Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội đánh giá thực trạng sinh kế của hộ gia đình bị thu hồi đất cho dự án kcn t...

Tài liệu đánh giá thực trạng sinh kế của hộ gia đình bị thu hồi đất cho dự án kcn thạnh lộc, tỉnh kiên giang

.DOCX
122
6
75

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH VÕ HOÀNG NGUYÊN THẢO ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SINH KẾ CỦA HỘ GIA ĐÌNH BỊ THU HỒI ĐẤT CHO DỰ ÁN KHU CÔNG NGHIỆP THẠNH LỘC, TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh- Năm 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH VÕ HOÀNG NGUYÊN THẢO ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SINH KẾ CỦA HỘ GIA ĐÌNH BỊ THU HỒI ĐẤT CHO DỰ ÁN KHU CÔNG NGHIỆP THẠNH LỘC, TỈNH KIÊN GIANG Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế Mã số: 60340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN TIẾN KHAI TP. Hồ Chí Minh- Năm 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, luâ ̣n văn nàylà do bản thân tôi thực hiện, từ việc tiến hành khảo sát các số liệu thực tế, cho đến việc tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả của từng nội dung nghiên cứu. Các số liệu, các thông tin đã thu thập và được thể hiện trong luận văn là hoàn toàn chính xác, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Tuy nhiên, do sự hiểu biết còn hạn chế nên trong quá trình tổng hợp, đánh giá kết quả không tránh khỏi những sai sót và trong cách hành văn cũng còn những điểm chưa diễn đạt logic, khoa học, mong quý thầy, cô thông cảm./. Học viên Võ Hoàng Nguyên Thảo MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH VẼ DANH MỤC HỘP DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC TÓM TẮT LUẬN VĂN CHƯƠNG 1. ...................................................................................................... GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU............................................................................. 1.1. Vấn đề nghiên cứu ................................................................................... 1.2. Câu hỏi nghiên cứu ...................................... 1.3. Mục tiêu nghiên cứu .................................... 1.3.1 Mục tiêu chung . 1.3.2 Mục tiêu cụ thể . 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............... 1.4.1 Đối tượng nghiê 1.4.2 Phạm vi nghiên 1.5. Nội dung nghiên cứu ................................... 1.6. Cấu trúc luận văn ......................................... CHƯƠNG 2 ....................................................................................................... CƠ SỞ LÝ THUYẾT......................................................................................... 2.1. Sở hữu đất đai và thu hồi đất theo pháp luật 2.1.1 Sở hữu đất đai .. 2.1.2 Thu hồi đất ....... 2.2. Chính sách thu hồi đất ................................. 2.3. Sinh kế và sinh kế bền vững ........................ 2.3.1 Khái niệm sinh k 2.3.2 Sinh kế bền vững 2.3.3 Khung lý thuyết 2.4.Lược khảo nghiên cứu thực nghiệm liên qua CHƯƠNG 3 ..................................................................................................... PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................... 3.1.Thông tin dữ liệu nghiên cứu ...................... 3.1.1 Thông tin dữ liệu 3.1.2 Thông tin dữ liệu 3.1.3 Chọn mẫu nghiê 3.2.Phương pháp phân tích dữ liệu .................... CHƯƠNG 4 ..................................................................................................... KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................................. 4.1.Giới thiệu khu vực nghiên cứu .................... 4.2.Đánh giá các nguồn vốn sinh kế của HGĐ tạ 4.2.1. Nguồn vốn con người ...................................................................... 4.2.2. Nguồn vốn xã hội ............................................................................ 4.2.3. Nguồn vốn tự nhiên ......................................................................... 4.2.4. Nguồn vốn vật chất ......................................................................... 4.2.5. Nguồn vốn tài chính ........................................................................ 4.3.Chiến lược sinh kế của các HGĐ ................ 4.4.Kết quả sinh kế ............................................ 4.5.Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong th GPMB của Nhà nước ................................................................................... 4.5.1. Những thuận lợi, khó khăn trong công tác BT, GPMB .................... 4.5.2. Những thuận lợi, khó khăn trong thực hiện các chính sách BT, GPMB của Nhà nước ............................................................................... CHƯƠNG 5 ..................................................................................................... KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ................................................. 5.1. Kết luận....................................................................................................62 5.2. Hàm ý chính sách.....................................................................................65 5.2.1. Đối với nhà nước và chính quyền địa phương..................................65 5.2.2. Đối với doanh nghiệp........................................................................68 5.2.3. Đối với người dân............................................................................. 68 5.3. Hạn chế của nghiên cứu...........................................................................69 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt BT, GPMB BTCT BTXM CĐ-ĐH CSHT DFID KCN QH QLKT TC TH THCS THPT TP.HCM UBND DANH MỤC BẢNG BẢNG Bảng 1 Tì Bảng 2 Th Bảng 3 Ph Bảng 4 Th Bảng 5 Th Bảng 6 Th thu Bảng 7 Ph dụ Bảng 8 Ch đấ Bảng 9 Th đấ Bảng 10 Ph Bảng 11 Kh củ DANH MỤC HÌNH VẼ HÌNH Hình 1 Kh Hình 2 Cơ Hình 3 Bả Hình 4 Th Hình 5 Kế Hình 6 Qu Hình 7 Tỷ Hình 8 Th Hình 9 Th Hình 10 Th Hình 11 Kh cu Hình 12 Ph Hình 13 Cơ Hình 14 Cơ DANH MỤC HỘP HỘP Hộp 1 Ph Hộp 2 Th Hộp 3 M ng Hộp 4 Th HG Hộp 5 Đề Hộp 6 Th Hộp 7 Cả Hộp 8 Ph Hộp 9 Ph Hộp 10 Ph PHỤ LỤC Phụ lục 1 Phụ lục 2 Phụ lục 3 Phụ lục 4 Phụ lục 5 Phụ lục 6 Phụ lục 7 Phụ lục 8 Phụ lục 9 Phụ lục 10 Phụ lục 11 Phụ lục 12 Phụ lục 13 Phụ lục 14 Phụ lục 15 Phụ lục 16 Phụ lục 17 Phụ lục 18 Phụ lục 19 Phụ lục 20 TÓM TẮT LUẬN VĂN Dự án Khu công nghiệp (KCN) Thạnh Lộc, huyện Châu Thành là 01 trong 05 dự án KCN được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đưa vào quy hoạch (QH) phát triển các KCN ở Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Việc QH phát triển KCN Thạnh Lộc đã góp phần không nhỏ trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Châu thành nói riêng và tỉnh Kiên Giang nói chung, đồng thời góp phần giải quyết công ăn, việc làm cho hàng ngàn lao động ở địa phương. Tuy nhiên, song song với những thành quả đạt được thì điều đầu tiên cần phải quan tâm là vấn đề bồi thường (BT), giải phóng mặt bằng (GPMB), tạo quỹ đất sạch để kêu gọi thu hút đầu tư vào KCN. Đây mới chính là công việc hết sức quan trọng trong một dự án, bởi việc thu hồi đất ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền lợi về tài sản, nơi sinh sống, công việc của người dân có đất bị thu hồi. Đề tài “Đánh giá thực trạng sinh kế của hộ gia đình bị thu hồi đất cho dự án KCN Thạnh Lộc, tỉnh Kiên Giang” là tổng hợp những nội dung cần thiết mà tác giả đi sâu nghiên cứu trên cơ sở sử dụng khung sinh kế bền vững (DFID, 1999), để phân tích, đánh giá và tìm hiểu rõ thực trạng đời sống kinh tế - xã hội của các hộ gia đình (HGĐ) sau khi bị thi hồi đất. Từ kết quả phân tích cho thấy có sự thay đổi lớn về tài sản sinh kế của đa số các các HGĐ, đời sống của họ ngày càng thay đổi theo hướng cải thiện tốt hơn so với trước khi bị thu hồi đất. Vấn đề quan trọng là chính sách BT, GPMB đã được triển khai thực hiện khá tốt, kịp thời và đầy đủ, từ đó góp phần cải thiện được đời sống của các HGĐ có đất bị thu hồi. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn một số HGĐ gặp khó khăn sau khi bị thu hồi đất, đa phần các hộ này thuộc diện không có sở hữu đất đai mà chỉ ở tạm trên đất người khác, hoặc sở hữu diện tích đất ít, nên sau khi bị thu hồi, chỉ nhận được phần hỗ trợ từ chính sách hỗ trợ BT, GPMB của Nhà nước. Trong khi, dự án QH KCN Thạnh Lộc chưa có QH khu tái định cư kèm theo, chính vì vậy đời sống kinh tế của các HGĐ này là rất khó khăn sau khi bị thu hồi đất. Việc tìm kiếm việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp đối với các HGĐ sau khi bị thu hồi đất cũng tương đối khó khăn, do trình độ văn hóa còn hạn chế. Trên cơ sở phân tích về thực trạng đời sống kinh tế - xã hội của các HGĐ bị thu hồi đất thuộc dự án QH KCN Thạnh Lộc, tôi đề xuất 03 nhóm giải pháp nhằm góp phần ổn định đời sống, giúp họ có được chiến lược sinh kế ngày càng bền vững hơn trong tương lai. 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Vấn đề nghiên cứu Việc QH phát triển các KCN tập trung trên địa bàn tỉnh Kiên Giang là một trong những giải pháp quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ trong GDP toàn tỉnh, góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân nông thôn. Xuất phát từ mục tiêu trên, tỉnh Kiên Giang đã tập trung và tăng cường đẩy mạnh đầu tư phát triển 05 KCN, với tổng diện tích 759 ha, được phân bố tại các huyện: Châu Thành, An Biên, Kiên Lương và thị xã Hà Tiên 1. Tuy nhiên, đối mặt với những khó khăn trong việc QH phát triển các KCN là vấn đề thu hồi đất nông nghiệp, sẽ làm ảnh hưởng không ít đến đời sống, thu nhập, việc làm của các hộ dân khu vực nông thôn chuyên sống bằng nghề nông. Thực tế đã chứng minh, việc thu hồi đất nông nghiệp để triển khai đầu tư xây dựng KCN trên cả nước nói chung, đã cho thấy: cuộc sống của người dân sau khi bị thu hồi đất có nhiều thay đổi, một số hộ có cuộc sống ổn định, tìm được nghề nghiệp mới và sống tốt hơn, nhưng cũng có một số hộ gặp nhiều khó khăn, mất đất canh tác, không tìm được việc làm, cuộc sống không ổn định. Vậy, việc tìm kiếm các giải pháp phù hợp để giúp người dân có cuộc sống ổn định sau khi mất tài sản sinh kế là một trong những vấn đề rất bức xúc của các cấp chính quyền địa phương và các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các phương án thu hồi đất để QH KCN. Từ năm 2011 đến năm 2015, UBND huyện Châu Thành đã ban hành 04 quyết định thu hồi đất trên địa bàn xã Thạnh Lộc để QH phát triển KCN theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Châu Thành nói riêng và tỉnh Kiên Giang nói chung. Tổng diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi là khoảng 132 ha, với hơn 250 hộ dân bị mất đất sản xuất, tuy tỷ lệ mất đất sản xuất có sự khác nhau, có hộ mất nhiều, có hộ mất ít, nhưng nhìn chung đời sống của những hộ 1 Xem phụ lục 1 2 dân này đã có sự thay đổi lớn. Vấn đề trọng tâm mà bản thân muốn đi sâu tìm hiểu là sau khi bị thu hồi đất các hộ dân sẽ sinh sống, làm ăn như thế nào? Chính quyền địa phương cần có những giải pháp gì để giúp người dân sống tốt hơn sau khi bị thu hồi đất? Từ những vướng mắc trên, tôi quyết tâm thực hiện đề tài nghiên cứu “Đánh giá thực trạng sinh kế của HGĐ bị thu hồi đất cho dự án KCN Thạnh Lộc, tỉnh Kiên Giang”. Với góc độ bài viết này, tôi muốn đi sâu nghiên cứu, phân tích tình hình đời sống, việc làm, đặc biệt là sự thay đổi về thu nhập của người dân sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp và thực hiện chuyển đổi nghề nghiệp trong điều kiện không còn đất canh tác. Trên cơ sở phân tích tình hình thực tế, tôi sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm giúp cho người dân tìm kiếm được việc làm mới, ổn định cuộc sống. 1.2. Câu hỏi nghiên cứu Hoạt động sinh kế của người dân khu vực QH KCN Thạnh Lộc hiện nay diễn ra như thế nào? Người dân có những thuận lợi, khó khăn gì và cần hỗ trợ gì về việc làm và các dịch vụ công khác từ phía chính quyền địa phương? Chính quyền địa phương cần phải làm gì nhằm giúp cho người dân chuyển đổi nghề nghiệp, ổn định cuộc sống? 1.3. Mục tiêu nghiên cứu 1.3.1 Mục tiêu chung Nghiên cứu sinh kế của người dân sau việc thu hồi đất nông nghiệp để QH xây dựng KCN Thạnh Lộc, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang. Qua nghiên cứu, phân tích sẽ giúp chúng ta tìm ra các giải pháp và cơ chế chính sách hỗ trợ phù hợp nhằm giúp cho người dân xây dựng được các chiến lược sinh kế bền vững. 3 1.3.2 Mục tiêu cụ thể Tìm hiểu thực trạng sinh kế của HGĐ bị thu hồi đất nông nghiệp thuộc khu vực QH KCN Thạnh Lộc, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang, việc làm, thu nhập và các khó khăn, thuận lợi của họ. Đề xuất một số giải pháp nhằm giúp cho người dân tìm kiếm được việc làm mới, ổn định cuộc sống, đảm bảo mục tiêu an sinh xã hội. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sinh kế của HGĐ nông thôn bị thu hồi đất và khả năng thích ứng của họ. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu Giới hạn về không gian nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện trên các HGĐ bị ảnh hưởng thu hồi đất nông nghiệp thuộc khu vực KCN Thạnh Lộc, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang. Giới hạn về thời gian nghiên cứu: số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2010-2015, số liệu sơ cấp được thu thập từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2016. 1.5. Nội dung nghiên cứu Mô tả chính sách và các giải pháp đền bù, giải tỏa, hỗ trợ di dời tái định cư của Chính quyền địa phương. Mô tả đời sống kinh tế - xã hội (việc làm, thu nhập, tài sản,…) của các hộ gia đình tại thời điểm hiện tại (có so sánh với năm trước khi giải tỏa thu hồi đất). Đánh giá các khó khăn, thuận lợi của HGĐ hiện nay (việc làm, thu nhập, điều kiện CSHT kỹ thuật, CSHT xã hội, v.v); mong muốn của người dân đối với chính quyền. Đề xuất chính sách hỗ trợ, rút ra bài học kinh nghiệm cho các dự án khác. 1.6. Cấu trúc luận văn Chương 1. Giới thiệu nghiên cứu. Chương này trình bày vấn đề nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và kết cấu luận văn. 4 Chương 2. Cơ sở lý thuyết. Chương này trình bày tổng quan về lý thuyết đất đai, các chính sách thu hồi đất theo pháp luật Việt Nam; sinh kế, khung phân tích sinh kế và các nghiên cứu liên quan đến đề tài. Chương 3. Phương pháp nghiên cứu. Chương này trình bày các phương pháp phân tích dữ liệu, việc lựa chọn mẫu nghiên cứu cho đề tài. Chương 4. Kết quả nghiên cứu. Chương này trình bày tổng quan về kết quả thu thập dữ liệu; đánh giá đời sống kinh tế - xã của các HGĐ bị thu hồi đất; đánh giá các khó khăn, thuận lợi của HGĐ hiện nay và mong muốn của người dân đối với chính quyền; đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong thực hiện chính sách BT, GPMB KCN Thạnh Lộc của chính quyền địa phương. Chương 5. Kết luận và hàm ý chính sách. Chương này trình bày những kết quả mà đề tài đạt được, đề xuất chính sách hỗ trợ, rút ra bài học kinh nghiệm cho các dự án khác. 5 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Sở hữu đất đai và thu hồi đất theo pháp luật Việt Nam 2.1.1 Sở hữu đất đai Nước ta vốn là nước nông nghiệp, nông dân chiếm đại bộ phận trong dân cư, thì đất đai có vị trí hết sức quan trọng trong đời sống xã hội, nó là một nguồn tài sản có giá trị nhất và là một loại tư liệu quan trọng để đạt được mục tiêu sinh kế. Có rất nhiều tài liệu nói về vai trò của đất đai đối với xã hội, nhưng theo Trần Tiến Khai (2014): “Đất đai được xem là nguồn lực tự nhiên quan trọng nhất đối với người dân sống ở vùng nông thôn, đặc biệt là người nghèo, vì đất đai là phương tiện tạo ra sinh kế, tự cung tự cấp, thu nhập và là nguồn tạo ra việc làm cho lao động gia đình, là nguồn tạo ra của cải và chuyển của cải này cho thế hệ sau”. Hay hiểu theo cách khác, thì đất đai là nguồn lực quan trọng bên cạnh các tài sản sinh kế khác như lao động, vốn con người, là tài sản bảo đảm tạo ra thu nhập và là tài sản thế chấp chủ yếu để tiếp cận tín dụng (Heltberg, 2001). Điều 53 Hiến Pháp năm 2013 đã khẳng định rõ: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Điều 4, Luật Đất đai 2013 quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của luật này”. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách về đất đai và đã được bổ sung, sửa đổi nhiều lần để ngày càng phù hợp với tình hình thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trên cơ sở Hiến pháp năm 2013 và Luật đất đai năm 2003, năm 2013, Chính phủ đã ban hành hàng loạt các văn bản liên quan đến đất đai như: 6 - Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai; - Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về QH sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; - Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai; - Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về giá đất; - Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất; - Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước; - Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; - Quyết định số 52/2012/QĐ-TTg ngày 16/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp. Ngoài ra Bộ Tài nguyên và Môi trường còn ban hành nhiều văn bản cụ thể hóa việc thi hành các Nghị định của Chính phủ về lĩnh vực đất đai, có thể kể đến là: - Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 02/7/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai; - Thông tư liên tịch số 14/2008/TT-BTC-BTNMT ngày 31/01/2008 của Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của 7 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai; - Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất; - Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; - Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; - Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27/01/2015của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ. Các chính sách này đã quy định cụ thể từng lĩnh vực, từng nội dung có liên quan đến đất đai để các cấp, các ngành, các địa phương triển khai thực hiện cho thống nhất, tuy nhiên tùy tình hình thực tế mà từng địa phương cụ thể hóa thành các nội dung chi tiết để triển khai thực hiện cho phù hợp trên địa bàn của mình. 2.1.2 Thu hồi đất Theo Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai”. Luật cũng quy định các trường hợp thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia và công cộng; thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai. 2.2. Chính sách thu hồi đất Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 thì “Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho người
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan