Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược Dấu hiệu trầm cảm ở người cao tuổi tại xã an lão huyện bình lục tỉnh hà nam nă...

Tài liệu Dấu hiệu trầm cảm ở người cao tuổi tại xã an lão huyện bình lục tỉnh hà nam năm 2015

.PDF
62
611
88

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI LÊ TIẾN TÙNG DẤU HIỆU TRẦM CẢM Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI XÃ AN LÃO - HUYỆN BÌNH LỤC - TỈNH HÀ NAM NĂM 2015 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y KHOA KHÓA 2011 – 2015 Hà Nội – 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI LÊ TIẾN TÙNG DẤU HIỆU TRẦM CẢM Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI XÃ AN LÃO HUYỆN BÌNH LỤC - TỈNH HÀ NAM NĂM 2015 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y KHOA KHÓA 2011 – 2015 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TH.S VŨ MINH TUẤN Hà Nội – 2015 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại học Y Hà Nội đã cho em được thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Việc được thực hiện khóa luận tốt nghiệp sẽ giúp ích cho em rất nhiều trong công việc sau này. Tiếp đến em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo của Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, các thầy cô giáo ở bộ môn Dân số Trường Đại học Y Hà Nội. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Vũ Minh Tuấn, người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình dìu dắt và luôn luôn động viên em trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành khóa luận này. Cháu cũng xin gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo UBND xã cùng toàn thể cán bộ Trạm Y tế xã An Lão – huyện Bình Lục – tỉnh Hà Nam, đặc biệt là cô Liễu – Trưởng trạm Y tế đã tạo điều kiện thuận lợi giúp cháu triển khai nghiên cứu tại địa bàn xã. Cháu cũng xin chân thành cảm ơn các bác, các ông, các bà đã nhiệt tình tham gia và cung cấp những thông tin quý báu cho nghiên cứu này. Sau cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn giúp đỡ, động viên tinh thần, dành thời gian, công sức, tận tình giúp đỡ em và cũng là nguồn động lực lớn lao cho em trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện khóa luận. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, ngày 2 tháng 6 năm 2015 Sinh viên Lê Tiến Tùng LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan thực hiện nghiên cứu này hoàn toàn độc lập, theo đúng hướng dẫn của Nhà trường và Giảng viên hướng dẫn. Kết quả nghiên cứu chưa từng được công bố tại bất kì nghiên cứu nào khác trước đây. Em xin cam đoan số liệu trong kết quả nghiên cứu trung thực, chính xác và được thu thập tại địa điểm nghiên cứu. Sinh viên Lê Tiến Tùng MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN................................................................................ 3 1.1 Trầm cảm .....................................................................................................3 1.2 Trầm cảm ở người cao tuổi và một số yếu tố liên quan ............................10 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............. 16 2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu .............................................................16 2.2 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................16 2.3 Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................17 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 22 3.1 Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu .................................................22 3.2 Thực trạng và một số dấu hiệu trầm cảm ở người cao tuổi .......................25 3.3 Một số yếu tố liên quan đến dấu hiệu trầm cảm ở người cao tuổi.............26 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ................................................................................. 31 4.1 Thực trạng dấu hiệu trầm cảm ở đối tượng nghiên cứu.............................31 4.2 Một số yếu tố liên quan đến dấu hiệu trầm cảm ở người cao tuổi.............34 4.3 Hạn chế của nghiên cứu .............................................................................39 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 40 KHUYỂN NGHỊ................................................................................................. 41 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCH Bộ câu hỏi BHYT Bảo hiểm y tế NC Nghiên cứu NCT Người cao tuổi TC Trầm cảm TYT Trạm y tế WHO Worth Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới) DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1.1: Thông tin cá nhân của đối tượng nghiên cứu .............................. 22 Bảng 3.1.2: Thông tin về gia đình và hoạt động xã hội của đối tượng nghiên cứu ................................................................................................................... 23 Bảng 3.1.3: Thông tin về sức khỏe của đối tượng nghiên cứu ....................... 24 Bảng 3.2.1: Kết quả trắc nghiệm GDS (short-form) ....................................... 26 Bảng 3.3.1: Mối liên quan giữa các yếu tố giới, tuổi, nghề nghiệp với dấu hiệu trầm cảm .......................................................................................................... 26 Bảng 3.3.2: Mối liên quan giữa yếu tố học vấn và thu nhập với dấu hiệu trầm cảm .................................................................................................................. 27 Bảng 3.3.3: Mối liên quan giữa các yếu tố hôn nhân và gia đình với dấu hiệu trầm cảm .......................................................................................................... 28 Bảng 3.3.4: Mối liên quan giữa các yếu tố sức khỏe với dấu hiệu trầm cảm . 29 Bảng 3.3.5: Mối liên quan giữa các yếu tố sử dụng bia/rượu, thuốc lá và tham gia hoạt động xã hội với dấu hiệu trầm cảm ................................................. 309 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.2.1: Một số dấu hiệu trầm cảm ở người cao tuổi............................ 25 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Dân số thế giới chưa bao giờ nhiều người cao tuổi như hiện nay. Số người trong độ tuổi từ 60 trở lên là hơn 800 triệu người. Ước tính con số này sẽ tăng lên hơn 2 tỉ người vào năm 2050. Những người trong độ tuổi 60 có thể sống thêm được 18.5 đến 21.6 năm nữa [1]. Người cao tuổi đang phải đối mặt với các thách thức sức khỏe đặc biệt. Nhiều người già đang bị mất đi khả năng sống một cách độc lập vì họ bị hạn chế về vận động, yếu về thể chất hoặc các vấn đề về sức khỏe thể chất và tâm thần khác mà đòi hỏi phải có sự chăm sóc lâu dài [2]. Trầm cảm là một rối loạn hay gặp trong thực hành tâm thần học cũng như trong thực hành đa khoa. Theo WHO và nhiều tác giả có từ 3 đến 5% dân số trên thế giới (khoảng 200 triệu người) có các triệu chứng trầm cảm ở một giai đoạn nào đó trong cuộc đời. Hơn nữa, người ta còn thấy tỷ lệ tái phát của trầm cảm là 50% đến 80% các trầm cảm đơn cực và cao hơn nữa ở rối loạn cảm xúc lưỡng cực… Khoảng 45% - 70% những người tự sát có rối loạn trầm cảm và 15% số bệnh nhân trầm cảm chết do tự sát [3, 4]. Hiện nay trên thế giới, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trầm cảm là những rối loạn thường gặp nhất trong các rối loạn tâm thần ở người cao tuổi và ngày cảng trở nên phổ biến. Theo Kohn R, rối loạn trầm cảm trong quần thể dân cư là 5.6% song rối loạn trầm cảm người cao tuổi ở cộng đồng là 10.7% [5, 6]. Ở người cao tuổi sự thoái hóa của các tế bào não, sự già hóa của các cơ quan trong cơ thể, các bệnh cơ thể, các bệnh cơ hội cùng lúc có nhiều trên một người già… kết hợp với các sang chấn tâm lý có thể do môi trường, xã hội làm cho rối loạn trầm cảm ở người cao tuổi có nhiều nét đặc thù riêng khác hẳn so với các lứa tuổi trẻ [7, 8]. Ở Việt Nam cho đến nay, số lượng các nghiên cứu về thực trạng trầm cảm ở người cao tuổi còn rất hạn chế, và chủ yếu tập trung ở khu vực thành thị và các bệnh viện lớn. Trong khi đó, các yếu tố nguy cơ như khó khăn về 2 kinh tế hay trình độ văn hóa thấp kém đều có thể ảnh hưởng tới bệnh trầm cảm ở người cao tuổi đang sinh sống tại các vùng nông thôn. Xã An Lão là một xã nông thôn của huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Hiện nay toàn xã có 8.3% dân số là người cao tuổi và vẫn tiếp tục gia tăng trong những năm tới, tuy nhiên trên thực tế chưa từng có nghiên cứu nào về trầm cảm ở người cao tuổi trên địa bàn xã An Lão được thực hiện. Bởi vậy, để tìm hiểu về tình hình này cũng như nhằm làm cơ sở và bằng chứng cho các tổ chức Y tế có thẩm quyền triển khai các biện pháp giúp làm giảm thiểu bệnh trầm cảm ở người cao tuổi, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu: “Dấu hiệu trầm cảm ở người cao tuổi tại xã An Lão huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam năm 2015”. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu: 1. Mô tả dấu hiệu trầm cảm ở người cao tuổi tại xã An Lão, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. 2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến dấu hiệu trầm cảm người cao tuổi tại xã An Lão, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 Trầm cảm 1.1.1 Khái niệm chung Trầm cảm (TC) là một trạng thái cảm xúc buồn rầu, chán nản khác với phản ứng buồn chán nhất thời ở người bình thường. TC có nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh phức tạp, biểu hiện lâm sàng không chỉ bằng các triệu chứng đặc trưng về tâm thần là giảm khí sắc mà còn kèm theo nhiều triệu chứng về cơ thể nên người bệnh TC thường đến với các chuyên khoa khác và dễ bị bỏ sót chẩn đoán. TC thường kèm các RLTT khác như lo âu [9-14]. Trầm cảm là một bệnh lý y tế liên quan đến tâm trí và cơ thể. Nó ảnh hưởng đến cách cảm nhận, suy nghĩ và hành xử của người mắc bệnh. Trầm cảm có thể dẫn đến một loạt các vấn đề tình cảm và thể chất. Có thể gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động bình thường hàng ngày, và trầm cảm có thể làm cho người mắc bệnh cảm thấy như thể cuộc sống là không đáng sống nữa. 1.1.2 Nguyên nhân gây trầm cảm Những thay đổi về chức năng thường được gọi là các dấu hiệu thần kinh thực thể. Một số người bị trầm cảm, đặc biệt là rối loạn cảm xúc lưỡng cực, dường như có tính di truyền. Nguyên nhân gây trầm cảm có thể xếp vào 3 nhóm chính:  Trầm cảm nội sinh (còn gọi là trầm cảm chưa rõ nguyên nhân): Có nhiều giả thuyết cho là do di truyền, miễn dịch, môi trường sống và yếu tố xã hội… nhưng chưa có giả thuyết nào có tính thuyết phục.  Trầm cảm do stress: Chẳng hạn như khi mất việc làm, mâu thuẫn trong gia đình, con cái hư hỏng, bị trù dập ở nơi làm việc, làm ăn thua lỗ, bị phá sản hoặc có người thân chết đột ngột…  Trầm cảm do các bệnh thực tổn: sau chấn thương sọ não, sau tai biến mạch 4 máu não hoặc xơ vữa động mạch não, các bệnh nan y như ung thư, lao, phong… 1.1.3 Những dấu hiệu của bệnh trầm cảm Theo chuẩn ICD-10 của WHO, một người bị cho là mắc bệnh trầm cảm nếu có 5 trong 9 dấu hiệu dưới đây: 1. Khí sắc trầm, có cảm giác buồn và trống rỗng trong nhiều ngày liền. (từ 2 tuần trở lên) 2. Giảm rõ rệt sự quan tâm, thích thú đối với hầu hết các hoạt động. Tình trạng này diễn ra trong nhiều ngày. Bệnh nhân có thể tự cảm thấy hoặc được người khác quan sát thấy. 3. Gia tăng cảm giác biếng ăn hoặc thèm ăn, dẫn đến việc tăng hay giảm cân đáng kể (thay đổi 5% trọng lượng cơ thể trong vòng 1 tháng). 4. Khó ngủ hoặc mất ngủ. 5. Tăng quá mức hoặc suy giảm vận động. Dễ bị kích động hoặc có phản xạ chậm chạp. Bệnh nhân khó tự nhận biết điều này. 6. Mệt mỏi, có cảm giác như mất năng lượng từng ngày. 7. Thấy bản thân vô dụng hoặc bị giày vò một cách vô lý bởi cảm giác tội lỗi (gần giống như cảm giác hoang tưởng). 8. Giảm khả năng tập trung suy nghĩ, không thể tự phán đoán và ra quyết định. 9. Nhiều lần nghĩ về cái chết (không phải là sợ chết); có ý nghĩ tự tử, thậm chí có kế hoạch cụ thể về việc này. 1.1.4 Một số nghiên cứu về trầm cảm Trầm cảm là một tình trạng bệnh lý có tỷ lệ gặp cao ở các nước trên thế giới. Nhiều nghiên cứu đã được triển khai nhằm xác định bệnh lý này. Theo thống kê của một số nước châu Âu, rối loạn trầm cảm dao động từ 3 - 4% dân số. Một nghiên cứu ở Ucraina của Tintle N. (2011) cho kết quả 14,4% phụ nữ và 7.1% nam giới độ tuổi từ 50 trở lên bị trầm cảm [15]. 5 Ở Hoa Kỳ, tỷ lệ mắc trầm cảm theo nhiều nghiên cứu vào khoảng 5 6%. Theo Laura A. Pratt, trong vòng 2 tuần lễ có 5.4% người từ 12 tuổi trở lên bị trầm cảm. Khoảng 80% người bị trầm cảm đã báo cáo bị ảnh hưởng đến khả năng làm việc, duy trì cuộc sống gia đình và các hoạt động xã hội khác của họ. Tổng thiệt hại ước tính khoảng 2/3 trong tổng 80 tỷ USD trong năm 2000 vì khả năng sản xuất kém và hay nghỉ việc [16]. Ở Canada, theo Scott B Patten (2006), tỷ lệ trầm cảm chung trong cả cuộc đời là 12.2%, trầm cảm trong năm qua là 4.8%, trầm cảm trong 30 ngày qua là 1.8%. Trầm cảm chủ yếu phổ biến ở phụ nữ (5%) hơn ở nam giới (2.9%). Tỷ lệ mắc trầm cảm cao nhất ở nhóm tuổi từ 15 đến 25 tuổi. Tỷ lệ mắc trầm cảm nặng không liên quan đến trình độ học vấn nhưng có liên quan đến tình trạng bệnh mạn tính (4.9% so với người không có bệnh là 1.9%), thất nghiệp (4.6% so với người không thất nghiệp là 3.5%), và thu nhập (TC ở người nghèo nhất là 8.5%, người giàu nhất 3.2%). Người kết hôn có tỷ lệ thấp nhất (2.8% so với người không kết hôn là 5.3%, người ly dị là 6.5%). Phương trình hồi quy cho thấy tỷ lệ mắc trầm cảm hàng năm có thể tăng theo tuổi tác ở nam giới chưa bao giờ kết hôn [17]. Ở các nước châu Á – Thái Bình Dương, theo tác giả Chiu E (2004), tỷ lệ mắc trầm cảm trong vòng 1 tháng từ 1.3% đến 5.5%, trong vòng 1 năm qua từ 1.7% đến 6.7% và tỷ lệ mắc trầm cảm trong cả cuộc đời từ 1.1% đến 19.9% trung bình là 3.7%, thấp hơn nhiều khu vực trên thế giới [18]. Ở Australia thì tỷ lệ trầm cảm cao hơn một số nước khác (20 - 30% dân số), trong đó 3 - 4% là trầm cảm vừa và nặng. Ở một số nước châu Á như Trung Quốc, theo tác giả Chen R, tỷ lệ trầm cảm ở người già trên 60 tuổi khu vực nông thôn là 6%, ở khu vực thủ đô là 3.6% [19]. Theo Trần Văn Cường (2001), điều tra dịch tễ 10 bệnh tâm thần tại 8 địa điểm của các vùng sinh thái khác nhau, cho kết quả về tỷ lệ mắc các bệnh tâm thần là 12.5%, trong đó rối loạn trầm cảm F 32: 2.47%; rối loạn lo âu F 6 41: 2.27% dân số. Tỷ lệ bệnh nhân khám tại các cơ sở y tế nhà nước là 31.9%; tại các cơ sở y tế tư nhân là 21.9% và số bệnh nhân chưa bao giờ đi khám là 68.5%. Thái độ của gia đình, cộng đồng đối với người bệnh còn xa lánh, hắt hủi chiếm 68.5% [20]. Năm 2000, Trần Viết Nghị và cộng sự đã điều tra dịch tễ 10 bệnh tâm thần tại phường Gia Sàng - thành phố Thái nguyên cho thấy các tỷ lệ như sau: bệnh tâm thần phân liệt (F20): 0.26%; rối loạn trầm cảm (F32): 2.6%; rối loạn lo âu (F41): 2.98% [21]. Theo tác giả Hồ Ngọc Quỳnh (2009) nghiên cứu trầm cảm ở sinh viên điều dưỡng và y tế công cộng tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ mắc trầm cảm ở sinh viên y tế công cộng lên tới 17.6%, ở sinh viên điều dưỡng là 16.5% và liên quan tới một số yếu tố như sự quan tâm của cha mẹ, gắn kết với nhà trường, thành tích học tập, quan hệ xã hội, tự nhận thức về bản thân [22]. 1.1.5 Một số thang đánh giá trầm cảm Thang đánh giá trầm cảm Beck (Beck Depression Inventory - BDI) Thang đánh giá trầm cảm do A.T. Beck và cộng sự giới thiệu năm 1974 từ những quan sát lâm sàng bệnh nhân trầm cảm. Trắc nghiệm Beck được WHO thừa nhận để đánh giá trạng thái trầm cảm và hiệu quả của các phương pháp điều trị. Thang có 21 mục, bao gồm 95 mục nhỏ thể hiện trạng thái cảm xúc của đối tượng với 4 mức độ được ghi điểm từ 0 đến 3. Tổng số điểm: 21 x 3 = 63. Đánh giá kết quả: Tổng số điểm < 14 : bình thường Từ 14 – 19 : trầm cảm nhẹ Từ 20 – 29 : trầm cảm vừa 7 ≥ 30 : trầm cảm nặng Thang đánh giá lo âu Zung (Self rating axiety scal of Zung) Thang này do W.K Zung đề xuất năm 1980, được dùng để đánh giá trạng thái lo âu. Nội dung gồm 20 câu hỏi về triệu chứng dành cho người bệnh tự đánh giá, mỗi câu có 4 mức điểm từ 1 đến 4 được xếp theo thời gian xuất hiện triệu chứng. Điểm số tối đa là 20 x 4 = 80 Cách đánh giá: + Điểm số (%) = Điểm thực hiện được x100 Điểm số tối đa (80) + Đánh giá: • Điểm số ≥ 50%: rối loạn lo âu • Điểm số < 50%: không rối loạn lo âu Thang đánh giá trầm cảm thanh thiếu niên RADS Thang Đánh giá trầm cảm thanh thiếu niên (RADS 10 – 20) là thang tự đánh giá nhằm xác định các thanh thiếu niên có các triệu chứng trầm cảm do William M. Rcynolds xây dựng năm 1986. Thang RADS đã được Việt hóa bởi các bác sỹ tại Viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia và đưa vào sử dụng tại viện từ năm 1995. RADS là thang tự đánh giá ngắn gọn gồm 30 đề mục để đánh giá mức độ hiện thời của các triệu chứng học trầm cảm ở thanh thiếu niên theo bốn thành phần cơ bản của trầm cảm: loạn khí sắc, cảm xúc tiêu cực/mất hứng thú, tự đánh giá tiêu cực và phàn nàn về cơ thể. RADS được sử dụng ở cả trong trường học và các cơ sở lâm sàng, nó phù hợp cho thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 10 đến 20. Hoàn thành trắc nghiệm RADS thường mất từ 5 đến 10 phút. Các mức điểm ở RADS chỉ báo mức độ của các triệu chứng trầm cảm ở thanh thiếu niên trêns lâm sàng (bình thường, nhẹ, vừa và nặng). 8 Tính điểm RADS bằng cách cộng điểm mức độ của các câu. Dựa theo RADS, những bệnh nhân có tổng số điểm: Từ 31 – 40: trầm cảm nhẹ 41 – 50: trầm cảm vừa ≥ 51 điểm: trầm cảm nặng Thang đánh giá trầm cảm người cao tuổi GDS (short-form) - Thang đánh giá trầm cảm người già (GDS) được Brink, Yesavage, Lum, Heersema, Adley và Rose đưa ra sử dụng vào đầu những năm 1980. Là một công cụ đơn giản đáp ứng nhu cầu phát hiện nhanh trầm cảm ở người cao tuổi. - Thang GDS (short-form) bao gồm 15 câu hỏi, các câu hỏi đề cập tới cảm giác của người được hỏi cảm thấy thế nào trong thời gian một tuần qua. Tất cả những điểm đáp ứng trầm cảm được tính 1 điểm. Kết quả theo thang GDS (short-form): • 10-15 điểm: Nhiều khả năng bị trầm cảm • 6-9 điểm: Ít khả năng bị trầm cảm • 0-5 điểm: Không có khả năng bị trầm cảm Thang Đánh giá trầm cảm Hamilton (HDRS) - Thang đánh giá trầm cảm của Hamilton, ra đời năm 1960, thường được viết tắt theo các chữ cái đầu từ của tiếng Anh là HDRS (Hamilton Depression Rating Scale) hoặc HAMD (Hamilton Depression). - Thang này thể hiện một phương pháp đơn giản để đánh giá bằng định lượng mức độ nghiêm trọng của tình trạng trầm cảm, và để chứng minh những chuyển biến của rối loạn này trong quá trình điều trị. Thanh đánh giá trầm cảm của Hamilton không phải là một công cụ nhằm mục đích chẩn đoán. - Thang đánh giá trầm cảm của Hamilton có nhiều phiên bản khác nhau. Phiên bản gốc có 21 đề mục (Hamilton, 1960). Phiên bản được tác giả coi là vĩnh viễn có 17 đề mục (Hamilton, 1967). 9 - Thang đánh giá được điền vào trong những phút tiếp sau một cuộc tiếp xúc, trong đó thầy thuốc lâm sàng tìm cách phát hiện những triệu chứng trầm cảm chính thức, chứ không phải những biến đổi không rõ ràng về khí chất. Phải đặt những câu hỏi cho bệnh nhân theo quan niệm này. Những dữ liệu lâm sàng thu được bằng cách như vậy có thể được bổ sung, nếu cần, từ những thông tin do người thân của bệnh nhân cung cấp. Thời lượng của cuộc tiếp xúc cần thiết để điền vào những đề mục của thang đánh giá nhằm đáp ứng đầy đủ tập hợp các triệu chứng phải kéo dài tối thiểu là 20 phút. - Hamilton tính điểm từ các đề mục cụ thể. Thang đánh giá trầm cảm được cho điểm sau khi đã hoàn thành phỏng vấn. Cuộc phỏng vấn bệnh nhân phải dựa vào cấu trúc của thang 21 đề mục, trong đó thông tin mỗi đề mục có thể quan sát được cũng như để cho điểm các lời than phiền của bệnh nhân. Điểm tổng cộng được phản ánh cường độ chung của rối loạn trầm cảm. Dựa vào kết quả số điểm, người thầy thuốc tâm thần có thể xác định tình trạng bệnh lý chung của người bệnh có rối loạn trầm cảm ở mức độ nào. Mỗi đề mục của thang đánh giá được cho điểm từ 0 đến 2 hoặc từ 0 đến 4. Điểm tổng cộng của phiên bản 17 đề mục là từ 0 đến 52 điểm. • Những điểm cho từ 0 đến 4 tương đương lần lượt với các triệu chứng như sau: không có triệu chứng; triệu chứng nghi ngờ hoặc không có ý nghĩa; triệu chứng nhẹ; triệu chứng vừa và triệu chứng nặng. • Những điểm cho từ 0 đến 2 tương đương với những mức độ triệu chứng sau: không có triệu chứng; triệu chứng nghi ngờ hoặc không đáng kể và triệu chứng biểu hiện rõ ràng. Thang đánh giá Lo âu – Trầm cảm – Stress DASS (Depression Anxiety Stress scale) - Thang đánh giá Lo âu – Trầm cảm – Stress ra đời năm 1995, thường được viết tắt bằng tên các chữ cái đầu của Tiếng Anh là DASS (Depression Anxiety Stress scale) 10 - Thang đánh giá này có 2 phiên bản là DASS 21 và DASS 42 tương ứng với số câu hỏi trong từng thang là 21 câu hỏi hay 42 câu hỏi - Thang đánh giá cho điểm cho từng câu hỏi 0, 1, 2 và 3 với ý nghĩa: 0 Không đúng với tôi chút nào cả 1 Đúng với tôi phần nào, hoặc thỉnh thoảng mới đúng 2 Đúng với tôi phần nhiều, hoặc phần lớn thời gian là đúng 3 Hoàn toàn đúng với tôi, hoặc hầu hết thời gian là đúng - Sau khi hoàn thành tất cả các câu hỏi sẽ được cộng điểm lại rồi nhân với 2 nếu là DASS 21 và giữ nguyên nếu là DASS 42. Kết quả theo tổng điểm: Mức độ Trầm cảm Lo âu Stress Bình thường 0-9 0-7 0 - 14 Nhẹ 10 - 13 8-9 15 - 18 Vừa 14 - 20 10 - 14 19 - 25 Nặng 21 - 27 15 - 19 26 - 33 Rất nặng ≥28 ≥20 ≥34 1.2 Trầm cảm ở người cao tuổi và một số yếu tố liên quan 1.2.1 Khái niệm người cao tuổi Người cao tuổi (NCT) hay người cao niên hay người già là những người lớn tuổi, thường có độ tuổi khoảng từ 60 trở lên. Pháp lệnh người cao tuổi ở Việt Nam (số 23/2000/PL-UBTVQH, ra ngày 28/04/2000) nhận định: "Người cao tuổi có công sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục con cháu về nhân cách và vai trò quan trọng trong gia đình và xã hội" [23]. NCT được định nghĩa theo tổ chức y tế thế giới(WHO) là người có độ tuổi lớn hơn hoặc bằng 60 tuổi. Tại Việt Nam quy định công dân nào 60 tuổi trở lên được gọi là người cao tuổi. Một số nước độ tuổi về già được quy định khi người đó có cống hiến 11 gì cho xã hội và gia đình hay không [24]. 1.2.2 Khái niệm trầm cảm ở người cao tuổi Định nghĩa trầm cảm ở người cao tuổi là những người trên 60 tuổi có các triệu chứng bệnh trầm cảm. Trầm cảm không phải là một biểu hiện bình thường của sự già hóa. Cũng giống như bệnh tiểu đường hay viêm khớp… trầm cảm cũng là một căn bệnh. Những biểu hiện trầm cảm ở người cao tuổi tương đối phức tạp, thường thấy nhất là mệt mỏi, chán ăn, khó ngủ đi kèm với quá trình lão hóa. Ngoài ra, họ còn có các biểu hiện khác như xa lánh vợ/chồng, bạn thân, đau ốm liên miên, không hoạt bát, hay thất vọng, giảm trí nhớ, khó thích nghi với những thay đổi như việc chuyển chỗ ở hoặc những thay đổi trong nội bộ gia đình. Trầm cảm ở người cao tuổi còn biểu hiện bởi sự rối loạn chức năng não đi kèm với quá trình lão hóa mà người ta thường gọi là bệnh Alzheimer [24]. 1.2.3 Một số nghiên cứu về trầm cảm ở NCT Trầm cảm là một bệnh phổ biến của mọi lứa tuổi, tuy nhiên các nhà chuyên môn thấy rằng dường như trầm cảm xảy ra thành “dịch” ở NCT. NCT có thể dễ bị trầm cảm hơn người trẻ tuổi do nhiều nguyên nhân. Các chuyên gia cho biết 10% NCT ở cộng đồng có các triệu chứng trầm cảm (1-2% bị trầm cảm điển hình). Tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn ở những người có hoàn cảnh sống đặc biệt, chẳng hạn như trong các trung tâm điều dưỡng, sống cô đơn. Bệnh trầm cảm dễ xảy ra nhất ở những người đang mắc các bệnh thực thể như đái đường, tai biến mạch máu não, huyết áp cao, xương khớp… Các chuyên gia ước tính ở những NCT có các bệnh lý thực thể như trên, tỷ lệ bị trầm cảm có thể lên 20-35% [25]. Tỷ lệ tăng lên đáng kể ở những người có bệnh mạn tính như Parkinson, Alzheimer, bệnh tim, và bệnh ung thư… Trầm cảm xảy với tỷ lệ 12 - 14% người cao tuổi có nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại nhà hoặc bệnh viện. Ngoài ra, người già thường phải đối mặt với những thay đổi đáng kể trong cuộc sống 12 như căng thẳng, sự mất mát người thân (vợ/chồng) cũng làm gia tăng tỷ lệ mắc trầm cảm. Một nghiên cứu ở Malaysia về một số yếu tố nguy cơ làm gia tăng trầm cảm ở người già cho thấy mối liên quan giữa trầm cảm với tiền sử gia đình, bị mắc nhiều bệnh mạn tính và người gặp khó khăn về xã hội [15, 26-30]. Ở Việt Nam, theo nhiều nghiên cứu khác nhau về dịch tễ học trầm cảm cho thấy tỷ lệ mắc rối loạn trầm cảm trong cộng đồng khoảng từ 3 đến 8%. Đối với các nghiên cứu ở đối tượng đặc biệt như người cao tuổi, phụ nữ sau sinh cho thấy tỷ lệ mắc trầm cảm cao hơn nhiều. Theo Nguyễn Thị Minh Hương (2013) khi nghiên cứu về các yếu tố liên quan đến phát sinh bệnh trầm cảm ở người cao tuổi đã đưa ra kết quả có 18.15% NCT mắc bệnh trầm cảm trong tổng số những NCT được nghiên cứu [31]. Theo Nguyễn Văn Siêm (2010) nghiên cứu tại xã Quất Động, Thường Tín, Hà Tây cho thấy tỷ lệ mắc rối loạn trầm cảm là 8.35% dân số ≥ 15 tuổi. Tỷ lệ mắc ở độ tuổi từ 60 tuổi trở lên là 36.9%. Các giai đoạn trầm cảm đơn độc chiếm 6.3% số ca. Trầm cảm tái diễn có loạn thần tỷ lệ 2.3% và rối loạn cảm xúc lưỡng cực 3.46%. Các yếu tố tâm lý - xã hội theo thứ tự tăng dần: sống độc thân, ly thân, góa bụa, stress cường độ mạnh, đông con, stress trung bình, bệnh cơ thể [32]. Theo Hoàng Mộc Lan thực hiện các cuộc khảo sát tại Hải Dương, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Thanh Hóa, khi hỏi về gia đình, con cháu đối xử với người cao tuổi như thế nào thì có tới 87% người cao tuổi nói rằng gia đình, con cháu đối với người cao tuổi là tốt, trong đó có 48% người cao tuổi đôi khi có những việc cụ thể chưa hài lòng với con cháu. Đáng chú ý nhất là có 6% số người cao tuổi thật sự không hài lòng với con cháu. Khi hỏi về tâm trạng người cao tuổi trong cuộc sống hàng ngày, thu được các kết quả 31% số người cao tuổi trả lời đôi khi thấy cô đơn, 17% số người cao tuổi trả lời
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng