Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Dự án sống thử ở thế hệ gen z

.PDF
21
1
136

Mô tả:

lOMoARcPSD|15978022 BÀI THI CUỐI KỲ MÔN: KỸ NĂNG MỀM (3 TC) LỚP: 211_71SSK020003_27 DỰ ÁN SỐNG THỬ Ở THẾ HỆ GEN Z 1. Trịnh Châu Ngân _ 2172104070151 2. Đỗ Trương Hoài Linh _ 2172104070161 3. Nguyễn Thị Cẩm Ly_2172104070164 4. Phạm Thị Phương Nam_2172104070159 5. Nguyễn Đặng Thảo Ngân_2172104070160 6. Lê Bửu Thanh Nghi_2172104070156 7. Nguyễn Vũ Phương Nhi_2172104070165 8. Giản Tuấn Kiệt_2172104070171 GVHD: Thầy Trần Nhật Phương Thời gian (8/11-5/12/2021) 0 lOMoARcPSD|15978022 MỤC LỤC PHẦN I. KẾ HOẠCH DỰ ÁN 2 1.1. MỤC ĐÍCH2 1.2. THÔNG TIN TỔ CHỨC 2 1.3. NỘI DUNG THỰC HIỆN 2 1.4. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI 3 PHẦN II. BÁO CÁO KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN 2.1. THÔNG TIN VỀ ĐỐI TƯỢNG TIẾP CẬN CỦA DỰ ÁN 5 2.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 5 PHẦN III. BÁO CÁO NỘI DUNG DỰ ÁN 3.1. CÂU HỎI VÀ KẾT QUẢ KHẢO SÁT 7 3.2. TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH 12 PHẦN IV. LỜI CẢM ƠN 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO 20 1 7 5 lOMoARcPSD|15978022 PHẦN I. KẾ HOẠCH DỰ ÁN 1.1. MỤC ĐÍCH: A. Mục đích của đề tài nghiên cứu  Giới trẻ ngày nay rất cởi mở trong việc quan hệ trước hôn nhân, việc sống thử ngày càng trở nên phổ biến.  Sống thử là một tiện ích không mới cũng không cũ và nó ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc sống hiện nay.  Bên cạnh những ý kiến phản đối về việc sống thử, cũng có nhiều ý kiến đồng tình rằng đó là cần thiết trong cuộc sống hiện nay, bởi bên cạnh những lợi ích của sự thấu hiểu lẫn nhau giữa hai bên thì còn nhiều nhược điểm khác đáng quan tâm, lo lắng nhiều hơn, không dựa trên cảm xúc nhưng dựa trên cuộc sống thực tế.  Vì vậy, mục đích của bài phát biểu này là để mọi người hiểu biết chung về thực trạng, nguyên nhân và hậu quả của việc sống thử, đồng thời cũng là lời khuyên các bạn trẻ nên suy nghĩ kỹ khi có ý định sống thử trước khi kết hôn. B. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá về mức độ nhận thức và hiểu biết của học sinh- sinh viên về việc sống thử. - Tìm hiểu về hiện tượng sống thử trong giới học sinh- sinh viên ngày nay, nguyên nhân và hậu quả. - Rút ra bài học, đưa ra các đề xuất cho gia đình, nhà trường và xã hội để tránh để giảm bớt tình trạng sống thử và hạn chế hậu quả đáng tiếc xảy ra ở giới trẻ. - Rèn luyện thêm kỹ năng làm việc nhóm, tìm kiếm thông tin, xử lý số liệu. 1.2. THÔNG TIN TỔ CHỨC: Tên dự án: “SỐNG THỬ Ở THẾ HỆ GEN Z” Thời gian thực hiện: 8/11-5/12 Đối tượng: Thành viên nhóm K.L.N. Lớp kỹ năng mềm-71SSK020003_27 1.3. NỘI DUNG THỰC HIỆN: Làm thực hiện bài thuyết trình có đi kèm tiểu luận. Làm video giới thiệu dự án. Làm poster truyền tải nội dung dự án/ Bảng khảo sát 50 người 2 lOMoARcPSD|15978022 1.4. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI: ST T MSSV HỌ VÀ TÊN VAI TRÒ CÔNG VIỆC SẢN PHẨM CẦN CÓ THỜI HẠN HOÀN THÀNH 1 2172104070151 Trịnh Châu Ngân Nhóm trưởng Thuyết trình Kịch bản thuyết trình 24/11-5/12 2 2172104070161 Đỗ Trương Hoài Linh Thành viên Thiết kế powerpoint Bản powerpoint 24/11-28/11 3 2172104070159 Phạm Thị Phương Nam Thành viên 4 2172104070164 Nguyễn Thị Cẩm Ly Thành viên Nội dung thuyết trình, đề tài Nội dung thuyết trình, đề tài Bản word thông tin đề tài Bản word thông tin đề tài 5 2172104070160 Nguyễn Đặng Thảo Ngân Thành viên Báo cáo Bản word báo cáo 6 2172104070165 Nguyễn Vũ Phương Nhi Thành viên Viết kịch bản video, check chính tả Bản word nội dung 21/11-22/11 7 2172104070171 Giản Tuấn Kiệt Thành viên Video,thiết kế poster Video nhóm 7/11-14/11 8 2172104070156 Lê Bửu Thanh Nghi Thành viên Viết kế hoạch Bản word kế hoạch 23/11-27/11 3 9/11-21/11 9/11-21/11 lOMoARcPSD|15978022 MASTER PLAN Thời gian(8/11-5/12) Hạng mục 7 Viết nội dung, phân công nhiệm vụ 10 11 12 13 18 19 20 21 22 23 24 28 1 3 x Lên kế hoạch cho dự án Chỉnh sửa video 8 x x x Gửi GVHD xem xét Chỉnh sửa kế hoạch theo yêu cầu của GV x x Kiếm tra lần cuối trước khi thực hiện x x Viết báo cáo kết quả x Chuẩn bị slide trình bày Gửi quyển báo cáo và slide trình bày cho GV x 4 5 lOMoARcPSD|15978022 PHẦN II. BÁO CÁO KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN 2.1. THÔNG TIN VỀ ĐỐI TƯỢNG TIẾP CẬN CỦA DỰ ÁN  Đối tượng nghiên cứu là sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, qua các bài viết về vấn đề này, chúng ta có thể hiểu thêm về hiểu biết của giới trẻ về vấn đề sống thử trước hôn nhân. Để đánh giá chính xác hơn, nhóm sẽ tiến hành phỏng vấn và khảo sát trực tuyến (vì tình trạng dịch bệnh ) thông qua Google form. Nhằm hiểu rõ hơn về hiểu biết và kiến thức của sinh viên các trường, nhiều lứa tuổi, trình độ khác nhau, mức độ nhận biết nguyên nhân và hậu quả của việc sống thử. 2.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU  Vấn đề nghiên cứu: Tình trạng sống thử của sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.  Tiến hành nghiên cứu bằng các phương pháp: Đề tài được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu thông qua bảng câu hỏi khảo sát chi tiết, cụ thể là: - Nghiên cứu mô tả thực trạng, nguyên nhân, những điểm lợi và có hại của việc sống thử của sinh viên. - Phương pháp phân tích thông kê, trắc nghiệm để tìm hiểu về tình trạng sống thử của sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.  Nội dung thực hiện : - Tổng quan về vấn đề sống thử của sinh viên ngày nay. Nhóm sẽ thực hiện việc tìm tài liệu trên các trang web, tổng hợp và đưa ra những thông tin chung nhất của hiện trạng này. - Nhóm sẽ tiến hành khảo sát thông qua bảng câu hỏi, gửi Google form tới các nhóm, lớp của sinh viên các trường đại học nhằm thu thập ý kiến, quan điểm của các bạn. Sau đó tiến hành phân tích bằng các phương pháp thống kê mô tả. - Tầm hiểu biết, cách tiếp cận của sinh viên trong vấn đề sống thử. - Nguyên nhân, lợi ích, hậu quả và kết quả của vấn đề sống thử. - Đề xuất một số giải pháp hạn chế rủi ro. 5 lOMoARcPSD|15978022 - Nhóm tiến hành thảo luận và đưa ra những suy nghĩ, quan điểm của mình về vấn đề. - Thực hiện bài thuyết trình về vấn đề sống thử (có đi kèm tiểu luận). - Làm video giới thiệu về dự án nhóm. - Làm poster truyền tải nội dung dự án.  Thiết kế mẫu: - Tổng thể: Sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. - Số lượng người khảo sát: 100 người - Phương pháp chọn mẫu: Sử dụng bảng câu hỏi qua Google form. Vì vấn đề nghiên cứu có tính chất nhạy cảm, nên việc chọn Google form sẽ tạo sự riêng tư, thuận tiện, thoải mái cho người được khảo sát, đồng thời cũng giúp cho nhóm tổng hợp dữ liệu, thông tin một cách nhanh chóng.  Ý nghĩa của đề tài: - Kết quả bài nghiên cứu sẽ giúp mọi người hiểu biết thêm về việc sống thử trong giới trẻ hiện nay nói chung và sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Qua đó cũng giúp nhóm hiểu hơn về vấn đề sống thử hiện nay của sinh viên, những mặt lợi và hại, cách nhìn nhận về vấn đề sống thử và chấp nhận sống trước hôn nhân. 6 lOMoARcPSD|15978022 PHẦN III. BÁO CÁO NỘI DUNG DỰ ÁN 3.1. Câu hỏi và kết quả khảo sát:  Trường của bạn có thường xuyên tổ chức những buổi hội thảo về giáo dục giới tính không?  Có thể thấy được rằng ở vấn đề giáo dục giới tính ở các trường THPT, ĐH ở nước ta còn rất kém. Và hầu như rất nhiều trường không được giáo dục về vấn đề này cũng như những biện pháp an toàn để bảo vệ bản thân.  Theo bạn sống thử là như thế nào? 7 lOMoARcPSD|15978022  Bạn nghĩ thế nào về việc sống thử ?  Hầu như giới trẻ đều nhận thức được việc sống thử đều có tốt và xấu. Tuy nhiên theo thống kê vẫn có 22% nói rằng việc sống thử là tốt.  Từ đâu bạn biết về “Sống thử”?  Vì đây là thế kỷ 21 nơi mà Mạng xã hội phát triển mạnh vì thế hầu hết những mọi người đều biết về việc “Sống thử” qua đây. Chứng tỏ được nó càng ngày càng lan rộng hơn và dường như đã trở thành xu hướng của giới trẻ hiện nay. Bên cạnh đó ta có thể thấy được ở Bạn Bè và Môi trường giáo dục cũng có xảy ra những chủ đề này. 8 lOMoARcPSD|15978022  Theo bạn nguyên nhân gì dẫn đến việc sống thử?  Hầu hết thì học sinh-sinh viên đều trong giai đoạn yêu đương đường mật với nhau vì thế họ quyết định đến việc “Sống thử” và dường như việc thiếu thốn trong tình cảm cũng là một phần nguyên nhân khá lớn dẫn đến việc sống thử.  Theo bạn hậu quả của việc sống thử:  Giới trẻ gần như nhận thức được hậu quả của việc sống thử.  Bạn có nghĩ đến việc " sống thử" hoặc là tương lai bạn có dự định sống thử trong tương lai không? 9 lOMoARcPSD|15978022  Mặc dù sinh viên học sinh đều nhận thức được hậu quả của nó nhưng vẫn có một lượng lớn suy nghĩ đến việc sống thử.  Theo bạn tình trạng sống thử của giới trẻ hiện nay như thế nào và làm cách nào để giảm tối thiểu những hậu quả của nó? ( Những câu trả lời bên dưới đã được chọn lọc theo tiêu chí chung nhất, bao hàm nội dung các câu trả lời khác có nội dung tương tự). - “Sống thử thật ra không xấu, vì nó sẽ là phép thử để xác định mình đã tìm được đúng đối tượng có thể đi đến hôn nhân chưa, hiểu nhau hơn, … kiểu thế? Vấn đề là ở cái nhận thức. Thông thường tôi nghĩ độ tuổi phù hợp để sống thử nên là >23,24 vì đó là độ tuổi gần như có thể ổn định việc làm, kinh tế thì sẽ ổn hơn. Vì phần lớn sinh viên sẽ vướng bận cả vấn đề kinh tế và học tập nên sẽ có nhiều nguy cơ rủi ro hơn. Biện pháp thì chắc chỉ có tuyên truyền, nâng cao nhận thức thôi”. - “Mình nghĩ là nếu có quyết định sau này đi đến hôn nhân thì hẳn sống thử”. - “Hiểu rõ về giáo dục giới tính. Biết tự chịu trách nhiệm cho hành động của mình”. - “Tuổi trẻ hiện nay thì sống khá là không được lành mạnh, thiếu hiểu biết. Không phân biệt được việc sống cởi mở và việc sống buông thả. Nên muốn giảm thiểu hậu quả của nó thì việc đầu tiên là cần phải chấn chỉnh lại lý tưởng và quan điểm về tình yêu, trách nhiệm của cá 10 lOMoARcPSD|15978022 nhân đối với đối phương. Và nếu vẫn muốn sống thử thì phải đảm bảo được quyền lợi của đối phương nếu có bất trắc xảy ra”. - “Không cần giảm thiểu vì nó không xấu. Nên nâng cao nhận thức tránh hậu quả đáng tiếc là được :))))))”. - “Đeo bao cao su, thực hiện các biện pháp tình dục an toàn. Ngày càng phát triển bản thân, lối sống gọn gàng ngăn nắp”. - “Giáo dục giới tính kĩ càng”. - “ Nâng cao ý thức và nhận thức hậu quả”. - “Theo mình không có cách thức nào cụ thể cho việc sống thử hơn là dựa vào chính tính cách của đối tượng sống thứ đó là phải có ý thức trách nhiệm đối với việc sống thử từ phía cả người nam và nữ, phái tự biết kềm chế bản thân và chịu trách nhiệm nếu có hậu quả”. - “Giới trẻ hiện nay đang có nhiều xu hướng muốn sống thử với người yêu. Một phần là do mong muốn sống cùng người yêu, mặt khác lại muốn theo kịp phong trào trên mạng xã hội. Tuy nhiên, sống thứ vẫn luôn tồn tại hai luồn ý kiến trái chiều, bản thân mỗi người hãy luôn tỉnh táo và chín chắn để đưa ra quyết định đúng đắn nhất cho cuộc đời của mình. Đứng để vì những sai lầm mà ảnh hưởng đến những chuyện sau này”. 11 lOMoARcPSD|15978022 3.2. TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH  Khái niệm sống thử: - Sống thử là một cụm từ thường xuyên xuất hiện trong những năm gần đây và dùng để chỉ một hiện tượng xã hội ngày càng phổ biến. - Về mặt pháp luật thì sống thử là hoạt động sống chung như vợ chồng của các cặp đôi chưa kết hôn hay còn gọi là vợ chồng phi hôn nhân. Nguồn: https://dhlaw.com.vn/  Liệu có nên sống thử hay không ?  Nên: - Tiết kiệm chi phí sinh hoạt: Vì mọi người đều sống xa quê nhà nên chi phí nhà ở và chi phí sinh hoạt là rất lớn, tiết kiệm cho các cặp đôi thường lựa chọn hình thức thuê trọ cùng nhau. Việc sống chung đã giúp cặp đôi tiết kiệm được rất nhiều tiền, đặc biệt là chi phí hẹn hò. - Hiểu thói quen sinh hoạt của người kia: Một số người ăn mặc ở nhà và không thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, nhưng họ luôn ngăn nắp khi ra đường. Có người quá lười nấu nướng, có người không thích mùi vị thức ăn bên ngoài nên luôn tự nấu nướng. Thói quen trong cuộc sống của một người không thể chỉ gặp mặt mà biết được, sống chung một nhà lâu ngày không gặp. - Hiểu rõ hơn về tính cách của nhau: Khi tức giận và cãi vã, con người rất dễ bộc lộ những phẩm chất xấu nhất của họ, đặc biệt là khi họ ở bên nhau, điều đó càng dễ nhìn thấu hơn. Khi bạn ốm, người đó quan tâm, chăm sóc như thế nào khi sống chung rồi mới rõ ràng. Như vậy, để biết mình có chịu được tính cách của một người hay không sống chung mới có câu trả lời chính xác nhất.  Không nên: - Định kiến xã hội: Những năm gần đây, xã hội Việt Nam không còn áp đặt những định kiến khó khăn như xưa, nhưng cũng chưa chấp nhận việc sống thử, đặc biệt là định kiến đã gây nặng nề cho người con gái. - Chẳng hạn, người mẹ khi kiếm con dâu, nếu phát hiện con gái chung sống trước hôn nhân thì nhất định phản đối, cho dù người sống với mình là con trai mình. Trong suy nghĩ của các bà mẹ, con gái sống thử là một người phóng túng và thích ăn diện, dù đã có gia đình thì khi gặp những người đàn ông khác, cô ấy sẽ không thể tự bảo vệ mình. Hay ví như sau khi chung sống, hai người cảm thấy không thể kết hôn và lựa chọn chia tay, liệu sau này người đàn ông của cô gái có chấp nhận kết hôn với người đã từng là vợ 12 lOMoARcPSD|15978022 - - - - - chồng với người đàn ông khác? Anh ta sẽ? Chắc chắn sẽ có những nghi ngờ và do dự. Không có không gian riêng tư, cảm giác nhàm chán: sống chung đòi hỏi chúng ta phải chấp nhận dành hết thời gian cho nhau, nghỉ ngơi, ăn uống, xem phim ...đều làm cùng nhau, bạn đi đâu, làm gì, gặp gỡ ai cũng khó mà không khai báo, cho nên việc có không gian riêng tư là không thể. Đồng thời, tần suất gặp gỡ thường xuyên khiến chúng tôi dễ dàng hiểu nhau, không có gì mới mẻ để tìm hiểu, lại tò mò nên sẽ nhanh chóng cảm thấy nhàm chán. Khi cãi vã và đổ vỡ mối quan hệ không biết sẽ đi đến đâu: những cuộc cãi vã khi sống chung với nhau chắc chắn sẽ xảy ra, rồi không ai muốn gặp nhau, và thường bỏ đi, nhưng biết đâu lại vào đấy. Chia tay còn mệt hơn, tôi mua cái này, bạn mua cái kia, chúng tôi mua cái này, biết chia thì ai ở, ai đi, tiền thuê nhà sau này thành gánh nặng. Có trường hợp vì vấn đề tài chính mà chia tay họ vẫn chọn ở chung một nhà, sau một thời gian thì một trong hai người đã có người mới, mối quan hệ “dây mơ rễ má” càng trở nên phức tạp và nặng nề. . Không có nghĩa vụ hoặc trách nhiệm rõ ràng: Sống thử là tự nguyện và không được pháp luật hay xã hội thừa nhận, vì vậy họ không phải chịu bất kỳ nghĩa vụ hôn nhân hoặc gia đình nào. Theo Luật Hôn nhân, điều này sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy là những bất đồng giữa hai vợ chồng trong cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt là những trường hợp khẩn cấp như mang thai hay thời kỳ chung sống kết thúc, việc phân chia tài sản chung của hai người cũng đã gây ra rất nhiều rắc rối và tranh cãi, vì những quyết định chung sống trước đây đều dựa trên cảm tính. Ngừng dựa vào cảm tính. Sống thử là một quyết định quan trọng nên trước khi đưa ra lựa chọn, hãy cân nhắc thật kỹ xem mình sẽ được gì và mất gì nếu sống chung với người này. Đừng chạy theo trào lưu, và cũng đừng nghĩ chỉ cần “cố gắng” là đủ mà bạn sẽ vô tình ôm nỗi đau quá lớn trong đời.  Thực trạng sống thử hiện nay của giới trẻ - Trong những năm gần đây, ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, đã xuất hiện một lối sống mới của giới trẻ: Những đôi nam nữ sống chung như vợ chồng không có đăng ký kết hôn. Sau một thời gian, nếu thấy phù hợp thì họ tiến tới hôn nhân chính thức, sẽ đăng ký kết hôn theo pháp luật. Còn nếu thấy không phù hợp, họ sẽ chia tay nhau, không cần đến pháp luật. Người ta 13 lOMoARcPSD|15978022 gọi đó là “sống thử”. Hiện tượng “sống thử” đã và đang trở thành một thứ “mốt” trong lối sống của giới trẻ hiện nay, không chỉ trong giới công nhân sống xa nhà mà còn cả ở những sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường. Theo thống kê của khoa xã hội học Đại học Mở TPHCM, năm 2010, có khoảng 1/3 các bạn trẻ sống thử trước hôn nhân: Lan, sinh viên năm thứ 2 trường Đại học Nông Lâm TPHCM, cho biết: “Ở xóm trọ của em, gần một nửa các bạn sống thử trước hôn nhân”. Tôi được một bạn công nhân chia sẻ, dãy phòng trọ của em có 10 phòng thì có đến 6 phòng “góp gạo thổi cơm chung”. - Mặt khác, “sống thử” đa phần là học đòi theo mốt chứ chưa có định hướng tương lai là có lấy nhau hay không. Xét theo truyền thống đạo đức, thuần phong mỹ tục của Việt Nam thì “sống thử” là một lối sống không phù hợp, không nên khuyến khích, nó có tác động xấu đến đời sống và mang lại nhiều hậu quả đáng tiếc cho bản thân và xã hội. Đồng thời, “sống thử” khó được toàn xã hội chấp nhận, người ta thường cho rằng đó là lối sống sai lầm, buông thả, phóng túng, làm băng hoại các giá trị đạo đức truyền thống, là một biểu hiện của sự xuống cấp về đạo đức trong lối sống thực dụng ngày nay. - Hơn nữa, “sống thử” còn là một trong những thực trạng của xã hội, nó đang có nguy cơ lan rộng trong cộng đồng Gen Z và cuộc sống hiện nay. Đối tượng được nói đến cách phổ biến, lại rơi vào các học sinh, sinh viên, công nhân, viên chức, hay người trẻ vốn phải sống xa nhà, thiếu thốn tình cảm, khó khăn trong cuộc sống nhưng lại chưa đủ bản lĩnh để bươn chải vào đời. Chuyện “sống thử” trước khi quyết định tiến tới hôn nhân có thực sự là một giải pháp tốt để tiến tới một cuộc hôn nhân hoàn hảo hay nó chỉ là "cái bẫy của một quan niệm suy đồi trong lãnh vực hôn nhân"? Nguồn: https://tgpsaigon.net/  Nguyên nhân dẫn đến việc sống thử - Nguyên nhân chủ quan:  Vì phải sống xa nhà, thiếu thốn tình cảm, vật chất từ nhỏ, cũng có thể do ganh đua, chạy theo tâm lý sai trái, vì học thuyết “thế tục” được tự do ban hành dưới nhiều hình thức trong đời sống xã hội. Có người không thích kết hôn khi sự nghiệp chưa ổn định, càng không thể để “con ngồi đấy, cha mẹ ngồi đâu”. Tư tưởng vững vàng giúp họ cởi mở hơn với xu hướng tình dục của mình và không còn e ngại trước dư luận. 14 lOMoARcPSD|15978022  Theo tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn, trưởng khoa tâm lý Đại học sư phạm TP.HCM cho rằng. “Một trong những nguyên nhân dẫn đến giới trẻ sống trước hôn nhân thiếu thốn tình cảm, sống buông thả”. - Nguyên nhân khách quan:  Vì cha mẹ không hạnh phúc, cảnh ồn ào, chửi bới, cãi vã hàng ngày trong gia đình là yếu tố khiến người trẻ không muốn tính đến chuyện kết hôn, ngược lại, họ coi hôn nhân như một ràng buộc, cùm kẹp, hoặc chỉ là cơ hội để người ta lợi dụng lẫn nhau. Đồng thời, do bố mẹ bồ bịch, mèo chuột, muốn “tìm của lạ” hay “ông ăn chả, bà ăn nem” nên không thuyết phục được con cái.  Hơn nữa, những bậc cha mẹ không quan tâm đến cuộc sống và cảm xúc của con cái họ cũng không khuyến khích con cái họ có một cuộc sống lành mạnh. Làm sao chúng không hư hỏng nếu họ chỉ biết rằng chúng được đi học và được trường lo lắng?  Theo thạc sĩ tâm lý nữ tu Hồ Thị Hạnh cho biết: “Do cha mẹ chỉ biết kiếm tiền, không quan tâm đến đời sống của con cái. Mà thực ra, cha mẹ đâu chỉ có kiếm tiền cho con là đủ mà còn phải biết đồng hành với con cái, nhất là ở lứa tuổi đang chập chững biết yêu”.  Văn hoá Phương Tây đang ngày và càng ngày trở thành xu hướng trong giới trẻ hiện nay, và hiện tượng “sống thử” đang trở thành mức báo động. Nhiều bạn trẻ bắt kịp xu hướng cho rằng việc đó là bình thường và có khi còn cảm thấy thật ngầu khi nói đến và nhận được ánh mắt cảm thán từ bạn bè : “ Thích thế !! Tao cũng muốn được như vậy nhưng tao không có người yêu.”  Theo tiến sĩ Vũ Gia Hiền: “Các bạn trẻ “sống thử” do lối sống dễ dãi của các bạn. Đồng thời, do ảnh hưởng của nền văn hóa “tốc độ”. Một số bạn trẻ quan niệm về tình yêu “rất hiện đại” hay còn gọi là “tình yêu tốc độ”. Cách đây không lâu, tôi có dịp đến thăm các bạn sinh viên sống ở khu nhà trọ, tôi thật bất ngờ trong một dãy phòng trọ, có khoảng một phần ba các bạn “sống thử” trước hôn nhân, hay còn gọi là “góp gạo thổi cơm chung”. Nguồn: https://vinaconnect.vn/van-de-song-thu-cua-gioi-tre-ngay-nay/  Mặt tích cực và tiêu cực của việc sống thử. 15 lOMoARcPSD|15978022  Tích cực: - Các cặp đôi sẽ có nhiều thời gian bên nhau hơn, tìm hiểu thói quen sinh hoạt, hoàn cảnh, cảm xúc của đối phương. - Chia sẻ các gánh nặng tài chính. - Kiểm tra sự hòa hợp của hai bên trước khi quyết định kết hôn. - Rèn luyện khả năng, đúc kết kinh nghiệm từ việc giải quyết các vấn đề mâu thuẫn xảy ra trong quá trình sống thử. - Thỏa mãn các nhu cầu trong đời sống hằng ngày. - Giải tỏa cảm xúc của bản thân, tránh gặp tiêu cực về mặt cảm xúc như sự cô đơn, lạc lõng.. 16 Downloaded by Quang Quang ([email protected]) lOMoARcPSD|15978022  Tiêu cực: - Vì sống thử không ràng buộc về mặt pháp lý nên khả năng xảy ra xung đột sẽ cao hơn và không được pháp luật bảo hộ về quyền lợi trong Luật Hôn nhân-Gia đình. - Đặc biệt là ở giới trẻ, một số người thiếu chín chắn, chưa trang bị kỹ năng sống đầy đủ sẽ dẫn tới ảnh hưởng xấu đến tâm lý sau khi sống thử, không còn cảm giác muốn yêu đương, tìm kiếm người khác thậm chí chai sạn về mặt cảm xúc. Không muốn tìm hạnh phúc trong tương lai nữa. - Vấn đề sức khỏe cũng rất đáng lo ngại. Bởi hầu hết những đối tượng sống thử thường là những người trẻ tuổi, thiếu kinh nghiệm sống và khả năng tài chính. Chưa có nhận thức rõ về biện pháp an toàn và phòng tránh thai ngoài ý muốn. - Dễ mắc các vấn đề như bệnh hoa liễu và mang thai. Có những trường hợp vì tuổi đời còn quá trẻ, chưa có nhận thức rõ về việc làm cha làm mẹ cũng như đủ điều kiện và kiến thức để chăm lo cho gia đình mới, mà nhiều bạn nam sẽ quyết định trốn tránh trách nhiệm để bạn nữ tự giải quyết hoặc là bạn nữ chọn nạo phá thai. Sẽ có nhiều trường hợp quyết định chăm lo cho con nhưng bị sảy thai trong thời gian chung sống, và hậu quả nặng nề nhất là vô sinh, thậm chí tử vong.  Đề xuất đến mọi người về việc sống thử: - Suy nghĩ về cảm xúc của bạn: Liệu bạn cảm thấy đó người đó có là người bạn thật sự muốn bên cạnh suốt đời không? Nếu sống thử bạn cảm thấy không hợp bạn có muốn tiếp tục sống chung hay muốn bắt đầu một mối quan hệ mới? - Suy nghĩ về mục tiêu của bạn: Bạn muốn chia sẻ một ngôi nhà với mục đích gì? Sống chung với người yêu để hiểu rõ nhau hơn, bù đáp tình cảm? Không thể lo liệu phí sinh hoạt một mình? Chúng mình có một đề xuất nhỏ đến các bạn, các bạn hay nghĩ thử nếu sống chung liệu những thói quen, lịch trình hằng ngày của mình có bị thay đổi hay không nếu thay đổi liệu bạn có cảm thấy khó chịu và chấp nhận điều đó? 17 lOMoARcPSD|15978022  Chỉ nên sống chung khi bạn đủ chín chắn với quyết định của mình. Đồng thời chúng mình không ủng hộ về việc sống thử này vì nó đem lại rất nhiều hệ luỵ xấu về sau nếu có vấn đề không mong muốn xảy ra!!!  Tuyên truyền: Nên có nhiều hơn nữa những trung tâm tư vấn để các bạn trẻ có thêm những thông tin, và được tư vấn trực tiếp ngay khi có những khúc mắc cần giải quyết. Sinh viên – học sinh nên được hỗ trợ và tuyên truyền nhiều hơn về việc “sống thử”.  Tầm nhìn xã hội rộng mở hơn, không gian bộc lộ cá tính của mỗi người thuận lợi hơn trước ... Nhưng chủ yếu vẫn là do giới trẻ không xác định được mục đích chung sống của mình. Hầu như không ai có thể trả lời chung sống là như thế nào, đó chỉ là câu hỏi về giới tính và hơn hết, chung sống ở đó để làm gì?  Vì vậy em đem đến mọi người đề tài này để phòng tránh cũng như ý thức hơn về “việc sống thử”. 18 lOMoARcPSD|15978022 PHẦN IV. LỜI CẢM ƠN Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, Chúng em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý thầy cô ở Đại Học Văn Lang với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường. Và đặc biệt, trong học kỳ này, khoa đã tổ chức cho chúng em được tiếp cận với môn học mà theo chúng em là rất hữu ích đối với sinh viên ngành Thiết kế Mỹ thuật số nói riêng cũng như tất cả các sinh viên thuộc các chuyên ngành khoa khác trong trường nói chung. Đó là môn học “Kỹ năng mềm”. Đặc biệt, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy/ TS. Trần Nhật Phương, người đã tận tâm hướng dẫn chúng em qua từng buổi học trên lớp, cũng như đã giúp đỡ và tạo điều kiện để chúng em hoàn thành bài báo cáo này. Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo của thầy thì em nghĩ bài thu hoạch này của em rất khó có thể hoàn thiện được. Một lần nữa, chúng em xin chân thành cảm ơn thầy. Cuối cùng chúng mình xin cảm ơn các bạn, anh, chị đến từ các trường đại học thuộc thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ, cung cấp những số liệu thực tế để nhóm chúng mình hoàn thành tốt bài báo cáo này. Bài thu hoạch được thực hiện trong khoảng thời gian gần 4 tuần. Bước đầu đi vào thực tế, tìm hiểu về lĩnh vực trong đời sống xã hội, kiến thức của chúng em còn hạn chế. Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót, chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn học cùng lớp để kiến thức của chúng em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn. Sau cùng, chúng em xin kính chúc quý thầy cô trong trường thật dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau. 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan