Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội đánh giá tác động của tín dụng chính thức đến thu nhập hộ gia đình tại huyện an ...

Tài liệu đánh giá tác động của tín dụng chính thức đến thu nhập hộ gia đình tại huyện an biên, tỉnh kiên giang

.DOCX
64
4
141

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------------------ NGUYỄN QUỐC XINH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG CHÍNH THỨC ĐẾN THU NHẬP HỘ GIA ĐÌNH TẠI HUYỆN AN BIÊN, TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------------------------------------- NGUYỄN QUỐC XINH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG CHÍNH THỨC ĐẾN THU NHẬP HỘ GIA ĐÌNH TẠI HUYỆN AN BIÊN, TỈNH KIÊN GIANG Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN VĂN SĨ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn “Đánh giá tác động của tín dụng chính thức đến thu nhập hộ gia đình tại huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang” là được nghiên cứu bởi riêng cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Nguyễn Văn Sĩ. Dữ liệu được thu thập một cách khách quan, các tài liệu trích dẫn được chú thích nguồn gốc rõ ràng, trung thực. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm với lời cam đoan này. TP. Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 5 năm 2017 Học viên thực hiện Nguyễn Quốc Xinh MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT DAH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ TÓM TẮT LUẬN VĂN CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU...................................................................... 1 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.......................................................................................................1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU................................................................................................2 1.2.1. Mục tiêu chung............................................................................................................. 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể.............................................................................................................2 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU...................................................................................................2 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.................................................................... 2 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................................2 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................................2 1.5. KẾT CẤU LUẬN VĂN...................................................................................................... 3 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT...........................................................................................4 2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM........................................................................................................4 2.1.1. Hộ và nông hộ...............................................................................................................4 2.1.2. Tín dụng........................................................................................................................4 2.1.3 Thu nhập của hộ nông dân.............................................................................................5 2.1.4. Kinh tế nông hộ............................................................................................................ 6 2.2. CÁC LÝ THUYẾT LIÊN QUAN.......................................................................................7 2.2.1. Lý thuyết về tài chính cho khu vực nông thôn............................................................. 7 2.2.2. Lý thuyết về thị trường tín dụng nông thôn..................................................................8 2.3. QUAN HỆ GIỮA TÍN DỤNG CHÍNH THỨC VÀ THU NHẬP CỦA HỘ GIA ĐÌNH...9 2.4. VAI TRÕ CỦA TÍN DỤNG CHÍNH THỨC ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH NÔNG THÔN.................................................................................................10 2.5. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI........................................................... 12 2.5.1. Các nghiên cứu ngoài nước........................................................................................12 2.5.2. Nghiên cứu trong nước...............................................................................................13 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.........................................................................................................15 CHƯƠNG 3. MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................16 3.1. KHUNG PHÂN TÍCH.......................................................................................................16 3.2. MÔ HÌNH VÀ GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU.................................................................... 17 3.2.1. Mô hình nghiên cứu....................................................................................................17 3.2.2. Giả thiết nghiên cứu................................................................................................... 19 3.3. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU................................................................................................. 21 3.3.1. Dữ liệu nghiên cứu..................................................................................................... 21 3.3.2. Chọn mẫu nghiên cứu.................................................................................................21 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.........................................................................................................23 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................................ 24 4.1. TỔNG QUAN VỀ HUYỆN AN BIÊN.............................................................................24 4.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội............................................................................24 4.1.2. Tình hình tiếp cận tín dụng chính thức của hộ gia đình trên địa bàn huyện An Biên 26 4.2. THỐNG KÊ MÔ TẢ MẪU KHẢO SÁT..........................................................................28 4.2.1. Đặc điểm chủ hộ gia đình...........................................................................................28 4.2.2. Đặc điểm hộ gia đình..................................................................................................30 4.2.3. Cú sốc......................................................................................................................... 31 4.2.4. Đặc điểm tín dụng.......................................................................................................32 4.3. KẾT QUẢ HỒI QUY........................................................................................................34 4.3.1. Kiểm tra đa cộng tuyến của các biến trong mô hình.................................................. 34 4.3.2. Kết quả hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến chênh lệch thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình......................................................................................................................34 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4.........................................................................................................39 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH..........................................................40 5.1. KẾT LUẬN....................................................................................................................... 40 5.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH.....................................................................................................41 5.2.1. Về phía Nhà nước.......................................................................................................41 5.2.2. Về phía các tổ chức tín dụng...................................................................................... 41 5.2.3. Về phía chính quyền địa phương................................................................................42 5.2.4. Về phía hộ gia đình.....................................................................................................42 5.2.5. Mốt số hàm ý chính sách khác....................................................................................43 5.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO.............................43 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC SỐ LIỆU DANH MỤC VIẾ T TẮT CSXH: Chính sách xã hội ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long HTX: Hợp tác xã KHKT: Khoa học kỹ thuật NH: Ngân hàng NHTM: Ngân hàng thương mại NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn TCTD: Tổ chức tín dụng TD : Tín dụng THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông THT: Tổ hợp tác TTCP: Thủ tướng Chính phủ DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1. Các biến trong mô hình 18 Bảng 3.2: Phân bố cỡ mẫu 23 Bảng 4.1: Giới tính chủ hộ 29 Bảng 4.2: Tuổi chủ hộ 30 Bảng 4.3: Qui mô hộ gia đình 31 Bảng 4.4: Tỷ lệ phụ thuộc 31 Bảng 4.5: Diện tích đất sản xuất 31 Bảng 4.6: Bị ảnh hưởng cú sốc tự nhiên 32 Bảng 4.7: Cú sốc về kinh tế 32 Bảng 4.8: Thay đổi thu nhập theo tiếp cận tín dụng 33 Bảng 4.9: So sánh đặc điểm của hai nhóm hộ 33 Bảng 4.10: Ma trận tương quan giữa các biến độc lập 34 Bảng 4.11: Kết quả ước lượng mô hình hồi quy ảnh hưởng đến thu nhập 35 Bảng 4.12: Hệ số VIF 36 DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 3.1: Khung phân tích 16 Hình 4.1: Bảng đồ hành chính huyện An Biên 24 Biểu đồ 4.1: Dư nợ tín dụng chính thức 27 Biểu đồ 4.2: Cho vay theo mô hình sản xuất 28 Biểu đồ 4.3: Dân tộc chủ hộ 29 Biểu đồ 4.4: Học vấn chủ hộ 30 TÓM TẮT LUẬN VĂN Thu nhập của hộ gia đình chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố, trong đó tín dụng là một trong những nhân tố đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến chênh lệch thu nhập của hộ gia đình. Tiếp cận được nguồn vốn giúp hộ gia đình tăng thêm nguồn lực để đầu tư cho sản xuất, cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống, góp phần phát triển kinh tế địa phương. Các hộ gia đình ngày càng biết phát huy những nguồn lực sẵn có của mình để phát triển sản xuất, cải thiện kinh tế gia đình. Tuy các nguồn lực của các hộ gia đình là khác nhau, nhưng tất cả đều có chung một mục đích là phát triển kinh tế gia đình, nâng cao thu nhập. Vì các nguồn lực của hộ gia đình là khác nhau nên việc cấp vốn tín dụng là khác nhau và lượng vốn vay được cũng khác nhau. Bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, tác giả chọn mẫu khảo sát gồm 180 hộ gia đình đang sinh sống trên địa bàn huyện An Biên. Hai nhóm hộ được chọn ra gồm 117 hộ có tham gia vay vốn chính thức và 63 hộ không vay vốn chính thức. Tiến hành thống kê mô tả các đặc trưng của chủ hộ, của hộ gia đình để có cái nhìn khái quát về mẫu nghiên cứu. Thực hiện kiểm định Ttest trong STATA để kiểm định sự tương đồng giữa hai nhóm. Kết quả kiểm định cho thấy, hầu hết các đặc điểm đều có sự tương đồng, tuy nhiên có 3 đặc điểm chưa có thể khẳng định có sự tương đồng hay không gồm dân tộc, học vấn, tỷ lệ phụ thuộc. Phân tích hồi quy bội bằng phương pháp OLS xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chênh lệch thu nhập. Kết quả hồi quy cho thấy, có 9 biến độc lập ảnh hưởng đến sự chênh lệch thu nhập trung bình của hộ gia đình bao gồm giới tính chủ hộ, dân tộc chủ hộ, tuổi chủ hộ, học vấn chủ hộ, qui mô hộ gia đình, tỷ lệ phụ thuộc, diện tích sản xuất, cú sốc kinh tế và tín dụng, trong đó biến tín dụng có ảnh hưởng mạnh nhất đến sự chênh lệnh thu nhập bình quân của hộ gia đình. Chưa có thể khẳng định có hay không sự ảnh hưởng của biến cú số tự nhiên đến biến phụ thuộc. Trên sơ sở kết quả của nghiên cứu, tác giả đề tài đã đề xuất đối với Nhà nước, đối với tổ chức tín dụng, đối với chính quyền địa phương và về phía hộ gia đình những chính sách hỗ trợ tín dụng cho hộ gia đình, góp phần nâng cao thu nhập cho hộ gia đình trên địa bàn huyện An Biên. 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Kiên Giang là tỉnh trọng điểm nông nghiệp của vùng ĐBSCL và cả nước. Kiên 2 Giang có tổng diện tích tự nhiên 6.346,27 km ; hơn 573.000 ha đất nông nghiệp; dân số hơn 1,8 triệu người, với hơn 73% dân số sống ở khu vực nông thôn và chủ yếu làm nông nghiệp. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Kiên Giang xác định đây là vùng đất thuần nông, do đó đột phá trong sản xuất nông nghiệp sẽ tạo đòn bẩy thúc đẩy “tam nông” (nông nghiệp, nông dân, nông thôn) của tỉnh đi lên. Trong phát triển nông nghiệp, vấn đề vốn đầu tư luôn là một trong những yếu tố nguồn lực có vai trò hết sức quan trọng, có tính chất quyết định. Người nông dân luôn cần vốn để duy trì và mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống cho hộ gia đình của mình. Tuy nhiên, trên thực tế, khả năng duy trì các nguồn vốn cho sản xuất đối với họ là rất khó khăn và nhiều hạn chế. Nguyên nhân thường gặp là họ sử dụng nguồn vốn đầu tư trang thiết bị chưa hợp lý, chưa tham gia nhiều các lớp tập huấn về sử dụng vốn vay, hay do trình độ của chủ hộ còn hạn chế. An Biên là một huyện nông nghiệp của tỉnh Kiên Giang, có diện tích tự nhiên trên 40.000 ha, là huyện có vị trí địa lý thuận lợi và có tiềm năng lớn về nông nghiệp. Số người tham gia sản xuất nông nghiệp chiếm trên 80% tổng dân số của huyện. Thực tiễn cho thấy, nhu cầu về vốn để sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân của huyện ngày càng lớn, việc tiếp cận được các nguồn vốn đã khó, nhưng việc sử dụng làm sao cho có hiệu quả lại là điều càng khó hơn. Nghiên cứu vai trò của nguồn vốn cho hộ gia đình, xác định tầm quan trọng và hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ gia đình có ý nghĩa vô cùng quan trọng và thực sự cần thiết đối với huyện An Biên hiện nay. Xác định vai trò của hộ gia đình trong việc đầu tư, sử dụng vốn vay tín dụng, tìm ra những giải pháp phù hợp, thực thi để góp phần cải thiện điều kiện làm việc của họ, giúp cho việc sử dụng thời gian lao động và vốn đầu tư có hiệu quả hơn, nhằm tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, tạo môi trường thuận lợi phát triển kinh tế địa phương. Từ thực tế đó, tác giả quyết định chọn đề tài: “Đánh giá tác động của tín dụng chính thức đến thu nhập của hộ gia đình tại huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang” nghiên cứu làm luận văn thạc sĩ. 2 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu chung của luận văn là đánh giá tác động của tín dụng chính thức đến thu nhập của hộ gia đình, thông qua đó, gợi ý một số chính sách nhằm cải thiện chính sách tín dụng chính thức, góp phần nâng cao thu nhập cho hộ gia đình tại huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Để thực hiện các mục tiêu chung, đề tài thực hiện các mục tiêu cụ thể như sau: Thứ nhất, đánh giá thực trạng tác động của tín dụng chính thức đến thu nhập của hộ gia đình tại huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang. Thứ hai, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình tại huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang. Trên cơ sở đó, đề xuất các chính sách nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng chính thức, mở rộng đầu tư sản xuất, góp phần nâng cao thu nhập của hộ gia đình tại huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang. 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Nguồn vốn chính thức có làm cải thiện thu nhập hộ gia đình trên địa bàn huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang hay không? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình trên địa bàn huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang? Các chính sách nào góp phần nâng cao thu nhập của hộ gia đình tại huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang? 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác động của tín dụng chính thức đến thu nhập của hộ gia đình trên địa bàn huyện An Biên. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung nghiên cứu, luận văn nghiên cứu tác động của tín dụng chính thức đến thu nhập của hộ gia đình thông qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chênh lệch thu nhập của hộ gia đình, trong đó nhân tố tín dụng được xem là nhân tố quan trọng nhất. Về không gian nghiên cứu của luận văn được thực hiện trên các hộ gia đình 3 đang sinh sống trên địa bàn huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang. Về thời gian nghiên cứu, tác giả luận văn sử dụng số liệu thứ cấp từ các báo cáo của UBND huyện An Biên, Ngân hàng CSXH, Ngân hàng NN&PTNT trong giai đoạn 2012 – 2016. Số liệu sơ cấp được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp hộ gia đình trên địa bàn huyện An Biên trong khoảng thời gian từ tháng 11/2016 đến tháng 12/2016. 1.5. KẾT CẤU LUẬN VĂN Luận văn được kết cấu thành 5 chương như sau: Chương 1. Giới thiệu nghiên cứu. Trình bày lý do chọn đề tài, câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và kết cấu luận văn. Chương 2. Cơ sở lý thuyết. Chương này trình bày các khái niệm về hộ, nông hộ, tín dụng, thu nhập, kinh tế nông hộ; các lý thuyết có liên quan, quan hệ giữa tín dụng chính thức và thu nhập của hộ gia đình; vai trò của tín dụng chính thức đối với gia tăng thu nhập; các nghiên cứu liên quan và các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ gia đình. Chương 3. Phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu. Chương này trình bày khung phân tích, nguồn dữ liệu, chọn mẫu nghiên cứu, đề xuất mô hình nghiên cứu và mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu. Chương 4. Kết quả nghiên cứu. Chương này trình bày tổng quan về tiếp cận tín dụng chính thức của hộ gia đình tại huyện An Biên, kiểm định sự khác biệt giữa hai nhóm tham gia và đối chứng, đánh giá tác động tín dụng chính thức đến thu nhập của hộ gia đình tại huyện An Biên. Chương 5. Kết luận và hàm ý chính sách. Chương này trình bày những kết quả mà đề tài đạt được, các hàm ý chính sách nhằm giúp hộ gia đình tại huyện An Biên sử dụng tốt nguồn vốn tín dụng, nâng cao thu nhập, đồng thời chỉ ra các hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo. 4 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM 2.1.1. Hộ và nông hộ Hộ có nhiều định nghĩa khác nhau bởi nhiều tác giả. Theo như giáo trình kinh tế phát triển nông thôn có trích dẫn thì tác giả Martin (1988) có định nghĩa, hộ là đơn vị cơ bản liên quan đến sản xuất, tái sản xuất, đến tiêu dùng và các hoạt động xã hội khác. Theo Harris, ở viện nghiên cứu phát triển trường Đại học tổng hợp Susex (Luân Đôn - Anh) cho rằng: “Hộ là một đơn vị tự nhiên tạo nguồn lao động”. Từ đó, có thể hiểu hộ là một nhóm người cùng chung huyết tộc hay không cùng huyết tộc, cùng sống chung hay không cùng sống chung một mái nhà, có chung một nguồn thu nhập và ăn chung, cùng tiến hành sản xuất chung. Nông hộ được hiểu là hộ có phương tiện kiếm sống từ ruộng đất và sử dụng chủ yếu lao động gia đình và sản xuất. Luôn nằm trong hệ thống kinh tế rộng lớn nhưng về cơ bản được đặc trưng tham gia một phần vào thị trường với mức độ chưa hoàn chỉnh. Nông hộ cũng có thể được hiểu là hộ có phương tiện kiếm sống từ ruộng đất và sử dụng chủ yếu lao động gia đình vào sản xuất. Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn (Trần Văn Hiền, 2014). Nông hộ là các hộ nông dân thu hoạch các phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất nông trại, nằm trong một hệ thống kinh tế rộng hơn nhưng về cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia một phần trong thị trường hoạt động với một trình độ hoàn chỉnh không cao (Theo Ellis, 1988). 2.1.2. Tín dụng Tín dụng (credit) có nguồn gốc từ tiếng La Tinh – Creditum – tức là sự tin tưởng, tín nhiệm hoặc là sự tin tưởng hoặc tín nhiệm đó, hoặc sự vay mượn tin tưởng hoặc tín nhiệm đó để thực hiện các quan hệ vay mượn một lượng giá trị vật chất hoặc tiền tệ trong một thời gian (Lê Văn Tề, 2007). Tín dụng là một phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó một bên chuyển giao một lượng giá trị sang bên kia sử dụng trong một 5 thời gian nhất định, đồng thời bên nhận được phải cam kết trả với một lượng giá trị lớn hơn theo thời hạn đã thỏa thuận. Tín dụng là sự vận động đơn phương của giá trị từ người cho vay sang người đi vay và sẽ quay về với người cho vay cả vốn và lãi trong một kỳ hạn xác định nào đó. Đặc điểm của tín dụng thể hiện: Khoản vay sẽ quay về với người cho vay; khoản vay sẽ được trả cho một người hưởng thụ nào đó được người cho vay chỉ định; Giá trị cho vay thể hiện dưới nhiều hình thức như tiền, vật chất (tín dụng thương mại, tài sản (tín dụng thuê mua); tín dụng là sự vay mượn uy tín của người khác dưới hình thức bảo lãnh, thường được coi là tín dụng bằng chữ ký. Tín dụng là sự chuyển giao quyền sử dụng một số tiền, tài sản (hiện vật) từ chủ thể này sang chủ thể khác, không làm thay đổi quyền sở hữu chúng. Tín dụng bao giờ cũng có thời hạn và phải được hoàn trả. Giá trị tín dụng không những được bảo tồn mà còn được nâng cao nhờ lợi tức tín dụng (Nguyễn Đăng Dờn, 2009). 2.1.3 Thu nhập của hộ nông dân Thu nhập là việc nhận được tiền bạc, của cải vật chất từ một hoạt động nào đó hay là các khoản thu nhập được trong một khoảng thời gian nhất định thường tính theo tháng, năm. Thu nhập là phần nông hộ thu được sau quá trình sản xuất, bao gồm nhiều nguồn thu khác nhau. Thu nhập của hộ nông dân cũng được hiểu là phần giá trị sản xuất tăng thêm mà hộ được hưởng để bù đắp cho thù lao lao động của gia đình, cho tích lũy và tái sản xuất mở rộng nếu có. Thu nhập của hộ phụ thuộc vào kết quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh mà hộ thực hiện (Trần Văn Hiền, 2014). Thu nhập của hộ nông dân có thể chia thành 3 loại gồm thu nhập nông nghiệp, thu nhập phi nông nghiệp, thu nhập khác. Thu nhập nông nghiệp: Thu nhập nông nghiệp bao gồm thu nhập từ các hoạt động sản xuất trong nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Thu nhập phi nông nghiệp: Thu nhập phi nông nghiệp là thu nhập được tạo ra từ các hoạt động ngành nghề công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, bao gồm các ngành nghề chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng, gia công cơ khí….Ngoài ra, thu nhập phi nông nghiệp còn được tạo ra từ các hoạt động thương mại dịch vụ như buôn bán, thu gom. Thu nhập khác: Là các nguồn thu từ các hoạt động làm thêm, làm thuê, làm công ăn lương; từ các nguồn trợ cấp xã hội hoặc các nguồn thu bất thường khác. 6 Thu nhập của hộ nông dân đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao đời sống, nâng cao dân trí, quyết định đến quy mô sản xuất của nông hộ. Nó là nguồn lực để chi tiêu cho mọi nhu cầu cần thiết trong đời sống hàng ngày của mỗi nông hộ, mỗi người như lương thực thực phẩm, y tế, giáo dục. Mỗi thành viên sẽ có điều kiện tiếp cận tới các dịch vụ giáo dục, các dịch vụ thông tin truyền thông. Với những hộ nông dân có thu cập cao, các hộ sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn các loại hình sản xuất nông nghiệp, cũng như qui mô sản xuất của họ. Ngoài ra, thu nhập là thước đo mức sống, khả năng sẵn sàng tiêu dùng của mỗi hộ nông dân đối với kinh tế thị trường. 2.1.4. Kinh tế nông hộ Theo Ellis (1988) thì kinh tế nông hộ khác với những người làm kinh tế khác trong nền kinh tế thị trường ở 3 yếu tố: đất đai, lao động và vốn: Kinh tế nông hộ là một hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền kinh tế xã hội. Các nguồn lực đất đai, tư liệu sản xuất, vốn, lao động được góp chung, chung một ngân sách, ở chung một mái nhà, ăn chung, mọi quyết định trong sản xuất kinh doanh và đời sống đều do chủ hộ đưa ra. Nền kinh tế nông dân vẫn tồn tại như một hình thái sản xuất đặc thù nhờ các đặc điểm: Khả năng của nông dân thoả mãn nhu cầu của tái sản xuất đơn giản nhờ sự kiểm soát tư liệu sản xuất, nhất là ruộng đất. Nhờ giá trị xã hội của nông dân hướng vào quan hệ qua lại hơn là vào việc đạt lợi nhuận cao nhất. Nhờ việc chuyển giao ruộng đất từ thế hệ này sang thế hệ khác chống lại sự tập trung ruộng đất vào tay một số ít nông dân. Khả năng của nông dân thắng được áp lực của thị trường bằng cách tăng thời gian lao động vào sản xuất (khả năng tự bóc lột sức lao động). Đặc trưng của nông nghiệp không thu hút việc đầu tư vốn do có tính rủi ro cao và hiệu quả đầu tư thấp. Khả năng của nông dân kết hợp được hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp để sử dụng hết lao động và tăng thu nhập. Tuy vậy, ở tất cả các xã hội nền kinh tế nông dân phải tìm cách để tồn tại trong các điều kiện rất khó khăn do áp lực của các chế độ hiện hành gây ra. Việc huy động thặng dư của nông nghiệp để thực hiện các lợi ích của toàn xã hội thông qua địa tô, thuế và sự lệch lạc về giá cả. Các tiến bộ kỹ thuật làm giảm giá trị của lao động nông nghiệp thông qua việc làm giảm giá thành và giá cả của sản phẩm nông nghiệp. Vì vậy, nông dân chỉ còn có khả năng tái sản xuất đơn giản nếu không có sự hỗ trợ từ bên ngoài. Mục tiêu sản xuất của hộ quyết định sự lựa chọn 7 sản phẩm kinh doanh, quyết định mức độ đầu tư, phản ứng với giá cả vật tư, lao động và sản phẩm của thị trường (Trần Văn Hiền, 2014). Như vậy, sản xuất của hộ nông dân tiến hoá từ tình trạng tự cấp sang sản xuất hàng hoá ở các mức độ khác nhau. Trong quá trình tiến hóa ấy hộ nông dân thay đổi mục tiêu và cách thức kinh doanh cũng như phản ứng với thị trường. Hộ nông dân hoàn toàn tự cấp có mục tiêu tối đa hoá lợi ích. Lợi ích ở đây là sản phẩm cần để tiêu dùng trong gia đình. Người nông dân phải lao động để sản xuất lượng sản phẩm cho đến lúc không đủ sức để sản xuất nữa, do vậy nông nhàn (thời gian không lao động) cũng được coi như một lợi ích. Nhân tố ảnh hưởng nhất đến nhu cầu và khả năng lao động của hộ là cấu trúc dân số của gia đình (Tỷ lệ giữa tay làm và miệng ăn). Tiến lên một bước nữa, hộ nông dân bắt đầu phản ứng với thị trường, tuy vậy mục tiêu chủ yếu vẫn là tự cấp. Đây là kiểu hộ nông dân “nửa tự cấp” có tiếp xúc với thị trường sản phẩm, thị trường lao động, thị trường vật tư. Hộ nông dân thuộc kiểu này vẫn chưa phải một xí nghiệp kiểu tư bản chủ nghĩa hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường. Các yếu tố tự cấp vẫn còn lại rất nhiều và vẫn quyết định cách sản xuất của hộ. Vì vậy, trong điều kiện này nông dân có phản ứng với giá cả, với thị trường chưa nhiều. Tuy vậy, thị trường ở nông thôn là những thị trường chưa hoàn chỉnh, đó đây vẫn có những giới hạn nhất định. Cuối cùng đến kiểu hộ nông dân sản xuất hàng hoá là chủ yếu: Người nông dân với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh của gia đình. Kiểu nông dân này phản ứng với thị trường vốn, thị trường ruộng đất, thị trường vật tư, lao động và thị trường sản phẩm. Tuy vậy, giả thiết rằng Người nông dân là người sản xuất có hiệu quả không được chứng minh trong nhiều công trình nghiên cứu. Điều này, có thể giải thích do hộ nông dân thiếu trình độ kỹ thuật và quản lý, do thiếu thông tin thị trường, do thị trường không hoàn chỉnh. Đây là một vấn đề đang còn tranh luận. Vấn đề ở đây phụ thuộc vào trình độ sản xuất hàng hoá, trình độ kinh doanh của nông dân. 2.2. CÁC LÝ THUYẾT LIÊN QUAN 2.2.1. Lý thuyết về tài chính cho khu vực nông thôn Tài chính cho khu vực nông thôn thông qua xây dựng hệ thống tín dụng nông nghiệp chính thức được hầu hết các nước đang phát triển áp dụng với quan niệm là tăng trưởng và phát triển nông nghiệp bị hạn chế do thiếu hụt tài trợ ngằn hạn và dài 8 hạn. Vấn đề này càng được quan tâm hơn nhằm đền bù cho khu vực nông nghiệp khi mà các chính sách vĩ mô của các nước đều có xu hướng thiên lệch, hướng vào việc khuyến khích công nghiệp hóa có lợi cho khu vực đô thị (định giá cao nội tệ, kiểm soát giá sản phẩm nông nghiệp, bảo hộ quá mức các đầu vào cho sản xuất nông nghiệp). Từ đó, các nước đang phát triển rất chú trọng đến phát triển thị trường tài chính cho khu vực nông thôn, nhắm tới hỗ trợ tín dụng phù hợp với nông hộ quy mô nhỏ và các doanh nghiệp nông thôn (Trần Tiến Khai, 2014). 2.2.2. Lý thuyết về thị trường tín dụng nông thôn Thị trường vốn ở nông thôn các nước đang phát triển, cung tín dụng, đặc biệt tín dụng chính thức thường nhỏ hơn nhu cầu, nên những người cho vay phải phân phối tín dụng có giới hạn giữa những người xin vay. Thị trường tín dụng nông thôn Việt Nam là thị trường manh múng và có sự can thiệp sâu của nhà nước. Ngoài ra, đây là thị trường bao gồm tín dụng chính thức và phi chính thức cùng tồn tại (Phan Đình Khôi, 2012). Tín dụng nông thôn được phục vụ cho nhu cầu chuyển đổi nông thôn, điển hình là hỗ trợ lãi suất cho người dân vay vốn đầu tư, phát triển giao thông nông thôn. Tín dụng nông thôn còn được sử dụng để thay đổi công nghệ và kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, để phục vụ cho các hoạt động phi nông trại, các dịch vụ tiết kiệm, bảo hiểm chống lại rủi ro và các dịch vụ chuyển tiền gửi an toàn và tin cậy. Tín dụng chính thức là hình thức tín dụng được cung ứng chủ yếu bởi các tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo luật pháp (NHTM, NH CSXH, Ngân hàng phát triển, Quỹ tín dụng nhân dân, các tổ chức tài chính). Trong các chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn ở các nước đang phát triển, chính sách tín dụng không những là mối quan tâm lớn của các nhà hoạch định chính sách mà còn là vấn đề thu hút sự chú ý rộng rãi của nhiều nhà nghiên cứu lý luận và thực tiễn. Từ thực tiễn sinh động về chính sách tín dụng ở các nước đang phát triển các lý thuyết về tín dụng nông nghiệp nông thôn đã hình thành và phát triển. Vấn đề trung tâm của các nghiên cứu về tín dụng nông nghiệp nông thôn là cung – cầu tín dụng và sự tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ. Khu vực tín dụng phi chính thức truyền thống bao gồm người thân, bạn bè và hàng xóm, tín dụng xoay vòng “hụi”, và người cho vay. Một hình thức tín dụng phi chính thức được hình thành gần đây trong đó tín dụng được cấp bởi thương nhân địa 9 phương hoặc các nhà cung cấp đầu vào cho sản xuất nông nghiệp. Hình thức tín dụng này dần trở thành một bộ phận quan trọng của tín dụng không chính thức (Phan Đình Khôi, 2012). Bên cạnh tín dụng chính thức và không chính thức, tín dụng bán chính thức cũng được hình thành và phát triển thông qua các chương trình tín dụng vi mô, được cấp vốn bởi các chương trình hỗ trợ từ các quỹ quốc tế và các tổ chức phi chính phủ. Loại hình tín dụng này cung cấp các dịch vụ tài chính vi mô cho những hộ bị loại khỏi khu vực tín dụng chính thức. Ở Việt Nam hiện nay, NH NN&PTNT Việt Nam là nguồn cung tín dụng chủ yếu cho hộ gia đình nông thôn; NH CSXH cung cấp tín dụng cho người nghèo, dân tộc ít người, gia đình chính sách xã hội với mục tiêu phi lợi nhuận. 2.3. QUAN HỆ GIỮA TÍN DỤNG CHÍNH THỨC VÀ THU NHẬP CỦA HỘ GIA ĐÌNH Tín dụng nông thôn cần thiết cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là đối với hộ gia đình nông thôn. Nó không chỉ giải quyết những thất bại về thị trường vốn cho khu vực nông thôn, mà còn là một yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập và chuyển đổi sản xuất, áp dụng kỹ thuật mới trong nông nghiệp. Theo Morduch & Haley (2001) tín dụng nông thôn là công cụ phát triển hiệu quả trong chính sách giảm nghèo và cải thiện đời sống hộ gia đình. Tác giả Đinh Phi Hổ và Hoàng Thị Thu Huyền (2010) cũng chỉ ra rằng các chương trình tín dụng ưu đãi từ những năm 1990 cho nông nghiệp và nông thôn ra đời và phát triển mạnh mẽ. Cùng thời điểm này, thị trường tín dụng cũng ghi nhận sự xuất hiện của các tổ chức phi chính phủ (NGOs) tham gia cung cấp vốn dưới hình thức tín dụng vi mô cho khu vực nông thôn. Cho đến nay thị trường tín dụng nông thôn đã có bước phát triển mạnh mẽ với sự tham gia đa dạng của các định chế tài chính. Ở Việt Nam, tín dụng chính thức được cung cấp chủ yếu thông qua hai ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước là: NH CSXH và NH NN&PTNT, tỉ trọng cho vay của hai ngân hàng này chiếm đến 2/3 các khoản vay của hộ gia đình nông thôn Việt Nam. Ngoài ra, thời gian gần đây còn ghi nhận sự tham gia của các ngân hàng cổ phần nhà nước, các ngân hàng tư nhân, quỹ tín dụng nhân dân nhưng hầu hết các tổ chức tín dụng này chiếm tỷ lệ không đáng kể trong cấu trúc vốn thị trường tín dụng ở nông thôn. Tín dụng chính thức có vai trò quan trọng 10 trong thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, hầu hết các khoản vay chính thức được sử dụng chủ yếu cho mục đích sản xuất nông nghiệp (Barslund &Tarp, 2008). Theo Atieno (1997), tín dụng nông thôn là một yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập và chuyển đổi sản xuất, áp dụng kỹ thuật mới trong nông nghiệp. Diagne & cộng sự (2000) giải thích rõ hơn, tác động của tín dụng đối với thu nhập hộ gia đình nông nghiệp qua hai kênh: Thứ nhất, tín dụng làm giảm bớt những hạn chế vốn vào các hộ gia đình nông nghiệp. Tiếp cận vật tư nông nghiệp là một yếu tố quan trọng bảo đảm cho năng suất và thu nhập vụ mùa của nông hộ. Trong khi chi tiêu vật tư nông nghiệp phát sinh từ quá trình đầu của sản xuất nông nghiệp (giai đoạn đầu và giai đoạn sinh trưởng của cây) thì lợi nhuận chỉ đạt được sau khi thu hoạch vài tháng sau đó. Vì vậy, để tài trợ cho việc mua nguyên liệu đầu vào, các hộ gia đình nông dân phải sử dụng tiền tiết kiệm hoặc vay tín dụng. Do đó, tiếp cận tín dụng có thể làm tăng đáng kể khả năng của các nông hộ nghèo (thiếu nguồn tiết kiệm) để mua vật tư nông nghiệp cần thiết. Thứ hai, tiếp cận tín dụng cũng làm giảm chi phí cơ hội của các tài sản vốn so với lao động gia đình, do đó khuyến khích áp dụng công nghệ mới tiết kiệm sức lao động và nâng cao năng suất lao động, một yếu tố quan trọng cho sự phát triển nông nghiệp ở các quốc gia phát triển. 2.4. VAI TRÕ CỦA TÍN DỤNG CHÍNH THỨC ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH NÔNG THÔN Xét dưới hình thức chủ yếu của tín dụng là loại hình cho vay thì tín dụng ngân hàng có vai trò hết sức to lớn đối với sự phát triển nông nghiệp và kinh tế hộ nông thôn. Theo Nguyễn Bích Đào (2008), tín dụng ngân hàng có những vai trò sau: Một là, tín dụng góp phần hình thành và phát triển thị trường tài chính nông thôn. Hoạt động tín dụng là “cầu nối” trung gian giữa những người cần vốn và những người cung ứng vốn, để phục vụ cho quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa. Xét trong phạm vi cả nước thì có những vùng, khu vực này cần vốn nhưng khu vực khác, vùng khác lại có nguồn vốn dư thừa chưa từng dùng đến. Vì thế tín dụng ngân hàng còn là công cụ điều hòa nguồn vốn giữa nơi thừa và nơi thiếu vốn. Thị trường tài chính ở nông thôn là nơi giải quyết mối quan hệ cung cầu về vốn, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế nông thôn. Với hệ thống cơ sở rộng khắp xuống từng huyện, xã, hoạt động tín dụng đã đẩy nhanh sự hình thành và phát triển thị trường tài chính nông thôn. 11 Hai là, tín dụng ngân hàng góp phần tận dụng mọi tiềm năng to lớn ở nông thôn. Tiềm năng phát triển nông thôn của nước ta rất lớn, đây là khu vực tập trung đại đa số tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là đất đai cũng như nguồn lực lao động dồi dào của đất nước. Nếu được đầu tư vốn một cách có hiệu quả, người dân nơi đây sẽ có điều kiện khai thác tiềm năng tại chỗ, giải phóng sức lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, ngày càng mở rộng và phát triển thị trường nông thôn. Ba là, tín dụng góp phần xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện cho người nông dân tiếp thu công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh. Vốn tín dụng của ngân hàng tham gia vào quá trình sản xuất thông qua hình thức đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp và nông thôn như: đường sá, cầu cống, công trình thủy lợi, mạng lưới điện, thông tin, nước sạch, bệnh viện, trường học, chợ…Đây là những cơ sở hạ tầng phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho quá trình sản xuất, góp phần nâng cao đời sống của người dân vùng quê và giảm sự chênh lệch mức sống giữa thành thị và nông thôn. Bốn là, tín dụng tạo điều kiện phát triển ngành nghề truyền thống, ngành nghề mới, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động trong nông thôn. Thông qua hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ sản xuất, một lượng lớn lao động dư thừa ở nông thôn đã được giải quyết việc làm. Tuy nhiên, khi nền kinh tế ngày càng phát triển, sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt, sẽ có những doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân làm ăn kém hiệu quả, rời khỏi nông nghiệp và chuyển sang nghề khác như: tiểu thủ công nghiệp, các nghề truyền thống. Do đó, các ngành nghề này sẽ được phát triển và lại tiếp tục thu hút lao động. Qua đó, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống người dân. Năm là, tín dụng góp phần đảm bảo hiệu quả xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người nông dân. Hoạt động tín dụng phát triển góp phần hạn chế đáng kể tình trạng cho vay nặng lãi đã tồn tại khá lâu đời ở nông thôn. Vì vậy, người dân sẽ thực sự được hưởng thụ thành quả của mình sau một thời gian dài lao động sản xuất. Mặt khác, vốn tín dụng của ngân hàng còn được cung ứng cho mọi đối tượng thiếu vốn, không phân biệt giàu nghèo. Do đó, đời sống mọi tầng lớp dân cư được nâng cao và thúc đẩy nông thôn ngày càng phát triển.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan