Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương đề cương ôn thi môn xã hội học đại cương...

Tài liệu đề cương ôn thi môn xã hội học đại cương

.DOCX
34
63
139

Mô tả:

Có tại Photo Sỹ Giang Mới nhất NGÂN HÀNG ÔN THI MỚI HỌC PHẦN: XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG I. NHÓM CÂU HỎI 1: 1. Sự ra đời của Xã hội học cuối thế kỷ XIX. 2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu của Xã hội học. 3. Các phương pháp nghiên cứu môn Xã hội học. 4. Ưu, nhược điểm của phương pháp quan sát; phương pháp đàm thoại, phỏng vấn. 5. Hành động xã hội và cơ sở xác định hành động xã hội. 6. Các yếu tố quy định hành động xã hội. 7. Cấu trúc của hành động xã hội. Yếu tố nào quan trọng nhất. 8. Phân loại hành động xã hội theo định hướng giá trị. 9. Phân loại tương tác xã hội theo các dạng hoạt động chung. 10. Quan hệ xã hội? Đặc trưng của quan hệ xã hội. 11. Cơ cấu xã hội? Vì sao nói cơ cấu xã hội luôn biến đổi? 12. Các thành tố của một thiết chế xã hội. 13. Thiết chế gia đình, kinh tế, giáo dục, tôn giáo (nội dung và phân tích ví dụ). 14. Phân tích các hình thức di động xã hội. Lấy ví dụ. 15. Các yếu tố ảnh hưởng đến di động xã hội. Lấy ví dụ 16. Trình bày các yếu tố của môi trường xã hội hóa. Tại sao nói gia đình là nhóm xã hội đặc biệt đã xây dựng và bảo vệ hạnh phúc cho các thành viên. 17. Xã hội hóa? Tại sao nói xã hội hóa đã tạo ra, củng cố và phát triển nhân cách của con người? 18. Trình bày các yếu tố của môi trường xã hội hóa. Gia đình đã ảnh hưởng đến đời sống của bạn như thế nào trong giai đoạn là sinh viên đại học? 19. Thiết chế giáo dục. Tại sao nói thiết chế giáo dục là cơ sở để xây dựng nền giáo dục nhằm tạo ra chất lượng công dân tốt trong tương lai? 20. Thiết chế gia đình là gì? Tại sao nói thiết chế gia đình là cơ sở để xây dựng nền giáo dục nhằm tạo ra chất lượng công dân tốt trong tương lai? Có tại Photo Sỹ Giang 1 0986 21 21 10 Có tại Photo Sỹ Giang Mới nhất 21. Lấy ví dụ và phân tích trên cơ sở lý thuyết về bất bình đẳng xã hội, phân tầng xã hội và thiết chế xã hội. 22. Tại sao nói xã hội hóa đã biến con người từ sinh học thành con người xã hội? 23. Vai trò của thông tin đại chúng đối với quá trình xã hội hoá cá nhân. 24. Biến đổi xã hội? Các điều kiện của biến đổi xã hội. 25. Một số vấn đề biến đổi xã hội ở Việt Nam hiện nay. 26. Các hướng nghiên cứu chính của xã hội học nông thôn. Hướng nghiên cứu nào là vấn đề cần được quan tâm nhất hiện nay. Vì sao? 27. Đặc trưng của lối sống nông thôn và các yếu tố tác động đến lối sống thôn thôn ở Việt Nam hiện nay. 28. Các hướng nghiên cứu chính của xã hội học đô thị. Hướng nghiên cứu nào là vấn đề cần được quan tâm nhất hiện nay. Vì sao? 29. Đặc trưng của lối sống đô thị và các yếu tố tác động đến lối sống đô thị ở Việt Nam hiện nay. II. NHÓM CÂU HỎI 2 1. Vận dụng lý thuyết về phân loại hành động xã hội theo động cơ, giải thích và đưa ra quan điểm của mình về 1 tình huống trong thực tế. 2. Vận dụng lý thuyết hành động xã hội hãy giải thích 1 tính huống trong thực tế. 3. Bằng lý thuyết hành động xã hội và kết quả không chủ định, hãy bình luận về tình huống trong thực tế. Liên hệ với bản thân. 4. Vận dụng lý thuyết tương tác xã hội để giải thích chất lượng thảo luận nhóm được quyết định bởi yếu tố nào? 5. Bằng lý thuyết về tương tác biểu trưng, hãy bình luận về 1 tình huống trong thực tế và rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân. 6. Phân tích kết quả chủ định và không chủ định từ một hành động xã hội trong thực tế. 7. Mối quan hệ giữa hành động xã hội, tương tác xã hội và quan hệ xã hội. 8. Tương tác xã hội. Lý thuyết tương tác biểu trưng và lý thuyết trao đổi xã hội về tương tác xã hội. 9. Các loại cơ cấu xã hội. Vì sao cơ cấu xã hội giai cấp cho ta thấy rõ các xung đột cơ bản trong xã hội? Có tại Photo Sỹ Giang 2 0986 21 21 10 Có tại Photo Sỹ Giang Mới nhất 10. Bằng lý thuyết di động xã hội hãy giải thích 1 tình huống (hiện tượng) trong thực tế. 11. Từ nhận thức về phân tầng xã hội và bất bình đẳng xã hội, hãy giải thích 1 hiện tượng trong thực tế và cho ý kiến đánh giá. 12. Có quan điểm cho rằng bất bình đẳng xã hội tồn tại vĩnh viễn. Quan điểm về vấn đề này? 13. Vận dụng lý thuyết về di động xã hội để nhận xét, bình luận, đánh giá một quan điểm (hiện tượng, câu tục ngữ,...) nào đó. 14. Có ý kiến cho rằng bất bình đẳng về giới ở Việt Nam không còn tồn tại vì phụ nữ Việt Nam hiện nay được học cao và đang nắm giữ nhiều vị trí quan trọng trong xã hội. Bằng lý thuyết về bất bình đẳng xã hội hãy đưa ra ý kiến. 15. Có quan điểm cho rằng bất bình đẳng giới có phần không nhỏ từ phụ nữ. Bằng kiến thức về bất bình đẳng xã hội, đánh giá và lấy ví dụ thực tiễn chứng minh. 16. Ùn tắc giao thông đô thị là tình trạng phổ biến ở Việt Nam, thể hiện quan điểm của mình theo cách tiếp cận về lý thuyết hành động xã hội, tương tác xã hội và thiết chế xã hội. 17. Hiện nay, tình trạng phạm tội ở trẻ vị thành niên có xu hướng gia tăng. Vận dụng lý thuyết về môi trường xã hội hóa cá nhân, giải thích nguyên nhân của tình trạng trên. 18. Hiện nay, mạng xã hội tác động lớn đến mối quan hệ của giới trẻ. Sử dụng kiến thức về cơ chế xã hội hóa để giải thích cho hiện tượng trên. Quan điểm cá nhân? 19. Hiện nay có nhiều thanh niên có lối sống theo hướng “thực dụng”. Bằng hiểu biết về biến đổi xã hội, hãy giải thích hiện tượng trên. 20. Hiện nay, một bộ phận thanh niên Việt Nam có cách ăn mặc giống các diễn viên Hàn Quốc. Sử dụng kiến thức về cơ chế xã hội hóa để giải thích cho hiện tượng trên. Quan điểm cá nhân. 21. Có quan điểm cho rằng “học giỏi ắt làm giỏi”. Bằng việc sử dụng kiến thức về cơ chế xã hội hóa, thể hiện quan điểm của mình. 22. A và B là hai anh em sinh đôi. Lớn lên người thành đạt, người thì không. Sử dụng kiến thức về quá trình xã hội hóa cá nhân để giải thích tình huống trên. 23. Phân tích ý nghĩa của môi trường xã hội hóa và vai trò cá nhân trong quá trình xã hội hóa. Lấy ví dụ thực tiễn để chứng minh. Có tại Photo Sỹ Giang 3 0986 21 21 10 Có tại Photo Sỹ Giang Mới nhất 24. Ông cha ta có câu “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Bằng lý thuyết về xã hội hóa cá nhân, hãy cho ý kiến nhận xét quan điểm trên và liên hệ với bản thân. 25. Ông cha ta thường nói “Tiên học lễ, hậu học văn”. Từ nhận thức xã hội học về quá trình hình thành nhân cách con người, cho ý kiến nhận xét. 26. Thế hệ thanh niên trong xã hội hiện nay có những sở thích, lối sống, suy nghĩ… khác hẳn với ông cha ta ngày xưa. Bằng lý thuyết về xã hội hóa cá nhân, giải thích vấn đề này. 27. Dưới góc độ xã hội học, hãy phân tích những biến đổi lớn về mặt kinh tế (chính trị, văn hoá, đối ngoại,…) ở Việt Nam hiện nay. Cho ý kiến nhận xét. 28. Hiện nay, khoa học công nghệ có ảnh hưởng lớn đến mối quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc. Bằng lý thuyết về biến đổi xã hội, giải thích xu hướng trên. 29. Hiện nay trong nhận thức và hành động của nhiều bạn trẻ về hôn nhân và gia đình có nhiều thay đổi. Bằng hiểu biết của mình về biến đổi xã hội, cho ý kiến đánh giá. 30. Internet hiện nay đang làm thay đổi nhiều mối quan hệ của giới trẻ. Vận dụng lý thuyết về tính kế hoạch và phi kế hoạch của sự biến đổi xã hội để đánh giá vấn đề trên. 31. Giao lưu văn hóa có xu hướng ngày càng mở rộng giữa các quốc gia và dân tộc. Bằng lý thuyết biến đổi xã hội, giải thích xu hướng trên. 32. Hiện nay tình trạng ly hôn trong xã hội ngày càng tăng cao. Bằng lý thuyết về biến đổi xã hội, hãy lý giải tình trạng trên. Nêu quan điểm của mình về vấn đề này. 33. Ngày nay, phụ nữ Việt Nam ngày càng có vai trò cao trên các lĩnh vực. Bằng lý thuyết về biến đổi xã hội, hãy giải thích về xu hướng trên. Nêu quan điểm của mình về xu hướng đó. 34. Các hướng nghiên cứu chính của xã hội học giáo dục. Hướng nghiên cứu nào là vấn đề cần được quan tâm nhất hiện nay. Vì sao? 35. Phân tích các thiết chế kinh tế - chính trị chủ yếu ở nông thôn. Thiết chế nào đóng vai trò quan trọng nhất? Vì sao? Có tại Photo Sỹ Giang 4 0986 21 21 10 Có tại Photo Sỹ Giang Mới nhất MỤC LỤC 1. Sự ra đời của xã hội học vào cuối thế kỉ XIX.........................................................7 2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu của XHH........................................................7 3. Các phương pháp NC môn XHH............................................................................7 4. Ưu, nhược điểm của pp quan sát, pp đàm thoại, phỏng vấn................................8 5. Hành động xã hội và cơ sở xác định hành động xã hội.........................................9 6.Các yế tố quy định HĐXH......................................................................................10 7. Cấu trúc của hành động xã hội. Yếu tố nào quan trọng nhất ?..........................11 8.Phân loại hành động xã hội theo định hướng giá trị............................................12 9. Phân loại tương tác xã hội theo các dạng hoạt động chung................................13 10. Quan hệ xã hội? Đặc trưng của quan hệ xã hội.................................................13 11. Cơ cấu xã hội . Vì sao nói cơ cấu xã hội luôn biến đổi?....................................14 12. Các thành tố của một thiết chế xã hội................................................................15 13.Thiết chế gia đình, kinh tế, giáo dục, tôn giáo (nội dung và phân tích ví dụ)...15 14. Phân tích các hình thức di động xã hội. Lấy ví dụ............................................16 15. Các yếu tố ảnh hưởng đến di động xã hội. Lấy ví dụ........................................18 16. Trình bày các yếu tố của môi trường xã hội hóa. Tại sao nói gia đình là nhóm xã hội đặc biệt đã xây dựng và bảo vệ hạnh phúc cho các thành viên...................19 17. Xã hội hóa? Tại sao nói xã hội hóa đã tạo ra, củng cố và phát triển nhân cách của con người?...........................................................................................................23 18. Trình bày các yếu tố của môi trường xã hội hóa. Gia đìnhđã ảnh hưởng đến đời sống của bạn như thế nào trong giai đoạn là sinh viên đại học?......................24 19 .Thiết chế giáo dục.Tại sao nói thiết chế giáo dục là cơ sở để xây dựng nền giáo dục nhằm tạo ra chất lượng công dân tốt trong tương lai?....................................27 20 .Thiết chế gia đình là gì? Tại sao nói thiết chế gia đìnhlà cơ sở để xây dựng nền giáo dục nhằm tạo ra chất lượng công dân tốt trong tương lai?............................28 21.Lấy ví dụ và phân tích trên cơ sở lý thuyết về bất bình đẳng xã hội, phân tầng xã hội và thiết chễax hội ?.........................................................................................28 22. Tại sao nói xã hội hóa đã biến con người sinh học thành con người xã hội?...29 23. Vai trò của thông tin đại chúng đối với xã hội hóa cá nhân.............................30 Có tại Photo Sỹ Giang 5 0986 21 21 10 Có tại Photo Sỹ Giang Mới nhất 24, Biến đổi xã hội , các điều kiện biến đổi xã hội...................................................31 25,Một số vấn đề biến đổi xã hội Việt Nam hiện nay:.............................................31 26, Các hướng nghiên cứu chính của xã hội nông thôn . Hướng nghiên cứu nào được quan tâm . Tại sao ?.........................................................................................31 27: Đặc trưng của lối sống nông thôn và các yếu tố tác động đến lối sống nông thôn ở Việt Nam hiện nay ?.......................................................................................32 28 .Các hướng nghiên cứu chính của XHH đô thị ? Hướng nghiên cứu nào là vấn đề được quan tâm nhất hiện nay. Vì sao ?...............................................................32 29.Đặc trưng của lối sống đô thị và các yếu tố tác động đến lối sống đô thị ở VN hiện nay ?.................................................................................................................... 34 Có tại Photo Sỹ Giang 6 0986 21 21 10 Có tại Photo Sỹ Giang Mới nhất Nhóm câu hỏi 1 1. Sự ra đời của xã hội học vào cuối thế kỉ XIX - Xã hội học là môn khoa học xã hội còn rất non trẻ, mặc dù vậy nó cũng có một lịch sử phát triển riêng biệt. Trước thế kỷ 19, xã hội học chưa tồn tại như một môn khoa học độc lập mà bị hòa tan vào trong các khoa học khác như nhân chủng học, dân tộc học, nhân học, tâm lý học, tâm lý học xã hội và đặc biệt là triết học - môn khoa học của mọi khoa học. - Xã hội học xuất hiện ở châu Âu thế kỷ XIX với tư cách là một tất yếu lịch sử xã hội. Tính tất yếu đó thể hiện ở nhu cầu và sự phát triển chín muồi các điều kiện và tiền đề biến đổi và nhận thức đời sống xã hội. Các biến động to lớn trong đời sống kinh tế, chính trị và xã hội châu Âu vào thế kỷ XVIII và nhất là thế kỷ XIX đã đặt ra những nhu cầu thực tiễn mới đối với nhận thức xã hội.Đáp ứng các nhu cầu đó, trên cơ sở tiếp thu và vận dụng sang tạo các thành tựu của khoa học đương thời, XHH với đối tượng,phạm vi nghiên cứu xác định đã ngày càng trở thành 1 khoa học độc lập và phát triển. - Ngày nay, XHH đc đáp ứng vào all các mặt của đời sống xã hội, đóng góp tích cực vào sự phát triển của XH nói chung. Với “ cách tiếp cận XH đa diện”, XHH có giá trị cao về lí luận và vai trò thực tiễn trong đời sống XH. 2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu của XHH - Mặc dù còn có nhiều cách hiểu chưa hoàn toàn thống nhất nhưng nhìn chung các nhà xã hội học đều có một điểm khá đồng nhất về đối tựợng nghiên cứu của XHH đó là quy luật và tính quy luật hay xu hướng của sự phát sinh , biến dổi và phát triển mqh giữa con người và xã hội; nhấn mạnh quan hệ giữa con người và xã hội đc biểu hiện qua hành vi xã hội, hành động xã hội, tương tác xã hội của con người và bị chế ước bởi các cấu trúc xh, thiết chế xh. - Mục đích nghiên cứu XHH là tìm ra các quy luật và xu hướng của sự phát sinh, phát triển và biến đổi của các quan hệ XH, tương tác giữa các chủ thể XH cùng các hình thái biểu hiện của chúng. 3. Các phương pháp NC môn XHH Có tại Photo Sỹ Giang 7 0986 21 21 10 Có tại Photo Sỹ Giang Mới nhất - Phân tích dữ liệu : Xem xét các tài liệu có sẵn trong kho thông tin lưu trữ và các nguồn khác để NC vấn đề cần thiết, không phải làm các cuộc phỏng vấn, điều tra - Các pp thu thập, xử lý thông tin : Đây là nhóm các pp cụ thể nhằm thu thập, tập hợp và xử lý thông tin ban đầu, tư liệu sơ cấp .Nhóm các pp này thường gồm: pp quan sát, pp đàm thoại, phỏng vấn, pp khảo sát XH,. - Phương pháp thực nghiệm, kiểm chứng thực tế : Thực nghiệm XH là đưa các vấn đề XH đã đc xem xét, nghiên cứu về lý thuyết ra thực tiễn để xác minh xem trong các giả thuyết, lý thuyết cái nào đúng, cái nào sai với thực tế Xh,bổ sung thêm chi tiết, các xu hướng, các tình huống chưa đc dự kiến, từ đó có thể hoàn chỉnh các biện pháp chính sách XH. 4. Ưu, nhược điểm của pp quan sát, pp đàm thoại, phỏng vấn * Phương pháp quan sát - Ưu điểm : Điểm mạnh nhất của phương pháp quan sát là đạt được ấn tượng trực tiếp và sự thể hiện của cá nhân được quan sát, trên cơ sở ấn tượng mà điều tra viên ghi chép lại thông tin. – Nhược điểm : Chỉ sử dụng cho các nghiên cứu với đối tượng chỉ xảy ra trong hiện tại (quá khứ và tương lai không quan sát được). Tính bao trùm của quan sát bị hạn chế, bởi vì người quan sát không thể quan sát mẫu lớn được. Đôi khi bị ảnh hưởng tính chủ quan của người quan sát Do ưu và nhược điểm của phương pháp quan sát mà phương pháp này thường sử dụng cho nghiên cứu đại diện, nghiên cứu thử, hay nghiên cứu để làm chính xác các mô hình lý thuyết, kiểm tra, đánh giá kết quả nghiên cứu. Có tại Photo Sỹ Giang 8 0986 21 21 10 Có tại Photo Sỹ Giang Mới nhất * Phương pháp đàm thoại, phỏng vấn - Ưu điểm : + Nếu đàm thoại tốt,có thể làm cho việc nghiên cứu đạt kết quả + Phương pháp phỏng vấn có hiệu quả thông tin cao, tránh lan man vì có bảng hỏi + Tiết kiệm time, có thể làm việc với nhiều đối tượng + Nắm được hành vi, thái độ của đối tượng. -Nhược điểm : + Đối tượng có thể chọn cách trả lời chung chung, dung hòa,có thể trả lời thiếu trung thực. Vì vậy, trước khi hỏi phải làm công tác tư tưởng và trong bảng hỏi nên xen kẽ các câu hỏi ktra. + Đàm thoại tốn người, tốn công nên chỉ thực hiện đc ở phạm vi hẹp. + Hạn chế về mặt time và không có tính đại diện nếu phỏng vấn qua điện thoại. 5. Hành động xã hội và cơ sở xác định hành động xã hội - Hành động xã hội là hành vi mà chủ thể gắn cho nó một ý nghĩa chủ quan nhất định, hướng đến người khác, có tính đến cách thức hành động.Ví dụ, một người sản xuất ra sp để bán ra tiền hay mua sp của ng này bán cho ng khác để thu lãi là hành động Xh. ( + là hành vi của chủ thế XH + có ý thức, động cơ + hướng đến người khác + không dựa vào kết quả, hậu quả ) -Cơ sở xác định hành động xã hội thông qua dấu hiệu xã hội của nó. Hành động xã hội đc hình thành từ các hành động, giao tiếp của chủ thể nhưng không phải tất cả các hành động và giao tiếp của chủ thể trong một time nhất định đều là hành động xã hội.Nói cách khác, trong cs hàng ngày, mỗi chủ thể thường có vô số hành động, giao tiếp nhưng không phải all các hành động, giao tiếp đã xra đều là hđộng xã hội. Ví dụ, do mải mê chơi bóng đá mà 2 cầu thủ va chạm vào nhau rất mạnh, sự va chạm này không đc coi là hành động xã hội. Nhưng nếu có cầu thủ cố tình va chạm với cầu thủ Có tại Photo Sỹ Giang 9 0986 21 21 10 Có tại Photo Sỹ Giang Mới nhất khác vì 1 lí do nào đó thì đó là hành động xã hội. Theo định nghĩa của Weber về hành động xã hội cho thấy hành động xã hội là những hành động phải hướng về ng khác,vì con ng, do đó những hành động chỉ hướng về sự vật mà không tính đến các hành vi của ng khác thì không đc coi là hành động xã hội. Ví dụ hành động khai thác rừng một cách tùy tiện chỉ vì lợi ích cá nhân trước mắt, bất chấp pháp luật và lợi ích cộng đồng thì không phải là hành động xã hội. Mọi hành động không tính đến sự tồn tại và những phản ứng từ những ng khác thì không phải là hành động Xh. 6.Các yế tố quy định HĐXH - Yếu tố tự nhiên : Đặc điểm tâm – sinh lý, sinh học của mỗi con người cụ thể, nó có thể có liên quan đến hành vi nhất định nào đó của mỗi con người. Các nhà khoa học cho rằng yếu tố sinh học quy định hành vi con người. - Quá trình xã hội hóa và cơ cấu xã hội : + Quá trình xã hội hóa đối với con ngừơi lúc trẻ thơ, cũng như cả đời có ảnh hưởng đến HĐXH của họ. + Cơ cấu XH quy định HĐXH: Cá nhân có xu hướng hoàn thiện phù hợp vị thế của mình trong XH . -Sự trao đổi Xh : Trao đổi Xh càng sống động thì HĐXH càng đa dạng và phong phú.Các chủ thể luôn tìm cách đạt được lới ích cao nhất chi phí nhỏ nhất khi hành động.Nếu như trong quá khứ hành động đó đc lợi, được thưởng thì họ sẽ hành động và ngược lại thì không. - Sự tuân theo : Hành động của mỗi chủ thể chịu ảnh hưởng của số đông.Hiện tượng này đc gọi là tâm lý đám đông, có thể đc hiểu là những suy nghĩ hoặc hành vi của con ngừoi thường xuyên chịu ảnh hưởng của những ng khác, ngta thường chạy theo những cái mà số đông cho là hay, đúng và sáng suốt nhưng bản thân lại không suy nghĩ về ý nghĩa của sự việc.Tuân theo đám đông là xu hướng, là nhân tố ảnh hưởng đến HĐXH nhưng đòi hỏi chủ thể phải sàng lọc, chủ động khi tiếp thu tinh hoa của đám đông. - Phản ứng với xung quanh : Trong khi tiến hành HĐXH,chủ thể luôn muốn xã hội hóa hành động của mình tức là luôn muốn mọi người biết hành động của mình. Thêm vào đó, nhiều lúc khi hành động các cá nhân chủ động hài hòa với mọi người. Vì thế, Có tại Photo Sỹ Giang 10 0986 21 21 10 Có tại Photo Sỹ Giang Mới nhất chủ thể luôn cân nhắc môi trường, hoàn cảnh để hành động một cách phù hợp cho dù bản thân mình không mong muốn . Tóm lại, có nhiều yếu tố quy định HĐXH theo những khía cạnh, mức độ khác nhau. Khi xem xét các yếu tố trên có những nhân tố hợp lý, nhưng không toàn diện. Bởi vậy để đúng, đầy đủ về HĐXH , chúng ta cần phải nhìn nhận đầy đủ các yếu tố trên. 7. Cấu trúc của hành động xã hội. Yếu tố nào quan trọng nhất ? - Nhu cầu, động cơ : là các yếu tố nằm bên trong chủ thể, không lộ ra ngoài như hành vi nhưng con người nhận thức đc yếu tố này, là khởi điểm của HĐXH. Weber cho là động cơ thúc đẩy hành động. Động cơ là thành tố đầu tiên trong cấu trúc của HĐXH và là nguyên nhân của HĐXH. Nếu không có nhu cầu hay động cơ thì sẽ không có hành động. -Chủ thể hành động : Đc hiểu có thể là cá nhân, tổ chức,nhóm XH, cộng đồng XH, toàn thể XH. Đây là chủ nhân của HĐXH, yếu tố trung tâm, quyết định HĐXH. - Hoàn cảnh( môi trường) của hành động : Đc hiểu là hững điều kiện về time,không gian vật chất và tinh thần, bối cảnh Xh của hành động. Môi trường tác động rất rõ đến hành động, khiến nhiều nhà XHH gọi đó là sự kiềm chế thựuc tế. - Công cụ, phương tiện : Đc hiểu là những yếu tố vật chất hay tinh thần mà chủ thể lựa chọn để thực hiện hành động của mình,là những yếu tố chủ thể hành động để thực hiện hành động và bị chi phối, quyết định bởi chủ thể hành động song có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đến kết quả hành động, nhất là trong điều kiện bùng nổ khoa học công nghệ ngày nay và theo quan điểm “kỹ trị”. -Mục đích đạt được : là kết quả đạt đc sau hành động, thỏa mãn nhu cầu của HĐXH Tóm lại, HĐXH bao gồm nhiều thành tố, giữa các thành tố trong cấu trúc hành động có mối liên quan hữu cơ với nhau. Yếu tố quan trọng nhất là chủ thể hành động.Vì vậy, hành động có đạt đc kết quả như mong muốn hay không phụ thuộc rất lớn vào chủ thể hành động. Có tại Photo Sỹ Giang 11 0986 21 21 10 Có tại Photo Sỹ Giang Mới nhất 8.Phân loại hành động xã hội theo định hướng giá trị Nhà XHH Mỹ T.Parsons khi nghiên cứu hành động xã hội đã nêu 5 dạng định hướng giá trị của nó : - Toàn thể - bộ phận : dạng hành động này thể hiện khi chủ thể lựa chọn yếu tố môi trường cụ thể, đặc thù hay lựa chọn quy định chuẩn mực. Ví dụ, 1 người nghiện thuốc lá có thể không hút thuốc trong phòng có quy định không hút thuốc lá, nhưng khi có người hút thuốc lá, anh ta có thể không hút vì theo quy định và cũng có thể hút theo người xung quanh. - Đạt tới - có sẵn : dạng hành động này biểu hiện ở chỗ các chủ thể hành động có định hướng, tức là có tính đến đặc điểm môi trường xung quanh hoặc bản thân mình. Ví dụ, một người bắt tay, chào hỏi một người nào đó là đối tác làm ăn với anh ta. - Cảm xúc - trung lập : dạng hành động này thể hiện ở sự định hướng để thỏa mãn nhu cầu trước mắt hoặc lâu dài nhưng quan trọng. Đây là loại hành động mà chủ thể có thể bị tác động hay chi phối bởi yếu tố bên ngoài hoặc theo lập trường của chủ thể. Ví dụ, 1 sinh viên đang ôn bài chuẩn bị cho kì thi, có bạn đến rủ đi thăm bạn khác vừa bị ốm,sinh viên đang ôn thi phải lựa chọn đi thăm bạn hay tiếp tục ôn bài. - Đặc thù - phân tán : dạng hành động theo cặp khả năng này biểu hiện ở chỗ chủ thể có thể định hướng hành động của mình theo môi trường xung quanh hay định hướng hành động phụ thuộc đặc điểm riêng của cá nhân mình. Ví dụ, vào một ngày bình thường, một sinh viên có thể mặc áo đồng phục giống mọi người trong lớp dù lớp không bắt buộc, hoặc sinh viên đó có thể không mặc đồng phục vì sau buổi học người đó có hẹn gặp bạn bè của mình. - Định hướng cá nhân - định hướng nhóm :Dạng hành động này thể hiện ở chỗ chủ thể thực hiện hành động vì lợi ích cá nhân hay có tính đến lợi ích của nhóm. Ví dụ, một sinh viên chủ động nỗ lực, tích cực trong thảo luận học vì sẽ tốt cho bản thân mình nhưng cũng có thể bạn đó muốn đóng góp để làm cho tập thể nhóm, lớp tốt hơn. Có tại Photo Sỹ Giang 12 0986 21 21 10 Có tại Photo Sỹ Giang Mới nhất 9. Phân loại tương tác xã hội theo các dạng hoạt động chung. Theo nhà xã hội học Umanski ( người Nga ) có 3 dạng tương tác dựa trên cơ sở hoạt động chung, như sau : - Hoạt động cá nhân – cùng nhau : dạng hoạt động này thể hện ở chỗ mỗi các nhân cùng làm chung trong tập thể nhưng có tính độc lập nhất định, sao cho công việc của người này không ảnh hưởng nhiều đến tiến độ công việc của người khác. Ví dụ, nhiều người trong cùng đơn vị cùng thực hiện công việc, nhưng công việc đó không có tính dây chuyền. Những hoạt động này chủ yếu được thực hiện trong cùng không gian, time hay có đặc tính chuyên môn giống nhau. - Hoạt động tiếp nối - cùng nhau : Là loại hoạt động có tính dây chuyền, hoạt động của người này có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của ngừơi khác. Hoạt động này diễn ra khi có dự phân công nhất định nào đó của nhiều người. Ví dụ, trong một dây chuyền sản xuất công nghiệp, sản phẩm được hoàn thành sau khi trải qua một chuỗi các công đoạn hay các bước sản xuất khác nhau, do vậy mọi người đều có sự liên hệ nối tiếp cùng nhau. - Hoạt động tương hỗ - cùng nhau : là dạng hoạt động của nhiều cá nhân cùng tương tác với nhiều người để giành thắng lựoi chung. Ví dụ, trong trận đá bóng, các cầu thủ phải cùng tương tác với nhiều người cùng một lúc nhằm giành thắng lợi cho cả đội. 10. Quan hệ xã hội? Đặc trưng của quan hệ xã hội - Quan hệ xã hội là quan hệ bền vững, ổn định của các chủ thể hành động, các quan hệ này được hình thành trên những tương tác xã hội ổn định, lặp lại - Đặc trưng của quan hệ xã hội + Có tính ổn định, bền vững tương đối: Một khi tương tác xã hội đã chuyển hóa thành quan hệ xã hội thì quan hệ xã hội sẽ có đặc trưng là ít thay đổi, tương đối bền vững mặc dù thời gian và một số điều kiện khác có những đổi thay nhất định. + Có tính chuẩn mực, khuôn mẫu: Quan hệ xã hội hình thành từ tương tác xã hội chịu tác động của các chuẩn mực, giá trị và được định hình thành khuôn Có tại Photo Sỹ Giang 13 0986 21 21 10 Có tại Photo Sỹ Giang Mới nhất mẫu. Tính khuôn mẫu của quan hệ xã hội biểu hiện ở chỗ tương tác xã hội vận động theo những nguyên tắc, giá trị nhất định. + Có tính duy lý và hợp lý nhất định: Quan hệ xã hội có nguồn gốc từ nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội (hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh…) nên phần nào đó sẽ mang tính duy lý. Mặt khác, con người là một thực thể xã hội có suy nghĩ, có lý trí nên phải luôn suy tính để thỏa mãn tính hợp lý trong các quan hệ xã hội. Tuy nhiên, tính hợp lý dường như chỉ ở mức tương đối, vì trong quan hệ xã hội các chủ thể có hạn chế về thu nhập thông tin, mặt khác còn bị nhu cầu, tình cảm chi phối. 11. Cơ cấu xã hội . Vì sao nói cơ cấu xã hội luôn biến đổi? - Cơ cấu xã hội: là mô hình của các mối liên hệ giữa các thành phần cơ bản trong một hệ thống xã hội. Những thành phần này tạo nên bộ khung cho tất cả các xã hội loài người, mặc dầu tính chất của các thành phần và các mối quan hệ giữa chúng biến đổi từ xã hội khác. Những thành phần quan trọng nhất của cơ cấu xã hội là vị trí, vai trò, nhóm và các thiết chế . - Vì sao nói cơ cấu xã hội luôn biến đổi: Cơ cấu xã hội của một xã hội không giống nhau giữa các thời kỳ lịch sử với những điều kiện và hoàn cảnh khác nhau. Và cơ cấu xã hội của một xã hội này cũng không giống với cơ cấu xã hội của một xã hội khác trong cùng thời kỳ lịch sử. Nó phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội của từng xã hội trong từng giai đoạn , phụ thuộc vào yếu tố địa lý, tôn giáo, văn hóa… Với những xã hội có trình độ phát triển kinh tế xã hội thấp, cơ cấu xã hội đơn giản hơn nhiều so với những xã hội có trình độ phát triển kinh tế xã hội cao. Mức độ phức tạp hay đơn giản trong cơ cấu xã hội do tính chất của các nhân tố cấu thành cũng như mối liên hệ, cấu trúc của các nhân tố đó quy định. Cơ cấu xã hội luôn luôn vận động và có sự thay đổi theo sự phát triển nhân loại ( Nguyên nhân là các nhân tố cấu thành nên cơ cấu xã hội không ngừng vận động và biến đổi về quy mô, tính chất, vị trí, vai trò thậm chí có những nhân tố cũ sẽ bị mất đi, có những nhân tố mới hình thành qua thời gian) Có tại Photo Sỹ Giang 14 0986 21 21 10 Có tại Photo Sỹ Giang Mới nhất 12. Các thành tố của một thiết chế xã hội. Các thành tố chung nhất của thiết chế xã hội: + Các biểu tượng văn hóa: Biểu tượng văn hóa là các dấu hiệu để giúp ta gọi nhớ lại diện mạo của thiết chế. Các biểu tượng đó có thể là vật chất hay phi vật chất. Ví dụ : Quốc kỳ, quốc ca, ngôi sao vàng… + Mã hóa hành vi: Là sự chỉ đạo tư cách đạo đức của các cá nhân thích hợp với vai trò. Với sự tham gia của mã hóa hành vi, các cá nhân sẽ ít bị chệch hướng khỏi thiết chế. 13.Thiết chế gia đình, kinh tế, giáo dục, tôn giáo (nội dung và phân tích ví dụ). -Thiết chế gia đình: + Nội dung: Là hệ thống quy định ổn định và tiêu chuẩn hóa quan hệ tính giao nam nữ để duy trì nòi giống của con người. + Vd: Thiết chế gia đình hiện nay là chế độ một vợ một chồng sống với con cái trong gia đình + Phân tích: Nằm trong thiết chế này là các thiết chế phụ thuộc như: hôn nhân, nuôi dưỡng con cái, quan hệ họ hàng… Các chức năng chuyên biệt của thiết chế gia đình gồm có: Điều chỉnh hành vi tình dục và giới; duy trì sự tái sinh sản các thành viên trong gia đình từ thế hệ này sang thế hệ khác; chăm sóc, bảo vệ trẻ em và người già; xã hội hóa trẻ em; gắn vai trò và thiết lập vị thế đã được thừa kế từ gia đình; đảm bảo cung cấp kinh tế gia đình -Thiết chế giáo dục : + Nội dung: Là quá trình xã hội hóa phát triển một cách không chính thức ngay trong gia đình và trong môi trường văn hóa chung và một cách chính thức trong tổ chức giáo dục phức tạp của xã hội + Ví dụ: Trong xã hội phong kiến chế, hệ thống đào tạo và chế độ thi cử rất khắt khe Có tại Photo Sỹ Giang 15 0986 21 21 10 Có tại Photo Sỹ Giang Mới nhất + Phân tích: Cá nhân phải trải qua quá trình học tập, tu dưỡng đạo đức lâu dài, lấy nội dung tư tưởng Nho giáo làm trọng tâm: “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, muốn làm quan thì phải đỗ các kì thi hương, thi hội, thi đình…Nhưng ở xã hội Việt Nam hiện nay, tất cả những trẻ em đều có quền được học tập, xã hội đào tạo và giúp cá nhân hoàn thiện những giá trị: “chân, thiện, mỹ”, lấy mục tiêu giáo dục là hoàn thiện “đức, trí, thể, mỹ,” cho mỗi cá nhân. Về bản chất là không khác nhau trong bối cảnh lịch sử nhưng những thiết chế giáo dục này đã dần biến đổi cho phù hợp với sự phát triển của xã hội hiện đại. -Thiết chế kinh tế + Nội dung: Là thiết chế mà nhờ đó xã hội được cung cấp đầy đủ về vật chất và dịch vụ. Nó bao gồm chủ yếu sự sản xuất, phân phối và trao đổi sản phẩm. + Ví dụ và phân tích đọc trang 93 lấy rồi phân tích -Thiết chế tôn giáo + Nội dung: Là thiết chế xã hội gần như tự động phát sinh ra từ đời sống tâm linh của các cá nhân và cộng đồng xã hội. Thiết chế tôn giáo nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của các thành viên trong xã hội, thúc đấy sự hòa đồng và cố kết xã hội, tạo thêm các yếu tố văn hóa dân tộc. Các thiết chế phụ thuộc như tụng kinh niệm phật, cầu nguyện, các nghi thức hành lễ… + Ví dụ và phân tích ví dụ tự lấy 14. Phân tích các hình thức di động xã hội. Lấy ví dụ. • Phân tích các hình thức di động xã hội -Di động xã hội theo chiều dọc + Là di chuyển địa vị trong nấc thang địa vị xã hội, di chuyển từ nấc thang địa vĩ xã hội này sang địa vĩ xã hội khác. + Hình thức di động này chỉ sự vận động của mỗi cá nhân trong xã hội giữa các nhóm xã hội, giai cấp xã hội tới vị trí, địa vị có giá trị cao hơn hoặc thấp hơn Có tại Photo Sỹ Giang 16 0986 21 21 10 Có tại Photo Sỹ Giang Mới nhất + Biểu hiện của hình thức di động xã hội này là sự thăng tiến, đề bạt, miễn nhiệm. Ví dụ : một người được thăng chức từ phó phòng lên trưởng phòng -Di động xã hội theo chiều ngang + Hình thức di động trong cùng một mặt bằng, cùng một nấc thang xã hội. + Hình thức di động này chỉ sự dịch chuyển vị thế xã hội của một người hay một nhóm người trong cùng một tầng lớp hay cùng một bậc thang trong cơ cấu xã hội. + Di động xã hội theo chiều ngang chủ yếu làm thay đổi vai trò nhiệm vụ mà không thay đổi về vị trí cao – thấp vì đó là sự thay đổi trên cùng một tầng lớp xã hội. Ví dụ : 1 học sinh chuyển từ lớp này sang lớp khác, từ trường này sang trường khác,.. -Di động liên thế hệ + Là hình thức di động xã hội trong đó có sự dịch chuyển vị trí giữa các thế hê, sự thay đổi địa vị xã hội của thế hệ này so với thế hệ khác. + Di động liên thế hệ theo ba xu hướng: đi lên, đi xuống hoặc ngang bằng Ví dụ : bố là nông dân, con là bác sĩ -Di động nội thế hệ + Là di động vị thế trong cùng thế hệ + Hình thức di động này so sánh về mức độ thực hiện sự dịch chuyển vị trí của những cá nhân trong cùng thế hệ với nhau + Những quá trình di động này, về cơ bản là xét trong xã hội có giai cấp (xã hội hiện đại) và những sự di động đó nhìn chung là do sự nỗ lực của các cá nhân, nhóm trong xã hội giành được chứ không gắn với việc định sẵn vai trò mà có Ví dụ : anh làm bác sĩ, em làm kỹ sư Có tại Photo Sỹ Giang 17 0986 21 21 10 Có tại Photo Sỹ Giang Mới nhất 15. Các yếu tố ảnh hưởng đến di động xã hội. Lấy ví dụ. Các yếu tố ảnh hưởng đến di động xã hội bao gồm: Điều kiện kinh tế và xã hội: -Xã hội với điều kiện kinh tế xã hội ở trình độ thấp là yếu tố chế định sự di động xã hội của các giai tầng trong xã hội đó. -Trong trạng thái xã hội này, vị thế xã hội hầu hết được quy định sẵn và việc di động xã hội là vấn đề ít có khả năng xảy ra. Trình độ học vấn: -Đây là điều kiện quan trọng của di động xã hội. -Trình độ học vấn bao gồm trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cá nhân và sự hiểu biết của họ về tự nhiên, xã hội , con người… -Trình độ học vấn tạo điều kiện thuận lợi cho sự thăng tiến của cá nhân hay nhóm người, do vậy thúc đẩy quá trình di động xã hội. Ngược lại, trình độ học vấn càng thấp thì sự di động xã hội của người đó càng bị hạn chế, khó khăn. Nguồn gốc gia đình -Nguồn gốc gia đình là một nhân tố tác động đến mức độ di động xã hội của mỗi cá nhân. Tùy theo mức độ, người vốn sinh ra trong một gia đình có tầng lớp địa vị cao trong xã hội thì có điều kiện nắm giữ, giành được và thay đổi địa vị theo hướng thăng tiến. Còn nếu sinh ra ở tầng lớp thấp kém hơn thì thường ít có cơ hội thắng tiến. (Nguồn gốc gia đình không hoàn toàn quyêt định địa vị xã hội của con người nhất là trong xã hội hiện đại) -Địa vị xã hội của cá nhân phần lớn phụ thuộc vào sự cố gắng nỗ lực cá nhân hay nói cách khác là quá trình xã hội hóa cá nhân họ. -Chúng ta cần nhận thức đúng vai trò của gia đình đối với cá nhân để định hướng phấn đấu rèn luyện cho bản thân một cách đúng đắn. Có tại Photo Sỹ Giang 18 0986 21 21 10 Có tại Photo Sỹ Giang Mới nhất Giới tính: -Yếu tố giới có ảnh hưởng không nhỏ đến mức độ di động xã hội của cá nhân . Phụ nữ và nam giới có sự khác biệt nhất định do các yếu tố sinh học quy định. Nếu yếu tố này bị khuếch đại sẽ dẫn đến việc bất bình đẳng nam giới. -Thực tiễn cho rằng nam giới có tính di động xã hội cao hơn phụ nữ. Xuất phát từ nhận thức xã hội và cả nguồn gốc tự nhiên. -Nam giới thì nhiều điều kiện để học tập, để đầu tư phát triển hơn cần thiết cho sự năng động, quyết đoán. Còn phụ nữ thì ít hơn, nhiều khi còn là an phận thủ thường. -Qua nhiều thời kì lịch sử lâu dài, dần hình thành nên quan niệm thiên chức của mỗi giới. Như phụ nữ thường gắn cho việc nội trợ, chăm sóc nuôi dậy con cái,… Còn nam giới là người kiếm thu nhập, lao động cho gia đình. Phụ nữ phù hợp với việc gia đình, còn nam giới phù hợp với công việc xã hội. Nơi cư trú: Khu vực mà con người sinh sống cũng ảnh hưởng đến di động xã hội. Những người sống ở đô thị có điều kiện để thăng tiến hơn những người sống ở nông thôn, vùng sâu vùng xa vì chênh lệch điều kiện học tập, phát triển. Ví dụ: xem trang 86,87,88 trong giáo trình 16. Trình bày các yếu tố của môi trường xã hội hóa. Tại sao nói gia đình là nhóm xã hội đặc biệt đã xây dựng và bảo vệ hạnh phúc cho các thành viên. Các yếu tố của môi trường xã hội hóa: 1. Gia đình: - Là môi trường xã hội hóa đầu tiền và quan trọng nhất. - Khi mới sinh ra, con người hoàn toàn phụ thuộc vào người khác trong việc đáp ứng các nhu cầu của mình. Gia đình dạy cho trẻ những kinh nghiệm xã hội, các giá trị, tiêu chuẩn văn hóa và dần dần trẻ em kết hợp được nó vào ý thức của cá nhân => đặt trẻ em vào xã hội.  Con người dần hình thành cái tôi cá nhân, hoàn thiện và phát triển nó cho đến hết cuộc đời. Có tại Photo Sỹ Giang 19 0986 21 21 10 Có tại Photo Sỹ Giang - Mới nhất Gia đình là môi trường đầu tiên truyền thụ trực tiếp cho trẻ những đặc điểm xã hội nổi bật như truyền thống, tôn giáo, đạo đức,… Trước khi đứa trẻ dù lớn khôn để thực sự hiểu được vấn đề thì nó đã có thể nắm bắt được vị trí của mình trong cấu trúc xã hội do gia đình xác lập. - Trước khi đứa trẻ dù lớn khôn để thực sự hiểu được vấn đề thì nó đã có thể nắm bắt đuọc vị trí của mình trong cấu trúc xã hội do gia đình xác. => Khi trưởng thành, cá nhân có thể thay đổi vị trí của mình trong cấu trúc đó thông qua sự học hỏi, tiếp thu và tái tạo, những giá trị xã hội. - Mặt khác, gia đình cũng là nơi đầu tiên truyền cho những thành viên mới sinh ra của xã hội nhưng ý niệm về giống phái, giới tính… Môi trường gia đình truyền lại những giá trị cuộc sống cho đứa trẻ (tự nhiên, xã hội, những giá trị xã hội thừa nhận…) - Quá trình xã hội hóa trong gia đình được xem ở 3 khía cạnh: + Thiết chế gia đình: là hệ thống quy định ổn định va tiêu chuẩn hóa quan hệ tính giao nam nữ để duy trì nòi giống của con người. Hình thức phổ biến của thiết chế gia đình hiện nay là chế độ một vợ một chồng sống với con cái trong gia đình. + Giáo dục gia đình: là sự truyền lại những cái đúng, cái sai và tri thức cho mỗi cá nhân nhằm tạo ra những trí thức cao và hành vi đúng cho mỗi cá nhân. + Hành vi của mỗi người lớn trong gia đình thể hiện nhân cách của họ. Những hành vi này sẽ truyền cho con cháu và lây lan. Nên người lớn phải làm gương, phản chiếu vào đứa trẻ hành động, cử chỉ và suy nghĩ, lối sống. Gia đình sẽ là cội nguồn của đứa trẻ, chỉ cho đứa trẻ mọi điều. - Đến khi trưởng thành xây dựng gia đình, những tiểu văn hóa mới lại được tiếp tục hình thành với những đặc trưng riêng của nó, đó là sự pha trộn giữa văn hóa chung của xã hội, tiểu văn hóa gia đình cũ và của chủ nhân gia đình mới. Duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác. Có tại Photo Sỹ Giang 20 0986 21 21 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan