Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội điều chỉnh tâm lý con người theo phật giáo...

Tài liệu điều chỉnh tâm lý con người theo phật giáo

.PDF
195
753
69

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ---------- ĐÀO THANH PHONG ĐIỀU CHỈNH TÂM LÝ CON NGƯỜI THEO PHẬT GIÁO Ngành: Tâm lý học Mã số: 9 31 04 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. VŨ DŨNG Hà Nội - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu và kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Đào Thanh Phong ii LỜI CẢM ƠN Hoàn thành luận án tiến sĩ là sự phấn đấu miệt mài của tôi trên con đường học tập, trau dồi, bổ sung và nâng cao kiến thức khoa học. Trải qua ba năm học tập và nghiên cứu, dưới sự chỉ dạy tận tình, giúp đỡ của Thầy hướng dẫn và những người thân thiết, đến nay tôi đã hoàn thành luận án của mình. Để có được kết quả như ngày hôm nay, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, lời cảm ơn chân thành tới Quý Thầy Cô, những người đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến GS.TS. Vũ Dũng, người Thầy tâm huyết và cần mẫn, nhà khoa học mẫu mực với nhiều kinh nghiệm, với lòng yêu nghề đã tận tình hướng dẫn và động viên tôi hoàn thành luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Học viện Khoa học xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Phòng Đào tạo; lãnh đạo Khoa và Thầy Cô trong Khoa Tâm lý Giáo dục - Học viện Khoa học xã hội cũng như các nhà khoa học đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận án này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến chư tôn đức Tăng Ni cùng Quý vị Phật tử luôn bên cạnh tôi, động viên, khích lệ và hết lòng giúp đỡ tôi hoàn thành luận án. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng năm 2018 Tác giả luận án Đào Thanh Phong iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHỈNH TÂM LÝ CON NGƯỜI THEO PHẬT GIÁO ............................................................ 6 1.1. Những nghiên cứu về tâm lý học Phật giáo ............................................................. 6 1.2. Những nghiên cứu về điều chỉnh tâm lý ................................................................ 10 1.3. Những nghiên cứu về điều chỉnh tâm lý con người theo Phật giáo ....................... 19 Tiểu kết chương 1 .......................................................................................................... 24 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐIỀU CHỈNH TÂM LÝ CON NGƯỜI THEO PHẬT GIÁO.................................................................................................... 26 2.1. Phật giáo ................................................................................................................. 26 2.2. Điều chỉnh tâm lý của con người theo Phật giáo ................................................... 43 2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc điều chỉnh tâm lý con người theo Phật giáo ... 61 Tiểu kết chương 2 .......................................................................................................... 65 CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 67 3.1. Tổ chức nghiên cứu ................................................................................................ 67 3.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 76 Tiểu kết chương 3 .......................................................................................................... 81 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ ĐIỀU CHỈNH TÂM LÝ CON NGƯỜI THEO PHẬT GIÁO .......................................................... 82 4.1. Đánh giá chung thực trạng điều chỉnh tâm lý con người theo Phật giáo ............... 82 4.2. Biểu hiện cụ thể điều chỉnh tâm lý của con người theo Phật giáo ......................... 84 4.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến điều chỉnh tâm lý con người theo Phật giáo.... 133 4.4. Phân tích một số trường hợp điển hình .................................................................... 135 Tiểu kết chương 4 ........................................................................................................ 143 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 146 1. Kết luận ................................................................................................................... 146 2. Kiến nghị ................................................................................................................. 148 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 152 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 160 iv DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Sự phân bố khách thể trong mẫu nghiên cứu ............................................... 67 Bảng 4.1: Đánh giá chung về mức độ sử dụng ............................................................. 82 Bảng 4.2: Thực trạng sử dụng phương pháp quán từ bi................................................ 84 Bảng 4.3: Mức độ sử dụng phương pháp quán từ bi..................................................... 86 Bảng 4.4: Sử dụng phương pháp quán từ bi (theo giới tính) ........................................ 87 Bảng 4.5: Sử dụng phương pháp quán từ bi (theo nhóm tuổi)...................................... 88 Bảng 4.6: Sử dụng phương pháp quán từ bi (thời gian quy y/xuất gia) ........................ 88 Bảng 4.7: Sử dụng phương pháp quán từ bi (tu sĩ và Phật tử) ...................................... 89 Bảng 4.8: Sử dụng phương pháp quán từ bi (theo trình độ học vấn) ............................... 90 Bảng 4.9: Sử dụng phương pháp quán từ bi (theo địa bàn cư trú) ................................ 91 Bảng 4.10: Lý do sử dụng phương pháp quán từ bi ...................................................... 93 Bảng 4.11: Mức độ sử dụng phương pháp quán nhân duyên........................................ 95 Bảng 4.12: Sử dụng phương pháp quán nhân duyên (theo giới tính) ........................... 95 Bảng 4.13: Sử dụng phương pháp quán nhân duyên (theo nhóm tuổi) ........................ 96 Bảng 4.14: Sử dụng phương pháp quán nhân duyên (theo thời gian quy y/xuất gia) .. 97 Bảng 4.15: Sử dụng phương pháp quán nhân duyên (tu sĩ và Phật tử)......................... 98 Bảng 4.16: Sử dụng phương pháp quán nhân duyên (theo trình độ học vấn) .............. 99 Bảng 4.17: Sử dụng phương pháp quán nhân duyên (theo địa bàn cư trú)................. 100 Bảng 4.18: Lý do sử dụng phương pháp quán nhân duyên ........................................ 101 Bảng 4.19: Mức độ sử dụng phương pháp quán vô thường........................................ 103 Bảng 4.20: Sử dụng phương pháp quán vô thường (theo giới tính) ........................... 104 Bảng 4.21: Sử dụng phương pháp quán vô thường (theo nhóm tuổi) ........................ 105 Bảng 4.22: Sử dụng phương pháp quán vô thường (theo thời gian quy y/xuất gia) ... 105 Bảng 4.23: Sử dụng phương pháp quán vô thường (tu sĩ và Phật tử) ......................... 106 Bảng 4.24: Sử dụng phương pháp quán vô thường (theo trình độ học vấn) ............... 108 Bảng 4.25: Sử dụng phương pháp quán vô thường (theo địa bàn cư trú) ................... 109 Bảng 4.26: Lý do sử dụng phương pháp quán vô thường ........................................... 110 Bảng 4.27: Mức độ sử dụng phương pháp cầu nguyện .............................................. 114 Bảng 4.28: Sử dụng phương pháp cầu nguyện (theo giới tính) .................................. 115 Bảng 4.29: Sử dụng phương pháp cầu nguyện (theo nhóm tuổi) ............................... 116 Bảng 4.30: Sử dụng phương pháp cầu nguyện (theo thời gian quy y/xuất gia) ......... 117 Bảng 4.31: Sử dụng phương pháp cầu nguyện (tu sĩ và Phật tử)................................ 118 Bảng 4.32: Sử dụng phương pháp cầu nguyện (theo trình độ học vấn)...................... 119 Bảng 4.33: Sử dụng phương pháp cầu nguyện (theo địa bàn cư trú) .......................... 119 Bảng 4.34: Lý do sử dụng phương pháp cầu nguyện ................................................. 121 v Bảng 4.35: Mức độ sử dụng phương pháp tọa thiền ................................................... 124 Bảng 4.36: Sử dụng phương pháp tọa thiền (theo giới tính)....................................... 125 Bảng 4.37: Sử dụng phương pháp tọa thiền (theo nhóm tuổi) .................................... 126 Bảng 4.38: Sử dụng phương pháp tọa thiền (theo thời gian quy y/xuất gia) .............. 127 Bảng 4.39: Sử dụng phương pháp tọa thiền (tu sĩ và Phật tử) .................................... 129 Bảng 4.40: Sử dụng phương pháp tọa thiền (theo trình độ học vấn) .......................... 130 Bảng 4.41: Sử dụng phương pháp tọa thiền (theo địa bàn cư trú) .............................. 131 Bảng 4.42: Lý do sử dụng phương pháp tọa thiền ...................................................... 132 Bảng 4.43: Ảnh hưởng của các yếu tố đến điều chỉnh tâm lý của tu sĩ và Phật tử ..... 133 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1: Mô hình quá trình điều chỉnh tâm lý của Gross (1991) ........................... 14 Biểu đồ 4.1: Thực trạng sử dụng phương pháp quán nhân duyên ................................ 94 Biểu đồ 4.2: Thực trạng sử dụng phương pháp quán vô thường ................................ 102 Biểu đồ 4.3: Thực trạng sử dụng phương pháp cầu nguyện ....................................... 113 Biểu đồ 4.4: Thực trạng sử dụng phương pháp tọa thiền ............................................ 123 vi BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU Viết tắt Viết đầy đủ PG Phật giáo ĐCTL Điều chỉnh tâm lý GHPGVN Giáo hội Phật giáo Việt Nam ĐLC Độ lệch chuẩn ĐTB Điểm trung bình TS Tần suất TL Tỉ lệ TH Thứ hạng STT Số thứ tự PP Phương pháp CĐ – ĐH Cao đẳng - Đại học Nxb Nhà xuất bản vii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trước sự phát triển nhanh của xã hội hiện nay, phần lớn con người không kịp thích nghi với sự phát triển của xã hội dẫn đến tình trạng khủng hoảng, mất cân bằng giữa đời sống vật chất và tinh thần. Sự phát triển nhanh của thế giới làm xáo trộn xã hội con người, đặc biệt là đời sống tinh thần. Nói theo ngôn ngữ nhà Phật là còn tham ái và chấp thủ thì ắt hẳn sẽ đưa đến khổ đau về thân và tâm. Vì thế, trước những khủng hoảng đó, khủng hoảng tâm lý của con người tạo ra áp lực đối với cuộc sống, các giá trị sống của con người cần thiết được xem xét lại và được soi sáng bởi những lời dạy của Đức Phật. Trên con đường tìm kiếm hạnh phúc trong xã hội hiện tại, con người dễ bị mê hoặc, cám dỗ bởi vật chất đời thường như tiền tài, danh vọng, địa vị, quyền lợi… Họ cho rằng chỉ có thỏa mãn những ham muốn của bản thân mới là hạnh phúc. Trong quá trình đuổi theo những tham vọng đó, do bị nhiều thứ phiền não nên họ cảm thấy bị chìm sâu trong đau khổ. Phật giáo đã chỉ rõ, dục vọng của con người không bao giờ thỏa mãn được. Đức Phật khuyên răn các đệ tử đừng nên để công danh lợi lộc làm mê hoặc, phải nhìn thấu và buông xả những phiền muộn của trần thế, nên lấy “bình thường tâm” mà đối xử với cuộc sống nhân sinh, giữ tâm bình ổn và an tĩnh. Có như vậy chính là đạt được hạnh phúc đích thực. Hạnh phúc đích thực không phải là chiếm hữu, mà là sự cống hiến, biết học cách thực hành từ bi, biết an vui ngay trong cuộc sống hiện tại, hiểu thấu sự vật hiện tượng vốn biến đổi vô thường không bền vững. Nhà tâm lý học người Đức Erich Seligmann Fromm (1900 - 1980) đã từng nhận định: “Thượng Đế chẳng phải là sức mạnh thống trị nhân loại, mà là tượng trưng cho sức mạnh của nhân loại”. Tín ngưỡng tôn giáo là cách quay trở về nương tựa nơi chính sức mạnh của tự thân, nhờ đó mà tránh được sự dày vò tâm lý và nỗi cô độc tinh thần [59, tr. 206]. Khi tham gia hoạt động tôn giáo, tín đồ tự nhiên sẽ có bạn đồng tu, đồng thời tìm thấy trong các tín điều, các lễ nghi, các quy định của tôn giáo có tính hợp lý, đáng tin cậy đối với cuộc sống, với bản thân. Hơn nữa, khi có tôn giáo, con người tìm thấy sự an ủi về tinh thần, sự ký thác của tâm linh và có nơi chốn trở về dành cho chính mình. Khi gặp những buồn vui trong cuộc sống, tín đồ 1 còn được bạn đồng tu khuyên giải, an ủi, khích lệ và ủng hộ. Qua đó, chúng ta có thể thấy, tín ngưỡng tôn giáo có một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh tâm lý, có tác dụng trị liệu tâm lý đối với con người. Đối với đời sống con người và trong Phật giáo, điều chỉnh tâm lý là cần thiết để giúp con người nói chung và tín đồ Phật giáo nói riêng chế ngự những cảm xúc tiêu cực, làm chủ bản thân. Điều chỉnh tâm lý trong Phật giáo là dùng những giáo lý tu hành mà Đức Phật đã dạy ứng dụng vào cuộc sống thường ngày, giúp cho con người thân tâm khỏe mạnh, cuộc sống an lạc. Trong tu tập, Phật giáo lấy ba môn học Giới – Định – Tuệ làm nền tảng chung. Do đó phương pháp điều chỉnh tâm lý của Phật giáo phải là dựa trên nền tảng Giới – Định – Tuệ làm nguyên tắc căn bản. Trên phương diện niềm tin tôn giáo có ý nghĩa thực tiễn, có sự quan tâm chăm sóc của bạn đồng tu, của tổ chức tôn giáo. Do vậy, sử dụng phương pháp điều chỉnh tâm lý của Phật giáo bằng niềm tin có một ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc trong cuộc sống. Từ ý nghĩa lý luận và thực tiễn cuộc sống, những vấn đề cấp bách của con người trong việc chế ngự bản thân hiện nay chúng tôi lựa chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài “Điều chỉnh tâm lý con người theo Phật giáo”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực trạng về điều chỉnh tâm lý trong Phật giáo, luận án đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc điều chỉnh tâm lý con người theo Phật giáo. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 1) Tổng quan các công trình nghiên cứu về điều chỉnh tâm lý con người, các công trình nghiên cứu về vai trò của Phật giáo đối với việc điều chỉnh tâm lý con người, các công trình nghiên cứu về điều chỉnh tâm lý con người theo Phật giáo trên thế giới và ở Việt Nam. Trên cơ sở đó xác định cơ sở lý luận của đề tài. 2) Xác định cơ sở lý luận về điều chỉnh tâm lý con người theo Phật giáo (các khái niệm, biểu hiện và phương pháp điều chỉnh tâm lý con người theo Phật giáo). 3) Khảo sát và đánh giá thực trạng điều chỉnh tâm lý của tu sĩ và tín đồ Phật tử. 4) Đề xuất một số kiến nghị nhằm phát huy hiệu quả của Phật giáo đối với việc điều chỉnh tâm lý con người. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1 . Đối tượng nghiên cứu Trong luận án này, đối tượng nghiên cứa là biểu hiện và mức độ điều chỉnh tâm lý của con người theo Phật giáo. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 1) Phạm vi về nội dung: Về lý luận, luận án tập trung nghiên cứu việc sử dụng phương pháp tu tập của Phật giáo để điều chỉnh tâm trạng tiêu cực của con người gồm: Phương pháp quán từ bi, phương pháp quán nhân duyên, phương pháp quán vô thường, phương pháp cầu nguyện, phương pháp tọa thiền. Nghiên cứu các biểu hiện, mức độ điều chỉnh tâm lý của con người. Cách tiếp cận điều chỉnh tâm lý và thực hiện điều chỉnh tâm lý khi chủ thể có căng thẳng tâm lý. 2) Phạm vi về địa bàn: Luận án tiến hành nghiên cứu các tu sĩ và Phật tử trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đây là địa bàn có số lượng lớn tín đồ Phật giáo. Tổng số khách thể nghiên cứu là 243 người. Trong đó: Tu sĩ : 100 người (khảo sát định lượng 80 người, phỏng vấn sâu 20 người). Phật tử: 143 người (khảo sát định lượng 118 người, phỏng vấn sâu 25 người). 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận nghiên cứu Để nghiên cứu điều chỉnh tâm lý con người theo Phật giáo, luận án tiếp cận dựa trên các nguyên tắc sau đây: a. Nguyên tắc hoạt động Tâm lý con người được hình thành và phát triển thông quan các hoạt động thực tiễn. Chính vì vậy, điều chỉnh tâm lý con người theo Phật giáo được thực hiện thông qua hoạt động tôn giáo. Đó là việc sử dụng các phương pháp quán từ bi, quán nhân duyên, quán vô thường, cầu nguyện và tọa thiền. b. Nguyên tắc hệ thống Điều chỉnh tâm lý là một năng lực được biểu hiện cụ thể của đời sống con người. Các hiện tượng tâm lý luôn có sự tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau. Hành vi của cá nhân là kết quả của sự tác động từ nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau. Nghiên cứu điều chỉnh tâm lý con người theo Phật giáo cần đặt trong mối tương quan nhiều mặt giữa các hoạt động tôn giáo với các phạm vi khác nhau. 3 c. Nguyên tắc liên ngành Nghiên cứu điều chỉnh tâm lý con người theo Phật giáo đòi hỏi phải sử dụng kiến thức và phương pháp nghiên cứu liên ngành như Tôn giáo học, Phật học, Triết học, Tâm lý học nhằm hiểu được một cách toàn diện các khía cạnh của điều chỉnh tâm lý con người theo Phật giáo. 4.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi - Phương pháp phỏng vấn sâu - Phương pháp quan sát - Phương pháp chuyên gia - Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình - Phương pháp thống kê toán học 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Đóng góp về lý luận: Luận án đã xây dựng được một cách tương đối hệ thống về về điều chỉnh tâm lý con người theo Phật giáo, từ khái niệm đến biểu hiện và cách thức điều chỉnh tâm lý con người theo Phật giáo cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình điều chỉnh tâm lý của tín đồ. Luận án làm sáng tỏ các khái niệm: khái niệm Phật giáo; khái niệm điều chỉnh tâm lý; mục đích của điều chỉnh tâm lý; khái niệm điều chỉnh tâm lý con người theo Phật giáo. Đây là vấn đề còn chưa được nghiên cứu nhiều ở nước ta hiện nay. Kết quả nghiên cứu về mặt lý luận cũng là cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu các đề tài về tâm lý của tín đồ Phật giáo. Đóng góp về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu thực trạng điều chỉnh tâm lý con người, cách thức vận dụng các phương pháp tu của Phật giáo trong điều chỉnh tâm lý và ảnh hưởng của các yếu tố khách quan, chủ quan đến việc điều chỉnh tâm lý của tín đồ, giúp cho con người có những phương pháp thực hành tự điều chỉnh hành vi của mình theo hướng sống hạnh phúc. Kết quả nghiên cứu thực tiễn là cơ sở khoa học có ý nghĩa trong việc điều chỉnh tâm lý cá nhân và cộng đồng, trong việc vận dụng để quản lý sinh hoạt tôn giáo của tín đồ. Kết quả nghiên cứu làm tài liệu tham khảo bổ ích phục vụ công tác nghiên cứu về tôn giáo và giảng dạy môn Tâm lý học tôn giáo ở các trường cao đẳng, đại học, học viện ở nước ta hiện nay. 4 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Về mặt nghiên cứu lý luận Điều chỉnh tâm lý con người theo Phật giáo là một vấn đề chưa được nghiên cứu ở Việt Nam. Việc kết hợp giữa nghiên cứu từ góc độ Phật giáo và Tâm lý học đã góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận về điều chỉnh tâm lý con người theo Phật giáo như: khái niệm Phật giáo; khái niệm điều chỉnh tâm lý; mục đích của điều chỉnh tâm lý; khái niệm điều chỉnh tâm lý con người theo Phật giáo; các phương pháp điều chỉnh tâm lý của tín đồ theo Phật giáo, các yếu tố ảnh hưởng đến việc điều chỉnh tâm lý của tín đồ. Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung một số vấn đề lý luận về điều chỉnh tâm lý cho phân ngành Tâm lý học tôn giáo ở nước ta hiện nay. Kết quả nghiên cứu này cũng góp phần làm cơ sở cho những nghiên cứu cách thức điều chỉnh tâm lý con người theo Phật giáo ở nước ta hiện nay. 6.2. Về mặt ý nghĩa thực tiễn Luận án đã xác định được thực trạng điều chỉnh tâm lý của tín đồ và ảnh hưởng của các yếu tố khách quan, chủ quan đến việc điều chỉnh tâm lý của tín đồ, giúp cho con người có những phương pháp thực hành tự điều chỉnh hành vi của mình theo hướng sống hạnh phúc. Kết quả nghiên cứu của luận án sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu, học tập của các nhà khoa học, giảng viên, sinh viên các trường đại học, các cán bộ làm công tác tôn giáo và quản lý tôn giáo, hỗ trợ các tổ chức tôn giáo giúp con người nâng cao hiệu quả điều chỉnh tâm lý của mình. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục các công trình công bố, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận án gồm có 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu điều chỉnh tâm lý con người theo Phật giáo. Chương 2: Cơ sở lý luận về điều chỉnh tâm lý con người theo Phật giáo. Chương 3: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực tiễn điều chỉnh tâm lý con người theo Phật giáo. 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHỈNH TÂM LÝ CON NGƯỜI THEO PHẬT GIÁO 1.1. Những nghiên cứu về tâm lý học Phật giáo Phật giáo là sự kết tinh của văn hóa tâm linh nhân loại, nhằm chuyển hóa mọi nỗi thống khổ của chúng sinh và là chỗ dựa vững chắc an lạc cho tâm hồn. Phật giáo ra đời và truyền bá tư tưởng giáo lý, được đông đảo người dân tin theo và xem như là con đường thực hành chân chính, giải thoát đau khổ đem lại cuộc sống an vui hạnh phúc. Giáo lý Phật giáo được hình thành thông qua lời dạy về sự tu tập của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, với mục đích hướng dẫn con người phương pháp giải thoát khổ đau, bất bình đẳng trong cuộc sống, xây dựng một xã hội mà ở đó mọi người có đời sống an lạc, bình đẳng vị tha. Với mục đích như vậy, giáo lý Phật giáo hàm chứa tư tưởng tâm lý học rất phong phú, cần được nghiên cứu và tham khảo. Ở Việt Nam, tâm lý học Phật giáo là một lĩnh vực có rất ít học giả nghiên cứu. Qua tổng quan tài liệu, chúng tôi nhận thấy có một số tác phẩm nghiên cứu tiêu biểu sau đây: Hòa thượng Thích Chơn Thiện (2009) trong cuốn “Tâm lý học Phật giáo” đã giới thiệu khái quát về tâm lý học phương Tây và tâm lý học Phật giáo, liên kết giữa hai hệ tư tưởng Đông Tây và là người đặt nền móng cho những nghiên cứu về tâm lý học Phật giáo. Trong phần đầu của tác phẩm, tác giả đã giới thiệu và phân tích sơ lược về các tư tưởng và những học thuyết của các nhà tâm lý học phương Tây cận hiện đại, đồng thời nêu ra những nét đặc trưng của nó. Tác giả nhận định, với sự phát triển và những kết quả đạt được của tâm lý học phương Tây hiện nay thì chưa thể giúp con người thấy đúng và rõ sự thật của tâm lý mình và tâm lý người khác, chưa thể nói lên sự thật hạnh phúc của con người và cuộc đời. Đây là lý do mà ngành tâm lý học tiếp tục cuộc hành trình nghiên cứu và tìm kiếm [35]. Khi giới thiệu về tâm lý học Phật giáo, Hòa thượng Thích Chơn Thiện đã nhận định tư tưởng tâm lý học Phật giáo đã xuất hiện từ rất sớm, vào thời kỳ kết tập kinh điển lần thứ ba dưới vương triều Đại đế Asoka của Ấn Độ (khoảng vào thế kỷ thứ 3 trước Tây lịch). Có 3 hệ thống tâm lý học Phật giáo hình thành qua 3 bộ luận nổi tiếng của Phật giáo: Luận Câu Xá, Luận Duy Thức và Luận Thắng Pháp Tập Yếu. Ba 6 hệ thống này đều xây dựng từ tam tạng kinh điển (Kinh, Luật, Luận) và từ sự chứng ngộ giải thoát tận cùng của Đức Phật. Đây là dòng tâm linh thực nghiệm vừa sử dụng phương pháp phân tích, vừa dựa vào tâm chứng của Phật và các bậc cao Tăng, vừa để thích ứng với thời đại phát triển triết học văn hóa nhằm để giới thiệu con đường tu dưỡng tâm lý dần đến chân lý và hạnh phúc của Phật giáo: con đường Giới – Định – Tuệ [35]. Hòa thượng Thích Chơn Thiện còn đề cập về tư tưởng tâm lý học trong Luận Thắng Pháp Tập Yếu. Bản luận tóm tắt này phân tích tâm lý con người rất tỉ mỉ, mô tả tâm lý con người hoạt động thường xuyên qua sự biểu hiện của Tâm và Tâm sở. Tâm lại chia ra làm 4 loại: tâm Dục giới, tâm Sắc giới, tâm Vô sắc giới và tâm Siêu thế giới. Tâm sở cũng gọi Tâm sở hữu pháp, tức là những tác dụng hoạt động của tâm thức, tương ứng và tồn tại cùng lúc với tâm, bao gồm hết thảy những tình ý, nghĩ tưởng do trong tâm cảm xúc, suy tính. Tâm sở là những yếu tố phụ thuộc vào tâm, gắn liền với nhận thức (vijñāna), hoạt động tâm thức đồng thời với nhận thức, mô tả tất cả những khía cạnh tâm lý của con người [89]. Trong cuốn “Tâm lý học Phật giáo”, Thích Tâm Thiện (1998) đã khái quát về sự hình thành và phát triển của tâm lý học Phật giáo. Tư tưởng tâm lý học trong Phật giáo được truyền thừa theo dòng lịch sử kể từ thời Đức Phật đến ngày nay, tạo lập thành hệ thống đặc thù thông qua ý chỉ của các vị Tổ sư Phật giáo trên cơ sở phù hợp với những giáo huấn của Phật. Tác giả đã dùng Duy thức học của Phật giáo để diễn đạt các vấn đề tâm lý. Duy thức học là bộ môn nghiên cứu Phật học, chuyên đi sâu phân tích các vấn đề tâm thức của con người. Nội dung chủ yếu của tác phẩm đã đề cập đến quá trình hình thành tâm lý học Phật giáo như một ngành học đặc thù trong hệ thống giáo lý của Đức Phật. Nó xuyên suốt từ thời kỳ Phật giáo nguyên thủy cho đến thời kỳ Phật giáo phát triển, đồng thời nêu lên học thuyết về tâm lý học thông qua các bộ luận về Duy thức mà tiêu biểu là “Duy thức Tam Thập Tụng” [36]. Thông qua sự nghiên cứu và phân tích tác phẩm, tác giả đã hệ thống các luận điểm cơ bản, đã cung cấp cho độc giả một cái nhìn đại cương, từ đó hiểu rõ hơn về các vấn đề tâm lý theo quan điểm của Phật giáo, cũng như con đường tu tập thực tiễn để giải thoát mọi khổ não, bất an trong dòng tâm thức của con người theo lời dạy của Đức Phật. 7 Thích Viên Giác (2010) với bài viết nghiên cứu “Tâm lý học trong Phật giáo nguyên thủy”, nhận định tâm lý học Phật giáo thuộc về lĩnh vực tâm lý học ứng dụng, được thể hiện qua các giáo lý căn bản trong kinh tạng Phật giáo. Giáo lý Tứ diệu đế được coi là giáo lý nền tảng của hệ thống tư tưởng Phật học phân tích về tâm lý đã nói lên tính hai mặt của nó: một là tính ô nhiễm, hai là tính thanh tịnh. Tâm lý ô nhiễm là những hoạt động tâm lý đưa đến đau khổ phiền muộn, ngược lại tâm lý thanh tịnh thì đưa đến đời sống hạnh phúc an vui. Tác giả còn phân tích hoạt động tâm lý của con người qua giáo lý Thập Nhị Nhân Duyên, đề cập đến quá trình tâm lý ô nhiễm, khảo sát một cách sâu sắc bản chất của tâm và đưa đến nhận định rằng cơ cấu của tâm thức con người là ô nhiễm, nhận thức của con người phần lớn là sai lầm. Tâm lý được vận hành bởi động lực là vô minh, một trạng thái mê muội bản năng, nó chi phối mọi hoạt động của tâm lý ô nhiễm, là nền tảng nhận thức của vô minh. Tâm lý học Phật giáo qua giáo lý nguyên thủy là tâm lý học ứng dụng vào thực tiễn của đời sống con người, giúp cho con người nhận thức đúng đắn với chính mình, tìm cách thay đổi tình trạng đau khổ do rối loạn tâm lý. Từ đó có định hướng tư duy và hành động để đem đến sự chân thiện cho đời sống, đi sâu vào thế giới nội tâm để giải phóng những ức chế tâm lý, những kết tụ của các năng lượng của khổ đau và vô minh [13]. Ở nước ngoài, tâm lý học Phật giáo được nghiên cứu chủ yếu ở Ấn Độ và Trung Quốc. Ở các nước phương Tây, Phật giáo mới được phát triển khoảng từ năm 60 của thế kỷ XX. Vì vậy, nghiên cứu tâm lý học Phật giáo vẫn còn là một vấn đề mới mẻ. Trong cuốn “Phật giáo và tâm lý học hiện đại” Bồ Đề Học Xã chủ biên, do Thích Viên Lý (2010) biên dịch, đã giới thiệu và phân tích cho chúng ta thấy được những nét tương đồng và khác biệt giữa Phật pháp và tâm lý học phương Tây. Theo tác giả, Phật pháp là những phương pháp tu tập cụ thể và mầu nhiệm để giải quyết một cách rốt ráo sự khổ đau phiền não của con người. Do vì sự khổ đau của mỗi người cũng như trình độ hiểu biết, hoàn cảnh tiếp cận v.v… ngàn sai muôn biệt, nên giáo pháp do Đức Phật giảng dạy cũng vô lượng vô biên, và dù vô lượng vô biên nhưng cứu kính vẫn quy về một mối, đó là giải thoát tận gốc sự thống khổ của tất cả 8 muôn loài. Đối với Phật giáo thì phương tiện chính là cứu kính và ngược lại. Trong phương tiện vốn có cứu kính, trong cứu kính vốn có phương tiện, phương tiện và cứu kính không hai, không khác, đó chính là điểm sai biệt giữa Phật pháp và tâm lý học phương Tây [27]. Mục đích chủ yếu của tâm lý học Phật giáo là nhằm giải đáp rốt ráo nguyên nhân khổ đau mà nhân loại phải tiếp nhận, làm thế nào để giải thoát sự thống khổ đó. Phật giáo chỉ rõ, cuộc sống khó khăn, xung đột, bất mãn, nóng nảy, lo lắng, tham lam, ghét hận, mê chấp v.v… của nhân sinh đều có thể gây ra những vấn đề xã hội và dẫn đến bệnh tật của con người thời hiện đại. Hơn nữa, Phật giáo còn có khả năng chỉ dạy cho mọi người hướng đến con đường lớn huy hoàng giải thoát, hạnh phúc an lạc tối thượng, đó là cảnh giới Niết Bàn. Theo Thích Viên Lý, lĩnh vực quan trọng nhất của tâm lý học Phật giáo đó là truy tìm căn nguyên và cảm xúc chính là giáo nghĩa chủ yếu. Ngoài ra, như tính tình, nhân cách kể cả sự kết cấu trị liệu của tâm lý học Phật giáo, thử nghiệm trên phương diện tâm lý học, như phân tích tâm lý của Sigmund Freud, tâm lý học nhân tính của Carl Rogers và A. Maslow có thể thấy một cách sâu sắc về cách trị liệu của chủ nghĩa tồn tại và cách trị liệu của chủ nghĩa hành vi đều là lĩnh vực chủ yếu của sự nghiên cứu tâm lý học Phật giáo [27]. Hồng Dật (2011) - nhà nghiên cứu tâm lý học Phật giáo Trung Quốc, trong cuốn “Phật thuyết tâm lý học” đã trình bày luận điểm của mình về tâm lý học và Phật giáo. Ông cho rằng tâm lý học là một mô thức quan sát tác dụng và hành vi của hình thái ý thức tâm lý. Tâm lý học phương Tây có thể nghiên cứu quá trình phát triển nhân cách, nghiên cứu nhân tố tiềm tàng ảnh hưởng đến hành vi…, nhưng không thể cải tạo nhân cách, do vì nó có giới hạn phạm vi nhất định. Thế nhưng Phật giáo lại thấu suốt rõ ràng tâm lý con người, đồng thời đưa ra rất nhiều phương pháp để trị liệu. Như trong Kinh Hoa Nghiêm có chép: “Ba cõi rộng lớn từ tâm mà có, mười hai nhân duyên cũng như vậy, sinh tử đều do tâm tạo ra, nếu tâm đã diệt thì sinh tử cũng hết.” Chú giải về tâm của Phật giáo có rất nhiều tầng bậc thuyết minh và phân tích, lại dùng rất nhiều thí dụ để giải thích tâm của chúng ta, từ đó dạy cho chúng ta làm thế nào để tìm tâm, an tâm, trong sạch tâm… Như thế đủ thấy tâm lý học Phật giáo vượt trội hơn tâm lý học phương Tây [50]. 9 Có câu: “Tâm năng sinh vạn pháp”, từ góc độ của tâm, Phật giáo đã khái quát tất cả vạn sự vạn vật của thế giới vũ trụ, đồng thời tiến hành tìm tòi giải thích nguồn gốc vấn đề tâm lý hành vi của con người. Do đó Phật giáo đã sớm kiến tạo nên một hệ thống tri thức tâm lý học tương đối hoàn chỉnh. Tâm lý học Phật giáo đã chỉ ra tất cả căn nguyên nguồn gốc của sự thống khổ, nêu lên ý nghĩa giá trị của sinh mạng, hướng dẫn chúng sinh nhận thức được bí mật của tự tâm, xả bỏ tham sân si, từ đó phòng ngừa được bệnh tật tâm lý phát sinh, giúp cho nhân loại kiến lập thân tâm kiện toàn khỏe mạnh, hưởng thụ cuộc sống hạnh phúc an lạc. Giáo nghĩa Phật giáo hầu như nói về tâm, ở tất cả kinh điển nhà Phật đều có thể thấy rõ vấn đề này. Đức Phật đã thuyết giảng rất nhiều pháp môn tu, cũng chỉ để nhằm đối trị rất nhiều thứ tâm lý phiền não mê hoặc của chúng ta, nghĩa là cần phải dùng tâm để làm sạch, cải tạo, chinh phục. Chẳng hạn, lấy chân tâm để đối trị vọng tâm, dùng tâm bao dung để cải hóa tâm hẹp hòi… Ngoài ra, tâm lý học Phật giáo còn đề xướng bồi dưỡng tâm lý tốt như: tâm nhẫn nại, tâm cẩn thận, tâm hiếu thảo, tâm ngay thẳng, tâm chân thật, tâm thuần khiết, tâm thanh tịnh, tâm từ bi, tâm khoan hòa, tâm hoan hỷ, tâm bố thí, tâm cúng dàng, tâm bình đẳng, tâm nhẫn nhục, tâm xấu hổ, tâm sám hối, tâm cảm ơn, tâm Bồ tát, tâm Phật…, nên phát huy tất cả diệu dụng đức tính tốt đẹp của tâm [50]. 1.2. Những nghiên cứu về điều chỉnh tâm lý Trong cuộc sống, lúc gặp phải trở ngại hoặc thất bại, tâm lý con người dễ rơi vào trạng thái bất an, đau khổ, lo âu… những tâm trạng tiêu cực này nếu không kịp thời tiến hành điều chỉnh sẽ rơi vào hụt hẫng, từ đó khiến cho con người bị căng thẳng… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và các mối quan hệ xã hội. Vào những thập niên 80 của thế kỷ XX, có nhiều nhà tâm lý học bắt đầu nghiên cứu về điều chỉnh tâm lý. Các nghiên cứu chỉ ra rằng thông qua tâm lý tiêu cực phát sinh, với mong muốn từ phương diện hành vi hoặc góc độ nhận thức mà tiến hành điều chỉnh một cách thích ứng, giúp cho con người vượt qua trạng thái tâm lý tiêu cực một cách nhẹ nhàng. Tâm lý là phản ứng của cá nhân với sự thay đổi hoàn cảnh sống có khi thích hợp, nhưng cũng có khi không dẫn đến nảy sinh mâu thuẫn và xung đột, do đó mà con người luôn luôn tiến hành điều chỉnh tâm lý để thích ứng với hoàn cảnh cuộc sống [71, tr. 26-29]. 10 Điều chỉnh tâm lý con người đối với nghiên cứu trong nước còn là vấn đề khá mới mẻ, cho đến nay chưa thấy có tác giả nào nghiên cứu. Một số nhà nghiên cứu việc điều chỉnh tâm lý từ nhiều khía cạnh và mục đích khác nhau, từ những mục đích đó nên có những định nghĩa khác nhau về điều chỉnh tâm lý như: điều chỉnh cảm xúc, điều tiết tâm lý, điều chỉnh trạng thái tâm lý, điều chỉnh tâm lý thích ứng v.v… Qua đó cho thấy, nội hàm ý nghĩa điều chỉnh tâm lý được thể hiện đa chiều trên nhiều phương diện khác nhau. Trong phạm vi nghiên cứu, luận án thống nhất tên gọi là “điều chỉnh tâm lý”. Điều chỉnh tâm lý là vận dụng và điều tiết tâm trạng cảm xúc của cá nhân, là quá trình thích ứng của tâm lý cá nhân với hoàn cảnh khách quan, duy trì sự thích ứng tốt đẹp để từ đó đạt được mục đích mong muốn. Quá trình điều chỉnh cần phải thông qua năng lực cá nhân như: quan sát, nhận biết, biểu đạt, điều chỉnh, hiệu năng cảm xúc, v.v… để đạt đến trạng thái tâm lý cân bằng. Phật giáo là sản phẩm kết tinh của văn hóa tâm linh nhân loại, nhằm chuyển hóa mọi nỗi thống khổ của con người và là chỗ dựa vững chắc cho tâm hồn an lạc. Phật giáo ra đời và truyền bá tư tưởng giáo lý, được mọi người xem như là con đường tu hành, dùng để giải quyết vấn đề tu tập, giải thoát sinh tử. Trong Phật giáo, tư tưởng tâm lý học rất phong phú, cần được nghiên cứu. Qua phân tích, tổng hợp những tài liệu nghiên cứu khác nhau về điều chỉnh tâm lý, tác giả nhận thấy các học giả có cái nhìn về điều chỉnh tâm lý rất đa dạng, nhưng tựu trung trên bình diện tổng thể gồm hai tính chất đặc thù chính: về phương diện tâm lý vận hành, điều chỉnh tâm lý bao hàm tính chất lịch trình; về phương diện tâm lý biểu hiện, điều chỉnh tâm lý có tính chất năng lực. Điều chỉnh tâm lý là vận dụng và điều tiết tâm trạng cảm xúc của cá nhân ở phương diện tổng thể, là quá trình thỏa hiệp tâm lý với hoàn cảnh bên ngoài, duy trì sự thích ứng tốt đẹp để từ đó đạt được mục đích mong muốn. Quá trình ấy cần phải thông qua năng lực quan sát, nhận biết, biểu đạt, điều chỉnh, hiệu năng cảm xúc, v.v… để đạt đến trạng thái tâm lý cân bằng. 1.2.1. Những nghiên cứu về tính chất điều chỉnh tâm lý Thompson (1991) và Cicchetti (1991) đều nhận định, điều chỉnh tâm lý là quá trình nhận diện, tiến hành xử lý, khống chế, làm biến đổi và điều hướng đối với các nhân tố ngoại tại và nội tại tác động đến tâm lý, từ đó khiến cho cá nhân có thể thích 11 ứng một cách hợp lý với tình cảnh hiện tại [121, tr. 269-307]; [96, tr. 15-48]. Trong khi đó, Dodge và Garber (1991), từ công trình nghiên cứu của mình, đã nêu ra điều chỉnh tâm lý còn bao hàm lịch trình điều chỉnh phản ứng tâm lý nội tại với hoàn cảnh ngoại tại của cá nhân, gồm: các cơ quan thần kinh, kinh nghiệm tâm lý chủ quan và sự biểu đạt của cử chỉ hành vi, đạt được các yếu tố thích nghi, thay đổi hoàn cảnh để phù hợp với tình hình nhu cầu v.v… Do vậy, điều chỉnh tâm lý cần thiết phải điều tiết một cách hữu hiệu kinh nghiệm tâm lý chủ quan và cử chỉ hành vi, giúp cho cá nhân đạt được mục tiêu mong muốn, nhằm duy trì thích ứng tốt với quá trình xảy ra của sự việc. Hơn nữa, quá trình điều chỉnh tâm lý bao gồm tác động của các hệ thần kinh, kinh nghiệm, nhận thức, hành vi và hoàn cảnh bên ngoài tác động hỗ tương lẫn nhau, giám sát, đánh giá, sửa đổi phản ứng của tâm lý để đạt được mục đích mong muốn của mình [107, tr. 15-27]. Nghiên cứu về điều chỉnh tâm lý của Gross (2001) cho thấy, đối với các trạng thái tâm lý phát sinh, cá nhân thể nghiệm và biểu đạt làm thay đổi quá trình, liên quan đến giai đoạn tiềm ẩn, giai đoạn phát sinh, thời gian duy trì, cho đến biểu lộ ra ngoài hành vi, thể nghiệm tâm lý, sự biến đổi của phản ứng sinh lý, đó là một quá trình động thái của điều chỉnh tâm lý [71, tr. 204 - 205]. 1.2.2. Những nghiên cứu về năng lực điều chỉnh tâm lý Điều chỉnh tâm lý con người mang tính chất năng lực. Cole, Michel và Teti (1994) đều cho rằng năng lực điều chỉnh tâm lý có 7 tiêu chí: thu thập đầy đủ thông tin về tâm lý, hòa hoãn và rút ngắn thời gian duy trì sự mãnh liệt của tâm lý, chuyển đổi tâm lý một cách thông suốt, căn cứ quy tắc ứng xử văn hóa để biểu đạt tâm lý, điều chỉnh thống nhất các loại hình tâm lý không đồng loại, suy nghĩ, tìm hiểu hoặc nói ra vấn đề tâm lý ở nội tâm, có khả năng thiết lập sắp xếp các yếu tố điều chỉnh tâm lý về sau [97, tr. 73-100, tr. 250-283]. Saarni (1997) thì cho rằng, người có năng lực điều chỉnh tâm lý tốt gồm có 8 khả năng sau đây: hiểu rõ tâm lý của mình, hiểu biết tâm lý người khác, có tri thức về tâm lý, lý giải tâm lý người khác, biểu đạt tâm lý một cách thích hợp, có thể sử dụng phương pháp điều chỉnh tâm lý thích hợp, có khả năng thông hiểu và điều chỉnh tâm lý của người khác [120, tr. 35-69]. Mayer, Di Paolo và Salovey (1990) lại chỉ rõ, điều chỉnh tâm lý là thành phần quan trọng của năng lực trí tuệ, có thể điều hướng tâm lý cá nhân phát triển theo 12 chiều hướng tốt. Do đó, điều chỉnh tâm lý đồng nghĩa với việc khiến cho cho cá nhân có khả năng giám sát, duy trì và điều tiết sự phản ứng tâm lý, bao gồm nhận biết rõ tâm trạng, tâm lý cảm thông, sử dụng phương pháp điều chỉnh tâm lý thích hợp, khống chế tâm lý, biểu đạt tâm lý tốt, cảm giác thoải mái không bó buộc, đánh giá tâm lý dựa trên cảm xúc và có sự thiết lập điều chỉnh, hiệu năng điều tiết tâm trạng v.v... [116, tr. 772-781]. Nhiều nhà nghiên cứu điều chỉnh tâm lý khác cũng nhấn mạnh, điều chỉnh tâm lý là sự thỏa hiệp tâm lý với các phương diện khác như: sự nhận biết, hành vi biểu hiện v.v… đều được tốt đẹp, thích ứng phù hợp, linh hoạt hiệu quả, có thể quản lý tốt với tình hình hiện tại mà tiến hành điều chỉnh tâm lý. Họ chỉ ra, nếu điều chỉnh tâm lý tốt thì sẽ xúc tiến nhiệm vụ giúp cho định hướng các hoạt động nhận biết và hành vi, nâng cao thành tích công việc, khiến cho mọi người đạt đến sự thể hiện khả năng của mình ở trạng thái tốt nhất [80, tr. 109-110]. Từ những quan điểm trên của các học giả, chúng ta có thể thấy rằng điều chỉnh tâm lý bao hàm hai tính chất đặc thù, đó là tính lịch trình điều chỉnh và tính năng lực điều chỉnh, hai tính chất này ngoài công năng duy trì tâm lý tích cực, mục đích chủ yếu của nó là xử lý tâm lý tiêu cực, để tránh tạo thành hậu quả tâm lý xấu. Toàn bộ các giai đoạn trong quá trình điều chỉnh tâm lý có tác dụng tương hỗ lẫn nhau, cá nhân phải làm thế nào có khả năng tiến hành điều chỉnh để thích ứng với hoàn cảnh hiện tại. Làm thế nào để biết cách dịch chuyển điểm nóng của vấn đề, sự cảm nhận của tự thân hoặc tiếp thu sự hướng dẫn của người khác. Từ đó lĩnh hội được cách suy nghĩ tư duy tích cực, đối với những nguyên nhân làm phát sinh tâm lý tiêu cực tiến hành xử lý, biết cách nhìn nhận lại vấn đề, biểu lộ cử chỉ hành vi thích hợp để điều chỉnh tâm lý của mình. Mặc dù các học giả vẫn chưa nhất trí cách nhìn nhận đối với nội hàm ý nghĩa điều chỉnh tâm lý, nhưng họ cũng đã đưa ra quan điểm chung nhất: điều chỉnh tâm lý là tiến trình điều tiết và chỉnh đốn tâm lý tiêu cực và duy trì tâm lý tích cực của cá nhân, bao gồm từ lúc tâm trạng cảm xúc phát sinh, cho đến làm thế nào để đánh giá và giải thích hoàn cảnh đã gây ra tâm trạng, cảm xúc ấy, đồng thời làm thế nào để tiến hành chọn lựa phương thức thích ứng với hoàn cảnh để đạt thành mục tiêu mong muốn của mình. Điều chỉnh tâm lý không chỉ liên quan đến tự thân của cá nhân, mà nó còn liên quan đến vấn đề quan hệ giao tiếp nhiều cá nhân trong xã hội. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan