Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu động vật nước

.DOC
8
107
135

Mô tả:

CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT CHỦ ĐỀ NHÁNH: ĐỘNG VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC Từ ngày 3 tháng 1 năm 2016 đến 7 tháng 1 năm 2016 HOẠT ĐỘNG GÓC Nội dung - Góc phân vai: Đóng vai gia đình, người bán hải sản, các động vật sống dưới nước, chơi nấu ăn. - Góc nghệ thuật : Tô màu, di màu, cắt dán, vẽ, nặn hình con cá. Chơi nhạc cụ, nghe âm thanh, nghe hát, múa vận động một số bài hát , đọc thơ, dồng dao, ca dao, trò chơi dân gian quen thuộc. - Góc thư viện: Xem tranh truyện về các con vật sống dưới nước, tìm hiểu ích lợi của chúng. - Góc xây dựng: Xây ao thả cá, ghép hình các con vật sống dưới nước, chơi xếp hình khối nhỏ tạo ra hình con cá. - Góc học tập: Phân loại các hình hình học. Làm bộ sưu tập về các loại cá, phân loại tôm, cua ,cá và đặt số tương ứng. con vật, chơi nhận biết số lượng tron phạm vi 4. Phân biệt các hình, làm bộ sưu tập các con vật sống trong rừng. - Góc thiên nhiên: Chơi vật chìm, vật nổi. I. Mục đích yêu cầu * Kiến thức - Trẻ biết thể hiện vai chơi, biết thể hiện đúng vai chơi của mình, biết sử dụng đồ chơi một cách sáng tạo. Biết tạo bố cục mô hình. * Kỹ năng - Rèn luyện cho trẻ kỹ năng sáng tạo, biết bàn bạc liên kết các nhóm, sử dụng màu phù hợp, biết thao tác với đồ vật, phát triển ngôn ngữ giao tiếp. Kỹ năng tạo hình: Vẽ, nặn, xé, cắt dán …. * Thái độ - Giáo dục: Trẻ thông qua hoạt động chơi trẻ có kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống, kỹ năng sáng tạo thông qua vai chơi, biết nhường nhịn, không tranh giành nhau khi chơi. Có tinh thần đoàn kết, biết giúp đỡ bạn II. Chuẩn bị * Đồ dùng của cô Sắp xếp đồ dùng đồ chơi chu đáo hợp lý, thuận tiện cho việc bao quát của cô và việc chơi của trẻ. - Chuẩn bị đồ chơi phong phú đa dạng ở từng góc. * Đồ dùng của trẻ - Góc phân vai: Đóng vai gia đình, người bán hải sản, các động vật sống dưới nước, chơi nấu ăn. - Góc nghệ thuật : Tô màu, di màu, cắt dán, vẽ, nặn hình con cá. Chơi nhạc cụ, nghe âm thanh, nghe hát, múa vận động một số bài hát , đọc thơ, dồng dao, ca dao, trò chơi dân gian quen thuộc. - Góc thư viện: Xem tranh truyện về các con vật sống dưới nước, tìm hiểu ích lợi của chúng. - Góc xây dựng: Xây ao thả cá, ghép hình các con vật sống dưới nước, chơi xếp hình khối nhỏ tạo ra hình con cá. - Góc học tập: Phân loại các hình hình học. Làm bộ sưu tập về các loại cá, phân loại tôm, cua ,cá và đặt số tương ứng. con vật, chơi nhận biết số lượng tron phạm vi 4. Phân biệt các hình, làm bộ sưu tập các con vật sống trong rừng. - Góc thiên nhiên: Chơi vật chìm, vật nổi. * Nội dung tích hợp - Hát “ Cá vàng bơi ” III. Tổ chức hoạt động Hoạt động của trẻ Hoạt động của cô * Hoạt động 1: Bé cùng trò chuyện - Cô và trẻ cùng hát bài “Cá vàng bơi" - Trẻ hát - Bài thơ nói về con vật gì? - Trẻ trả lời - Con cá là con vật sống ở đâu? - Ngoài con cá ra còn có biết con vật nào sống dưới nước nửa ? Giáo dục: Trẻ biết động vật sống dưới nước là - Trẻ lắng nghe nguồn hải sản – Thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao đối với sức khỏe con người, muốn bảo vệ nguồn hải sản thì phải biết đánh bắt có kế hoạch, kết hợp nuôi trồng, phát triển các loại động vật sống dưới nước * Hoạt động 2: Bé cùng thảo luận - Trong lớp mình có mấy góc chơi? - Trẻ trả lời câu hỏi của cô - Đó là những góc chơi nào? - Con thích chơi ở góc nào nhất? - Con sẽ chơi đồ chơi gì ỡ góc chơi này? Cần có những đồ dùng, nguyên liệu như thế nào? - Gợi ý cho trẻ nêu lên ý thích của trẻ. - Trẻ thảo luận cùng bạn * Hoạt động 3: Qúa trình chơi - Trẻ về góc chơi, cô quan sát bao quát trẻ. - Quan sát trẻ thảo luận nội dung chơi - Cô đến từng nhóm trẻ hướng dẫn, động viên cho - Chú ý nghe cô hướng dẫn. trẻ thể hiện tốt vai chơi mà bạn phân công. - Chú ý tạo ra được sản phẩm ở từng góc chơi. * Hoạt động 4: Nhận sét sau khi chơi - Cô cho trẻ tham quan tất cả các góc chơi rồi đưa - Trẻ nhận xét theo ý trẻ ra ý kiến nhận xét chung. - Giáo dục trẻ biết giúp đỡ nhau trong mọi hoạt động cùng bạn. - Cho trẻ thu dọn đồ chơi Kết thúc hoạt động - Trẻ lắng nghe. - Trẻ cất đồ chơi. ****************************************************************** Thứ hai ngày 3 tháng 1 năm 2016 HOẠT ĐỘNG CHƠI NGOÀI TRỜI ĐỀ TÀI: TRÒ CHUYỆN VỀ CÁC CON VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC TC: LỘN CẦU VỒNG CHƠI TỰ DO I/ Yêu cầu * Kiến thức: - Trẻ biết được tên gọi, ích lợi, đặc điểm của các con vật sống dưới nước * Kỹ năng: - Phát triển khả năng quan sát, so sánh, phân biệt nhanh đặc điểm về cấu tạo của các con vật sống dưới nước . - Rèn kỹ năng chú ý phát triển ngôn ngữ cho trẻ. - Phát triển thể lục cho trẻ khi tham gia chơi trò chơi. * Thái độ: - Giáo dục trẻ hứng thú tham gia trò chơi các hoạt động ngoài trời. II/ Chuẩn bị: * Đồ dùng của cô - Hình ảnh động vật sống dưới nước * Đồ dùng của trẻ - Tranh ảnh lo tô về các con vật sống dưới nước * Tích hợp - Hát bài “ Cá vàng bơi” III. Tổ chức hoạt động Hoạt động của trẻ Hoạt động của cô * Hoạt động 1: Bé cùng trò chuyện - Cô và trẻ cùng hát bài “Cá vàng bơi" - Trẻ hát - Bài thơ nói về con vật gì? - Trẻ trả lời - Con cá là con vật sống ở đâu? - Cô cho trẻ xem trang - Vậy bạn nào kể cho cô nghe tên các loại động vật mà các con vừa xem - Ngoài các loại cá còn loại động vật nào sống ở dưới nước nửa ? - À đúng rồi. Cua, Mực, tôm, ốc Giáo dục: Trẻ biết động vật sống dưới nước là nguồn hải sản – Thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao đối với sức khỏe con người, muốn bảo vệ nguồn hải sản thì phải biết đánh bắt có kế hoạch, kết hợp nuôi trồng, phát triển các loại động vật sống dưới nước Hoạt động 2: Trò chơi “ Lộn cầu vồng Cách chơi: Chia số người chơi thành từng cặp, từng đội, đứng đối diện nhau, hai tay. Nắm vào nhau . Khi chơi tất cả cùng đọc “lộn cầu vòng, nước trong nước chảy, có cô mười bảy có chịu mười ba, hai chị em cùng lộn cầu vòng” đồng thời tay đung đưa qua lại. Khi đọc đến “ vồng” quản trò đếm 1,2,3,4,5, các đội vẫn phải nắm tay nhau và lộn 1 vòng (xoay lưng vào nhau rồi lại xoay mặt vào nhau ) Luật chơi: Khi đọc hết số 5 đội nào chưa lộn xong, thua cuộc. Chưa đọc đến từ “vồng” đội nào lộn trước, thua cuộc . đội nào rơi tay trong khi lộn, thu cuộc . Đội thua cuộc chịu phạt Cô cho trẻ tham gia chơi. Cô quan sát chú ý trong quá trình trẻ chơi. Nhận xét sau khi chơi. Hoạt động 3: Chơi tự do Cho trẻ chơi tự do với đồ chơi ngoài trời Nhắc trẻ không giành đồ chơi với bạn Nhận xét sau khi chơi Cho trẻ đi vệ sinh Kết thúc - Trẻ xem tranh - 1-2 trẻ kể - Trẻ lắng nghe - Trẻ nghe cô nêu cách chơi luật chơi - Trẻ tham gia chơi - Trẻ chơi theo sự hướng dẫn của cô ****************************************************** Thứ ba ngày 4 tháng 1 năm 2016 HOẠT ĐỘNG CHƠI NGOÀI TRỜI HÁT CÁC BÀI HÁT TRONG CHỦ ĐỀ TC: THẢ ĐỈA BA BA CHƠI TỰ DO I/ Yêu cầu * Kiến thức: - Trẻ tham gia hát vận động các bài hát trong chủ đề. * Kỹ năng: - Phát triển tình cảm thẩm mỹ cho trẻ. - Phát triển vận động khi chơi trò chơi dân gian. * Thái độ: - Giáo dục trẻ không tranh giành đồ chơi với bạn. II/ Chuẩn bị: * Đồ dùng của cô: - Sân trường rộng rãi sạch sẽ - Các bài hát trong chủ đề. - Đồ chơi ngoài trời . * Đồ dung của trẻ: - Đồ chơi ngoài trời. * Tích hợp : - Các bài hát trong chủ đề: Cá vàng bơi, Em đi câu cá III/ Tổ chức hoạt động : Hoạt động của cô * Hoạt động 1: Bé làm ca sĩ. - Cô giới thiệu các bài hát trong chủ đề cho trẻ nghe : “Cá vàng bơi”, “ Em đi câu cá” , - Cô cho trẻ hát biểu diễn văn nghệ. - Cho trẻ hát theo lớp- nhóm – cá nhân. - Cô chú ý sửa sai cho trẻ. - Tuyên dương trẻ - Động viên trẻ mạnh dạn tham gia hát vận động - Cô nhận xét tuyên dương. * Hoạt động 2: trò chơi “ Thả đỉa ba ba” - Cách chơi: Vẽ một vòn tròn rộng 3m hoặc vẽ 2 đường thẳng song song, cách nhau 3m để làm sông ( tùy theo số lượng người chơi để vẽ sông to hay nhỏ) Hoạt động của trẻ - Trẻ lắng nghe cô giới thiệu bài hát - Lớp hát, nhóm hát ,cá nhân hát Trẻ tham gia ca hát - Trẻ nghe cô nêu cách chơi, luật chơi - khoảng 10 đến 12 bạn chơi, đứng thành vòng tròn quay mặt vào trong . Chọn 1 bạn vào trong còng tròn vừa đi vừa đọc bài đồng dao: “ Thả đỉa ba ba Chớ bắt đàn bà Phải tội đàn ông Cơm trắng như bông Gạo tiền như nước Đổ mắm đổ muối Đổ chuối hạt tiêu Đổ niêu nước chè Đổ phải nhà nào Nhà đấy phải chịu” - Cứ mỗi tiếng hát lại đập nhẹ vào vai một bạn. Tiếng cuối cùng rơi vào ai thì người đó phải làm đỉa. - “Đỉa” đứng vào giữa dòng sông, người chơi tìm cách lội qua sông, vừa lội, vừa hát: “Đỉa ra xa tha hồ tắm mát.” Đĩa phải chạy đuổi bắt người qua sông. Nếu chạm được vào ai (bạn chưa lên bờ) thì coi như bị chết, Phải làm đĩa thay, trò chơi lại tiếp tục + Luật chơi” Cô cử một bạn ra đọc bài đồng dao chọn đỉa. Mỗi từ phải chỉ đúng vào một bạn, không được bỏ sót bạn nào. Đỉa phải chạy trong ao hoặc sông, không được lên bờ. Người phải lội qua ao, không được đi hoặc đứng mãi trên bờ. Đỉa chạm vào ai khi họ còn trong ao thì người đó phải bị chết, vào làm đĩa thay. -Mời trẻ nhắc lại cách chơi và luật chơi. Cô nhận xét kết quả, tuyên dương trẻ. Hoạt động 3: chơi tự do - Cho trẻ chơi tự do với đồ chơi ngoài trời - Nhắc nhở trẻ không giành đồ chơi với bạn - Nhận xét sau khi chơi Kết thúc - Trẻ tham gia chơi cùng cô - Chơi theo sự hướng dẫn của cô HOẠT ĐỘNG CHƠI NGOÀI TRỜI ÔN THƠ “RONG VÀ CÁ” TC: BÚNG THUNG CHƠI TỰ DO I/ Yêu cầu: * Kiến thức: - Trẻ biết phối hợp các đường nét cơ bản vẽ thành những bứt tranh theo ý thích * Kỹ năng: - Rèn luyện thói quen luyện tập vẽ thường xuyên - Rèn kỹ năng vẽ * Thái độ: - Giáo dục trẻ biết yêu quý các nghề truyền thống ở tây ninh mình II/ chuẩn bị: * Đồ dùng của cô - Các bài thơ, bài hát trong chủ đề - Sân trường sạch sẽ - Đồ chơi ngoài trời an toàn cho trẻ *Đồ dùng của trẻ: - Phấn * Tích hợp : - Hát “ Đàn vịt con” III/ Tổ chức hoạt động : Hoạt động của cô * Hoạt động 1: Vẽ theo ý thích - Cả lớp hát bài “Đàn vịt con” - Các con vừa hát bài hát gì? - Bài hát này các con thấy con vịt như thế nào? - À! Đàn vịt con con rất ngoan ngoãn, biết vâng lời mẹ dặn luôn đi thẳng hàng không đi rẽ ngang. - Ngoài con vịt ra các con còn biết con vật nào nuôi trong gia đình nữa? - Hôm nay cô và các con cùng vẽ về các con vật trong gia đình - Con muốn vẽ con gì? - Cô phát phấn cho trẻ vẽ. - Trẻ vẽ cô quan sát và gợi ý trẻ. - Trẻ vẽ xong cô nhận xét những sản phẩm đẹp. - Tuyên dương trẻ. Hoạt động 2:Chơi trò chơi “Búng thung” + Cách chơi: Mỗi nhóm có hai trẻ chơi, mỗi trẻ chơi bỏ ra từ 5 đến 10 sợi dây thung rồi trộn lên và thảy xuống đất. Sau đó 2 trẻ sẽ dùng ngón tay dích các sợi thun đan vào nhau. +Luật chơi: Hai người tù xì ai thắng đi trước, ai búng được hai sợi thun đan vào nhau là thắng hai sợi. Nếu không búng được hai sợi đan vào nhau thì tới lượt Hoạt động của trẻ - Trẻ hát cùng cô - Trẻ trả lời câu hỏi của cô - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ nghe cô giải thích cách chơi, luật chơi người thứ hai. - Cho trẻ tham gia chơi - Tuyên dương động viên trẻ - Nhận xét sau mỗi lần chơi * Hoạt động 3: Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời. - Cho trẻ chơi tự do với đồ chơi ngoài trời. - Cô quan sát chú ý trẻ. - Nhắc trẻ không giành đồ chơi với bạn. - Nhận xét sau khi chơi. Kết thúc - Trẻ tham gia chơi trò chơi cùng cô - Chơi theo sự hướng dẫn của cô.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan