Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội đánh giá tác động của đào tạo nghề đến thu nhập của hộ gia đình ở nông thôn trên...

Tài liệu đánh giá tác động của đào tạo nghề đến thu nhập của hộ gia đình ở nông thôn trên địa bàn tỉnh kiên giang

.DOCX
87
3
117

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -----  ----- LỮ HOÀNG KHỞI ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA ĐÀO TẠO NGHỀ ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ GIA ĐÌNH Ở NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -----  ----- LỮ HOÀNG KHỞI ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA ĐÀO TẠO NGHỀ ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ GIA ĐÌNH Ở NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. VÕ TẤT THẮNG TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Đánh giá tác động của đào tạo nghề đến thu nhập của hộ gia đình ở nông thôn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang” là do tôi tự nghiên cứu và hoàn thành dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Võ Tất Thắng. Các nội dung trích dẫn đều có dẫn nguồn cụ thể, số liệu được thu nhập từ các văn bản chính thức của các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan lĩnh vực đào tạo nghề và được thu thập thực tế trên địa bàn nghiên cứu. Tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này. Học viên thực hiện Lữ Hoàng Khởi MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG VẼ TÓM TẮT CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU....................................................................................1 1.1. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...................................................................................................................1 1.2. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.................................................................................................................2 1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU..............................................................................................................2 1.3.1. Mục tiêu chung.............................................................................................................................2 1.3.2. Mục tiêu cụ thể..............................................................................................................................2 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.............................................................................3 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................................................3 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................................................3 1.5. KẾT CẤU LUẬN VĂN......................................................................................................................3 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT.....................................................................................................5 2.1. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN.....................................................................................................5 2.1.1. Thu nhập của hộ gia đình...........................................................................................................5 2.1.2. Nghề, đào tạo và đào tạo nghề nghiệp...................................................................................5 2.1.3. Lao động và lao động nông thôn.............................................................................................6 2.2. VAI TRÒ CỦA ĐÀO TẠO NGHỀ................................................................................................6 2.3. CÁC LÝ THUYẾT LIÊN QUAN...................................................................................................8 2.3.1. Về đào tạo làm thay đổi thu nhập............................................................................................8 2.3.2. Về quyết định học nghề của người lao động.......................................................................8 2.3.3. Về việc lựa chọn nghề của người lao động........................................................................10 2.4. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI..................................................................11 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.........................................................................................................................14 CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU...........................................................15 3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TỈNH KIÊN GIANG........................................................................15 3.2. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 .. 15 3.3. TÌNH HÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ GIAI ĐOẠN 2011 - 2015.................................................16 3.3.1. Định hướng đạo tạo nghề của Trung ương........................................................................16 3.3.2. Định hướng đào tạo nghề cho LĐNT của tỉnh Kiên Giang..........................................18 3.3.2.1. Các văn bản chỉ đạo công tác đào tạo nghề.............................................................18 3.3.2.2. Đối tượng dạy nghề nông thôn......................................................................................19 3.3.2.3. Nghề đào tạo.......................................................................................................................20 3.3.2.4. Cơ sở tham gia dạy nghề nông thôn............................................................................20 3.3.2.5. Chính sách dạy nghề nông thôn....................................................................................20 3.3.4. Kết quả của chương trình dạy nghề......................................................................................22 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.........................................................................................................................23 CHƯƠNG 4. MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................24 4.1. KHUNG PHÂN TÍCH......................................................................................................................24 4.2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU..............................................................................................................25 4.2.1. Biến phụ thuộc............................................................................................................................25 4.2.2. Các biến độc lập.........................................................................................................................25 4.3. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU...............................................................................................................29 4.3.1. Dữ liệu thứ cấp...........................................................................................................................29 4.3.2. Dữ liệu sơ cấp.............................................................................................................................30 4.3.2.1. Cỡ mẫu nghiên cứu...........................................................................................................30 4.3.2.2. Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát......................................................................................31 4.4. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU..................................................................................31 4.4.1. Quy trình sàng lọc và xử lý dữ liệu......................................................................................31 4.4.2. Phân tích thống kê mô tả.........................................................................................................31 4.4.3. Phương pháp hồi quy................................................................................................................31 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4.........................................................................................................................32 CHƯƠNG 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................................................33 5.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ DỮ LIỆU QUAN SÁT...........................................................................33 5.1.1. Đặc điểm chung về hộ gia đình.............................................................................................33 5.1.2. Đặc điểm về tham gia học nghề............................................................................................36 5.1.3. Tiếp cận tín dụng chính thức..................................................................................................38 5.1.4. Hỗ trợ việc làm...........................................................................................................................39 5.1.5. Thay đổi thu nhập......................................................................................................................39 5.2. TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH.....................................................40 5.3. MÔ HÌNH HỒI QUY........................................................................................................................40 5.4. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................................43 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5.........................................................................................................................46 CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH............................................................47 6.1. KẾT LUẬN..........................................................................................................................................47 6.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH....................................................................................................................48 6.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO.............................50 Từ viết tắt DID OLS OECD LĐNT GQVL DANH MỤC BẢNG BIỂU BẢNG 3.1 4.1 4.2 5.1 5.2 5.3 5.4 5.5 5.6 5.7 5.8 5.9 5.10 5.11 5.12 5.13 5.14 5.15 DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ Hình Biểu đồ 2.1 Sơ đồ 4.1 Biểu đồ 5.1 TÓM TẮT LUẬN VĂN Vấn đề tác động của đào tạo nghề đến thu nhập của hộ gia đình nông thôn được các tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Sự chênh lệch thu nhập của những hộ gia đình có người tham gia học nghề so với những hộ gia đình không có người tham gia học nghề cho biết ảnh hưởng của đào tạo nghề đối với thu nhập của hộ. Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm có quan đến thu nhập và đào tạo nghề trước đây, tác giả chọn mô hình hồi quy đa biến theo phương pháp OLS, để phân tích nhân tố học nghề và các nhân tố có liên quan ảnh hưởng đến thay đổi thu nhập bình quân/người của hộ gia đình. Giả thiết ban đầu tác giả nhận định có 11 biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc, bao gồm: Giới tính chủ hộ, tuổi chủ hộ, nghề nghiệp chủ hộ, qui mô hộ, tỉ lệ phụ thuộc, học nghề, số người học, lĩnh vực nghề học, tiếp cận tín dụng chính thức, hỗ trợ việc làm và khu vực sinh sống. Từ nhận định trên, tác giả xây dựng phiếu và chọn mẫu khảo sát để thu thập số liệu. Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện và khảo sát 200 hộ gia đình ở địa bàn 04 huyện An Biên, Kiên Hải, Gò Quao, Giồng Riềng của Tỉnh Kiên Giang. Tại mỗi địa bàn, tác giả chọn ra 50 hộ, trong đó gồm 25 hộ có người tham gia học nghề và 25 hộ không có người tham gia học nghề trong giai đoạn 2013 2015. Qua số liệu thống kê và các bước kiểm định mô hình, kết quả cho thấy có 7 biến độc lập tác động đến biến phụ thuộc, bao gồm: Tuổi chủ hộ, nghề nghiệp chủ hộ, tỉ lệ phụ thuộc, học nghề, tiếp cận tín dụng chính thức, hỗ trợ việc làm và khu vực sinh sống. Trong đó, các biến học nghề, tiếp cận tín dụng chính thức và hỗ trợ việc làm có tác động mạnh và tích cực đến thay đổi thu nhập bình quân/người của hộ gia đình nông thôn. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn có vai trò quan trọng giúp người lao động nâng lên năng suất lao động hoặc tìm được việc làm, từ đó tạo thêm thu nhập của hộ gia đình. Vì vậy, Nhà nước tiếp tục cần có những chính sách, giải pháp đồng bộ để nâng cao chất lượng, số lượng đào tạo nghề và hỗ trợ việc làm cho lao động nông thôn. CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Kiên Giang là tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long có tổng diện tích tự 2 nhiên 6.346 km2, dân số 1.736.915 người, mật độ 267 người/km , khu vực nông thôn chiếm 73%. Với dân số chủ yếu là khu vực nông thôn, địa hình giáp biển và hệ thống sông ngòi đa dạng là thế mạnh để phát triển phát triển nông nghiệp, nhất là ngành nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy hải sản, nên tỉnh Kiên Giang xác định đào tạo nghề cho LĐNT là một trong những bước đột phá trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch lao động và xây dựng nông thôn mới. Qua hơn 05 năm (2011-2015) thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg, ngày 2711-2009 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ) các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đã đào tạo 184.770 người, đạt tỉ lệ 108% so với chỉ tiêu Đề án (Đề án 171.433 người) trong đó cao đẳng nghề 1.708 người, trung cấp nghề 4.478, sơ cấp nghề 30.956 và dạy nghề dưới 3 tháng 147.628 người. Theo SởLao đông ̣ - Thương binh vàXa ̃ hôịtinh̉ Kiên Giang, qua thưc ̣ tếcác lớp đào taọ nghềnông thôn trên điạ bàn tinh̉ đa ̃ đem laịhiêụ quảkinh tếcho rất nhiều hoc ̣ viên, không it́ hoc ̣ viên cóđiều kiên ̣ vươn lên thoát ngheo. Bên canh ̣ đó, từ hiêụ quả của các lớp day nghềnông nghiêp ̣ đa ̃ góp phần mang laịnhân ̣ thức cho nhiều người dân. Trước đây, theo nhiều người dân, nghềnông nghiêp ̣ không hoc ̣ vẫn cóthểlàm đươc ̣ nhưng sau khi tham gia các lớp day nghềho ̣nhân ̣ ra những kiến thức mới áp dung ̣ vào sản xuất làrất cần thiết. Đối với những hoc ̣ viên lần đầu xây dưng ̣ mô hinh̀ kinh tếhoăc ̣ những hoc ̣ viên tiếp tuc ̣ đầu tư vào mô hình đa ̃ có săn thìviêc ̣ áp dung ̣ những kiến thức mới se ̃ mang laịnăng suất, hiêụ quảcao hơn. Đào tạo nghề cho lao động ở nông thôn có thể xác định là một trong những giải pháp quan trọng để tạo thêm thu nhập của hộ gia đình ở nông thôn, đã có nhiều báo cáo về kết quả đào tạo nghề cho lao động ở nông thôn của Tỉnh Kiên Giang (về số lớp được mở, số người được đào tạo, số người có việc làm, số hộ thoát ngheo...). Tuy nhiên, những đánh giá phần lớn là khái quát, theo nhận định từ các cơ quan quản lý, tổ chức đào tạo nghề, chưa có những đánh giá cụ thể mức độ tác động của đào tạo nghề đến thu nhập của hộ gia đình ở nông thôn. Bên cạnh đó, việc đào tạo nghề chủ yếu dựa vào năng lực, chuyên ngành đào tạo săn có của các trường, cơ sở đào tạo, chưa có sự gắn kết tốt với nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp, của xã hội, nên tỉ lệ người lao động có việc làm sau khi được đào tạo nghề còn thấp, thu nhập được cải thiện không nhiều, không ổn định. Từ những vấn đề nêu trên tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Đánh giá tác động của đào tạo nghề đến thu nhập hộ gia đình ở nông thôn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang”, với mục tiêu lượng hóa mức độ tác động của việc đào tạo nghề đến thay đổi thu nhập bình quân/người của hộ gia đình nông thôn, đồng thời nghiên cứu những nhân tố có ảnh hưởng nhiều và tích cực đến thu nhập của hộ gia đình nông thôn. Qua kết quả nghiên cứu sẽ giúp cấp ủy, chính quyền địa phương tỉnh Kiên Giang có thêm cơ sở khoa học để đề ra những giải pháp phù hợp, hiệu quả hơn trong công tác đào tạo nghề cho lao động ở nông thôn góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu xây dựng nông thôn mới, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đảm bảo an sinh và phát triển kinh tế - xã hội. 1.2. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU (1) Tác động của đào tạo nghề đến thu nhập hộ gia đình ở nông thôn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang như thế nào? (2) Những nhân tố nào khác ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình nông thôn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang? (3) Giải pháp nào là quan trọng, cần tập trung thực hiện để nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề cho LĐNT, góp phần nâng cao thu nhập của hộ gia đình ở nông thôn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang? 1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.3.1. Mục tiêu chung Đánh giá tác động của việc đào tạo nghề đến thu nhập của hộ gia đình ở nông thôn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Qua đó, gợi ý một số chính sách nhằm nâng cao thu nhập của LĐNT trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. 1.3.2. Mục tiêu cụ thể Đề tài thực hiện các mục tiêu cụ thể sau: (1) Xác định mức độ tác động của việc đào tạo nghề cho LĐNT đến thay đổi thu nhập bình quân/người của hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. (2) Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình nông thôn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. (3) Gợi ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả của các chương trình đào tạo nghề cho LĐNT, góp phần nâng cao thu nhập của hộ gia đình nông thôn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thu nhập của hộ gia đình ở nông thôn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, bao gồm thu nhập của những hộ có người tham gia đào tạo nghề theo Đề án 1956 của Thủ tường Chính phủ và những hộ không tham gia học nghề. Đồng thời, nghiên cứu các yếu tố khác có tác động đến thu nhập của hộ gia đình ở nông thôn. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên hộ gia đình ở nông thôn của tỉnh Kiên Giang. Địa bàn khảo sát chọn 04/15 huyện, thị của tỉnh Kiên Giang, gồm: huyện An Biên, Kiên Hải, Gò Quao và An Biên. Các huyện được chọn để khảo sát, thu thập số liệu đều là vùng nông thôn, ven biển hoặc hải đảo, có những đặc thù riêng, đại diện được đặc điểm chung về kinh tế - xã hội nông thôn tỉnh Kiên Giang. Từ đó, giúp việc nghiên cứu có tính tổng quát, hạn chế được những yếu tố thiên lệch, phản ánh được tình hình thực tiễn chung, có thể suy rộng và kết luận cho phạm vị toàn tỉnh. Thời gian nghiên cứu: Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2011-2015; số liệu sơ cấp từ năm 2013-2015 được thu thập tại thời điểm tháng 11/2016. 1.5. KẾT CẤU LUẬN VĂN Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu Trình bày lý do chọn đề tài, câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và kết cấu luận văn. Chương 2: Cơ sở lý thuyết Trình bày các khái niệm về đào tạo nghề, thu nhập của hộ gia đình, vai trò của đào tạo nghề đối với thu nhập, các nghiên cứu liên quan đến đào tạo nghề và thu nhập của hộ gia đình. Chương 3: Tổng quan địa bàn nghiên cứu. Tổng quan về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội; tình hình đào tạo nghề; định hướng công tác đào tạo nghề cho LĐNT của tỉnh Kiên Giang. Chương 4: Mô hình và phương pháp nghiên cứu Trình bày khung phân tích, mô hình nghiên cứu, mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu, nguồn dữ liệu nghiên cứu và phương pháp phân tích số liệu. Chương 5: Kết quả nghiên cứu Thống kê mô tả dữ liệu quan sát, so sánh, phân tích, thiết lập mô hình hồi quy, kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình nông thôn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Thảo luận kết quả nghiên cứu. Chương 6: Kết luận và hàm ý chính sách Kết luận những nội dung, kết quả đề tài nghiên cứu đạt được, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm giúp hộ gia đình LĐNT có được điều kiện thuận lợi hơn trong tham gia học nghề, tìm kiếm việc làm và nâng cao thu nhập, đồng thời chỉ ra các hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 2.1.1. Thu nhập của hộ gia đình Theo Tổng cục Thống kê (2010), “Thu nhập của hộ gia đình là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật quy thành tiền sau khi đã trừ chi phí sản xuất mà hộ gia đình mà các thành viên của hộ nhận được trong một thời gian nhất định, thường là một năm, bao gồm: (1) Thu từ tiền công, tiền lương; (2) Thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản (đã trừ chi phí sản xuất và thuế sản xuất); (3) Thu từ ngành nghề phi nông, lâm, thủy sản (đã trừ chi phí sản xuất và thuế sản xuất); (4) Thu khác được tính vào thu nhập (không tính tiền rút tiết kiệm, bán tài sản, vay thuần túy, thu nợ và các khoản chuyển nhượng vốn nhận được)”. Singh và Strauss (1986) cho rằng thu nhập của hộ gia đình gồm thu nhập chính từ nông nghiệp và thu nhập từ phi nông nghiệp. Vậy, có thể hiểu thu nhập của hộ gia đình là toàn bộ số tiền của các thành viên trong gia đình nhận được sau các hoạt động lao động, sản xuất, kinh doanh đã trừ đi chi phí. 2.1.2. Nghề, đào tạo và đào tạo nghề nghiệp Giáo trình Kinh tế lao động, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2002), “nghề là một dạng xác định của hoạt động trong hệ thống phân công lao động xã hội, là toàn bộ kiến thức và kỹ năng mà một người lao động cần có để có thể thực hiện các hoạt động xã hội nhất định trong một lĩnh vực lao động nhất định”. “Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ được đào tạo con người có những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội. Nghề bao gồm nhiều chuyên môn, chuyên môn là một lĩnh vực lao động sản xuất hẹp mà ở đó, con người bằng năng lực thể chất và tinh thần của mình làm ra những giá trị vật chất như: thực phẩm, lương thực, công cụ lao động, hoặc giá trị tinh thần như: sách báo, phim ảnh, âm nhạc, tranh vẽ… với tư cách là những phương tiện sinh tồn và phát triển xã hội”. Đào tạo được thực hiện bởi các loại hình tổ chức chuyên ngành nhằm thay đổi hành vi và thái độ làm việc của con người, tạo cho họ khả năng đáp ứng tiêu chuẩn và hiệu quả công việc chuyên môn. Đào tạo được hiểu là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức, nhằm hình thành và phát triển có hệ thống các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ… để hoàn thiện nhân cách cho mỗi cá nhân, tạo tiền đề cho họ có thể vào đời hành nghề một cách có năng suất và hiệu quả. Luật Giáo dục nghề nghiệp số 74/2014/QH13, ngày 27/11/2014, cho rằng “Đào tạo nghề nghiệp là hoạt động dạy và học, nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp”. Như vậy, đào tạo nghề là hoạt động dạy và học, nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người lao động; giúp họ có thể tìm được việc làm hoặc cải thiện năng suất, hiệu quả lao động của mình. 2.1.3. Lao động và lao động nông thôn Theo C. Mác - Ph. Angghen (1993) cho rằng lao động “trước hết là quá trình diễn ra giữa con người và tự nhiên, một quá trình trong đó, bằng hoạt động của chính mình, con người làm trung gian, điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên”. Bộ Luật Lao động số: 10/2012/QH13, ngày 18/6/2012, “Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động” . Nông thôn là vùng sinh sống, làm việc của cộng đồng chủ yếu là nông dân, sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, là nơi có mật độ dân cư thấp, môi trường chủ yếu là thiên nhiên, cơ sở hạ tầng kém phát triển, tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hoá thấp. Như vậy, ta có thể hiểu lao động nông thôn là những người thuộc lực lượng lao động và tham gia hoạt động trong hệ thống các ngành kinh tế nông thôn, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. 2.2. VAI TRÒ CỦA ĐÀO TẠO NGHỀ Đào tạo nghề thực chất là việc trang bị cho người lao động một trình độ và kỹ năng nhất định, qua đó giúp cho người lao động có việc làm và thu nhập. Bởi vì, người có trình độ chuyên môn kỹ thuật, có kinh nghiệm, tay nghề tốt, sẽ cơ hội tìm được việc làm tốt hơn và ít có nguy cơ thất nghiệp. Thực tế đã cho thấy, tỉ lệ thất nghiệp của những người qua đào tạo nghề thấp hơn nhiều so với lao động phổ thông, thậm chí còn thấp hơn cả tỉ lệ thất nghiệp của những người tốt nghiệp đại học. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, càng đòi hỏi người lao động phải được trang bị những kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng thích ứng cần thiết. Nhà nước, với tư cách là người quản lý xã hội, cần phải làm cho nhiều người, nhất là LĐNT, lao động ngheo tiếp cận được với các dịch vụ đào tạo nghề, khi đó “mặt bằng” thu nhập của người dân được nâng lên và người dân có thể tham gia vào quá trình phân phối tốt hơn. Nhận thức vai trò và tầm quan trọng của việc đào tạo nghề cho lao động, đặc biệt là lao động nông thôn, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, đã đặt ra chỉ tiêu “Đến năm 2020, tỉ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội khoảng 40%. Tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 65-70%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 25%” Hiện nay nhu cầu học nghề của LĐNT là rất lớn, mong muốn đơn giản của họ là được học một nghề phù hợp để có việc làm, tăng thu nhập. Nhưng phải xác định rằng, muốn nâng cao hiệu quả đào tạo nghề thì các cơ sở đào tạo không cách nào khác là phải chú trọng đến chất lượng đào tạo và gắn với nhu cầu sử dụng lao động, có như vậy mới thu hút được nhiều LĐNT tham gia học nghề. Mặt khác, để đề án đào tạo nghề cho LĐNT thực sự đi vào cuộc sống, đảm bảo được tính hiệu quả và bền vững lâu dài, chính quyền các cấp, các ban ngành cần vào cuộc quyết liệt hơn trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền, quy hoạch, định hướng nghề đào tạo phù hợp với đặc thù phát triển sản xuất, điều kiện kinh tế của địa phương. Song song đó, cần có cơ chế chính sách riêng cho những người sau học nghề để duy trì, phát triển nghề đã được học. Đào tạo nghề cho LĐNT có vai trò quan trọng nâng cao tỉ lệ lao động qua đào tạo, tỉ lệ sử dụng nguồn nhân lực ở nông thôn, đặc biệt là nâng lên chất lượng nguồn lao động, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi nghề nghiệp, chuyển đổi cơ cấu kinh tế phù hợp để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Bên cạnh, đem lại hiệu quả về kinh tế đào tạo nghề cho LĐNT còn góp phần giải quyết các vấn đề về an sinh xã hội. 2.3. CÁC LÝ THUYẾT LIÊN QUAN 2.3.1. Về đào tạo làm thay đổi thu nhập Mincer (1974), trong khái niệm về vốn con người, cho rằng, vốn con người phải đầu tư để tích lũy thông qua giáo dục ren luyện trong lao động và nó đem lại cho người sở hữu nó khoản thu nhập. Mức vốn con người được tích lũy nhiều hay ít tương ứng với năng lực, lượng kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm mà mỗi người nhận được từ quá trình học tập, đào tạo và lao động. Chúng thường được biểu hiện qua số năm đi học và số năm từng trải trên thị trường lao động. Becker (1993), khẳng định không có đầu tư nào mang lại hiệu quả lớn như đầu tư vào con người, đặc biệt là đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Bất kỳ hoạt động nào làm tăng năng suất lao động đều được xem là đầu tư vào vốn con người. Về mặt lợi ích cá nhân, người có trình độ học vấn và nghề nghiệp cao hơn có thu nhập cao hơn; người có kinh nghiệm, thâm niên công tác cao hơn có mức thu nhập cao hơn; người có trình độ học vấn và nghề nghiệp cao hơn ít bị thất nghiệp hơn. 2.3.2. Về quyết định học nghề của người lao động Borjas (2005), cho rằng, người lao động quyết định học ngành nghề gì và đến mức nào giống như đưa ra quyết định đầu tư gắn với giả thuyết cơ bản trong kinh tế học - mọi người đều tối đa hóa lợi ích. Quyết định đầu tư vào giáo dục cũng giống như quyết định đầu tư vào vốn hữu hình, khi đó người ta phải xem xét dòng thu nhập quy về giá trị hiện tại ròng giữa các phương án khác nhau, đi học nghề hay không đi và lựa chọn giữa các ngành nghề với nhau. Phương án đi học ngành nghề nào sẽ được lựa chọn khi nó đem tới dòng thu nhập cao nhất có thể. Nguyễn Bác Ngọc (2008), cho rằng, khi tham gia học tập, chúng ta phải trả mức phí trước mắt và thu lợi từ các dòng thu nhập cao hơn trong tương lai. Giả định xuất phát từ so sánh giữa kiếm tiền hiện tại với kiếm tiền được trong tương lai. Giả sử bạn đang gửi một khoản tiền “P” trong ngân hàng và nhận được mức lãi suất “r” nào đó, đến năm thứ n thì giá trị tương lai “V” của khoản tiền nay trong một năm sẽ là n V = P*(1+r) hay P(V) = V/(1+r) n Với một người đi học trong vòng 4 năm (giả định người đi học ở tuổi 18 và học xong ở tuổi 22) để lấy một tấm bằng đại học, anh ta phải bỏ ra chi phí cho 4 năm học lần lượt là C0, C1, C2, C3 và mức thu nhập dự kiến trong tương lai là và số năm làm việc trước khi về hưu là “T” thì chúng ta có thể tính được giá trị hiện tại của tấm bằng là: Như vậy, về mặt lý thuyết người đó chỉ nên đi học khi giá trị hiện tại P(v) >0 Biểu đồ 2.1. Quyết định đi học Nguồn: Harvey B.King, 2006 Đường (1): Thể hiện dòng thu nhập khi tốt nghiệp đại học (giả định rằng sinh viên tốt nghiệp đại học phải mất một vài năm mới có thể đuổi kịp kinh nghiệm làm việc của những người chỉ tốt nghiệp trung học đã đi làm trước đó). Đường (2): Thể hiện dòng thu nhập khi tốt nghiệp phổ thông trung học. Vùng (I): Chi phí cho sách vỡ, đồ dùng học tập, học phí và những khoảng chi phí khác không phải là chi phí sinh hoạt. Vùng (II): Phần thu nhập bị mất (do không đi làm và dành thời gian đi học), đây chính là chi phí cơ hội của thời gian bỏ ra đi học. Vùng (III): Thu nhập có được với tấm bằng đại học hoặc bằng nghề sau khi đã qua đào tạo. Người đó nên đi học khi giá trị hiện tại của vùng (III) lớn hơn giả định hiện tại của tổng vùng (I) và vùng (II). Như vậy, giáo dục làm tăng thu nhập cho người lao động và giúp người lao động cải thiện cơ hội nghề nghiệp theo 3 hướng: Một là, tích lũy vốn con người với kiến thức, kỹ năng và phẩm chất từ môi trường giáo dục mang lại. Hai là, chứng thực năng lực của người lao động ở một trình độ nhất định cũng như khả năng tay nghề được trang bị từ trường học. Ba là, tích lũy thông tin (vốn kiến thức) giúp họ có thể tìm được công việc phù hợp hơn. Động lực của người lao động quyết định đi học và học ngành nghề gì đều mở ra cơ hội tìm kiếm việc làm và khả năng tạo ra thu nhập cao hơn người có trình độ học vấn thấp. Ngoài ra, học nghề giúp cho lao động có điều kiện để chuyển đổi nghề nghiệp, khi mà ngành nghề, mô hình sản xuất, kinh doanh truyền thống của gia đình không còn phù hợp, hiệu quả với sự thay đổi về điều kiện tự nhiện, kinh tế - xã hội của địa phương. 2.3.3. Về việc lựa chọn nghề của người lao động Reardon (1997) đưa ra các nhân tố “đẩy” bao gồm: Tăng trưởng dân số, tăng sự khan hiếm của đất sản xuất, giảm khả năng tiếp cận với đất phì nhiêu, giảm độ màu mỡ và năng suất của đất, giảm các nguồn lực tự nhiên cơ bản, giảm doanh thu đối với nông nghiệp, tăng nhu cầu tiền trong cuộc sống, các sự kiện và các cú sốc xảy ra, thiếu khả năng tiếp cận đối với các thị trường đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, thiếu vắng các thị trường tài chính nông thôn. Hơn nữa, ông cũng gợi ý các nhân tố “kéo” bao gồm doanh thu cao hơn của lao động phi nông nghiệp, doanh thu cao hơn khi đầu tư vào lĩnh vực phi nông nghiệp, rủi ro thấp hơn của khu vực phi nông nghiệp so với các khu vực nông nghiệp, tạo ra tiền mặt để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của gia đình và nhiều cơ hội đầu tư. Tóm lại, nhân tố “kéo” đưa ra những sự hấp dẫn của khu vực phi nông nghiệp đối với người nông dân. Nhân tố này liên quan đến áp lực hoặc các hạn chế của các khu vực nông nghiệp buộc nông dân tìm kiếm thu nhập khác nếu họ muốn cải thiện các điều kiện sống của mình.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan