Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Để góp phần dạy tốt ngữ văn thcs (cuốn 1)...

Tài liệu Để góp phần dạy tốt ngữ văn thcs (cuốn 1)

.PDF
50
1
95

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO QUẢNG BÌNH ĐỂ GÓP PHẦN DẠY TỐT NGỮ VĂN THCS Cuốn 1 (Tài liệu BDTX năm học 2016-2017) LỜI NÓI ĐẦU 1 Để góp phần dạy tốt Ngữ văn THCS (Cuốn 1) là tài liệu dùng để triển khai nội dung bồi dƣỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục địa phƣơng (nội dung bồi dƣỡng 2) đƣợc qui định tại Qui chế bồi dƣỡng thƣờng xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thƣờng xuyên (ban hành kèm theo Thông tƣ số 26 /2012/TTBGDĐT ngày 10 tháng 7 năm 2012) của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đây là tài liệu tập hợp một số bài viết có liên quan đến việc dạy học chƣơng trình Ngữ văn THCS (dự kiến bộ tài liệu này sẽ có nhiều cuốn và đƣợc biên soạn theo từng năm học). Có thể nói, với ngƣời thầy dạy văn thời nay thì việc "tầm chƣơng trích cú" gần nhƣ không còn mấy ý nghĩa nữa. Bởi vì chúng ta đang dạy học trong một điều kiện mà chỉ cần vài động tác "nhấp chuột" là kiến thức "đông tây kim cổ" đều có thể tìm thấy. Chính vì thế, khả năng chọn lọc, tiếp nhận và xử lí thông tin của ngƣời thầy mới là quan trọng. Nếu họ không tỉnh táo, không bản lĩnh và không có kinh nghiệm thì rất dễ lạc vào "mê hồn trận" kiến thức do internet đƣa lại. Chính vì lẽ trên, khi biên soạn tài liệu này chúng tôi muốn hƣớng đến việc giúp giáo viên rèn luyện kĩ năng tiếp nhận, xử lí kiến thức hơn là cung cấp chúng một cách đơn thuần. Các bài viết đƣợc giới thiệu trong tài liệu này ngoài việc cung cấp thông tin còn có vai trò nhƣ những "ngữ liệu" để giáo viên cùng nhau nghiên cứu, thảo luận. Nhằm đạt đến mục đích đang hƣớng tới, sau mỗi bài viết chúng tôi có đƣa ra hệ thống câu hỏi. Các câu hỏi này một mặt giúp giáo viên nắm đƣợc nội dung cốt lõi của bài viết và mặt khác để từng cá nhân bày tỏ quan điểm riêng, tạo sự "phản biện" trong tiếp nhận. Có nhƣ thế chúng ta mới có cái nhìn sâu sắc, dân chủ, khách quan và toàn diện hơn đối với vấn đề tác giả bài viết đƣa ra. Các bài viết này đƣợc chúng tôi lựa chọn dựa trên 03 tiêu chí cơ bản: tính mới (đƣa ra đƣợc quan điểm, cách nhìn mới,...), tính thiết thực (có thể vận dụng để giảng dạy) và tính gần gũi (kiến thức không quá xa lạ, hàn lâm). Tiêu chí lựa chọn là nhƣ vậy nhƣng thực hiện chúng đến đâu lại là chuyện khác. Một thông tin có thể mới, phù hợp, dễ hiểu với ngƣời này nhƣng lại không mới, không phù hợp, không dễ hiểu với ngƣời khác. Đó là điều chắc chắn sẽ xảy ra. Do vậy, chúng tôi rất mong sự thông cảm, chia sẻ của các thầy cô khi sử dụng tài liệu./. NHÓM BIÊN SOẠN Hồ Giang Long1 Lê Thị Hồng Vân2 1 2 Chuyên viên Phòng GDTrH Giáo viên trƣờng THPT Lƣơng Thế Vinh 2 BÀI 1 BÀI HỌC NAM QUỐC SƠN HÀ ĐÃ ĐƢỢC BIÊN SOẠN NHƢ THẾ NÀO?1 Đúng là bỗng dƣng, không phải là một cơn bão trời mà một cơn bão đời đã đổ bộ vào bản dịch thơ "Nam quốc sơn hà" trong sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập I, quần đi quần lại đến phát sợ. Tôi là tác giả của bài học "Nam quốc sơn hà" này và cũng là chủ biên phần Văn của sách giáo khoa Ngữ văn 7, năm nay ở tuổi 87, trong khi gặp bão, đã rơi vào trạng thái hai mặt. Một mặt thì nghĩ “sự đời” thời nay là thế, im lặng thôi. Có gì cần chống đỡ thì đã có các bậc thức giả, đặc biệt có ông Tổng chủ biên Nguyễn Khắc Phi mà thanh danh học thuật nhƣ thế là đủ lắm rồi. Nhƣng mặt khác lại cứ muốn nói vì dù sao cũng phải có trách nhiệm trƣớc ngành, trƣớc các thầy cô đang dạy và các cháu học sinh đang học bài học này. I. Trƣớc hết, xin nói về tâm thế của tôi vừa có nét riêng khi viết bài học Nam quốc sơn hà này trong sách giáo khoa Ngữ văn 7 vừa có nét chung với không ít sách giáo khoa khác mà tôi đã tham gia trong nhiều năm là thế nào. 1. Là phải cố gắng tạo đƣợc tâm thế, tƣ thế và cách viết của một ngƣời biết nhiều không phải để viết nhiều mà để viết ít. 1 Sông núi nƣớc Nam vua Nam ở Vằng vặc sách trời chia xứ sở Giặc dữ cớ sao phạm đến đây Chúng mày nhất định phải tan vỡ. Bản dịch trên đã đƣợc đƣa vào SGK Ngữ văn lớp 7 (tập 1) từ lâu. Tuy nhiên thời gian gần đây dƣ luận xôn xao, bàn tán, cho rằng bản dịch này không hay bằng bản dịch sau đây - một bản dịch đƣợc cho là đã ăn sâu vào tâm thức của nhiều thế hệ: Sông núi nƣớc Nam, vua Nam ở, Rành rành định phận tại sách trời. Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm? Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời. Để giáo viên có thêm thông tin về việc lựa chọn bản dịch đƣa vào sách giáo khoa, chúng tôi xin giới thiệu bài viết này. 3 2. Là phải xử lý sao cho hợp lý giữa yêu cầu khoa học cơ bản và yêu cầu của khoa học sƣ phạm, cụ thể ở đây là với chƣơng trình Ngữ văn 7. 3. Là có thể tự tin vì không tự tin thì làm mà làm gì nhƣng lại phải biết chỗ yếu cần khắc phục của mình là ngƣời chuyên nghiên cứu, giảng dạy ở bậc đại học và viết lách về văn học Việt Nam trung đại nhiều năm mà không phải là giáo viên phổ thông nên không sát đối tƣợng. 4. Là viết bài học về Nam quốc sơn hà thì ngoài bản Dịch thơ còn có lời Phiên âm nguyên tác, Dịch nghĩa nguyên tác, lời Giải nghĩa từng chữ một, lời Chú thích, hệ thống câu hỏi Đọc - Hiểu văn bản, lời Ghi nhớ, phần Luyện tập. Về Dịch thơ, ngoài bản dịch của Lê Thƣớc - Nam Trân còn có bản dịch của Ngô Linh Ngọc. Đặc biệt có thêm văn bản Nam quốc sơn hà đƣợc treo ở Bảo tàng Lịch sử Việt Nam gồm nguyên tác chữ Hán, phiên âm, dịch thơ do sáng kiến của Tổng chủ biên Nguyễn Khắc Phi. Tất cả các bộ phận đó sẽ là một chỉnh thể bài học gồm nhiều yêu cầu và sự tƣơng hỗ giữa các bộ phận để đƣa đến hiệu quả tổng thể và cuối cùng cho học sinh về bài học Nam quốc sơn hà. Trong đó bản dịch thơ của Lê Thƣớc và Nam Trân dù có đƣợc coi trọng hơn nhƣng vẫn không phải là đối tƣợng chính của bài học. Đối tƣợng chính của bài học vẫn là nguyên văn bản chữ Hán đã đƣợc phiên âm. 5. Là cùng với việc viết sách cho học sinh còn viết sách cho giáo viên. Mà ở đây lại phải có sự phân định mức độ kiến thức nông sâu và sự phối hợp giữa hai sách trên cơ sở nhận thức hoàn chỉnh về tác phẩm mà khả năng cho phép. Những gì đƣợc trình bày nhƣ trên, nếu đã đƣợc mọi ngƣời biết cho thì có lẽ cũng chẳng có cơn bão đời ở cấp số cao nhƣ đã có, phải không thƣa quí vị! II. Sau đây, xin nói về những xử lý cụ thể trong khi viết bài học Nam quốc sơn hà cho sách giáo khoa Ngữ văn 7 là thế nào? 1. Vấn đề tác giả là ai? Hiện nay, nhiều sách báo vẫn nói là Lý Thƣờng Kiệt. Nếu tôi không lầm thì ngƣời đầu tiên nói Lý Thƣờng Kiệt là cụ Dƣơng Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử yếu in lần đầu năm 1943. Nhƣng sau này PGS. Bùi Duy Tân và nhà Hán Nôm học Nguyễn Thị Oanh qua việc khảo sát hơn ba chục thần tích thần phả đều không thấy đâu nói là của Lý Thƣờng Kiệt. Thêm nữa là bài thơ có thể đã ra đời trƣớc khi có chuyện Lý Thƣờng Kiệt đọc trên sông Nhƣ Nguyệt. Vậy thì sách giáo khoa phải xử lý nhƣ thế nào? Nếu theo đề nghị quyết liệt của PGS Bùi Duy Tân thì phải ghi tác giả là khuyết danh. Nhƣng liệu có thể nhƣ thế 4 không? Một khi số đông đã quen nói là Lý Thƣờng Kiệt. Đặc biệt văn bản quốc gia đƣợc treo ở Bảo tàng Lịch sử vẫn ghi tác gia là Lý Thƣờng Kiệt mà từ đó đã có chuyện một báo cáo viên thời sự nói ở nhiều nơi rằng: Sau Hiệp định Paris, Bộ trƣởng Ngoại giao Hoa Kỳ là Kitxingơ đến Hà Nội vào xem Bảo tàng Lịch sử, đƣợc phiên dịch, giới thiệu đầu tiên là văn bản Nam quốc sơn hà thì nghe xong đã nói: Tất cả nội dung Hiệp định Paris, các ông đã ghi sẵn ở đây rồi chứ còn gì nữa. Thêm nữa, Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp biết chuyện cũng có lời khuyên: Đành là về văn bản học có nhƣ thế, nhƣng vẫn phải tìm hiểu thêm. Còn làm sách giáo khoa thì chớ coi thƣờng điều đã đi vào tâm thức số đông ngƣời dân. Trƣớc tình hình đó, chúng tôi đã ghi theo kiểu nƣớc đôi: “Chƣa rõ tác giả là ai… Sau này có nhiều sách ghi là Lý Thƣờng Kiệt” và kể lại câu chuyện Lý Thƣờng Kiệt đọc bài thơ Thần này trên sông Nhƣ Nguyệt. Thiết nghĩ không thể có cách xử lý khác. 2. Vấn đề nguyên tác chữ Hán: bấy giờ, cách đây 15 năm, dù chƣa biết đƣợc nhƣ tiến sĩ Phạm Văn Tuấn ở viện Hán Nôm là có hơn 30 dị bản Nam quốc sơn hà nhƣng chúng tôi cũng đã biết tới nhiều dị bản. Do đó đã phải đặt vấn đề chọn bản nào? Cuối cùng thì lấy bản mà hai dịch giả Lê Thƣớc - Nam Trân dùng để dịch thơ đã in trong Văn thơ Lý Trần, tập I, năm 1977. Cùng một hệ thống nhƣ thế là hợp lý. Tất nhiên ở đây, với câu thơ thứ hai "Tiệt nhiên định phận tại thiên thƣ", so với bản khác nhƣ bản của Đại Việt sử ký toàn thƣ, có chỗ khác nhau. Một bên là phân định, một bên là định phận mà vừa qua có ý kiến coi định phận là một sự gây cấn, một sự hao hụt về giá trị nội dung Tuyên ngôn. Nhƣng theo tôi, nếu hiểu phân định là chia ra một cách rành rành, thì vẫn có nghĩa nhƣng trọng lƣợng ngữ nghĩa không bằng định phận. Bởi định phận thì chữ phận không nhất thiết là số phận với ngữ nghĩa thông thƣờng là thiên về sự hẩm hiu, bất hạnh. Chữ “Phận” trong Hán tự vốn có hai âm là phân (chia) và phận vừa có nghĩa là phận vừa có nghĩa là phần. Phận vẫn có trọng lƣợng ngữ nghĩa riêng và trung tính. Tùy theo sự kết hợp giữa phận với từ tố nào mà có nghĩa tiêu cực hay tích cực. Kết với tiền tố là số thành số phận hay với tiền tố thân thành thân phận hay kết với hậu tố là đàn bà thành phận đàn bà thì đúng là thiên về hƣớng tiêu cực. Câu thơ Kiều: Đau đớn thay phận đàn bà là thế. Nhƣng kết với hậu tố khác mà thành phận làm con, phận làm trai (nam nhi), phận ngƣời dân với nƣớc… kể cả phận sự thì có gì là tiêu cực. Còn ngƣợc lại là khác. Ví nhƣ Phận làm con là một cách nói có trọng lƣợng sâu nặng không gì bằng về đạo làm con hiếu thảo với cha mẹ. Ở Tuyên ngôn Nam quốc sơn hà mà 5 viết là "Tiệt nhiên định phận tại thiên thƣ" hay "Tiệt nhiên phận định tại thiên thƣ" thì hẳn là chắc nịch hơn, nặng cân hơn là viết "Tiệt nhiên phân định tại thiên thƣ". 3. Vấn đề bản dịch thơ: Thì chúng tôi đã lấy bản dịch của hai cụ Lê Thƣớc và Nam Trân nhƣng ở câu đầu, hai cụ dịch là "Núi sông Nam Việt vua Nam ở" thì đƣợc thay bằng cách lấy lại lời dịch trong sách giáo khoa “cũ” là "Sông núi nƣớc Nam vua Nam ở”? Tại sao nhƣ thế? Bởi lẽ: Nguyên tác viết Nam quốc là nƣớc Nam. Hai cụ dịch thành Nam Việt là có lý của hai cụ. Nhƣng đụng tới vấn đề Nam Việt trong lịch sử Việt Nam ta thì lại có vấn đề không đơn giản. Nam Việt là quốc hiệu thời nhà Triệu (208 - 111 TCN) mở đầu là Triệu Đà mà trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi vẫn coi là thuộc nƣớc mình nên viết: “Nhƣ nƣớc Đại Việt ta… từ Triệu Đinh Lý Trần, bao đời gây nền độc lập”. Trong Học sử ta (1942), Hồ Chí Minh cũng coi nhà Triệu là thuộc nƣớc nhà. Nhƣng sau này lại khác. Các sử gia, các sách đều coi Triệu Đà là xâm lƣợc. Trong văn bản Bình Ngô đại cáo đƣợc giảng dạy bao nhiêu năm nay chỉ còn là “… từ Đinh Lý Trần…”. Tại Hà Nội từng có tên đƣờng Lữ Gia vốn là một tể tƣớng của nhà Triệu mà Tản Đà từng có bài thơ Lã Gia mở đầu bằng mấy câu: “Ngồi buồn xem lại sử ta/ Quan đời vua Triệu ông Lữ Gia/ Ngôi cao quyền trọng đầu râu bạc/ Hai vai gánh vác một sơn hà” và kết thúc là mấy câu cảm thán cho Lữ Gia: “Chín chục chết theo cơ nghiệp Triệu/ Chƣa chắc loạn thần hay trung trinh/ Vằng vặc nghìn thu không kẻ hiểu”. Nhƣng sau năm 1954, tên phố Lữ Gia bị xóa sổ. Tuy vậy, vào năm 1980 trong dịp kỷ niệm và đón danh hiệu Danh nhân văn hóa của Nguyễn Trãi đƣợc Unesco kỷ niệm trên toàn thế giới thì nhà báo Quang Đạm giỏi sử học trên diễn đàn đã đặt lại vấn đề theo hƣớng coi Triệu Đà là của nƣớc ta nhƣ Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh. Lê Thƣớc - Nam Trân dịch Nam quốc thành Nam Việt là chung nhận thức đó. Tuy thế chuyện đâu vẫn hoàn đấy trong đại bộ phận sách báo hiện thời. Chúng tôi biết vậy nhƣng với nhà trƣờng, tính ổn định về nội dung giảng dạy vẫn là điều không thể coi thƣờng nên đã không theo hai dịch giả. Dĩ nhiên giáo viên có thể mở rộng mà nói với học sinh chuyện nhà Triệu có vấn đề rắc rối nhƣ thế. Còn việc chúng tôi thay đổi chút ít lời dịch của hai cụ ở câu thứ nhất mà có vị cho là vi phạm thao tác khoa học thì xin thƣa: Không vi phạm chút nào mà rất đúng luật. Bởi lẽ nếu giữ nguyên lời dịch thì chẳng cần ghi gì khác. Chỉ ghi Bản dịch của Lê Thƣớc và Nam Trân. Nhƣng đây có thay đổi chút ít thì phải ghi “Theo bản dịch của…”. Còn thay đổi nhiều nữa thì lại còn phải ghi “Dựa theo bản dịch của…”. Chúng tôi nhiều năm 6 nhiều phen làm sách vẫn đã xử lý nhƣ thế mà chẳng bị ai cho là vi phạm thao tác. Chỉ lần này mới bị! 4 . Tại sao thay bản dịch “cũ” bằng bản dịch “mới” để trở thành nơi trung tâm cơn bão đời vừa qua đổ bộ lên và xoay quanh các vấn đề chính là thời điểm dịch, động cơ dịch và chất lƣợng dịch “mới”. Mấy vị nào đó vì chƣa đọc sách giáo khoa mà nói, hoặc theo ai đó mà nói bản dịch là để đón tiếp họ Tập sang Việt Nam thì hôm nay chắc đã biết mình sai nhƣ thế nào rồi. Còn về chất lƣợng bản dịch thì quả có tình trạng số đông trong cuộc chiến đã cho rằng bản dịch “mới” thua hẳn bản dịch “cũ”. Theo các vị thì bản dịch “cũ” vừa chính xác, vừa đanh thép hào hùng vừa êm tai dễ nhớ nên đã lọt vào tâm khảm hàng triệu ngƣời trong bao nhiêu năm nay. Có vị thì cho cả hai đều đƣợc cả. Nhƣng thay là “vẽ rắn thêm chân”! Lại có mấy vị thì cho bản dịch”cũ” có chỗ hỏng về nghĩa lý và sai về niêm luật. Bản dịch “mới” chính xác hơn hay hơn hẳn. Đúng là chuyện “văn chƣơng tự cổ vô bằng cứ”. Sự cộng hƣởng trong tiếp nhận nghệ thuật vốn mang dấu ấn, trình độ cá nhân, tâm thế cá nhân mà thành thiên hình vạn trạng. Nói thế, không phải là hòa cả làng, là bất chấp đúng sai cao thấp trong tiếp nhận nghệ thuật, phải không quí vị! 5. Sau đây, tôi xin nói rõ sự so sánh của mình về hai bản dịch để từ đó chọn bản của Lê Thƣớc và Nam Trân. Tôi coi đây nhƣ mình là học trò đang làm một bài Tập làm văn với đề tài: “Hãy so sánh bản dịch Nam quốc sơn hà trong sách giáo khoa cũ với bản dịch của Lê Thƣớc và Nam Trân trong sách giáo khoa mới.” Trƣớc hết, ở hai bản dịch, câu đầu (mà chúng tôi đã có chút thay đổi của hai dịch giả) là hoàn toàn giống nhau và đều có thể bị thắc mắc: “Sông núi nƣớc Nam vua Nam ở”. Nguyên tác là “Nam đế”có nghĩa là Hoàng đế của nƣớc Nam mà sao lại dịch là “vua Nam”? Thế là mất lập trƣờng, là làm hao hụt quá đáng chất lƣợng tƣ tƣởng tự tôn dân tộc của Tuyên ngôn rồi còn gì nữa. Đúng là có vấn đề nhƣ thế. Nhƣng ở đây lại còn chuyện này: Về Hán tự thì có hai chữ “đế” và “vƣơng” mà mức độ ngữ nghĩa cao thấp nhƣ đã nói. Nhƣng với tiếng Việt thì “đế” và “vƣơng” đều dịch là vua cả. Cho nên chúng tôi vẫn theo lời dịch “cũ” nhƣng để khỏi hao hụt chất lƣợng của vấn đề thì ở chú thích (1) của sách giáo khoa, đã viết: “Vua Nam: Nguyên văn là “Nam đế” tức là vua nƣớc Nam. Trong chữ Hán còn có chữ “vƣơng” cũng có nghĩa là vua. Nhƣng “đế” thì cao hơn hẳn “vƣơng”. Ở đây dùng chữ “đế” là để tỏ thái độ ngang hàng với nƣớc Trung Hoa vì ở Trung Hoa gọi vua là “đế” thì ở nƣớc ta cũng vậy”. Lại có thể có ngƣời nghĩ sao không cứ dịch “Sông 7 núi nƣớc Nam Nam đế ở”. Kể ra có thể dịch nhƣ thế nhƣng vẫn phải giải nghĩa chữ đế. Chi bằng cứ nói vua Nam cho học sinh dễ hiểu và có thêm chú thích nhƣ trên mà cuối cùng vẫn đƣa đến cho học sinh kết quả nhận thức đầy đủ. Lại còn có ý kiến cho dịch các chữ “cƣ” (mà cả hai đều dịch là “ở”), “thiên thƣ”, “lỗ” đều chƣa ổn. Thì ở sách giáo viên, Bài 5, mục Đọc - Hiểu văn bản, phần II, điểm 2, tôi đã viết: “Chung quanh văn bản bài thơ, ngoài chuyện dị bản, gần đây có ngƣời hiểu khác một số từ nhƣ: Cƣ, thiên thƣ, lỗ. Cƣ đƣợc hiểu là ngự trị. Thiên thƣ đƣợc hiểu là kinh của Đạo giáo. Lỗ đƣợc hiểu là tù binh. Đó là những tìm tòi đáng trân trọng, nhƣng vẫn phải tìm hiểu thêm. Ví dụ: Muốn khẳng định cƣ là ngự trị thì không chỉ dựa vào Đại từ điển Trung Hoa hoặc suy luận rằng đã là “Nam đế” thì cƣ phải hiểu là ngự trị. Phải tiếp tục tìm hiểu một số vấn đề nữa mới có thể kết luận đƣợc nó nghĩa là ngự trị hay là ở nhƣ lâu nay vẫn dịch. Phải tìm hiểu xem thời có bài thơ Nam quốc sơn hà, thời Lý Trần, trong tri thức Hán học Việt Nam liệu cƣ có thêm một nghĩa nữa là ngự trị hay không dù rằng ở Trung Hoa, cƣ còn có nghĩa là ngự trị. Ngoài ra, phải tìm hiểu thêm ở Trung Hoa, cƣ có nghĩa là ngự trị từ lúc nào? Trƣớc hay sau khi ở Việt Nam có bài thơ Nam quốc sơn hà? Còn nói rằng vì đã là Nam đế thì cƣ phải hiểu là ngự trị mới hợp. Nhƣng cũng không nhất thiết phải là thế. Vua thời Lý Trần còn rất gần với dân lắm. Tất nhiên để rộng đƣờng tham khảo, chúng tôi đã in thêm bản dịch của Ngô Linh Ngọc mà câu đầu đƣợc dịch là: “Đất nƣớc Đại Nam Nam đế ngự” Với hai bản dịch, ở câu ba và câu bốn ít nhiều có chỗ khác nhau nhƣng về cơ bản không hơn thua gì đáng kể và đều có thể thay đổi chút ít với mỗi bên. Vấn đề phân biệt hơn thua chính là ở câu hai vốn là câu hồn cốt nhất của Tuyên ngôn. Bản “cũ” dịch là “Rành rành định phận tại sách trời”. Bản “mới” dịch “Vằng vặc sách trời chia xứ sở”. Thì đây mới thực sự phân định cao thấp của hai bản dịch. Mặc dù một số ngƣời đã cho hai chữ “vằng vặc” là sai hoặc chấp nhận nhƣng chƣa làm rõ giá trị của hai từ này. Xin thƣa rằng: Trong dịch thuật nói chung, dịch thơ, nhất là thơ Đƣờng luật nói riêng, ít ra đã có hai lối dịch thể hiện hai trình độ dịch. Một lối là dịch theo kiểu từ sang từ, chỉ ngừng ở nghĩa lộ thiên. Một lối là dịch với yêu cầu tóm bắt cho đƣợc thần thái thơ, hồn thơ, không ngừng ở ngữ nghĩa lộ thiên mà còn thuộc trầm tích văn hóa của nguyên tác. Với quan niệm này thì rõ ràng bản dịch “cũ” cơ bản thuộc lối dịch trên. Bản dịch “mới” thuộc lối dịch sau. Lối dịch trên không phải là không có giá trị nào đó một khi đã đƣợc diễn đạt bằng một ngôn 8 từ giản dị, êm tai, dễ đƣợc độc giả phổ thông đón nhận, thuộc lòng. Nhƣng với độc giả chuyên sâu về văn học thì hẳn là phải có lối dịch sau. Đó là sự thật, xin quí vị đừng cho tôi là nhất trọng nhất khinh một cách chủ quan. Ở đây lại còn có vấn đề liên kết hữu cơ của ý tứ giữa các câu trong một chỉnh thể thơ là thế nào? Theo bản dịch “cũ”: “Sông núi nƣớc Nam vua Nam ở/ Rành rành định phận tại sách trời”. Nhƣ thế thì sách trời định phận là muôn đời trên sông núi nƣớc Nam vẫn có vua Nam ở sao? Trong khi sự tồn tại của vua với sông núi nƣớc Nam chỉ là hiện tƣợng lịch sử cụ thể chứ đâu phải là vĩnh hằng. Chẳng phải vì thế mà ở sách giáo khoa, phần Luyện tập, tôi đã nêu câu hỏi: “Nếu có bạn thắc mắc sao không nói là Nam nhân cƣ (ngƣời Nam ở”) mà lại là Nam đế cƣ (vua Nam ở) thì em sẽ giải thích thế nào?”. Hỏi nhƣ thế là nhằm dẫn học sinh đến chỗ nhận biết ý niệm “Nam đế cƣ” là ý niệm mang tính lịch sử cụ thể mà chƣa phải là điều cốt tử nhất, vĩnh viễn nhất, thiêng liêng nhất của Tuyên ngôn. Điều cốt tử nhất vĩnh viễn nhất, thiêng liêng nhất là vấn đề cƣơng vực, lãnh thổ nói nhƣ Nguyễn Trãi về sau là “bờ cõi Bắc Nam đã định”. Cho nên, dịch “Vằng vặc sách trời chia xử sở” trong đó nói chia xứ sở mới là chính xác, mới là đích đáng với bản chất tƣ tƣởng tối ƣu của Tuyên ngôn. Lại còn chuyện sách trời (thiên thƣ) thì với câu dịch “rành rành định phận tại sách trời” của bản “cũ” cũng chỉ cho ngƣời đọc biết “thiên thƣ” là “sách trời” và “sách trời” là quí giá lắm, thiêng liêng lắm nhƣng nội dung “sách trời” là gì thì không biết. Trong khi “sách trời” (thiên thƣ ) có cả một nội dung triết học và văn hóa tâm linh vô cùng phong phú và huyền diệu thuộc thuyết Thiên mệnh của Nho giáo để từ đó mà có sự định phận cũng là thiên định (trời định), một cách chắc nịch, không bao giờ khác đƣợc. Thêm nữa là thuyết chiêm tinh, thuyết tai dị, gắn chặt, chi phối sinh mạng, số phận của con ngƣời, kể cả cƣơng vực lãnh thổ các quốc gia với các vì sao trên trời đã trở thành những biểu tƣợng từ tính khách thể mà đƣợc chủ thể hóa, siêu hình hóa, tạo ra hiện tƣợng lấy số tử vi trong dịch học tồn tại đến bao đời nay. Trong cuộc sống của ngƣời Việt Nam ta xƣa đã thế mà nay vẫn còn, chẳng phải còn có chuyện tế sao Thái Bạch, sao Vân Hán, sao Kế Đô... đó ƣ. Gặp điều vui thì bảo đƣợc cát tinh (sao tốt) chiếu. Gặp bất hạnh thì bảo bị hung tinh chiếu. Có tài văn chƣơng thì nói đƣợc khuê tinh chiếu. Nhà vua chết thì nói là băng hà (một ngôi sao tắt). Đọc Truyện Kiều, Từ Hải chết, có nhà Kiều học chẳng đã viết: “Từ Hải là một ngôi sao băng đã đi qua và vụt tắt giữa bầu trời Việt Nam cuối thế ký XVIII đầu thế kỷ XIX”. Biểu tƣợng sao trong thuyết thiên mệnh của sách trời thuộc Nho 9 giáo huyền diệu, bí ẩn là nhƣ thế. Cho nên vị Giải nguyên uyên thâm Hán học Lê Thƣớc và thi sĩ Nam Trân từng thành công với dịch phẩm Ngục trung nhật ký của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dịch câu thơ thứ hai của Nam quốc sơn hà: “Vằng vặc sách trời chia xứ sở”, với tôi là một sáng tạo không dễ có trong dịch thuật. Đặc biệt là với cặp từ láy “vằng vặc” để nói về độ sáng rất sáng của ánh trăng cũng là của tinh tú, của các vì sao trong sách trời đã chiếu rõ rành rành về xứ sở cƣơng vực của nƣớc Nam ta. Lũ giặc kia hãy liệu hồn, chớ có dại mà xâm phạm. Xâm phạm thì sẽ bị giáng cho tơi bời tan nát đấy. Tôi đã làm bài xong. Xin chƣ vị thức giả chấm bài cho. GS. NGND Nguyễn Đình Chú CÂU HỎI NGHIÊN CỨU, THẢO LUẬN 1. Hãy cho biết, theo bài viết thì bản dịch hiện đang đƣợc đƣa vào sách giáo khoa có ƣu việt gì so với bản dịch đang đƣợc dƣ luận đánh giá là hay và đã quen thuộc với nhiều thế hệ? Đồng chí có đồng tình với cách phân tích, lí giải của tác giả bài viết không? 2. Xung quanh vấn đề trên, có một số ý kiến khác nhƣ sau: - Mỗi cách dịch đều có cái hay riêng, việc cho một bản dịch nào đó có quyền ƣu tiên, quyền duy nhất đúng là không nên và không cần thiết. - Bản dịch truyền thống đã ăn sâu vào tâm thức nhiều thế hệ. Vì vậy các nhà soạn sách không nên chọn bản dịch mới, nhất là khi không chứng minh đƣợc tính cần thiết phải chọn bản dịch mới. Quan điểm của đồng chí thì thế nào? 10 BÀI 2 NÓI THÊM VỀ TRUYỆN CHUYỆN NGƢỜI CON GÁI NAM XƢƠNG Với loại “thiên cổ kỳ bút” nhƣ truyện Chuyện ngƣời con gái Nam Xƣơng trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, dù đã đƣợc phân tích đánh giá nhiều nhƣng thiết nghĩ vẫn có điều cần nói thêm. Bởi ở đây ngoài lớp giá trị lộ thiên, chỉ khéo khơi khơi một tí đã thấy, còn có lớp giá trị nằm sâu phía trong mà muốn khai thác thì bên cạnh cái mà mọi ngƣời quen nói là cảm thụ văn chƣơng còn phải có thêm sự hỗ trợ của năng lực tƣ duy triết học và tƣ duy trừu tƣợng khoa học, trừ trƣờng hợp với ai đó đã mở rộng nội hàm khái niệm năng lực cảm thụ văn chƣơng để bao gồm cả hai điều vừa đƣợc nêu lên đó. Năng lực tƣ duy triết học sẽ cho phép đi sâu thêm, phát hiện thêm những vấn đề phức tạp nhất, sâu sắc nhất, kể cả sự bí hiểm trong cuộc sống con ngƣời mà cách cảm thụ văn chƣơng thƣờng gặp, đặc biệt là phƣơng pháp xã hội học giản đơn, dung tục ít nhiều đều bất lực, bất cập. Năng lực tƣ duy trừu tƣợng khoa học cho phép nhìn nhận sự vật, ở đây là tác phẩm văn chƣơng, không chỉ ở cấp độ bộ phận, chi tiết mà quan trọng hơn là ở mối quan hệ nội tại, trừu tƣợng giữa các chi tiết trong một cơ chế nghệ thuật có tính nhất thể, nhận ra vị trí của từng bộ phận từng chi tiết, đâu là chi tiết chủ công, đâu là chi tiết phu trợ. Chi tiết chủ công là chi tiết có khả năng sản sinh trữ lƣợng tƣ tƣởng thẩm mỹ lớn nhất cho tác phẩm, không có nó thì giá trị của tác phẩm sẽ khác đi thấp đi rõ rệt. Trong khi với các chi tiết phụ trợ, có thay đi cũng chẳng ảnh hƣởng gì đáng kể. Những điều vừa nêu trên là có thể ứng dụng vào việc khám phá bất cứ tác phẩm văn chƣơng nào, nhất là với những tác phẩm kiệt xuất. Ơ đây thử ứng dụng để nói thêm về Chuyện ngƣời con gái Nam Xƣơng. Trong truyện Chuyện ngƣời con gái Nam Xƣơng, hình tƣợng trung tâm là Vũ Nƣơng đã đƣợc xây dựng với tính cách một phụ nữ đẹp ngƣời đặc biệt là đẹp nết nhƣng lại phải chịu một nỗi oan khiên tày trời. Nàng là hiện thân khổ đau của ngƣời phụ nữ trong xã hội xƣa. Nói thế hoàn toàn không sai nhƣng chƣa đủ để phân biệt giá trị của truyện Chuyện ngƣời con gái Nam Xƣơng với các tác phẩm khác cùng nói về phẩm chất tốt đẹp và nỗi khổ của ngƣời phụ nữ ở thời đó. Muốn thấy cái độc đáo và cũng là cao siêu cuả truyện Chuyện ngƣời con gái Nam Xƣơng, phải 11 nói thêm điều này. Đó là cái mong manh vô cùng mong manh, mong manh tới độ với tƣ duy thông thƣờng, trên thế gian này, chẳng ai có thể nghĩ tới. Nhƣng đó là sự thật. Sự thật quá ƣ khắc nghiệt đối với hạnh phúc của đàn bà, chẳng riêng gì ở Việt Nam thời phong kiến, mà còn là với nữ giới muôn nơi muôn thuở. Cứ đọc kỹ truyện Chuyện ngƣời con gái Nam Xƣơng thì thấy rõ. Có đúng là sự tan nát hạnh phúc của Vũ Nƣơng đã bắt đầu từ cái bóng của chính Vũ Nƣơng không? Chồng đi chiến trận, “Ngày thƣờng ở một mình, nàng hay đùa con, trỏ bóng mình mà bảo là cha Đản”. Cái bóng là gì vậy? Nếu không phải là một biểu tƣợng của sự đồng nhất mình với chồng. Kim Kiều yêu nhau. Nguyễn Du đã có một cách nói đến mức sơn cùng thuỷ tận về chữ đồng trong tình yêu: “Trăm năm tạc một chữ đồng đến xƣơng”. Nguyễn Dữ trƣớc Nguyễn Du trong truyện Chuyện ngƣời con gái Nam Xƣơng lấy cái bóng của Vũ Nƣơng để nói là cha Đản tức là chồng mình kể cũng là một cách nói sơn cùng thuỷ tận về chữ đồng trong đạo vợ chồng. Vậy mà có ai ngờ rằng đời Vũ Nƣơng tan nát bắt đầu từ đấy. Từ cái bóng kia. Tan nát đến mức thánh thần, trời phật cũng chỉ có thể an ủi bù đắp chút ít chứ không cứu lại đƣợc. Rồi nữa, tham gia vào việc phá nát hạnh phúc của Vũ Nƣơng là ai? Trời ơi! lại không ai khác mà chính là đứa con nàng đứt ruột đẻ ra. Nó ngây thơ, trong trắng. Nó hoàn toàn vô tội. Nhƣng thực tế khách quan, nó là tác nhân trực tiếp gây ra sự đổ nát hạnh phúc cuộc đời của mẹ nó. Có đáng sợ, có khủng khiếp không cho cái gọi là sự ma quái trong cuộc sống con ngƣời ở cõi đời. Trong Truyện Kiều, nàng Kiều bị tan nát hạnh phúc, chịu hết nạn nọ đến nạn kia là bởi có thằng bán tơ vu oan, có viên quan quen nghề ăn hối lộ, có Mã Giám sinh, Sở Khanh, Tú bà chuyên nghề kiếm ăn ở miền nguyệt hoa, có Hoạn bà, Hoạn Thƣ ỷ thế danh gia độc ác, có Hồ Tôn Hiến nổi tiếng lật lọng...tóm lại là có nguyên nhân xã hội cụ thể, có những kẻ gian ác sờ sờ trƣớc mắt mọi ngƣời, để ngƣời ta nếu chƣa đủ sức chống lại thì tìm cách né tránh, lánh xa nó. Đằng này, Vũ Nƣơng làm sao mà né tránh đƣợc những tác nhân phá hoại đời mình một khi nó nằm ngay trong cái bóng của mình, nằm ngay trong cảnh mình đùa vui con, nằm ngay trong khi mình đang bày tỏ sự gắn bó keo sơn với chồng nơi xa cách, nằm ngay trong một câu nói hồn nhiên vô tƣ của đứa con ngây thơ trong trắng của mình. Tôi muốn nói thế này đƣợc chăng: ở phƣơng diện thể hiện nguyên nhân đau khổ của ngƣời phụ nữ, truyện Chuyện ngƣời con gái Nam Xƣơng có ý nghĩa triết học sâu sắc hơn, cao hơn Truyện Kiều, bởi nó đã chạm vào sự ma quái có thực trong sự sống vốn là nghiệt ngã của con ngƣời muôn nơi 12 muôn thuở. Không ít ngƣời đã cho rằng sự tan nát hạnh phúc của Vũ Nƣơng là do chế độ nam nữ bất bình đẳng. Nói thế nghe qua tƣởng có lý. Nhƣng nghĩ kỹ thì thấy về cơ bản không hẳn là thế. Bởi nhƣ chính tác phẩm đã để lộ, nguyên nhân quan trọng và trực tiếp làm tan nát đời Vũ Nƣơng cùng với chuyện cái bóng của Vũ Nƣơng, lời nói hồn nhiên vô tƣ của đứa con, là cái “tính đa nghi”, “hay ghen” của anh chồng Trƣơng Sinh. Mà cái tính hay ghen là gì vậy? Là một hiện tƣợng tâm lý có liên quan đến sinh lý, đến giới tính thuộc phạm vi tính ngƣời mà tạo hoá đã phát riêng cho nhân loại. Nó rất ít liên quan tới vấn đề hình thái xã hội, chế độ chính trị, kể cả dân tộc và thời đại lịch sử. Nó chỉ trừ riêng cho những ngƣời mất trí hoặc giả với đó ai nhƣng là rất hiếm có trạng thái tâm lý không bình thƣờng hoặc có triết lý sống quá siêu việt. Trƣớc phiên toà công lý trong Truyện Kiều, Hoạn Thƣ chẳng đã nói đúng cái qui luật muôn đời này sao: “Ghen tuông thì cũng ngƣời ta thƣờng tình”. “Ngƣời ta” đây hẳn là có cả nam lẫn nữ. Cứ giả thiết ở một xã hội nào đó, quyền nam nữ bình đẳng đã đƣơc thực hiện trăm phần trăm thì đã có thể tin rằng con ngƣời không còn cái máu ghen “thƣờng tình” này nữa sao?. Phải nói rõ điều đó để hiểu đƣợc vấn đề triết học nhân sinh vô cùng sâu sắc mà Nguyễn Dữ đã nêu lên trong tác phẩm, dù tự giác hay tự phát, có ý thức hay vô tình. Phải hiểu rõ điều đó cũng là để hiểu đúng nguồn gốc tội lỗi của Trƣơng Sinh trong việc đẩy vợ vào chỗ chết. Đúng là không ai không oán giận Trƣơng Sinh nhƣng từ đó mà qui về chế độ nam nữ bất bình đẳng thì về cơ bản là chƣa đúng ý tác phẩm. Nếu thế, cũng khó cắt nghĩa đúng hiện tƣợng Trƣơng Sinh đã “động lòng thƣơng tìm vớt thây nàng” ngay cả khi còn “giận là nàng thất tiết”, cũng khó cắt nghĩa đúng sự “tỉnh ngộ thấu nỗi oan của vợ” về sau, khi lại chính từ cái bóng của chàng và cũng qua câu nói của đứa con ngây thơ, trong trắng mà hiểu ra mình đã lầm to để gây tội ác với vợ. Xin nói lại cái tội tày trời của Trƣơng Sinh, xét nguyên nhân không gì khác là cái tội của một anh chồng có “tính đa nghi”, “hay ghen”, muốn tránh cũng không tránh đƣợc, mà tạo hoá đã trớ trêu ban cho anh ta cũng nhƣ bao chàng trai cô gái khác trên thế gian này từ cổ chí kim, từ đông sang tây, cùng một lúc ban cho họ hạnh phúc tình yêu, tình vợ chồng. Để từ đó, văn chƣơng có chuyện mà nói, mà sáng tạo, mà có Đexđêmôna của nƣớc Anh bị bóp cổ chết, Vũ Nƣơng của Việt nam phải tự vẫn...nhƣng lại nổi tiếng với muôn đời. Đó đây lại còn có ý kiến cho rằng Vũ Nƣơng tan nát hạnh phúc là vì chiến tranh. Xin nói ngay: ý kiến này là hoàn toàn sai, là vô hình trung đã coi truyện Chuyện ngƣời con gái Nam Xƣơng cũng nhƣ 13 Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn, trong khi hai tác phẩm có hai nội dung hai chủ đề khác nhau mặc dù đều phản ánh nỗi khổ của phụ nữ. Cần thấy rằng chi tiết Trƣơng Sinh đi chiến trận, chẳng có vai trò quyết định gì trong nội dung câu chuyện đánh ghen đến mức đẩy vợ đến cái chết này. Giả sử anh ta không ra trận mà đi học xa về, đi buôn xa về, gặp con, con không nhận lại cứ nói cha là một ngƣời đàn ông “đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cùng đi, mẹ Đản ngồi cùng ngồi, nhƣng chẳng bao giờ bế Đản cả” (đúng là một ngƣời ngoại tình với mẹ chứ còn ai nữa) thì chuyện gì đã xảy ra trong tác phẩm, chắc chắn lại xẩy ra thôi. Ở trên đã có nói, với chi tiết phụ, nếu có thay đi cũng chẳng ảnh hƣởng gì đáng kể đến nội dung tác phẩm là nhƣ thế. Rõ ràng câu chuỵện Chuyện ngƣời con gái Nam Xƣơng đã cho ngƣời đọc thấy thế nào là cái mong manh vô cùng mong manh của hạnh phúc đàn bà muôn nơi muôn thuở. Cho nên những chàng trai cô gái đang yêu nhau, những cặp vợ chồng dù đã chỉ non thề biển, đã kết tóc xe tơ với nhau trên cõi thế gian là vẫn cứ phải coi chừng, phải cảnh giác. Coi chừng, cảnh giác về nhiều thứ nhƣng xin đừng quên coi chừng cảnh giác với cái máu ghen. Hãy nhớ rằng, chỉ nhỡ ra một chút thôi ví nhƣ ở đây là nghe con mà không hỏi lại vợ xem sao, thì đã đủ tan nát cả cuộc đời, đã đủ để hạnh phúc trong chốc lát trở thành mây khói, muốn cứu vãn cũng chẳng cứu vãn đƣợc nữa đâu. Nguyễn Dữ từ sự cảm nhận, phát hiện đƣợc cái qui luật khắc nghiệt ma quái đó trong cuộc sống của ngƣời phụ nữ mà sáng tạo nên một cốt truyện bao gồm một hệ thống chi tiết trong đó có chi tiết chủ công ăm ắp trữ lƣợng tƣ tƣởng nghệ thuật thông qua một bút pháp vừa thực vừa ảo, vừa hiện thực vừa lãng mạn. Và cuối cùng để lại cho văn học dân tộc một thiên tình sử bi thảm làm nhức nhói trái tim ngƣời đọc bao đời nay, cho lịch sử văn học Việt nam một áng “thiên cổ kỳ bút”, cho riêng thể loại truyện ngắn Việt nam một truyện ngắn vừa là đột khởi vừa là đỉnh cao vợi vợi trong muôn đời. Nguyễn Đình Chú CÂU HỎI NGHIÊN CỨU, THẢO LUẬN 1. Tác giả đã dựa trên những cơ sở nào để đƣa ra các kết luận sau: - Không ít ngƣời đã cho rằng sự tan nát hạnh phúc của Vũ Nƣơng là do chế độ nam nữ bất bình đẳng. Qui về chế độ nam nữ bất bình đẳng thì về cơ bản là chƣa đúng ý tác phẩm. 14 - Nếu cho rằngVũ Nƣơng tan nát hạnh phúc là vì chiến tranh là hoàn toàn sai, là vô hình trung đã coi truyện Chuyện ngƣời con gái Nam Xƣơng cũng nhƣ Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn, trong khi hai tác phẩm có hai nội dung hai chủ đề khác nhau mặc dù đều phản ánh nỗi khổ của phụ nữ. 2. Theo tác giả bài viết thì do đâu mà "Vũ Nƣơng tan nát hạnh phúc"? Đồng chí có đồng tình với quan điểm đó không? 3. Tác giả bài viết cho rằng: Tôi muốn nói thế này đƣợc chăng: ở phƣơng diện thể hiện nguyên nhân đau khổ của ngƣời phụ nữ, truyện Chuyện ngƣời con gái Nam Xƣơng có ý nghĩa triết học sâu sắc hơn, cao hơn Truyện Kiều, bởi nó đã chạm vào sự ma quái có thực trong sự sống vốn là nghiệt ngã của con ngƣời muôn nơi muôn thuở. Đồng chí có suy nghĩ gì về ý kiến trên? 15 BÀI 3 CÁCH NHÌN MỚI VỀ NHÂN VẬT TRƢƠNG SINH TRONG CHUYỆN NGƢỜI CON GÁI NAM XƢƠNG CỦA NGUYỄN DỮ Chuyện ngƣời con gái Nam Xƣơng trích trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất trong giai đoạn văn học thế kỉ XVI – XVII. Tác phẩm từ lâu đã đƣợc đƣa vào giảng dạy trong trƣờng phổ thông. Các nhân vật trong truyện đều đƣợc đem ra phân tích một cách chi tiết, sâu sắc. Tuy nhiên, xƣa nay, hầu hết chúng ta đều có cách nhìn nhận về nhân vật Trƣơng Sinh trong truyện vẫn còn nhiều vấn đề cần xem xét một cách thấu đáo. Trƣớc tiên, có thể nói, trong truyện cổ tích, nhân vật Trƣơng Sinh là một loại nhân vật chức năng. Nhà văn xây dựng nhân vật này nhằm phát triển nội dung câu chuyện, nhằm thể hiện những điều mà nhà văn muốn nói. Những hành động, lời nói của nhân vật chức năng chỉ nhằm làm nổi bật phẩm chất, đức hạnh của nhân vật trung tâm của truyện. Trong Chuyện ngƣời con gái Nam Xƣơng, Nguyễn Dữ đã phát triển nhân vật chức năng này thành một nhân vật chính có vai trò quyết định đến sự phát triển của truyện. Tuy nhiên, những đặc điểm cơ bản của nhân vật chức năng vẫn hiện hữu một cách đầy đủ trong nhân vật Trƣơng Sinh. Do vậy, khi tìm hiểu về nhân vật này, chúng ta cần xem xét một cách toàn diện trên tất cả các bình diện. Xƣa nay, hầu hết các thầy cô giáo khi giảng cho học sinh đều cho Trƣơng Sinh là một kẻ ngu si, thô bạo. Chàng là con nhà hào phú nhƣng lại không đƣợc học hành đầy đủ. Chính chi tiết đó làm cho mọi ngƣời “Kết tội” chàng Trƣơng là vô học. Thực ra, theo tôi, đó không phải là mục đích mà Nguyễn Dữ muốn đề cập đến. Chi tiết không có học chỉ là điều kiện để sau này chàng Trƣơng mặc dù là con nhà hào phú nhƣng vẫn phải đi lính. Về thực chất có thể thấy chàng Trƣơng hoàn toàn không phải là một kẻ vô học, thô bạo, ngu si. Chàng là một ngƣời biết yêu và trân trọng cái đẹp. Chính vẻ đẹp ngƣời, đẹp nết của Vũ Thị Thiết đã cuốn hút chàng. Việc Trƣơng Sinh đem trăm lạng vàng cƣới nàng về làm vợ đã chứng tỏ điều đó. Rõ ràng chàng là ngƣời biết nâng niu và trân trọng cái đẹp. Một ngƣời không có đầu óc, thiếu văn hoá sẽ không thể biết điều đó. 16 Nhiều ngƣời dựa vào chi tiết “mang trăm lạng vàng cƣới về làm vợ” để kết luận rằng cuộc hôn nhân đó hoàn toàn là mua bán, không có tình yêu. Thực chất, “trăm lạng vàng” kia chính là sính lễ mà nhà trai đem đến để rƣớc dâu. Đó là tục lệ ngàn đời của dân tộc ta còn tồn tại đến ngày nay. Do đó, việc đem trăm lạng vàng để cƣới Vũ Nƣơng của Trƣơng Sinh là một việc làm hoàn toàn bình thƣờng, đúng với đạo lý ở đời. Nguyễn Dữ nhấn mạnh chi tiết này để khẳng định thêm về giá trị, vẻ đẹp của Vũ Nƣơng mà thôi. Trong cuộc sống, vợ chồng họ rất hạnh phúc. Lấy nhau đã lâu mà không có lúc nào có chuyện thất hoà quả là việc không dễ. Đó không chỉ do cố gắng của một mình Vũ Nƣơng đƣợc. Bởi hạnh phúc gia đình phải do tất cả các thành viên cùng vun trồng xây đắp mới trở nên tốt đẹp đƣợc. Một ngƣời, dù có cố gắng đến mức nào cũng không thể cứu vãn đƣợc nếu những ngƣời còn lại không ủng hộ. Chúng ta có thể thấy điều đó ở phần sau của câu chuyện. Dù Vũ Nƣơng có cố níu kéo nhƣng hạnh phúc gia đình không thể cứu vãn đƣợc khi Trƣơng Sinh cố ý đạp đổ nó. Nhƣ vậy có thể thấy rằng Trƣơng Sinh cũng hết lòng chăm chút nâng niu tổ ấm của mình. Nguyễn Dữ nhấn mạnh tính hay ghen của Trƣơng Sinh để làm nổi bật sự giữ gìn khuôn phép của Vũ Nƣơng, nhƣng không có nghĩa ông phủ nhận những cố gắng của Trƣơng Sinh trong việc vun đắp hạnh phúc gia đình. Nhƣ đã nói ở trên, vì không đƣợc học hành đầy đủ mà Trƣơng Sinh phải đi lính. Chi tiết này mở ra một hƣớng phát triển mới cho câu chuyện. Chàng từ biệt mẹ già, vợ trẻ đang bụng mang dạ chửa để đi ra chiến trƣờng. Khi tổ quốc lâm nguy, chàng cũng sẵn sàng từ bỏ cuộc sống vinh hoa để ra chiến trƣờng chiến đấu giết giặc mang theo nỗi nhớ thƣơng mẹ già vợ trẻ. Khi trở về, mẹ già vừa mất, đứa con nhất định không nhận mình làm cha khiến chàng đau đớn. Hãy đặt mình vào hoàn cảnh của Trƣơng Sinh, chúng ta sẽ lý giải đƣợc vì sao chàng lại hành động nhƣ vậy. Hơn nữa, lời bé Đản rất có lý khiến chúng ta không thể không tin có “điều gì đó” mờ ám diễn ra. - Đêm nào cha Đản cũng đến, mẹ đản đi cũng đi, mẹ đản ngồi cũng ngồi và chẳng bao giờ bế Đản cả. Chỉ có gian phu dâm phụ thì mới lén lút đi lại trong đêm. Nếu đƣờng đƣờng chính chính thì làm gì phải đợi đến đêm mới đến. Còn việc không bế Đản là đƣơng nhiên, làm sao có thể bế bồng, ôm ấp đứa con của “tình địch đƣợc”!? 17 Nguyễn Dữ đã khéo léo đặt những lời nói đó vào miệng một đứa trẻ ngây thơ. Hơn ai hết, lời của bé Đản khiến không chỉ Trƣơng Sinh có thể kết luận rằng: Vũ Nƣơng đã ngoại tình. Khi ghen tuông mấy ai còn đủ tỉnh táo và sáng suốt!? Hơn nữa, mẹ vừa mất, vợ lại ngoại tình, còn nỗi đau nào lớn hơn nỗi đau ấy? Nỗi đau đớn khôn cùng ấy tất sẽ dẫn đến hành động thiếu suy nghĩ của Trƣơng Sinh. Chàng không thể chấp nhận một ngƣời vợ đã thất tiết. Đó là một hành động tội lỗi không thể tha thứ trong xã hội phong kiến. Do vậy, việc đánh đuổi Vũ Nƣơng hoàn toàn có thể giải thích đƣợc. Công bằng mà nói, cái chết của Vũ Nƣơng có một phần lỗi của nàng. Tại sao lại chỉ cho con cái bóng của mình và bảo đó là cha? Có ngƣời nói, việc làm đó thể hiện mong muốn gắn bó nhƣ hình với bóng của nàng với chồng!? Nhƣng một đứa trẻ lên ba liệu có thể hiểu đƣợc ý nghĩa sâu xa đó? Thực tế đã chứng minh, hành động đó chỉ đem đến một kết thúc bi thảm đối với nàng. Khi Vũ Nƣơng quyên sinh, Trƣơng Sinh đã đi tìm xác nàng để chôn cất. Đó là một hành động đáng trân trọng. Nó thể hiện tình cảm của chàng đối với ngƣời vợ bất hạnh. Vợ đi rồi, một mình chàng lầm lũi nuôi con. Khi nhận ra nỗi oan của vợ thì mọi sự đã quá muộn. Mái ấm gia đình của chàng đã mãi mãi không còn nữa. Chính chàng cũng là một nạn nhân bất hạnh của xã hội phong kiến. Bi kịch gia đình ấy đâu phải chỉ mình Vũ Nƣơng gánh chịu. Nỗi cô đơn, ân hận có lẽ sẽ theo chàng đến hết cuộc đời. Đƣợc Phan Lang báo tin, Trƣơng Sinh đã lập đàn tràng giải oan cho Vũ Nƣơng tại bến Hoàng Giang. Đây là cố gắng cuối cùng của chàng để níu kéo hạnh phúc đã mất. Chàng muốn chuộc lỗi với Vũ Nƣơng, muốn xây dựng lại gia đình vốn rất ấm êm, hạnh phúc. Nhƣng những gì đã mất thì khó có thể cứu vãn đƣợc. Hạnh phúc đã tan vỡ không thể hàn gắn. Kết thúc câu chuyện là một khoảng trống khiến chúng ta phải suy ngẫm nhiều điều. Tất cả các nhân vật đều phải gánh chịu bi kịch của sự đổ vỡ. Không chỉ Vũ Nƣơng mà cả Trƣơng Sinh, bé Đản đều là nạn nhân. Nó cho chúng ta một chân lý: hạnh phúc gia đình không phải chỉ do một ngƣời gây dựng và vun đắp mà nó là sự cố gắng của tất cả thành viên trong gia đình ấy. Trong Chuyện ngƣời con gái 18 Nam Xƣơng không chỉ bé Đản, hay Trƣơng Sinh gây ra bi kịch mà có cả Vũ Nƣơng. Do vậy, khi phấn tích, đánh giá về nhân vật Trƣơng Sinh, chúng ta cần có cái nhìn khách quan và đúng đắn hơn để hiểu một cách sâu sắc về điều mà tác giả muốn gửi gắm. Quốc Khánh CÂU HỎI NGHIÊN CỨU, THẢO LUẬN 1. Đồng chí có ý kiến gì về các nhận định sau đây của tác giả bài viết? - Xƣa nay, hầu hết các thầy cô giáo khi giảng cho học sinh đều cho Trƣơng Sinh là một kẻ ngu si, thô bạo. - Công bằng mà nói, cái chết của Vũ Nƣơng có một phần lỗi của nàng. Tại sao lại chỉ cho con cái bóng của mình và bảo đó là cha? Có ngƣời nói, việc làm đó thể hiện mong muốn gắn bó nhƣ hình với bóng của nàng với chồng!? Nhƣng một đứa trẻ lên ba liệu có thể hiểu đƣợc ý nghĩa sâu xa đó? Thực tế đã chứng minh, hành động đó chỉ đem đến một kết thúc bi thảm đối với nàng. 2. Theo quan điểm của tác giả bài viết thì Trƣơng Sinh gần nhƣ không có lỗi gì trong cái chết của Vũ Nƣơng cả. Đồng chí có đồng ý với quan điểm đó không? Vì sao? 19 BÀI 4 GIÁ TRỊ THẨM MĨ TRONG TRÍCH ĐOẠN CHỊ EM THÚY KIỀU Truyện Kiều là một trong số ít những áng văn chƣơng luôn luôn có mặt trong sách quốc văn nhà trƣờng ở mọi cấp học. Ở từng giai đoạn, do mục tiêu thay đổi mà các nhà soạn sách thƣờng chọn các đoạn khác nhau. Tuy nhiên, trong các bộ sách giáo khoa môn văn trung học cơ sở (cấp 2), trích đoạn đƣợc đặt tên là Chị em Thúy Kiều hay Tài sắc chị em Thúy Kiều, hầu nhƣ luôn đƣợc chọn. Có điều, nếu tính từ 1945, đoạn thơ này đã đƣợc giảng dạy trong nhiều thập kỉ, nhƣng những giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, đƣợc định hƣớng đọchiểu tƣơng đối cố định. Chung chung chỉ là: Thúy Vân, vẻ đẹp về nhan sắc. Thúy Kiều trọn vẹn cả sắc lẫn tài. Cô em có dáng phúc hậu, quý phái, trung thực, mây thua, tuyết nhƣờng, hứa hẹn một tƣơng lai tốt đẹp. Cô chị nhan sắc hoa ghen, liễu hờn, tài năng hơn đứt nên dự báo một số phận bạc mệnh. Nghệ thuật miêu tả nhân vật ƣớc lệ tƣợng trƣng, lấy thiên nhiên để tả ngƣời, thủ pháp “đòn bẩy”,....Hoặc cụ thể một chút, thì đây là Thúy Vân: Khuôn mặt tròn trịa, đầy đặn nhƣ mặt trăng, lông mày sắc nét đậm nhƣ con ngài, miệng cƣời tƣơi tắn nhƣ hoa, giọng nói trong trẻo thoát ra từ hàm răng ngà ngọc, mái tóc đen óng nhẹ hơn mây, làm da trắng mịn màng hơn tuyết. Vẫn biết ý nghĩa văn chƣơng là vô hạn và có muôn vàn cách hiểu. Nhƣng đọc những diễn giải trên cứ thấy ngờ ngợ. Khuôn trăng đầy đặn có phải là khuôn mặt tròn trịa; ngọc thốt phải chăng là răng ngà ngọc, rồi mây thua nƣớc tóc là tóc đen ... nhẹ?... Nàng Kiều trong thơ của cụ Nguyễn Du tuy đƣợc tả ƣớc lệ nhƣng đẹp nhƣờng vậy, mà sao khi bƣớc vào cổng trƣờng lại chỉ thấy ƣớc lệ tƣợng trƣng hơn? Rồi bao câu hỏi cứ đặt ra. Văn chƣơng phải là hình tƣợng. Với những kiến thức sau đọc-hiểu nhƣ vậy, có đủ để HS hình dung ra nét đẹp của hai nàng Kiều? Nói Văn học là nhân học (Goroky), là khoa học làm ngƣời. Vậy vẻ đẹp của hai nàng, trong áng văn chƣơng tài hoa ấy, có thể cho con ngƣời hiện tại bài học gì để tự làm đẹp cho mình cho cuộc sống? Mặt khác, hình thức nghệ thuật phải chăng chỉ có chuyện ƣớc lệ, tƣợng trƣng? Bốn câu cuối (Từ Phong lƣu nhất mực...) là dành cho Kiều hay cả hai chị em?... 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan