Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh tại khoa ung thư tổng hợp bệnh việ...

Tài liệu Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh tại khoa ung thư tổng hợp bệnh viện trung ương quân đội 108 năm 2022

.PDF
51
1
143

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH LƯƠNG THỊ MAI HƯƠNG ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA NGƯỜI BỆNH TẠI KHOA UNG THƯ TỔNG HỢP BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 NĂM 2022 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH – 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH LƯƠNG THỊ MAI HƯƠNG ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA NGƯỜI BỆNH TẠI KHOA UNG THƯ TỔNG HỢP BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 NĂM 2022 Chuyên ngành: Điều dưỡng Nội người lớn BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. NGUYỄN THỊ LĨNH NAM ĐỊNH – 2022 i LỜI CẢM ƠN Để hoàn chuyên đề tốt nghiệp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới: Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập. Các Thầy, Cô giáo trong Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã trực tiếp hướng dẫn, trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Ban Giám đốc và tập thể cán bộ, nhân viên Khoa Ung thư Tổng hợp Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong thời gian tiến hành thu thập số liệu tại bệnh viện. Đặc biệt tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới cô hướng dẫn – Ths Nguyễn Thị Lĩnh - Người Thầy đã định hướng học tập, nghiên cứu và tận tình chỉ bảo để tôi hoàn thành chuyên đề này. Tôi xin chân trọng biết ơn các Thầy, Cô trong Hội đồng đã đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thiện chuyên đề. Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp và các đối tượng nghiên cứu đã nhiệt tình cộng tác để tôi có được số liệu cho nghiên cứu này. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè cùng tập thể lớp chuyên khoa 1 đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn! Nam Định, ngày tháng năm 2022 Học viên Lương Thị Mai Hương ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính tôi. Các số liệu trong chuyên đề là trung thực và chưa từng được công bố trong các công trình nghiên cứu khác. Nếu sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Nam Định, ngày tháng năm 2022 Người cam đoan Lương Thị Mai Hương iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT………………………………………………..iii DANH MỤC CÁC BẢNG…………………………………………………………iv ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN....................................................... 3 1.1. Cở sở lý luận .................................................................................................. 3 1.1.1. Tổng quan về ung thư ................................................................................ 3 1.1.2. Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh ung thư ........................................ 5 1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................. 8 1.2.1. Các nghiên cứu trong nước ....................................................................... 8 1.2.2. Các nghiên cứu ngoài nước ....................................................................... 9 Chương 2 .................................................................................................................. 10 2.3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ................................................ 18 2.3.2. Đặc điểm về bệnh ung thư .......................................................................... 20 2.3.3. Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh tại khoa Ung thư tổng hợp bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ..................................................................................... 23 Chương 3 .................................................................................................................. 25 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ................................................... 25 3.2. Đặc điểm về bệnh ung thư ............................................................................. 28 3.3. Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh tại khoa Ung thư tổng hợp bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ..................................................................................... 29 3.4. Đề xuất giải pháp ........................................................................................... 31 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 34 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP .................................................................................. 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CS Chăm sóc CSGN Chăm sóc giảm nhẹ ĐD Điều dưỡng ĐTNC Đối tượng nghiên cứu NB Người bệnh NVYT Nhân viên y tế TTDD Tình trạng dinh dưỡng SDD Suy dinh dưỡng WHO Tổ chức y tế thế giới World Health Oganization UT Ung thư PG - SGA Phương pháp đánh giá chủ quan khái quát tình trạng dinh dưỡng Patient Generated - Subjective Global Assessment v DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH Bảng 2. 1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ............................................ 19 Bảng 2. 2. Vị trí ung thư........................................................................................... 20 Bảng 2. 3. Các giai đoạn của ung thư ...................................................................... 21 Bảng 2. 4. Bệnh lý kèm theo .................................................................................... 21 Bảng 2. 5. Triệu chứng ............................................................................................. 22 Biểu đồ 2. 1. Đặc điểm về nhóm tuổi………………………………………………18 Biểu đồ 2. 2. Đặc điểm về giới tính ......................................................................... 19 Biểu đồ 2. 4. Tình trạng dinh dưỡng theo phân loại BMI........................................ 23 Biểu đồ 2. 5. Tình trạng dinh dưỡng theo phân loại PG-SGA................................. 24 Hình 2.1. Bệnh viện Trung ương Quân đội 1081………………….………………11 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư là mối lo của nhân loại trong thế kỷ XXI. Đây là căn bệnh không lây nhiễm tử vong cao. Đời sống kinh tế xã hội ngày càng tăng cao, tuổi thọ tăng lên công nghiệp phát triển đồng nghĩa với tỷ lệ mắc ung thư ngày càng cao ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Hàng năm trên thế giới có khoảng hơn 10 triệu người mắc bệnh ung thư. Tỷ lệ tử vong do ung thư cao thứ 2 sau các bệnh lý về tim mạch. Tại Việt Nam, ước tính có 182.563 ca mắc mới và 122.690 ca tử vong do ung thư. Cứ 100.000 người thì có 159 người chẩn đoán mắc mới ung thư và 106 người tử vong do ung thư trong đó 80% bị sút cân, 30% tử vong do suy kiệt trước khi qua đời do khối u [13] Suy dinh dưỡng là một tình trạng nghiêm trọng tiềm ẩn thường đi kèm với bệnh ung thư và cách điều trị của nó. Tỷ lệ suy dinh dưỡng người bệnh ung thư được báo cáo là từ khoảng 10% đến 80% và chính suy dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở 20% người bệnh ung thư [19]. Hội chứng suy mòn trong ung thư là một hội chứng lâm sàng đặc trưng bởi sự sụt cân tiến triển, suy yếu và chán ăn. Suy dinh dưỡng và suy mòn là 2 yếu tố quan trọng góp phần vào tỷ lệ tử vong liên quan đến ung thư, sự hiện diện của một trong hai yếu tố có ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả điều trị, mức độ biến chứng, thời gian nằm viện, chi phí điều trị và chất lượng cuộc sống của người bệnh [18]. Dinh dưỡng đầy đủ trong suốt thời kỳ ung thư đóng vai trò quan trọng. Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp cho người bệnh duy trì được trọng lượng và đảm bảo sức mạnh của cơ thể để chống lại các nhiễm trùng và giữ cho các tế bào được khỏe mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể người bệnh đối phó lại với các tác động của bệnh và kể cả các tác dụng phụ có thể gặp phải trong suốt quá trình điều trị bệnh. Tầm soát nguy cơ dinh dưỡng càng sớm càng tốt cho phép xác định người bệnh nguy cơ suy dinh dưỡng hay không, đồng thời xác định các yếu tố liên quan trên người bệnh ung thư là rất cần thiết để đưa ra can thiệp dinh dưỡng kịp thời trong suốt 2 quá trình điều trị ung thư vì vậy đánh giá tình trạng dinh dưỡng là bước đầu tiên của quy trình chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh và có vai trò quan trọng trong đảm bảo quản lý các vấn đề về dinh dưỡng, là một phần trong chăm sóc người bệnh ung thư. Tại cơ sở y tế, khi người bệnh đến khám và điều trị nhân viên y tế (bác sĩ, điều dưỡng, cán bộ dinh dưỡng và dược sĩ) cần thiết có kế hoạch đánh giá tình trạng dinh dưỡng kịp thời từ đó xây dựng chế độ ăn hợp lý giúp người bệnh góp phần làm giảm tác dụng gây độc tế bào và các biến chứng liên quan do tác dụng phụ của các phương pháp điều trị để nâng cao chất lượng cuộc sống người bệnh. Vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu: “Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh tại khoa Ung thư tổng hợp bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2022” với 2 mục tiêu: Mục tiêu 1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh tại khoa Ung thư tổng hợp bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2022. 2. Đề xuất một số giải pháp cải thiện tình trạng dinh dưỡng của người bệnh điều trị tại khoa Ung thư tổng hợp Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cở sở lý luận 1.1.1. Tổng quan về ung thư Khái niệm: Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào, khi bị kích thích bởi các tác nhân sinh ung thư, tế bào tăng sinh một cách vô hạn độ, vô tổ chức không tuân theo các cơ chế kiểm soát về phát triển của cơ thể [4] Ung thư (UT) là một thuật ngữ chung cho một nhóm lớn các bệnh có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào của cơ thể. Các thuật ngữ khác được sử dụng là khối u ác tính và khối u. Một đặc điểm nổi bật của bệnh ung thư là sự tạo ra nhanh chóng của các tế bào bất thường phát triển vượt ra ngoài ranh giới thông thường của chúng, và sau đó có thể xâm lấn các bộ phận liền kề của cơ thể và lây lan sang các cơ quan khác; quá trình sau này được gọi là di căn. Di căn là nguyên nhân chính gây tử vong do ung thư [27] Nguyên nhân Trên 80% tác nhân sinh UT là bắt nguồn từ môi trường sống, trong đó hai tác nhân lớn nhất là: 35% do chế độ ăn uống (gây nhiều loại UT đường tiêu hóa) và khoảng 30% UT do thuốc lá (gây UT phổi, UT đường hô hấp trên). Các tác nhân khác bao gồm: Tia phóng xạ, bức xạ tử ngoại, virus, các loại hóa chất được sử dụng trong công nghiệp, thực phẩm, chiến tranh, các chất thải ra môi trường nước và không khí là tác nhân của nhiều loại ung thư khác nhau [3] Cơ chế bệnh sinh của ung thư Cơ chế gen: Quá trình sinh bệnh ung thư liên quan chặt chẽ đến tổn thương hai nhóm Gen: gen sinh ung thư và gen kháng ung thư. Hai loại gen này bình thường trong tế bào đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát quá trình sinh sản tế bào, sự biệt hóa tế bào và quá trình chết theo chương trình của tế bào, giúp cho sự ổn định sinh học của cơ thể. Gen sinh ung thư, kiểm soát theo hướng tích cực mã hóa những protein truyền những tín hiệu phân bào. Khi các gen này bị tổn thương như bị đột 4 biến sẽ truyển tín hiệu phân bào sai lạc mà cơ thể không kiểm soát được dẫn đến sinh ung thư. Trái với các gen sinh ung thư, các gen kháng ung thư mã hóa cho những protein kiểm soát phân bào theo hướng ức chế, làm chu kỳ phân bào bị dừng ở một pha, các gen kháng ung thư còn có chức năng làm biệt hóa tế bào hoặc mã hóa tế bào chết theo chương trình, khi các gen kháng ung thư bị bất hoạt do đột biến sẽ làm biến đổi tế bào thành tế bào ác tính Cơ chế tế bào: Người trưởng thành bình thường trung bình có khoảng 1 triệu tỷ tế bào. Số lượng tế bào mới trong cơ thể được tạo ra bằng số lượng tế bào chết đi và luôn giữ ở mức hằng định. Khi ung thư tế bào sinh sản vô hạn độ phá vỡ mức hằng định tế bào sinh nhiều hơn để bào chết. Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào mà tế bào tăng sinh vô hạn độ ngoài sự kiểm soát của cơ thể. Cơ chế của sự tăng trưởng số lượng của các quần thể tế bào có thể do chu trình tế bào được rút ngắn dẫn đến tăng số lượng tế bào được tạo ra trong một đơn vị thời gian hoặc do giảm vận tốc tế bào chết đi cũng đưa đến kết quả có nhiều tế bào được tạo ra hơn. Sự tăng sinh vô hạn độ của tế bào ung thư còn liên quan đến cơ chế mất sự ức chế tiếp xúc: tế bào bình thường khi đang ở quá trình phân chia nếu tiếp xúc với tế bào bình thường khác cũng đang phân bào thì quá trình phân bào chấm dứt. Trong ung thư cơ chế này không còn. Các tế bào ung thư giảm hoặc mất tính kết dính. Tế bào ung thư có thể tiết ra một số men có thể gây tiêu collagen ở cấu trúc nâng đỡ của các mô [4], [3] Các giai đoạn của ung thư Hầu hết các loại ung thư có bốn giai đoạn: giai đoạn I (một) đến IV (bốn), một số bệnh ung thư cũng có giai đoạn 0 (zero). Giai đoạn 0: Các tế bào bất thường có mặt nhưng không lây lan sang các mô lân cận. Giai đoạn này của ung thư thường được chữa trị cao, hầu hết được loại bỏ toàn bộ khối u bằng cách phẫu thuật. - Giai đoạn I: Giai đoạn này thường là một khối u nhỏ hoặc khối u không phát triển sâu vào các mô lân cận, nó cũng không lan rộng tới các hạch bạch huyết hoặc các bộ phận khác của cơ thể. Nó thường được gọi là ung thư giai đoạn sớm 5 - Giai đoạn II và III: Các giai đoạn này cho thấy ung thư hoặc khối u lớn hơn đã phát triển sâu hơn vào các mô gần đó, chúng cũng có thể lan tới các hạch bạch huyết nhưng không lan sang các phần khác của cơ thể. - Giai đoạn IV: Giai đoạn này có nghĩa là ung thư đã lan ra các cơ quan khác hoặc các bộ phận khác của cơ thể. Nó cũng thường được gọi là ung thư di căn [3] 1.1.2. Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh ung thư Tình trạng dinh dưỡng là tập hợp các đặc điểm chức phận, cấu trúc và hoá sinh phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Tình trạng dinh dưỡng của các cá thể là kết quả của ăn uống và sử dụng các chất dinh dưỡng của cơ thể. Tình trạng dinh dưỡng tốt phản ánh sự cân bằng giữa thức ăn ăn vào và tình trạng sức khoẻ, khi cơ thể thiếu hoặc thừa dinh dưỡng là thể hiện có vấn đề về sức khoẻ hoặc vấn đề về dinh dưỡng [26] 1.1.3. Giảm cân trong ung thư Giảm cân ở người bệnh ung thư do nhiều yếu tố, trong đó sự sản sinh các chất trung gian gây viêm và dị hóa đóng vai trò quan trọng. Giảm cân cũng là một nguồn gốc của các biểu hiện tâm lý tiêu cực như đau khổ, chán nản ở người bệnh ung thư cũng như người chăm sóc. Giảm cân là một yếu tố tiên lượng trong ung thư, giảm cân càng nhiều thì thời gian sống càng ngắn, giảm cân tiến triển dẫn đến suy mòn; người bệnh có thể chết do suy mòn trước khi chết do bệnh lý ung thư [16] [24] 1.1.4. Vai trò của dinh dưỡng trong điều trị bệnh ung thư Dinh dưỡng là một phần quan trọng trong chăm sóc người bệnh ung thư kể từ khi người bệnh được chẩn đoán ung thư. Bệnh ung thư có thể ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng, và ngược lại, tình trạng dinh dưỡng kém ảnh hưởng đến đáp ứng điều trị, cách thức điều trị và chất lượng cuộc sống. Người bệnh ung thư có nguy cơ bị suy kiệt rất cao vì ảnh hưởng về thể chất và tinh thần của cả bệnh và quá trình điều trị gây ra: 6 - Sự phát triển của khối u làm tăng tốc độ chuyển hóa và do vậy làm tăng nhu cầu năng lượng. - Triệu chứng cơ năng (ví dụ đau, nuốt khó, nôn, ỉa chảy) có thể làm giảm khẩu phần ăn, giảm hấp thu và tăng mất chất dinh dưỡng. - Ảnh hưởng về tâm lý khi bị chẩn đoán ung thư sẽ gây ra lo lắng, buồn rầu, trầm cảm, làm giảm cảm giác ngon miệng. - Điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ. Hậu quả về dạ dày ruột như buồn nôn, nôn, ỉa chảy, đau... có ảnh hưởng ngược đến khẩu phần ăn và các vấn đề khác như thay đổi vị, nuốt khó, nhiễm khuẩn có thể làm ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng có ảnh hưởng đến điều trị ung thư vì liều hóa trị tính trên trọng lượng cơ thể và người bệnh nhẹ cân sẽ không được dùng đủ liều. Người bệnh yếu giảm khả năng chịu đựng tác dụng phụ và bị tăng tình trạng nhiễm độc. Nghiên cứu của Shunji Okada chỉ ra rằng, số người bệnh phải ngưng điều trị do SDD cao gấp 3,6 lần người bệnh không SDD và việc giảm liều điều trị cao gấp 2,5 lần ở người bệnh có SDD . Do vậy, phòng ngừa và điều trị tình trạng suy dinh dưỡng để duy trì sức khỏe về thể chất và đảm bảo chất lượng cuộc sống càng lâu càng tốt là mục tiêu quan trọng trong chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh ung thư [17], [20]. 1.1.5. Các phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng trên người bệnh UT Phương pháp nhân trắc học Phương pháp nhân trắc học dinh dưỡng là đo các biến đổi về kích thước và cấu trúc cơ thể để đánh giá tình trạng dinh dưỡng. Những kích thước nhân trắc thường được sử dụng là: cân nặng, chiều cao/chiều dài, bề dày lớp mỡ dưới da, vòng cánh tay, vòng eo Theo Tổ chức Y tế thế giới khuyên nên dùng “chỉ số khối cơ thể” (Body Mass Index, BMI) để nhận định tình trạng dinh dưỡng, được tính theo công thức: BMI = Cân nặng (kg)/ chiều cao2 (m) 7 Phân loại BMI (kg/m2) Suy dinh dưỡng : <18.5 Bình thường : 18.5-22.9 Thừa cân/béo phì : ≥23 Phương pháp đánh giá chủ quan toàn diện bệnh nhân PG –SGA (Patient – Generated Subjective Global Assessment) Năm 2002, Bauer và các cộng sự sử dụng bảng SGA cải biên PG-SGA để đánh giá TTDD ở người bệnh ung thư với giá trị tương đương phương pháp SGA nguyên thủy (với độ nhạy 98% và độ đặc hiệu là 82%). PG-SGA xác định được nhiều những triệu chứng tác động đến dinh dưỡng rộng hơn so với SGA. PG-SGA là phương pháp được điều chỉnh và cải biên từ phương pháp SGA và được chú trọng đặc biệt cho người bệnh ung thư. Điểm số càng cao cho thấy người bệnh có nguy cơ dinh dưỡng càng cao. PG-SGA cung cấp việc đánh giá dinh dưỡng theo 3 mức độ: PG-SGA A: Dinh dưỡng tốt cân nặng ổn định, không giảm khẩu phần ăn và không có các bất thường về các chức năng trong vòng 1 tháng qua. PG-SGA B: SDD nhẹ hoặc vừa hay có nguy cơ SDD. PG-SGA C: SDD nặng [14], [23]. Phương pháp điều tra khẩu phần ăn Các phương pháp chính là phương pháp hỏi ghi khẩu phần 24 giờ, điều tra tần suất tiêu thụ lương thực, thực phẩm. Đây là một phương pháp sử dụng để phát hiện sự bất hợp lý (thiếu hụt hoặc thừa) dinh dưỡng ngay ở giai đoạn đầu tiên. Thông qua việc thu thập, phân tích số liệu về tiêu thụ lương thực, thực phẩm và tập quán ăn uống (chỉ số về dinh dưỡng của các thực phẩm dựa vào bảng thành phần hóa học Việt Nam của viện dinh dưỡng) từ đó cho phép rút ra các kết luận về mối liên quan giữa ăn uống và tính trạng sức khỏe Phương pháp hóa sinh Albumin huyết thanh: Là xét nghiêm được chỉ định để đánh giá TTDD và theo dõi tiến trình dinh dưỡng của người bệnh ung thư. Albumin có chỉ số bán hủy khoảng 8 20 ngày vì vậy giá trị chuẩn đoán về dinh dưỡng của albumin là khá muộn. Chỉ số albumin huyết thanh có thể giảm trong các bệnh lý về gan, bỏng, chấn thương, chảy máu, nhiễm khuẩn huyết, trong quá trình viêm... Prealbumin huyết thanh: Là chỉ số tốt để phản ánh TTDD tốt hơn albumin vì có thời gian bán hủy trong máu là 2 ngày nhanh hơn nhiều so với albumin 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Các nghiên cứu trong nước Nghiên cứu của Dương Thị Phượng và cộng sự (năm 2016) kết quả cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng đánh giá theo chỉ số BMI là 20%; theo chỉ số albumin là 29,1% trong đó 25,6% SDD nhẹ (albumin từ28 –35 g/l), 3,5% SDD trung bình (albumin từ21 –27 g/l); theo PG - SGA có 48,3% tình trạng dinh dưỡng tốt và 51,7% có nguy cơ SDD ở mức vừa và nặng [11]. Tác giả Phạm Khánh Huyền nghiên cứu về thực trạng dinh dưỡng của người bệnh Ung thư Đầu mặt cổ tại Bệnh viên Ung bướu Nghệ An năm 2020 của cho thấy Tình trạng dinh dưỡng theo PG-SGA: Có 17,0% người bệnh có tình trạng dinh dưỡng PG-SGA A; 54,0% người bệnh tình trạng dinh dưỡng PG-SGA B; 29,0% người bệnh tình trạng dinh dưỡng PG-SGA C. Theo BMI: 80,0% người bệnh có tình trạng suy dinh dưỡng. Theo năng lượng khẩu phần ăn 24h: 70,0% người bệnh ăn thức ăn 24h không đủ năng lượng theo nhu cầu khuyến nghị. Giới tính, trình độ học vấn, kinh tế chưa tìm thấy mối liên quan với tình trạng dinh dưỡng PG-SGA với p>0,05. Tuổi, thói quen sử dụng thuốc lá/thuốc lào, thói quen tập thể dục, tìm hiểu dinh dưỡng có mối liên quan với tình trạng dinh dưỡng PG-SGA với p<0,05. Phương pháp điều trị giai đoạn bệnh, năng lượng khẩu phần ăn 24h có mối liên quan với tình trạng dinh dưỡng PG-SGA với p<0,05. Bệnh lý kèm theo có mối liên quan với tình trạng dinh dưỡng chỉ số BMI với p<0,05 [7] Theo tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Hương nghiên cứu trên 150 người bệnh ung thư điều trị hóa chất năm 2018 kết luận rằng: Tình trạng dinh dưỡng ở người bệnh 9 ung thư điều trị hóa chất theo BMI thì thiếu năng lượng trường diễn là 27,3%; theo PG –SGA: có 58,0% người bệnh có nguy cơ SDD hoặc SDD vừa và nặng (PG –SGA B và C) trong đó có đến 16,7% SDD nặng (PG –SGA C). Còn theo một số chỉ số hóa sinh thi với albumin tỷ lệ SDD là 21,4%; theo lympho bào có 56,7% người bệnh SDD và 58,0% người bệnh bị thiếu máu. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng ở người bệnh ung thư điều trị hóa chất bao gồm nhóm tuổi với khẩu phần ăn 24h và phân loại PG –SGA với p<0,05; trình độ học vấn với khẩu phần ăn 24h và xếp loại kinh tế với BMI với p <0,05; giai đoạn bệnh, vị trí khối u với PG –SGA với p <0,05; hỗ trợ gia đình và xã hội với khẩu phần ăn 24h và BMI với p<0,05 [12] 1.2.2. Các nghiên cứu ngoài nước Nghiên cứu của Ebling B năm 2014 cho kết quả 78% người bệnh ung thư sụt cân trong 6 tháng qua, 15% người bệnh đã mất hơn 15 kg, 3% người bệnh bị đói bởi vì họ không có khả năng ăn, có nhiều triệu chứng (buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy hoặc biếng ăn) được báo cáo bởi 11% người bệnh, lao động nặng có 27% người bệnh 14% bị mất cơ đáng kể. Kết quả thu được chỉ ra rằng 14% người bệnh là nặng, và 38% NB bị suy dinh dưỡng vừa phải [18] Nghiên cứu của tác giả Anthony J Bazzan về chế độ ăn uống và dinh dưỡng cho người bệnh sau ung thư chỉ ra rằng điều quan trọng trong chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh ung thư là phải xem xét chế độ ăn uống và lập kế hoạch dinh dưỡng cho bệnh nhân trong cơ sở chăm sóc giảm nhẹ, tập trung vào các loại thực phẩm và chất bổ sung cung cấp chất dinh dưỡng chống ung thư, giảm căng thẳng oxy hóa và viêm nhiễm có thể giúp chất lượng cuộc sống tổng thể và có tác dụng có lợi đối với ung thư của họ cũng như các tình trạng y tế khác [21] 10 Chương 2 TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA NGƯỜI BỆNH TẠI KHOA UNG THU TỔNG HỢP BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 NĂM 2022 2.1. Giới thiệu khái quát về bệnh viện Trung ương Quân đội 108 Ra đời năm 1951 trong khói lửa của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, với tên gọi ban đầu là Bệnh viện Trung ương Yên Trạch. Sau đó, Bệnh viện lần lượt được đổi tên thành Phân viện 8 (tháng 7/1951); Quân y Viện 108 (năm 1956) rồi Viện Quân y 108 (năm 1960). Qua các thời kỳ phát triển của đất nước phải đối mặt với muôn vàn khó khăn vất vả và đảm nhiệm nhiều vụ khác nhau song Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Bệnh viện Trung Ương quân đội 108 có một đội ngũ chuyên môn giỏi về các chuyên ngành, được đào tạo cơ bản trong và ngoài nước. Bệnh viện hiện nay có hơn 2.700 cán bộ nhân viên, trong đó trên 700 bác sĩ, dược sĩ với 45 Giáo sư, Phó giáo sư, 150 Tiến sĩ, hơn 250 Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa cấp I, cấp II, gần 1500 điều dưỡng và kỹ thuật viên. Các cán bộ quản lý từ cấp phòng, ban, khoa đều có trình độ sau đại học, trên 90% là Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ. Ngày 17 tháng 7 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 68/QĐ-TTg về tổ chức lại Bệnh viện TWQĐ 108 trực thuộc Bộ Quốc phòng trở thành trung tâm y tế hàng đầu của Quân đội và Quốc gia, ngang tầm khu vực và thế giới; ngày 16/01/2021 Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam ký Quyết định số 36/QĐ-TM ban hành biểu tổ chức, biên chế Bệnh viện TWQĐ 108 trực thuộc Bộ Quốc phòng với 146 cơ quan, đơn vị trực thuộc Ban Giám đốc Bệnh viện, trong đó có 12 phòng ban chức năng, 9 viện chuyên ngành, 18 trung tâm, 24 khoa lâm sàng và cận lâm sàng, 4 đơn vị trực thuộc và 12 Bộ môn đào tạo sau đại học Trong những năm qua, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã có những đổi mới nhanh chóng về phong cách phục vụ, nâng cao chất lượng chuyên môn, chất lượng điều trị và luôn hướng đến chăm sóc toàn diện bằng việc triển khai và tăng 11 cường công tác quản lý chất lượng, đầu tư trang thiết bị cho các viện, trung tâm, khoa. Bệnh viện khai thác, sử dụng hiệu quả các trang thiết bị, vận hành hiệu quả của tòa nhà trung tâm, triển khai nhiều kĩ thuật mới, kỹ thuật cao, kĩ thuật chuyên sâu, các xét nghiệm cận lâm sàng hiện đại, đồng bộ và thực hiện phối hợp giữa các chuyên khoa để đáp ứng tốt nhất công tác khám, chuẩn đoán, điều trị. Vì vậy số lượng người bệnh đến khám bệnh liên tục tăng. 70 năm qua, với sự nỗ lực không ngừng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã vinh dự được Đảng, Nhà nước và Quân đội trao tặng nhiều phần thưởng cao quý: ba lần đạt danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động, Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương độc lập hạng nhất, Huân chương Quân công hạng nhất, Huân chương bảo vệ tổ quốc hạng nhất, Huân chương Chiến công hạng nhất… Hình 2.1 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 12 Khoa ung thư tổng hợp Bệnh viện trung ương quân đội 108 Khoa ung thư tổng hợp của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thuộc Viện chuyên khoa sâu và đầu ngành tuyến cuối của Quân đội trong chuyên ngành ung thư và xạ trị Tổ chức: gồm 04 khoa: + Khoa Chống đau và chăm sóc giảm nhẹ (A6-A) + Khoa Hóa trị liệu và bệnh máu (A6-B) + Khoa Xạ trị, Xạ phẫu (A6-C) + Khoa Ung thư tổng hợp (A6-D) - Biên chế giường bệnh : 110 giường Nhiệm vụ: - Khám bệnh, chẩn đoán, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân ung thư - Tham gia thực hiện nhiệm vụ đào tạo sau đại học (tiến sĩ y học, chuyên khoa I, chuyên khoa II) thuộc chuyên ngành Ung thư, Xạ trị. - Tham gia công tác chỉ đạo tuyến, huấn luyện đào tạo, hỗ trợ chuyên môn cho các đơn vị tuyến dưới trong công tác cấp cứu, điều trị về chuyên ngành Ung thư, Xạ trị toàn quân. + Nghiên cứu khoa học về lĩnh vực Ung thư và Xạ trị, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới, kỹ năng cao,nâng cao chất lượng chẩn đoán, cấp cứu và điều trị. + Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học chuyên ngành để nhanh chóng hội nhập và đạt trình độ khu vực và quốc tế. + Tham gia các tổ chức chuyên ngành ở trong nước và quốc tế. 2.2 Mô tả vấn đề cần giải quyết Đối tượng nghiên cứu: trong thời gian từ 20/05/2022 đến 15/07/2022. 13 Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thời gian: Từ tháng 20/05/2022 đến 15/07/2022. Địa điểm: tại khoa Ung thư tổng hợp bệnh viện Trung ương Quân đội 108 Mẫu và phương pháp chọn mẫu Chọn mẫu toàn bộ: chọn toàn bộ những người bệnh đang nằm điều trị tại khoa Ung thư tổng hợp bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trong thời gian từ 20/05/2022 đến 15/07/2022 tổng có 155 người bệnh. Xử lý và phân tích số liệu - Số liệu được nhập và phân tích trên phần mềm Excel 2010 - Tính tỷ lệ % đơn thuần Tiến trình thu thập số liệu + Bước 1: Lựa chọn những đối tượng đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu. + Bước 2: Những đối tượng đủ tiêu chuẩn được giới thiệu mục đích, nội dung, phương pháp và quyền lợi của người tham gia vào nghiên cứu. Nếu đồng ý tham gia nghiên cứu thì ký vào bản đồng thuận và được phổ biến hình thức tham gia nghiên cứu, sau đó được hướng dẫn trả lời các thông tin trong phiếu điều tra. + Bước 3: Những đối tượng tham gia nghiên cứu được phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu điều tra được thiết kế. + Bước 4: Người thu thập dữ liệu sử dụng cân bàn để cân người bệnh, dùng thước dây đo chiều cao của người bệnh. + Bước 5: Người thu thập dữ liệu tham khảo hồ sơ bệnh án, sử dụng mã số quản lý để tìm bệnh án và tham khảo thêm thông tin cần thiết của người bệnh. Phương pháp đánh giá Thực hiện phỏng vấn trực tiếp người bệnh để thu thập thông tin về tình trạng dinh dưỡng của người bệnh. Sử dụng phiếu điều tra * Phiếu điều tra gồm 2 phần (phụ lục 1)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng