Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kỹ thuật - Công nghệ Hóa học - Dầu khi Đánh giá xâm nhập mặn tại bến tre...

Tài liệu Đánh giá xâm nhập mặn tại bến tre

.DOCX
60
392
101

Mô tả:

Lời cám ơn i DANH MỤC HÌNH ……………………..………………………………………………ii Mở đầu 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ XÂM NHẬP MẶN VÀ ẢNH HƯỞNG 2 1.1. Khái quát về xâm nhập mặn 2 1.1.1. Khái niệm 2 1.1.2. Nguyên nhân xâm nhập mặn 2 1.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến xâm nhập mặn 3 a. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu 4 b. Ảnh hưởng của quá trình thay đổi mục đích sử dụng đất 5 1.1.4. Xâm nhập mặn tại Việt Nam Việt Nam 6 1.2. Ảnh hưởng của xâm nhập mặn 6 1.3. Một số nghiên cứu về xâm nhập mặn trong và ngoài nước 7 1.3.1. Nghiên cứu về xâm nhập mặn ở Việt nam 7 1.3.2. Nghiên cứu về xâm nhập mặn trên thế giới 9 CHƯƠNG 2 : ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ DIỄN BIẾN XÂM NHẬP MẶN TẠI TỈNH BẾN TRE 10 2.1. Tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Bến Tre 10 2.1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Bến Tre 10 a. Vị trí địa lý 10 b. Địa hình 12 c. Đặc điểm khí hậu 13 d. Thủy văn 14 e. Đặc tính thổ nhưỡng 15 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 17 a. Kinh tế 17 b. Xã hội 18 2.2. Xâm nhập mặn tại Bến Tre 18 2.2.1. Tình hình xâm nhập mặn những năm qua: 18 a. Tình hình xâm nhập mặn từ năm 2000 – 2010 18 b. Tình hình xâm nhập mặn những năm 2011 – 2014 19 c. Tình hình xâm nhập mặn năm 2015 – 2016 20 d. Tình hình xâm nhập mặn những tháng đầu năm 2017 21 e. Tình hình xâm nhập mặn những tháng năm 2018 22 2.2.2. Dự đoán tình hình hạn mặn 23 a. Tình hình chung 23 b. Khả năng ảnh hưởng trên địa bàn 23 2.3. Tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Chợ Lách 24 2.3.1. Vị trí địa lí 24 2.3.2. Điều kiện đất đai, khí hậu 25 a. Đất đai 25 b. Khí hậu 26 2.3.3. Kinh tế xã hội 26 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN VÀ HẬU QUẢ CỦA XÂM NHẬP MẶN TẠI HUYỆN CHỢ LÁCH, TỈNH BẾN TRE 27 3.1. Tình hình xâm nhập mặn tại huyện Chợ Lách 27 3.1.1.Xâm nhập mặn tại huyện Chợ Lách năm 2016 27 3.1.2. Xâm nhập mặn tại huyện chợ lách năm 2017……………………………...28 3.1.3. Xâm nhập mặn tại huyện chợ lách năm 2018 29 3.2 Hậu quả đối với huyện Chợ Lách 29 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP CHỐNG XÂM NHẬP MẶN 34 4.1. Giải pháp trước mắt 34 4.2. Giải pháp lâu dài 35 4.3. Một số biện pháp phòng chống 37 4.3.1. Về công trình 37 4.3.2. Quản lý điều tiết nước và vận hành cống 38 4.3.3. Làm tốt công tác thông tin, dự báo mặn 39 4.3.4. Đối với cây trồng và vật nuôi 40 a. Đối với cây trồng 40 b. Đối với vật nuôi 41 4.3.5. Kế hoạch sử dụng nguồn nước 42 4.4. Một số dự án đã được thực hiện ở Bến Tre 43 4.4.1. Hệ thống thủy lợi ngọt hóa và ngăn mặn ở tỉnh Bến Tre 43 4.4.2. Cống đập Ba Lai 44 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 47 1. Kết luận 47 2. Kiến nghị 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
MỤC LỤC Lời cám ơn......................................................................................................................... i DANH MỤC HÌNH ……………………..………………………………………………ii Mở đầu.............................................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài...........................................................................................1 CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ XÂM NHẬP MẶN VÀ ẢNH HƯỞNG...................2 1.1. Khái quát về xâm nhập mặn.................................................................................2 1.1.1. Khái niệm..........................................................................................................2 1.1.2. Nguyên nhân xâm nhập mặn.............................................................................2 1.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến xâm nhập mặn....................................................3 a. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu...........................................................................4 b. Ảnh hưởng của quá trình thay đổi mục đích sử dụng đất.....................................5 1.1.4. Xâm nhập mặn tại Việt Nam Việt Nam.............................................................6 1.2. Ảnh hưởng của xâm nhập mặn.............................................................................6 1.3. Một số nghiên cứu về xâm nhập mặn trong và ngoài nước................................7 1.3.1. Nghiên cứu về xâm nhập mặn ở Việt nam.........................................................7 1.3.2. Nghiên cứu về xâm nhập mặn trên thế giới.......................................................9 CHƯƠNG 2 : ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ DIỄN BIẾN XÂM NHẬP MẶN TẠI TỈNH BẾN TRE..............................................................................10 2.1. Tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Bến Tre.............................10 2.1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Bến Tre......................................................................10 a. Vị trí địa lý.........................................................................................................10 b. Địa hình..............................................................................................................12 c. Đặc điểm khí hậu................................................................................................13 d. Thủy văn............................................................................................................14 e. Đặc tính thổ nhưỡng...........................................................................................15 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội................................................................................17 a. Kinh tế................................................................................................................ 17 b. Xã hội................................................................................................................. 18 2.2. Xâm nhập mặn tại Bến Tre.................................................................................18 2.2.1. Tình hình xâm nhập mặn những năm qua:.......................................................18 a. Tình hình xâm nhập mặn từ năm 2000 – 2010...................................................18 b. Tình hình xâm nhập mặn những năm 2011 – 2014...........................................19 c. Tình hình xâm nhập mặn năm 2015 – 2016.......................................................20 d. Tình hình xâm nhập mặn những tháng đầu năm 2017........................................21 e. Tình hình xâm nhập mặn những tháng năm 2018...............................................22 2.2.2. Dự đoán tình hình hạn mặn..............................................................................23 a. Tình hình chung.................................................................................................23 b. Khả năng ảnh hưởng trên địa bàn.......................................................................23 2.3. Tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Chợ Lách......................24 2.3.1. Vị trí địa lí.......................................................................................................24 2.3.2. Điều kiện đất đai, khí hậu................................................................................25 a. Đất đai................................................................................................................25 b. Khí hậu............................................................................................................... 26 2.3.3. Kinh tế xã hội..................................................................................................26 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN VÀ HẬU QUẢ CỦA XÂM NHẬP MẶN TẠI HUYỆN CHỢ LÁCH, TỈNH BẾN TRE..............................................................27 3.1. Tình hình xâm nhập mặn tại huyện Chợ Lách..................................................27 3.1.1.Xâm nhập mặn tại huyện Chợ Lách năm 2016.................................................27 3.1.2. Xâm nhập mặn tại huyện chợ lách năm 2017……………………………...28 3.1.3. Xâm nhập mặn tại huyện chợ lách năm 2018..................................................29 3.2 Hậu quả đối với huyện Chợ Lách........................................................................29 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP CHỐNG XÂM NHẬP MẶN............................................34 4.1. Giải pháp trước mắt............................................................................................34 4.2. Giải pháp lâu dài..................................................................................................35 4.3. Một số biện pháp phòng chống...........................................................................37 4.3.1. Về công trình...................................................................................................37 4.3.2. Quản lý điều tiết nước và vận hành cống.........................................................38 4.3.3. Làm tốt công tác thông tin, dự báo mặn...........................................................39 4.3.4. Đối với cây trồng và vật nuôi..........................................................................40 a. Đối với cây trồng................................................................................................40 b. Đối với vật nuôi.................................................................................................41 4.3.5. Kế hoạch sử dụng nguồn nước........................................................................42 4.4. Một số dự án đã được thực hiện ở Bến Tre........................................................43 4.4.1. Hệ thống thủy lợi ngọt hóa và ngăn mặn ở tỉnh Bến Tre.................................43 4.4.2. Cống đập Ba Lai..............................................................................................44 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................................47 1. Kết luận..................................................................................................................... 47 2. Kiến nghị..................................................................................................................47 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................49 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. Ngày ....... tháng ........ năm ......... GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN PGS. TS Thái Văn Nam Lời cám ơn Trước tiên chúng em xin gửi lời cám ơn chân thành sâu sắc tới các Thầy Cô giáo trong trường Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh và các Thầy Cô giáo trong Viện Khoa Học Ứng Dụng Hutech nói chung, bộ môn Kỹ thuật môi trường nói riêng đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian qua. Đặc biệt chúng em xin gửi lời cảm ơn đến Thầy Thái Văn Nam, Thầy đã tận tình giúp đỡ, trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn trong suốt quá trình làm chuyên đề. Trong thời gian làm việc với Thầy, chúng em không ngừng tiếp thu thêm nhiều kiến thức bổ ích mà còn học tập được tinh thần làm việc, thái độ nghiêm túc, hiệu quả, đây là những điều rất cần thiết cho chúng em trong quá trình học tập và làm việc sau này. Bước đầu đi vào thực tế, tìm hiểu về chuyên đề, kiến thức của chúng em còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ. Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc chắn, chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô và các bạn học cùng lớp để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn. Sau cùng, chúng em xin kính chúc quý Thầy Cô trong Viện Khoa Học Ứng Dụng Hutech thật dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau. i DANH MỤC HÌN Hình 1.1. Sự dịch chuyển của khối nước mặn vào tầng nước ngọt..........................3 Hình 1.2. Hiện tượng xâm nhập mặn từ biển vào lòng sông vùng cửa sông............5 Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bến Tre.............................................................10 Hình 2.2. Đơn vị hành chính tỉnh Bến Tre.............................................................12 Hình 2.3. Bản đồ tình hình xâm nhập mặn tỉnh bến tre năm 2016.........................21 Hình 2.4. Bản đồ tình hình xâm nhập mặn tỉnh bến tre năm 2017.........................21 Hình 2.5. Bản đồ hành chính huyện Chợ Lách......................................................24 Hình 3.1. Cây giống các loại bị cháy lá do nhiễm mặn..........................................31 Hình 3.2. Bưởi rụng trái do tưới phải nước nhiễm mặn........................................33 Hình 4.1. Kiên cố hóa hệ thống cống đập bảo đảm ngăn mặn, trữ ngọt.................38 Hình 4.2. Lắp đặt hệ thống quan trắc tại huyện Chợ Lách.....................................39 Hình 4.3. Người dân Chợ Lách đào mương trữ nước phục vụ tưới tiêu trong mùa hạn mặn ..................................................................................................................42 Hình 4.4. Cống đập Ba Lai Công trình ngăn mặn trên sông Ba Lai.......................44 ii iii Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, tình hình xâm nhập mặn đang diễn ra phức tạp và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất cũng như đời sống sinh hoạt của người dân các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Tỉnh Bến Tre là địa phương chịu ảnh hưởng nhiều nhất của thực trạng này đặc biệt là vùng nông thôn ven biển, nơi mà chất lượng nước tưới cho cây trồng có ý nghĩa sống còn đối với nền kinh tế. Qua khảo sát hiện nay tại Bến Tre, nước mặn tiếp tục xâm nhập sâu vào các con sông lớn: Cổ Chiên, Hàm Luông, sông Cửa Đại, gây ảnh hưởng cho sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của nhân dân trên diện rộng. Bến Tre thường thiếu nước ngọt trong mùa khô và vấn đề xâm nhập mặn hầu như ảnh hưởng đến toàn bộ diện tích của tỉnh. Trước thực trạng trên đòi hỏi nhà nước cũng như địa phương cần có các biện pháp như: theo dõi diễn biến, dự báo, đánh giá mức độ xâm nhập mặn. Qua đó, cũng cung cấp thông tin cho việc theo dõi quá trình diễn biến, giúp các nhà quản lý theo dõi, đánh giá mức độ gia tăng và có biện pháp ứng phó kịp thời. Theo dõi hiện trạng xâm nhập mặn có nghĩa là xác định những khu vực bị ảnh hưởng dựa trên đặc tính đối tượng canh tác nông nghiệp từ đó rút ra nhận xét về tính chất cũng như mức độ ảnh hưởng của tình trạng xâm nhập mặn. Do đó, “ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG XÂM NHẬP MẶN CỦA HUYỆN CHỢ LÁCH TỈNH BẾN TRE ” là một vấn đề cần thiết. Nhằm tạo cơ sở cho công tác quản lý, dự báo đánh giá tình hình và có những biện pháp ứng phó, thích nghi nhằm giảm thiểu thiệt hại ở mức thấp nhất do xâm nhặp mặn gây ra trên địa bàn tỉnh Bến Tre. 1 CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ XÂM NHẬP MẶN VÀ ẢNH HƯỞNG 1.1. Khái quát về xâm nhập mặn 1.1.1. Khái niệm Theo Trung tâm phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: Xâm nhập mặn là hiện tượng nước mặn với nồng độ mặn bằng 4‰ xâm nhập sâu vào nội đồng khi xảy ra triều cường, nước biển dâng hoặc cạn kiệt nguồn nước ngọt . Xâm nhập mặn (Saline intrusion): Hiện tượng nước mặn từ biển tràn vào đất liền qua cửa sông, hệ thống sông rạch, kênh mương và gây nhiễm mặn nguồn nước và đất đai vùng chịu ảnh hưởng triều hoặc còn gọi là vùng giao tiếp giữa sông và biển. Theo PGS. TS Nguyễn Chu Hồi (2001), sự xâm nhập mặn của nước biển sông được giải thích là do mùa khô, nước sông cạn kiệt khiến nước biển theo các sông, kênh dẫn tràn vào gây mặn. Hiện tượng tự nhiên này xảy ra hằng năm và do đó có thể dự báo trước. Nhưng bên cạnh đó, những vùng đất ven biển cũng có nguy cơ nhiễm mặn do thẩm thấu hoặc do tiềm sinh. 1.1.2. Nguyên nhân xâm nhập mặn Để đánh giá về mức độ và nguyên nhân xâm nhập mặn cần phải nghiên cứu và tổng hợp rất nhiều yếu tố. Theo Bộ Tài nguyên và môi trường 9-2006. Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam, NXB Hà Nội. Trong 100 năm qua, lượng mưa có xu hướng tăng ở khu vực vĩ độ cao hơn 30 o. Tuy nhiên, lượng mưa lại có xu hướng giảm ở khu vực nhiệt đới từ giữa những năm 1970. Hiện tượng mưa lớn có dấu hiệu tăng ở nhiều khu vực trên thế giới (IPCC, 2007). Mực nước biển toàn cầu đã tăng trong thế kỷ 20 với tốc độ ngày càng cao. Hai nguyên nhân chính làm tăng mực nước biển là sự giãn nở nhiệt của đại dương và sự tan băng. 2 Theo Sở NN&PTNN tỉnh Bến Tre (2010), một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn ảnh hưởng trong các tháng mùa khô:  Thời điểm mùa khô lượng nước đổ về từ thượng nguồn ít, không mưa.  Mực nước thấp, yếu tố gió chướng với triều cường làm mặn xâm nhập sâu và nồng độ cao.  Thời tiết nắng nóng lượng bốc hơi cao, nước ngọt hao phí tự nhiên lớn. 1.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến xâm nhập mặn Hình 1.1. Sự dịch chuyển của khối nước mặn vào tầng nước ngọt “Nguồn: Theo EOE (2012)” Trong tự nhiên, bề mặt phân cách giữa nước ngọt và nước mặn hiếm khi ổn định. Quá trình bổ sung nước hoặc khai thác nguồn nước ngầm đều dẫn đến sự dịch chuyển bề mặt phân cách giữa nước ngọt và nước mặn từ vị trí này sang vị trí khác. Sự dịch chuyển đó có thể làm mực nước dâng lên hoặc hạ xuống tùy thuộc vào việc nước ngọt đổ vào tầng ngậm nước tăng hay giảm. Do đó, sự thay đổi lượng nước 3 ngầm gây ảnh hưởng trực tiếp đến xâm nhập mặn. Tình trạng này sẽ tăng nhanh hơn nếu giảm bổ sung nước ngầm. Những thay đổi do biến đổi khí hậu như lượng mưa và nhiệt độ, thay đổi mục đích sử dụng đất cũng có thể làm thay đổi đáng kể tốc độ bổ sung nước ngầm cho các hệ thống tầng ngậm nước, gây ảnh hưởng đến quá trình xâm nhập mặn. a. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng sâu sắc đến chu trình thủy văn thông qua thay đổi mô hình lượng mưa, lượng nước bốc hơi và độ ẩm của đất. Lượng mưa có thể tăng hoặc giảm và phân bố không đồng đều trên toàn cầu. Hiện tượng này sẽ làm thay đổi lượng nước ngầm được bổ sung, đồng thời thay đổi tốc độ xâm nhập mặn vào tầng ngậm nước ven biển. Vì vậy, thông tin về các tác động của biến đổi khí hậu ở địa phương hoặc khu vực, các quá trình thủy văn và tài nguyên nước ven biển trở nên rất quan trọng.  Lượng mưa Khí hậu khu vực Nam bộ gồm mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Tuy vậy, thực tế ngày bắt đầu hay kết thúc mùa mưa mưa lại có sự khác biệt từ vài ngày đến vài mươi ngày ở các năm khác nhau. Thời gian bắt đầu mùa khô và bắt đầu mùa mưa có tính quyết định đến mức độ xâm nhập mặn trên các hệ thống sông rạch ở đồng bằng sông Mekong  Chế độ gió Đồng bằng sông Mekong chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau và gió mùa tây nam từ tháng 5 đến tháng 11. Tương ứng với chế độ gió là mùa gió đông bắc là thời kỳ khô hạn, mùa gió tây nam là thời kỳ mưa ẩm. Như vậy, mặn xâm nhập sâu vào sông rạch vào các tháng 2,3 và 4 có góp phần của gió mùa đông bắc, thúc đẩy thủy triều vào sâu trong đất liền. 4 b. Ảnh hưởng của quá trình thay đổi mục đích sử dụng đất Các hoạt động thay đổi mục đích sử dụng đất và quản lý đất cũng có thể làm thay đổi trực tiếp đến hệ thống thủy văn, chế độ bốc hơi nước và dòng chảy. Do đó, sử dụng đất cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá nguồn nước ngầm. Hình 1.2. Hiện tượng xâm nhập mặn từ biển vào lòng sông vùng cửa sông “Nguồn: Theo Lê Anh Tuấn (2008)” Đối với các cửa sông tiếp giáp với biển, hiện tượng xâm nhập mặn từ biển vào các sông xảy ra khá phổ biến, đặc biệt vào mùa khô. Khi đó lượng nước từ sông đổ ra biển giảm, thủy triều từ biển sẽ mang nước mặn lấn sâu vào lòng sông làm cho nước sông bị nhiễm mặn (Hình 1.2). Nồng độ mặn sẽ giảm dần khi càng tiến sâu vào đồng bằng. Mức độ xâm nhập mặn vào sâu trong nội đồng phụ thuộc vào nhiều yếu tố:  Lượng nước từ thượng nguồn đổ về, lưu lượng càng giảm, nước mặn càng tiến sâu vào đất liền. 5  Biên độ triều vùng cửa sông: vào giai đoạn triều cường, nước mặn càng lấn sâu vào.  Địa hình: Địa hình bằng phẳng là yếu tố thuận lợi cho sự xâm nhập mặn.  Các yếu tố khí tượng: Gió từ biển hướng vào đất liền, nhiệt độ cao, mưa ít, ... sẽ là tác nhân làm mặn lấn sâu vào nội địa.  Hoạt động kinh tế của con người: Nhu cầu sử dụng nước ngọt vào mùa khô tăng sẽ làm giảm nguồn nước ngầm, làm tăng nguy cơ xâm nhập mặn 1.1.4. Xâm nhập mặn tại Việt Nam Việt Nam Có trên 3000 km bờ biển, tập trung hàng triệu người sinh sống và khai thác các nguồn lợi từ biển. Xâm nhập mặn diễn ra tại hầu hết các địa phương ven biển, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân, đặc biệt tại những cửa sông đổ ra biển. Hai đồng bằng rộng lớn của Việt Nam là Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là những nơi chịu ảnh hưởng lớn nhất của hiện tượng này. Nhiều giải pháp đã được đưa ra, phần nào hạn chế được tình trạng xâm nhập mặn nhưng trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng phức tạp thì trong thời gian tới, hiện tượng xâm nhập mặn vẫn là mối đe dọa lớn đến đời sống các khu vực này, đặc biệt là khu vực ĐBSCL, vựa lương thực của cả nước. 1.2. Ảnh hưởng của xâm nhập mặn Xâm nhập mặn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt cũng như canh tác sản xuất của người dân. Việc thiếu nước ngọt vào mùa khô gây nhiều khó khăn và thiệt hại: - Người dân thiếu nước ngọt trong các sinh hoạt hằng ngày. 6 - Các hoạt động nông nghiệp lệ thuộc vào nguồn nuớc ngọt bị ảnh hưởng, nhất là trong canh tác lúa. Độ mặn trong nƣớc cao gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh trưởng và phát triển, làm giảm năng suất thậm chí gây chết lúa. - Xâm nhập mặn làm tăng độ mặn trong đất và gây ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm. 1.3. Một số nghiên cứu về xâm nhập mặn trong và ngoài nước 1.3.1. Nghiên cứu về xâm nhập mặn ở Việt nam Trong thời gian gần đây, việc ứng dụng khoa học công nghệ trong giám sát và đánh giá xâm nhập mặn được các nhà khoa học trong nước tiến hành nghiên cứu dưới nhiều phương pháp khác nhau. Xâm nhập mặn có xu hướng ngày càng trầm trọng hơn là do rất nhiều nguyên nhân, trong đó biến đổi khí hậu có ảnh hưởng trực tiếp và lớn nhất. Nhóm tác giả Trần Quốc Đạt, Nguyễn Hiếu Trung và Kanchit Likitdecharote thuộc trường Đại học Cần Thơ và Đại học Chulalongkorn - Thái Lan đã tiến hành nghiên cứu mô phỏng xâm nhập mặn đồng bằng sông Cửu Long dưới tác động của nước biển dâng và sự suy giảm lưu lượng nước từ thượng nguồn. Trong nghiên cứu này, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long được mô phỏng cho những kịch bản khác nhau của mực nước biển dâng và lưu lượng thượng nguồn giảm bằng mô hình MIKE11. Mô hình được xây dựng dựa trên cở sỡ dữ liệu của hai năm 1998 và 2005. Kết quả mô phỏng xâm nhập mặn năm 1998 được chọn kịch gốc so sánh với bốn kịch bản xâm nhập mặn vào các năm 2020 và 2030. Bốn kịch bản này được xây dựng dựa trên kịch bản CRES B2, kịch bản tăng diện tích nông nghiệp và kịch bản diện tích nông nghiệp không đổi. Hai kịch bản đầu là khi mực nước biển dâng 14 cm và lưu lượng thượng nguồn giảm 11% và 22%. Kịch 7 bản số ba và bốn là khi mực nước biển dâng 20cm và lưu lượng thượng nguồn giảm 15%. Kết quả mô phỏng cho thấy rằng độ mặn 2,5g/l xâm nhập 14 km sâu hơn kịch bản gốc năm 1998. Ngoài ra xâm nhập mặn cũng tác động hầu hết các dự án ngăn mặn ở đồng bằng sông Cửu Long. Việc phát triển hệ công cụ hỗ trợ nghiên cứu gồm 4 Modul chức năng: GIS (Geography Information Systerm) – Viễn thám – Modelling – Database có tên gọi là Geoinfomatics đã được Viện Môi trường và Tài nguyên Đại học Quốc gia TP.HCM nghiên cứu và áp dụng. Một trong những ứng dụng của nó là dự báo diễn biến biên mặn trên hệ thống dòng chảy sông Đồng Nai, sông Sài Gòn nhằm phục vụ việc quy hoạch, xác định cơ cấu cây trồng phù hợp và triển khai hoạt động nuôi trồng thủy sản an toàn. Nghiên cứu sử dụng công cụ toán học là phần mềm MK4 của PGS.TS Lê Song Giang. Từ dữ liệu, số liệu ban đầu của năm 2002, phần mềm MK4 cho phép xây dựng 26 những kịch bản diễn biến biên mặn cho những năm tiếp theo theo mùa và theo các kịch bản xả lũ của các hồ chứa ở thượng nguồn. Kết quả của nghiên cứu cho thấy sự dịch chuyển khá lớn về biên mặn của mùa khô và mùa mưa. Năm 2009, nhóm nghiên cứu thủy văn và môi trường gồm các chuyên gia thuộc trƣờng Đại học khoa học tự nhiên và Đại học quốc gia Hà Nội đã áp dụng mô hình MIKE 11 để đánh giá tình hình xâm nhập mặn trên hệ thống sông Bến Hải và Thạch Hãn cho kết quả tốt. Việc hiệu chỉnh và kiểm định mô hình thủy lực và lan truyền chất được thực hiện với bộ số liệu đo đạc quan trắc tháng 8 năm 2007. Để dự báo tính hình xâm nhập mặn đến năm 2020, các điều kiện biên được kết hợp giữa việc dự báo tình hình sử dụng nước thượng nguồn kết hợp với các kịch bản nước biển dâng. Kết quả mô phỏng bằng mô hình cho thấy, đến năm 2020 mặn có thể xâm nhập khá sâu vào đồng bằng. Điều đó sẽ đặt ra những thách thức cho hoạt động canh tác cây nông nghiệp sử dụng nguồn nước tưới từ sông nhưng đồng thời cũng tạo ra thời cơ tăng diện tích sản xuất cho ngành nuôi trồng thủy sản nước lợ. 8 1.3.2. Nghiên cứu về xâm nhập mặn trên thế giới Trên thế giới, ảnh hưởng của tình trạng đất nhiễm mặn cũng là vấn đề được nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu. Nhóm ba nhà khoa học Mahmoud A. Abdelfattah, Shabbir A. Shahid và Yasser R. Othman đã tiến hành nghiên cứu ứng dụng công nghệ GIS (Hệ thống thông tin địa lý) và Viễn thám vào xây dựng mô hình thành lập bản đồ đất nhiễm mặn tại Abu Dhabi, Ả Rập. Sử dụng sản phẩm Viễn thám mà cụ thể là ảnh Landsat-7 ETM và mẫu đất thu thập dùng để xây dựng song song hai mô hình. Kết quả so sánh thực tế có độ tin cậy là 91,2%, cho thấy khả năng ứng dụng kết hợp GIS và Viễn thám cho hiệu quả rất cao. Trong hoạt động nông nghiệp, nghiên cứu ước tính độ mặn của đất trong cánh đồng ngô cũng được ba nhà khoa học Ahmed Eldiery, Luis A. Garcia và Robin M. Reich tiến hành thực hiện. Bằng công cụ là dữ liệu viễn thám và GIS, kết hợp mẫu đất thực đo. Các nhà khoa học đã thành lập được bản đồ thể hiện mức độ mặn của đất dựa trên sự thay đổi sinh trưởng của cây ngô dưới tác động của độ mặn gia tăng trong đất. Từ đó kịp thời có các biện pháp ứng phó nhằm giảm thiểu thiệt hại đến nông nghiệp ở mức thấp nhất 9 CHƯƠNG 2 : ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ DIỄN BIẾN XÂM NHẬP MẶN TẠI TỈNH BẾN TRE 2.1. Tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Bến Tre 2.1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Bến Tre 10 a. Vị trí địa lý Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bến Tre “Nguồn: Website tỉnh Bến Tre” Bến Tre là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, nằm cuối nguồn sông Cửu Long, tiếp giáp biển Đông với chiều dài đường biển khoảng 65 km và các tỉnh Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long. Trung tâm của tỉnh Bến Tre cách Thành phố Hồ Chí Minh 87 km về phía Tây qua tỉnh Tiền Giang và Long An. Có diện tích tự nhiên là 2.360 km2, được hình thành bởi cù lao An Hoá, cù lao Bảo, cù lao Minh và 11 do phù sa của 4 nhánh sông Cửu Long bồi tụ mà thành (gồm sông Tiền dài 83 km, sông Ba Lai 59 km, sông Hàm Luông 71 km, sông Cổ Chiên 82 km). Điểm cực Bắc của Bến Tre nằm trên vĩ độ 9048' Bắc, điểm cực Nam nằm trên vĩ độ 10 020' Bắc, điểm cực Đông nằm trên kinh độ 106 048' Đông, điểm cực Tây nằm trên kinh độ 105057' Đông. Những con sông lớn nối từ biển Đông qua các cửa sông chính (cửa Đại, cửa Ba Lai, cửa Hàm Luông, cửa Cổ Chiên), ngược về phía thượng nguồn đến tận Campuchia. Từ Bến Tre, tàu bè có thể đến Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây. Ngược lại, tàu bè từ Thành phố Hồ Chí Minh về các tỉnh miền Tây đều phải qua Bến Tre. Bến Tre có hệ thống kênh rạch chằng chịt khoảng 6.000 km đan vào nhau chở nặng phù sa chảy khắp ba dải cù lao, tạo thành một lợi thế trong phát triển giao thông thuỷ, hệ thống thuỷ lợi, phát triển kinh tế biển, kinh tế vườn, trao đổi hàng hoá với các tỉnh lân cận. Song song với giao thông thuỷ, ở Bến Tre, hệ thống giao thông đường bộ cũng có một vị trí rất đặc biệt. Thành phố Bến Tre nối liền với Thành phố Hồ Chí Minh (qua các tỉnh Tiền Giang, Long An) dài 86 km. Quốc lộ 60 từ cầu Rạch Miễu đi qua thành phố Bến Tre, qua cầu Hàm Luông, thị trấn Mỏ Cày, đến cầu Cổ Chiên, sang tỉnh Trà Vinh. Quốc lộ 57 điểm cuối từ xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú qua thị trấn Mỏ Cày, thị trấn Chợ Lách đến phà Đình Khao sang tỉnh Vĩnh Long. Đường tỉnh 882 nối đường vào cầu Hàm Luông (ngã 4 Tân Thành Bình) với Quốc lộ 57 (ngã 3 cây Trâm). Đường tỉnh 883 nối Quốc lộ 60 đi qua thị trấn Bình Đại đến xã Thới Thuận. Đường tỉnh 884 từ ngã tư Tân Thành qua bến phà Tân Phú đến Quốc lộ 57. Đường tỉnh 885 nối thành phố Bến Tre với thị trấn Ba Tri, qua thị trấn Giồng Trôm. Đường tỉnh 886 nối Đường tỉnh 883 (Ngã 3 Đê Đông) đến xã Thừa Đức. Đường tỉnh 887 từ cầu Mỹ Hoá – thành phố Bến Tre xuống ngã ba Sơn Đốc, huyện Giồng Trôm. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan