Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Dự án chăm sóc sức khỏe ngày hôm nay cho tôi hy vọng tương lai hơn vào ngày mai...

Tài liệu Dự án chăm sóc sức khỏe ngày hôm nay cho tôi hy vọng tương lai hơn vào ngày mai

.PDF
35
1
141

Mô tả:

lOMoARcPSD|15978022 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG VÀ TRUYỀN THÔNG KỸ NĂNG MỀM TIỂU LUẬN NHÓM CUỐI KÌ II DỰ ÁN: NGHIÊN CỨU VỀ CỘNG ĐỒNG LGBTQ+ TRÊN TOÀN THẾ GIỚI Giảng viên hướng dẫn : Thân Thế Tuyên Lớp : 212_71SSK020003_52 Sinh viên thực hiện : Nhóm 04 STT Họ và tên MSSV 1 Nguyễn Dương Đình Thế 2173201080394 2 Vũ Ngọc Phương Nhi 2173801070080 3 Nguyễn Hoàng Thiên Kim 4 Trần Huỳnh Hồng Tiên 2173201081256 5 Hoàng Thanh Hào 2173201080356 6 Nguyễn Thị Anh Minh 2173201081794 7 Lê Hoàng Mỹ Hà 2173201080011 8 Nguyễn Đinh Ngọc Hân 2173201080634 2173201080360 TP.Hồ Chí Minh,ngày 02 tháng 04 năm 2022 BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM 04 lOMoARcPSD|15978022 Tiểu luận cuối kì HỌ VÀ TÊN Mã sốố sinh viên Tham gia họp đầy đủ. Ý kiến đóng góp. Thời gian hoàn thành . Chất lượng nội dung. 25 25 25 25 Tổng Nguyễn Dương Đình Thế 2173201080394 25 25 25 25 100 Nguyễn Hoàng Thiên Kim 2173201080360 25 25 25 25 100 Vũ Ngọc Phương Nhi 2173801070080 25 25 25 25 100 Trần Huỳnh Hồng Tiên 2173201081256 25 25 25 25 100 Hoàng Thanh Hào 2173201080356 25 25 25 25 100 Nguyễn Thị Anh Minh 2173201081794 25 25 25 25 100 Lê Hoàng Mỹ Hà 2173201080011 25 25 25 25 100 Nguyễễn Đinh Ngọc Hân 2173201080634 25 25 25 25 100 LỜI CẢM ƠN Lời nói đầu tiên, chúng em xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến Trường Đại Học Văn Lang đã mở rộng và tạo điều kiện cho chúng em được sinh hoạt và cùng nhau làm việc, học tập trong môi trường tốt nhất mặc dù tình trạng dịch bệnh vẫn còn 2 Nhóm thực hiện:04 lOMoARcPSD|15978022 Tiểu luận cuối kì đang diễn ra phức tạp. Trường đã sắp xếp để khoa Quan Hệ Công Chúng – Truyền Thông của chúng em được học môn Kỹ năng mềm. Riêng lớp em 212_71SSK020003_52 được may mắn có sự dẫn dắt của thầy Thân Thế Tuyên. Mở đầu cho bộ môn là chuỗi những tiết học online vì tình hình dịch bệnh, nhưng điều đó cũng không gây ảnh hưởng gì đến chất lượng giảng dạy cũng như nội dung bài học mà ngược lại còn tạo cảm giác cho chúng em được gần gũi và rất hào hứng khi tham dự tiết học này. Tuy chúng em là những cô cậu sinh viên năm nhất lần đầu tiên đến với môi trường Đại Học còn gặp nhiều bất cập và chưa làm quen được hết với việc học online nhưng thay vào đó chúng em lại càng thêm phần may mắn khi được thầy truyền đạt những kinh nghiệm mà thầy đã từng gặp trong cuộc sống, trong công việc cũng như ngành nghề mà tụi em đang theo đuổi hay những bí kíp giúp tụi em khắc phục được bản thân khiến cho bản thân ngày càng hoàn thiện và trở nên tốt đẹp hơn. Mỗi tiết học trôi qua khiến chúng em càng thêm yêu thích bộ môn Kỹ năng mềm. Nhóm chúng em tin chắc rằng mỗi thành viên trong nhóm em nói riêng và từng thành viên trong lớp nói chung đều có riêng cho mình những bài học tâm đắc qua môn học cùng với sự dẫn dắt đầy nhiệt huyết của thầy. Những kĩ năng này sẽ trở thành bước đệm và tiền đề để chúng em có thể tiến xa, phát triển, hoàn thiện bản thân trong tương lai và mang đến những giá trị tích cực cho xã hội. Kỹ năng mềm là một môn học- một kỹ năng vô cùng quan trọng trong cuộc sống nói chung và ngành Quan hệ công chúng- Truyền thông nói riêng. Đây là một kĩ năng không thể tự dưng có được mà cần trải qua quá trình học hỏi và áp dụng thực tế. Nghe sơ qua thì có vẻ dễ, nhưng đến khi bắt tay vào học chính là cả một quá trình dài rèn luyện và trau dồi hàng tỷ những kiến thức nhỏ đến lớn. Với bài tiểu luận, chúng em mong thầy đọc và cảm nhận được đầy đủ sự tâm huyết, nhiệt tình, trân trọng qua từng câu chữ mà mỗi thành viên trong nhóm chúng em gửi gắm đến bộ môn cũng như gửi gắm đến thầy. Nhóm chúng em mong nhận được những lời nhận xét tận tình và góp ý từ thầy để chúng em khắc phục được những khuyết điểm và rút kinh nghiệm để hoàn thiện hơn từng ngày. Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy. Kính chúc thầy có nhiều sức khỏe! 3 Nhóm thực hiện:04 lOMoARcPSD|15978022 Tiểu luận cuối kì MỤC LỤC Lời Cảm Ơn.............................................................................................................2 Lời Mở Đầu.............................................................................................................. 4 Chương 1: Lịch sử hình thành và khái niệm về cộng đồng LGBTQ+.................5 1.1 Lịch sử hình thành........................................................................................5 1.2 Cơ sở lý luận,................................................................................................5 1.2.1 Khái niệm về LGBTQ+........................................................................5 1.2.2 Khái niệm về các thuật ngữ.....................................................................6 1.2.3 Khái niệm về bảng dạng giới...................................................................6 1.2.4 Khái niệm xu hướng tính dục..................................................................8 Chương 2: Pháp luật đối với những người thuộc cộng đồng LGBTQ+..............9 2.1 Những quy định liên quan đến quyền của LGBTQ+ trong khuôn khổ liên hợp quốc....................................................................................................................... 9 2.2 Tổng quan pháp luât quốc tế về bảo vê ṭquyền của người đồng tính................9 ṭ 2.2.1 Cơ sở hình thành......................................................................................9 2.2.2 Quá trình hình thành...............................................................................10 2.2.3 Quyền của cộng động LGBTQ+ trong khuôn khổ Liên hợp quốc..........10 2.3 Tại những nước không hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới.............................13 2.4 Tại những nước hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới.......................................14 2.5 Tại Việt Nam.................................................................................................15 2.6 Bất cập trong việc bảo vệ quyền....................................................................17 Chương 3 : Thực trạng và thay đổi cách nhìn nhận về cộng đồng LGBTQ+...17 3.1 Những nét văn hóa LGBTQ+........................................................................17 3.2 Cách nhìn nhận về cộng đồng LGBTQ+.......................................................19 3.2.1 Nguồn gốc của HIV và những bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục khác :............................................................................................................... 21 3.3 Các hoạt động, đề xuất để lấy lại quyền bình đẳng cho cộng đồng LGBTQ+22 3.3.1 Các hoạt động hiện có :..........................................................................22 3.3.2 Các hoạt động, đề xuất trong tương lai :.................................................24 3.4 Một số cá nhân nổi bật thuộc cộng đồng LGBTQ+.......................................27 Kết luận..................................................................................................................31 Tài liệu tham khảo.................................................................................................32 4 Nhóm thực hiện:04 lOMoARcPSD|15978022 Tiểu luận cuối kì 5 Nhóm thực hiện:04 lOMoARcPSD|15978022 Tiểu luận cuối kì LỜI MỞ ĐẦU Các vấn đề liên quan đến cộng đồng LGBTQ+ từ lâu đã hiện hữu trong xã hội của loài người nhưng trên thực tế sự kì thì dành cho những người thuộc cộng đồng này chỉ càng ngày càng được thể hiện rõ hơn khi xã hội ngày càng phát triển và các vấn đề về mối quan hệ dị tính được xem như là điều tự nhiên còn quan hệ đồng tính là một thứ gì đó cần được bài trừ và cần phải có những cách xử lý có thể nằm ở mức độ vô cùng tàn bạo. Từ đó, các vấn đề giành lại quyền dành cho các cá nhân thuộc cộng đồng LGBTQ+ đã ngày càng được phát triển hơn, quyền bình đẳng cũng như sự hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới đã được thông qua ở nhiều nước phát triển. Tuy nhiên, đây vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi ở nhiều nước trên thế giới và nhiều người vẫn chưa có cái nhìn cởi mở về cộng đồng và các nét văn hóa của cộng đồng. Hiểu được vấn đề đó nhóm 04 của lớp KNM 212_71SSK020003_52 đã tiến hành nghiên cứu cũng như đưa ra những giải pháp và hành động thiết thực nhất để hướng đến một tương lai nơi các cá nhân thuộc cộng đồng LGBTQ+ có thể được là chính mình mà không phải chịu đựng sự miệt thị, kì thị cũng như bị bài trừ bởi chính những người xung quanh , bài nghiên cứu này sẽ giúp mọi người có thể hiểu được rằng việc cộng đồng LGBTQ+ có mặt tốt và mặt xấu như mọi thứ khác, vấn đề chỉ là ta qua khắt khe cho một thế giới theo khuôn mẫu mà ta được học từ lâu. Bài tiểu luận của nhóm đã đặt ra hai tiêu chí rõ ràng trong số các mục tiêu hướng đến phát triển bền vừng bao gồm sức khỏe cuộc sống tốt và bình đẳng giới. 6 Nhóm thực hiện:04 lOMoARcPSD|15978022 Tiểu luận cuối kì CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ KHÁI NIỆM VỀ CỘNG ĐỒNG LGBTQ+ 1.1 Lịch sử hình thành Vào đầu thế kỉ XX, “homosexual” là một cụm từ được sử dụng phổ biến và rộng rãi tại Mỹ để chỉ những người đồng tính với ý nghĩa tiêu cực. Đến thập niên 50 và 60, từ nay dần được thay thế bởi từ “homophile”. Thập niên 70, từ “gay” được ra đời và được chấp nhận sử dụng bởi chính cộng đồng người đồng tính. Trong thời gian này, do vai trò của người phụ nữ trong xã hội không cho phép họ thể hiện tính hướng của bản thân nên mối quan hệ đồng tính luyến ái nữ không được biết đến nhiều. Sau sự xuất hiện của một vài tổ chức đấu tranh cho nữ quyền và quyền bình đẳng cho đồng tính nữ, từ “lesbian” dùng để chỉ “người đồng tính luyến ái nữ” phân biệt với “gay” – những người đồng tính luyến ái nam. Hai thành phần khác của cộng đồng LGBT là những người Bisexual – Người song tính và Transgender – Người chuyển giới có xung đột với những người đồng tính nam và nữ về sự khác biệt trong khuôn mẫu định hình cộng đồng. Mặc dù những xung đột giữa các nhóm này tới hiện nay đôi lúc vẫn còn xảy ra do bất đồng quan điểm nhưng hiện tại họ đã hướng tới cùng một mục tiêu xây dựng một cộng đồng lớn với mục đích thể hiện bản thân và giáo dục xã hội về những nhóm người có xu hướng đặc biệt. Với tiền đề như vậy, thuật ngữ LGBT bắt đầu xuất hiện trong những phát ngôn của những nhà hoạt động tại Mỹ vào năm 1988. Năm 1999 chứng kiến sự ra đời của Hiệp hội Lịch sử LGBT. Sau một vài tranh cãi, cụm từ LGBT đã được chính thức công nhận bởi cộng đồng. Hiện nay từ này không chỉ bao gồm những nhóm người được định danh trong tên gọi mà còn cả những nhóm nhỏ hơn. Năm 2016, một số nghiên cứu khảo sát của hãng truyền thống GLAAD, hiện nay thế hệ trẻ đang ưa chuộng sử dụng từ LGBTQ hơn so với cụm từ nguyên gốc. Họ cho rằng Queer với định nghĩa thể hiện tính khác biệt về xu hướng tính dục hay bản dạng giới. Điều này sẽ giúp họ thể hiện bản thân một cách linh hoạt hơn. Một biến thể khác của thuật ngữ này cũng được sử dụng phổ biến hơn là LGBTQ+ với ý nghĩa thể hiện được đa dạng các thành phần của cộng đồng. Tuy nhiên, trong con mắt của thế hệ lớn tuổi hơn thì Queer không phải là một từ mang ý nghĩa tích cực và có xu hướng bài xích thuật ngữ này. Đến nay, có thêm nhiều chữ cái mới và vấn đề vị trí giữa các chữ cái vẫn chưa được giải quyết. Nên nhiều người thường dùng LGBTQ+ để biểu thị rằng cộng đồng còn bao gồm những nhóm khác 1.2 Cơ sở lý luận, 1.2.1 Khái niệm về LGBTQ+ LGBTQ+ thể hiện sự đa dạng của các nền văn hóa nhân loại dựa trên xu hướng tình dục (sexual orientation), bản dạng giới (gender identity), thể hiện giới (gender expression), thiên hướng tình dục (sexual attraction). Xu hướng tình dục có các nhóm phổ biến: dị tính luyến ái (heterosexual), đồng tính luyến 7 Nhóm thực hiện:04 lOMoARcPSD|15978022 Tiểu luận cuối kì ái (homosexual), song tính luyến ái (bisexual), toàn tính luyến ái (pansexual), vô tính luyến ái (asexual)... theo bản dạng giới trái với giới tính sinh học (biological sex) của mình là người chuyển giới, ngược lại người có bản dạng giới phù hợp với giới tính sinh học là người hợp giới. LGBTQ+ là các chữ cái viết tắt của Lesbian (đồng tính luyến ái nữ), Gay (đồng tính luyến ái nam), Bisexual (song tính luyến ái), Transgender (chuyển giới) và Queer (có xu hướng tính dụng và bản dạng giới khác biệt, hoặc không nhận định mình theo bất kì nhãn nào) hoặc Questioning (đang trong giai đoạn tìm hiểu bản thân) Dấu + thể hiện sự tồn tại đa dạng của các nhóm khác trong cộng đồng như: Non-binary (phi nhị nguyên giới), intersex (liên giới tính)... 1.2.2 Khái niệm về các thuật ngữ LGBTQ+ là các chữ cái viết tắt của một cộng đồng thuộc những người có những giới tính khác nhau như: - Lesbian: đồng tính nữ - Gay: đồng tính nam - Bisexual: song tính - Transgender: chuyển giới - Q được chia thành hai nhóm + Queer: có xu hướng tình dục và bản dạng giới khác biệt hoặc không nhận định mình theo kỳ nhãn nào. + Questioning: trong giai đoạn tìm hiểu bản thân - “+” thể hiện sự tồn tại của các nhóm khác như: Non-binary (phi nhị nguyên giới), intersex (liên giới tính)... LGBTQ+ thể hiện sự đa dạng về văn hóa và được hình thành từ xu hướng tình dục ( sexual orientation), bản dạng giới (gender identity), thể hiện giới (gender expression) và thiên hướng tình dục (sexual attraction). 1.2.3 Khái niệm về bảng dạng giới Thuật ngữ “bảng dạng giới” được Robert J. Stoller đặt ra vào năm 1964. Bản dạng giới hay còn gọi là bản dạng giới là nhận thức chủ quan của một người về giới tính của họ. Bản dạng giới của một người có thể được xác định hoặc không với giới tính được chỉ định sau khi sinh dựa trên giới tính sinh học của họ. Bản dạng giới của một người thường được phản ánh trong việc đại diện cho giới tính, 8 Nhóm thực hiện:04 lOMoARcPSD|15978022 Tiểu luận cuối kì nhưng nó không phải lúc nào cũng phản ánh chính xác nhất mọi trường hợp. Mỗi người có thể có những hành vi, thái độ và ngoại hình tương ứng với một vai trò giới cụ thể, nhưng cách họ thể hiện chúng không nhất thiết phản ánh bản dạng giới của họ. Bảng nhận dạng giới tính của một người có thể là nam hoặc nữ hoặc họ có thể thuộc nhóm giới tính không kép, bao gồm các nhãn giới khác: vô tính, giới tính linh hoạt hoặc họ có thể là lưỡng tính, bán giới tính ... Trong hầu hết các xã hội, có sự phân chia các thuộc tính giới tính cho nam và nữ. Nhị phân giới tính được hầu hết mọi người tuân theo và bao gồm các kỳ vọng về nam tính cũng như nữ tính trong tất cả các khía cạnh của giới và giới tính: giới tính sinh học, bản dạng giới và biểu hiện giới tính. Một số người không xác định được một số hoặc tất cả các khía cạnh của giới tính được gán cho họ theo giới tính sinh học; một trong những người này là người chuyển giới, không có giới tính hoặc đa dạng về giới tính. Một số xã hội thừa nhận sự tồn tại của một hoặc nhiều giới tính không phải nam và nữ. Các khái niệm về bản dạng giới và xu hướng tình dục là khác nhau. Ví dụ, khi một người sinh ra là nam, họ tự xác định giới của mình là nữ ( bản dạng giới ), có sức hấp dẫn tình dục và / hoặc tình yêu với nam, người đó không phải là đồng tính luyến ái (đây là một người chuyển đổi giới tính khác giới). Mặt khác, một người đồng tính sẽ luôn xem mình là đàn ông (giống giới tính của họ lúc mới sinh), chứ không phải giới tính của mình là phụ nữ, và họ sẽ luôn có sự hấp dẫn về tình dục và / hoặc lãng mạn với những người đàn ông một cách dài lâu. - Các loại bản dạng giới thường thấy:  Chuyển giới: bản dạng giới khác với giới tính sinh học.  Người chuyển giới: người chuyển giới không muốn xác định mình theo bất kỳ giới tính nào.  Trans man: người chuyển giới xác định bản thân là nam.  Người phụ nữ chuyển giới: người chuyển giới xác định bản thân là phụ nữ.  Transfemale: người chuyển giới đã được chỉ định giới tính nam khi sinh ra nhưng họ nhận dạng được nhiều dấu hiệu của nữ bên trong cơ thể nhiều hơn là nam.  Transmasculine: người chuyển giới đã được chỉ định giới tính nữ khi sinh ra họ nhận biết nhiều dấu hiệu của nam bên trong cơ thể nhiều hơn là nữ.  Androgynous / gynoandros: người có danh tính là sự pha trộn ở các mức độ khác nhau giữa nữ và nam giới.  Giới tính trung tính / neutrois / giới tính trung lập: người ngăn chặn các đặc điểm được gán cho truyền thống là nam tính hoặc nữ tính.  Giới tính: người không tin vào giới tính và do đó không đồng nhất với bất kỳ. 9 Nhóm thực hiện:04 lOMoARcPSD|15978022 Tiểu luận cuối kì  Biggenus: người xác định bản thân có hai giới tính (ví dụ: nam tính và bạch cầu trung tính).  Đa giới / đa giới: người có nhiều hơn hai giới tính.  Chuyển giới: giới tính được chỉ định cho những người giữa hai giới tính, thường là giới tính nhị phân. Ngoài ra có một thuật ngữ dành cho những người dị tính ủng hộ việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới và đấu tranh cho quyền của cộng đồng LGBTQ+. Những người như thế thương được gọi là Straight ally. Ngược lại những người có sự kiên quyết trong việc phản đối hôn nhân đồng giới và bày tỏ sự kì thị sâu sắc được gọi là Homophobes. 1.2.3 Khái niệm xu hướng tính dục Xu hướng tính dục của cộng đồng LGBTQ+ Xu hướng tính dục là sự hấp dẫn về mặt tình cảm hoặc là mặt tình dục hoặc cũng có thể là cả hai được diễn ra trong thời gian dài đối với những đối tượng thuộc giới tính hoặc khác giới, cùng thuộc giới tính hoặc cùng thuộc giới, thuộc cả hai giới tính hoặc có nhiều hơn 1 giới. Sự hấp dẫn này thường được bào gồm trong 5 giới: dị tính luyến ái, đồng tính luyến ái song tính luyến ái, toàn tính luyến ái và vô tính luyến ái. Trong đó:  Dị tính luyến ái là bị hấp dẫn về tình cảm và tình dục của người khác giới. Xu hướng tình dục này được mọi người ủng hộ và đây cũng là xu hướng tính dục phổ biến nhất hành tinh  Đồng tính luyến ái hay còn gọi là đồng tính là bị hấp dẫn mặt tình cảm và mặt tình dục của người cùng giới. Xu hướng tính dục đồng tính luyến ái được chia làm 2 giới chính là đồng tính nam ( thường được gọi là “gay” ) và đồng tính nữ ( thường được gọi là les ). Hiện vẫn chưa thể xác định được chính xác số lượng người theo xu hướng tính dục này nhưng vẫn có thể thấy họ chiếm một lượng không hề nhỏ. Với việc xã hội ngày càng có nhiều hướng suy nghĩ hiện đại và tích cực thì những người theo xu hướng tính dục này ngày càng tự tin công khai thật giới tính của mình.  Song tính luyến ái là người có tình cảm và ham muốn tình dục với cả nam và nữ. Người có sở thích tình dục nghiêng về một giới tính nhất định hơn giới tính còn lại nhưng lại không độc nhất cũng tự cho rằng họ là người song tính.  Toàn tính luyến ái là chỉ sự hấp dẫn về mặt tình cảm và mặt tình dục với bất kì một giới tình nào. Xu hướng tình dục này có thể nói là một nhánh nhỏ của “song tính luyến ái”.  Vô tính luyến ái những người này không bị hấp dẫn bởi tình cảm hay tình dục. Vô tính luyến ái khác hoàn toàn với kiêng tình dục và độc thân vì nó có chiều hướng xuất phát bên trong cơ thể. Một số người vô tính vẫn có quan hệ tình 10 Nhóm thực hiện:04 lOMoARcPSD|15978022 Tiểu luận cuối kì dục với người khác nhưng chỉ vì làm thỏa mãn cho đối phương chứ không hề có ham muốn. Các nhà khoa học vẫn chưa giải thích được rõ nguyên nhân dẫn đến xu hướng tính dục này nhưng họ đã đưa ra giả thuyết cho rằng xu hướng tính dục này được xuất hiện bởi ba nguyên nhân chính đó là do di truyền, nội tiết tố và ảnh hưởng môi trường. Tuy chưa có giả thuyết nào có thể giải thích được nguyên nhân của xu hướng tính dục nhưng những các nhà khoa học vẫn ủng hộ các lý thuyết dựa trên cơ sở sinh học. không có bằng chứng nào xác thực được việc nuôi dạy hoặc trải nghiệm tuổi thơ ấu có ảnh hưởng đến xu hướng tính dục. Hiện nay ở tất cả các nền văn hóa trên thế giới xu hướng tính dục dị tính luyến ái chiếm đa số còn lại là đồng tính luyến ái và song tính luyến ái Chương 2: pháp luật đối với những người thuộc cộng đồng LQBTQw+ 2.1 Những quy định liên quan đến quyền của LGBTQ+ trong khuôn khổ liên hợp quốc Ở những nền văn hóa, trong những giai đoạn lịch sử cũng như thái độ đối với ham muốn tình dục, hành vi tình dục và các mối quan hệ nói chung ở mỗi quốc gia khác nhau thì có những nhận thức, thái độ đối với cộng đồng LGBTQ+ là khác nhau. Mỗi nền văn hóa có chuẩn mực riêng nên có nhiều nền văn hóa phản đối và có nền văn hóa chấp nhận tình yêu và tình dục đồng tính. Dẫn đến việc có những thái độ, cách nhìn khác nhau. Đó là kết quả của quá trình nhận thức lâu dài, đồng thời, sự thay đổi nhận thức, quan điểm, cách nhìn về người đồng tính, quan hệ giữa những người đồng tính luôn gắn liền với sự thay đổi nhận thức về tình dục. Xuất phát từ quan niệm nam là phải cưới vợ, nữ thì phải lấy chồng hay trong thế giới này, nhắc đến “cặp đôi” đồng nghĩa hiểu luôn là một người nam và một người nữ nên khi xuất hiện cặp đôi giữa hai người cùng giới tính, giữa người thường với người chuyển giới hoặc các nhóm giới tính đa dạng khác. Họ cho rằng điều này đi ngược lại với quy luật tự nhiên, cách nghĩ thông thường của xã hội, nên gán ghép cho những người cộng đồng LGBTQ+ là “bệnh hoạn”, “biến thái”, “xấu xa” hoặc “bẩn thỉu” “kì dị”,..Chính quan niệm này dẫn đến nhiều người từ chối tiếp xúc, giao tiếp với những người trong cộng động LGBTQ+ cũng như từ chối đọc, nghiên cứu các tài liệu khoa học về đồng tính vì cho rằng đó là những tài liệu có nội dung lệch lạc và đồi trụy. Do đó, xảy ra tình trạng các bạn trong cộng đồng LGBTQ+ bị kì thị, xa lánh, chửi bới và tệ hơn đó là bạo hành bởi gia đình, bạn bè, xã hội. 2.2 Tổng quan pháp luât quốc tế về bảo vê ṭquyền của người đồng tính ṭ 2.2.1 Cơ sở hình thành Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về quyền và nhân phẩm. Mọi người đều được phú bẩm về lý trí và lương tâm và vì thế phải đối xử với nhau trên tinh thần bác ái. Đây chính là Điều 1 của Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền năm 1948. 11 Nhóm thực hiện:04 lOMoARcPSD|15978022 Tiểu luận cuối kì Nguyên tắc này dựa trên nguyên tắc đạo đức xã hội mà bất kỳ quốc gia nào trong quá khứ, hiện tại và tương lai đều phải thừa nhận và tôn trọng, đó là “quyền tự nhiên” là tổng thể những quyền mà mỗi người khi sinh ra đã được hưởng. Nền tảng của quyền tự nhiên là các chuẩn mực về sự công bằng và nguyên tắc tự do của con người. Trong đó, người đồng tính, song tính, dị tính cũng như các chủ thể khác trong xã hội, có các quyền cơ bản gồm quyền được sống, được tự do và được mưu cầu hạnh phúc. 2.2.2 Quá trình hình thành. Từ đầu thập kỷ 1980, Châu Âu là một trong những nơi đầu tiên nỗ lực thúc đẩy, xây dựng quyền của cộng động LGBT cũng như cộng đồng mở rộng LGBTQ+ sau đó được mở rộng sang các châu lục khác và trên diễn đàn toàn cầu của Liên hợp quốc. Sự phát triển về quyền của người đồng tính trong hệ thống pháp luật ở châu Âu đã đặt nền tảng cho cuộc vận động trên diễn đàn Liên hợp quốc và ở những khu vực khác. 2.2.3 Quyền của cộng động LGBTQ+ trong khuôn khổ Liên hợp quốc. Bắt đầu từ năm 1993, vấn đề quyền của người đồng tính đã được nhắc đến trong Hội nghị nhân quyền thế giới lần thứ hai họp tại Viên (Áo) và trong các sự kiện quốc tế lớn về nhân quyền do Liên hợp quốc bảo trợ những năm sau đó. Trên diễn đàn Liên hợp quốc, bên cạnh những quốc gia ủng hộ, khá nhiều quốc gia đã công khai bày tỏ sự phản đối vấn đề quyền của người đồng tính, chủ yếu xuất phát từ những định kiến về văn hóa và tôn giáo. Đây chính là lý do chính khiến cho khuôn khổ pháp luật quốc tế về quyền của đồng tính phát triển một cách chậm chạp và hiện vẫn còn lạc hậu khá xa so với quyền của nhiều nhóm xã hội dễ bị tổn thương khác. Sở dĩ, những quyền này cần được công nhận bởi luật pháp vì pháp luật là sự cụ thể hóa các quyền tự nhiên của con người vào một cơ chế rõ ràng và được đảm bảo thực hiện bởi quyền lực nhà nước. Thông qua pháp luật các nghĩa vụ sẽ được tôn trọng và thực thi, các quyền trở thành quy tắc ứng xử bắt buộc và thống nhất chung trong xã hội. Có thể thấy việc thừa nhận và bảo vệ quyền của người đồng tính, một phạm trù của quyền tự nhiên chỉ mang tính khả thi khi được pháp luật chính thức hóa và pháp lý hóa. Nhắc đến luật pháp, các văn kiện, hiến chương đặt nền tảng cho việc xây dựng quyền của cộng đồng LGBTQ+ thì không thể không nhắc đến:  Hiến chương Liên Hợp Quốc Hiến chương Liên hơp ṭ quốc về quyền bình đẳng con người đã trở thành môt ṭtrong những văn kiện quốc tế tạo bước tiền đề để nâng cao quyền của cộng đồng LGBTQ+ trong hệ thống luật pháp quốc tế. Các quyền con người được thể hiện ngay trong lời nói đầu của Hiến chương: “Tuyên ngôn một lần nữa tin tưởng vào những quyền cở bản, nhân phẩm và giá trị của con người, ở quyền bình đẳng giữa nam và nữ”. Không những vậy, tại khoản 3, Điều 1, Hiến chương Liên Hợp Quốc cũng “khuyến khích phát triển sự tôn trọng trong các quyền của con người và các tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hoặc tôn giáo” [ Điều 1]. Một trong những nguyên tắc cơ bản và xuyên suốt của hiến chương là bình đẳng, 12 Nhóm thực hiện:04 lOMoARcPSD|15978022 Tiểu luận cuối kì không có sự phân biệt giữa mọi cá nhân xuất phát từ việc phân biệt đối xử về giới tính giữa nam và nữ. Mục đích đưa ra các nguyên tắc này nhằm yêu cầu có sự đối xử công bằng không dựa vào giới tính, dân tộc, tôn giáo và khẳng định các quyền tự do và bình đẳng giữa mọi cá nhân trong xã hội. Là cơ sở để tạo tiền đề xây dựng và bảo vệ các quyền con người và quyền của người đồng tính. Mặc dù Hiến chương Liên Hợp Quốc là văn kiện quan trọng trong việc khẳng định, bảo vệ và nâng cao các quyền con người, nhưng hiến chương chỉ nêu ra các nguyên tắc, nội dung chung về quyền của con người mà chưa đề cập rõ ràng đến cộng đồng LGBTQ+ và chưa có quy định cụ thể để bảo vệ người đồng tính khỏi sự phân biệt, đối xử này. Về sau, sự ra đời của văn kiện Tuyên bố của Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc (Commission on Human Rights, nay đã được thay thế bởi Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc) về “Xu hướng tính dục và quyền con người” (Sexual Orientation & Human Rights- một trong những văn kiện quốc tế đầu tiên của hệ thống Liên hợp quốc đề cập trực tiếp đến quyền của LGBTQ+. Văn kiện này được thông qua vào tháng 3/2005, do New Zealand đề xướng và nhận được sự ủng hộ của 32 quốc gia thành viên Ủy ban.  Một số văn kiện pháp lý của Liên Hợp Quốc về quyền của LGBTQ+. Truớc đây, mặc dù Tuyên ngôn thế giới về Nhân quyền năm 1948 đã khẳng định quyền con người nói chung (trong đó có quyền của người đồng tính nói riêng) cũng như sự ra đời của nhiều văn kiện khẳng định quyền của cộng đồng LGBTQ+ nhưng sự phân biệt đối xử, bạo lực đối với người đồng tính vẫn tiếp tục xảy ra trong xã hội. Thậm chí nhiều quốc gia vẫn đang hình sự hóa và xem đồng tính như là một loại tội phạm. Tình trạng này đã kéo dài trong nhiều năm qua và trở thành một trong những vấn đề nhân quyền được Liên Hơp Quốc đặc biệt quan tâm. Những lo ngại về vi phạm nhân quyền trong một thời gian dài đã khiến Hội đồng nhân quyền của Liên Hợp Quốc xem đây như là vấn đề cần được ưu tiên thảo luận để đưa ra những tuyên bố chung không chỉ về quyền của người đồng tính mà cả quyền của người song tính, vô tính và cả người chuyển giới. Trong những cuộc họp của Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc năm 2006 và 2008, những tuyên bố chung về quyền của người đồng tính, xu hướng tính dục và bản dạng giới đã được chính thức đề xuất và thảo luận xoay quanh mối quan tâm về luật phân biệt đối xử và nghĩa vụ của các quốc gia trong việc thực thi nhân quyền quốc tế. Và đến ngày 26 tháng 3 năm 2007 Bộ nguyên tắc Yogyakarta đã ra mắt như một Hiến chương toàn cầu về quyền của người đồng tính tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc ở Geneva, Thụy Sĩ. Bộ nguyên tắc được coi là một trong những văn bản pháp lý đầu tiên về quyền của người đồng tính, áp dụng các tiêu chuẩn pháp lý quốc tế có tính ràng buộc, đóng vai trò diễn giải của các Hiệp ước quốc tế về quyền con người. Bộ nguyên tắc Yogyakarta đưa ra các quy định về nội dung các quyền mà người đồng tính 13 Nhóm thực hiện:04 lOMoARcPSD|15978022 Tiểu luận cuối kì đương nhiên được hưởng thụ, ngăn cấm sự phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tính dục, ngăn cấm sự xâm phạm trái pháp luật đến đời sống riêng tư, gia đình của người đồng tính, xóa bỏ những rào cản ngăn những người đồng tính tiếp cận, hưởng thụ các quyền. Những người đồng tính sẽ được quan tâm chăm sóc sức khỏe, được hưởng thụ các quyền giáo dục, được pháp luật bảo vệ...và được tham gia một cách bình đẳng vào đời sống chính trị - xã hội. Ra đời ngay vào thời điểm mà vấn đề về quan hệ đồng tính, người đồng tính và quyền của người đồng tính đang tranh cãi diễn ra trên rất nhiều mặt của đời sống xã hội. Khi các kết quả của nghiên cứu khoa học về sự xuất hiện của hiện tượng đồng tính còn chưa có câu trả lời chính thức, nhưng cũng là cơ sở để chúng ta biết rằng đồng tính không như mọi người vẫn nghĩ là bệnh hoạn, là đua đòi, là tệ nạn xã hội, tình dục là thứ mà những người đồng tính quan tâm...Có thể nói, sự ra đời của Bộ nguyên tắc đã đánh dấu một mốc son trong Lịch sử Nhân quyền của nhân loại. Sự ra đời của Nguyên tắc đã trở thành một trong những động lực thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa sự nỗ lực đấu tranh của Liên hợp quốc cho những quyền cơ bản của con người nói chung, trong đó có người đồng tính. Và đối với các quốc gia của thế giới tự do thì Bộ nguyên tắc cũng trở thành điều kiện đủ để vận động đưa các Nguyên tắc Yogyakarta vào trong pháp luật của mỗi quốc gia. Bên cạnh các văn kiện và ấn phẩm kể trên, vấn đề quyền của người đồng tính còn được đề cập trong một loạt phát biểu của Tổng thư ký Liên hợp quốc và Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc trong khoảng một thập kỷ gần đây. Những phát biểu đó đã nêu rõ tính chất, yêu cầu bảo vệ nhân phẩm, tính mạng và các quyền bình đẳng của người đồng tính, cũng như sự cần thiết phải có những hành động phối hợp cả ở cấp độ quốc gia và quốc tế trong vấn đề này. Cụ thể, trong Phiên họp thứ 19 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc vào tháng 3/2012, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon đã có bài phát biểu trong đó mô tả những hành vi bạo lực và phân biệt đối xử với những thành viên của cộng đồng người đồng tính, song tính, chuyển giới là “tấn bi kịch lớn đối với những ai có lương tri và là vết nhơ đối với lương tâm của chúng ta”. Đây là những phát biểu thể hiện rất rõ ràng và mạnh mẽ quan điểm của Liên hợp quốc là ủng hộ các quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới. Mặc dù trong những năm gần đây diễn biến về sự nhận thức và hành động thúc đẩy quyền của người đồng tính đã phát triển nhanh chóng nhưng vẫn chưa có một điều ước riêng, rõ ràng về quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới nói chung và quyền của người đồng tính nói riêng. Tuy nhiên, có thể thấy được sự nỗ lực của Liên hợp quốc trong việc chống lại hành vi vi phạm nhân quyền đối với người đồng tính. Qua đó ta thấy, những văn kiện pháp lý quốc tế có ý nghĩa toàn cầu là sơ sở pháp lý quan trọng trong việc thúc đẩy thực hiện và bảo vệ các quyền con người nói chung và quyền của người đồng tính nói riêng. Đó chính là cơ sở cho việc xoá bỏ các hành 14 Nhóm thực hiện:04 lOMoARcPSD|15978022 Tiểu luận cuối kì động kì thị, phân biệt giới tính và cơ sở này chỉ mang tính khả thi khi được pháp luật chính thức hóa và pháp lý hóa. 15 Nhóm thực hiện:04 lOMoARcPSD|15978022 Tiểu luận cuối kì 2.3 Tại những nước không hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới Hiện nay trên thế giới vẫn còn khá nhiều quốc gia không đồng ý hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới ( chỉ 34 quốc gia hợp pháp hóa tính đến năm 2021 ), ở các quốc gia này bản thân hành vi đồng tính luyến ái sẽ bị coi là hành vi tội phạm. Có tới 80 quốc gia/các vùng lãnh thổ xem hành vi này như là tội phạm, có nơi còn áp dụng hình thức tử hình đối với những người có hành vi đồng tính luyến ái. Một số quốc gia khác không coi đồng tính luyến ái là tội phạm, nhưng họ cũng không công nhận hôn nhân đồng giới. Đối với những quốc gia không hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới, có nhiều quan điểm cho rằng:  Hành vi này đi ngược lại chuẩn mực của xã hội vốn có, làm mất đi truyền thống hòa thuận gia đình, nối dõi tông đường Quyền bảo vệ người đồng tính trong quan hệ đạo đức gia đình và quan niệm hôn nhân của người Trung Quốc, bên nào nặng, bên nào nhẹ? Từ quan điểm của các tiêu chuẩn đánh giá lợi ích, nó chắc chắn quan trọng hơn đạo đức của hôn nhân. Bởi lẽ, quyền của tình yêu đồng giới không nhất thiết phải thông qua sự bảo vệ của pháp luật. Nhưng nếu phủ nhận luân lý truyền thống về hôn nhân thì sẽ làm xáo trộn sự cân bằng nam nữ, vi phạm quy luật sinh sản tự nhiên của con người, làm mất đi sự quân bình "âm dương trung hòa" trong quan niệm truyền thống, từ đó ảnh hưởng đến tính bổ sung, hòa hợp. . của gia đình truyền thống Trung Quốc, hậu quả thật khó tưởng tượng.  Việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới không có lợi cho sự phát triển lành mạnh của trẻ em: Nếu tình yêu, hôn nhân đồng tính có thể được hợp pháp hóa, thì con cái của họ sẽ bị vây quanh bởi những tin tức về đồng tính, cũng như khuyến khích trẻ em lựa chọn đồng tính như một người bạn đời còn lại, điều này sẽ làm thay đổi xu hướng tính dục của con cái họ. Chúng ta không thể để cho những đứa trẻ ngày nay được bình thường, nhưng sau này, vì ảnh hưởng của “tình yêu đồng giới”, bị “tẩy não” bởi quan niệm về tình yêu đồng giới, khiến chúng không thể đưa ra những quyết định đúng đắn.  Hôn nhân không phải là quyền tự do của mỗi cá nhân mà còn là bằng chứng quan trọng của nền văn minh nhân loại: Nếu hôn nhân đồng giới được pháp luật cho phép thì có nên cho phép chế độ đa thê (một nam và một nữ có thể có nhiều hơn một vợ chồng) không? Hôn nhân hợp pháp là một vấn đề cần hết sức thận trọng mỗi chúng ta phải tính đến điều này trong nền văn minh mà chúng ta đang sống. Nếu một xã hội thoát khỏi những khái niệm lý thuyết đạo đức niềm tin quan niệm gia đình và hình thức sống đã được kế thừa lâu đời này thì xã hội đó chắc chắn sẽ rơi vào hỗn loạn. Hôn nhân và gia đình sẽ gắn liền với kết cấu được thiết lập của nền văn minh xã hội loài người. Do đó càng có nhiều lý do để cống hiến cho việc duy trì sự tôn kính cơ bản này. 2.4 Tại những nước hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới 16 Nhóm thực hiện:04 lOMoARcPSD|15978022 Tiểu luận cuối kì Tính đến nay số lượng các quốc gia đã hợp pháp hóa vấn đề hôn nhân đồng giới trên thế giới vẫn còn là thiểu số trên tổng số các quốc gia trên thế giới. Các nước có thể kể đến như : Mỹ, Hà Lan, Anh, Bỉ ... và gần đây nhất là Đài Loan. Tại các nước đã hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới, ta có thể thấy rất rõ việc các cặp đôi thuộc cộng đồng LGBTQ+. Họ được là chính mình, họ được kết hôn, có quyền được nhận nuôi hoặc sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để có thể có con và trên hết đứa trẻ vẫn phát triển bình thường và có thể nói rằng có phần tốt hơn so với cách các cặp đôi dị tính nuôi dạy trẻ nhỏ. Theo nghiên cứu mới của một số nhà kinh tế học châu Âu, con cái của các cặp vợ chồng đồng tính có thành tích ở trường tốt hơn so với những đứa trẻ được nuôi dạy bởi một người mẹ và một người cha. Một cuộc nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà kinh tế học Deni Mazrekaj, Kristof de Witte và Sofie Cabus trực thuộc trường đại học KU Leuven của Bỉ. Họ đã sử dụng dữ liệu của chính phủ để theo dõi và đánh giá tất cả trẻ em được sinh ra tại Hà Lan từ năm 1995. Lý do vì Hà Lan là quốc gia đầu tiên trên thế giới hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới vào năm 2001 và có nhiều chính sách hỗ trợ cho các cặp đôi đồng tính. Kết quả cho thấy những đứa trẻ được nuôi dưỡng bởi các cặp đôi đồng tính có điểm kiểm tra cao hơn ở cấp tiểu học và trung học. Chưa hết, chúng còn có khả năng tốt nghiệp phổ thông cao hơn khoảng 7% so với trẻ em được nuôi bởi các cặp vợ chồng khác giới. Điểm độc đáo của nghiên cứu này là nó theo dõi việc giáo dục xuyên suốt của hàng ngàn trẻ em sinh ra tại Hà Lan từ năm 1995 đến năm 2005. Dữ liệu thu thập được bao gồm thông tin về hiệu suất giáo dục của con cái cũng như dữ liệu về thu nhập của cha mẹ và gia đình. Các nghiên cứu tương tự trước đây thường có cỡ mẫu nhỏ, chỉ vài chục trẻ em hoặc sử dụng dữ liệu của Cục điều tra dân số Mỹ vốn không đáng tin cậy. Ngoài ra Hà Lan cũng được biết đến là một trong những nước đi đầu trong việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới, và việc giáo dục cho trẻ nhỏ từ rất sớm về vấn đề này thực tế không làm ảnh hưởng xấu tới cách các con nhìn nhận về thế giới cũng như là chuyện xu hướng tính dục của một người mà còn giúp các bé có cái nhìn màu sắc hơn về cuộc sống và hiểu được rằng ta cần phải chấp nhận sự khác biệt của nhau để có thể cùng nhau đi lên. 2.5 Tại Việt Nam Ở Việt Nam từ trước đến nay chưa ghi nhận luật cấm quan hệ tình dục đồng tính. Pháp luật Việt Nam chưa bao giờ đưa ra luật cấm đối với người đồng tính, luật Hồng Đức cũng không nhắc đến đồng tính. Khi pháp xâm chiếm nước ta họ cũng không cấm đoán việc đồng tính trên thuộc địa của họ. Mại dâm nữ là điều vi phạm pháp luật nhưng luật pháp lại không nói gì với mại dâm nam. Tuy nhiên những hành vi đồng tính có thể bị khởi tố dưới các tội danh như “vi phạm luân lý”. Có những trường hợp 17 Nhóm thực hiện:04 lOMoARcPSD|15978022 Tiểu luận cuối kì hiếm hoi mà hành vi đông tính bị trừng phạt trước pháp luật đó là “ngoại tính” và “hãm hiếp”.  Hôn nhân đồng giới Trước đây vào khoảng năm 1990, đã có một vài đám cưới đồng tính xuất hiện tại các tỉnh thành. Ngày 7 tháng 4 năm 1997 tại thành phố Hồ Chí Minh đã xuất hiện đám cưới đồng tính đầu tiên là một cặp đông tính nam. Khi được báo đài đưa tin thì đã bị nhiều người dân phản đối. Đến ngày 7 tháng 3 năm 1998 đã có một cặp đồng tính nữ tổ chức đám cưới tại Vĩnh Long, nhưng xin giấy kết hôn thì không được chính quyền chấp nhận. Sau đám cưới này chính phủ đã ban hành lệnh cấm đối với hôn nhân đồng tính vào tháng 6 năm 1998. Vào năm 2002 Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đồng tính luyến ái được xem là vi phạm pháp luật cần phải bài trừ như “mại dâm” và “ma túy”. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 điều 36 khoản 1 đã quy định hôn nhân là “một vợ- một chồng, vợ chồng bình đẳng”, do vậy nếu quy định về kết hợp dân sự (chung sống đồng giới) là việc sai trái với hiến pháp Việt Nam. Vì nếu chung sống như vậy thì sẽ không có ai là vợ hoặc là chồng. Theo nguyên tắc các bộ luật phải tuân theo hiến pháp, vì vậy mọi bộ luật tại Việt Nam không được phép công nhận hôn nhân đông giới. Nhưng năm 2014 Luật hôn nhân và gia đình đã được sửa đổi Pháp luật Việt Nam đã bỏ lệnh cấm hôn nhân đông giới nhưng cũng không thừa nhạn hôn nhân đông giới tức là mọi cặp đồng tính đều có thể sống chung với nhau như vợ chông nhưng không được chấp nhận và khi có mâu thuẫn gì xảy ra họ không được áp dụng Luật hôn nhân và gia đình để giải quyết mà sẽ áp dụng Luật dân sự để giải quyết trước pháp luật. Như vậy ở Việt Nam hôn nhân đồng giới không bị cấm cản và cũng không được chấp nhận. Ngoài ra các cặp vợ chồng đồng tính không được nhận con nuôi thành con riêng của cặp vợ chồng đồng tính. Bên cạnh đó việc mang thai hộ cho cặp đôi đồng tính nam là hoàn toàn không được vì đây được coi như là một việc buôn bán mại dâm. Hiện tại về vấn đề sức khỏe của những người thuộc cộng đồng LGBTQ+ đã có những cơ sở khám bệnh có cả dành cho những người thuộc cộng đồng này cho thấy việc Việt Nam có thể không cấm hôn nhân hay quan hệ đồng giới nhưng cũng không hợp pháp hóa nó nhưng vẫn có thể khiến cho đất nước giúp cho những người thuộc cộng đồng LGBTQ+ có được cho bản thân họ một môi trường thoải mái nhất có thể, việc Việt Nam chưa hợp pháp hóa cũng có thể hiểu được vì nếu điều này được thông qua thì sẽ gây ra nhiều xung đột trong xã hội vì nước ta vừa là một nước Á Đông đồng thời cũng đã có những suy nghĩ đã ăn sâu vào tiềm thức con người nơi đây nên sẽ khó thay đổi được trong thời gian sớm.  Quyền của người chuyển giới 18 Nhóm thực hiện:04 lOMoARcPSD|15978022 Tiểu luận cuối kì Năm 2005 pháp luật Việt Nam ban hành lệnh cấm cho cho việc chuyển đổi giới tính. Theo đó, người được phép chuyển đổi giới tính là người được yêu cầu xác nhận lại giới tính của mình khi họ bị khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc một giới chưa được xác định chính xác. Bên cạnh đó chính phủ ban lệnh cấm đối với hành vi chuyển đổi giới tính khi cơ thể hoàn thiện không bị dị tật và đã xác định rõ được giới tính của mình. Nhưng vào năm 2015, bộ Luật dân sự 2015 đã thừa nhận quyền chuyển đổi giới tính tại điều 37 đây là điều nổi bật nhất văn bản. Như vậy việc chuyển đổi giới tính là quyền quyết định của cá nhân và không còn ai có thể cấm cản được nữa. Năm 2017 pháp luật ban hành văn bản nói rằng người chuyển đổi giới tính có nghĩa vụ phải đi thay đổi đăng kí hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Điều này sẽ mang lại nhiều quyền lợi ích đối với người chuyển đổi giới tính. Như vậy pháp luật Việt Nam đã cho phép việc chuyển đổi giới tính.  Những quyền vẫn chưa được pháp luật bảo vệ cho cộng đồng LGBTQ+ Tuy là đã được pháp luật chấp nhận giới tính và chấp nhận việc chuyển đổi giới tính nhưng pháp luật Việt Nam vẫn chưa có nhiều quyền lợi đến với người thuộc cộng đồng LGBTQ+ như:  Luật chống đối xử trong việc làm: hiện nay còn khá nhiều người kì thị cộng đồng LGBTQ+ và những ai thuộc cộng đồng LGBTQ+ sẽ được họ giao cho những công việc nặng nhọc và trả lương không thích đáng  Luật chống phân biệt đối xử trong việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ: có những nơi kì thị cộng đồng LGBTQ+ sẽ mang đến dịch vụ thấp hơn số tiền những người thuộc cộng đồng LGBTQ+ trả cho họ. Ví dụ như cùng là một số tiền cùng một dịch vụ nhưng người thuộc cộng đồng LGBTQ+ sẽ không được chăm sốc chu đáo hơn người bình thường.  Luật chống phân biệt đối xử trong tất cả các lĩnh vực khác: những người miệt thị cộng đồng LGBTQ+ họ sẽ thường chế diễu chê bai coi thường người đồng tính đôi khi là dùng bạo lực. Vì thế, pháp luật cần ban hành những bộ luật bảo vệ những người đồng tính để mang lại một xã hội văn minh và công bằng. 2.6 Bất cập trong việc bảo vệ quyền Mặc dù đồng tính luyến ái đã không còn bị coi là phạm pháp tại nhiều nơi ở phương Tây, nhiều nước phát triển đã hợp pháp hóa đồng tính luyến ái và cấm kỳ thị người đồng tính trong công việc, cư trú và dịch vụ. Tính tới năm 2015, đã có hơn 20 quốc gia công nhận hôn nhân đồng tính. Ngoài ra, nhiều quốc gia khác hiện đã công nhận quyền kết hôn của người đồng tính dưới hình thức kết hợp dân sự hoặc đăng ký chung 19 Nhóm thực hiện:04 lOMoARcPSD|15978022 Tiểu luận cuối kì sống, một hình thức để những cặp đôi đồng giới hợp pháp hóa việc chung sống với nhau và hưởng một số quyền, nghĩa vụ giống như như hôn nhân của các cặp khác giới. Tuy nhiên, tính đến tháng 7 năm 2015, vẫn có 72 nước có luật hình sự hóa đồng tính luyến ái, hầu hết số đó nằm ở châu Á và châu Phi. Trong số trên có 7 nước hồi giáo có hình phạt tử hình với người đồng tính luyến ái. Quyền của cộng đồng LGBTQ+ vẫn chưa được công nhận ở nhiều nước. Ở những quốc gia Hồi giáo như Indonesia đã ban hành luật cấm nghiêm khắc chống lại người đồng tính. Quan hệ tình dục đồng tính có thể bị phạt 20 năm tù và bị đánh roi ở Malaysia. Năm 2003 ở Đài Loan, một dự luật được đưa ra để công nhận hôn nhân đồng tính đã không đạt đủ số phiếu để thông qua. Ở Nhật Bản, văn hóa và những tôn giáo lớn không có thái độ thù ghét những cá nhân đồng tính, nước này không có luật nào chống lại đồng tính luyến ái nhưng hôn nhân đồng tính thì không được công nhận. Điều này có thể là do ảnh hưởng từ nhiều yếu tố như: quan niệm truyền thống, tín ngưỡng, tôn giáo. Chương 3 : Thực trạng và thay đổi cách nhìn nhận về cộng đồng LGBTQ+ 3.1 Những nét văn hóa LGBTQ+ * Nghê ṭ thuâ ṭt giả gái Giả gái, tên tiếng Anh là “Drag” (Dress Resembling A Girl – tức là ăn mă ṭc giống như mô ṭt cô gái), được khởi nguồn do tình trạng thiếu hụt diễn viên nữ ở phương Tây nửa cuối thế kỉ XIX, cho đến hiê ṭn nay đã trở thành mô ṭt nét đẹp văn hóa quen thuô ṭc trong cô ṭng đồng người LGBTQ+. Nghê ṭ sĩ giả gái thường được gọi bằng cái tên “Drag Queen”. Họ có các buổi trình diễn cũng như các cuô ṭc thi riêng dưới nhiều hình thức hấp dẫn. Nổi tiếng nhất có thể kể đến chương trình thực tế mang tên “RuPaul’s Drag Race”, tạm dịch “Cuô ṭc đua giả gái của RuPaul”, được công chiếu trên sóng truyền hình nước Mỹ. * Nghề làm “đồng cô” 20 Nhóm thực hiện:04
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan