệp vụ:........................................................................ 7 1.1.3.3 Hệ thống hỗ trợ:................................................................................ 7 1.1.3.4 Tác động bên ngoài:......................................................................... 7 1.1.4 Mối quan hệ giữa rủi ro tác nghiệp và các loại rủi ro khác:...................7 1.2 Quản lý rủi ro tác nghiệp tại NHTM:.......................................................... 8 1.2.1 Khái niệm:.................................................................................................. 8 1.2.2 Quá trình quản lý rủi ro tác nghiệp tại các NHTM:...............................8 1.2.2.1 Nhận diện rủi ro............................................................................... 8 1.2.2.2 Đánh giá rủi ro:................................................................................ 9 1.2.2.3 Kiểm tra, giám sát rủi ro:.............................................................. 13 1.2.2.4 Tài trợ rủi ro................................................................................... 14 1.2.3 Bộ máy quản lý RRTN tại các NHTM:.................................................. 14 1.2.4 Khung quản lý rủi ro tác nghiệp:............................................................ 15 1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro tác nghiệp của các ngân hàng thương mại:.................................................................................................. 19 1.2.5.1 Chiến lược kinh doanh:.................................................................. 19 1.2.5.2 Chính sách, quy trình nghiệp vụ................................................... 19 1.2.5.3 Cơ cấu tổ chức................................................................................ 20 1.2.5.4 Nhân lực.......................................................................................... 20 1.2.5.5 Cơ sở hạ tầng.................................................................................. 20 1.2.5.6 Các biện pháp kiểm soát................................................................ 21 1.2.6 Ý nghĩa của việc quản lý rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại:………………………………………………………………………………...21 1.3 Hoạt động quản lý rủi ro của các ngân hàng trên thế giới và bài học cho BIDV:..................................................................................................................... 23 1.3.1 Kinh nghiệm của một số ngân hàng trên thế giới:................................. 23 1.3.2 Bài học kinh nghiệm đối với BIDV:........................................................ 26 1.4 Nghiên cứu tổng quan..........................................................................................................27 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................ 29 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM:.....................................30 2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam:.........30 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển:........................................................... 30 2.1.2 Cơ cấu tổ chức:......................................................................................... 32 2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV (2010 – 2013).......................36 2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn:............................................................... 36 2.1.3.2 Hoạt động tín dụng:....................................................................... 38 2.1.3.3 Hoạt động dịch vụ:......................................................................... 42 2.1.3.4 Lợi nhuận hoạt động:..................................................................... 43 2.2 Thực trạng quản lý rủi ro tác nghiệp tại BIDV:....................................... 44 2.2.1 Tổ chức bộ máy, chính sách quản lý rủi ro tác nghiệp tại BIDV:........44 2.2.1.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý rủi ro tác nghiệp:.......................44 2.2.1.2 Chính sách quản lý rủi ro tác nghiệp:........................................... 47 2.2.1.3 Quy trình quản lý RRTN tại BIDV:.............................................. 48 2.2.2 Thực trạng rủi ro tác nghiệp tại BIDV:................................................. 51 2.2.2.1 Lỗi tác nghiệp theo nghiệp vụ:...................................................... 51 2.2.2.2 Lỗi tác nghiệp phân loại theo dấu hiệu:........................................ 58 2.2.3 Thực trạng quản lý rủi ro tác nghiệp tại BIDV:.................................... 61 2.2.3.1 Nhận diện rủi ro:............................................................................ 61 2.2.3.2 Đo lường rủi ro tổng thể:............................................................... 63 2.2.3.3 Kiểm soát rủi ro .............................................................................. 64 2.2.3.4 Thiệt hại RRTN gây ra tại BIDV................................................... 65 2.2.4 Khảo sát ý kiến cán bộ BIDV về rủi ro tác nghiệp và quản lý rủi ro tác nghiệp …………………………………………………………………………… 65 2.3 Nhận xét, đánh giá về thực trạng quản lý rủi ro tác nghiệp tại BIDV... 71 2.3.1 Các mặt đạt được:..................................................................................... 71 2.3.2 Tồn tại: ....................................................................................................... 74 2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại ……………………………………….75 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .......................................................................................... 76 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM: .................. 77 3.1 Định hướng phát triển của BIDV đến 2020: ............................................. 77 3.1.1 Định hướng phát triển chung: ................................................................. 77 3.1.2 Định hướng về quản lý rủi ro tác nghiệp: .............................................. 79 3.2 Giải pháp quản lý rủi ro tác nghiệp tại BIDV: ......................................... 80 3.2.1 Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về RRTN và bổ sung quy trình của các nghiệp vụ: ......................................................................................... 80 3.2.2 Có các giải pháp cụ thể đối với các nghiệp vụ có tần suất rủi ro thường xuyên: .......................................................................................................... 80 3.2.3 Chấn chỉnh việc thực hiện báo cáo RRTN: ..................................... 81 3.2.4 Chú trọng công tác tuyển dụng, đào tạo nhân viên về RRTN: ...... 81 3.2.5 Tăng cường cơ sở vật chất và hệ thống công nghệ thông tin: ........ 82 3.2.6 Tăng cường kiểm tra, giám sát: ........................................................ 84 3.2.7 3.3 Giải pháp khác...……………………………………………………84 Một số giải pháp khác .......................................................................... 85 3.3.1 Kiến nghị đối với Chính Phủ………………………………………85 3.3.2 Kiến nghị đối với NHNN:.................................................................. 85 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................................ 86 KẾT LUẬN............................................................................................................. 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 01 PHỤ LỤC 02 PHỤ LỤC 03 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT AMA: Phương pháp tiếp cận đo lường tiên tiến Ban QLRRTT&TN: Ban quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp BIDV: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam CN: Chi nhánh CNTT: Công nghệ thông tin GDV: Giao dịch viên NH ĐT&PT: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam NHNN: Ngân hàng nhà nước NHTM: Ngân hàng thương mại NV: Nghiệp vụ QLRRTN: Quản lý rủi ro tác nghiệp RRHĐ: Rủi ro hoạt động RRTD: Rủi ro tín dụng RRTN: Rủi ro tác nghiệp RRTT: Rủi ro tổng thể TMCP: Thương mại cổ phần DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Giá trị Beta cho từng ngành kinh doanh..................................................................13 Bảng 2.1: Các mốc phát triển của BIDV.....................................................................................31 Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn cho từng nguồn của BIDV 2010–2013................36 Bảng 2.3: Tỷ trọng nguồn vốn huy động theo nguồn của BIDV 2010–2013..............37 Bảng 2.4: Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn của BIDV 2010–2013........................38 Bảng 2.5: Dư nợ tín dụng theo kỳ hạn của BIDV 2010–2013…..............................39 Bảng 2.6: Cơ cấu tín dụng theo loại hình doanh nghiệp của BIDV 2010–2013........40 Bảng 2.7: Chất lượng dư nợ tín dụng của BIDV 2010–2013.............................................41 Bảng 2.8: Dự phòng rủi ro tín dụng của BIDV 2010–2013.................................................42 Bảng 2.9: Doanh thu từ hoạt động tín dụng của BIDV 2010–2013.................................43 Bảng 2.10: Lợi nhuận hoạt động của BIDV 2010–2013…......................................44 Bảng 2.11: Lỗi tác nghiệp theo nghiệp vụ của BIDV 2010–2013....................................51 Bảng 2.12: Lỗi tác nghiệp trong hoạt động tín dụng của BIDV 2010–2013...............57 Bảng 2.13: Lỗi tác nghiệp theo dấu hiệu rủi ro tác nghiệp của BIDV 2010–2013...59 Bảng 2.14: Dấu hiệu rủi ro tác nghiệp của BIDV 2010–2013...........................................62 Bảng 2.15: Lỗi tác nghiệp chưa được chi nhánh báo cáo 2010–2013............................62 Bảng 2.16: Mức độ rủi ro tác nghiệp của chi nhánh 2010–2013…..........................63 Bảng 2.17: Đặc điểm các đối tượng được khảo sát................................................................66 Bảng 2.18: Kết quả khảo sát về RRTN và quản lý RRTN..................................................67 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1: Bộ máy tổ chức quản lý RRTN tại các ngân hàng thương mại ……….. 16 Hình 1.2: Khung quản lý rủi ro tác nghiệp.................................................................................17 Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của BIDV...............................................................................................33 Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý rủi ro tác nghiệp..................................................45 Hình 3.1: Giá trị cốt lõi của BIDV.................................................................................................78 DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ Biểu đồ 2.1: Thực trạng số lỗi tác nghiệp trong nghiệp vụ tiền gửi................................53 Biểu đồ 2.2: Thực trạng số lỗi tác nghiệp liên quan đến chứng từ..................................54 Biểu đồ 2.3: Thực trạng số lỗi tác nghiệp trong nghiệp vụ thẻ.........................................55 Biểu đồ 2.4: Thực trạng lỗi tác nghiệp trong nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh................57 Biểu đồ 2.5: Kết quả khảo sát về nghiệp vụ có RRTN nhiều nhất..................................69 Biểu đồ 2.6: Kết quả khảo sát về nguyên nhân chính dẫn đến RRTN..........................70 Biểu đồ 2.7: Kết quả khảo sát về giai đoạn quan trọng trong quản lý RRTN............71 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề: Với xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ, lĩnh vực ngân hàng cũng đang có sự cạnh tranh khốc liệt với sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài, ngân hàng cổ phần nội địa và sự cổ phần hóa nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của các ngân hàng thương mại nhà nước. Trong môi trường kinh doanh ngày càng khó khăn, các ngân hàng phải không ngừng gia tăng số lượng và chất lượng các dịch vụ, mở rộng việc tìm kiếm khách hàng mới. Bên cạnh đó, ngân hàng thương mại còn phải quan tâm đến các vấn đề liên quan tới rủi ro trong quá trình hoạt động. Quản lý rủi ro luôn là mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng hiện nay. So với các rủi ro đến từ bên ngoài chiếm đa số như rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường…; các rủi ro đến từ các hoạt động tác nghiệp của nhân viên trong ngân hàng tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng mang lại tổn thất lớn về cả mặt tài chính lẫn uy tín và hình ảnh của chính bản thân ngân hàng trong mắt khách hàng. Tuy nhiên, “rủi ro tác nghiệp” lại khá mới ở Việt Nam và hiện nay chỉ có một số ít ngân hàng có một hệ thống quản lý rủi ro tác nghiệp tương đối hoàn chỉnh theo Basel II. Rủi ro tác nghiệp có nhiều loại nhưng thường liên quan đến quá trình xử lý công việc của nhân viên, do nhiều nguyên nhân khác nhau như mức độ hội nhập, số lượng các giao dịch ngày càng cao trong môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp và áp lực cạnh tranh ngày càng cao. Để hạn chế các tình huống rủi ro tác nghiệp, nâng cao uy tín, hình ảnh của BIDV; từ đó phát triển bền vững trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi phải có những giải pháp phù hợp với thực trạng tại ngân hàng, đó là lý do tác giả chọn đề tài: “GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM”. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài tập trung vào 3 mục tiêu chính sau: - Nghiên cứu, hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về rủi ro tác nghiệp và quản lý rủi ro tác nghiệp trong ngân hàng thương mại. - Phân tích, đánh giá về thực trạng quản lý rủi ro tác nghiệp của BIDV để từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá về các mặt đạt được cũng như những tồn tại cần giải quyết và nguyên nhân. - Đề xuất kiến nghị về các giải pháp nhằm tăng cường chất lượng quản lý rủi ro tác nghiệp tại BIDV. 3. Đối tượng – Phạm vi nghiên cứu: Căn cứ vào các mục tiêu trên đối tượng nghiên cứu của luận văn là thực trạng và công tác quản lý rủi ro tác nghiệp của BIDV. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là thực trạng và hoạt động quản lý rủi ro tác nghiệp tại BIDV theo từng nghiệp vụ trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2013. 4. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở sử dụng phương pháp khảo sát kết hợp với thống kê mô tả, hệ thống, phân tích, phương pháp tổng hợp có sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn. Các số liệu được lấy từ các báo cáo quản lý rủi ro tác nghiệp theo quý trong giai đoạn 2010 - 2013 của ngân hàng BIDV. 5. Bố cục luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, đề tài gồm 3 chương chính, bố cục chi tiết bao gồm: Chương 1: Tổng quan về quản lý rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại. 3 Chương 2: Thực trạng quản lý rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI: 1.1. Rủi ro tác nghiệp tại các NHTM: 1.1.1 Khái niệm rủi ro tác nghiệp: Trong quá trình hoạt động, các ngân hàng phải đối mặt với hàng loạt các rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, ... Bên cạnh chúng còn có một loại hình rủi ro dù luôn tồn tại trong suốt quá trình hoạt động của các tổ chức tín dụng nhưng mới được đưa vào để xem xét và đánh giá quá trình hoạt động của ngân hàng trong những năm gần đây – Rủi ro tác nghiệp. Rủi ro tác nghiệp là thuật ngữ khá mới trong lĩnh vực ngân hàng. Rủi ro tác nghiệp thực sự được Ủy ban Basel về giám sát Ngân hàng đưa vào “Hiệp ước vốn Basel mới” vào năm 1999, và đến năm 2001 văn bản này mới được phát hành rộng rãi. Từ đó đến nay có một số định nghĩa được đưa ra bởi cả Basel và các tổ chức khác. Nhưng khái niệm được chấp nhận rộng rãi nhất vẫn là khái niệm của Basel đưa ra. Theo Basel II (2004, trang 137): “Rủi ro tác nghiệp được định nghĩa là rủi ro khi sự thất thoát do con người, hệ thống, quy trình nội bộ bị lỗi hoặc không phù hợp hay do các sự kiện bên ngoài. Khái niệm này bao gồm rủi ro pháp lý nhưng không bao gồm rủi ro danh tiếng và chiến lược”. 1.1.2 Phân loại rủi ro tác nghiệp: Theo các văn bản hiện nay (phụ lục 2, Basel, 2001), rủi ro tác nghiệp được chia làm 7 loại sau: • Rủi ro liên quan đến tập quán làm việc và an toàn nơi làm việc: là các thiệt hại phát sinh do các hành vi không phù hợp với các thỏa thuận, pháp luật về tuyển dụng, sức khỏe hay an toàn việc làm, từ việc thanh toán bồi thường tai nạn cá nhân đến các vấn đề phân biệt đối xử. Gồm 2 nhóm: 5 Rủi ro liên quan đến mối quan hệ với nhân viên. Ví dụ: phúc lợi, bồi thường. Rủi ro liên quan đến an toàn của môi trường làm việc. Ví dụ: An toàn sức khỏe người lao động, chính sách bồi thường. • Rủi ro liên quan đến khách hàng, sản phẩm hoặc tập quán hoạt động kinh doanh: là các tổn thất phát sinh từ những lỗi vi phạm quy chế làm việc do vô ý hoặc vì cẩu thả khi thực hiện nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu của một khách hàng cụ thể, hay do tính chất/ cấu trúc của sản phẩm. • Rủi ro liên quan đến gian lận nội bộ: là thiệt hại do các hành vi lừa gạt, chiếm đoạt tài sản, hoặc phá vỡ các quy định pháp luật, chính sách của ngân hàng. Trong đó có ít nhất một bên tham gia thuộc nội bộ ngân hàng. Trong gian lận nội bộ, rủi ro tác nghiệp được chia làm 2 nhóm: - Rủi ro liên quan đến các hoạt động trái pháp luật. Ví dụ: giao dịch không báo cáo, các loại giao dịch không hợp pháp, - Rủi ro liên quan đến các hành vi trộm cắp và gian lận. Ví dụ: Gian lận tín dụng, giả mạo chữ ký, giấy tờ, rửa tiền. • Rủi ro liên quan đến việc thực hiện, bàn giao và quản lý quy trình: thiệt hại xảy ra do lỗi trong quá trình giao dịch hay quản lý quy trình liên quan đến các mối quan hệ với đối tác giao dịch hoặc nhà cung cấp dịch vụ. Ví dụ: lỗi khi giao dịch chuyển tiền, lỗi kế toán. • Rủi ro liên quan đến gián đoạn hoạt động kinh doanh hoặc khuyết điểm của hệ thống: thiệt hại phát sinh do sự gián đoạn của các hoạt động kinh doanh hoặc do sự thất bại của hệ thống hỗ trợ. Ví dụ: Sự gián đoạn hoạt động của phần mềm, phần cứng máy tính, hệ thống liên lạc. • Rủi ro liên quan đến yếu tố từ bên ngoài: là rủi ro dẫn đến thiệt hại do các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản hoặc vi phạm pháp luật do các đối tượng bên ngoài ngân hàng thực hiện. Rủi ro tác nghiệp liên quan đến yếu tố bên ngoài gồm 2 loại: 6 - Rủi ro liên quan đến trộm cắp và gian lận. Ví dụ: Trộm/ cướp, giả mạo giấy tờ. - Rủi ro do an ninh hệ thống công nghệ thông tin. Ví dụ: trộm cắp thông tin, đột nhập và phá hủy hệ thống công nghệ thông tin. • Rủi ro liên quan đến thiệt hại tài sản: tổn thất phát sinh do các tài sản vật chất bị thất thoát hoặc hư hại do thảm họa tự nhiên hoặc các sự kiện khác xảy ra. Ví dụ: Tổn thất do thảm họa tự nhiên, khủng bố. 1.1.3 Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tác nghiệp: Theo định nghĩa của Basel II, có bốn nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro tác nghiệp gồm: Con người, quy trình nghiệp vụ, hệ thống hỗ trợ và các tác động bên ngoài. 1.1.3.1 Con người: Rủi ro tác nghiệp có thể xảy ra do cán bộ, nhân viên ngân hàng, hoặc do chính cơ quan quản lý, tổ chức cán bộ. Cụ thể: - Không tuân thủ quy định, quy trình nghiệp vụ của ngân hàng. Thực hiện các nghiệp vụ vượt quá thẩm quyền hoặc không thuộc thẩm quyền của mình. - Do sự vô ý gây ra các lỗi, nhầm lẫn nhập liệu trong quá trình hoạt động. - Có hành vi lừa đảo, cấu kết với người bên ngoài làm giả các hồ sơ, chứng từ, con dấu, chữ ký gây thiệt hại cho ngân hàng. - Do người sử dụng lao động và người lao động không tuân thủ các thỏa thuận trong hợp đồng lao động, quy định của ngân hàng và các quy định của pháp luật về người lao động, và an toàn nơi làm việc. - Do sử dụng lao động không phù hợp với chuyên môn, không luân chuyển cán bộ đúng quy định, sử dụng cán bộ không hiệu quả. 7 1.1.3.2 Quy trình nghiệp vụ: Rủi ro tác nghiệp xảy ra có thể do quy trình nghiệp vụ của ngân hàng còn nhiều bất cập, chưa phù hợp, chưa đáp ứng được sự thay đổi của quá trình phát triển của ngân hàng tạo ra các lỗ hổng mà chưa kịp bù đắp làm cán bộ gặp khó khăn trong quá trình tác nghiệp và các đối tượng tội phạm lách qua các quy định này gây thiệt hại cho ngân hàng 1.1.3.3 Hệ thống hỗ trợ: Rủi ro của ngân hàng chủ yếu là do hệ thống công nghệ thông tin: thông tin nhập liệu không đầy đủ, các phần mềm bị lỗi, hỏng, gián đoạn trong quá trình làm việc, phần mềm không phù hợp với cấu trúc hoạt động của ngân hàng, hệ thống bảo mật thông tin còn đơn giản, không được đảm bảo. 1.1.3.4 Tác động bên ngoài: Các tác động bên ngoài cũng góp phần ảnh hưởng đến RRTN của các ngân hàng. Một vài ví dụ cho trường hợp này là các hành vi trộm cắp, lừa đảo do các đối tượng bên ngoài gây nên, các tác động của thiên tai (động đất, lũ lụt, …) gây gián đoạn hoặc tạo tổn thất cho các hoạt động của ngân hàng. Những ảnh hưởng của tình hình chính trị, pháp luật của một quốc gia cũng ảnh hưởng đáng kể đến RRTN. 1.1.4 Mối quan hệ giữa rủi ro tác nghiệp và các loại rủi ro khác: Rủi ro tác nghiệp thường phát sinh cùng với sự xuất hiện của các loại rủi ro khác, và quy mô thiệt hại của rủi ro tác nghiệp có thể bị ảnh hưởng dưới tác động của rủi ro thị trường hoặc rủi ro tín dụng Phần lớn các loại rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng, rủi ro tác nghiệp thường xảy ra riêng rẽ; nhưng đôi khi chúng lại có thể xảy ra đồng thời cùng một lúc và làm tăng mức độ rủi ro cho ngân hàng. Rủi ro tác nghiệp có thể là nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng hoặc rủi ro thị trường. Ví dụ: Việc khách hàng không trả được nợ được cho là rủi ro tín dụng, nhưng trong trường hợp do cán bộ tín dụng không tuân 8 thủ đầy đủ quy trình cho vay hoặc do quản lý tài sản bảo đảm của hợp đồng cho vay gặp sai sót thì chính RRTN là nguyên nhân dẫn đến RRTD. Trong trường hợp này, RRTN là nguyên nhân dẫn đến các loại rủi ro khác, và RRTN làm tổn thất của các ngân hàng thêm trầm trọng. Rủi ro tổng thể của một ngân hàng không chỉ phụ thuộc riêng vào từng loại rủi ro mà nó là một bức tranh toàn cảnh của các loại rủi ro này gộp lại. Bên cạnh đó, rủi ro danh tiếng của ngân hàng đôi khi là kết quả của sự tổng hợp rủi ro tác nghiệp, rủi ro thị trường và rủi ro tín dụng. Việc danh tiếng của ngân hàng tốt hay xấu phụ thuộc rất nhiều vào mật độ xảy ra và quy mô của tất cả các loại rủi ro này chứ không phải riêng một loại nào. 1.2 Quản lý rủi ro tác nghiệp tại NHTM: 1.2.1 Khái niệm: Quản lý rủi ro tác nghiệp là nghiệp vụ quan trọng đối với tất cả các ngân hàng. Nhưng đối với các ngân hàng tại Việt Nam đây lại là một định nghĩa khá mới mẻ. Theo khái niệm của Basel II, có 4 nguyên nhân chính gây ra rủi ro tác nghiệp gồm: con người, quy trình nghiệp vụ, hệ thống hỗ trợ và các tác nhân bên ngoài. Quản lý rủi ro tác nghiệp được hiểu nôm na là quản lý các tác nhân gây ra rủi ro này. “Quản lý rủi ro tác nghiệp được định nghĩa là một quá trình tuần hoàn liên tục trong đó bao gồm việc tiến hành các biện pháp để xác định, đo lường, đánh giá RRTN để đưa ra các giải pháp cảnh báo giảm thiểu rủi ro và kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện các giải pháp này.” 1.2.2 Quá trình quản lý rủi ro tác nghiệp tại các NHTM: Quá trình quản lý rủi ro tác nghiệp của ngân hàng được tiến hành qua 4 bước chính sau: nhận diện rủi ro, đánh giá rủi ro, giám sát rủi ro, tài trợ rủi ro. 1.2.2.1 Nhận diện rủi ro 9 Đây là bước đầu tiên trong quá trình quản lý rủi ro tác nghiệp. Tại bước này, tất cả các bộ phận thuộc ngân hàng đều phải thực hiện. Các bộ phận sẽ tiến hành nhận diện RRTN gồm các nội dung: nguy cơ rủi ro, nguyên nhân có thể gây ra rủi ro, mức độ rủi ro. Rủi ro tác nghiệp có thể được nhận diện thông qua phân tích quy trình, phân tích sản phẩm, từ ghi nhận của kiểm toán nội bộ và bên ngoài, phản ánh của khách hàng hoặc từ các rủi ro gặp phải trong quá trình hoạt động. Rủi ro tác nghiệp được nhận diện bao gồm dấu hiệu rủi ro và sai/lỗi. Việc nhận diện RRTN có thể dựa vào các dấu hiệu đã được phân định sẵn, theo Basel II rủi ro tác nghiệp được phân ra làm 7 nhóm tương ứng với 7 dấu hiệu nhận biết (dấu hiệu rủi ro liên quan đến tập quán làm việc và an toàn nơi làm việc, rủi ro liên quan đến khách hàng, sản phẩm hoặc tập quán hoạt động kinh doanh, rủi ro liên quan đến gian lận nội bộ, rủi ro liên quan đến việc thực hiện, bàn giao và quản lý quy trình, rủi ro liên quan đến gián đoạn hoạt động kinh doanh hoặc khuyết điểm của hệ thống, rủi ro liên quan đến yếu tố từ bên ngoài, rủi ro liên quan đến thiệt hại tài sản). 1.2.2.2 Đánh giá rủi ro: Để đo lường rủi ro tác nghiệp hiện nay có 2 phương pháp: đo lường định tính và đo lường định lượng. Đo lường định tính là việc đánh giá theo ý kiến chủ quan về mức độ tốt – xấu, tính nghiêm trọng về tổn thất của các rủi ro, mức độ ảnh hưởng của rủi ro đến ngân hàng. Tùy từng ngân hàng mà có các tiêu chí khác nhau về việc đánh giá định tính này. Đo lường định lượng là việc lượng hóa tổn thất của RRTN. Theo Basel II (2004, trang 137 – 140), có 3 phương pháp để đo lường RRTN và số vốn mà NHTM cần dự trữ để tài trợ khi RRTN xảy ra: • Phương pháp tiếp cận chỉ số cơ bản: 10 Ngân hàng sử dụng phương pháp tiếp cận chỉ số cơ bản phải giữ vốn cho rủi ro tác nghiệp bằng với mức trung bình tỷ lệ phần trăm cố định trong vòng trên 3 năm trong tổng thu nhập. Những số liệu thu nhập hằng năm của bất cứ năm nào bị âm hoặc bằng 0 sẽ bị loại khỏi tử số và mẫu số khi tính giá trị trung bình. Chi phí có thể được thể hiện như dưới đây: K=[Σ(GI1,…,nxα))]/n Trong đó: K: Chi phí vốn theo phương pháp tiếp cận chỉ số cơ bản GI: tổng thu nhập hằng năm của trên 3 năm trước, số dương. N: số năm mà thu nhập hằng năm là số dương. α=15%, được quy định bởi ủy ban, liên quan đến mức độ mở rộng ngành của vốn yêu cầu đối với mức độ mở rộng ngành của chỉ số. Tổng thu nhập được định nghĩa là thu nhập lãi suất thuần và thu nhập phi lãi suất thuần. Để đo lường nó thì: (i) Tính tổng thu nhập từ các nguồn trừ đi mọi sự dự phòng (ví dụ: lãi suất không được trả), (ii) trừ tổng các chi phí hoạt động, bao gồm chi phí phải trả cho các nhà cung cấp dịch vụ thuê ngoài, (iii) không bao gồm lợi nhuận hoặc lỗ từ việc kinh doanh chứng khoán, (iv) không bao gồm những khoản mục bất thường hoặc không rõ nguồn gốc như thu nhập đến từ bảo hiểm. Một lưu ý trong việc tính toán nguồn vốn, không có tiêu chuẩn đặc biệt nào cho việc sử dụng phương pháp tiếp cận chỉ số cơ bản được thể hiện trong khuôn khổ này. Tuy nhiên, các ngân hàng đang sử dụng phương pháp tiếp cận này được khuyến khích tuân theo sự hướng dẫn của ủy ban trong cuốn “Sound practices for the management and supervision of operation risk”, tháng 3 năm 2003. • Phương thức tiếp cận tiêu chuẩn: 11 Trong phương thức tiếp cận tiêu chuẩn, những hoạt động của ngân hàng được chia làm 8 lĩnh vực kinh doanh: Tài trợ doanh nghiệp, thương mại và bán hàng, ngân hàng bán lẻ, ngân hàng thương mại, thanh toán, dịch vụ đại lý, môi giới bán lẻ, quản lý tài sản. Trong mỗi danh mục kinh doanh, lợi nhuận gộp là một chỉ số rõ ràng và nó được xem là đại diện cho thước đo của hoạt động kinh doanh, vì vậy, thước đo thích hợp với rủi ro tác nghiệp sẽ hướng về từng lĩnh vực kinh doanh. Chi phí vốn cho mỗi lĩnh vực kinh doanh được tính bằng cách nhân lợi nhuận gộp với một nhân tố (kí hiệu là beta) được ấn định cho mỗi dòng kinh doanh. Beta được xem như đại diện cho mối quan hệ toàn ngành giữa sự tổn thất của rủi ro tác nghiệp trong mỗi ngành và mức độ tổng thể của lợi nhuận gộp cho nhánh ngành đó. Cần chú ý rằng trong phương pháp tiếp cận tiêu chuẩn lợi nhuận gộp được đo lường cho mỗi nhánh ngành chứ không phải cho cả ngân hàng, ví dụ trong công ty tài chính, lợi nhuận gộp thường được tính vào mục tài chính doanh nghiệp Tổng chi phí vốn được tính bằng trung bình cộng 3 năm của chi phí vốn mỗi năm của mỗi mục. trong bất cứ năm nào, chi phí vốn âm (kết quả của lợi nhuận gộp âm) trong bất cứ mục nào có thể bù đắp cho chi phí vốn dương ở các mục khác không giới hạn. Tuy nhiên, khi tổng chi phí vốn của tất cả các mục trong một năm là số âm, số liệu cung cấp cho tử số của năm này sẽ bằng 0. Tổng chi phí vốn có thể được diễn tả bằng công thức: K ={ TSA ∑ max year1−3 [ (GI ∑ ×β 1−8 1−8 ),0]}/ 3 (Basel II, 2004, trang 138) Trong đó: KTSA: tổng chi phí vốn theo phương pháp tiếp cận tiêu chuẩn GI: lợi nhuận gộp hằng năm của năm đó, được định nghĩa ở trên trong phương pháp chỉ số cơ bản, cho mỗi mục của 8 ngành kinh doanh.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan