Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở đề kiểm tra học kì 2 ngữ văn 9...

Tài liệu đề kiểm tra học kì 2 ngữ văn 9

.DOC
4
37
58

Mô tả:

Tên chủ đề Mức độ Tiếng Việt Nhận biết - Thành phần biệt lập là gì, các thành phần biệt lập. - Nghĩa tường minh là gì? Hàm ý là gi? Số câu Số điểm Tỉ lệ Tiếng Việt 1 1,0 điểm 10% Nhận diện được câu đơn, câu ghép Số câu Số điểm Tỉ lệ Văn học hiện đại VN Thông hiểu - Xác định được các thành phần biệt lập trong ví dụ. - Xác định được hàm ý; phương châm hội thoại trong hàm ý. 1 1,0 điểm 10% 1 0,5 điểm 5% 2 1,5 15% Xác định mối quan hệ về nghĩa giữa các vế trong câu ghép 1 0,5 5% 2 3,0 30% Cộng 2 câu 2,0 điểm 20% 2 1,0 10% Nội dung cơ bản và nguyên tắc đặc sắc của các văn bản; Làng; Lặng lẽ Sa Pa 1 2,0 20% Số câu Số điểm Tỉ lệ Làm văn NL Văn học Số câu Số điểm Tỉ lệ Số câu Số điểm Tỉ lệ Vận dụng Cấp độ Cấp độ thấp cao 1 2,0 20% 1 0,5 5% Viết bài văn nghị luận văn học 1 5,0 5% 1 5,0 50% 1 5,0 5% 6 10,0 100% ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 Thời gian : 90 phút ĐỀ I : Câu 1 (2,0 đ): Thế nào là thành phần biệt lập ? Có những thành phần biệt lập nào ? Chỉ ra và gọi tên các thành phần biệt lập trong các câu sau đây: a. Hình như bộ đội ta sắp đánh lớn. b. Nắng đã lên rồi. Chao ôi cứ mong mãi. Câu 2 (1,0 đ): Câu “Nhưng vì bom nổ gần, Nho bị choáng” thuộc kiểu câu gì ? Nêu mối quan hệ về nghĩa giữa các vế trong câu đó ? Câu 3 (2,0 đ): Trình bày những nét chính về nội dung và nghệ thuật văn bản “Làng” của Kim Lân. Câu 4 (5,0 đ): Suy nghĩ về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. ĐỀ II: Câu 1 (2,0 đ): Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý ? Trong đoạn thoại sau, câu nào có hàm ý ? Cho biết hàm ý đã tạo ra bằng cách cố ý vi phạm phương châm hội thoại nào ? An hỏi Nam: - Cậu thấy hội bóng huyện mình chơi có đẹp không ? Nam bảo: - Tớ thấy họ ăn mặc đẹp. Câu 2 (1,0 đ): Câu “Anh mong được nghe một tiếng “ba” của con bé, nhưng con bé chẳng bao giờ chịu gọi” thuộc kiểu câu gì ? Nêu mối quan hệ về nghĩa giữa các vế trong câu đó ? Câu 3 (2,0 đ): Trình bày những nét chính về nội dung và nghệ thuật văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. Câu 4 (5,0 đ): Suy nghĩ về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 ĐỀ I: Câu 1 (2 đ): Học sinh nêu được: - Thành phần biệt lập là bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu (0,5 đ) - Nêu được 4 thành phần biệt lập: Tình thái; Cảm thán; Gọi – đáp; Phụ chú (0,5 đ) a. Hình như: Thành phần tình thái (0,5 đ) b. Chao ôi: Thành phần cảm thán (0,5 đ) Câu 2 (1 đ): Học sinh nêu được: - Câu “Nhưng vì bom nổ gần, Nho bị choáng” là câu ghép (0,5 đ) - Quan hệ - Nguyên nhân – Kết quả (0,5 đ) Câu 3 (2 đ): Học sinh nêu được: - Nội dung: Tình yêu làng quê và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người dân phải rời làng đi tản cư đã được thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động ở nhân vật ông Hai. (1 đ) - Nghệ thuật: Thành công trong việc xây dựng tình huống truyện (0,5 đ) Trong nghệ thuật miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật (0,5 đ) Câu 4 (5 đ): * Đáp án: 1. Yêu cầu về hình thức: - Vận dunhj kiểu bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) - Bài viết có bố cục 3 phần, có hệ thống luận điểm rõ ràng, luận cứ tiêu biểu. - Lời văn trong sáng, giàu cảm xúc 2. Yêu cầu về nội dung: a. Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác. - Sơ lược đánh giá về vẻ đẹp của nhân vật Phương Định. b. Thân bài: Lần lượt trình bày các luận điểm. - Phương Định là cô gái Hà Nội dễ thương, có tâm hồn trong sáng, mơ mộng, hồn nhiên. - Phương Định là cô thanh niên xung phong dũng cảm, lạc quan - Phương Định là hình ảnh đẹp tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam thời đánh Mĩ - Phương Định được khắc hoạ sinh động qua nghệ thuật kể chuyện tự nhiên, miêu tả tâm lí nhân vật c. Kết bài: - Khẳng định lại vẻ đẹp của nhân vật và những thành công về nguyên tăc xây dựng nhân vật - Liên hệ thực tế, rút ra bài học cho bản thân * Biểu điểm: - Điểm 4 – 5: Đạt được các yêu cầu về nội dung và hình thức. - Điểm 2 – 3: + Cơ bản đạt được các yêu cầu về nội dung, hình thức nhưng chưa có cảm xúc; Diển đạt vụng. + Sai chính tả 5 – 8 lỗi. - Điểm 1: Làm lạc đề hoặc không làm bài * Lưu ý: Tuỳ theo mức độ làm bài của học sinh để chấm điểm phù hợp. ĐỀ II: Câu 1 (2 đ): - Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu (0,5 đ) - Hàm ý là phần thông báo tuy không được diển đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy (0.5 đ) - Xác định được câu chứa hàm ý: Tớ thấy họ ăn mặc đẹp (0,5 đ) - Câu trên người nói cố ý phương châm quan hệ (0,5 đ) Câu 2 (1 đ): - Câu đó thuộc kiểu câu ghép (0,5 đ) - Quan hệ tương phản (0,5 đ) Câu 3 (2 đ) :Học sinh nêu được: - Nội dung: + Khắc hoạ thành công hình ảnh những người lao động bình thường mà tiêu biểu là anh thanh niên (0,5 đ) + Khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng (0,5 đ) - Nghệ thuật: Xây dựng được tình huống hợp lí, cách kể chuyện tự nhiên, có kết hợp giữa tự sự, trữ tình với bình luận (1 đ) Câu 4 (5 đ): * Đáp án: 3. Yêu cầu về hình thức: - Vận dunhj kiểu bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) - Bài viết có bố cục 3 phần, có hệ thống luận điểm rõ ràng, luận cứ tiêu biểu. - Lời văn trong sáng, giàu cảm xúc 4. Yêu cầu về nội dung: d. Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác. - Sơ lược đánh giá về vẻ đẹp của nhân vật Phương Định. e. Thân bài: Lần lượt trình bày các luận điểm. - Phương Định là cô gái Hà Nội dễ thương, có tâm hồn trong sáng, mơ mộng, hồn nhiên. - Phương Định là cô thanh niên xung phong dũng cảm, lạc quan - Phương Định là hình ảnh đẹp tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam thời đánh Mĩ - Phương Định được khắc hoạ sinh động qua nghệ thuật kể chuyện tự nhiên, miêu tả tâm lí nhân vật f. Kết bài: - Khẳng định lại vẻ đẹp của nhân vật và những thành công về nguyên tăc xây dựng nhân vật - Liên hệ thực tế, rút ra bài học cho bản thân * Biểu điểm: - Điểm 4 – 5: Đạt được các yêu cầu về nội dung và hình thức. - Điểm 2 – 3: + Cơ bản đạt được các yêu cầu về nội dung, hình thức nhưng chưa có cảm xúc; Diển đạt vụng. + Sai chính tả 5 – 8 lỗi. - Điểm 1: Làm lạc đề hoặc không làm bài * Lưu ý: Tuỳ theo mức độ làm bài của học sinh để chấm điểm phù hợp.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan