Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Giaáo án đường bộ

.DOC
10
170
111

Mô tả:

CHỦ ĐỀ: GIAO THÔNG CHỦ ĐỀ NHÁNH: PƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - LUẬT LỆ GIAO THÔNG Từ ngày 14 tháng 3 năm 2016 đến ngày 18 tháng 3 năm 2016 HOẠT ĐỘNG GÓC Nội dung * Phân vai : Cửa hàng bán các phụ tùng xe, các PTGT, cửa hàng bán ô tô, xe máy , xe đạp , cửa hàng sửa chữa ô tô, gia đình, bác sĩ, đóng vai bác láy xe.. * Nghệ thuật: Tô màu , nặn . Xé dán , làm bưu thiếp.., chơi một số trò chơi dân gian mà trẻ biết * Học tập: Phân loại hình vuông và hình chữ nhật theo kích thước và tên gọi , chơi lô tô, đếm số lượng .. * Xây dựng : Xây bến xe * Thiên nhiên : Làm bánh , thí nghiện với nước …. I. Mục đích yêu cầu * Kiến thức - Trẻ biết thể hiện vai chơi, biết thể hiện đúng vai chơi của mình, biết sử dụng đồ chơi một cách sáng tạo. Biết tạo bố cục mô hình. * Kỹ năng - Rèn luyện cho trẻ kỹ năng sáng tạo, biết bàn bạc liên kết các nhóm, sử dụng màu phù hợp, biết thao tác với đồ vật, phát triển ngôn ngữ giao tiếp. Kỹ năng tạo hình: Vẽ, nặn, xé, cắt dán …. * Thái độ - Biết giữ gìn vệ sinh. - Biết cất giữ đồ chơi đúng nơi quy định - Giáo dục trẻ tinh thần đoàn kết, biết giúp đỡ bạn, nhường bạn trong quá trình chơi II. Chuẩn bị * Đồ dùng của cô Sắp xếp đồ dùng đồ chơi chu đáo hợp lý, thuận tiện cho việc bao quát của cô và việc chơi của trẻ. - Chuẩn bị đồ chơi phong phú đa dạng ở từng góc. - Bố trí góc chơi rộng rải phù hợp, có lối đi lại dễ dàng. - Vật liệu xây dựng, khối xây dựng, hàng rào, cây xanh, các loại xe… - Các loại mô hình lắp ghép theo nhiều kiểu khác nhau… - Giấy vẽ, bút vẽ,giấy màu, hồ dán. - Đất nặn, bảng, kéo, hồ… - Tranh vẽ , tranh xé dán hình ảnh ptgt. 1 - Các loại sách truyện chủ điểm - Các loại cây chậu, cát, nước, màu… * Đồ dùng của trẻ * Góc phân vai : Cửa hàng bán các phụ tùng xe, các PTGT, cửa hàng bán ô tô, xe máy , xe đạp , cửa hàng sửa chữa ô tô, gia đình, bác sĩ, đóng vai bác láy xe.. * Góc nghệ thuật: Tô màu , nặn . Xé dán , làm bưu thiếp.., chơi một số trò chơi dân gian mà trẻ biết * Góc học tập: Phân loại hình vuông và hình chữ nhật theo kích thước và tên gọi , chơi lô tô, đếm số lượng .. * Góc xây dựng : Xây bến xe * Góc thiên nhiên : Làm bánh , thí nghiện với nước …. * Nội dung tích hợp - Hát : “ Những con đường em yêu” III. Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Những con đường em yêu Hát “ những con đường em yêu” - Trẻ cùng lắng nghe. - Bài hát nói về phương tiện gì? Con còn biết những ptgt đường bộ nào nữa? - Trẻ trả lời - Giáo dục trẻ biết tuân thủ luật giao thông. - Trong tháng 3 này có một ngày rất đặc biệt, các bé có biết đó là ngày gì không? Bé sẽ làm gì cho - Trẻ nêu ý kiến. cô, mẹ, bà vui. - Cô thấy các bé rất ngoan vì vậy trong giờ hoạt động góc hôm nay các con sẽ cùng tổ chức và làm những món quà thật ý nghĩa tặng cô nhé! Lớp mình có những góc chơi nào? - Cá nhân bé. - Hỏi trẻ về ý tưởng ở các góc chơi. +Ở góc xây dựng các con sẽ xây dựng “ bến xe khách Hòa Thành” - Trẻ tham gia nêu ý tưởng. - Góc phân vai: các bé sẽ đóng vai gia đình, người bán xăng, sửa xe... - Góc nghệ thuật: Tô màu tranh, làm xe từ nguyên vật liệu, biễu diễn văn nghệ.(Cô giới - Trẻ lắng nghe thiệu, gợi ý cho trẻ). - Góc học tập: làm sách tranh theo chủ đề, kể chuyện theo tranh, thực hiện vở tạo hình, vở - Trẻ tham gia kể LQVT, chơi đôminô, chơi trò chơi phát triển trí tuệ. - Góc thiên nhiên: đóng vai người pha chế xăng. - Bây giờ đã đến giờ chơi rồi, trong lớp cô đã chuẩn bị rất nhiều đồ chơi, ngoài ra cô còn làm thêm 1 số đồ chơi mới .Vì vậy khi chơi các con 2 chơi như thế nào? Cháu tự về góc chơi, cô theo dỏi quan sát và tham gia chơi cùng cháu. Hoạt động 2: Những thương quanh bé - Cô đến từng góc chơi gợi ý và tham gia chơi cùng trẻ. - Tạo mối quan hệ giao lưu giữa các nhóm chơi, các cá nhân. - Gần hết giờ cô thông báo Hoạt động 3: những thiên tài nhí - Cô đến từng góc chơi nhận xét nhóm chơi và sản phẩm của từng nhóm.Giới thiệu các sản phẩm của góc nghệ thuật, cho góc nghệ thuật kể chuyện từ rối que mà mình đã làm,sau đó cô nhận xét lại. * Kết thúc giờ chơi: - Cho cháu hát bài: “ Đường em đi ” , cô cùng cháu dọn đồ chơi. - Trẻ đọc thơ về nhóm chơi - Trẻ chơi cùng bạn, giao lưu giữa các nhóm. - Trẻ lắng nghe và tham gia nhận xét - Trẻ thu dọn đồ chơi ****************************************************** Thứ hai ngày 14 tháng 3 năm 2016 HOẠT ĐỘNG CHƠI NGOÀI TRỜI TRÒ CHUYỆN VỀ CÁC PTGT ĐƯỜNG BỘ TC: CƯỚP CỜ CHƠI TỰ DO I. Mục đích yêu cầu * Kiến thức - Trẻ biết tên gọi đúng tên và nhận xét được những đặc điểm rõ nét về cấu tạo , tiếng còi, hoặc động cơ, tốc , nơi hoạt động của một số PTGT đường bộ * Kỹ năng - Rèn kỹ năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ. - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc. * Thái độ - Giáo dục trẻ : Ngồi im khi đi trên xe . II. chuẩn bị * Đồ dùng của cô - Tranh về 1 số PTGT đường bộ. * Đố dùng của trẻ 3 - Đồ chơi trong sân trường * Nội dung tích hợp - Hát : “ Em tập láy ô tô” III. Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động 1: Bé cùng trò chuyện về PTGT - Cô cho trẻ hát bài: "Em tập lái ô tô" - Trong bài hát nhắc tới loại xe gì? - Vậy ô tô là phương tiện giao thông đường gì? - Ngoài ô tô là phương tiện giao thông đường bộ ra các con còn biết phương tiện nào thuộc phương tiện giao thông đường bộ nữa? - Đúng rồi đó các con, ngoài ô tô ra có rất nhiều phương tiện giao thông để giúp chúng ta đi lại dễ dàng từ nơi này đến nơi khác. - Cô cho trẻ quan sát 1 số PTGT đường bộ - Trong tranh có phương tiện giao thông nào ? - Xe đạp gồm có những bộ phận nào? - Dùng để làm gì? - Xe đạp chạy nhanh hay chạy chậm? - Tại sao xe đạp lại chạy chậm? - Nhìn xem cô có hình ảnh gì? - Xe máy có những phần nào? - Xe máy thuộc phương tiện giao thông đường nào? - Các con ơi, vậy xe máy dùng để làm gì? - Xe máy chở được mấy người? * Hoạt động 2: Chơi trò chơi “ Cướp cờ”. Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội, có số lượng bằng nhau mỗi đội có từ 5-6 bạn đứng hàng ngang ở vạp xuất phát của đội mình. Đếm theo số thứ tự 1,2,3,4,5,6….Các bạn phải nhớ số của mình. Khi cô gọi tới số nào thì số đó của 2 đội nhanh chóng chạy đến vòng và cướp cờ. Một lúc cô có thể gọi hai ba bốn số Luật chơi: Khi đang cằm cờ nếu bị bạn vỗ vào người, thì thua cuộc * Hoạt động 3: chơi tự do - Cho trẻ chơi tự do với đồ chơi ngoài trời - Nhắc trẻ không dành đồ chơi với bạn - Nhận xét sau khi chơi - Cho trẻ đi vệ sinh Kết thúc hoạt động Hoạt động của trẻ - Trẻ hát và trò chuyện cùng cô - Trẻ trả lời - Trẻ quan sát tranh và trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời- Nghe cô giải thích trò chơi - Trẻ tham gia chơi - Trẻ chơi theo sự hướng dẫn của cô 4 Thứ ba ngày 15 tháng 3 năm 2016 HOẠT ĐỘNG CHƠI NGOÀI TRỜI ĐỀ TÀI : HÁT CÁC BÀI HÁT THEO CHỦ ĐỀ TC: ÚP LÁ KHOAI CHƠI TỰ DO I. Mục đích yêu cầu * Kiến thức - Trẻ nhận biết, phân biệt giống nhau và khác nhau của các loại phương tiện giao thông đường bộ. * Kỹ năng - Rèn kỹ năng phát âm, phát triển ngôn ngữ cho trẻ. * Thái độ - Giáo dục trẻ biết được đặc điểm các phương tiện giao thông đường bộ: Ôtô, xe máy, xe đạp, xe buýt, xe tải… -đoàn kết với bạn trong khi chơi II. Chuẩn bị * Đồ dùng của cô - Một số bài hát nói về PTGT đường bộ * Đồ dùng của trẻ - Trò chơi ngoài trời * Nội dung tích hợp - Hát “ Em tập láy ô tô III. Tổ chức hoạt động : Hoạt động của cô * Hoạt động 1: Bé làm ca sĩ. - Cô giới thiệu các bài hát trong chủ đề cho trẻ nghe “ Em tập lái ô tô”, “những con đường em yêu”, “ Đường em đi”, - Cô cho trẻ hát biểu diễn văn nghệ. - Cho trẻ hát theo lớp- nhóm – cá nhân. - Cô chú ý sửa sai cho trẻ. - Tuyên dương trẻ - Động viên trẻ mạnh dạn tham gia hát vận động - Cô nhận xét tuyên dương. * Hoạt động 2: trò chơi “ Úp lá khoai” - Cách chơi: Mỗi bạn chơi ngồi vòng tròn úp hai bàn tay xuống đất, khi bắt đầu đọc úp lá khoai thì 1 người lấy tay của mình phủ lên tay của tất cả Hoạt động của trẻ Trẻ lắng nghe cô giới thiệu bài hát Lớp hát, nhóm hát ,cá nhân hát Trẻ tham gia ca hát - Trẻ nghe cô nhận xét - Trẻ nghe cô nêu cách chơi , luật chơi - Trẻ tham gia chơi 5 mọi người, lúc đó mọi người ngửa hết bàn tay lên. Một người lấy tay của mình chỉ lần lượt từng bàn tay, vừa chỉ vừa hát tiếp…. Luật chơi: Hát đến chử cuối cùng, người chỉ để vào tay của người nào thì người đó bị phạt - Cô quan sát trong quá trình trẻ chơi. - Nhận xét sau khi chơi * Hoạt động 3: chơi tự do - Cho trẻ chơi tự do với đồ chơi ngoài trời - Nhắc trẻ không dành đồ chơi với bạn - Nhận xét sau khi chơi - Cho trẻ đi vệ sinh Kết thúc hoạt động - Trẻ nghe cô nhận xét - Trẻ chơi theo sự hướng dẫn của cô ****************************************************** Thứ tư ngày 16 tháng 3 năm 2016 HOẠT ĐỘNG CHƠI NGOÀI TRỜI ÔN THƠ “ ĐÈN GIAO THÔNG” TC: MÈO ĐUỔI CHUỘT CHƠI TỰ DO I. Yêu cầu: * Kiến thức: - Trẻ biết tên bài thơ, thuộc bài thơ - Tham gia đàm thoại và hiểu nội dung bài thơ * Kỹ năng: - Đọc đúng lời, rõ câu từ, đúng nhịp bài thơ - Đọc diễn cảm, sử dụng điệu bộ cử chỉ cho bài thơ * Thái độ: - Giáo dục trẻ không tranh giành đồ chơi với bạn II. chuẩn bị: * Đồ dùng của cô - Tranh ảnh bài thơ - Sân trường sạch sẽ - Đồ chơi ngoài trời an toàn cho trẻ *Đồ dùng của trẻ: - Trò chơi búng thung * Tích hợp : - Hát “ Đèn đỏ, đèn xanh ” 6 III. Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động 1: Bé cùng ôn thơ - Cô và trẻ hát bài " Đèn đỏ, đèn xanh" - Các con vừa hát xong bài gì? - Bài hát nói về những đèn gì? - Hôm nay cô và các con cùng ôn thơ “Đèn giao thông” của cô Mỹ Trang sáng tác - Cô cho cả lớp đọc - Cô cho nhóm đọc - Cô cho tổ đọc - Cá nhân đọc - Cô nói nội dung của của bài thơ - Bài thơ "Đèn giao thông" đã cho các con thấy ba màu đỏ, vàng, xanh khi các đèn bật lên là báo hiệu cho các phương tiện giao thông biết để điều khiển xe đi, dừng cho phù hợp, đảm bảo an toàn giao thông. * Hoạt động 2: Chơi trò chơi mèo đuổi chuột Cách chơi: Một trẻ làm chuột, 1 trẻ làm mèo đứng giữa các bạn, các bạn còn lại đứng thành vòng tròn, nắm tay nhau giơ cao qua đầu, tạo thành những lỗ hổng, khi nghe hiệu lệnh thì chuột chạy nhanh vào các lỗn hổng chay trốn mèo, còn bạn mèo thì chạy đuổi theo bạn chuột. Bạn mèo chạy bắt được bạn chuột thì thắng. - Cho trẻ tham gia chơi - Nhận xét tuyên dương Luật chơi: Bạn mèo phải chạy vào đú * Hoạt động 3: chơi tự do - Cho trẻ chơi tự do với đồ chơi ngoài trời - Nhắc trẻ không dành đồ chơi với bạn - Nhận xét sau khi chơi - Cho trẻ đi vệ sinh Kết thúc hoạt động Hoạt động của trẻ - Trẻ hát cùng cô - Trẻ trả lời - Lớp đọc thơ - Nhóm đọc - Tổ đọc - Cá nhân đọc - Trẻ lắng nghe cô nói nội dung bài thơ - Trẻ nghe cô giải thích cách chơi, luật chơi - Trẻ tham gia chơi trò chơi cùng cô - Chơi theo sự hướng dẫn của cô. ****************************************************** 7 Thứ năm ngày 17 tháng 3 năm 2016 HOẠT ĐỘNG CHƠI NGOÀI TRỜI DẠO QUANH SÂN TRƯỜNG TC: RỒNG RẮN LÊN MÂY I. Mục đích yêu cầu * Kiến thức - Trẻ được quan sát quang cảnh thiên nhiên để hít thở không khí trong lành * Kỹ năng - Phát triển ngôn ngữ tố chất nhanh, khéo léo * Thái độ - Giáo dục trẻ tinh thần đoàn kết, giúp đỡ bạn khi tham gia trò chơi. II. Chuẩn bị * Đồ dùng của cô - Tranh ảnh về các trò chơi nhân gian. * Đồ dùng của trẻ - Địa điểm chơi rộng rãi, thóang mát. - Đồ dùng đồ chơi cần thiết. * Nội dungTích hợp - Hát: “ Khúc hát dạo chơi” IIIT. ổ chức hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Dạo chơi - Cho trẻ vừa đi vừa hát “Khúc hát dạo chơi” - Trẻ hát bài hát -Cô giới thiệu về nội dung của buổi dạo chơi - rẻ nghe cô nói - hôm nay với chủ đề hoa quả quanh bé - Cô và trẻ cùng quan sát - Cô cho trẻ chuyển đội hình vòng trò, cô mời trẻ - Trẻ chuyển đội hình. kể lại những gì mà trẻ quan sát - Trẻ kể lại những gì mà trẻ đi Hoạt động 2: trò chơi “ Rồng rắn lên mây” dao và quan sát được. Luận chơi: Cô chọn 1 trẻ làm thấy thuốc ngồi ở 1 chổ, các trẻ còn lại xếp thành hàng dọc nắm áo nhau, cháu nào nhanh nhẹn tháo vát cho đứng đầu hàng, vừa đi vừa đọc lời ca ( đi lượn như - Trẻ nghe cô nêu cách chơi hình con rắn). Thầy thuốc đuổi bắt rắn, lừa để bắt lấy đuôi. Trẻ đứng đầu chắn không cho thầy thuốc bắt đuôi . Đầu chạy phía nào đuôi chạy phía nấy Luật chơi: Nếu thầy thuốc không bắt được đuôi 8 rắn trong khoảng 1 phút coi thua cuộc. - Cô cho trẻ tham gia chơi - Cô quan sát chú ý trong qua trình cho trẻ chơi - Nhân xét sau khi chơi - Cô cho trẻ tham gia chơi - Cô quan sát chú ý trong qua trình cho trẻ chơi - Nhân xét sau khi chơi Hoạt động 3: Chơi tự do - Cô cho trẻ chơi tự do với đồ chơi ngoài trời - Cô quan sát chú ý trẻ chơi - Nhắc trẻ không giành đồ chơi vói bạn - Nhận xét sau khi chơi - Cho trẻ đi vệ sinh Kết thúc - Trẻ tham gia chơi - Trẻ chơi theo sự hướng dẫn của cô Trẻ đi vệ sinh ****************************************************** Thứ sáu ngày 18 tháng 3 năm 2016 HOẠT ĐỘNG CHƠI NGOÀI TRỜI NHẶT LÁ QUANH SÂN TRƯỜNG TC: KÉO CO CHƠI TỰ DO I/ Yêu cầu * Kiến thức: - Trẻ biết nhặt lá rụng - Biết luật chơi, cách chơi của trò chơi. * Kỹ năng: - Rèn kỹ năng dùng 2 ngón tay nhặt lá rụng, kỹ năng lao động cho trẻ. * Thái độ - Giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường , trẻ biết giữ gìn đồ chơi. II/ Chuẩn bị * Đồ dùng của cô - Các bài thơ, bài hát trong chủ đề - Chuẩn bị nhiều lá cây trên Sân trường * Đồ dùng của trẻ - Đồ chơi ngoài trời an toàn cho trẻ * Nội dung tích hợp 9 - âm nhạc III/ Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô * Hoạt động 1: Bé nhặt lá - Cô cho trẻ nhặt chiếc lá - Cô hỏi trẻ chiếc lá có hình dạng như thế nào? - Lá có màu gì? - Lá rụng có màu gì? * Hoạt động 2: trò chơi “ Kéo co” Cách chơi, : Để chiến thắng, người chơi hay đội chơi cần có sức lực mạnh để kéo, trụ nắm chặt dây và giật, mỗi bên sẽ có số lượng bằng nhau. Hai đội sẻ nắm vào một sợi dây, thường là dây thừng và sợi dây này sẽ được đánh dấu bằng một vạch trung tâm giữa dây ngoài ra một được vạch cũng được đánh dấu trên mặt đất. sẽ có 1 trọng tài phất cờ ra hiệu để hai bên thi đấu. Luật chơi: Bên nào kéo được phần có dấu trên sợi dây qua vạch thì bên đó thắng Trẻ bắt đầu chơi. Hoạt động 3: Chơi tự do -Cô cho trẻ chơi tự do với đồ chơi ngoài trời - Cô quan sát chú ý trẻ chơi - Nhắc trẻ không giành đồ chơi vói bạn - Nhận xét sau khi chơi - Cho trẻ đi vệ sinh Kết thúc Hoạt động của trẻ - Trẻ tham gia nhặt lá - Trẻ Trẻ trả lời câu hỏi của cô - Trẻ nghe cô nêu cách chơi, luật chơi - Trẻ chơi theo sự hướng dẫn của cô - Trẻ đi vệ sinh 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan