Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đề xuất một số phương pháp phụ đạo kiến thức ngữ văn cho học sinh yếu kém, góp p...

Tài liệu đề xuất một số phương pháp phụ đạo kiến thức ngữ văn cho học sinh yếu kém, góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở bậc thpt

.DOCX
27
58
107

Mô tả:

MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1 Dạy học là một hoạt động đặc biệt. Nó là tổng hợp của nghệ thuật sử dụng các phương pháp sư phạm, cách thức truyền thụ kiến thức cũng như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng xử lí tình huống sư phạm, kĩ năng truyền thụ tri thức cho các đối tượng học sinh với mức độ nhận thức không đồng đều trong một lớp học ... Bởi vậy, người dạy luôn phải tìm tòi, đổi mới không ngừng để có thể đáp ứng những yêu cầu khác nhau của người học. 1.2 Môn Ngữ văn ở cấp THPT không được dạy như một môn khoa học nhằm trang bị cho học sinh những khái niệm khoa học mà giúp người học phát triển các năng lực, phẩm chất tổng quát và đặc thù: năng lực tư duy, năng lực tưởng tượng và sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự học. Ngoài ra môn Ngữ văn còn có sứ mạng giáo dục tình cảm và nhân cách cho người học. Đồng thời người dạy cần phải quan tâm tới tất cả các đối tượng học sinh trong một lớp học, sao cho tất cả HS đều đảm bảo được các kĩ năng: đọc, nghe, viết, nói. 1.3 Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém ở tất cả các môn học nói chung và môn Ngữ văn nói riêng là mục tiêu cơ bản hàng đầu, là mối quan tâm lớn với nhiều trường và nhiều giáo viên đứng lớp hiện nay. Muốn thực hiện tốt nhiệm vụ đó cần phải lên kế hoạch ôn tập, phụ đạo, có cách thức kiểm tra và theo dõi quá trình tiến bộ của từng học sinh. Đồng thời, mỗi GV cần không ngừng tìm tòi, đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cáo chất lượng dạy và học, để mỗi học sinh đều tìm được cách thức tự học, tự lĩnh hội tri thức và để không học sinh nào bị bỏ lại phía sau. 1.4 Thực tế dạy học cho thấy, hầu hết các trường học và không ít giáo viên chỉ chú trọng dạy và nâng cao chất lượng học sinh giỏi, chưa thật sự tập trung và có cách thức phù hợp để giảng dạy, ôn tập, phụ đạo cho đối tượng học sinh yếu, kém. Và 1 cũng có nhiều giáo viên chưa tìm được cách thức phù hợp, hiệu quả để nâng cao chất lượng học tập môn Ngữ văn đối với những học sinh đặc biệt này. Bởi vậy, chúng tôi xin đề xuất một số phương pháp phụ đạo cho học sinh yếu kém góp phần nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn và nhằm có thêm những kinh nghiệm giảng dạy hữu ích cho đồng nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu - Tìm ra những nguyên nhân không ít học sinh ngại học và có kết quả học tập ở môn Ngữ văn còn thấp, còn nhiều học sinh có điểm thi văn THPT quốc gia < 2, thậm chí điểm liệt. - Đề xuất một số phương pháp giảng dạy, ôn tập, phụ đạo môn Ngữ văn hiệu quả cho đối tượng học sinh yếu, kém nhằm cùng các đồng nghiệp giải quyết những khó khăn trong việc giảng dạy các đối tượng Hs này. 3. Đối tượng nghiên cứu Những học sinh học yếu môn Ngữ văn do hổng kiến thức, gặp khó khăn trong tiếp thu kiến thức và hạn chế trong hiểu bài, kỹ năng diễn đạt yếu, khả năng tập trung chưa cao trong giờ học và thường có bài kiểm tra, bài thi điểm dưới trung bình. 4. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài này chúng tôi đã sử dụng phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế - Phương pháp so sánh, đối chiếu - Thống kê, xử lí số liệu 5. Những điểm mới của SKKN Đề xuất một số giải pháp, phương pháp ôn tập, phụ đạo kiến thức Ngữ văn cho học sinh hổng kiến thức và có kĩ năng viết bài yếu nhằm nâng cao chất lượng đại trà trong dạy học Ngữ văn ở bậc THPT. 2 NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận 1.1 Nghị quyết số 88 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã quy định: “Mục tiêu giáo dục phổ thông là tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh.” Để thực hiện mục tiêu này, giáo dục phổ thông cần “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống văn hóa, lịch sử, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”[1]. Nghị quyết 88 đã xác định những yêu cầu cần đạt được về phẩm chất, năng lực của học sinh. 8 phẩm chất chính là: Nhân ái - Khoan dung, Chuyên cần - Tiết kiệm, Trách nhiệm - Kỷ luật, Trung thực - Dũng cảm [1]. Trong đó 3 năng lực chung mà môn học và hoạt động giáo dục nào cũng cần và có thể hình thành, phát triển cho học sinh, gồm: năng lực tự chủ, năng lực hợp tác và năng lực sáng tạo. Nhóm thứ hai là những năng lực đặc thù do một hoặc một vài môn học kiến tạo thành, bao gồm: năng lực sử dụng ngôn ngữ (gắn với các môn Ngữ văn, Ngoại ngữ), năng lực thẩm mỹ (gắn với các môn Nghệ thuật), năng lực tính toán (gắn với Toán và các môn khoa học tự nhiên), năng lực tin học và năng lực thể chất. Rõ ràng, đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ở nước ta được nêu trong văn kiện Đại hội XII, về thực chất, là một cuộc cách mạng trong lĩnh vực này, hiệu ứng của nó sẽ làm biến đổi tích cực nhiều mặt của đời sống xã hội Việt Nam, là sự bồi đắp “nguyên khí quốc gia”, làm cho nền học vấn nước nhà hưng thịnh, đất nước phát triển bền vững Trong các công trình nghiên cứu về phương pháp dạy học văn, hầu hết các phương pháp được đặt ra với đối tượng học sinh một cách chung chung. Tất cả tùy 3 thuộc vào vai trò dẫn dắt của giáo viên trong giờ học. Song, theo quan điểm của PGS.TS Phạm Quang Trung, Trường Đại học Đà Lạt thì: "Phương pháp dạy học hiện đại không cho phép người dạy hình dung đối tượng một cách chung chung. Phải quan tâm đến từng cá nhân học sinh, mỗi em một tính nết, sự hiểu biết cũng khác nhau nên không thể có một đối tượng học sinh chung chung trong giờ học được". Trong công trình "Thiết kế bài học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông" GS Phan Trọng Luận nhấn mạnh: “Giờ học mới phải là một kết cấu logic chặt chẽ khoa học mà uyển chuyển linh hoạt, hệ thống đơn vị tình huống học tập được đặt ra từ bản thân tác phẩm phù hợp với sự tiếp nhận của HS". Và theo giáo sư Phan Kế Hào: "Dạy học theo phương pháp mới phải đảm bảo tính đồng loạt, phát huy được mọi đối tượng". Rõ ràng, khi mục tiêu giáo dục đào tạo được thay đổi căn bản, thì bắt buộc chương trình khung, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục, đào tạo cũng phải thay đổi phù hợp. Phương pháp dạy và học mới không chỉ làm cho người học phát triển tư duy độc lập, sáng tạo mà còn giúp người thầy thêm tiến bộ, trưởng thành. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ở nước ta được nêu trong văn kiện Đại hội XII, về thực chất, là một cuộc cách mạng trong lĩnh vực này, hiệu ứng của nó sẽ làm biến đổi tích cực nhiều mặt của đời sống xã hội Việt Nam là sự bồi đắp nguyên khí quốc gia Nam, làm cho học vấn nước nhà hưng thịnh, đất nước phát triển bền vững, và các thế hệ học sinh được phát triển đồng đều. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1 Đặc trưng môn học 2.1.1 Thứ nhất: Môn Ngữ văn là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội. Đây là môn học có vai trò rất quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tư duy của con người. Đồng thời môn học này có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan 4 điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Mặt khác nó cũng là môn học thuộc nhóm công cụ, môn văn còn thể hiện rõ mối quan hệ với rất nhiều các môn học khác trong nhà trường phổ thông 2.1.2 Thứ hai: Ngữ văn là môn học công cụ, mang tính nhân văn. Các đặc trưng này thể hiện qua những mục tiêu cơ bản của nó và cách tiếp cận những mục tiêu đó. Môn Ngữ văn giúp HS phát triển các năng lực và phẩm chất tổng quát và đặc thù, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường phổ thông nói chung. Năng lực tư duy, năng lực tưởng tượng và sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự học là những năng lực tổng quát, liên quan đến nhiều môn học. Năng lực sử dụng ngôn ngữ và năng lực thẩm mỹ mà chủ yếu là cảm thụ văn học là những năng lực đặc thù, trong đó năng lực sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp và tư duy đóng vai trò hết sức quan trọng trong học tập của HS và công việc của các em trong tương lai, giúp các em nâng cao chất lượng cuộc sống. Đồng thời với quá trình giúp HS phát triển các năng lực tổng quát và đặc thù, môn Ngữ văn có sứ mạng giáo dục tình cảm và nhân cách cho người học. 2.2.3 Thứ ba: môn Ngữ văn ở trường phổ thông không được dạy học như một bộ môn khoa học nhằm trang bị cho HS hệ thống các khái niệm khoa học. Tất cả các năng lực và phẩm chất trên đây đều được phát triển thông qua các hoạt động dạy học, xoay quanh bốn lĩnh vực giao tiếp cơ bản: đọc, viết, nói và nghe. Các kiến thức lí thuyết về tiếng Việt, lịch sử văn học, lí luận văn học và tập làm văn chủ yếu được dùng như là phương tiện tiến hành các hoạt động dạy học đó. 2.2 Thực trạng vấn đề Theo thống kê, kỳ thi THPT quốc gia 2019 có 3.128 bài thi bị điểm liệt, môn Ngữ văn có số bài thi bị điểm liệt nhiều nhất với 1.265 bài. Tỉnh Thanh Hóa: Theo đánh giá của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa cho biết, năm 2019, điểm trung bình các môn thi THPT quốc gia của học sinh THPT trong tỉnh cao hơn năm 2018, nhưng cả 2 năm đều thấp hơn mức bình quân 5 chung của cả nước. Trong đó, năm học 2018- 2019, điểm trung bình các môn thi THPT quốc gia của Thanh Hóa đạt 4,76 điểm, năm 2019, đạt 5,10 điểm. Môn Ngữ văn có điểm bình quân năm 2018, đạt 5,63 điểm, năm 2019, đạt 5,61 điểm. Về kết quả xét tốt nghiệp THPT, năm 2019, tỷ lệ học sinh THPT toàn tỉnh đỗ tốt nghiệp đạt 92,39%, giảm 5,07% so với năm 2018 (năm 2018 đạt 97,46%). Trong đó, khối THPT giảm 3,5%, khối giáo dục thường xuyên giảm đến 33,42%... Năm học 2018-2019, Trường THPT Nông Cống 1 có 381 học sinh dự thi THPT Quốc gia, riêng môn văn có 20 học sinh điểm <5, chiếm tỉ lệ 0.5%. Điểm trung bình môn văn thi THPT Quốc gia năm 2019 là 6,33 xếp thứ 14 toàn tỉnh. Điểm tổng kết môn văn trung bình của học sinh trường, nhiều học sinh có điểm tổng kết cả năm < 3.5, có 5-7 em phải thi lại hè. Đây là những con số khiến tất cả các thầy giáo, cô giáo phải suy nghĩ. Điều đó cũng đặt ra nhiệm vụ và trách nhiệm cua giáo viên trực tiếp đứng lớp. Đặt ra bài toán đối phụ đạo, ôn tập những học sinh yếu, kém để nâng cao chất lượng đại trà cho nhà trường nói riêng và chất lượng môn Ngữ văn toàn tỉnh nói chung. Vì vậy, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học thật sự là vấn đề thiết yếu và được quan tâm hàng đầu hiện nay. Dẫu có thể khẳng định thời gian qua, nhiều giáo viên đã nỗ lực mang lại cho các em những phương pháp học văn tích cực cùng với sự hỗ trợ của các phương tiện công nghệ thông tin đã giúp tiết học văn đạt hiệu quả cao hơn, song học sinh yếu môn văn là một tồn tại khách quan. Điều đó một phần do giáo viên chưa quan tâm đúng mức, chưa giúp đỡ kịp thời để các em hổng kiến thức cơ bản. Một phần là do các em không thích học, không biết cách học dẫn đến ngày một tụt hậu so với trình độ chung của lớp. Không kể nguyên nhân do đâu, giúp đỡ học sinh yếu kém là việc làm cần thiết và phải được giáo viên quan tâm nhất trong tình hình hiện nay. 3. Những giải pháp hiệu quả trong việc ôn tập, phụ đạo cho học sinh yếu, kém môn Ngữ văn ở bậc THPT 6 3.1 Tìm hiểu đối tượng học sinh (thống kê số lượng, tìm hiểu nguyên nhân học sinh yếu kém, không hứng thú với môn Ngữ văn) Muốn dạy học hiệu quả, cần phải hiểu rõ đối tượng dạy học. Bởi vậy, người thầy phải nắm rõ được trong những lớp mình phục trách có những HS nào yếu, kém cần phụ đạo, kèm cặp để nâng cao kiến thức. Bởi vậy, ngay từ khi nhận lớp, giáo viên cần có cách thức phù hợp để rà soát kiến thức cho tất cả học sinh nhằm nhận diện nắm bắt những học sinh hổng kiến thức, kĩ năng và có thể không theo kịp các bạn khác ở trong lớp. Sau đó lập danh sách để theo dõi và có cách thức để ôn tập cho những HS này. Sau khi nắm bắt con số và lập danh sách những học sinh yếu kém trong lớp, giáo viên cần tìm hiểu những nguyên nhân dẫn tới việc học sinh ngại học, có học lực yếu, kém môn Ngữ văn. Thực tế tìm hiểu cho thấy, Có nhiều nguyên nhân dẫn tới HS có kết quả học kém: do bị phân tán bởi trò chơi điện tử, các thú vui bên ngoài, có HS bị bạn bè lôi kéo, có HS không ham thích, đam mê với môn học, có HS hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, có HS bị hổng quá nhiều kiến thức từ cấp học trước, có Hs không thích cách truyền thụ của thầy, cô giáo... Tuy nhiên, trong quá trình dạy học chúng tôi nhận thấy, nguyên do chủ yếu của HS yếu, kém môn văn chủ yếu ở việc nhiều HS chưa biết cách học, chưa tìm được phương pháp tự học và lí do thứ hai đến từ phía người dạy, chưa thật sự tạo được hứng thú đối với người đọc. Mặt khác, nhiều giáo viên đứng lớp chưa thật quan tâm tới đối tượng HS yếu kém, đang áp dụng một loại giáo án cho tất cả đối tượng HS và chủ yếu tập trung cho những HS khá, giỏi. Bởi vậy, thay đổi phương pháp dạy học, ôn tập cho Hs cũng là một cách để rút gần khoảng cách giữa các HS với nhau. 3.2 Lập kế hoạch ôn tập, phụ đạo Sau khi đã tìm hiểu học sinh, thống kê, lập danh sách HS yếu, kém, giáo viên cần xây dựng kế hoạch phụ đạo phù hợp với từng lớp dạy, với từng đối tượng HS. 7 Kế hoạch dạy phụ đạo mỗi giáo viên tự lập ra cho học sinh của lớp mình. Và kế hoạch này cần linh hoạt, áp dụng trong tất cả các tiết dạy chính khóa, học bồi dưỡng và giao bài tập về nhà, cùng phụ đạo thêm, ngoài giờ (nếu cần). KẾ HOẠCH ÔN TẬP, PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU, KÉM Tuầ Chủ đề Thời gian Phương pháp Đọc hiểu văn bản Buổi chiều - Tái hiê ̣n kiến thức bằng n 1 sơ đồ. 2 3 - Phiếu học tâ ̣p. chiều Thực hành tại lớp hoặc ở Viết đoạn 200 chữ Buổi Viết bài nghị luận văn học và ở nhà nhà viết đoạn 200 chữ Buổi sáng, - Củng cố kiến thức bằng chiều và ở sơ đồ tư duy. nhà - Gọi học sinh lên bảng viết hoặc đọc cho giáo 4 5 Kiến thức văn học cơ bản Bài tập lớn viên nghe sáng, chiều, - Giao bài tập, làm việc ở nhà nhóm ở nhà - Phiếu học tập Làm việc nhóm 3.3 Tiến hành ôn tập, phụ đạo 3.3.1 Hướng dẫn cách học Cần thấy rằng một trong những nguyên nhân dẫn tới HS học kém môn ngữ văn phần nhiều là do các em chưa biết cách học, chưa tìm được phương pháp tự học. Bởi vậy, Gv cần hứng dẫn HS những cách học phù hợp, hiệu quả, hữu ích. Các em cần biết lấy công cụ học cơ bản là sách giáo khoa, bám vào cấu trúc đề thi THPT Quốc gia để ôn một cách hữu dụng, thiết thực. HS cần có thời gian biểu phù hợp, học theo kiểu mỗi ngày một chút, mưa dầm thấm lâu, tránh kiểu bỏ bẵng, đến 8 lúc thi mới học, hoặc học hời hợt không hiểu bản chất của vấn đề. Thế nên, cung cấp những cách thức học tập đa dạng, hướng dẫn HS tự đi tìm kiến thức, tránh áp đặt là một trong những yếu tố quan trọng cải thiện tình trạng học tập của HS yếu, kém. Quá trình tự học, GV đều có thể theo dõi khả năng, mức độ hiểu bài và làm bài tập của HS ở trên lớp, để nhận ra phương pháp tự học của HS có thật sự đem lại hiệu quả hay không. Từ đó GV sẽ tiếp tục hướng dẫn để HS điều chỉnh cách học phù hợp. 3.3.2 Hướng dẫn ôn tập, phụ đạo phần Đọc hiểu Bước 1: Ôn lý thuyết về các phương thức biểu đạt tự sự, biểu cảm, miêu tả, nghị luận, thuyết minh bằng cách sơ đồ hóa, yêu cầu học sinh nắm khái niệm cơ bản và nhận diện từng khái niệm. Ảnh 1: Sơ đồ hóa các kiến thức đọc hiều [3] Bước 2: GV phát phiếu học tập. Học sinh làm việc cá nhân, bổ sung thông tin về các khái niệm, kiến thức cần thiết để làm đề đọc hiểu 9 Bước 3: GV song song với việc cho HS nhận diện các khái niệm căn bản, cần phát đề đọc hiểu cho HS thực hành. Đó là cách để HS nắm kiến thức một cách toàn diện, sâu sắc và chắc chắn. Tránh kiểu học lí thuyết xa rời thực hành. Ảnh 2: Sơ đồ hóa các kiến thức đọc hiểu[3] Bước 4: Giáo viên yêu cầu HS trình bày bài làm đọc hiểu và nhận xét phần trình bày kiến thức trong phiếu học tập. GV nhận xét, chấm chỉnh sửa, rút kinh nghiệm. Trong quá trình sửa bài luôn đặt câu hỏi tại sao đúng? Tại sao sai? Gọi học sinh lí giải, từ đó khắc sâu được tri thức tránh nhầm lẫn giữa các phương thức biểu đạt. Đồng thời GV cần chỉ rõ cho HS biết những nhận thức chưa đúng, chưa chính xác. - Về nội dung trả lời câu hỏi: HS cần đọc kĩ yêu cầu câu hỏi để xác định ý trả lời phải lấy từ đâu. Thông thường, học sinh (HS) có thể lấy thông tin từ trong văn bản. 10 Với dạng câu hỏi này, HS phải đọc kĩ văn bản để chọn lọc ý đúng, tránh trả lười dài dòng, lan man. - Với những câu hỏi yêu cầu ý trả lời từ chính suy nghĩ của cá nhân HS, HS phải thể hiện rõ nội dung cần viết. Có câu hỏi yêu cầu HS phải chỉ ra thông tin rồi mới đến nhận xét, đánh giá cá nhân. Chẳng hạn, câu hỏi "Thông điệp có ý nghĩa nhất mà anh/chị rút ra từ văn bản trên?" HS phải chỉ ra thông điệp của văn bản là gì rồi mới trình bày ngắn gọn suy nghĩ của mình, hoặc nêu quan điểm đồng ý, không đồng ý với thông điệp, sau đó mới lí giải vì sao. Hình thức viết câu trả lời phải rõ ràng: Có câu dẫn từ câu hỏi rồi đến câu trả lời. Câu trả lời có thể ghi ý hoặc viết đoạn ngắn (thường 3, 4 câu). Ở phần này, giáo viên có thể giúp học sinh rèn luyện bằng cách phát đề cho HS, cho HS làm việc nhóm để chia sẻ câu trả lời. Sau đó, mời hs lên bảng trình bày các câu trả lời của mình. GV và HS cùng đọc rồi học sinh làm việc cá nhân nhận xét, bổ sung và rút kinh nghiệm. Hoặc có thể cho HS tự học bằng cách tự đặt thêm các câu hỏi từ đề của GV phát để tự rèn cách tư duy. Ở mỗi câu trả lời tốt, GV nên khuyến khích bằng việc cho điểm. Và đây cũng là căn cứ để theo dõi sự tiến bộ của từng HS, nhất là những HS yếu, kém. 11 Ảnh 3: Một tiết thực hành đề đọc hiểu của HS lớp 10A5 3.3.3 Hướng dẫn, rèn luyện kĩ năng Viết đoạn 200 chữ Rất nhiều HS yếu kém ở phần viết đoạn văn 200 chữ, đa phần những HS này chưa phân biệt được cấu trúc đoạn văn, chưa biết triển khai tiểu ý trong đoạn mà thường viết tùy tiện, viết cho xong tay. Có nhiều HS chưa nắm được các thao tác giải thích, bình luận, phê phán..cũng chưa biết cách lấy dẫn chứng để làm rõ vấn đề. Nhiều học sinh chưa biết dựng một đoạn văn đơn giản. Các em viết đoạn văn và cả bài văn theo thói quen không nắm được cơ sở lí luận, do đó bố cục, ý thiếu rõ ràng mạch lạc. Vì vậy phải giúp học sinh nắm được cấu trúc, vai trò của đoạn trong bài văn. Từ đó cho học sinh tập viết đoạn văn thật nhiều bằng các giờ thực hành hoặc kiểm tra mười lăm phút. Khi cho học sinh tập viết đoạn văn, giáo viên cần giúp các em cách xác định câu chủ đề, cấu trúc của đoạn văn trình bày theo cách nào. Trên thực tế nếu cho các em viết đoạn văn về một chủ đề tự do thì học sinh có thể dễ dàng triển khai ý. Nhưng khi cho các em viết đoạn trong một đề văn cụ thể thì các em lại lúng túng không xác định được phải trình bày như thế 12 nào. Bởi vậy, muốn cải thiện tình trạng học yếu, kém môn Văn, GV không thể không chú ý tới việc hướng dẫn kĩ năng viết đoạn cho HS. Bước 1: Giáo viên cần giúp HS nhận diện về cấu trúc đoạn văn. Và 200 chữ cần viết, trình bày bao nhiêu dòng? Sau đó, GV giới thiệu những đoạn văn mẫu, làm chuẩn để HS có một cái nhìn ban đầu về đoạn, triển khai các tiểu ý và lấy dẫn chứng cho đoạn. các Hs yếu, kém càng cần thiết phải được hướng dẫn tỉ mỉ và đọc đoạn mẫu để có thể "bắt chước", sau đó thì có thể tự viết đoạn và sáng tạo theo cách của mình. Chẳng hạn về chủ đề: Sự trải nghiệm của mỗi người, GV có thể dẫn đoạn văn mẫu: Có mộ câu nói vê giá ̂ri ban ̂hân ̂rong cuôn sách mà Sean Covey đã viê̂t “Nêu nhu ban có nhưng ̂hư giúp chưng minh ban là ai, ̂hì khi nhưng ̂hư đó mâ̂ đi, ban là ai?”. Tôi đã ̂ừng lầm ̂uởng rằng chỉ cần có vậ̂ châ̂ là có ̂hể đinh nghĩa ban ̂hân mộ cách hoàn hao. Vậ̂ châ̂ nhiêu đên mây cũng có ̂hể mâ̂ đi nhung dùng ̂rai nghiệm chưng ̂o giá ̂ri ban ̂hân, ban se nhận ra mình đặc biệ̂ và uu giá h̛n hê̂ moi vậ̂ phẩm ̂rang ̂r b́n ngoài. Trai nghiệm là khi ban đón nhận nhưng c̛ họi để hoc ̂ập và ̂ ch lũy nhưng kinh nghiệm ̂ừ cuọc sông. Không lây ̂hơi gian để làm ̂hang đo, điêu ̂hưc châ̂ làm ńn cuọc đơi cua ban đó ch nh là nhưng ̂rai nghiệm ̂ŕn hành ̂rình cua mình nhu ̂riê̂ hoc gia Jeans-Jacuues Rousseau đã ̂ừng nóit “Nguơi sông nhiêu nhâ̂ không phai nguơi sông lâu năm nhâ̂ mà là nguơi có nhiêu ̂rai nghiệm phong phú nhâ̂.” Tôi còn nhớ cô gái Huyên chip đã "xách balô ĺn và đi" đên các nuớc châu Pi để khám phá nhưng điêu mới mẻ vê cuọc sông con nguơi. Tôi còn nhớ Sungbong Choi đã phai đâu ̂ranh với nỗi sợ hãi khi lậ̂ lai nhưng ̂rai nghiệm ̂rong cuọc 13 đơi khó khăn cua mình. Có nhưng niêm vui bởi ̂rai nghiệm, có nhưng vê̂ sẹo vẫn chua lành, nhung bâ̂ kì ̂rai nghiệm nào cũng ̂ao ńn mộ cái nhìn mới cho chúng ̂a. Trai nghiệm cua ban là cua ríng ban vĩnh viễn, không bao giơ ̂huọc vê ai khác. Nó chỉ ̂huọc vê mộ nguơi duy nhâ̂ – nguơi đã ̂rai uua nó. Đó ch nh là điểm đặc biệ̂ cua việc ̂rai nghiệm. Để có ̂hể ̂rai nghiệm, có le ̂ừ hôm nay ̂ôi ńn ngung nghi ngơ và sợ hãi mà bă̂ ̂ay vào nhưng hành đọng cu ̂hể. Nhu câu nói nôi ̂iêng cua Ŝeve Jobst “Hãy cư khá̂ khao, hãy cư dai khơ” hay cua Henry David Thoreaut “Nhưng nguơi ̂rẻ ̂uôi hoc sông ̂hê nào nêu không phai là ngay lập ̂ưc ̂h̉ ̂rai nghiệm cuọc sông?”[3] Hay về chủ đề: hành động nhỏ làm nên người anh hùng đời thường, GV có thể dẫn: Tôi không yêu chiến tranh. Nhưng tôi yêu lòng can đảm mà người bình thường dùng để đối mặt với mỗi cuộc chiến. Đó là những anh hùng của thời trận mạc đã qua. Còn hôm nay, trên mặt trận không có tiếng súng thời bình, mỗi một cá nhân vẫn có thể vào vai một người anh hùng can đảm như thế bằng chính những hành động nhỏ bé. Không xông pha nơi bom rơi lửa đạn, không giải cứu thế giới, "anh hùng đời thường" là định nghĩa về mẫu người can đảm cống hiến trong mọi hoàn cảnh, sẵn sàng sống với niềm tin xác quyết. Họ làm cho mỗi chúng ta thêm tin yêu trân quý cuộc đời bằng khát vọng sống chiến đấu và nghĩa cử cao đẹp cho bản thân và cộng đồng. Giống như những "chiến sĩ áo trắng", chiến sĩ công an ngày đêm phòng tránh, chữa trị tích cực chống dịch Covid 19. Giống như Kito Aya dù phải tốn đến "một lít nước mắt" vẫn khao khát được sống và cống hiến từ trong nước mắt và tật nguyền. Và cũng giống như những hiệp sĩ cứu thương U70 giữa Sài Gòn đã viết câu chuyện thảo thơm từng góc phố. Cuộc đời có biết bao nhiêu câu chuyện đẹp về anh hùng giữa đời thường đáng ngưỡng mộ như thế. Tôi nghĩ 14 rằng vào những ngày cả nước đang cố gắng chống dịch, ở trong nhà_cách ly với xã hội là hoạt động đơn giản nhất của chủ nghĩa anh hùng lúc này. "Anh hùng không phải là mẫu người hoàn hảo vì chẳng có ai hoàn hảo" Anthony Robbins đã nói như thế. Tôi sẽ chẳng tự ti đâu vì những khiếm khuyết của mình. Tôi tin mình sẽ có bản lĩnh để thay đổi. Vì thế giới sẽ thay đổi khi chúng ta thay đổi, vì những hành động nhỏ nhất cũng góp phần làm nên những người anh hùng giữa đời thường.[3] Đoạn mẫu về chủ đề về sự cần thiết phải tôn trọng quan điểm của người khác: Tôi nghĩ quan trọng nhất không phải là đấu tranh để xóa đi sự khác biệt mà là thấu hiểu sự khác biệt và lí do tồn tại của những người khác. Bởi lẽ con người luôn muốn được người khác lắng nghe một cách thiện chí và công nhận bản thân nên chúng ta thực sự cần tôn trọng quan điểm của nhau. Richard Carlson tin rằng “Bạn cần thể hiện quan điểm trong sự hòa nhã” và “tạo điều kiện cho người đối diện nói hết quan điểm của họ”. Theo tháp nhu cầu Maslow, con người có nhu cầu khẳng định tiếng nói cá nhân mạnh mẽ trong thời đại mà cái tôi ngự trị. Đã đến lúc chúng ta cần nhìn nhận thẳng thắn rằng không phải lúc nào ta cũng “là Một, là Riêng, là Thứ nhất”, sự cần thiết phải tôn trọng quan điểm của người khác sẽ giúp mỗi người nhìn nhận vấn đề bao quát, hoàn thiện góc nhìn của bản thân. Tôi luôn nhắc nhở chính mình :chân lí thì đa diện trong khi tâm trí con người thì hạn hẹp để tránh đi vào con đường “thầy bói xem voi” trong truyện ngụ ngôn dân gian. Cùng nhau tìm hiểu và tôn những ý kiến trái chiều tạo ra môi trường giao tiếp thân thiện và văn minh để mỗi cá nhân phát triển bản thân và lấp đầy những khoảng trống trong tư duy. Ai đó đã nói: ““Từ những ý kiến trái nghịch va chạm nhau, ánh sáng sẽ loé lên”. Hai cục đá va chạm mạnh vào nhau, lửa loé lên. Hai ý tưởng trái nghịch va chạm nhau, sẽ làm phát sinh sự thật, phát sinh ánh sáng.” Nếu biết chấp nhận những khác biệt thì có lẽ trong lịch sử sẽ không có việc Galileo bị đưa lên giàn hỏa thiêu với tuyên bố “Dù sao Trái Đất vẫn quay”. Số 15 đông không phải lúc nào cũng là đại diện cho chân lí vì thế mà mỗi cá nhân phải biết lắng nghe và tôn trọng lẫn nhau. Ngay từ trong gia đình, mỗi người cũng cần ngồi xuống để thấu hiểu những ý kiến đến từ khoảng cách thế hệ. Và hơn hết, trong tôi, trong bạn có lẽ cũng cần ý thức việc tôn trọng ý kiến của người khác vì có một sự thật là “Hai người cùng nhìn xuống, có người chỉ nhìn thấy vũng nước. Nhưng người còn lại thấy những vì sao"[3] Bước 2: Hướng dẫn HS tạo lập đoạn văn theo mẫu, theo từng bước: - Đầu tiên: Xây dựng câu mở đoạn Câu mở đoạn có thể dùng 1,2 câu để mở đoạn. Phần này phải có cái nhìn tổng quát, khái quát được nội dung mà đề thi yêu cầu. Phải hiểu được đề thi bàn về vấn đề gì? Nên viết theo hướng: nêu nội dung khái quát rồi dẫn câu nói vào. - Tiếp theo: phát triển đoạn: HS chọn một thao tác cơ bản để triển khai. Tùy theo vấn đề mà HS có thể chọn thao tác phân tích hoặc thao tác chứng minh hoặc thao tác bình luận. Để lập luận thuyết phục, HS có thể đưa một dẫn chứng minh họa ngắn gọn, tránh viết dẫn chứng dài dòng và đặt vấn đề vào bản thân mình từ 2 - 3 câu. Phải giải thích các cụm từ khóa, giải thích cả câu (cần ngắn gọn, đơn giản); Phần bàn luận: đối với đoạn văn nghị luận về một hiện tượng đời sống (xã hội), HS chỉ cần trả lời những câu hỏi sau: Vấn đề đó đang diễn ra như thế nào? Nó ảnh hưởng tốt hay xấu đến đời sống, xã hội? Nguyên nhân của vấn đề là gì? Kết quả hoặc hậu quả của vấn đề? Có cách nào để cải thiện hoặc phát triển thêm hay không? Đối với đoạn văn nghị luận về một thông điệp gợi ra từ ngữ liệu (đoạn trích) phần đọc hiểu, học sinh cần lựa chọn thông điệp trước khi bàn luận. Mà trong một ngữ liệu (đoạn trích) phần đọc hiểu có thể có nhiều thông điệp. Do vậy, học sinh cần giải thích ngắn gọn: Dựa trên cơ sở nào mà chọn thông điệp đó, tiếp đó trả lời câu hỏi Tại sao? Nếu ngược lại thì như thế nào? và rút ra bài học cho bản thân. Đặt ra các câu hỏi – vì sao – tại sao – sau đó bình luận, chứng minh từng ý lớn, ý nhỏ. Đưa ra dẫn 16 chứng phù hợp, ngắn gọn, chính xác ( không kể chuyện rông dài, tán gẫu, sáo rỗng). Đưa ra phản đề – mở rộng vấn đề – đồng tình, không đồng tình. Rút ra bài học nhận thức và hành động. - Cuối cùng viết kết đoạn, HS nên viết câu khẳng định lại vấn đề. GV cần lư ý về dung lượng đoạn 200 chữ: có thể viết từ 20-25 dòng (tức khoảng 3/3 trang giấy thi) Bước 3: GV ra bài tập thực hành: đưa ra một vấn đề và cho hs lập dàn ý. Sau đó, HS nhìn dàn ý đó tập nói câu mở đoạn, câu kết đoạn để quen thao tác. Từ dàn ý được chọn, HS tập viết đoạn với thời gian qui định của GV. 3.3.4 Hướng dẫn kĩ năng viết bài nghị luận văn học Phân tích về đề thi THPTQG ta thấy: Câu nghị luận văn học trong đề thi Ngữ văn luôn là thách thức lớn đối với mọi học sinh, vừa đòi hỏi sự sâu chuỗi những giá trị của tác phẩm với kiến thức lý luận văn học, vừa đòi hỏi sự thấu hiểu ở cả nội dung và nghệ thuật thể hiện của tác phẩm đó Câu Nghị luận văn học là câu phân loại HS nên thường các HS yếu, trung bình sẽ học khác với HS khá, giỏi. bởi vậy GV cần có những cách thức hướng dẫn HS theo các mức độ nhận thức khác nhau. Với đề văn nghị luận văn học thường là nghị luận về một đoạn thơ/bài thơ (nhất là nghị luận về một đoạn trích thơ); Nghị luận về một đoạn trích/tác phẩm văn xuôi (nghị luận về một đoạn trích /nhân vật/chi tiết/tình huống truyện…); Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học; Nghị luận về một khía cạnh nội dung, nghệ thuật của tác phẩm văn học. Để giúp HS yếu, kém có kĩ năng làm việc với đề nghị luận văn học, trong quá trình ôn tập GV cần hướng dẫn HS ôn tập, hệ thống kiên thức, HS cần biết nhóm các tác phẩm (cả khía cạnh nội dung tác phẩm) theo đề tài, chủ đề, giai đoạn văn học, theo tác giả, khuynh hướng (lãng mạn, hiện thực, sử thi...), trào lưu, theo thể loại (trữ tình - tự sự - kịch - nghị luận)... 17 Ảnh 4: Một tiết rèn luyện kĩ năng lập dàn ý cho câu NLVH - Với phần Mở bài, HS yếu – trung bình được hướng dẫn cách làm mở bài trực tiếp với thông tin: Tác giả, tác phẩm, yêu cầu đề bài. Bài tập thực hành: Giáo viên cho HS khá – giỏi lên bảng ghi thông tin tác giả, tác phẩm. Sau đó, cho HS chọn thành đôi bạn cùng học: Học sinh tự học, nhìn bảng tự học và khảo bài nhau. - Thân bài: Ở mỗi bài, GV hướng dẫn HS hệ thông luận điểm bằng sơ đồ + Đối với văn xuôi, giáo viên có thể ghi hệ thống luận điểm lên bảng: HS yếu, trung bình nhìn vào sơ đồ và diễn đạt ý xoay quanh luận điểm. HS khá – giỏi nhìn vào sơ đồ và đọc, cảm nhận thêm dẫn chứng trực tiếp. 18 + Đối với thơ, GV cũng hệ thống luận điểm ở mỗi bài. Ở phần này, HS lưu ý phương pháp làm bài. Các em phải viết câu luận điểm. Sau đó trích dẫn thơ và cảm nhận nghệ thuật, nội dung. Để làm phần này, HS chú ý cụm từ chính, hình ảnh nổi bật trong câu thơ. Trước tiên, HS cảm nhận nghĩa tường minh, nghĩa sự việc rồi nâng lên nghĩa hàm ẩn, nghĩa tình thái. Sau đó, GV ra bài tập thực hành: Dành cho HS yếu – trung bình: GV chọn một đoạn và hướng dẫn HS cách cảm nhận thơ theo ba bước: Chọn từ ngữ, nghệ thuật… → tìm nghĩa tường minh, nghĩa đen, nghĩa sự việc → tìm nghĩa hàm ẩn, nghĩa tình thái, hiệu quả nghệ thuật… 3.4 Tạo sự hứng thú trong giờ học Một trong những nguyên nhân dẫn tới việc HS ngại học, có kết quả không cao có lí do lớn từ phía thầy cô giáo. Nhiều thầy cô giáo chưa thật sự tâm huyết, yêu nghề, không chịu sáng tạo, tìm tòi phương pháp dạy học soa cho hấp dãn cuốn hút học sinh. Bởi vậy, nhiều HS có tình trạng đến lớp là ngủ, không ghi chép bài, đáng lo ngại hơn nữa có nhiều HS bỏ tiết, bỏ giờ, không chịu học bài về nhà và bỏ bê bài kiểm tra..Do đó, để xóa tình trạng HS còn nhiều điểm kém trong môm Văn, GV cần luôn luôn tìm tòi những cách thức giảng dạy, lên lớp sao cho tất cả HS đều cảm thấy muốn được học văn, chờ đợi giờ văn và tự khắc các em sẽ tìm cách tự học để nâng cao kiến thức cho mình. Người dạy có thể đa dạng hóa các hình thức học tập: tăng cường cho HS làm việc nhóm, cần cho HS tự chịu trách nhiệm với nhóm của mình, quá trình này giúp các em được học hỏi và tương tác với nhau. Từ đó các em có thể rút ra những bài học hữu ích cho mình. 19 Hình 5: Học sinh 12 A5 thích thú với trò chơi Ô chữ bí mật GV có thể tổ chức các trò chơi, chơi mà học, học mà chơi để tạo không khí thoải mái, vui vẻ, giúp các em có tâm thế tốt nhất để tiếp thu kiến thức Ảnh 6: Học sinh lớp 10A5, 10A9 hứng thú với giờ học với sơ đồ tư duy 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất