Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đọc hiểu tác phẩmchữ người tử tù theo đặc trưng thể loại...

Tài liệu đọc hiểu tác phẩmchữ người tử tù theo đặc trưng thể loại

.DOC
17
33
101

Mô tả:

I. MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài: Đổi mới phương pháp dạy học ngữ văn ở trường THPT đã được khởi động hơn mười năm, đặc biệt là những năm gần đây vấn đề này lại được đặt ra cấp bách, việc biên soạn chương trình sách giáo khoa mới yêu cầu người dạy, người học phải đổi mới hơn cách dạy, cách học. Tuy nhiên lối học truyền thụ một chiều, sao chép, kiến thức rồi tái hiện kiến thức vẫn là khá phổ biến. Vai trò của người thầy, của học sinh phần nào vẫn chưa có sự thay đổi lớn, nhiều tiết dạy vẫn theo lối áp đặt thầy nói trò ghi. Hậu quả tai hại tất nhiên của lối học sao chép là sự thấp kém và non nớt về tư duy sáng tạo. Yêu cầu đặt ra của đổi mới cách dạy cách học là thầy chủ động, trò chủ đạo, đặc biệt là coi trọng việc phát huy khả năng tư duy độc lập và tư duy sáng tạo cho học sinh bên cạnh đó giảng dạy tác phẩm theo đặc trưng thể loại và theo phù hợp đối tượng lại đặt ra nhiều vần đề. Có thể nói, trong tiến trình đổi mới, người giáo viên đang dần đi đến vận dụng mọi phương pháp với thế mạnh của nó. Tuy nhiên trong khi thực thi thì nhiều giáo viên lại còn tỏ ra lúng túng đặc biệt là các phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng và theo thể loại. Một số giáo viên quan niệm giản đơn về đổi mới phương pháp dạy học. Nhiều tiết dạy theo chuyên đề. Đổi mới phương pháp dạy học, và những tiết dạy mẫu, giáo viên chia giảng không sát dẫn tới chất lượng giờ không cao mà vẫn nghĩ rằng mình đã đổi mới , lúc tổ nhận xét rút kinh nghiệm cũng cho rằng giáo viên đã có sự đổi mới. Dẫn đến ngộ nhận tiết học là đã đổi mới, bất kể có thực sự hiệu quả hay không. Phương pháp dạy học theo đặc trưng thể loại đang được các giáo viên dạy văn quan tâm song mặt hạn chế của nó thì một phần đã nói ở trên. Nghiên cứu vận dụng phương pháp này trong dạy - học Ngữ văn ở trường phổ thông là góp phần tìm hiểu vận dụng một phương pháp dạy học tích cực giúp người dạy, người học tổ chức tốt hơn giờ học nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả, đồng thời thực hiện tốt việc đổi mới cách dạy, cách học được đặt ra cấp bách hiện nay. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn văn, nhiều năm qua đứng trên bục giảng với kinh nghiệm thực tế , tôi nhận thấy việc học sinh hiểu văn bản văn chương còn khiên cưỡng, ép buộc không phù hợp với việc đổi mới phương pháp. Đặc biệt là học sinh theo khối tự nhiên và học sinh yếu kém. Hiện tôi đanh trực tiếp giảng dạy khối 11 với các loại hình lớp khác nhau.Việc đọc hiểu tác phẩm văn chương theo thể loại còn mờ nhạt . Nguyễn Tuân một tác gia văn học lớn không chỉ học ở lớp 12 các em học sinh còn tìm hiểu nhà văn này ở chương trình ngữ Văn 11. Tôi tự nhận thấy việc chú trọng đọc hiểu tác phẩm “ Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân cho học sinh hiện nay không chỉ là việc làm cần thiết mà còn là trách nhiệm lớn lao, nặng nề. Do vậy trước vấn đề này tôi đã chọn viết sáng kiến kinh nghiệm với đề tài : Đọc hiểu tác phẩm “ Chữ người tử tù”theo đặc trưng thể loại. 1.2. Mục đích của đề tài Từ việc dạy học các bài đọc hiểu văn bản Ngữ văn 11 đặc biệt tác phẩm “ Chữ người tử tù” của nhà văn họ Nguyễn, tôi muốn các em học sinh suy ngẫm và rút ra 1 cho mình bài học nhằm tu dưỡng rèn luyện đạo đức, phẩm chất ,lối sống trong nhà trường THPT. Các em trưởng thành về kiến thức và phát triển nhân cách. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Đề tài này dành cho các đối tượng học sinh lớp 11. Các lớp tôi trực tiếp giảng dạy: 11B2,11B3,11B4 1.4. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành đề tài này tôi đã sử dụng phương pháp thử nghiệm, phân loại đối tượng học sinh, thống kê, bám sát SGK, kết hợp với việc sưu tầm, khảo sát của bản thân trong quá trình giảng dạy. 1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm Tôi hy vọng rằng những nghiên cứu bước đầu của mình sẽ góp phần tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh. Giáo viên có được cách dạy phù hợp, đạt hiệu quả. Bởi qua thực tế kiểm nghiệm của bản thân đã thấy có những tác dụng nhất định. II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 1.1. Xuất phát từ yêu cầu của việc dạy học ngữ văn: Dạy học văn phải bám sát đặc trưng thể loại văn bản. Nghiên cứu đặc trưng thể loại văn học là một trong những cách tiếp cận tác phẩm văn học của thi pháp học.Theo Từ điển thuật ngữ văn học ( PGS. Lê Bá Hán, GS. TS Trần Đình Sử, GS Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên): “Thể loại văn học là dạng thức của tác phẩm văn học được hình thành và tồn tại tương đối ổn định trong quá trình phát triển lịch sử của văn học, thể hiện ở sự giống nhau về cách thức tổ chức tác phẩm, về đặc điểm của các loại hiện tượng đời sống được miêu tả và về tính chất của mối quan hệ, của nhà văn đối với các hiện tượng của đời sống ấy” Là hình thức tồn tại chỉnh thể của tác phẩm văn học, thể loại văn học chính là sự thống nhất giữa một loại nội dung và một dạng hình thức văn bản, một phương thức chiếm lĩnh đời sống. Đây là một trong những phạm trù cơ bản nhất của sáng tác, nghiên cứu, phê bình và giảng dạy văn học. Người sáng tác muốn thể hiện quan điểm, tư tưởng của mình trước đời sống phải lựa chọn, một cách thức tổ chức nào đó phù hợp. Người tiếp nhận muốn giải mã được tầng hàm nghĩa, thông điệp tư tưởng của nhà văn cũng không thể không xuất phát từ đặc trưng của thể loại. 1.2. Xuất phát mục tiêu dạy học đối với THPT: Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông nêu rõ: - Mục tiêu của bậc THPT là “giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân; khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời; khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động; khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới”. - Hướng tới hình thành 5 phẩm chất, 10 năng lực chủ yếu của người học: + Những phẩm chất chủ yếu : yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. + Những năng lực cốt lõi gồm: Những năng lực chung, được tất cả các môn học và hoạt động giáo dục góp phần hình thành, phát triển: năng lực tự chủ và tự học, năng 2 lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Những năng lực chuyên môn, được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, tính toán, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất. 1.3. Xuất phát từ yêu cầu về đổi mới dạy học: - Phương tiện dạy học, phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học, cách thức dạy học là những yếu tố căn bản quyết định đến chất lượng giờ dạy, đến hiệu quả tác động với học sinh, giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, năng lực giao tiếp…Lựa chọn PPDH, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học và cách thức đánh giá thích hợp nhằm giúp HS học tập tích cực, chủ động, sáng tạo. - Phương tiện cần thiết và phù hợp: SGK, TLTK, SGV, máy chiếu, giáo án điện tử, bảng… - Hêghen thì định nghĩa: Phương pháp là ý thức về hình thức của tự sự vận động bên trong của nội dung, nội dung nào phương pháp ấy( phương pháp gắn liền với đối tượng) ( theo Hêghen bàn về văn học nghệ thuật). - Theo giáo sư Nguyễn Ngọc Khoa thì: phương pháp dạy học là cách thức làm việc của thầy và trò trong sự phối hợp thống nhất và dưới sự chỉ đạo của thầy nhằm làm cho trò tự giác tích cực tự học nhằm đạt tới mục đích dạy học. Một số phương pháp dạy học trong nhà trường. Có rất nhiều phương pháp dạy học được sử dụng trong quá trình lên lớp như: Thuyết trình, giảng giải, phát vấn, nêu vấn đề, chia nhóm trao đổi thảo luận, giảng bình, phân tích, so sánh......trong các phương pháp trên cần sử dụng một cách linh hoạt, phù hợp trong từng bài dạy cụ thể cũng như từng đối tượng học sinh cụ thể. Trong các phương pháp nêu trên tôi chỉ đề cập đến hai phương pháp mà theo tôi là những phương pháp dạy học tích cực phát huy được tính chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình tiếp nhận tác phẩm văn chương, tạo hứng thú trong quá trình học văn, thể hiện hết được những nội dung của chương trình sách giáo khoa lớp 11 theo chương trình đổi mới. Đó là phương pháp: Dạy học nêu vấn đề lấy học sinh làm trung tâm, dạy học ,chia đối tượng trong quá trình khai thác khám phá, đọc hiểu tác phẩm. Phương pháp dạy học nêu vấn đề lấy học sinh làm trung tâm. Bản chất của phương pháp này là phát huy khả năng cao nhất vốn có cho học sinh để học sinh tự tiếp nhận tri thức, khám phá tri thức và chuyển tri thức từ bên ngoài vào cho học sinh. Dạy học tích cực hướng vào trí thông minh của học sinh làm cho học sinh năng động sáng tạo. Theo nguyên Bộ Trưởng Bộ GD - ĐT Trần Hồng Quân thì " Phương pháp dạy học phải hướng vào việc khơi dậy, rèn luyện và phát triển khả năng nghĩ và làm việc một cách linh động tự chủ sáng tạo của học sinh ngay trong lao động học tập ở nhà trường. Người học giữu vai trò chủ động tích cực trong quá trình học tập không thụ động như phương pháp đọc chép cổ truyền" Các bước tiến hành của phương pháp dạy học này cơ bản gồm: - Tạo ra những vấn đề khó khăn bế tắc để buộc học sinh phải suy nghĩ tìm cách vượt qua thực hiện nhiệm vụ nhận thức. - Tạo ra vấn đề bằng nhiều phương pháp như: phương pháp lựa chọn, tạo nghịch lí, nêu giả định... - Đánh giá của thầy giáo sau quá trình trả lời của học sinh. 3 Muốn thực hiện tốt phương pháp này trong quá trình đọc hiểu văn bản văn học thì trước hết cần có những sự chuẩn bị cần thiết như: + Giáo viên phải có sự chuẩn bị một hệ thống câu hỏi theo hướng gợi mở có ý thức trong việc lấy học sinh làm trung tâm. + Cuốn hút học sinh bằng những câu hỏi có tính phát hiện. + Khuyến khích bằng điểm số cho học sinh điểm cao nếu học sinh có những câu trả lời hay có tính phát hiện. + Cho học sinh có thói quen nhận xét câu trả lời của bạn mình có bổ sung và đưa ra các ý kiến cũng như các cách hiểu vấn đề khác nhau. Phương pháp dạy học chia nhóm trong quá trình khai thác khám phá tác phẩm. Chia nhóm không phải là một phương pháp dạy học mới. Nhưng trong quá trình dạy văn trong nhà trường phổ thông do nhiều lí do cho nên phương pháp này không được áp dụng hoặc có áp dụng nhưng không chú ý thực sự đến hiệu quả của phương pháp mà chỉ xem là một cách để người dự đánh giá là có sử dụng phương pháp đa dạng trong quá trình giảng dạy. Cho nên việc áp dụng phương pháp này không có hiệu quả. Vậy nên áp dụng phương pháp này như thế nào? Cần sự chuẩn bị ra sao? Có sự hỗ trợ gì của các phương tiện dạy học? - Thứ nhất giáo viên phải tổ chức lớp học thành những nhóm học tập, có thể hai bàn thành một nhóm trong đó có cử nhóm trưởng và các thành viên. - Có những phiếu học tập theo nội dung học tập của từng tiết học. - Giao cho các nhóm thực hiện những nội dung giống hoặc khác nhau trong từng bài học cụ thể. Các bước thực hiện: - Giao nội dung cho từng nhóm và yêu cầu thực hiện. - Gọi từng nhóm trình bày nội dung sau một thời gian nhất định bằng nhiều hình thức khác nhau như: Trình bày tại chỗ, trình bày trên bảng, tốt nhất là trình bày bằng máy hắt qua máy chiếu đa năng. - Yêu cầu các nhóm khác nhận xét và bổ sung nội dung trả lời. - Giáo viên nhận xét, thẩm định tính chuẩn xác. - Cho điểm từng nhóm: có thể cho 2 học sinh điểm trong một nhóm. Chú ý: Phương tiện phục vụ để thực hiện tốt phương pháp trên bao gồm: Máy chiếu đa năng, máy hắt, băng đĩa hình, tờ thảo luận,.......... Việc xác định loại thể là vấn đề mấu chốt trong dạy học tác phẩm văn chương Không xác định rõ “chất của loại” trong thể dễ dẫn đến tình trạng khi thấy thơ, ta dạy thơ trữ tình, khi gặp truyện, ta dạy học theo tinh thần văn xuôi tự sự. Xa rời bản chất loại thể của tác phẩm chính là xa rời tác phẩm cả về linh hồn và thể xác. Vì thế, có thể nói, xác định loại thể là vấn đề mấu chốt trong việc dạy học tác phẩm văn chương. Trước khi tìm hiểu một tác phẩm, chúng ta cần xác định loại thể, xác định “chất của loại” trong thể trong tác phẩm. Để nhận biết “chất của loại” trong thể trong một tác phẩm, chúng ta cần chú ý đến đặc điểm của loại. Sau đây là một số đặc điểm của loại tự sự, trữ tình và kịch. Loại tự sự phản ánh đời sống trong tính khách quan (tương đối) của nó- qua con người, hành vi, sự kiện được kể lại bởi một người kể chuyện nào đó. Tác phẩm tự sự hầu như không bị hạn chế bởi không gian và thời gian. Nó có thể kể về những khoảnh 4 khắc hay những sự kiện xảy ra hàng trăm năm. Tầm bao quát cuộc sống trong tác phẩm rộng lớn. Nhịp điệu trong tác phẩm nhìn chung là khoan thai. Nhân vật tự sự được khắc họa đầy đặn nhiều mặt: bên trong, bên ngoài, cả điều nói ra và không nói ra, cả ý nghĩ và cả cái nhìn, cả cảm xúc, tình cảm, ý thức và vô thức, cả quá khứ, hiện tại và tương lai. Hệ thống chi tiết nghệ thuật của tác phẩm tự sự phong phú, đa dạng, bề bộn hơn hai loại trữ tình và kịch. Tác phẩm tự sự nào cũng có hình tượng người trần thuật của nó. Hình tượng người trần thuật, kể chuyện rất đa dạng: khách quan, ngôi thứ nhất, thông suốt, thông suốt có chọn lựa… và cũng có khi người kể chuyện như một nhân vật… khi nhập thân, khi gián cách, khi đứng ngoài, khi hòa nhập… ít nhiều ta vẫn nhận ra thái độ của họ. Lời văn của loại tự sự có thể là văn vần hay văn xuôi nhưng luôn hướng người đọc ra thế giới đối tượng, khác hẳn lời trữ tình hướng sự chú ý tới cảm xúc, ý định chủ quan của người nói, khác hẳn lời thoại trong kịch. Lời nói của nhân vật tự sự là một thành phần, một yếu tố của văn tự sự. Nó xuất hiện gắn liền với sự miêu tả. Trong tự sự, không có chỗ cho những lời thổ lộ trữ tình độc lập, hay tự biểu hiện một cách trực tiếp, cái đó chủ yếu dành cho nhân vật. Chính vì vậy mà trong tự sự vẫn chấp nhận ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa, nửa trực tiếp, nủa gián tiếp. Văn tự sự có chức năng tái hiện, phân tích sự vật qua miêu tả và thuyết minh. Việc khẳng định loại tự sự phải căn cứ trên cả nội dung và nghệ thuật. Nó cũng mang những chủ đề: lịch sử dân tộc, thế sự đạo đức và đời tư. 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Thời kì của khoa học công nghệ thông tin phát triển với mặt trái của nền kinh tế thị trường, các em được tiếp xúc với văn hoá nghe ,nhìn với những hình ảnh sôi động;âm thanh của nhạc pốp nhạc híp hốp . Học sinh lâu nay vốn rất ít đọc sách . Hơn nữa lại là sách văn chương với chữ Hán xa xưa cũ kĩ. Tâm lí của mọi người hướng vào các môn tự nhiên. Trong khi đi vào các môn xã hội chỉ được một số lượng nhỏ. Vì thế các văn bản văn học được các em tiếp nhận hời hợt, qua loa thậm chí chống đối. - Từ quá trình khảo sát tài liệu sách giáo khoa, từ quá trình giảng dạy các ở cả ba khối, dự giờ đồng nghiệp, tôi nhận thấy: + Trong chương trình ngữ văn THPT, các bài đọc văn thuộc đủ thể loại và các kiểu dạng: văn bản nghệ thuật (thơ, văn xuôi, kịch); văn bản chính luận, văn bản nhật dụng, văn bản phê bình…Khi dạy học các bài đọc văn, các thầy cô giáo chủ yếu hướng học sinh đi tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của văn bản, từ đó mà hướng tới mục tiêu giáo dục nhận thức, ý thức ở người học là chính. + Nhiều thầy cô giáo chỉ chú ý đến việc truyền thụ kiến thức, hướng học sinh đến việc hiểu văn bản, thể hiện việc học tập, vận dụng kiến thức đã học để viết bài kiểm tra, thể hiện lại việc nắm kiến thức, hiểu bài…chứ chưa có mấy thầy cô chú ý đặc biệt tới việc rèn luyện các kĩ năng khác như đọc, giao tiếp, làm việc nhóm, thể hiện suy nghĩ cá nhân khác với những gì quen nhìn, quen hiểu, thành ra, tính sáng tạo ở người học, sự phát hiện riêng ở mỗi cá nhân chưa được khai thác đầy đủ, các em bị nghĩ theo một lối tư duy, ép phải “thấy” như “người ta thấy”, mà thực sự không thoải mái, không hài lòng, vì các em chưa được đi tìm, chỉ là công nhận kết quả. Cái này một 5 phần ở hệ thống kiến thức phải tiếp nhận còn nặng nề, tâm lí học để thi cử, một phần do lối mòn dạy học tạo nên. + Việc dạy học ngữ văn còn vấp phải những rào cản lớn không thể không kể đến, đó là thói quen thụ động trong học tập và chiếm lĩnh kiến thức của học sinh, đặc biệt, sự lép vế của các môn xã hội trong xu hướng chọn ngành nghề dấn đến không có nhiều học sinh thật sự yêu thích, đam mê môn Văn. - Là giáo viên trực tiếp đứng lớp, tôi luôn trăn trở, kiếm tìm những giải pháp cho mỗi giờ học, nhằm kéo học sinh trở về với niềm yêu thích môn văn, truyền cho các em hứng thú tìm hiểu các giá trị tư tưởng, thẩm mĩ của một văn bản văn học, gắn văn chương với đời sống, không chỉ học để thi, không biến giờ học chỉ để “tải đạo”, “ngôn chí” mà hướng tới những năng lực khác nhau của người học. Ở phạm vi của đề tài, tôi cố gắng chuyển hoá ý tưởng bằng việc lồng ghép mục tiêu dạy học, tiếp cận và khơi dạy tư duy đọc- hiểu theo thể loại trong một thiết kế giờ dạy đọc văn. Tôi vận dụng kết hợp các phương pháp, phương tiện, kĩ thuật, kiến thức liên môn trong từng phần của thiết kế. Bước đầu, tôi đã thu nhận được những kết quả đáng ghi nhận từ đối tương là học sinh của trường THPT Lê Hồng Phong – Bỉm Sơn. 3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề Đọc hiểu là một phương pháp giúp cho việc đổi mới dạy học đạt hiệu quả cao.Tăng cường tính tích cực của học sinh, chủ động ,ý chí tự học. Tuy nhiên tình trạng học sinh có đọc mà không hiểu hoặc đọc sơ sơ hiểu không cặn kẽ vì thời gian có hạn dành cho văn bản. Bài: Đọc hiểu văn bản văn học; còn bài về thể loại văn học cũng tương tự, bên cạnh phần trình bày đặc trưng là những chỉ dẫn về phương pháp đọc hiểu thể loại đó. Đáng chú ý là trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 nâng cao. Bài lý luận: Đọc hiểu văn bản nghị luận gắn liền với cụm bài đọc văn về văn bản nghị luận và phong cách ngôn ngữ nghị luận, và bài học về kiểu bài làm văn nghị luận (Bình luận văn học). Những thay đổi đã nói tạo điều kiện thuận lợi để học sinh có thể từ những hiểu biết cụ thể về tác phẩm khái quát nên kiến thức lý luận và ngược lại kiến thức lý luận lại trở thành công cụ để khám phá các tác phẩm cụ thể trong chương trình. Có thể nói thêm rằng các dẫn chứng trong các bài học Lý luận văn học đều được rút ra từ những tác phẩm trong sách giáo khoa. Ví dụ, bài Đọc thơ, Sách Ngữ văn 11, lấy dẫn chứng từ các tác phẩm sau: Thuật hoài, Đọc Tiểu Thanh kí, Khóc Dương Khuê, Tiến sĩ giấy, Hầu trời…Phần Luyện tập, nêu ra các bài tập về các tác phẩm sau: Tự tình, Chạy giặc, Thương vợ, Câu cá mùa thu. Hầu hết những bài tập Luyện tập của bài Lý luận văn học đều yêu cầu học sinh dùng những kiến thức lý luận đã học để soi sáng một khía cạnh . Phần lịch sử văn học trong chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn không có vai trò quan trọng như trong các bộ sách giáo khoa trước đây; tri thức lịch sử văn học chỉ cung cấp ngữ cảnh để học sinh đọc hiểu tác phẩm cụ thể. Tuy nhiên, những người biên soạn cũng không hề xem nhẹ tri thức văn học sử. Rõ ràng, trong hệ thống câu hỏi Hướng dẫn học bài, cũng như hệ thống bài tập của sách giáo khoa vẫn có những câu hỏi yêu cầu học sinh vận dụng những hiểu biết về đặc trưng của văn học sử, cũng như về văn hóa để khám phá giá trị tác phẩm. Chẳng hạn, Ngữ văn 10 nâng cao có bài tổng kết về đọc hiểu văn học trung đại. Ở đây, các soạn giả đã lưu ý học sinh cần phải nắm những đặc điểm cơ bản nào về đặc trưng thi pháp văn học trung đại và chỉ dẫn cách vận dụng chúng trong những trường hợp cụ thể để khám phá giá trị, ý nghĩa của tác phẩm. Kèm theo nó là hệ thống bài tập yêu cầu học sinh vận dụng những hiểu biết cụ 6 thể đó để lý giải một số câu thơ, đoạn thơ đã học. Trong bài Tổng kết phương pháp đọc hiểu văn học (Ngữ văn 10 nâng cao, Tập 2), soạn giả viết: “Ngữ cảnh văn hóa là bối cảnh kinh tế, xã hội và văn hóa mà người phát ngôn (ở đây là nhà văn, nhà thơ) sống và sáng tác. Ngữ cảnh này bao hàm lý tưởng sống, quan niệm về văn học, về cái đẹp, các truyền thống văn hóa, truyền thống văn học, ngôn ngữ…Ví dụ, lý tưởng công danh trong bài thơ của Phạm Ngũ Lão, lý tưởng sống hưởng thụ nhàn trong bài thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm, lòng tự hào dân tộc của Nguyễn Trãi trong Đại cáo bình Ngô, tư tưởng thương người, thương thân của Nguyễn Du, thái độ khinh ghét cái nghèo của Nguyễn Công Trứ … đều phải đặt vào bối cảnh xã hội, triết học, tâm lý con người đương thời thì mới hiểu rõ”. Sự trình bày đã cho ta thấy quan điểm tích hợp đã thấm nhuần trong cấu trúc chương trình và trong từng đơn vị bài học cụ thể của sách giáo khoa. Nó khiến cho giáo viên có thể phát huy được tất cả những kiến thức và kĩ năng liên quan đến dạy học tác phẩm văn chương để tạo hiệu quả học tập cao nhất. Đồng thời, quán triệt nguyên tắc này trong dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương cũng chính là cách để phát huy tính tích cực học tập của người hoc. Người giáo viên khi dạy Đọc- hiểu về đặc trưng thể loại này cũng cần phải linh hoạt, nắm vững khái niệm chung của thể loại cùng với phương thức cơ bản của nó để cung cấp cho học sinh. Cũng là tác phẩm tự sự nhưng tiểu thuyết khác truyện ngắn, ngụ ngôn, truyện cười. Trong giờ dạy Đọc- Hiểu phải chú ý tới 4 vấn đề lớn đó là: 1. Học sinh đọc kỹ văn bản, hiểu văn bản theo tư duy nhận thức cá nhận. 2. Sự tác động của giáo viên tới học sinh trong giờ Đọc- Hiểu. 3. Hoạt động ngoại khoá mở rộng tri thức văn học của học sinh. 4. Học sinh tích luỹ tri thức và huy động vốn ngôn ngữ, tri thức trong tạo lập văn bản nói và viết 3.1 Các bước cụ thể của giáo án dạy Đọc – hiểu “ Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân Ước mong tìm hiểu và cảm nhận vẻ đẹp tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân là niềm khao khát chung của nhiều thế hệ Việt Nam. Đây là văn bản được đưa vào chương trình giảng dạy Ngữ văn cấp THPT dạy ở lớp 11 và nâng cao học Nguyễn Tuân trong chương trình Ngữ văn 12. Đó là điều kiện để thầy và trò được tiếp xúc với tác phẩm văn chương của nhà văn tài hoa ,uyên bác, một nhà văn có phong cách văn chương độc đáo. Thực tế cho thấy đọc hiểu văn bản sẽ giúp cho học sinh nắm kiến thức, suy nghĩ là người đồng sáng tạo của nhà văn.Các em soi lại mình và nói lên tâm tư của mình trước mỗi vấn đề cụ thể. Qua ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm các em tự điều chỉnh hành vi, cách cư xử sao cho đúng đắn phù hợp. Từ đó phát triển ý thức tự trau dồi, xây dựng cho mình một nhân cách tốt đẹp".Rút ra bài học cho bản thân. Học sinh hiểu văn bản “ Chữ người tử tù”,hiểu tập truyện “Vang bóng một thời” và con người Nguyễn Tuân trước cách mạng tấm lòng yêu nước thiết tha, ý thức dân tộc thấm sâu mỗi trang viết dù ở thể loại nào . Trong quá trình thực hiện chương trình trung học phổ thông mới tôi đã có những nghiên cứu trong đổi mới kiểm tra, đánh giá trong môn Ngữ văn 11, điều đó được thể hiện qua hệ thống câu hỏi bài tập rất phong phú, đa dạng trong sách giáo khoa và trong những bài kiểm tra kết quả học tập ở từng học kỳ cho học sinh. Các đề kiểm tra luôn 7 có sự cải tiến cả về nội dung và hình thức. Bên cạnh những câu hỏi quen thuộc theo dạng tự luận còn có câu hỏi khách quan được xây dựng theo các dạng:câu hỏi lựa chọn đúng sai, câu hỏi nhiều lựa chọn( từ hai lựa chọn trở lên), câu hỏi điền khuyết, câu hỏi đối chiếu cặp đôi… những loại câu hỏi này được dùng để kiểm tra, luyện tập kỹ năng nghe, đọc, nói, viết và năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực nắm vững và sử dụng các kiến thức, kỹ năng sử dụng từ ngữ, ngữ pháp cho học sinh trên phạm vi bao quát những kiến thức kỹ năng các em đã được học trong chương trình, mỗi câu hỏi có độ khó khác nhau, nhằm vào những mạch kiến thức, kỹ năng khác nhau nên có thể hạn chế được thói học tủ, lệch ở học sinh. Học sinh phải bỏ nhiều thời gian đọc và suy nghĩ trước khi trả lời tuy cách trả lời thường là đánh dấu theo sự lựa chọn hoặc trả lời rất ngắn gọn theo đáp án cho sẵn. Đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh không chỉ nhằm cho điểm mà phải được xem là căn cứ xác định mức độ phát triển và tiến bộ hay chưa tiến bộ, đạt được những gì,…làm căn cứ điều chỉnh nội dung và cách thức dạy học thích hợp. Công việc này phải được tiến hành thường xuyên trong cả quá trình theo dõi kết quả học tập của học sinh. Trong các cuộc họp nhóm chuyên môn, tổ chuyên môn tôi luôn trao đổi, thảo luận đi đến thống nhất việc thiết kế dạy đọc – hiểu để kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn 11 sao cho phù hợp với chương trình, sách giáo khoa và chuẩn kiến thức với đối tượng học sinh từng lớp . Phân loại đối tượng học sinh : Nhóm 1: Giáo dục học sinh chăm chỉ, cần cù chống thói lười biếng, dựa dẫm. Nhóm 2: Giáo dục lối sống lành mạnh, sống có niềm tin, mục đích lý tưởng, nhân cách cao đẹp, biết hướng thiện. Nhóm 3: Giáo dục lòng nhân từ, biết yêu thương,chia sẻ, đồng cảm. Nhóm 4: Giáo dục ý thức tự lập, tự chủ và sức mạnh chiến thắng bản thân. Nhóm 5: Giáo dục tinh thần học tập, ý thức học hỏi,lạc quan yêu đời. Nhóm 6: Giáo dục các em biết quý trọng cuộc sống của mình của mọi người. 3.1.1 Công việc thứ nhất: Học sinh tìm hiểu về tác giả Nguyễn Tuân +NGUYỄN TUÂN(1910-1987) sinh ra trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn. +Quê ở làng Mọc, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân , Hà Nội. +Trước cách mạng tháng Tám 1945, NT là cây bút văn xuôi trong thời kì cuối cùng của xu hướng văn học lãng mạn. Tác phẩm của ông thể hiện lòng yêu quí những truyền thống văn hóa của dân tộc(Vang bóng một thời), đồng thời thể hiện nỗi u uất của cuộc đời tù đọng(Rượu bệnh). +Sau cách mạng, NT hòa mình vào cuộc kháng chiến chống Pháp, viết “Đường vui”, “Tình chiến dịch”, “Tùy bút kháng chiến” và trong thời kì chống Mĩ ông viết “Sông Đà”, “Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi”. +NT là một người rất mực tài hoa, uyên bác. Nhà văn am hiểu sâu sắc nhiều lĩnh vực đời sống, đặc biệt là các môn nghệ thuật: hội họa, điêu khắc, điện ảnh, sân khấu,… +NT thường quan sát sự vật ở góc độ thẩm mĩ và mô tả con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ. +NT là một nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp; là cây bút có nghệ thuật độc đáo, có sở trường về loại tùy bút. 3.1.2. Công việc thứ 2: Học sinh tìm hiểu tập truyện “ Vang bóng một thời” của Nguyễn Tuân. 8 +xuất bản năm 1940, gồm 11 truyện ngắn viết về một thời đã qua nay chỉ còn vang bóng. +Nhân vật trong tác phẩm chủ yếu là các nho sĩ cuối mùa, tuy buông xuôi bất lực nhưng quyết giữ “thiên lương” và “ sự trong sạch của tâm hồn” bằng cách thực hiện “cái đạo sống của người tài tử”. + Mỗi truyện dường như đi vào một cái tài, một thú chơi tao nhã, phong lưu của những nhà nho tài hoa lỡ vận: chơi chữ, thưởng thức chén trà buổi sớm, làm một chiéc đèn trung thu… +Qua tập truyện này, nhà văn không chỉ thể hiện sự nuối tiếc của một thời quá vãng mà còn bộc lộ niềm trân trọng và tự hào về truyền thống lâu đời của dân tộc. 3.1.3.Công việc thứ ba: Trong quá trình đọc- hiểu, tôi chú ý cho học sinh bám sát vào nguyên tác, thể loại Truyện ngắn xuất hiện tương đối muộn trong lịch sử văn học. Khác với tiểu thuyết là thể loại chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ sự đầy đặn và toàn vẹn của nó, truyện ngắn thường chỉ hướng tới việc khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn của con người. Vì thế, trong truyện ngắn thường có ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp. Nếu mỗi nhân vật của tiểu thuyết là một thế giới thì mỗi nhân vật của truyện ngắn là một mảnh nhỏ của thế giới ấy. Có nghĩa truyện ngắn thường không nhắm tới việc khắc họa những tính cách điển hình đầy đặn, nhiều mặt trong tương quan với hoàn cảnh. Nhân vật của truyện ngắn thường là hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con người. Cốt truyện của truyện ngắn thường diễn ra trong một thời gian, không gian hạn chế, chức năng của nó nói chung là nhận ra một điều gì đó sâu sắc về cuộc đời và tình người. Kết cấu của truyện ngắn không chia thành nhiều tầng, nhiều tuyến mà thường được xây dựng theo nguyên tắc tương phản hoặc liên tưởng. Bút pháp trần thuật của truyện ngắn thường là chấm phá. Yếu tố quan trọng bậc nhất trong truyện ngắn là những chi tiết cô đúc, có dung lượng lớn và lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa nói hết. Trước khi đi vào tìm hiểu những “bí ẩn” của truyện ngắn, ta hãy nói vài nét về nguồn gốc và lịch sử phát triển của thể loại văn học độc đáo này. Vì thế, tình huống truyện luôn là vấn đề quan trọng bậc nhất của nghệ thuật truyện ngắn. 3.1.4. Tác phẩm “ Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân a. Mục đích đọc- hiểu: Giúp HS: -Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Huấn cao,qua đó hiểu được tư tượng nghệ thuật và quan niệm thẩm mĩ tiến bộ của Nguyễn Tuân. -Hiểu và phân tích được những đặc sắc nghệ thuật của thiên truyện: tình huống truyện độc đáo, thủ pháp đối lập, ngôn ngữ vừa cổ kính vừa hiện đại.-Giáo dục tư tượng yêu nước và lòng yêu cái đẹp trong cuộc sống, trân trọng cái tài ,cái đẹp và thiên lương trong sáng. - Rèn kĩ năng đọc – hiểu Xác định rõ mục đích đọc –hiểu là cơ sở cho việc soạn và giảng được thuận lợi, rõ ý và liền mạch trong cảm xúc và tư tưởng. Giáo viên đưa các em vào hoàn cảnh, tạo tâm thế để các em tập trung phân tích, cảm nhận được: giá trị tư tưởng của tác phẩm 9 b. Xác định cách thức đọc - hiểu truyện ngắn “ chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân. * Chuẩn bị: 1/ Giáo viên: SGK,Giáo án,Tư liệu có liên quan,Bảng phụ… 2/Học sinh:SGK, Bài soạn,Tập ghi bài, đọc suy ngẫm * Đọc- hiểu tác phẩm: - “Chữ người tử tù” ban đầu có tên là “Dòng chữ cuối cùng”-là một truyện ngắn đặc sắc trong “Vang bóng một thời”,xuất bản năm 1940, gồm 11 truyện ngắn viết về một thời đã qua nay chỉ còn vang bóng. Truyện chưa đầy 2500 chữ nhưng hàm chứa một dung lượng lớn. Chỉ có ba nhân vật và ba cảnh: Quản ngục và viên thơ lại đọc công văn và nói về tử tù Huấn Cao; Huấn Cao bị giải đến và sự biệt đãi của ngục quan đối với tử tù; cảnh Huấn Cao cho chữ trong nhà ngục. Cảnh nào cũng hội tụ cả ba nhân vật này. -Bố cục: “Chữ người tử tù” có thể chia thành ba đoạn: a.Đoạn 1: “Nhận được phiến trát…lần nữa xem sao rồi sẽ liệu”; nỗi lo nghĩ, trăn trở của viên quản ngục khi biết tin ông Huấn Cao sẽ được giải đến. b. Đoạn 2: “Sớm hôm sau…một tấm lòng trong thiên hạ”:thái độ tâm trạng của viên quản ngục và của Huấn Cao trong những ngày bị giam giữ tại nhà lao. c. Đoạn 3: “Đêm hôm ấy…kẻ mê muội này xin bái lĩnh”: Huấn Cao cho chữ và dặn dò viên quản ngục. Giáo viên cho học sinh đọc từng đoạn , tìm các dẫn chứng ở trang cụ thể. Các em phải hiểu dẫn chứng làm bật lên phẩm chất ,tính cách của nhân vật. Rút ra giá trị tư tưởng của tác phẩm. - Đọc – hiểu “ Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân +Tình huống truyện : Cuộc gặp gỡ khác thường của hai nhân vật khác thường: Viên quản ngục-kẻ đại diện cho bạo lực và tăm tối nhưng lại rất khao khát ánh sáng của chữ nghĩa với Huấn Cao-người tử tù có tài viết chữ đẹp nổi tiếng. Hai con người ấy gặp nhau giữa chốn ngục tù và trong một tình thế éo le: cuộc chạm trán giữa một tên đại nghịch, cầm đầu cuộc nổi loạn đang đợi ngày ra pháp trường với kẻ đại diện cho trật tự xã hội đương thời.Huấn Cao càng lạnh lùng, càng tỏ ra bất cần thì viên quản ngục lại càng cháy bỏng cái sở nguyện có được chữ của Huấn Cao.Và kịch tính đã lên tới đỉnh điểm khi ngục quan nhận được công văn khẩn của quan Hình bộ Thượng thư về việc chuyển các tử tù vào pháp trường trong kinh… Tình huống truyện giàu kịch tính ở cảnh cho chữ cuối tác phẩm. Từ tình huống truyện éo le, giàu kịch tính sáng rõ vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao và lòng biệt nhỡn liên tài của Quản Ngục. Giá trị tư tưởng của tác phẩm mà nhà văn gửi gắm. + Nhân vật: Nhân vật Huấn Cao: Huấn Cao là một nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật thư pháp: Người khắp vùng tỉnh Sơn khen Huấn Cao có tài “tài viết chữ rất nhanh, rất đẹp”. Lời ca ngợi và mong ước cháy bỏng của viên quản ngục: “Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm”; “ có đuộc chữ ông Huấn mà treo là có một vật báu trên đời”. 10 Sự nhẫn nại, quyết tâm và lòng dũng cảm của ngục quan: bất chấp sự an nguy của bản thân để biệt đãi Huấn Cao. Nét chữ nết người: “nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người”. Huấn Cao là người có tâm hồn trong sáng, cao đẹp: Ông“không vì vàng ngọc hay quyền thế mà phải ép mình viết câu đối” và mới chỉ cho chữ ba người bạn thân.=>Chứng tỏ HC là người trọng nghĩa, khinh lợi, chỉ cho chữ những người tri kỉ. Do cảm “ tấm lòng biệt nhỡn liên tài” và hiểu ra “sở thích cao quí” của quản ngục,HC đã nhận lời cho chữ =>HC chỉ cho chữ những người biết trân trọng cái tài và yêu quí cái đẹp. Câu nói của HC bộc lộ lẽ sống tốt đẹp: sống là phải xứng đáng với những tấm lòng. Phụ tấm lòng cao đẹp của người khác là không thể tha thứ. Huấn Cao là một trang anh hùng dũng liệt, có khí phách hiên ngang, bất khuất: HC dám chống lại triều đình mà ông căm ghét. Hành động “rỗ gông”của HC và thái độ “không thèm chấp” lời dọa dẫm của tên lính áp giải =>Chứng tỏ dù bị xiềng xích nhưng ông vẫn hoàn toàn tự do về tinh thần. HC “Thản nhiên nhận rựơu thịt” như “việc vẫn làm trong cái hứng bình sinh” =>đó là một phong thái tự do ung dung, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. Dưới mắt HC, việc những kẻ đại diện cho quyền lực thống trị làm chỉ là “những trò tiểu nhân thị oai”.Ông đã trả lời quản ngục một cách khinh bạc đến điều. =>Sơ kết: HC là ngườivừa có tài, vừa có tâm; hiên ngang, bất khuất trước cái ác,cái xấu nhưng mềm lòng trước cái thiện,cái đẹp. Nhân vật quản ngục: Quản ngục là người có tâm hồn nghệ sĩ, say mê và quí trọng cái đẹp: Thú chơi chữ, “ sở nguyện cao quí” là được treo ở nhà riêng một đôi câu đối do HC viết. Quản ngục có tấm lòng “ biết giá người, biết trọng người ngay”, cảm phục tài năng và nhân cách của HC: thái độ cung kính, “biệt nhỡn liên tài” đối với ông Huấn.. =>Đây chính là phẩm chất khiến HC cảm kích coi là “một tấm lòng trong thiên hạ” và tác giả thì xem ngục quan là “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”. Cảnh cho chữ: Đây là cảnh tượng xưa nay chua từng có: Hoàn cảnh, địa điểm cho chữ xưa nay chưa từng có: việc cho chữ thường diễn ra ở thư phòng, còn ở đây nó diễn ra giữa nhà tù- nơi ngự trị của bóng tối, cái ác, những thứ thù địch với cái đẹp. Tư thế của người cho chữ, nhận chữ xưa nay chưa từng có: kẻ có quyền hành thì không có “quyền uy”. “Uy quyền thuộc về HC- kẻ bị tước đi mọi thứ quyền. Người nắm quyền sinh sát thì khúm núm, sợ sệt trong khi kẻ tử tù thì ung dung, đường bệ. Kẻ có chức năng giáo dục tội phạm thì đang được tội phạm “giáo dục”. Sau khi viết xong bức châm,HC khuyên viên quản ngục từ bỏ chốn ngục tù nhơ bẩn, tìm về chốn thanh tao để có thể tiếp tục sở nguyện cao quí và giữ thiên lương cho lành vững.Như vậy, chơi chữ đâu phải là chuyện chữ nghĩa. Đó là chuyện cách sống, chuyện văn hóa.Cái đẹp, cái trhiện có sức mạnh cải hóa con người.Bằng con đường của trái tim, sức mạnh ấy càng được nhân lên gấp bội. +Nghệ thuật: Nghệ thuật tả cảnh, tả người: 11 Sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối; cái hỗn độn, xô bồ, nhơ bẩn của cảnh nhà giam và cái thanh khiết, cao cả của nền lụa trắng, nét chữ đẹp; giữa kẻ tử tù đang ban phát cái đẹp và cái thiện với viên quan coi ngục đang khúm núm, lĩnh hội, vái lạy. =>Sự đối lập đó làm nổi bật hình ảnh HC, tô đậm sự vươn lên, thắng thế của ánh sáng đối với bóng tối, cái đẹp đối với cái xấu xa, nhơ bẩn, cái thiện đối với cái ác. Nhịp điệu chậm rãi, câu văn giàu hình ảnh: Nhịp điệu câu văn chậm rãi gợi liên tưởng đến một đoạn phim quay chậm. Từng hình ảnh, từng động tác hiện dần lên dưới ngòi bút “ đậm chất điện ảnh” của nhà văn: + “một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầymạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”. + “Trong một không khí khói tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch”. + “Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng ting căng trên mặt ván”. + Chủ đề tư tưởng của tác phẩm: Qua tác phẩm “Chữ người tử tù”, nhà văn Nguyễn Tuân thể hiện niềm tin và khẳng định sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái đẹp đối với cái xấu xa, của cái thiện đối với cái ác.Dù trong hoàn cảnh nào con người vẫn luôn khát khao hướng tới Chân- thiện- Mĩ. Đây chính làc hiều sâu giá trị nhân văn của tác phẩm. + TỔNG KẾT: .Nội dung: Niềm tin và sự khẳng định của nhà văn về sự chiến thắng của cái đẹp đối với cái xấu xa, của cái thiện đối với cái ác. Tác phẩm là bài ca bi tráng về sự bất diệt của thiên lương, của tài năng và nhân cách cao cả ở con người. Tác phẩm nêu lên bài học về thái độ tôn trọng tài năng, phẩm giá con người vá vẻ đẹp của một tấm lòng trọng nghĩa, một cách ứng xử cao thượng, đầy tinh thần văn hóa. . Nghệ thuật: Tình huống truyện độc đáo. Bút pháp điêu luyện, sắc sảo khi dựng cảnh, dựng người: như chạm khắc nhân vật rõ nét, ấn tượng, cảnh như cuốn phim quay chậm. Ngôn ngữ giàu hình ảnh, vừa cổ kính vừa hiện đại, có nhịp điệu riêng, truyền cảm, nhiều câu văn có dư ba. 3.1.5 - Công việc thứ năm : Xây dựng hệ thống câu hỏi. Xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp với đối tượng học sinh. Với các loại hình lớp khác nhau giáo viên vận dụng câu hỏi để học sinh tích cực chủ động: - HS đọc tiểu dẫn trong SGK. -Trình bày những nét chính về tác giả Nguyễn Tuân? -Trước CM T8/1945? - Sau CM T8/1945?=> NT là nhà văn như thế nào? -Đánh giá về NT? - Nêu hiểu biết của em về tác phẩm “CNTT”? - Nhân vật trong tập truyện “VBMT” chủ yếu là ai? - Qua tập truyện “VBMT” nhà văn NT muốn nói lên điều gì? 12 -Nêu bố cục của truyện ngắn “CNTT”? - Phân đoạn và nội dung của từng đoạn. -Đoạn 1, nội dung? -Đoạn 2, nội dung? -Đoạn 3, nội dung? -Trình bày tình huống của truyện “CNTT”? => Tác dụng nghệ thuật của tình huống đó? - Nhân vật HC có những phẩm chất gì? - Tại sao nói HC là một nghệ sĩ tài hoa về nghệ thuật thư pháp? Tìm dẫn chứng trong văn bản “chữ người tủ tù”?. - GV diễn giảng thêm nghệ thuật thư pháp là gì? - HC còn là người có tâm hồn trong sáng, cao đẹp, hãy tìm một số chi tiết trong tác phẩm (trang…)? - Tại sao nói HC là một trang anh hùng dũng liệt, có khí phách hiên ngang, bất khuất? Hãy chứng minh. - Từ những tìm hiểu trên về nhân vật HC, em có nhân xét gì về nhân vật này? - Hãy phân tích những nét chính về nhân vật Viên quản ngục? - Cảnh cho chữ trong tác phẩm được miêu tả như thế nào? -Tại sao nói đây là cảnh xưa nay hiếm? - Sau khi viết xong bức châm, ông HC đã khuyên Viên quản ngục điều gì? Ý nghĩa của lời khuyên đó? - Tác phẩm có những thành công gì về mặt nghệ thuật? -Nghệ thuật tả cảnh, tả người trong tác phẩm ra sao? - Tác phẩm “CNTT” có nhịp điệu và câu văn như thế nào? - Từ những tìm hiểu trên hãy rút ra nội dung tư tưởng của tác phẩm? ( HS thảo luận nhóm, cử đại diện trả lời) - Giá trị nội dung của tác phẩm “CNTT”? - Giá trị nghệ thuật của tác phẩm “CNTT”? 11B3 (36 học Lớp 11B2 (24 hs) 11B4 (37 học sinh) sinh) 10 96 Lắng nghe 100% 0% % (73 (67,6 (11 Hỏi, tranh luận. %) %) %) Thống nhất và hài 10 lòng với kết quả 0% 78% 71 % 13 3.1.6. - Công việc thứ sáu: Sử dụng thiết bị công nghệ và câu hỏi khắc sâu bài học đạo đức . Việc tìm tòi cho mình những phương pháp để chuyển tải nội dung, giá trị tư tưởng của bài học như thế này, tôi thấy thực sự đem lại hiệu quả tích cực, thầy giảm được những thao tác thừa trong quy trình các bước lên lớp, các từ thừa khi diễn đạt , học sinh suy nghĩ được nhiều hơn, thích học văn hơn và quan hệ tình cảm thầy trò được hoà đồng, thân mật hơn. Các em tự rút ra bài học cho bản thân.Đây là phần liên hệ đòi hỏi học sinh tư duy suy nghĩ tu dưỡng rèn luyện đạo đức. 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. - Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và khảo sát với học sinh 3 lớp 11B2, 11B3, 11B4, năm học 2019- 2020 sau khi các em học Đọc – hiểu bài “Chữ người tử tù” học sinh được tạo một không khí cởi mở, giờ học mang tính trao đổi, tranh biện, các em rất hứng thú lắng nghe, hứng thú bày tỏ, hứng thú phân tích và tổng hợp từ các ý kiến để rút ra kết luận. Kết quả: 14 Trên đây là những việc tôi áp dụng vào thực tiễn giảng dạy của mình trong một tiết học văn. Qua thực tế thao giảng lớp 11B2, giờ dạy lớp 11B3, 11B4 cũng trong năm học 2019-2020, tôi nhận thấy kết quả giờ học đã đổi thay rõ rệt. Cụ thể, những câu hỏi tôi đặt ra khi chưa thực hiện đề tài và khi thực hiện đề tài (như thống kê ở phần đầu SKKN) đã có kết quả là câu trả lời khác biệt. Sự thay đổi thể hiện rõ trong quá trình theo dõi giờ học khi thực hiện giáo án thử nghiệm: - Về tâm lí, thái độ: Học sinh từ ít hứng thú với giờ văn ... sang háo hức, thích thú - Về nhận thức: Từ chưa thấy được giá trị của việc học giờ văn, chỉ quan tâm đến điểm số, chỉ chú ý các bài học để kiểm tra... sang quan tâm đến những giá trị khác ngoài văn bản, thấy được cái hay cái đẹp trong thế giới của sự sống. Học sinh thấy rõ việc học một tác phẩm không chỉ học để biết, mà học để sống, để rèn luyện. - Hành vi: Từ ngần ngại chờ đợi thầy cô giảng giải, phân tích, không vận dụng kiến thức đã học vào thực tế giao tiếp sang tích cực tham gia các hoạt động xây dựng giờ học, chủ động thể hiện năng lực cá nhân qua việc bàn luận, nhận xét, đánh giá, sáng tạo, các em chủ động chiếm lĩnh kiến thức, viết bài. Kết quả kiểm tra bài văn được tổ chức dạy học tích cực cũng thay đổi rõ rệt. Có thể so sánh kết quả của 11B3, 11B4 - các lớp khối C với chất lượng mặt bằng tương đối đồng đều ( khi chưa thực hiện giáo án thử nghiệm) - với lớp 10 11B2 (khi thực hiện giờ dạy với giáo án thử nghiệm – tiết thao giảng) Lớp 11B3 Đối chứng 11B4 Đối chứng 11B2 Thực nghiệm Kết quả bài kiểm tra bài nghị luận về phân tích Sĩ thơ. số Điểm Điểm Điểm Điểm yếu, giỏi khá tr.b kém 2 14 16 4 36 ( 5,5%) (38,8%) (44,5%) (11%) 1 17 10 9 37 (2,7%) (45,9%) (27%) (24,3%) 24 5 (20,1%) 14 (58,8%) 5 (20,1%) 0 III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân là một truyện ngắn xuất sắc trong tập truyện “Vang bóng một thời” được chọn đưa vào giảng dạy trong chương trình lớp 11- PTTH (SGK Văn học 11 – NXBGD, 2000). Đây là một tác phẩm có giá trị đặc sắc cả về nội dung lẫn hình thức nghệ thuật, vì vậy cách tiếp cận tác phẩm nhằm khám phá các tầng nghĩa của tác phẩm đòi hỏi phương pháp dạy học của mỗi giáo viên. Lâu nay ở nhà trường PTTH trong cách tiếp cận truyền thống theo định hướng của sách giáo viên – vốn được xem là hệ giá trị chuẩn – một số giáo viên khi giảng tác phẩm này bỏ qua thể loại và không soát đối tượng học sinh. Trên đây là những suy nghĩ, cảm nhận của chúng tôi sau nhiều trăn trở, băn khoăn khi giảng dạy truyện ngắn của Nguyễn Tuân. Đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề hàng đầu, vấn đề trung 15 tâm hiện nay. Từ thực tiễn giảng dạy tôi đưa ra những kinh nghiệm của bản thân khi vận dụng phương pháp tổ chức hoạt động nhóm cùng trao đổi với đồng nghiệp. Biết rằng dạy học bao giờ cũng là một hoạt động sáng tạo. Không có một phương pháp tối ưu nào áp dụng cho mọi bài học và mọi đối tượng. Điều cơ bản là người dạy biết vận dụng phương pháp nào để tạo hiệu quả tối ưu cho mỗi bài học trên mỗi đối tượng cụ thể. Thiết nghĩ vận dụng tốt phương pháp trong giờ học Ngữ văn cũng là phần nào tạo cho học sinh lòng yêu thích văn chương. Tuy nhiên, cách tổ chức như thế nào để pháp huy những ưu thế của phương pháp này thì đang là vấn đề cần được trao đổi. Nhưng văn chương là giếng không đáy, thiết nghĩ những trình bày của chúng tôi ở đây cũng chỉ là những bước đầu cho nên không tránh khỏi những bất cập, thiếu sót hy vọng nhận được sự bổ sung, góp ý của các đồng nghiệp để bài viết tốt hơn, khả dụng hơn.Xin chân thành cảm ơn. 2. Kiến nghị: 2.1. Với giáo viên: Với mỗi văn bản, giáo viên có thể linh hoạt trong cách tổ chức giờ đọc hiểu và sáng tạo trong thiết kế giáo án, không nên áp dụng máy móc, cứng nhắc các phương pháp tránh gây ra sự phản cảm cho việc tiếp nhận tri thức thẩm mĩ ở học sinh. Giáo viên cần khuyến khích, đồng hành để học sinh tự tin hơn, biết phản biện các vấn đề học tập và trong cuộc sống. Để cách làm này được thành công, giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ văn cần có một lộ trình cụ thể và kiên trì thực hiện. Có làm được như thế thì học sinh mới có đủ tự tin và mạnh dạn phản biện để bộ môn Ngữ văn ngày càng thu hút hơn, thực sự là phương tiện ngôn ngữ để học sinh tự tin và biết phản biện cho tất cả các môn học khác. 2.2. Với các cấp quản lí giáo dục: - Trường học nên mua thêm các sách tham khảo về đổi mới phương pháp dạy học, các tài liệu chuyên ngành chuyên sâu để phục vụ tốt công tác dạy và học - Cần sớm thay đổi chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn theo hướng thiết thực, hiệu quả hơn, hướng đến phát triển năng lực người học - Nhà trường cần quan tâm hơn đến công tác này. Trên đây là một số đề xuất của chúng tôi. Đề tài còn nhiều hạn ch ế, mong nhận được sự góp ý, xây dựng của đồng nghiệp để được phát triển khoa học hơn, có tính khả thi cao hơn. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 25 tháng 5 năm 2020 TÔI XIN CAM KẾT KHÔNG COPY Ngô Thị Kim Dung 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Duy Bình: “Dạy cái hay cái đẹp”. Nxb Giáo Dục 1983 2. Nguyễn Gia Cầu: “Những khuynh hướng thành tựu và đổi mới của phương pháp dạy học văn trong hai thập kỷ 70 và 80”. Luận văn PTS khoa học sư phạm – Tâm lí, 1986. 3. Đỗ Hữu Châu: “Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt”. Nxb ĐHQG Hà Nội 1997. 4. Trần Thanh Đạm: “Mấy vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể”. Nxb Giáo dục, 1978 5. Phạm Văn Đồng: “Tuyển tập văn học”. Nxb Văn học 1996. 6. Nguyễn Trọng Hoàn: “Hoạt động liên tưởng, tưởng tượng của học sinh trong giờ giảng văn”. Luận án TS giáo dục, 1999. 7. Đỗ Kim Hồi: “Nghĩ từ công việc dạy văn”. Nxb Giáo dục 1997. 8. Nguyễn Thanh Hùng: Hiểu văn, dạy văn:. Nxb Giáo dục 2000. 9.Thiết kế giảng dạy ngữ văn 11. tập 1 10. Sách giáo viên, sách giáo khoa tập 1 11.Công nghệ dạy văn. Phạm Toàn- ĐHQG Hà Nội -2000 12. Phương pháp dạy học văn. Phan Trọng Luận . Nhà xuất bản Giáo dục 1991. 13.Tài liệu bồi dưỡng giáo viênvà cán bộ quản lí giáo dục PTTH phục vụ cải cách giáo dục. 14.Tạp chí Văn học và tuổi trẻ số 5/2008. 15.Muốn viết được bài văn hay. Nguyễn Đăng Mạnh – Nhà xuất bản Giáo dục 2001 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất