Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương đề cương ôn thi môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lênin 2...

Tài liệu đề cương ôn thi môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lênin 2

.DOC
59
3
86

Mô tả:

NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN II Mới 2018 NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN II MỤC LỤC I NHÓM CÂU HỎI I............................................................................................................ 6 Câu 1..................................................................................................................................... 6 1. PHÂN BIỆT KTT TỰ CUNG TỰ CẤP VỚI KT HÀNG HÓA...................................6 2. LIÊN HỆ QUÁ TRÌNH TẠO LẬP CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ CHUYỂN NỀN KTTTCTC SANG NỀN KTTT XHCN....................................................................................................6 Câu 2...................................................................................................................................... 7 1. KHÁI NIỆM SX HÀNG HÓA ? CÁC ĐK RA ĐỜI VÀ TỒN TẠI ? NHỮNG ĐẶC TRƯNG ƯU THẾ CỦA SXHH (đã có)..............................................................................7 2. GIẢI THÍCH SXHH RA ĐỜI VÀO THỜI KỲ NÀO TRONG LỊCH SỬ VÀ GIẢI THÍCH CƠ SỞ KHÁCH QUAN CỦA VIỆC TỒN TẠI SXHH Ở VN............................7 Câu 3..................................................................................................................................... 8 KHÁI NIỆM HH ? 2 THUỘC TÍNH CỦA HH ? ĐẶC TRƯNG, VAI TRÒ, MỐI QUAN HỆ GIỮA 2 THUỘC TÍNH....................................................................................8 Câu 4..................................................................................................................................... 8 1. GIẢI THÍCH VÌ SAO HÀNG HÓA CÓ 2 THUỘC TÍNH..........................................8 a. Lao động cụ thể.................................................................................................................. 8 b. Lao động trừu tượng..........................................................................................................8 1. Mối quan hệ biện chứng giữa giá trị - giá cả - giá trị trao đổi............................................9 Câu 5. Phân tích khái niệm lao động SXHH ? Tính chất 2 mặt của LĐ SXHH ? Đặc trưng của LĐSXHH ? Vai trò LĐSXHH ?  Là cơ sở giải thích về nguồn gốc 2 thuộc tính của hàng hóa (đã có).....................................................................................................9 Câu 6..................................................................................................................................... 9 1. Lượng giá trị của hàng hóa ? Khái niệm thời gian lao động XH cần thiết..................9 2. Phân biệt thời gian lao động cá biệt với thời gian lao động cần thiết.................................9 Câu 7. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa (năng suất LĐ + cường độ LĐ)....................................................................................................................................... 10 Câu 8. Khái niệm tiền tệ (lưu ý: chức năng làm thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện thanh toán. Tác động tích cực và tiêu cực đối với nền KTHH khi tiền tệ thực hiện các chức năng phương tiện lưu thông và phương tiện thanh toán. Công thức của quy luật lưu thông tiền tệ - lưu ý tình trạng lạm phát trong nền KTHH).....................................11 Câu 9. Biểu hiện và tác động của quy luật giá trị đối với nền KTHH, ý nghĩa thực tiễn đối với VN........................................................................................................................... 14 1 NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN II Mới 2018 1. Biểu hiện và tác động của quy luật giá trị (đã có trong TL).......................................14 2. Ý nghĩa thực tiễn đối với VN.........................................................................................14 Câu 10.................................................................................................................................. 15 1. Khái niệm giá cả ? Những nhân tố ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa ? Ví dụ minh họa về tác động của giá trị tiền tệ và của cung – cầu đến giá cả hàng hóa ?.........................15 2. Mối quan hệ giữa giá cả và giá trị....................................................................................16 Câu 11. Công thức chung của tư bản. Mâu thuẫn, giải thích vì sao T-H-T’ là công thức chung của tư bản ?.............................................................................................................16 1. Công thức chung của tư bản:........................................................................................16 2. Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản:....................................................................17 3. Tại sao T-H-T’ là công thức chung của tư bản.................................................................17 Câu 12.................................................................................................................................. 18 1. Khái niệm hàng hóa sức lao động ? Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa, tính chất đặc biệt của hàng hóa sức lao động ?................................................................18 2. Vai trò của sức lao động trong việc biến tiền thành tư bản..............................................20 Câu 13.................................................................................................................................. 20 1. Khái niệm giá trị thặng dư ?.........................................................................................20 2. Quá trình sx ra GTTD trong tư bản chủ nghĩa ? Cho ví dụ. (đã có, trang 6) Câu 14........20 1. Khái niệm tư bản bất biến và tư bản khả biến............................................................20 2. Cơ sở phân chia TBBB và TBKB ? Ý nghĩa sự phân chia...............................................20 Câu 15. Tỷ suất giá trị thặng dư ? Công thức ?...............................................................20 Câu 16.................................................................................................................................. 21 1. Khái niệm 2 phương pháp SX GTTD ? Cho ví dụ ? Phân biệt GTTD tương đối và GTTD tuyệt đối (đã có trong tr6+7)..................................................................................21 2. Giải thích GTTD siêu ngạch là hình thái biến tướng của GTTD tương đối..............21 Câu 17. Khái niệm, các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy tư bản. (đã có tr8+9). ....................................................................................................................................... 22 Câu 18................................................................................................................................. 22 1. Khái niệm tích tụ và tập trung tư bản ? So sánh ?......................................................22 2. Mối quan hệ giữa tích lũy với tích tụ, tập trung tư bản....................................................23 Câu 19. Cấu tạo hữu cơ của tư bản? Công thức..............................................................23 Câu 20.................................................................................................................................. 23 1. K/n chu chuyển tư bản ? Thời gian chu chuyển tư bản ?...........................................23 2. Biện pháp làm tăng tốc độ chu chuyển của TB, tác dụng của việc tăng tốc độ chu chuyển của TB ? Ví dụ ? Ý nghĩa thực tiễn......................................................................................23 Câu 21.................................................................................................................................. 24 1. Khái niệm tư bản cố định và tư bản lưu động ?..........................................................24 2 NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN II Mới 2018 2. Cơ sở phân chia, ý nghĩa phân chia ?...............................................................................25 Câu 22. Khái niệm lợi nhuận (P) ? Tỷ suất lợi nhuận (P)? Làm rõ P là hình thái biểu hiện của m trong CNTB, các nhân tố ảnh hưởng đến P trong chủ nghĩa tư bản..........25 Câu 23. Tỷ suất lợi nhuận bình quân (khái niệm, sự hình thành, công thức)................27 Câu 24.................................................................................................................................. 28 1. Khái niệm tư bản thương nghiệp trong CNTB ?.........................................................28 2. Mối quan hệ giữa TB chủ nghĩa và TB tư nhân, ví dụ minh họa ?...................................28 Câu 25.................................................................................................................................. 28 1. Khái niệm lợi nhuận thương nghiệp ?..........................................................................28 2. Ví dụ sự hình thành P thương nghiệp trong tư bản chủ nghĩa  Khẳng định nguồn gốc, bản chất P thương nghiệp............................................................................................................28 NHÓM CÂU HỎI II........................................................................................................... 30 Câu 1.................................................................................................................................... 30 1. Khái niệm giai cấp công nhân ?....................................................................................30 2. Điều kiện khách quan, nội dung sứ mệnh lịch sử giai cấp CN  Liên hệ VN.....................30 Nội dung sứ mệnh lịch sử giai cấp VN.................................................................................31 Câu 2.................................................................................................................................... 32 1. Hãy chứng minh trong cách mạng xã hội, chủ nghĩa giai cấp công nhân mới thực hiện được sứ mệnh lịch sử..................................................................................................32 2. Liên hệ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam.........................................32 Câu 3.................................................................................................................................... 33 1. Vai trò của Đảng CS trong thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân (đã có)............33 2. Chứng minh Đảng CS là nhân tố quyết định thắng lợi tỏng quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân..............................................................................................33 3. Liên hệ vai trò của Đảng CS trong Cách mạng XHCN ở VN Câu 4................................35 Câu 5. Mục tiêu, động lực và nội dung CMXHCN – Liên hệ VN...................................36 1. Mục tiêu của CM XHCN:..............................................................................................36 2. Nội dung của CM XHCN:................................................................................................37 3.Động lực của CM XHCN:.................................................................................................38 Câu 6. Cơ sở khách quan của liên minh công – nông trong cách mạng XHCN  Liên hệ VN 39 Câu 7. Nội dung của liên minh công – nông trong CMXHN (đã có) – Liên hệ VN.......39 Câu 8. Nguyên tắc cơ bản của liên minh công nông trong CMXHCN – Liên hệ VN (đã có) ....................................................................................................................................... 39 Câu 9.................................................................................................................................... 39 1. Tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên CNXH. (đã có)...............................39 3 NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN II Mới 2018 2. Chứng minh thời kỳ quá độ lên CNXH là tất yếu đối với các quốc gia lựa chọn con đường đi lên CNXH – Liên hệ VN....................................................................................39 Câu 10.................................................................................................................................. 41 1. Đặc điểm và thực chất của thời kỳ quá độ lên CNXH. (đã có)...................................41 2. Chứng minh thời kỳ quá độ lên CNXH là thời kỳ cải biến cách mạng triệt để, toàn diện , sâu sắc trên mọi lĩnh vực KT,CT,VH,XH… -> Liên hệ VN..................................41 Từ 3 ý trên, liên hệ VN.........................................................................................................41 Câu 11.................................................................................................................................. 41 1. Nội dung của thời kỳ quá độ lên CNXH. (đã có).........................................................41 2. Vì sao nói thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH là một thời kỳ lịch sử đặc biệt – Liên hệ VN................................................................................................................................... 41 Câu 12. Khái niệm nền VH XHCN ? Phân tích từng nội dung cụ thể của nền VH XHCN – Liên hệ VN...........................................................................................................42 2. Phân tích từng nội dung cụ thể.........................................................................................42 b. Xây dựng con người mới phát triển toàn diện..................................................................42 c. Xây dựng lối sống mới xã hội chủ nghĩa..........................................................................43 d. Xây dựng gia đình văn hóa xã hội chủ nghĩa...................................................................43 Câu 13. Quan niệm của chủ nghĩa Mác Leenin về gia đình ? Liên hệ VN.....................45 3. Đặc trưng các mối quan hệ cơ bản của gia đình...............................................................45 4. Vai trò của gia đình..........................................................................................................45 5. Các chức năng của gia đình..............................................................................................45 Câu 14.................................................................................................................................. 46 1. Phương thức xây dựng nền VHXHCN.............................................................................46 2. Liên hệ với quá trình xây dựng nền VH tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc........................47 Câu 15.................................................................................................................................. 48 1. Nội dung cương lĩnh dân tộc của Lênin ?.....................................................................48 1. Cá dân tô ̣́ hoan toan binh đănng...................................................................................48 2. Các dân tô ̣c được quyền tự quyết”.......................................................................................49 3. Liên hiê ̣p công nhân tất cả các dân tô ̣c lại...........................................................................49 2. Liên hệ vấn đề này ở VN..................................................................................................49 Câu 16.................................................................................................................................. 51 1. Nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin trong giải quyết vấn đề dân tộc (giống 15.1).......................................................................................................................... 51 2. Liên hệ với chính sách dân tộc của Đảng CS VN.........................................................51 Câu 17.................................................................................................................................. 52 1. Nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác – Leenin trong giải quyết vấn đề tôn giáo. . .52 2. Liên hệ với chính sách tôn giáo của ĐCSVN...................................................................53 4 NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN II Mới 2018 5. Các tôn giáo ở Việt Nam được Nhà nước khuyến khích tham gia các hoạt động giáo dục, từ thiện, nhân đạo theo sự hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn....................................54 Câu 19.................................................................................................................................. 54 1. Những thành tựu điển hình của chủ nghĩa XH hiện thực...........................................54 2. Tác động của CNXH hiện thực đến VN và thế giới.........................................................56 Bài 7: Tổng TB đầu tư cho 1.000 sản phẩm là 20.000$, c/v= 4/1. Nhà TB thu được 6.000$ giá trị thặng dư. Tìm tỷ suất giá trị thặng dư.......................................................56 Bài 8: Tổng TB đầu tư cho 1.000 sản phẩm là 20.000$, tư bản khả biến = 1/4. Nhà TB thu được 6.000$ giá trị thặng dư. Tìm tỷ suất giá trị thặng dư....................................................56 Bài 9. Một xí nghiệp thuê 100 công nhân, lương 200$/tháng, m'=150%. Tìm khối lượng giá trị thặng dư cả năm của xí nghiệp.........................................................................................56 Bài 10. Một xí nghiệp thuê 100 công nhân, lương 150$/tháng, một năm nhà TB thu được 360.000$. Tìm tỷ suất giá trị thặng dư..................................................................................56 Bài 11 Xí nghiệp 100 CN , lương 150$/tháng , 1 năm TB thu đc 360.000$, tìm tỷ suất giá trị....................................................................................................................................... 57 Bài 12: 1000Sp, ứng trước 4000$, TBBB 3500$, m’= 100%...............................................57 Bài 14 : Đầu tư 1,2 triêu$, c/v= 5/1, m’ = 100%, số GTTD nhà TB tiêu hết. hỏi sau bn năm CN mới làm ra đủ vốn..........................................................................................................57 Bài 16 Tư bản bất biến = 4 lần TB khả biến, m’ = 100%. Tính p’= ? Ta có c/v = 4/1 ==> c = 4v. mà m’ = 100% ==> m = v........................................................................................57 Bài 17 TBBB = c = 50.000$, c/v = 5/1, p’ = 25%, tính Tổng lợi nhuận P của xí nghiệp......57 Bài 18: Ứng 130 tỷ $, p’ = 15%, tính P................................................................................57 - n= CH/ ch......................................................................................................................... 57 Bài 19: Ứng 10 triệu...........................................................................................................58 Bài 20: TB ứng trước 60.000$ TBCĐ 40.000$; 8 năm đổi mới 1 lần.................................58 Bài 21 TB ứng trước là: 200.000$........................................................................................58 Câu 31: ứng 600.000$ c/v = 4/1 => c = 480.000; v = 120.000 m' = 100% => m=v=120.000$ ........................................................................................................................................... 58 Câu 52: đầu tư 10.000$ c/v = 4/1 =>> c = 8000 ; v = 2000 M = 4000$ ; Hỏi: a, tỷ suất gttd = m' = ?.................................................................................................................................... 58 5 NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN II Mới 2018 I NHÓM CÂU HỎI I Câu 1. 1. PHÂN BIỆT KTT TỰ CUNG TỰ CẤP VỚI KT HÀNG HÓA - Sản xuất tự nhiên: + Là kiểu tổ chức kinh tế mà sản phẩm do LĐ làm ra để thỏa mãn trực tiếp nhu cầu của người sản xuất. + Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất: Phát triển đến một mức độ nhất định, bớt lệ thuộc vào tự nhiên. + Quy mô sản xuất: Nhỏ lẻ, sản phẩm chỉ đủ cung ứng một nhóm nhỏ cá nhân. + Ngành sản xuất chính: Săn bắt, hái lượm, nông nghiệp sản xuất nhỏ - Sản xuất hàng hóa: là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra là để trao đổi hoặc mua bán trên thị trường + Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất: Phát triển đến một mức độ nhất định, bớt lệ thuộc vào tự nhiên. + Quy mô sản xuất: Mở rộng nâng cao, số lượng sản phẩm vượt khỏi nhu cầu của người sản xuất và nảy sinh quan hệ trao đổi sản phẩm. + Ngành sản xuất chính: Thủ công nghiệp, công nghiệp, nông nghiệp sản xuất lớn, dịch vụ 2. LIÊN HỆ QUÁ TRÌNH TẠO LẬP CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ CHUYỂN NỀN KTTTCTC SANG NỀN KTTT XHCN - Khái niệm nền KTTT: là mô hình KT mà ở đó các quan hệ KT đều được thực hiện trên thị trường thông quá quá trình trao đổi và mua bán - Những điều kiện để phát triển nền KTTT ở nước ta + Phân công lao động XH là cơ sở tất yếu của nền SXHH vẫn tồn tại và ngày cáng phát triển về cả chiều rộng và chiều sâu ở nước ta hiện nay + Sự tồn tại và phát triển của nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần KT khác nhau tạo nên sự tách biệt Kt giữa các chủ thể KT + Đa số các nước hiện nay trên TG đều pt theo mô hình KTTT vì vậy nước ta muốn hòa nhập vào nền KTTG cũng phải theo mô hình KTTT - Vai trò của nền KTTT + Phát triển nền KTTT sẽ phá vỡ cơ cấu KT tự nhiên chuyển thành KTHH, thúc đẩu xã hội hóa SX + Thúc đẩy lực lượng sx pt + Kích thích tính năng động sang tạo của các chủ thể KT + Kích thích việc nâng cao chất lượng cải tiến mẫu mã cũng như tăng số lượng hàng hóa dịch vụ + Thúc đẩy sự phân công LĐ SX và chuyên môn hóa SX + Thúc đẩy quá trình tích tụ tập trung SX tạo điều kiện ra đời của SX lớn 6 NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN II Mới 2018 Câu 2. 1. KHÁI NIỆM SX HÀNG HÓA ? CÁC ĐK RA ĐỜI VÀ TỒN TẠI ? NHỮNG ĐẶC TRƯNG ƯU THẾ CỦA SXHH (đã có) 2. GIẢI THÍCH SXHH RA ĐỜI VÀO THỜI KỲ NÀO TRONG LỊCH SỬ VÀ GIẢI THÍCH CƠ SỞ KHÁCH QUAN CỦA VIỆC TỒN TẠI SXHH Ở VN - SXHH ra đời vào thời kì nào trong lịch sử ? + Những hình thức đầu tiên của sản xuất hàng hóa uất iện từ thời kỳ tan rã của chế độ công xã nguyên thủy, tồn tại và pt ở các phương thức SX tiêp theo. + SXHH phát triển cao nhất, phổ biến nhát trong chủ nghĩa tư bản và trở thành hình thức SX hàng hóa điển hình, nổi bật trong lịch sử + SXHH tiếp tục tồn tại và pt dưới CNXH vì dưới CHXH còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu khách nhau và trình độ phân công lao động XH ngày càng pt  SXHH xuất hiện rồi tồn tị và pt ở nhiều XH, là sản phẩm của lịch sử phát triển sản xuất của loài người. - Giải thích cở sở khách quan của việc tồn tại SXHH ở VN + Kinh tế hàng hoá tạo ra động lực thúc đẩy lực lượng sản suất phát triển. Do cạnh tranh giữa những người sản xuất hàng hoá, buộc mỗi chủ thể sản xuất phải cải tiến kĩ thuật để giảm chi phí sản xuất tới mức tối thiểu, nhờ đó có thể cạnh tranh và đứng vững trong cạnh tranh. Quá trình đó thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, nâng cao năng suất lao động xã hội. + Kinh tế hàng hoá kích thích tính năng động, sáng tạo của chủ thể kinh tế, kích thích việc nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã cũng như tăng khối lượng hàng hoá và dịch vụ. + Phân công lao động xã hội là điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hoá. Đến lượt nó, sự phát triển kinh tế hàng hóa sẽ thúc đẩy sự phân công lao động xã hội và chuyên môn hoá sản xuất. Vì thế, phát huy được tiềm năng, lơi thế của từng vùng cũng như lợi thế của đất nước có tác dụng mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài. + Sự phát triển kinh tế hàng hoá sẽ thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung sản xuất. Do đó tạo điều kiện ra đời của sản xuất lớn có tính xã hội hoá cao, đồng thời chọn lọc được những người sản xuất kinh doanh giỏi, hình thành đội ngũ cán bộ quản lí có trình độ, lao động lành nghề, đáp ứng yêu cầu của đất nước. + Ngày nay, không ai phủ nhận vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của kinh tế thị trường trong quá trình phát triển nền sản xuất xã hội, phát triển lực lượng sản xuất xã hội. Không ai phủ nhận sự khách quan của chúng trong nhiều chế độ khác nhau. Không còn ai cho rằng kinh tế thị trường là sản phẩm riêng của CNTB. + Trong văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần VIII, Đảng ta đã khẳng định: “Sản xuất hàng hoá không đối lập với CNXH mà là thành tựu phát triển của nền văn minh nhân loại, 7 NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN II Mới 2018 tồn tại khách quan, cần thiết cho công cuộc xây dựng CNXH và cả khi CNXH đã được xây dựng”. + Như vậy, phát triển kinh tế thị trường là tất yếu kinh tế đối với nước ta. Một nhiệm vụ kinh tế cấp bách để chuyển nền kinh tế lạc hậu của nước ta thành nền kinh tế hiện đại, hội nhập vào sự phân công lao động quốc tế. Đó là con đường đúng đắn để phát triển lực lượng sản xuất, khai thác có hiệu quả tiềm năng của đất nước vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nước ta đang thực hiện chuyển đổi nền kinh tế, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường. Mô hình kinh tế của Việt Nam được xác định là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lí của nhà nước, theo định hướng XHCN. Thực tiễn những năm đổi mới đã chứng minh rằng, việc chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần là hoàn toàn đúng đắn. Nhờ phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, chúng ta đã khai thác được tiềm năng trong nước và thu hút được vốn, kĩ thuật, công nghệ nước ngoài, giải phóng được năng lực sản xuất, góp phần quyết định vào việc đảm bảo tăng trưởng kinh tế với nhịp độ tương đối cao trong thời gian qua. Câu 3. KHÁI NIỆM HH ? 2 THUỘC TÍNH CỦA HH ? ĐẶC TRƯNG, VAI TRÒ, MỐI QUAN HỆ GIỮA 2 THUỘC TÍNH  2 thuộc tính: Giá trị + Giá trị sử dụng Câu 4. 1. GIẢI THÍCH VÌ SAO HÀNG HÓA CÓ 2 THUỘC TÍNH Hàng hoá có hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị, hai thuộc tính đó không phải do có hai loại lao động khác nhau kết tinh trong nó, mà do lao động của người sản xuất hàng hoá có tính hai mặt: lao động cụ thể và lao động trừu tượng. C.Mác là người đầu tiên phát hiện ra tính chất hai mặt đó. a. Lao động cụ thể – Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định. – Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng: Mỗi lao động cụ thể có đối tượng lao động, mục đích riêng, công cụ lao đông riêng, phương pháp hoạt động riêng, và kết quả lao động riêng ► tạo ra những sản phẩm có công dụng khác nhau, tức là tạo ra nhiều giá trị sử dụng của hàng hóa. b. Lao động trừu tượng – Lao động trừu tượng là lao động của người sản xuất hàng hóa không kể đến hình thức cụ thể của nó, để quy về một cái chung nhất, đó chính là sự tiêu hao sức lao động ( tiêu 8 NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN II Mới 2018 hao bắp thịt, thần kinh, bộ óc) của người lao động sản xuất hàng hóa nói chung. – Lao động trừu tượng tích lũy trong hàng hóa và tạo ra giá trị. + Chỉ có lao động của người lao động sản xuất hàng hóa mới mang tính trừu tượng và tạo ra giá trị hàng hóa. + Lao động trừu tượng chính là mặt chất của giá trị hàng hóa. Tất nhiên không phải có hai thứ lao động kết tinh trong hàng hóa mà chỉ là lao động của người sản xuất hàng hóa có tính hai mặt. – Tính chất hai mặt nói trên liên quan đến tính chất tư nhân và tính chất xã hội của lao động sản xuất hàng hóa. + Tính chất tư nhân: Mỗi người sản xuất hàng hoá có tính tự chủ của mình nên sản xuất ra cái gì, sản xuất như thế nào là việc riêng của họ. Vì vậy, lao động của họ trở thành việc riêng, mang tính tư nhân và lao động cụ thể của họ là biểu hiện của lao động tư nhân. + Tính chất xã hội: Lao động của mỗi sản xuất hàng hóa cũng là một bộ phận của lao động xã hội trong hệ thống phân công lao động xã hội. Phân công lao động xã hội làm cho lao động của người sản xuất trở thành một bộ phận trong lao động xã hội, từ đó tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa những người sản xuất hàng hoá. Họ làm việc cho nhau, người này làm việc vì người kia thông qua trao đổi, mua bán hàng hóa. Việc trao đổi hàng hoá không thể dựa vào lao động cụ thể mà phải quy thành lao động đồng nhất là lao động trừu tượng. Do đó, lao động trừu tượng là biểu hiện của lao động xã hội. 1. Mối quan hệ biện chứng giữa giá trị - giá cả - giá trị trao đổi 2. Giải thích giá trị và giá cả tách rời nhau nhưng vẫn xoay quanh trục giá trị ? - Khi cung và cầu của một loại hàng hóa về cơ bản ăn khớp với nhau thì giá cả phản ánh và phù hợp với giá trị của hàng hóa đó. - Giá cả sẽ cao hơn giá trị của hàng hóa nếu số lượng cung thấp hơn cầu - Giá cả < giá trị nếu số lượng cung > cầu - Giá cả của 1 mặt hàng phụ thuộc vào: Giá trị của bản thân HH đó (tức là số thời gian và công sức lao động làm ra nó) + Giá trị của đồng tiền + Quân hệ cung cầu về HH Câu 5. Phân tích khái niệm lao động SXHH ? Tính chất 2 mặt của LĐ SXHH ? Đặc trưng của LĐSXHH ? Vai trò LĐSXHH ?  Là cơ sở giải thích về nguồn gốc 2 thuộc tính của hàng hóa (đã có) Câu 6. 1. Lượng giá trị của hàng hóa ? Khái niệm thời gian lao động XH cần thiết  LGTHH là một đại lượng được đo bằng lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hóa đó, lượng lao động tiêu hao đó được tính bằng thời gian lao động, cụ thể là thời gian lao động xã hội cần thiết.  Thời gian LĐXH cần thiết là thời gian cần để sản xuất ra 1 hàng hóa, trong điều kiện bình thường của XH, tức là với một trình độ kỹ thuật trung bình, trình độ khéo léo 9 NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN II Mới 2018 trung bình và cường độ LĐ trung bình so với hoàng cảnh XH nhất định 2. Phân biệt thời gian lao động cá biệt với thời gian lao động cần thiết Câu 7. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa (năng suất LĐ + cường độ LĐ) - Năng suất lao động + Khái niệm: Năng suất lao động là năng lực sản xuất của lao động, nó được tính bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. + Có hai loại năng suất lao động: năng suất lao động cá biệt và năng suất lao động xã hội nhưng chỉ có năng suất lao động xã hội có ảnh hưởng đến giá trị xã hội của hàng hóa vì trên thị trường, hàng hóa được trao đổi không phải theo giá trị cá biệt mà theo giá trị xã hội. + Năng suất lao động lại tuỳ thuộc vào nhiều nhân tố như: trình độ khéo léo của người lao động, sự phát triển của khoa học - kỹ thuật và trình độ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, sự kết hợp xã hội của sản xuất, hiệu quả của tư liệu sản xuất và các điều kiện tự nhiên. + Ảnh hưởng của năng suất lao động tới lượng giá trị của hàng hóa: năng suất lao động xã hội càng tăng, thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hoá càng giảm, lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm càng ít. Ngược lại năng suất lao động xã hội càng giảm, thì thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hoá càng tăng và lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm càng nhiều. Lượng giá trị của một đơn vị hàng hoá tỷ lệ thuận với số lượng lao động kết tinh và tỷ lệ nghịch với năng xuất lao động xã hội. Như vậy, muốn giảm giá trị của mỗi đơn vị hàng hoá xuống, thì ta phải tăng năng suất lao lộng xã hội. * Phân biệt giữa tăng năng suất lao động với tăng tường độ lao động: + Khái niệm: Cường độ lao động là khái niệm nói lên mức độ khẩn trương, là sự căng thẳng mệt nhọc của người lao động. + Ảnh hưởng của cường độ lao động đến lượng giá trị hàng hóa: khi cường độ lao động tăng lên, thì lượng lao động hao phí trong cùng một đơn vị thời gian cũng tăng lên và lượng sản phẩm được tạo ra cũng tăng lên tương ứng còn lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm thì không đổi. Xét về bản chất, tăng cường độ lao động cũng giống như kéo dài thời gian lao động. - Mức độ phức tạp của lao động + Mức độ phức tạp của lao động cũng ảnh hưởng nhất định đến lượng giá trị của hàng hoá. Theo mức độ phức tạp của lao động có thể chia lao động thành lao động giản đơn và lao động phức tạp. + Lao động giản đơn là sự hao phí lao động một cách giản đơn mà bất kỳ một người bình thường nào có khả năng lao động cũng có thể thực hiện được. Lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện thành lao động lành nghề. Trong cùng một đơn vị thời gian lao động như nhau, lao động phức tạp tạo ra được nhiều giá trị hơn so với lao 10 NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN II Mới 2018 động giản đơn. + Trong nền sản xuất hàng hóa, hoạt động trao đổi diễn ra liên tục, phức tạp. Để thuận tiện cho trao đổi, người ta lấy lao động giản đơn trung bình làm đơn vị trao đổi và quy tất cả lao động phức tạp thành lao động giản đơn trung bình. Như vậy, lượng giá trị của hàng hoá được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết, giản đơn trung bình. (xem thêm trong tài liệu khác) Câu 8. Khái niệm tiền tệ (lưu ý: chức năng làm thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện thanh toán. Tác động tích cực và tiêu cực đối với nền KTHH khi tiền tệ thực hiện các chức năng phương tiện lưu thông và phương tiện thanh toán. Công thức của quy luật lưu thông tiền tệ - lưu ý tình trạng lạm phát trong nền KTHH) a) Các chức năng của tiền tệ Theo C.Mác, tiền tệ có năm chức năng sau đây: - Thước đo giá trị Tiền tệ dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của các hàng hóa. Muốn đo lường giá trị của các hàng hóa, bản thân tiền tệ cũng phải có giá trị. Vì vậy, tiền tệ làm chức năng thước đo giá trị phải là tiền vàng. Để đo lường giá trị hàng hóa không cần thiêt phải là tiền mặt mà chỉ cần so sánh với lượng vàng nào đó trong ý tưởng. Sở dĩ có thế làm được như vậy vì giữa giá trị của vàng và giá trị của hàng hóa trong thực tế đã có một tỷ lệ nhất định. Cơ sở của tỷ lệ đó là thời gian lao động xã hội cần thiết hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó. Giá trị hàng hóa được biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả hàng hóa. Hay nói cách khác, giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa. Giá cả hàng hóa chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau đây: + Giá trị hàng hóa. + Giá trị của tiền. + Quan hệ cung – cầu về hàng hóa. Nhưng vì giá trị hàng hóa là nội dung của giá cả nên trong ba nhân tố nêu trên thì giá trị vẫn là nhân tố quyết định giá cả. Để tiền làm được chức năng thước đo giá trị thì bản thân tiền tệ cũng phải được quy định một đơn vị tiền tệ nhất định làm tiêu chuẩn đo lường giá cả của hàng hóa. Đơn vị đó là một trọng lượng nhất định của kim loại dùng làm tiền tệ. Ở mỗi nước, đơn vị tiền tệ này có tên gọi khác nhau. Chẳng hạn ở Mỹ, tiêu chuẩn giá cả của 1 đồng đôla có hàm lượng vàng là 0.736662gr, ở Pháp 1 đồng frăng hàm lượng vàng là 0,160000gr, ở Anh 1 đồng Fun St’zelinh có hàm lượng vàng là 2,13281 gr.. .Tác dụng của tiền khi dùng làm tiêu chuẩn giá cả không giống với tác dụng của nó khi dùng; làm thước đo giá trị. Là thước đo giá trị, tiền tệ đo lường giá 11 NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN II Mới 2018 trị của các hàng hóa khác; là tiêu chuẩn giá cả, tiền tệ đo lường bản thân kim loại dùng làm tiền tệ. Giá trị của hàng hóa tiền tệ thay đổi theo sự thay đổi của số lượng lao động cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó. Giá trị hàng hóa tiền tệ (vàng) thay đổi không ảnh hưởng gì đến "chức năng" tiêu chuẩn giá cả của nó, mặc dù giá trị của vàng thay đổi như thế nào. Ví dụ. 1 đôla vẫn bằng 10 xen. - Phương tiện lưu thông Với chức năng làm phương tiện lưu thông, tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa. Để làm chức năng lưu thông hàng hóa đòi hỏi phải có tiền mặt. Trao đổi hàng hóa lấy tiền làm môi giới gọi là lưu thông hàng hóa. Công thức lưu thông hàng hóa là: H - T - H, khi tiền làm môi giới trong trao đổi hàng hóa đã làm cho hành vi bán và hành vi mua có thể tách rời nhau cả về thời gian và không gian. Sự không nhất trí giữa mua và bán chứa đựng mầm mống của khủng hoảng kinh tế. Trong lưu thông, lúc đầu tiền tệ xuất hiện dưới hình thức vàng thỏi, bạc nén. Dần dần nó được thay thế bằng tiền đúc. Trong quá trình lưu thông, tiền đúc bị hao mòn dần và mất một phần giá trị của nó. Nhưng nó vẫn được xã hội chấp nhận như tiền đúc đủ giá trị. Như vậy, giá trị thực của tiền tách rời giá trị danh nghĩa của nó. Sở dĩ có tình trạng này vì tiền làm phương lện lưu thông chỉ đóng vai trò chốc lát. Người ta đổi hàng lấy tiền rồi lại dùng nó để mua hàng mà mình cần. Làm phương tiện lưu thông, tiền không nhất thiết phải có đủ giá trị. Lợi dụng tình hình đó, khi đúc tiền nhà nước tìm cách giám bớt hàm lượng kim loại của đơn vị tiền tệ. Giá trị thực của tiền đúc ngày càng thấp so với giá trị danh nghĩa của nó. Thực tiễn đó dẫn đến sự ra đời của tiền giấy. Nhà nước có thể in tiền giấy ném vào lưu thông. Nhưng vì bản thân tiền giấy không có giá trị mà chỉ là ký hiệu của nén vàng, nên nhà nước không thể tùy ý in bao nhiêu tiền giấy cũng được, mà phải tuân theo quy luật lưu thông tiền giấy. Quy luật đó là: "việc phát hành tiền giấy phải được giới hạn trong số lượng vàng (hay bạc) do tiền giấy đó tượng trưng, lẽ ra phải lưu thông thực sự". Khi khối lượng tiền giấy do nhà nước phát hành và lưu thông vượt quá khối lượng tiền cần cho lưu thông, thì giá trị của tiền tệ sẽ bị giảm xuống, tình trạng lạm phát sẽ xuất hiện. -Phương tiện cất trữ Làm phương tiện cất trữ, tức là tiền được rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ. Sở dĩ tiền làm được chức năng này là vì: tiền là đại biểu cho của cải xã hội dưới hình thái giá trị, nên cất trữ tiền là một hình thức cất trữ của cải. Để làm chức năng phương tiện cất trữ, tiền phải có đủ giá trị, tức là tiền, vàng, bạc. Chức năng cất trữ làm cho tiền trong lưu thông thích ứng một cách tự phát với nhu cầu tiền cần thiết cho lưu thông. Nếu sản xuất tăng, lượng hàng hóa nhiều thì tiền cất trữ được đưa vào lưu thông. Ngược lại, nếu sản xuất giảm, lượng hàng hóa lại ít thì một phần tiền vàng rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ. -Phương tiện thanh toán Làm phương tiện thanh toán, tiền được dùng để trả nợ, nộp thuế, trả tiền mua chịu 12 NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN II Mới 2018 hàng... Khi sản xuất và trao đổi hàng hóa phát triển đến trình độ nào đó tất yếu nảy sinh việc mua bán chịu. Trong hình thức giao dịch này, trước tiên tiền làm chức năng thước đo giá trị để định giá cả hàng hóa. Nhưng vì là mua bán chịu nên đến kỳ hạn tiền mới được đưa vào lưu thông để làm phương tiện thanh toán. Sự phát triển của quan hệ mua bán chịu này một mặt tạo khả năng trả nợ bằng cách thanh toán khấu trừ lẫn nhau không dùng tiền mặt. Mặt khác, trong việc mua bán chịu người mua trở thành con nợ, người bán trở thành chủ nợ. Khi hệ thống chủ nợ và con nợ phát triển rộng rãi, đến kỳ thanh toán, nếu một khâu nào đó không thanh tóan được sẽ gây khó khăn cho các khâu khác, phá vỡ hệ thống, khả năng khủng hoảng kinh tế tăng lên. b) Quy luật lưu thông tiền tệ và vấn đề lạm phát Quy luật lưu thông tiền tệ là quy luật quy định số lượng tiền cần cho lưu thông hàng hóa ở mỗi thời kỳ nhất định. ( Mác cho rằng, số lượng tiền tệ cần cho lưu thông do ba nhân tố quy định: số lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường, giá cả trung bình của hàng hóa và tốc độ lưu thông cua những đơn vị tiền tệ cùng loại. Sự tác động của ba nhân tố này đối với khối lượng tiền tệ cần cho lưu thông diễn ra theo quy luật phổ biến là: Tổng số giá cả của hàng hóa chia cho ô vòng lưu thông của các đồng tiền cùng loại trong một thời gian nhất định. + Khi tiền mới chỉ thực hiện chức năng là phương tiện lưu thông, thì số lượng tiền cần thiết cho lưu thong được tính theo công thức : Trong đó: M: là phương tiện cần thiết cho lưu thông P: là mức giá cả Q: là khối lượng hàng hóa đem ra lưu thông V: là số vòng luân chuyển trung bình của một đơn vị tiền tệ + Khi tiền thực hiện cả chức năng phương tiện thanh toán thì số lượng cần thiết cho lưu thông được xác định như sau: 13 NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN II Mới 2018 - Lạm phát: Khi vàng và bạc được dùng làm tiền thì số lượng tiền vàng hay bạc được thích ứng một cách tự phát với số lượng tiền cần thiết cho lưu thông. Khi phát hành tiền giấy thì tình hình sẽ khác. Tiền giấy chỉ là ký hiệu của giá trị, hay thế tiền vàng hay bạc trong chức năng phương tiện lưu thông, bản thân tiền giấy không có giá trị thực, do đó số lượng tiền giấy phải bằng số lượng tiền vàng hoặc bạc mà nó tựơng trưng. Khi số lượng tiền giấy đưa vào lưu thông vượt quá số lượng tiền vàng hay bạc mà nó đại diện thì sẽ dẫn đến hiện tượng lạm phát. Lạm phát là một hiện tượng kinh tế phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, đó là hiện tượng khủng hoảng tiền tệ, nhưng nó là sự phản ánh và thể hiện trạng thái chung của toàn bộ nền kinh tế. Có nhiều quan niệm khác nhau về lạm phát, nhưng đều nhất trí rằng: Lạm phát là tình trạng mức giá chung của toàn bộ nền kinh tế tăng lên trong một thời gian nhất định. Căn cứ vào mức giá tăng lên, có thể chia lạm phát thành: lạm phát vừa phải (chỉ số giá cả tăng dưới 111% năm), lạm phát phi mã (trên 10%/năm) và siêu lạm phát (chỉ số giá cả tăng lên hàng trăm, hàng nghìn lần và hơn nữa). Khi lạm phát xảy ra sẽ dẫn tới sự phân phối lại 10 nguồn thu nhập giữa các tầng lớp dân cư: người nắm giữ hàng hóa, người đi vay được lời; người có thu nhập và nắm giữ tài sản bằng tiền, người cho vay bị thiệt (do sức mua của đồng tiền giảm sút); khuyến khích đầu cơ hàng hóa, cản trở sản xuất kinh doanh, các hoạt động kinh tế bị méo mó biến dạng, tâm lý người dân hoang mang... Lạm phát là hiện tượng gây nhiều tác động tiêu cực tới kinh tế và xã hội, bởi vậy chống lạm phát được xem là một trong những mục tiêu hàng đầu của các nước trên thế giới. Để ổn định kinh tế vĩ mô, chống lạm phát, cần phải tìm hiểu đúng nguyên nhân dẫn tới lạm phát, đánh giá đúng dạng lạm phát để có cách xử lý tốt hơn. (Lạm phát đọc thêm trong tài liệu khác) Câu 9. Biểu hiện và tác động của quy luật giá trị đối với nền KTHH, ý nghĩa thực tiễn đối với VN. 1. Biểu hiện và tác động của quy luật giá trị (đã có trong TL) 2. Ý nghĩa thực tiễn đối với VN - Ý nghĩa quy luật giá trị trong “điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá” với Việt Nam. Việt Nam cần vận dụng tác dụng này qua việc dùng các biện pháp tác động vào sản xuất, LT, giá trên thị trường theo hướng kết hợp hài hoà các lợi ích của người sản xuất, 14 NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN II Mới 2018 người làm thương nghiệp và người tiêu dùng, không để thương lái tư nhân làm thiệt hại đến các chủ thể kinh tế. Ví dụ: ta nên thực hiện liên kết chuỗi từ sản xuất đến tiêu dùng: Người sản xuất, người chế biến (doanh nghiệp chế biến), người làm thương nghiệp (doanh nghiệp TN) liên kết lâu dài để mua, chế biến, bảo quản, vận chuyển, bán sản phẩm đến tay người tiêu dùng để phân chia lợi nhuận, lợi ích. Khắc phục dần tình trạng người sản xuất cứ sản xuất, không biết ai là người mua, thị trường nào tiêu thụ như hiện nay ở nhiều loại hàng, nhất là hàng nông sản. - QLGT có tác dụng “Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất lao động, thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển nhanh”. Việt Nam ta cần khuyến khích nghiên cứu khoa học, cải tiến khoa học, kỹ thuật, ứng dụng vào cả sản xuất, cả bảo quản, cả chế biến, cả lưu thông để giảm giá trị cá biệt của các hàng hoá so với giá thị trường nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trong hội nhập. Ví dụ trong sản xuất nông phẩm cần sản xuất theo những quy chuẩn quốc tế đảm bảo hạn chế dùng, dùng đúng quy trình hoặc không dùng thuốc trừ sâu, thuốc độc hại; Nghiên cứu giống ít sâu bệnh, côn trùng diệt sâu bệnh; Nghiên cứu bảo quản nông phẩm bằng cách không độc hại để sản phẩm dùng được lâu, có thể xuất khẩu; Nghiên cứu lai tạo giống trái mùa. V.v.. - Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hoá người sản xuất hàng hoá thành người giàu, người nghèo. Đó là tác động nghiệt ngã. Để khắc phục, hạn chế tác động trên Nhà nước có thể tạo điều kiện cho vay vốn lãi suất thấp, hỗ trợ cho người nghèo, doanh nghiệp đang khó khăn vươn lên. Dùng các chính sách xã hội như trợ cấp thường xuyên, đột xuất, trợ cấp thất nghiệp, bảo hiểm… đào tạo nâng cao trình độ cho người lao động, xuất khẩu lao động v.v. Thực hiện tốt chính sách xoá đói, giảm nghèo, chính sách với người có công, người tàn tật, làm tốt các phong trào tình thương, lá lành đùm lá rách v.v. Câu 10. 1. Khái niệm giá cả ? Những nhân tố ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa ? Ví dụ minh họa về tác động của giá trị tiền tệ và của cung – cầu đến giá cả hàng hóa ? - Khái niệm giá cả: Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá, nghĩa là số lượng tiền phải trả cho hàng hoá đó. Về nghĩa rộng đó là số tiền phải trả cho một hàng hoá, một dịch vụ, hay một tài sản nào đó. Giá cả của hàng hoá nói chung là đại lượng thay đổi xoay quanh giá trị. - Nhân tố ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa  Giá trị thị trường 15 NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN II Mới 2018 + Là giá trị mà xã hội thừa nhận và được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết + Ví dụ: để sx lúa gạo, không chỉ cs tỉnh Hưng Yên sx mà nhiều tỉnh như Hải Dương, Thái Bình, Nam Định,… sx. Mỗi địa phương để sx ra 1 tần gạo đều phải hao phí 1 lượng lao động nhất định  Trên thị trường gạo, có nhiều người cung cấp gạo, mỗi loại ứng với 1 giá trị cá biệt nhất định. Nhưng khi đưa sp gao ra TT thì XH chỉ chấp nhận 1 mức giá, đó là giá trị thị trường.  Giá trị của tiền + Tiền tệ dùng để biểu hiện và đo lường giá trị các hàng hóa. Muốn đo lường giá trị hàng hóa, bản thân tiền phải có giá trị. Vì vậy, tiền tệ làm chức năng thước đo giá trị phải là tiền vàng. Trong quá trình trao đổi hàng hóa, tiền đứng ra làm môi giới và đó là tiền mặt. + Sự thay đổi trong mức cung tiền gây ra sự thay đổi về giá cả. Sự tăng lượng cung tiền gây ra sự tăng giá / Do tác động của một số nhân tố làm cho giá cả tăng lên và chính phủ điều tiết sự tăng lên của giá cả bằng cách in thêm tiền thì cả khối lượng tiền và giá cả cũng tăng lên + Giá cả thị trường tỷ lệ thuận với giá trị thị trường và tỉ lệ nghịch với giá trị của tiền. Khi giá trị TT có thể thay đổi thì giá cả thị trường hàng hóa vẫn có thể thay đổi, tăng lên hay giảm xuống là do sức mua của đồng tiền  Cung và cầu hàng hóa + Cung > Cầu  Giá cả xuống thấp hơn giá trị hàng hóa + Cung < Cầu  Giá cả thị trường > giá trị HH + Cung = Cầu  Giá cả TT = giá trị HH 2. Mối quan hệ giữa giá cả và giá trị - Giá cả của hàng hoá nói chung là đại lượng thay đổi xoay quanh giá trị + Khi cung và cầu của một hay một loại hàng hóa về cơ bản ăn khớp với nhau thì giá cả phản ánh và phù hợp với giá trị của hàng hoá đó, + Giá cả sẽ cao hơn giá trị của hàng hoá nếu số lượng cung thấp hơn cầu. + Giá cả sẽ thấp hơn giá trị của hàng hoá nếu số lượng cung cao hơn cầu. - Giá cả của một mặt hàng phụ thuộc vào: + Giá trị của bản thân hàng hoá đó: tức là số thời gian và công sức lao động làm ra nó. + Giá trị của đồng tiền + Quan hệ cung và cầu cầu về hàng hoá. Câu 11. Công thức chung của tư bản. Mâu thuẫn, giải thích vì sao T-H-T’ là công thức chung của tư bản ? 1. Công thức chung của tư bản: Trong lưu thông hàng hóa giản đơn H-T-H’, T không phải là tư bản. Ở đây T chỉ là phương tiện để đạt tới một mục đích bên ngoài lưu thông. 16 NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN II Mới 2018 Chỉ trong lưu thông T-H-T thì T mới là tư bản. Ở đây T vừa là điểm khởi vừa là điểm kết thúc của quá trình lưu thông, H chỉ là khâu trung gian. Tiền ở đây không chi ra dứt khoát mà chỉ ứng ra rồi thu về nhiều hơn. Mục đích của lưu thông tư bản T-H-T không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị, hơn nữa là giá trị tăng thêm. Chính vì thế công thức chung của tư bản là T-H-T’, trong đó T’=T+∆T. ∆T là số tiền trội hơn so với số tiền đã ứng ra (giá trị thặng dư). T-H-T’ đúng cho vận động của tư bản: Với tư bản công nghiệp là những giai đoạn T-H và H-T’, còn tư bản cho vay lấy lãi là từ công thức chung được rút gọn thành T-T’. Như vậy: “Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư (GTTD)”. Sau khi nghiên cứu quá trình sản xuất giá trị thặng dư trong CNTB, có thể định nghĩa đầy đủ: “Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột lao động không công của công nhân làm thuê”. 2. Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản: - Công thức chung của tư bản: T-H-T' (T’ = T + ∆T). Vậy ∆T xuất hiện từ đâu? + Trong lưu thông: Trong lưu thông, dù trao đổi ngang giá hay không ngang giá thì cũng không tạo ra ∆T * Trường hợp trao đổi ngang giá: Chỉ là sự thay đổi của hình thái giá trị từ T-H và từ H-T nhưng tổng giá trị và phần giá trị của mỗi bên tham gia trao đổi trước và sau đều không thay đổi. Tuy nhiên, về giá trị sử dụng thì đôi bên đều có lợi. * Trường hợp trao đổi không ngang giá, có thể có ba trường hợp xảy ra: Thứ 1, Trong trường hợp nhà tư bản bán hàng hóa > giá trị, nhưng đến lượt anh ta lại là người đi mua (vì không có ai chỉ bán mà không mua) thì phải mua hàng hóa cao hơn giá trị ấy. Hành vi bán hàng hóa cao hơn giá trị không mạng lại bất cứ chút thặng dư (∆T) nào. Thứ 2, Trường hợp nhà tư bản cố mua hàng hóa < giá trị cũng không mang lại chút thặng dư (∆T) nào. Vì đến khi anh ta bán cũng buộc phải bán hàng hóa thấp hơn giá trị. Thứ 3, nếu xã hội có một số kẻ lường gạt chuyên mua rẻ, bán đắt thì cái ∆T hắn có là do chiếm đoạt của người khác mà có. Cái hắn được là cái người khác mất đi, nhưng trong toàn xã hội thì tổng giá trị của hàng hóa là không thay đổi. Như vậy, trong lưu thông dù trao đổi ngang giá hay không ngang giá đều không tạo ra giá trị thặng dư cho các nhà tư bản. + Ngoài lưu thông: Nếu người trao đổi vẫn đứng 1 mình với hàng hóa của anh ta, thì giá trị của hàng hóa ấy không hề tăng lên. Nếu người sản xuất muốn sáng tạo thêm thặng dư thì phải bằng lao động của chính mình. Chẳng hạn da thuộc phải trở thành giày da, ở đó giày da có giá trị lớn hơn da thuộc vì nó đã thu hút nhiều lao động vào trong giày da. Còn giá trị của da thuộc vẫn không đổi. Vậy là "Tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông và cũng không thể xuất hiện ở bên 17 NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN II Mới 2018 ngoài lưu thông. Nó phải xuất hiện trong lưu thông, đồng thời không phải trong lưu thông"[1]. Đó chính là mâu thuẩn trong công thức chung của tư bản. Để giải quyết mâu thuẩn đó, C.Mác đã chỉ rõ: "Phải lấy những quy luật nội tại của lưu thông hàng hoá làm cơ sở". 3. Tại sao T-H-T’ là công thức chung của tư bản Vì sự vận động của mọi tư bản đều biểu hiện trong lưu thông dưới dạng khái quát đó, dù đó là tư bản thương nghiệp, tư bản công nghiệp hay tư bản cho vay. Điều này rất dễ dàng nhận thấy trong thực tiễn, bởi vì hình thức vận động của tư bản thương nghiệp là mua vào để bán ra đắt hơn, rất thích hợp với công thức trên. Tư bản công nghiệp vận động phức tạp hơn, nhưng dù sao cũng không thể tránh khỏi những giai đoạn T – H và H – T’. Còn sự vận động của tư bản cho vay để lấy lãi chẳng qua chỉ là công thức trên được rút ngắn lại T – T. C.Mác chỉ rõ: “ Vậy T – H – T’ thực sự là công thức chung của tư bản, đúng như nó trực tiếp thể hiện ra trong lĩnh vực lưu thông”. - Công thức chung của tư bản: + Phân biệt: tiền thông thường (tiền trong lưu thông hàng hóa giản đơn) và tiền là tư bản (trong lưu thông của tư bản): tiền trong lưu thông hàng hóa giản đơn, vận động theo cộng thức (1) H-T-H; tiền là tư bản vận động theo công thức (2) T-H-T. + Điểm giống nhau: Cả 2 sự vận động đều do 2 giai đoạn đối lập nhau là mua và bán hợp thành, đều có 2 yếu tố tiền & hàng, đều có 2 người có wan hệ kinh tế với nhau là người mua & người bán. Nhưng đó chỉ điểm jống nhau về hình thức. + Điểm khác nhau về chất giữa 2 hình thức: H-T-H T-H-T  Điểm xuất phát & điểm kết thúc của wá trình vận động  Đều là hàng hóa, tiền đóng vai trò trung jan / Đều là tiền, hàng hóa đóng vai trò trung jan  Trình tự vận động: Bắt đầu là việc bán, kết thúc = việc mua / Bắt đầu = việc mua, kết thúc = việc bán  Mục đích vận động: Là giá trị sử dụng để thỏa mãn nhu cầu/Là giá trị hơn nữa là giá trị tăng thêm  Giới hạn vận động: Có giới hạn/Ko có giới hạn  Tóm lại: công thức (2) phản ánh mục đích vận động là tiền với tưc cách là tư bản, nên lượng giá trị sau quay về phải lớn hơn giá trị ban đầu, vậy công thức vận động đầy đủ của tư bản là t-H-T’, trong đó T’=T+t, (t là giá trị thặng dư, kí hiệu là m). Như vậy công thức T-HT’ là công thức chung của tư bản, vì mọi tư bản đều vận động theo công thức này. Câu 12. 1. Khái niệm hàng hóa sức lao động ? Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa, tính chất đặc biệt của hàng hóa sức lao động ? 18 NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN II Mới 2018 - Khái niệm sức lao động: Sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực tồn tại trong cơ thể con người, nó được vận dụng vào quá trình lao động sản xuất. - Những điều kiện biến sức lao động thành hàng hoá Sức lao động chỉ biến thành hàng hoá khi có hai điều kiện sau: + Một là; người lao động phải được tự do về thân thể, do đó có khả năng chi phối sức lao động của mình. Sức lao động chỉ xuất hiện trên thị trường với tư cách là hàng hoá, nếu nó do con người có sức lao động đưa ra bán. Muốn vậy, người có sức lao động phải có quyền sở hữu năng lực của mình. Việc biến sức lao động thành hàng hoá đòi hỏi phải thủ tiêu chế độ chiếm hữu nô và chế độ phong kiến. + Hai là; người lao động bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất không thể tự tiến hành lao động sản xuất. Chỉ trong điều kiện ấy, người lao động mới buộc phải bán sức lao động của mình, vì không còn cách nào khác để sinh sống. Sự tồn tại đồng thời hai điều kiện nói trên tất yếu đẫn đến chỗ sức lao động biến thành hàng hoá. Điều đó đã tạo ra khả năng khách quan cho sự phát triển tự do cá nhân của các công dân và đánh dấu một trình độ mới trong sự phát triển của văn minh nhân loại. Sức lao động biến thành hàng hoá là điều kiện chủ yếu quyết định sự chuyển hoá tiền thành tư bản. - Hàng hoá sức lao động là hàng hoá đặc biệt. Cũng như mọi hàng hoá khác, hàng hoá – sức lao động cũng có hai thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng. + Giá trị hàng hoá sức lao động. Giá trị hàng hoá sức lao động cũng giống như các hàng hoá khác được quy định bởi số lượng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động. Nhưng, sức lao động chỉ tồn tại trong cơ thể sống của con người. Để sản xuất và tái sản xuất ra năng lực đó, người công nhân phải tiêu dùng một số lượng tư liệu sinh hoạt nhất định. Như vậy, thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra sức lao động sẽ quy thành thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt ấy, hay nói một cách khác, số lượng giá trị sức lao động được xác định bằng số lượng giá trị những tư liệu sinh hoạt để duy trì cuộc sống của người có sức lao động ở trạng thái bình thường. Khác với hàng hoá thông thường, giá trị hàng hoá sức lao động bao hàm cả yếu tố tinh thần và lịch sử. Điều đó thể hiện ở chỗ: nhu cầu của công nhân không chỉ có nhu cầu về vật chất mà còn gồm cả những nhu cầu về tinh thần (giải trí, học hành,…). + Giá trị sử dụng hàng hoá sức lao động. Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động cũng giống như các hàng hoá khác chỉ thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng sức lao động, tức là quá trình người công nhân tiến hành lao động sản xuất. Nhưng tính chất đặc biệt của hàng hoá sức lao động được thể hiện đó là: Thứ nhất, sự khác biệt của giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động so với giá trị sử dụng của các hàng hoá khác là ở chỗ, khi tiêu dùng hàng hoá sức lao động, nó tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị của thân giá trị sức lao động. Phần lớn hơn đó chính là giá trị thặng 19 NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN II Mới 2018 dư. Như vậy, hàng hoá sức lao động có thuộc tính là nguồn gốc sinh ra giá trị. Đó là đặc điểm cơ bản nhất của giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động so với các hàng hoá khác. Nó là chìa khoá để giải quyết mâu thuẫn của công thức chung của tư bản. Như vậy, tiền chỉ thành tư bản khi sức lao động trở thành hàng hoá. Thứ hai, con người là chủ thể của hàng hoá sức lao động; vì vậy, việc cung ứng sức lao động phụ thuộc vào những đặc điểm về tâm lý, kinh tế, xã hội của người lao động. Tóm lại, sự tồn tại và phát triển của hàng hoá sức lao động và thị trường sức lao động là một tất yếu khách quan, việc thừa nhận sức lao động là hàng hoá không cản trở việc xây dựng CNXH mà còn giúp kích thích cả người sở hữu sức lao động lẫn người sử dụng lao động đóng góp tích cực hơn vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước. 2. Vai trò của sức lao động trong việc biến tiền thành tư bản Câu 13. 1. Khái niệm giá trị thặng dư ? Là phần chênh lệch giữa giá trị hàng hóa và số tiền nhà tư bản bỏ ra. Trong quá trình kinh doanh, nhà tư bản bỏ ra tư bản dưới hình thức tư liệu sản xuất gọi là tư bản bất biến và bỏ ra tư bản để thuê mướn lao động gọi là tư bản khả biến. 2. Quá trình sx ra GTTD trong tư bản chủ nghĩa ? Cho ví dụ. (đã có, trang 6) Câu 14. 1. Khái niệm tư bản bất biến và tư bản khả biến - TTBB: bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái TLSX bao gồm nhà xưởng, máy móc, thiết bị công cụ sx, nguyên nhiên vật liệu,… Giá trị của nó không biến đổi về lượng trong quá trình SX (kí hiệu: c) - TBKB: bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động đã có sự biến đổi về lượng trong quá trình sx (kí hiệu: v) 2. Cơ sở phân chia TBBB và TBKB ? Ý nghĩa sự phân chia - Cơ sở phân chia: để tiến hành sx, nhà TB ứng tiền ra để mua TLSX và sức LĐ, nghĩa là tạo ra các yếu tố của quá trình sx. Các yếu tố này có vai trò khác nhau trong việc tạo ra giá trị thặng dư. + TBBB là bộ phân tư bản tồn tại dưới hình thái TLSX (nhà xưởng, máy móc,…) mà giá trị của nó được LĐ cụ thể của người công nhân chuyển nguyên vẹn vào sx mới, tức là giá trị không thay đổi về lượng trong quá trình SX. + TBKB: là bộ phân tư bản tồn tạ dưới hình thức sức lao động, trong quá trình SX có sự thay đổi về lượng - Ý nghĩa: Việc phân chia cặp phạm trù trên sẽ vạch rõ bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản, chỉ có lao động của công nhân làm thuê mới tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Câu 15. Tỷ suất giá trị thặng dư ? Công thức ? - Tỷ suất giá trị thặng dư là tỷ số tính theo phần trăm giữa giá trị thặng dư và tư 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan