Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội đánh giá tác động của việc tham gia mô hình bao tiêu sản phẩm tập đoàn lộc trời ...

Tài liệu đánh giá tác động của việc tham gia mô hình bao tiêu sản phẩm tập đoàn lộc trời đến hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ trên địa bàn thành phố rạch giá giai đoạn 2015 2016

.DOCX
112
4
66

Mô tả:

̀ BỘGIÁ DUC̣ – ĐÁ TAO ́ TRƯƠNG ĐAI ́C̣ KIN ̀ TÊ T AN ́ ̀ P Ô ́ Ô C I IIN ___________________________________ DƯ ĐAN ́ANG NGUYÊN GIA TAC ĐỘNG CỦA VIỆC T AI GIA IÔ TIÊU SẢN P ẨI TẬP Đ́AN LỘC TRỜI ĐẾN XUẤT LÚA CỦA NÔNG RẠC Ộ TRÊN ĐIA BAN T AN LUẬN VĂN T ẠC SĨ KIN BÁ IỆU QUẢ SẢN GIA GIAI Đ́ẠN 2015-2016 Thành phố ÌN TẾ ồ Chí Iinh - Năm 2017 P Ố BỘGIÁ DUC̣ – ĐÁ TAO ̀ ́ TRƯƠNG ĐAI ́C̣ KIN ̀ TÊ T AN ́ ̀ P Ô ́ Ô C I IIN ___________________________________ DƯ ĐAN ́ANG NGUYÊN GIA TAC ĐỘNG CỦA VIỆC T AI GIA IÔ ÌN BÁ TIÊU SẢN P ẨI TẬP Đ́AN LỘC TRỜI ĐẾN IỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA CỦA NÔNG Ộ TRÊN ĐIA BAN T AN P Ố RẠC GIA GIAI Đ́ẠN 2015-2016 Chuyên ngành : Quản lý kinh tế Iã số : 60340410 LUẬN VĂN T ẠC SĨ KIN TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN TẤN K UYÊN Thành phố ồ Chí Iinh - Năm 2017 LỜI CAI Đ́AN Tôi xin cam đoan luận văn này do tôi tiến hành khảo sát, tham khảo tài liệu và viết. Các đoạn trích dẫn sử dụng số liệu trong luận văn đều được trích nguồn và có độ chính xác cao nhất có thể. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 5 năm 2017 Người thực hiện Dư oàng Nguyên IỤC LỤC TRANG P Ụ BÌA LỜI CAI Đ́AN IỤC LỤC DAN IỤC C Ữ VIẾT TẮT DAN IỤC CAC BẢNG DAN IỤC ÌN TÓI TẮT C ƯƠNG 1: GIỚI T IỆU............................................................................................................1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................................1 1.2 IỤC TIÊU NG IÊN CỨU..............................................................................................2 1.2.1. Iục tiêu chung...........................................................................................................2 1.2.2. Iục tiêu cụ thể...........................................................................................................2 1.3. CÂU ỎI NG IÊN CỨU................................................................................................2 1.4. GIẢ T UYẾT NG IÊN CỨU......................................................................................3 1.4.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu...........................................................................3 1.4.2. Giới hạn địa bàn nghiên cứu..............................................................................3 1.4.3. Giới hạn thời gian nghiên cứu...........................................................................3 C ƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN..................................................................................................4 2.1. TỔNG QUAN CAC LÝ T UYẾT CÓ LIÊN QUAN......................................4 2.1.1. Lý thuyết về hộ nông dân.....................................................................................4 2.1.1.1. Khái niệm về hộ...............................................................................................4 2.1.1.2. Khái niệm về hộ nông dân..........................................................................4 2.1.1.3. Khái niệm về kinh tế hộ nông dân...........................................................5 2.1.2. Lý thuyết về kinh tế học sản xuất....................................................................5 2.1.2.1. Lý thuyết về hiệu quả kinh tế và các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế...................................................................................................................5 2.1.2.2. Lý thuyết về các yếu tố đầu vào cơ bản trong nông nghiệp.........7 2.1.3. Lý thuyết về sản xuất theo hợp đồng.............................................................9 2.1.3.1. Định nghĩa sản xuất theo hợp đồng........................................................9 2.1.3.2. Các hình thức của sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng..............10 2.1.3.3. Thuận lợi và trở ngại của nông dân khi sản xuất theo hợp đồng 12 2.1.3.4. Thuận lợi và trở ngại của doanh nghiệp khi sản xuất theo hợp đồng.......................................................................................................................12 2.2. CAC KẾT QUẢ NG IÊN CỨU T ỰC NG IỆI..........................................13 2.2.1. Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới.................................................13 2.2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm trong nước....................................................14 C ƯƠNG 3: P ƯƠNG P AP NG IÊN CÚU.................................................................18 3.1. QUY TRÌN NG IÊN CỨU.........................................................................................18 3.2. P ƯƠNG P AP T U T ẬP DỮ LIỆU................................................................18 3.2.1. Số liệu thứ cấp............................................................................................................18 3.2.2. Số liệu sơ cấp...............................................................................................................18 3.2.3. Cở mẫu............................................................................................................................18 3.3. P ƯƠNG P AP P ÂN TÍC VA XỬ LÝ DỮ LIỆU...................................18 3.3.1. Quy trình sàng lọc và xử lý số liệu..................................................................18 3.3.2. Phương pháp phân tích số liệu thống kê.....................................................20 3.3.3. Phương pháp định lượng......................................................................................20 3.4. IÔ ÌN NG IÊN CỨU...............................................................................................21 3.4.1. Iô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận từ sản xuất lúa của nông hộ..............................................................................................21 C ƯƠNG 4: KẾT QUẢ P ÂN TÍC ....................................................................................25 4.1. TỔNG QUAN ĐIA BAN NG IÊN CỨU..............................................................25 4.1.1. Thành phố Rạch Giá...............................................................................................25 4.1.1.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................................25 4.1.1.2. Kinh tế - Xã hội................................................................................................28 4.1.2. Xã Phi Thông..............................................................................................................30 4.1.3. Phường Vĩnh Thông................................................................................................31 4.2. TÌN ÌN SẢN XUẤT VỤ LÚA NĂI 2015 - 2016 CỦA T AN P Ố RẠC GIA.................................................................................................................32 4.2.1. Vụ Đông xuân 2015-2016.....................................................................................32 4.2.2. Vụ 4.3. IÔ ÌN 4.4. Ś SAN è thu 2016...........................................................................................................33 BÁ TIÊU SẢN P ẨI CỦA TẬP Đ́AN LỘC TRỜI......36 IỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA GIỮA N ÓI T AI GIA IÔ ÌN VA N ÓI Ộ K ÔNG Ộ T AI GIA IÔ ÌN .........37 4.4.1. Thông tin cơ bản về nông hộ..............................................................................37 4.4.1.1. Trình độ học vấn của chủ hộ......................................................................37 4.4.1.2. Kinh nghiệm trồng lúa của chủ hộ..........................................................37 4.4.1.3. Số lao động tham gia trồng lúa của nông hộ.....................................38 4.4.1.4. Diện tích đất trồng lúa của nông hộ.......................................................38 4.4.2. So sánh hiệu quả canh tác lúa giữa nhóm hộ tham gia và nhóm hộ không tham gia mô hình bao tiêu của Tập đoàn Lộc Trời..............39 4.4.2.1. Về diện tích canh tác của nông hộ...........................................................39 4.4.2.2. Về lượng giống gieo sạ trên 1 ha (2 vụ lúa).......................................39 4.4.2.3. Về phẩm cấp giống.........................................................................................40 4.4.2.4. Về lịch thời vụ...................................................................................................40 4.4.2.5. Về phương pháp gieo sạ...............................................................................41 4.4.2.6. Về nơi mua giống, phân bón, thuốc BVTV..........................................41 4.4.2.7. Về kỹ thuật bón phân.....................................................................................42 4.4.2.8. Về phun thuốc BVTV......................................................................................43 4.4.2.9. Về hỗ trợ kỹ thuật............................................................................................44 4.4.3. Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình bao tiêu sản phẩm tập đoàn Lộc Trời............................................................................................................45 4.4.3.1. Phân tích các khoản mục chi phí của các hộ trong và ngoài mô hình........................................................................................................................45 4.4.3.2. So sánh hiệu quả kinh tế của các hộ trong và ngoài mô hình ... 47 4.4.4. Kết quả mô hình hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận từ sản xuất lúa..................................................................................................................48 4.5. T UẬN LỢI, K Ó K ĂN CỦA NÔNG DÂN K I T AI GIA IÔ ÌN ..........................................................................................................................................51 4.5.1. Thuận lợi........................................................................................................................51 4.5.2. Khó khăn........................................................................................................................52 4.5.3. Nguyện vọng của nông dân..................................................................................52 C ƯƠNG 5: KẾT LUẬN VA KIẾN NG I.........................................................................53 5.1. KẾT LUẬN...............................................................................................................................53 5.2. KIẾN NG I..............................................................................................................................54 5.2.1. Đối với nông dân.......................................................................................................54 5.2.2. Đối với chính quyền địa phương......................................................................54 5.2.3. Đối với tập đoàn Lộc Trời...................................................................................55 5.3. ẠN C Ế CỦA ĐỀ TAI..................................................................................................55 5.4. ƯỚNG NG IÊN CỨU TIẾP T É.....................................................................55 TAI LIỆU T AI K Ả́ P Ụ LỤC 1 - P IẾU ĐIỀU TRA P Ụ LỤC 2 - DAN SAC CAC Ộ ĐIỀU TRA P Ụ LỤC 3 - KẾT QUẢ XỬ LÝ DỮ LIỆU DAN IỤC C Ữ VIẾT TẮT BVTV : Bảo vệ thực vật TSCĐ : Tài sản cố định UBND : Ủy ban nhân dân DAN IỤC CAC BẢNG Ký hiệu Bảng 3.1 Bảng 4.1 M Đ c Bảng 4.2 K Bảng 4.3 K Bảng 4.4 S d Bảng 4.5 T Bảng 4.6 K Bảng 4.7 S Bảng 4.8 Q Bảng 4.9 S Bảng 4.10 Bảng 4.11 Bảng 4.12 S n S N v Bảng 4.13 C Bảng 4.14 S Bảng 4.15 L Bảng 4.16 C Bảng 4.17 S Bảng 4.18 H Bảng 4.19 Bảng 4.20 Bảng 4.21 S (t S (t K lợ DAN IỤC ÌN ình Hình 3.1 Quy trình ngh Hình 4.1 Bản đồ hành c TÓI TẮT Đề tài “Đánh giá tác động của việc tham gia mô hình bao tiêu sản phẩm Tập đoàn Lộc Trời đến hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ trên địa bàn Thành phố Rạch Giá giai đoạn 2015-2016” được thực hiện nhằm mục tiêu phân tích tác động của việc tiếp cận mô hình bao tiêu sản phẩm Tập đoàn Lộc Trời đến hiệu quả sản xuất lúa của hộ gia đình nông dân trên địa bàn thành phố Rạch Giá từ đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất lúa cho hộ nông dân trong thời gian tới. Tác giả luận văn đã thực hiện điều tra 100 hộ nông dân (50 hộ trong mô hình và 50 hộ ngoài mô hình) tại phường Vĩnh Thông và xã Phi Thông trong khoảng thời gian từ tháng 10/2015 – 09/2016 và thu thập số liệu từ vụ Đông xuân 2015 – 2016 và vụ Hè thu 2016. Bằng phương pháp phân tích thống kê mô tả, so sánh để xác định, kiểm tra và mô tả lại các biến trong mô hình nhằm chỉ ra sự khác biệt về chi phí sản xuất, giá thành, lợi nhuận giữa hai nhóm hộ; phương pháp phân tích định luợng với mô hình hồi quy đa biến để tìm hiểu mối liên hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông dân Từ đó phân tích những thuận lợi và khó khăn của cả hai bên trong quá trình tham gia sản xuất theo mô hình. Kết quả qua phân tích đã cho thấy mô hình bao tiêu sản phẩm của Tập đoàn Lộc Trời đã mang lại hiệu quả tài chính cao hơn cho các hộ nông dân tham gia mô hình. Tham gia mô hình đã giúp họ thay đổi tập quán sản xuất, giảm chi phí, tăng năng suất, tăng lợi nhuận và hạn chế rủi ro. Nông hộ trong mô hình có năng suất trung bình cao hơn 1.592 kg/ha/2 vụ, tổng chi phí thấp hơn 2.229.029 đồng/ha/2 vụ và lợi nhuận tăng hơn 12.482.130 đồng/ha/2 vụ so với các hộ ngoài mô hình. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả luận văn đã đề xuất 03 nhóm giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất lúa cho hộ nông dân trong thời gian tới. (1) Đối với nông dân cần tuân thủ hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, đảm bảo chữ “tín” khi tham gia và hội đổng quản trị các hợp tác xã thường xuyên vận động nông dân tham gia mô hình. (2) Đối với chính quyền địa phương cần tăng cường tuyên truyền cho nông dân thấy lợi ích và nghĩa vụ khi tham gia, đầu tư hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi và kịp thời giải quyết những mâu thuẫn giữa các bên khi có xảy ra. (3) Đối với Tập đoàn Lộc Trời cần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ kỹ thuật, mở rộng diện tích bao tiêu, nâng công suất sấy, số lượng ghe thu mua, xây dựng thêm nhà máy, tăng giá mua lúa cao hơn và thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương để giải quyết các mâu thuẫn khi có xảy ra. Cuối cùng tác giả cũng nêu những hạn chế trong quá trình nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo./. 1 C ƯƠNG 1: GIỚI T IỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ. Việt Nam là một trong những nước ở khu vực Đông Nam Á có điều kiện tự nhiên thích hợp để trồng lúa. Do đó đa số nông dân Việt Nam tham gia sản xuất nông nghiệp với cây trồng chính là cây lúa. Sản lượng lúa toàn quốc tăng dần hàng năm. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ước tính sản lượng lúa cả năm 2015 ước đạt 45,1 triệu tấn, tăng 0,3% so với năm 2014. Tuy nhiên, dù sản lượng cao nhưng thu nhập của nông dân trồng lúa còn rất hạn chế. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (2012), thu nhập bình quân nhân khẩu một tháng của cư dân nông thôn năm 2012 chỉ bằng 78,9% bình quân chung cả nước và bằng 52,8% thu nhập của cư dân đô thị. Thành phố Rạch Giá là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh Kiên Giang, gồm 12 phường xã với tổng diện tích tự nhiên là 10.363 ha. Trong đó, diện tích đất trồng lúa là 5.895,9 ha tập trung chủ yếu ở 02 phường xã vùng ven là Vĩnh Thông và Phi Thông. Sản lượng lúa bình quân hàng năm khoảng 65.000 tấn/năm. Trong những năm qua, nông dân Rạch Giá đã tăng cường ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa tuy nhiên thu nhập mang lại tăng không nhiều. Thu nhập bình quân nhân khẩu một năm ở xã Phi Thông (có diện tích khoảng ½ thành phố Rạch Giá) khoảng 29 triệu đồng/người/năm (2015) xấp xỉ 50% so với thu nhập bình quân nhân khẩu một năm của thành phố Rạch Giá. Có nhiều nguyên nhân làm cho nông dân có thu nhập thấp nhưng một trong những nguyên nhân chính đó là giá cả lúa không ổn định, thường xuyên xảy ra tình trạng được mùa mất giá. Đây là hậu quả của sự thiếu liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ. Chính cung cầu không gặp nhau đã gây nên chuyện được mùa mất giá trong nhiều năm qua. Nhằm góp phần giải quyết nguyên nhân trên, Tập đoàn Lộc Trời đã chủ động ký hợp đồng liên kết bao tiêu sản phẩm với một số nông dân của Rạch Giá. Những hợp đồng này sẽ mang lại cho Tập đoàn những sản phẩm an toàn, có chất lượng đồng thời mang lại cho bà con nông dân sự ổn định giá lúa cũng như tiếp cận những công nghệ mới. Nhìn chung bước đầu cơ bản mang lại hiệu quả cho cả hai bên. Tuy nhiên, một số nông dân vẫn chưa thiết tha với mô hình bao tiêu sản phẩm này. Họ cho rằng tham gia 2 vào mô hình bao tiêu là không có lợi so với làm riêng rẽ. Điều gì đang xảy ra ở đây? Có phải việc tham gia mô hình bao tiêu sản phẩm không mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân? Để trả lời cho câu hỏi trên cần phải tổ chức điều tra, xác định các tác động, so sánh thu nhập giữa các hộ nông dân tham gia và không mô hình trên địa bàn thành phố Rạch Giá. Đó cũng chính là lý do tôi chọn và thực hiện đề tài “Đánh giá tác động của việc tham gia mô hình bao tiêu sản phẩm Tập đoàn Lộc Trời đến hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ trên địa bàn Thành phố Rạch Giá giai đoạn 2015-2016”. 1.2. IỤC TIÊU NG IÊN CỨU. 1.2.1. Iục tiêu chung. Phân tích tác động của việc tiếp cận mô hình bao tiêu sản phẩm Tập đoàn Lộc Trời đến hiệu quả sản xuất lúa của hộ gia đình nông dân trên địa bàn thành phố Rạch Giá từ đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất lúa cho hộ nông dân trong thời gian tới. 1.2.2. Iục tiêu cụ thể. Phân tích, so sánh chi phí sản xuất và giá thành giữa nhóm tham gia mô hình bao tiêu và nhóm không tham gia mô hình. Tìm ra các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất lúa của hộ gia đình nông dân. Đề xuất một số giải pháp để tăng hiệu quả sản xuất lúa cho hộ nông dân trong thời gian tới. 1.3. CÂU ỎI NG IÊN CỨU. Việc tham gia mô hình bao tiêu sản phẩm Tập đoàn Lộc Trời có tác động đến hiệu quả sản xuất lúa của hộ gia đình nông dân hay không? Có sự khác biệt về hiệu quả sản xuất lúa giữa nhóm hộ sản xuất lúa theo mô hình và nhóm hộ sản xuất lúa tự do không? Những giải pháp nào cần thực hiện để tăng hiệu quả sản xuất lúa cho hộ nông dân trong thời gian tới? 3 1.4. GIẢ T UYẾT NG IÊN CỨU. 1.4.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu. Luận văn chỉ tập trung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa của hộ nông dân, nhất là các hộ có tham gia mô hình bao tiêu sản phẩm của Tập đoàn Lộc Trời. Qua đó so sánh hiệu quả sản xuất lúa với những hộ không tham gia từ đó đề ra một số giải pháp để tăng hiệu quả sản xuất lúa trong thời gian tới. 1.4.2. Giới hạn địa bàn nghiên cứu. Do thành phố Rạch Giá có 11 phường và 01 xã nhưng chỉ có 02 phường xã vùng ven là phường Vĩnh Thông và xã Phi Thông là chuyên về sản xuất lúa, 09 phường còn lại đa số đều bị ảnh hưởng “đô thị hóa” nên tác giả chọn 2 phường xã này để nghiên cứu. 1.4.3. Giới hạn thời gian nghiên cứu. Do giới hạn về thời gian nghiên cứu nên đề tài chỉ nghiên cứu trong khoảng thời gian từ tháng 10/2015 – 09/2016 và thu thập số liệu từ vụ Đông xuân 2015 – 2016 và vụ Hè thu 2016. 4 C ƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. TỔNG QUAN CAC LÝ T UYẾT CÓ LIÊN QUAN. Lý thuyết chính tôi sử dụng làm cơ sở lý luận để nghiên cứu luận văn này là lý thuyết về hộ nông dân, lý thuyết về kinh tế học sản xuất và lý thuyết về sản xuất theo hợp đồng. 2.1.1. Lý thuyết về hộ nông dân. 2.1.1.1. Khái niệm về hộ. Hộ là một đơn vị xã hội đã có từ xa xưa và nó luôn tồn tại và phát triển cho đến ngày nay. Theo từ điển chuyên ngành kinh tế và từ điển ngôn ngữ "Hộ là tất cả những người cùng chung sống trong một mái nhà. Nhóm người đó bao gồm những người cùng chung huyết tộc và những người làm công". Theo Liên hiệp quốc "Hộ là những người cùng chung sống dưới một mái nhà, cùng ăn chung và có chung một ngân quỹ". Chính từ chỗ có chung một ngân quỹ nên mọi thành viên của hộ trong quá trình hoạt động sản xuất đều cố gắng để tạo ra nhiều của cải để nuôi sống và tích lũy cho hộ và xã hội. 2.1.1.2. Khái niệm về hộ nông dân. Theo Vương Quốc Duy và Đặng Hoàng Trung (2015) trong bài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ chăn nuôi heo trên địa bàn quận Ô Môn, Cần Thơ, đã tổng hợp một số khái niệm về nông hộ như sau: Ellis (1998) định nghĩa “Hộ nông dân là các hộ gia đình làm nông nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai trên những mảnh đất của mình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất, thường nằm trong hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường và có xu hướng hoạt động với mức độ không hoàn hảo cao”. Nhà nông học Nga - Traianốp cho rằng "Hộ nông dân là đơn vị sản xuất rất ổn định" và ông coi "Hộ nông dân là đơn vị tuyệt vời để tăng trưởng và phát triển nông nghiệp". Luận điểm trên của ông đã được áp dụng rộng rãi trong chính sách nông nghiệp tại nhiều nước trên thế giới, kể cả các nước phát triển. 5 Ởnước ta, có nhiều tác giả đề cập đến khái niệm hộ nông dân. Theo nhà khoa học Lê Đình Thắng (1993) cho rằng: “Nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, là hình thức kinh tế cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn”. Đào Thế Tuấn (1997) cho rằng: “Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn”. Còn theo nhà khoa học Nguyễn Sinh Cúc (2001), trong phân tích điều tra nông thôn năm 2001 cho rằng: "Hộ nông nghiệp là những hộ có toàn bộ hoặc 50% số lao động thường xuyên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp (làm đất, thuỷ nông, giống cây trồng, bảo vệ thực vật,...) và thông thường nguồn sống chính của hộ dựa vào nông nghiệp". Tóm lại có nhiều quan niệm trong và ngoài nước về nông hộ nhưng nhìn chung nông hộ là hình thức tổ chức cơ sở của nông nghiệp ở nông thôn đã tổn tại từ lâu đời ở các nước nông nghiệp. Nông hộ bao gồm chủ yếu là những người có chung huyết thống, có thể có nhiều thế hệ. Nông hộ có thể chuyên trồng trọt, làm nghề rừng, chăn nuôi hoặc nuôi trồng thủy sản và cả hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn. Những hoạt động này thông thường là mang lại nguồn thu nhập chính cho nông hộ. 2.1.1.3. Khái niệm về kinh tế hộ nông dân. Vương Quốc Duy và Đặng Hoàng Trung (2015) cho rằng kinh tế nông hộ là một hình thức cơ bản và tự chủ trong nông nghiệp. Nó được hình thành và phát triển một cách khách quan, lâu dài, dựa trên sự sở hữu các yếu tố sản xuất, là loại hình kinh tế có hiệu quả, phù hợp với sản xuất nông nghiệp, thích ứng, tồn tại và phát triển trong mọi chế độ kinh tế xã hội. Trần Thị Mộng Thúy (2016), trong so sánh hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng lúa trong và ngoài mô hình sản xuất theo phương thức cánh đồng lớn tại Huyện Long Mỹ Tỉnh Hậu Giang, đã đưa ra khái niệm của Ellis (1988) về kinh tế hộ nông dân. Đó là kinh tế của những hộ gia đình có quyền sinh sống trên các mảnh đất đai, sử dụng chủ yếu sức lao động gia đình. Sản xuất của họ thường nằm trong hệ thống sản xuất lớn hơn và tham gia ở mức độ không hoàn hảo và hoạt động thị trường. 2.1.2. Lý thuyết về kinh tế học sản xuất 2.1.2.1. Lý thuyết về hiệu quả kinh tế và các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế. 6 a.Hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế: là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định. Có thể hiểu một cách ngắn gọn, hiệu quả kinh tế là phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế, được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. b. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế: - Doanh thu: là chỉ tiêu cho biết tổng số tiền thu được cùng với mức sản lượng và mức giá bán một đơn vị sản phẩm. Doanh thu = Sản lượng * Đơn giá bán sản phẩm - Năng suất: Là chỉ tiêu cho biết sản lượng thu hoạch được trên một đơn vị diện tích. Năng suất = Sản lượng thu hoạch/Diện tích trồng - Tổng chi phí: là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ chi phí đã bỏ ra để sản xuất ra một sản lượng hàng hóa nhất định. Trong sản xuất nông nghiệp, tổng chi phí gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi. Tổng chi phí = Chi phí cố định + Chi phí biến đổi + Chi phí cơ hội + Chi phí cố định (định phí): là các chi phí gắn liền với yếu tố sản xuất cố định, không thay đổi trong ngắn hạn và không phụ thuộc vào số lượng sản phẩm sản xuất ra như đất đai, máy móc, công cụ... + Chi phí biến đổi (biến phí): là các chi phí phát sinh từ việc sử dụng các yếu tố sản xuất biến đổi như chi phí giống, phân bón,...Các chi phí này chỉ phát sinh trong quá trình sản xuất, khi ngừng sản xuất thì chi phí này bằng không. + Chi phí cơ hội: là phần giá trị thu nhập hay lợi nhuận bị mất đi bởi thực hiện phương án này mà ta bỏ lỡ cơ hội thực hiện phương án khác có mức rủi ro tương tự. Nó không thể hiện cụ thể bằng tiền do đó không được ghi chép vào sổ kế toán. Chi phí cơ hội bao gồm những chi phí giả định như công lao động gia đình, lãi đầu tư sản xuất so với lãi ngân hàng.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan