Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng đầu ra của công ty tnhh mebipha tại thị trườ...

Tài liệu Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng đầu ra của công ty tnhh mebipha tại thị trường việt nam giai đoạn 2017 2022

.DOCX
179
2
130

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍMINH HUỲNH THỊ VÂN ANH GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG ĐẦU RA CỦA CÔNG TY TNHH MEBIPHA TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2017 - 2022 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ ChíMinh - Năm 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍMINH HUỲNH THỊ VÂN ANH GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG ĐẦU RA CỦA CÔNG TY TNHH MEBIPHA TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2017 - 2022 Chuyên ngành: Kinh Doanh Thương Mại Mãsố: 60340121 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. TẠ THỊ MỸ LINH TP.Hồ ChíMinh - Năm 2017 LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận văn thạc sĩ "Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng đầu ra của công ty TNHH Mebipha tại thị trường Việt Nam giai đoạn 2017 – 2022" làcông trình nghiê cứu của chính tác giả. Số liệu sử dụng làtrung thực vàcónguồn gốc trích dẫn rõràng. Nội dung được đúc kết từ quátrình học tập vàcá kết quả nghiê cứu thực tiễn trong phạm vi hiểu biết của tác giả. Luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Tạ Thị Mỹ Linh. Tp. Hồ ChíMinh, ngày 2017 Tác giả Huỳnh Thị Vân Anh tháng năm MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................... 1 1. Sự cần thiết của đề tài nghiê cứu........................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiê cứu................................................................................................ 4 3. Đối tượng vàphạm vi nghiê cứu............................................................................ 4 4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 5 5. Các nghiê cứu có liên quan đến đề tài................................................................... 5 5.1. Các nghiê cứu trong nước............................................................................ 6 5.2. Các nghiê cứu ở nước ngoài........................................................................ 7 6. Tính mới của nghiê cứu......................................................................................... 9 7. Nội dung nghiê cứu............................................................................................. 10 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT..................................................................... 11 1.1. Tóm lược lýthuyết về chuỗi cung ứng vàchuỗi cung ứng đầu ra......................11 1.1.1. Khái niệm về chuỗi cung ứng vàchuỗi cung ứng đầu ra.........................11 1.1.2. Các thành viên của chuỗi cung ứng vàchuỗi cung ứng đầu ra................13 1.1.3. Cấu trúc vật lýchuỗi cung ứng vàchuỗi cung ứng đầu ra........................15 1.1.4. Các dòng chảy trong chuỗi cung ứng vàchuỗi cung ứng đầu ra.............20 1.1.5. Hệ thống đo lường hiệu suất hoạt động của chuỗi cung ứng nói chung vàchuỗi cung ứng đầu ra nói riêng................................................. 23 1.2. Chuỗi cung ứng thuốc đầu ra một số quốc gia trên thế giới.............................26 1.2.1. Chuỗi cung ứng thuốc đầu ra tại Mỹ...................................................... 26 1.2.2. Chuỗi cung ứng thuốc đầu ra tại Ấn Độ................................................. 31 1.2.3. Chuỗi cung ứng thuốc đầu ra tại Brazil.................................................. 35 1.2.4. Chuỗi cung ứng thuốc đầu ra tại Trung Quốc......................................... 36 TÓM TẮT CHƯƠNG 1.......................................................................................... 39 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................................................................... 41 2.1. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 41 2.1.1. Quy trình nghiê cứu................................................................................ 41 2.1.2. Nghiên cứu sơ bộ.................................................................................... 42 2.1.3. Nghiên cứu chính thức........................................................................... 42 2.2. Kết quả nghiê cứu............................................................................................ 44 2.2.1. Kết quả phỏng vấn chuyên gia............................................................... 44 2.2.2. Kết quả nghiê cứu thực trạng chuỗi cung ứng đầu ra công ty TNHH Mebipha............................................................................................... 46 2.2.3. Kết quả khảo sát khách hàng.................................................................. 64 2.2.4. Tổng hợp kết quả nghiê cứu................................................................... 69 TÓM TẮT CHƯƠNG 2.......................................................................................... 71 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG ĐẦU RA VÀ HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU............................72 3.1. Cơ sở đề xuất một số giải phá hoàn thiện chuỗi cung ứng đầu ra của công ty TNHH Mebipha tại thị trường Việt Nam giai đoạn 2017 - 2022.............................72 3.1.1. Định hướng phát triển công ty TNHH Mebipha..................................... 72 3.1.2. Định hướng phát triển của ngành chăn nuôi Việt Nam...........................73 3.1.3. Lýthuyết về chuỗi cung ứng đầu ra........................................................ 74 3.1.4. Các bài học kinh nghiệm rút ra ở phần mở đầu......................................75 3.1.5. Chuỗi cung ứng thuốc đầu ra một số quốc gia ở chương 1.....................77 3.1.6. Kết quả nghiê cứu ở chương 2................................................................ 78 3.2. Đề xuất một số giải phá hoàn thiện chuỗi cung ứng đầu ra của công ty TNHH Mebipha tại thị trường Việt Nam giai đoạn 2017 – 2022............................79 3.2.1. Đề xuất cấu trúc vật lýchuỗi cung ứng đầu ra của công ty TNHH Mebipha tại thị trường Việt Nam giai đoạn 2017 - 2022......................................... 79 3.2.2. Đề xuất môhình cá thành viên trong chuỗi cung ứng đầu ra của công ty TNHH Mebipha tại thị trường Việt Nam giai đoạn 2017 - 2022................81 3.2.3. Đề xuất môhình cá dòng chảy trong chuỗi cung ứng đầu ra của công ty TNHH Mebipha tại thị trường Việt Nam giai đoạn 2017 - 2022................85 3.2.4. Đề xuất mô hình định vị trung tâm phân phối công ty TNHH Mebipha tại thị trường Việt Nam giai đoạn 2017 - 2022......................................... 97 3.3. Hạn chế của nghiê cứu và hướng nghiê cứu tiếp theo...................................... 98 TÓM TẮT CHƯƠNG 3.......................................................................................... 99 KẾT LUẬN........................................................................................................... 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Số Chữ TT viết tắt 1 ANVISA 2 ASEAN 3 AWP 4 Bộ NN &PTNT 5 FDA 6 GMP 7 MAC 8 NPP 9 PBMs 10 RDC 11 SCAP 12 TNHH 13 TP.HCM 14 WAC 15 WHO 16 WTO DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Chương 2 Bảng 2.1. Tỷ lệ % mức doanh thu theo khu vực năm 2016 Bảng 2.2. Kết quả phân loại đối tượng khảo sát Bảng 2.3. Bảng tổng hợp điểm mạnh và điểm yếu chuỗi cung ứng đầu ra năm 2016 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Chương 1 Hình 1.1. Chuỗi cung ứng đơn giản Hình 1.2. Chuỗi cung ứng mở rộng Hình 1.3. Chuỗi cung ứng đầu ra Hình 1.4. Cấu trúc vật lýchuỗi cung ứng Hình 1.5. Cấu trúc vật lýchuỗi cung ứng đầu ra Hình 1.6. Quy trình xử lý đơn hàng với dòng vật chất, dòng thông tin vàdòng tài chính Hình 1.7. Các dòng chảy trong chuỗi cung ứng đầu ra Hình 1.8. Chuỗi cung ứng thuốc đầu ra tại Mỹ Hình 1.9. Chuỗi cung ứng thuốc đầu ra tại Ấn Độ hiện tại và xu hướng phát triển năm 2020 Hình 1.10. Dòng chảy thông tin trong chuỗi cung ứng thuốc đầu ra tại Ấn Độ Hình 1.11. Ba môhình chuỗi cung ứng thuốc đầu ra tại Brazil Hình 1.12. Chuỗi cung ứng thuốc đầu ra tại Trung Quốc Chương 2 Hình 2.1. Quy trình nghiê cứu Hình 2.2. Cơ cấu tổ chức công ty năm 2016 Hình 2.3. Biểu đồ thể hiện số lượng nhâ sự giai đoạn 2014 - 2016 Hình 2.4. Hệ thống phân phối năm 2016 Hình 2.5. Số lượng nhàphân phối vànhàbán lẻ giai đoạn 2014 - 2016 Hình 2.6. Doanh thu vàlợi nhuận giai đoạn 2014 - 2016 Hình 2.7. Cấu trúc vật lýchuỗi cung ứng năm 2016 Hình 2.8. Các thành viên trong chuỗi cung ứng đầu ra năm 2016 Hình 2.9. Dòng vật chất trong chuỗi cung ứng đầu ra năm 2016 Hình 2.10. Dòng tài chính trong chuỗi cung ứng đầu ra năm 2016 Hình 2.11. Dòng thông tin trong chuỗi cung ứng đầu ra năm 2016 Hình 2.12. Kết quả khảo sát về mức doanh số trung bình/năm Hình 2.13. Kết quả khảo sát về thời gian thanh toán phùhợp Chương 3 Hình 3.1. Cấu trúc vật lýchuỗi cung ứng đầu ra giai đoạn 2017 - 2022 Hình 3.2. Các thành viên trong chuỗi cung ứng đầu ra giai đoạn 2017 - 2022 Hình 3.3. Dòng vật chất trong chuỗi cung ứng đầu ra giai đoạn 2017 - 2022 Hình 3.4. Dòng thông tin trong chuỗi cung ứng đầu ra giai đoạn 2017 - 2022 Hình 3.5. Dòng tài chính trong chuỗi cung ứng đầu ra giai đoạn 2017 - 2022 Hình 3.6. Mô hình định vị trung tâm phân phối giai đoạn 2017 - 2022 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Ngành thú y Việt Nam bắt đầu từ khi bác sĩ Alexandre Yersin, một nhà khoa học người Pháp gốc Thụy Sỹ, thành lập Viện Pasteur Nha Trang vào năm 1894 (Đậu Ngọc Hào, 2014). Năm 1904, trường Đại học y Hà Nội thành lập Khoa thú y vàđến năm 1910, Khoa thú y được đổi thành Trường thú y Bắc Kỳ. Ngày 11/07/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh 125 SL: Ấn định luật lệ bài trừ bệnh truyền nhiễm gia súc (Đậu Ngọc Hào, 2014). Đây là một dấu mốc lịch sử ghi nhận sự phát triển và những đóng góp to lớn của ngành thú y vào sự phát triển kinh tế xã hội cũng như tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Trong luật về thú y, Quốc Hội đã định nghĩa như sau "Thuốc thú y là đơn chất hoặc hỗn hợp cá chất bao gồm dược phẩm, vắc-xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất được phêduyệt dùng cho động vật nhằm phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, điều chỉnh, phục hồi chức năng sinh trưởng, sinh sản của động vật" (Quốc Hội, 2015, trang 1). Trong xã hội hiện đại, ngành thú y trở nên vô cùng quan trọng khi các bệnh do siêu vi trùng gây ra trên động vật có thể lây sang người ngày càng nhiều, các bệnh nguy hiểm còn có khả năng lây lan trên phạm vi toàn cầu thành dịch bệnh một cách nhanh chóng thông qua con đường buôn lậu động vật, khách du lịch từ nước này sang nước khác,... Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng công nhận và tôn vinh ngành thú y là tổng thể sự chăm sóc về thể chất và tinh thần cho con người thông qua toàn thể các hoạt động thú y (Đậu Ngọc Hào, 2014). Do vậy, ngành phải tích cực nghiên cứu khoa học, sản xuất các loại thuốc thú y,… nhằm tăng năng suất chăn nuôi, đảm bảo môi trường sinh thái an toàn, vệ sinh thực phẩm, hướng tới nhiệm vụ bảo vệ sức khoẻ và môi trường sống cho con người. Theo số liệu của Trung tâm Chính sách vàChiến lược nông nghiệp nông thôn miền Nam (SCAP), tổng giátrị ngành thuốc thúy Việt Nam năm 2015 là 3280 tỷ đồng, trong đó thuốc cho gia cầm 920 tỷ, cho lợn 2140 tỷ vàbò220 tỷ. Chi phíthuốc thúy tại Việt Nam ước tính chiếm 7 - 10% giá thành chăn nuôi (Nguyễn Huệ, 2017). 2 Để ngành thuốc thúy Việt Nam đáp ứng ngày càng tốt và đầy đủ hơn về số lượng lẫn chất lượng sản phẩm cho nhu cầu phát triển chăn nuôi của đất nước thìngày 13/02/2012, Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) ban hành thông tư Quy định lộ trình triển khai áp dụng GMP đối với cá doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực thuốc thúy dành cho dây chuyền sản xuất thuốc tiêm hoặc thuốc uống dạng dung dịch, thuốc bột cho uống hoặc trộn thức ăn, thuốc bột pha tiêm. GMP là chữ viết tắt bằng tiếng Anh của Good Manufacturing Practice - Thực hành tốt sản xuất thuốc, bao gồm những nguyê tắc chung, những quy định, hướng dẫn cá nội dung cơ bản về điều kiện sản xuất, áp dụng cho các cơ sở sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm,… nhằm đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng vàan toàn. Các doanh nghiệp bắt buộc phải xây dựng nhàmáy sản xuất theo tiêu chuẩn GMP nếu không muốn bị rút giấy phé sản xuất thuốc thúy. Tính đến ngày 01/03/2014 đã có 42/104 doanh nghiệp thuộc khối tư nhân và liên doanh được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn GMP (Bộ NN&PTNT, 2014). Đến tháng 03/2017, nước ta có 61 công ty đạt tiêu chuẩn GMP để sản xuất thuốc, hơn 11.000 sản phẩm thuốc thú y được cấp phép lưu hành, trong đó có 7.000 sản phẩm sản xuất trong nước (Nguyễn Huệ, 2017). Theo lộ trình quy định của Bộ NN&PTNT, mỗi doanh nghiệp bắt buộc phải xây dựng nhà máy đạt chuẩn GMP, với mức đầu tư 50 - 100 tỷ đồng được khấu hao trong vòng 15 năm là một thách thức rất lớn đối với doanh nghiệp, đặc biệt làcá công ty Việt Nam (Nguyễn Huệ, 2017). Đặc trưng của ngành thuốc thúy Việt Nam làcá công ty gửi bán sản phẩm tại các đại lý, cửa hàng bán thuốc thúy sỉ - lẻ trên toàn quốc màkhông thiết lập kênh phân phối riêng. Các tập đoàn nước ngoài cólịch sử phát triển lâu đời như Virbac, Bayer,… hay công ty liên doanh Anova, Bio-Pharmachemie,… có năng lực tài chính cùng với hoạt động tiếp thị tốt (thường xuyên tổ chức cá buổi hội nghị giới thiệu sản phẩm, ngày hội bán hàng ưu đãi, khuyến mãi cho người mua, tăng cường quảng cáo,…), đặc biệt làchiết khấu rất cao cho hệ thống đại lý, cửa hàng để họ ưu tiên chào bán sản phẩm của công ty khi bà con chăn nuôi cần tư vấn, kêtoa. Do đó, doanh thu các công ty nội địa chỉ khoảng 20% tổng doanh thu thị trường, còn lại tới 80% doanh thu làdo cá tập đoàn đa quốc gia hoặc cá 3 công ty liên doanh đang hoạt động tại Việt Nam nắm giữ (Thu Hường, 2015). Bên cạnh đó, Việt Nam hiện làmột trong những quốc gia cótốc độ hội nhập vào thế giới phẳng rất nhanh, cóthể lànhanh nhất trong Hiệp hội cá Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) (Võ Đại Lược, 2015). Điều này giúp Việt Nam nắm bắt vàtận dụng tốt hơn các cơ hội do quátrình tái cấu trúc cục diện quốc tế vàkhu vực cũng như xu thế hội nhập kinh tế đem lại. Đồng thời, sự cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt với nhiều đối thủ hơn, trên bình diện sâu rộng vàmức độ cạnh tranh gia tăng từng ngày. Do vậy, chỉ cócá doanh nghiệp Việt đủ năng lực cạnh tranh với cá doanh nghiệp nước ngoài mới cóthể trụ được trong cơn vũ bão phát triển này. Tuy nhiê với 97,5% trên tổng số doanh nghiệp Việt Nam nói chung đang hoạt động làdoanh nghiệp vừa vànhỏ, yếu kém về thực lực tài chính, phạm vi hoạt động hẹp, không thích ứng kịp với sự thay đổi nhanh chóng của thị trường,… chắc chắn sẽ phải đối mặt với thách thức rất lớn về khả năng cạnh tranh ngay trên thị trường nội địa trong quátrình hội nhập (Trần Hoài Nam, 2014). Toàn cầu hóa và thương mại quốc tế đang đặt ra cho tất cả cá doanh nghiệp những thách thức về kiểm soát - tích hợp dòng vật chất, thông tin và tài chính. Điều này đồng nghĩa với việc nếu doanh nghiệp cóthể xây dựng một chuỗi cung ứng nhanh nhạy, thích nghi cao vàsáng tạo sẽ giúp họ dễ dàng vượt qua đối thủ trong cuộc cạnh tranh gay gắt này. Chuỗi cung ứng được xem như tài sản chiến lược để cá doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh. Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Mebipha được thành lập năm 2003 chuyên sản xuất thuốc thúy. Vào thời điểm đó, với quy mô15 nhâ viên, công ty chỉ tập trung vào sản xuất, tất cả cá hoạt động phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng đều thuêdoanh nghiệp bên ngoài thực hiện. Sau 14 năm hình thành và phát triển, công ty TNHH Mebipha vẫn giữ vững được năng lực cốt lõi của mình, luôn là đơn vị dẫn đầu trong nghiên cứu và sản xuất các loại thuốc mang lại hiệu quả cao với giá thành hợp lý. Từ năm 2009 đến nay, Ban giám đốc công ty quyết định tăng quy mô hoạt động để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của bà con chăn nuôi. Công ty tự thực hiện toàn bộ chuỗi cung ứng nhằm giảm tình trạng phụ thuộc quánhiều vào bên ngoài, tăng tính chủ động cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. 4 Khi đó, công ty bắt đầu đối mặt với hàng loạt khó khăn như: tình trạng giao chậm, giao sai đơn hàng, thất lạc, hư hỏng hàng hóa diễn ra một cách thường xuyên, ….Một trong những nguyên nhân chính của các khó khăn trên là do công ty TNHH Mebipha vẫn chưa hoàn thiện được chuỗi cung ứng của mình. Đặc biệt chuỗi cung ứng đầu ra đến nay vẫn là sự thách thức lớn đối với doanh nghiệp này. Từ hiện trạng chuỗi cung ứng đầu ra nơi đang làm việc, tác giả đã chọn đề tài "Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng đầu ra của công ty TNHH Mebipha tại thị trường Việt Nam giai đoạn 2017 - 2022" làm đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế chuyên ngành Kinh doanh thương mại. Tác giả hy vọng nghiê cứu này sẽ làmột trong những cơ sở tham khảo cho công ty TNHH Mebipha cũng như các doanh nghiệp trong ngành cóthể hoàn thiện chuỗi cung ứng đầu ra của mình nhằm tồn tại vàphát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt trên phạm vi toàn cầu hiện nay. 2. Mục tiêu nghiên cứu Tác giả đã dựa trên cơ sở lýthuyết; cá nghiê cứu trong và ngoài nước về chuỗi cung ứng nói chung vàchuỗi cung ứng đầu ra nói riêng; kết hợp với việc tham khảo chuỗi cung ứng thuốc đầu ra một số quốc gia như Mỹ, Ấn Độ, Brazil vàTrung Quốc; kinh nghiệm của chuyên gia cũng như kết quả nghiê cứu của chính tác giả nhằm phân tích, đánh giá thực trạng chuỗi cung ứng đầu ra của công ty TNHH Mebipha vàđề xuất một số giải phá hoàn thiện chuỗi cung ứng đầu ra cho công ty TNHH Mebipha tại thị trường Việt Nam giai đoạn 2017 - 2022. 3. Đối tượng vàphạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: làthực trạng chuỗi cung ứng đầu ra của công ty TNHH Mebipha tại thị trường Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu:  Hoạt động khảo sát: Đối tượng khảo sát: tác giả tiến hành chọn 150 khách hàng códoanh thu cao nhất tính theo đơn đặt hàng từ ngày 01/09/2015 đến hết ngày 30/09/2016 (năm tài chính công ty). Nhóm 150 khách hàng được chọn chiếm 65% tổng 5 doanh thu thị trường và mang tính đại diện cho cá khách hàng bốn thị trường: miền Bắc, miền Trung, miền Đông vàmiền Tây. Hình thức khảo sát: tác giả phát 150 bảng khảo sát cho khách hàng tham dự "Hội nghị Tri ân Khách hàng" công ty TNHH Mebipha được tổ chức ngày 29/12/2016 tại TP.HCM. Đây là chương trình thường niê của công ty và150 khách hàng được mời tham dự lànhững khách hàng cóthành tích kinh doanh xuất sắc nhất năm 2016. Thời gian thực hiện khảo sát: tác giả phát bảng khảo sát cho đáp viên trong giờ đón khách (từ 14 giờ đến 15 giờ ngày 29/12/2016) vàthu lại bảng khảo sát ngay sau khi kết thúc Hội nghị (khoảng 20 giờ cùng ngày).  Thời gian nghiê cứu: đề tài tập trung nghiê cứu trong khoảng thời gian từ ngày 01/06/2016 đến ngày 30/04/2017. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện nghiê cứu, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiê cứu định tính với hai giai đoạn: Giai đoạn nghiê cứu sơ bộ: tác giả sử dụng phương pháp chuyên gia thông qua việc phỏng vấn tay đôi với cá chuyên gia am hiểu ngành thuốc thú y để điều chỉnh cá phát biểu trong bảng khảo sát sơ bộ cho phùhợp. Giai đoạn nghiê cứu chính thức: tác giả sử dụng cá dữ liệu cung cấp từ cá phòng ban trong công ty để lập bảng biểu, vẽ sơ đồ, chọn lọc cá thông tin phùhợp nhằm phân tích và đánh giá thực trạng chuỗi cung ứng đầu ra của công ty TNHH Mebipha. Bên cạnh đó, tác giả tiến hành điều tra, khảo sát thực tế bằng bảng khảo sát chính thức 5. Các nghiên cứu có liên quan đến đề tài Qua tra cứu tư liệu, tác giả chưa tìm thấy nghiê cứu chuyên sâu nào về chuỗi cung ứng thuốc thúy tại thị trường Việt Nam, chỉ cómột số nghiê cứu trong và ngoài nước cóliên quan đến đề tài chuỗi cung ứng thuốc nói chung được tác giả tham khảo từ nhiều góc độ khác nhau: 6 5.1. Các nghiên cứu trong nước Nghiên cứu của Vũ Thị Thúy Nga (2007) với đề tài "Một số giải phá nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty Liên doanh thuốc Sanofi - Aventis Việt Nam". Công ty Liên doanh thuốc Sanofi - Aventis Việt Nam chuyên sản xuất vàkinh doanh sản phẩm dược vàcận dược phục vụ nhu cầu chữa bệnh của con người. Khách hàng mục tiêu làbệnh viện (tuyến điều trị) vàcá nhàthuốc. Công ty cótrụ sở chính tại đường Hàm Nghi - quận 1, nhàmáy Sanofi Synthelabo Việt Nam tại quận Thủ Đức vànhàmáy Aventis Việt Nam tại quận 4. Nghiên cứu đã tập trung phân tích hiện trạng năm hoạt động trong công tác quản trị chuỗi cung ứng gồm lập kế hoạch, tìm nguồn hàng, sản xuất, giao hàng, hàng trả về và đánh giá hiệu quả hoạt động quản trị chuỗi cung ứng doanh nghiệp này. Đồng thời nghiê cứu đã chỉ ra được những điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội vàthách thức đối với cá công ty thuốc tại thị trường Việt Nam trong môi trường cạnh tranh toàn cầu. Đề tài "Một số giải phá nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty Liên doanh thuốc Sanofi - Aventis Việt Nam" của Vũ Thị Thúy Nga vàluận văn này của tác giả cómột số điểm giống và khác nhau như sau:  Sự giống nhau giữa Công ty Liên doanh thuốc Sanofi - Aventis Việt Nam vàcông ty TNHH Mebipha: Đều làcông ty sản xuất và thương mại. Nhàmáy sản xuất đặt tại Việt Nam. Công ty chỉ kinh doanh sản phẩm tự mình sản xuất ra vàphân phối sản phẩm này cho thị trường Việt Nam.  Sự khác nhau giữa Công ty Liên doanh thuốc Sanofi - Aventis Việt Nam vàcông ty TNHH Mebipha: Công ty Liên doanh thuốc Sanofi - Aventis Việt Nam kinh doanh sản phẩm dược vàcận dược phục vụ nhu cầu chữa bệnh của con người, còn công ty TNHH Mebipha kinh doanh thuốc thúy - sản phẩm dược phục vụ cho ngành chăn nuôi. 7 Đề tài của Vũ Thị Thúy Nga phân tích chuỗi cung ứng đầu vào lẫn đầu ra công ty Liên doanh thuốc Sanofi - Aventis Việt Nam năm 2007, thời điểm màViệt Nam bắt đầu hội nhập nhanh vào nền kinh tế khu vực vàthế giới, cụ thể làTổ chức thương mại thế giới (WTO). Còn luận văn này tập trung nghiê cứu vàxây dựng chuỗi cung ứng đầu ra công ty TNHH Mebipha tại thị trường Việt Nam giai đoạn 2017 - 2022. Qua nghiê cứu của mình, Vũ Thị Thúy Nga đã đề xuất cá giải phá hoàn thiện chuỗi cung ứng dành cho một công ty thuốc cóvốn đầu tư nước ngoài tại thị trường Việt Nam như sau:  Tái cơ cấu tổ chức: theo đuổi môhình chuỗi cung ứng hợp nhất nhằm có cơ cấu hoạt động linh hoạt, phản ứng nhanh với thay đổi thị trường.  Xây dựng chiến lược kinh doanh cụ thể.  Phân khúc khách hàng theo tiêu chíquy mô vàtiềm năng thành ba nhóm, xác định chính sách kinh doanh phùhợp cho từng nhóm này. Tác giả đã kế thừa một cách linh hoạt cá giải phá hoàn thiện chuỗi cung ứng này để đề xuất một số giải phá hoàn thiện chuỗi cung ứng đầu ra cho công ty TNHH Mebipha - một công ty chuyên sản xuất vàkinh doanh thuốc thúy 100% vốn Việt Nam. 5.2. Các nghiên cứu ở nước ngoài 5.2.1. Nghiên cứu của Nilay Shah (2004) với đề tài "Chuỗi cung ứng thuốc: các vấn đề quan trọng và chiến lược để tối ưu hóa" được đăng trên Tạp chí điện tử Science Direct. Trong nghiên cứu này, Nilay Shah xem xét cá vấn đề quan trọng trong giai đoạn thiết kế vàhoạt động của chuỗi cung ứng, dựa trên cơ sở lýthuyết vàkhảo sát của chính tác giả nhằm tối ưu hóa chuỗi cung ứng thuốc. Nghiên cứu đã chỉ ra cá vấn đề quan trọng liên quan đến chuỗi cung ứng  thuốc như sau: Ở giai đoạn thiết kế: chuỗi cung ứng đầu ra luôn đối mặt với bài toán cân bằng giữa công suất sản xuất của nhàmáy trong tương lai với nhu cầu thị trường, 8 đây là nhu cầu dự đoán dựa trên dữ liệu lịch sử, thông tin thị trường và thường bị ảnh hưởng bởi hoạt động của đối thủ cạnh tranh.  Ở giai đoạn hoạt động: hầu hết cá sản phẩm thuốc phải cóquátrình tổng hợp hóa học hoặc xử lýsinh học qua nhiều giai đoạn khác nhau để có được thành phần hoặc hoạt chất chính, kế đến là giai đoạn sản xuất thứ cấp để cho ra thành phẩm. Do đặc trưng ngành như vậy màchuỗi cung ứng thuốc đầu ra rất khó đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách nhanh chóng vàkịp thời nếu doanh nghiệp không cómột chuỗi cung ứng phùhợp. Nilay Shah tập trung nghiê cứu toàn bộ chuỗi cung ứng thuốc phục vụ nhu cầu chữa bệnh của con người. Trong đó, ở giai đoạn hoạt động chúng ta cần chúýcả chuỗi cung ứng đầu vào lẫn đầu ra, ở giai đoạn thiết kế chuỗi cung ứng đầu ra cần được quan tâm nhiều hơn. Từ đó, Nilay Shah đi tới kết luận: muốn tối ưu hóa chuỗi cung ứng thuốc thìnhiệm vụ trọng tâm làphải đáp ứng tối đa nhu cầu hàng hóa của khách hàng, sản phẩm phải được cung cấp một cách nhanh chóng - chính xác - đảm bảo chất lượng. Tác giả đã tham khảo vàvận dụng kết luận của nghiê cứu để đề xuất một số giải phá hoàn thiện chuỗi cung ứng thuốc đầu ra công ty TNHH Mebipha tại thị trường Việt Nam giai đoạn 2017 - 2022. 5.2.2. Nghiên cứu của Makgokong Elizabeth Tsoku (2014) với đề tài "Nghiên cứu xu hướng quản trị chuỗi cung ứng trong ngành dược phẩm" Trong nghiê cứu này, Makgokong Elizabeth Tsoku tập trung đánh giá hiệu quả hoạt động quản trị chuỗi cung ứng và đề xuất một số giải phá hoàn thiện chuỗi cung ứng thuốc tại tỉnh Gauteng (Nam Phi). Nội dung nghiê cứu bao gồm: đặc điểm chuỗi cung ứng, năm thành phần cơ bản của chuỗi cung ứng, khung lýthuyết quản trị chuỗi cung ứng. Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng cá bảng câu hỏi được gửi qua email và bưu điện. 9 Đối tượng khảo sát được chia làm ba nhóm với số lượng như sau: nhà phân phối (50 bảng), nhàsản xuất (50 bảng), nhàbán lẻ (50 bảng), trong đó tác giả thiết kế bảng câu hỏi phùhợp cho mỗi nhóm được khảo sát. Kết quả của nghiê cứu:  Cả ba nhóm đều đồng ýrằng quản trị chuỗi cung ứng cóvai tròrất quan trọng đối với doanh nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa.  Các đặc điểm quản trị chuỗi cung ứng thuốc tại Nam Phi bao gồm quản trị hàng tồn kho, tiết kiệm chi phí, luồng thông tin, dịch vụ khách hàng vàcá mối quan hệ. Trong đó, quản trị hàng tồn kho vàchất lượng dịch vụ khách hàng làmột trong những yếu tố chính tạo nê thành công của quản trị chuỗi cung ứng tại Nam Phi. Makgokong Elizabeth Tsoku tập trung nghiê cứu toàn bộ chuỗi cung ứng thuốc phục vụ nhu cầu chữa bệnh cho con người tại đất nước Nam Phi bằng cách khảo sát ba thành viên trong một chuỗi cung ứng thuốc cơ bản: nhàsản xuất, nhà phân phối vànhàbán lẻ tại tỉnh Gauteng. Kết luận của nghiê cứu: trong hoạt động quản trị chuỗi cung ứng, cần chútrọng vào quản trị hàng tồn kho vàchất lượng dịch vụ khách hàng đối với cả ba nhóm khảo sát. Bên cạnh đó, đối với nhóm cá nhàbán lẻ cần chú ý hơn vào dòng thông tin vì điều này giúp doanh nghiệp đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Tác giả tham khảo các đặc điểm quản trị chuỗi cung ứng thuốc cũng như các giải phá hoàn thiện chuỗi cung ứng được đề xuất trong nghiê cứu này để hoàn thành luận văn của mình. 6. Tính mới của nghiên cứu Trong các công trình nghiên cứu trước đây, có ít tác giả nghiên cứu về chuỗi cung ứng thuốc thú y nói chung và đặc biệt là chưa có nghiên cứu chuyên sâu nào về chuỗi cung ứng đầu ra dành cho ngành thuốc thú y tại thị trường Việt Nam. Vì thế nghiên cứu của tác giả mang tính đóng góp cho lĩnh vực này. Ý nghĩa thực tiễn: Trong bối cảnh toàn cầu hóa, việc cá doanh nghiệp nội địa xây dựng được chuỗi cung ứng đầu ra phùhợp cho mình làmột trong những điều
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan