Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh cuộc cách mạn...

Tài liệu Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thông tin chuyên đề số 52022

.PDF
280
1
68

Mô tả:

BAN CHỈ ĐẠO PGS,TS Phạm Minh Sơn PGS,TS Nguyễn Thị Trường Giang BAN BIÊN TẬP TS Nguyễn Thanh Thảo ThS Lê Thị Phương Hảo ThS Vũ Thị Hồng Luyến ThS Phạm Thị Thúy Hằng ThS Trương Thị Mỹ Linh CN Nghiêm Thị Thu Trang CN Nguyễn Thị Kiều Trinh Địa chỉ: 36 Xuân Thủy - Cầu Giấy - Hà Nội Điện thoại: 024 38340041 Ảnh bìa: Nguồn internet PHẦN I – LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO  LƯƠNG ĐÌNH HẢI Quan điểm phát triển nguồn nhân lực 3 trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng  THÂN THỊ HẠNH Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao theo tinh thần Đại hội 23 XIII của Đảng  ĐẶNGNGUYÊNANH–TRẦNNGUYỆTMINHTHU Chính sách phát triển nguồn nhân lực và nhân lực chất lượng cao trên quan 32 điểm phát triển bền vững  TRỊNH THỊ PHƯƠNG OANH Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh với việc nâng cao chất lượng đào 48 tạo nguồn nhân lực hiện nay  LÊ THỊ VÂN HẠNH Vận dụng triết lý của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào quản lý nguồn nhân lực 65  NGÔ ĐÌNH XÂY Đào tạo nguồn nhân lực lý luận chính trị đáp ứng yêu cầu của cuộc 79 cách mạng công nghiệp lần thứ tư  NHÂM CAO THÀNH Đột phá chiến lược về phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao hiện nay 89 PHẦN II – ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI  NGUYỄN THỊ THU HÀ PHẦN III – ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Ở VIỆT NAM HIỆN NAY  MẠCH QUANG THẮNG Đào tạo nhân tài trong thời kỳ mới 195 Mô hình đào tạo, bồi dưỡng nguồn  CAO VĂN SÂM nhân lực khu vực công tại một số quốc gia và những gợi mở đối với Đào tạo nhân lực cho cách mạng 97 công nghiệp 4.0 Việt Nam 206  TRẦN MINH TUẤN – NGUYỄN XUÂN DŨNG  PHẠM THỊ KHANH Kinh nghiệm của thế giới về phát Phát triển nguồn nhân lực chất triển nguồn nhân lực trong lĩnh lượng cao đáp ứng yêu cầu cuộc vực nghiên cứu và phát triển 109 cách mạng công nghiệp 4.0 212  NGUYỄN AN NINH  PHẠMTHỊLƯƠNGDIỆU–PHẠMNGUYÊNPHƯƠNG Phát triển nhân lực ở các nước Tác động của cách mạng công đang tiến vào Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với phát nghiệp lần thứ tư 136 triển nguồn nhân lực Việt Nam 231 thực trạng và giải pháp  TRẦN THỊ THANH THỦY  NGUYỄN NGỌC KHÁNH Kinh nghiệm đào tạo lãnh đạo chiến lược của Xin-ga-po 149 Phát triển nguồn nhân lực chất  NGUYỄNTHỊGIÁNGHƯƠNG–ĐÀOTHỊKIMLÂN lượng cao thực hiện chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Chính sách thu hút nguồn nhân của Việt Nam đến năm 2030, tầm lực cho phát triển kinh tế - xã hội 243 nhìn đến năm 2045 vùng dân tộc thiểu số của Ca-Na158  TRẦN ĐÌNH THẢO Đa và tham chiếu cho Việt Nam  NGUYỄN BÁ CHIẾN – ĐOÀN VĂN TÌNH Phát triển nguồn nhân lực chất Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lượng cao ở nước ta hiện nay đáp lực cho nền công vụ - từ kinh ứng yêu cầu cuộc cách mạng công nghiệm quốc tế đến giải pháp cho 253 nghiệp 4.0 167 Việt Nam  NGUYỄN MINH HẢI  TRẦN VĂN HÙNG Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu So sánh chất lượng nguồn nhân lực Việt cầu phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam với các quốc gia trong khu vực 267 Nam trong bối cảnh mới ASEAN 180 THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ SỐ 5/2022 LỜI GIỚI THIỆU Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 mở ra nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức đối với mỗi quốc gia, tổ chức và cá nhân; đã và đang tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội; tạo ra những thay đổi lớn trên thị trường lao động. Vì vậy, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao hiện nay đang là vấn đề sống còn của một đất nước, quyết định sự phát triển của xã hội. Đầu tư cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là những khoản đầu tư chiến lược chủ chốt, và mang tính đột phá để có thể đáp ứng được những yêu cầu của thời đại. Ở Việt Nam, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm xây dựng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, ngay từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Đảng ta đã có nhiều chủ trương, quyết sách, chiến lược, tư duy, tầm nhìn mới và nhiều giải pháp cụ thể trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước trong thời kỳ mới. Mặc dù đã đạt được những kết quả quan trọng, song so với yêu cầu đặt ra, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế. Để góp phần làm rõ những vấn đề lý luận và kinh nghiệm về đào 1 THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ SỐ 5/2022 tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở một số nước trên thế giới trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam hiện nay, chúng tôi sưu tầm, tuyển chọn một số bài viết của các học giả, nhà nghiên cứu uy tín đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành, biên soạn ấn phẩm Thông tin chuyên đề số 05/2022 với chủ đề “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”. Kết cấu thông tin chuyên đề gồm ba phần: Phần I: Lý luận chung về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Phần II: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ở một số nước trên thế giới Phần III: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam hiện nay Trong quá trình biên soạn ấn phẩm, chúng tôi có sử dụng một số tài liệu từ các tạp chí và internet mà chưa có điều kiện xin phép trực tiếp tác giả. Ấn phẩm chỉ sử dụng với mục đích làm tài liệu tham khảo nội bộ, không vì mục đích kinh doanh. Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các tác giả. Mặc dù Ban Biên tập đã hết sức cố gắng, song trong quá trình biên tập, không tránh khỏi khiếm khuyết. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc. Trân trọng cảm ơn! BAN BIÊN TẬP 2 THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ SỐ 5/2022 PHẦN I LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG  PGS, TSKH LƢƠNG ĐÌNH HẢI Viện Nghiên cứu Con người, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Nhận ngày 5 tháng 5 năm 2021. Chấp nhận đăng ngày 20 tháng 6 năm 2021. Tóm tắt: Văn kiện Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Đại hội đánh giá: Nhân lực có những bước phát triển nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội. Bối cảnh mới đòi hỏi nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có cơ chế đột phá để thu hút, trọng dụng nhân tài. Nội dung của phát triển, nâng cao, tạo đột phá trong phát triển nguồn nhân lực được Đại hội XIII cụ thể hóa vào các chương trình, kế hoạch, mục tiêu phát triển của nhiều lĩnh vực, ngành, thành phần kinh tế. Đại hội đã thể hiện tư tưởng gắn kết rõ ràng hơn giữa phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực với các nội dung, các 3 THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ SỐ 5/2022 vấn đề, các chủ trương khác. Nội dung quan trọng của đột phá về nguồn nhân lực được xác định là: Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vực then chốt, đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế. Phát triển, đột phá về nguồn nhân lực không chỉ là nội dung, yêu cầu, đòi hỏi, mà còn là giải pháp để thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội đặt ra. Từ khóa: Nhân lực, phát triển nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. T heo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, xã hội phát triển luôn do tác động của hệ thống các động lực khác nhau. Các động lực đó cũng có vai trò và vị trí khác nhau ở từng thời kỳ lịch sử và từng quốc gia - dân tộc. Trong đó, động lực quyết định sự phát triển xã hội trong toàn bộ chiều dài lịch sử là phương thức sản xuất. Yếu tố quyết định trong phương thức sản xuất là lực lượng sản xuất và yếu tố quyết định trong lực lượng sản xuất lại là người lao động. Cần phải lưu ý rằng người lao động chứ không phải nhân tố con người nói chung. Như vậy, quốc gia đông dân không hẳn đã giàu có phồn vinh. Chất lượng dân số, mà cụ thể và chính xác hơn là chất lượng người lao động, tức chất lượng nhân lực, mới là nhân tố quyết định. Chất lượng nhân lực quyết định cả chất lượng thể chế và tính chất văn hóa, văn minh, tiến bộ của xã hội. Chất lượng nhân lực tốt sẽ làm 4 THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ SỐ 5/2022 cho lực lượng lao động trở thành yếu tố động nhất, thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của phương thức sản xuất. Ở giai đoạn hiện nay, Đảng ta chủ trương khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy ý chí, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định thì tất nhiên phát triển nhân lực và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung trở thành một trong những tâm điểm của đường lối. Dù dưới góc độ tiếp cận hoặc nội dung nào, lý luận hay thực tiễn, thực trạng hay giải pháp, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đều nhấn mạnh đến phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Khi đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XII, chỉ ra nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, Đại hội XIII nhận định: ―Nhân lực chất lượng cao tăng cả về số lượng và chất lượng‖(1). Tuy nhiên, việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhiều năm qua, không chỉ 5 năm gần đây mà cả 35 năm đổi mới, vẫn ―chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội‖. Đây là nhận định rất chính xác, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế thị trường thế giới và ở nước ta đang chuyển qua giai đoạn phát triển mới, cuộc cách mạng khoa học công nghệ và cách mạng công nghiệp 4.0 đang làm thay đổi thế giới ngày càng nhanh chóng, toàn cầu hóa và những vấn đề toàn cầu đang có những biểu hiện mới, khác biệt trước đây. Nguồn nhân lực, nhất là 5 THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ SỐ 5/2022 nguồn nhân lực chất lượng cao, có vai trò quyết định đối với chất lượng, tốc độ, quy mô phát triển các lực lượng sản xuất và do đó quyết định tốc độ phát triển mọi mặt của đất nước. Đánh giá chung về 10 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước (bổ sung, phát triển năm 2011), 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, 30 năm thực hiện Cương lĩnh 1991 và 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Văn kiện Đại hội XIII thể hiện quan điểm nhất quán về phát triển nguồn nhân lực. Trong hơn ba thập kỷ qua, nhất là 10 năm gần đây do chú trọng nhiều hơn vào xây dựng con người và phát triển nguồn nhân lực nên chất lượng nguồn nhân lực của đất nước, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, đã không ngừng được nâng lên. Nhờ đó, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, bối cảnh không thuận lợi, nhưng kinh tế - xã hội nước ta đã liên tục đạt được những thành tựu rất quan trọng, khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực. Đặc biệt trong 5 năm gần đây, các thành tích dường như được cộng hưởng và có hiệu ứng xã hội tích hợp. Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn được duy trì ở mức độ khá cao so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Việc đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế và thực hiện các mục tiêu chiến lược, các nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm đều có nhiều chuyển biến tích cực, hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội và con người. Hiện nay, bối cảnh trong và ngoài nước đang có những thay đổi nhanh chóng: ―Kinh tế thế giới đang lâm vào khủng hoảng, suy thoái nghiêm trọng và có thể còn kéo dài do tác động của đại dịch Covid6 THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ SỐ 5/2022 19. Các quốc gia, nhất là các nước lớn, điều chỉnh lại chiến lược phát triển, giảm bớt sự phụ thuộc vào bên ngoài, làm thay đổi các chuỗi cung ứng. Cạnh tranh kinh tế, chiến tranh thương mại, tranh giành thị trường, các nguồn tài nguyên, công nghệ, nhân lực chất lượng cao, thu hút đầu tư nước ngoài giữa các nước ngày càng quyết liệt, tác động mạnh đến chuỗi sản xuất và phân phối toàn cầu...‖(2). Cách mạng khoa học - công nghệ và cách mạng công nghiệp 4.0 đang làm thay đổi các công nghệ sản xuất và đời sống xã hội một cách nhanh chóng. Toàn cầu hóa đang có những xu thế mới với nhiều cơ hội mới xuất hiện, nhưng thách thức cũng gia tăng, khó lường. Đối với Việt Nam, để nắm bắt cơ hội và vượt qua thách thức đòi hỏi phải có nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng, đáp ứng tốt các đòi hỏi của sự phát triển trong thực tiễn. Đại hội XIII đã xác định quan điểm chủ đạo trong nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giai đoạn 2021-2030 là: ―Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của nền văn hóa, con người Việt Nam, bồi dưỡng sức dân, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có cơ chế đột phá để thu hút, trọng dụng nhân tài, ứng dụng mạnh mẽ khoa học và công nghệ, nhất là những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo động lực mới cho phát triển nhanh và bền vững đất nước‖(3). Quan điểm chủ đạo này thể hiện tư tưởng nhất quán và bao trùm 7 THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ SỐ 5/2022 của Đảng, luôn xem con người là chủ thể của chế độ, là động lực quyết định, là trung tâm, là mục tiêu, là nguồn lực vô giá, là thước đo sự phát triển của xã hội và đất nước. Trong điều kiện nước ta hiện nay, nguồn nhân lực là nguồn lực có tính đột phá cho phát triển. Nếu nguồn nhân lực không đáp ứng được các yêu cầu của thực tiễn trong giai đoạn phát triển mới, thì nó là điểm nghẽn, cản trở tất cả các quá trình kinh tế - xã hội khác, khiến cho tất cả các nguồn lực khác trở nên kém hiệu quả. Chính vì vậy, để phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030 với những mục tiêu chiến lược và các nhiệm vụ cụ thể, Đại hội XIII tiếp tục khẳng định và phát triển một cách nhất quán quan điểm chỉ đạo về nguồn nhân lực: ―Tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài‖ (4). Quan điểm tạo đột phá, phát triển nguồn nhân lực được Đại hội XIII quán triệt trong nhiều lĩnh vực, nội dung, mục tiêu cụ thể của đường lối. Để thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế, chuyển mạnh nền kinh tế sang mô hình tăng trưởng dựa trên tăng năng suất, trong giai đoạn 2021-2025 và đến 2030 thì rõ ràng, nước ta phải thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực để nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế... Nhưng, để làm được những điều đó, tất yếu phải dựa vào phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Việc thực hiện các nhiệm vụ, như điều chỉnh, bổ sung, nâng cao chất lượng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nền kinh tế, các ngành, lĩnh vực, các vùng phù hợp với thực tiễn đất nước và trình độ phát triển khoa học, 8 THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ SỐ 5/2022 công nghệ hiện đại trên thế giới, cũng như việc đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng, phát triển, làm chủ công nghệ hiện đại; phát triển một số sản phẩm chủ lực có thương hiệu mạnh, có uy tín trong khu vực và thế giới; nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ, tạo cơ sở đẩy mạnh chuyển đổi số nền kinh tế quốc gia và phát triển kinh tế số,... đều phụ thuộc vào chất lượng nguồn nhân lực của đất nước. Đại hội XIII đã cụ thể hóa việc ―thực hiện chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển kết hợp chặt chẽ với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền biển, đảo, tài nguyên, môi trường biển; phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao đời sống nhân dân vùng biển, đảo‖(5) gắn liền với phát triển nguồn nhân lực. Nội dung của chủ trương phát triển kinh tế biển bao gồm cả việc ―tổ chức tốt việc xây dựng và quản lý thống nhất quy hoạch không gian biển quốc gia, hoàn thiện cơ chế quản lý tổng hợp và chuyên ngành về biển, đảo. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật trên biển, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Đẩy mạnh phát triển và nâng cao hiệu quả các ngành kinh tế biển, các khu kinh tế, khu công nghiệp và các đô thị ven biển‖(6); ―tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, điều tra tài nguyên, môi trường biển; xây dựng cơ sở dữ liệu số về biển, đảo, nâng cao năng lực giám sát môi trường biển, dự báo thiên tai, biến đổi khí hậu vùng biển, ven biển‖(7). Để triển khai các nội dung trên, Đại hội khẳng định: ―Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực cho kinh tế biển, nhất là nhân lực chất lượng cao‖(8) vừa được coi như một trong các nội dung mục tiêu chiến lược trung hạn và dài hạn, vừa được coi là phương pháp, phương thức thực hiện các mục tiêu 9 THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ SỐ 5/2022 phát triển bền vững kinh tế biển. Tiếp theo, trong chủ trương ―tiếp tục hoàn thiện thể chế, thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp‖(9) với các nội dung cụ thể: Đẩy nhanh việc xử lý nợ, thoái vốn, cổ phần hóa, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước; thúc đẩy đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, áp dụng chế độ quản trị doanh nghiệp hiện đại để nâng cao hiệu quả, đồng thời kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của doanh nghiệp, không để thất thoát, lãng phí vốn, tài sản nhà nước. Nhà nước có chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển các mô hình kinh tế hợp tác, các hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa, kinh tế hộ, trang trại trong nông nghiệp. Hoàn thiện thể chế thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân, khuyến khích doanh nghiệp tư nhân đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, v.v.. Trong những nội dung này Đại hội XIII cũng nhấn mạnh: ―Phát triển nguồn nhân lực‖. Đó vừa là nội dung của đường lối về phát triển doanh nghiệp, vừa là giải pháp quyết định để phát triển các doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay. Trong các chủ trương lớn với các nội dung cụ thể, như hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế biển, v.v.. Đại hội XIII đều nhấn mạnh đến phát triển nguồn nhân lực. Đó vừa là một trong những nội dung của các chủ trương lại vừa là một trong những giải pháp thực hiện các chủ trương đó. Phát triển nguồn nhân lực là một trong những thuật ngữ tiếp tục được nhắc đến nhiều lần trong Văn kiện Đại hội lần này. Nội dung của phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được cụ thể hóa vào chương 10 THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ SỐ 5/2022 trình, kế hoạch, mục tiêu phát triển của nhiều lĩnh vực, ngành, thành phần kinh tế. Đại hội XIII tiếp tục nhấn mạnh những nội dung lớn gắn liền với việc phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: ―Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển con người‖(10). Gắn giáo dục, đào tạo với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là sự tiếp tục nhất quán quan điểm từ các lần Đại hội trước đây. Nhưng ở Đại hội XIII này ngoài việc cụ thể hóa và nhấn mạnh thêm trong các nội dung cụ thể của từng vấn đề, lĩnh vực, Đảng đã thể hiện tư tưởng gắn kết rõ ràng hơn giữa phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao, với các nội dung, các vấn đề, các chủ trương khác. Nội dung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, gắn với phát triển con người, với phát triển giáo dục, đào tạo, phát triển khoa học và công nghệ, thị trường lao động, v.v. đều thể hiện rõ điều này: ―Nhà nước tiếp tục tăng đầu tư cho giáo dục và đào tạo gắn với đổi mới cơ chế chính sách để nâng cao hiệu quả đầu tư. Hoàn thiện cơ chế, chính sách để đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và đào tạo đúng hướng, hiệu quả. Đầu tư thích đáng cho giáo dục và đào tạo chất lượng cao, trình độ cao‖(11)… ―Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kiên quyết khắc phục bệnh thành tích, ngăn ngừa và xử lý nghiêm các tiêu cực trong giáo dục và đào tạo. Hoàn thiện và thực hiện ổn định các phương thức đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục và đào tạo, thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh vào các 11 THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ SỐ 5/2022 trường đại học, cao đẳng và đào tạo nghề‖(12)…; ―Phấn đấu đưa nước ta trở thành một quốc gia mạnh về giáo dục và đào tạo ở khu vực, bắt kịp với trình độ tiên tiến của thế giới, tham gia vào thị trường đào tạo nhân lực quốc tế‖(13). ―Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ thể chế, chính sách ứng dụng, phát triển khoa học và công nghệ. Nâng cao năng lực hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, cơ cấu lại các chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ theo hướng lấy doanh nghiệp làm trung tâm, lấy phục vụ hiệu quả sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc làm mục tiêu. Rà soát, sắp xếp lại hệ thống tổ chức khoa học và công nghệ gắn với đổi mới toàn diện chính sách nhân lực khoa học và công nghệ‖(14). Giáo dục, đào tạo được xem là khâu quyết định trong việc phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Cùng với nó là thể chế, chính sách ứng dụng, phát triển khoa học và công nghệ, hệ thống tổ chức cũng được xem là khâu rất quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực của đất nước. Trong việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên, bảo đảm an ninh sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu,… vấn đề phát triển nguồn nhân lực cũng được gắn kết, lồng nghép, phối hợp với nhau. ―Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nghiên cứu cơ bản và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về tài nguyên, môi trường, phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu‖(15). Trong lĩnh vực quốc phòng, quân sự, an ninh, trước diễn biến mới phức tạp, khó lường trong khu vực và thế giới, Đại hội XIII cũng gắn kết 12 THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ SỐ 5/2022 các nhiệm vụ, nội dung, giải pháp về quốc phòng, an ninh với việc phát triển nguồn nhân lực: ―Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, nâng cao chất lượng thu hút, đào tạo nhân tài, nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới‖(16). Với chủ trương ―phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc‖, Đại hội cũng khẳng định: Một trong những nội dung và giải pháp chủ yếu để ―Phát huy truyền thống, tiềm năng, thế mạnh và tinh thần làm chủ, khát vọng vươn lên của các tầng lớp phụ nữ. Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới‖ là ―nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế‖(17). Như vậy, tinh thần, tư tưởng chung của Đại hội là để thực hiện các mục tiêu chiến lược, các nhiệm vụ và kế hoạch, các định hướng phát triển, thì giải pháp phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là giải pháp chung, bao trùm, là vấn đề chiến lược. Nhưng đó cũng là giải pháp cho từng lĩnh vực, cho từng ngành, từng mục tiêu, nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay. Điều này, một mặt, xuất phát từ cơ sở khoa học về tầm quan trọng, ý nghĩa và vai trò quyết định của nhân lực trong sự phát triển kinh tế, xã hội và đất nước nói chung; mặt khác, xuất phát từ tình hình thực tế của đất nước sau 35 năm đổi mới và bối cảnh hiện thời đòi hỏi. Kinh nghiệm của các quốc gia phát triển nhanh trong khu vực và trên thế giới nhiều thập kỷ qua cho thấy, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, là đòn bẩy đột phá cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học và công nghệ, v.v.. 13 THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ SỐ 5/2022 Trong quá trình thảo luận Dự thảo Báo cáo chính trị của Đại hội XIII, đã có nhiều ý kiến khác nhau khi đề xuất các đột phá chiến lược. Những đề xuất về đột phá chiến lược mới như khoa học và công nghệ, rất có giá trị và ý nghĩa, được lồng ghép vào các nội dung của ba đột phá chiến lược đã được xác định từ các kỳ Đại hội trước đây. Tại Đại hội XIII, Đảng ta vẫn xác định đột phá chiến lược thứ hai là: ―Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao‖(18). Nội dung của đột phá về nguồn nhân lực được xác định tại Đại hội này là: ―Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vực then chốt, trên cơ sở nâng cao, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện, cơ bản về chất lượng giáo dục, đào tạo, gắn với cơ chế tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ nhân tài, đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng và phát triển mạnh khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam, tinh thần đoàn kết, tự hào dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc‖(19). Như vậy, nội dung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đã được Đại hội XIII làm rõ thêm, đó là ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo quản lý và các lĩnh vực then chốt. Điều này là hoàn toàn chính xác và phù hợp với thực tế phát triển đất nước ta hiện nay. Phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục để có thể phát triển kinh tế, xã hội trong bối cảnh nước ta cần phát triển nhanh để rút bớt khoảng cách tụt hậu so với các quốc gia phát triển khác. Thực tế nước ta hiện nay cho thấy nhân lực còn nhiều lao động thủ công, nhân lực lao động phổ thông đông, tỷ lệ được đào tạo nghề 14 THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ SỐ 5/2022 lại thấp, thể lực yếu, thiếu và yếu nhiều phẩm chất xã hội, kỹ lực(20) hạn chế nhiều. Do vậy, không có sự đột phá trong phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, thì các mục tiêu phát triển của quốc gia ở các giai đoạn đến năm 2025, năm 2030, năm 2045 khó có thể đạt được. Theo chúng tôi, cấu trúc nguồn nhân lực chất lượng cao, ít nhất bao hàm ba bộ phận: Các nhà quản lý cấp cao, tầng lớp trí thức và đội ngũ doanh nhân. Nếu một trong ba bộ phận này chưa đáp ứng được các yêu cầu, đòi hỏi của sự phát triển quốc gia thì nhiều vấn đề xã hội bất cập sẽ nảy sinh, ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo quản lý và các lĩnh vực then chốt trong giai đoạn hiện nay thực sự là mục tiêu chiến lược và là nhiệm vụ đặc biệt cấp thiết. Ba bộ phận cấu thành nguồn nhân lực nói trên sẽ tạo thành ―cỗ xe tam mã‖ kéo toàn bộ nền kinh tế và đời sống xã hội tiến lên phía trước. Ba bộ phận này gắn kết, thống nhất và nếu đồng tâm hiệp lực thì toàn bộ nền kinh tế và sự phát triển của đất nước có thể diễn ra nhanh, mạnh, bền vững(21). Mặc dù đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, tạo thế và đà chưa từng có để phát triển, song, nền kinh tế nước ta vẫn còn rất nhiều hạn chế, yếu kém, khó khăn, thách thức và rủi ro. Đến nay, nước ta chưa trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại như mục tiêu và kế hoạch đã đặt ra. Nước ta cũng chưa thu hẹp được khoảng cách phát triển, thậm chí có nguy cơ dãn cách xa so với các nước công nghiệp phát triển. Năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao trong bối cảnh cách mạng khoa học - công 15 THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ SỐ 5/2022 nghệ và cách mạng công nghiệp 4.0 ngày càng phát triển mạnh. Ba đột phá chiến lược đã xác định từ gần 20 năm nay chưa có những đột phá thực sự. Chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Đây chính là điểm nghẽn của các điểm nghẽn, là nút thắt của các nút thắt đối với sự phát triển kinh tế hiện nay. Thực tế cho thấy, ở nhiều nơi, nhiều lĩnh vực, do nhân lực có chất lượng thấp về chuyên môn, nghiệp vụ, hoặc các phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị, trách nhiệm xã hội suy giảm,... nên dẫn đến tệ tham nhũng, chất lượng sản phẩm làm ra kém, thực hiện tiến độ công việc không đảm bảo, hiệu quả thấp, v.v.. Vì vậy, trong chiến lược phát triển đất nước giai đoạn 2021- 2030, Đại hội XIII tiếp tục khẳng định, nhấn mạnh và bổ sung nội dung mới cho đột phá chiến lược về nguồn nhân lực, cụ thể hóa các nội dung đó vào nhiều lĩnh vực then chốt. Đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ, Đại hội XIII nhấn mạnh và bổ sung nội dung phát triển nguồn nhân lực như sau: ―Tiếp tục phát triển toàn diện nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo gắn với khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự cường và phát huy giá trị văn hóa, con người Việt Nam‖(22). Với lĩnh vực giáo dục và đào tạo, Đại hội XIII đã bổ sung nội dung quan điểm về phát triển nguồn nhân lực: ―Đẩy nhanh thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, trọng tâm là hiện đại hóa và thay đổi phương thức giáo dục, đào tạo, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao, phát hiện và bồi dưỡng nhân tài; có chính sách vượt trội để thu hút, trọng dụng nhân tài, chuyên gia cả trong và 16 THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ SỐ 5/2022 ngoài nước. Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức có phẩm chất tốt, chuyên nghiệp, tận tụy, phục vụ nhân dân‖(23). Như vậy, lĩnh vực giáo dục - đào tạo được xem là lĩnh vực chủ yếu, tiên phong, có vai trò đặc biệt đối với việc phát triển nguồn nhân lực, trong đó có nguồn nhân lực chất lượng cao, nhằm tạo đột phá trong phát triển nguồn nhân lực. Trong bối cảnh hiện nay, vai trò, nhiệm vụ đó càng trở nên quan trọng và bức thiết để ―đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế‖(24). Việc phát triển, tạo đột phá về chất lượng nguồn nhân lực phải gắn liền với việc ―xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, có sức khỏe, năng lực, trình độ, có ý thức, trách nhiệm cao đối với bản thân, gia đình, xã hội và Tổ quốc. Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế. Phát triển đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành; chú trọng đội ngũ nhân lực kỹ thuật, nhân lực số, nhân lực quản trị công nghệ, nhân lực quản lý, quản trị doanh nghiệp; nhân lực quản lý xã hội và tổ chức cuộc sống, chăm sóc con người. Đổi mới chế độ tuyển dụng, sử dụng, trọng dụng nhân tài trong quản lý, quản trị nhà nước, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo‖(25). Phát triển, tạo đột phá về chất lượng nguồn nhân lực không thể tập trung chỉ vào giáo dục, đào tạo ―ở trình độ‖ đại học và sau đại học, mà phải ở tất cả các cấp độ, các lĩnh vực. Điều này được Đại hội XIII 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan