Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội đánh giá tác động của đào tạo nghề đến lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh kiên...

Tài liệu đánh giá tác động của đào tạo nghề đến lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh kiên giang

.DOCX
76
6
53

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------------ VÕ VĂN HIỀN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA ĐÀO TẠO NGHỀ ĐẾN LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH --------------------------- VÕ VĂN HIỀN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA ĐÀO TẠO NGHỀ ĐẾN LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRƯƠNG ĐĂNG THỤY TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những dữ liệu thu thập và phân tích trong Luận văn này đảm bảo tính khách quan, các tài liệu được chú thích, trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với lời cam đoan này. TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 07 năm 2017 Học viên thực hiện Võ Văn Hiền MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. MỤC LỤC......................................................................................................................... DANH MỤC VIẾT TẮT .................................................................................................. DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................................. DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ .................................................................... TÓM TẮT LUẬN VĂN ................................................................................................... CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU................................................................... 1 1.1. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU....................................................................................... 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU................................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu chung................................................................................................ 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................................ 2 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU...................................................................................... 3 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................................................ 3 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 3 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................... 3 1.5. KẾT CẤU LUẬN VĂN......................................................................................... 3 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT............................................................................... 5 2.1. LÝ THUYẾT VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN..............5 2.1.1. Một số khái niệm............................................................................................. 5 2.1.1.1. Nghề và đào tạo nghề................................................................................... 5 2.1.1.2. Lao động và lao động nông thôn.................................................................. 6 2.1.2. Đặc điểm của lao động nông thôn.................................................................... 6 2.1.3. Ý nghĩa của đào tạo nghề................................................................................. 7 2.2. CÁC LÝ THUYẾT LIÊN QUAN.......................................................................... 8 2.2.1. Lý thuyết về vốn con người............................................................................. 8 2.2.2.Mô hình quyết định đi học................................................................................ 9 2.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LÀM............................................. 11 2.3.1. Điều kiện tự nhiên của địa phương................................................................ 11 2.3.2. Nhân tố thuộc về cơ chế chính sách............................................................... 12 2.3.3. Nhân tố thuộc về đầu tư, nguồn lực tài chính................................................. 13 2.3.4. Nhân tố thuộc về cung lao động..................................................................... 14 2.4. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI............................................... 14 2.4.1. Các nghiên cứu ngoài nước............................................................................ 14 2.4.1.1 Kinh nghiệm ở Trung Quốc.......................................................................... 14 2.4.1.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc........................................................................ 15 2.4.1.3. Kinh nghiệm Philipin.................................................................................. 15 2.4.1.4. Kinh nghiệm ở Malaysia............................................................................. 16 2.4.2 Nghiên cứu trong nước................................................................................... 17 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2............................................................................................ 19 CHƯƠNG 3 MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................. 20 3.1. KHUNG PHÂN TÍCH.......................................................................................... 20 3.1. MÔ HÌNH VÀ GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU........................................................ 20 3.3. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU.................................................................................... 23 3.3.1. Dữ liệu nghiên cứu......................................................................................... 23 3.3.2. Chọn mẫu nghiên cứu.................................................................................... 23 3.2.3. Phương pháp chọn mẫu.................................................................................. 24 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3............................................................................................ 24 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................... 25 4.1. TỔNG QUAN VỀ TỈNH KIÊN GIANG.............................................................. 25 4.2. THỐNG KÊ MÔ TẢ MẪU KHẢO SÁT............................................................. 32 4.2.1. Đặc điểm lao động nông thôn........................................................................ 32 4.2.2. Đặc điểm hộ gia đình của lao động nông thôn............................................... 33 4.2.3. Đặc điểm đào tạo nghề cho lao động nông thôn............................................. 35 4.2.4. Đặc điểm việc làm và chuyển đổi nghề.......................................................... 36 4.3. KẾT QUẢ HỒI QUY........................................................................................... 37 4.3.1. Kiểm tra đa cộng tuyến của các biến trong mô hình......................................37 4.3.2. Kết quả hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm................38 4.3.2. Kết quả hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng chuyển đổi nghề........41 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4............................................................................................ 43 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH....................................... 44 5.1. KẾT LUẬN.......................................................................................................... 44 5.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH........................................................................................ 45 5.2.1. Đối với nhà nước........................................................................................... 45 5.2.1.1. Hoàn thiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn.....................45 5.2.1.2. Nhóm giải pháp phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo nghề..........................45 5.2.1.3. Nhóm giải pháp phát triển chương trình, giáo trình, học liệu.....................46 5.2.2. Đối với chính quyền địa phương.................................................................... 47 5.2.3. Tăng cường chất lượng đào tạo...................................................................... 49 5.2.4. Đối với người lao động.................................................................................. 50 5.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO.................51 TÀI LIỆU THAM KHẢO BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN HỘ GIA ĐÌNH PHỤ LỤC SỐ LIỆU KÝ HIỆU LĐTB&XH UBND QĐ-TTg GDTX SL DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Các biến trong mô hình………………………………………………...22 Bảng 4.1: Giới tính của lao động nông thôn……………………………………….32 Bảng 4.2: Dân tộc của lao động nông thôn………………………………………...32 Bảng 4.3:Tuổi của lao động nông thôn…………………………………………….33 Bảng 4.4: Trình độ văn hóa của lao động nông thôn………………………………33 Bảng 4.5: Đặc điểm hộ nghèo……………………………………………………...34 Bảng 4.6: Tham gia hội đoàn thể của hộ nghèo…………………………………....34 Bảng 4.7: Nghề đã học……………………………………………………..............35 Bảng 4.8: Cơ sở đào tạo……………………………………………………............36 Bảng 4.9: Việc làm theo nghề đã học……………………………………………...36 Bảng 4.10: Chuyển đổi nghề theo nghề đã học………………………………….....37 Bảng 4.11: Ma trận tương quan giữa các biến độc lập………………………….....38 Bảng 4.12: Kết quả ước lượng mô hình 1 (khả năng có việc làm)……………….. 39 Bảng 4.13: Kết quả ước lượng mô hình 2………………………………………….41 DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ Hình 2.1: Mô hình quyết định đi học………………………………………………9 Sơ đồ 3.1: Khung phân tích………………………………………………………..20 Hình 4.1: Bản đồ tỉnh Kiên Giang ………………………………………………..25 Biểu đồ 4.1: Cơ cấu lao động ……………………………………………………..26 Biểu đồ 4.2: Cơ cấu lao động theo tuổi……………………………………………29 Biểu đồ 4.3: Khu vực lao động ……………………………………………………29 Biểu đồ 4.4: Số lượng đào tạo nghề giai đoạn 2011 – 2015……………………….31 Biểu đồ 4.5: Thời gian học nghề………………………………………………….35 TÓM TẮT LUẬN VĂN Đào tạo nghề là một yêu cầu cấp bách và cần thiết trong giai đoạn hiện nay, nhất là trong quá trình hội nhập và định hướng công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn. Đòi hỏi người lao động cần được trang bị kỹ năng nghề nghiệp nhất định, là điều kiện cần thiết để “đánh thức” khu vực tiềm năng nhằm thúc đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội. Kéo giảm khoảng cách chênh lệch trình độ lao động giữa khu vực thành thị và nông thôn. Dựa theo công thức Yamane (1967), với sai số cho phép 8%, tác giả đề tài chọn cỡ mẫu cần điều tra là 200 lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Tác giả sử dụng mô hình hồi quy Binary Logistic, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm và thay đổi thu nhập của lao động nông thôn. Giả thiết ban đầu có 10 biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc bao gồm giới tính, tuổi, dân tộc, trình độ văn hóa, hộ nghèo, tham gia hội đoàn thể, nghề đã học, thời gian học nghề và cơ sở đào tạo nghề. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, có 7 nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm bao gồm giới tính, tuổi, trình độ văn hóa, hộ nghèo, nghề đã học, thời gian học nghề và cơ sở đào tạo nghề và 6 nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thay đổi nghề của lao động nông thôn gồm giới tính, tuổi, tham gia hội đoàn thể, nghề đã học, thời gian học nghề và cơ sở đào tạo nghề. Từ kết quả trên, tác giả luận văn đề xuất các chính sách nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn, các chính sách về giải quyết việc làm, góp phần giúp lao động nông thôn nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống hộ gia đình. 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Việt Nam là một nước xuất khẩu lương thực và hàng nông sản lớn trên thế giới. Điều này đòi hỏi người nông dân phải trở thành các “chuyên gia thần nông giỏi” trong lĩnh vực nông nghiệp, phải trở thành nông dân hiện đại. Trong khi đó, hiện nay tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo nghề ở nước ta còn thấp và việc kiểm tra rà soát người lao động khi qua đào tạo đã tham gia ổn định trong thị trường lao động còn rất hạn chế. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Việt Nam đang là một yêu cầu cấp bách, tại Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn xác định: “Giải quyết việc làm cho nông dân là nhiệm vụ ưu tiên, xuyên suốt trong mọi chương trình phát triển kinh tế, xã hội của cả nước” Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thúc đẩy đưa công nghiệp vào nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn là một trong những chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 20102020. Kiên Giang là một tỉnh với địa bàn rộng lớn, có nhiều hải đảo, vùng biên giới, diện tích trồng lúa lớn, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy hải sản nước ngọt mặn, lợ chiếm diện tích cao. Nhiều mặt tiếp giáp với biển. Do đó luôn bị thiên tai lũ lụt, hạn hán đe dọa, nước biển xâm nhập đe dọa đến nền kinh tế của tỉnh, ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lần thứ IX, nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã khẳng định thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng Giáo dục - Đào tạo và Dạy nghề; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ tốt cho việc dạy và học theo hướng chuẩn 2 hóa, từng bước hiện đại hóa; đẩy mạnh và hoàn thiện mạng lưới dạy nghề, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án đào tạo lao động chất lượng cao cho các ngành, lĩnh vực có tiềm năng, thế mạnh của tỉnh; đẩy mạnh đào tạo nghề cho nông dân, thanh niên nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số, lao động trong các khu công nghiệp, khu du lịch trên địa bàn tỉnh, gắn đào tạo với phát triển các cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ giải quyết việc làm. Xuất phát từ yêu cầu trên, tôi lựa chọn đề tài “Đánh giá tác động của đào tạo nghề đến lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang”. Với kết quả nghiên cứu tôi mong có thể ứng dụng kết quả vào thực tiễn nhằm giúp lao động nông thôn nhìn nhận rõ hơn vai trò đào tạo nghề và chuyển đổi việc làm một cách tích cực, đảm bảo ổn định thu nhập nâng cao chất lượng cuộc sống. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu chung của luận văn là đánh giá tác động đào tạo nghề đối với lao động nông thôn, thông qua đó, gợi ý một số chính sách nhằm nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm, cải thiện thu nhập của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Để thực hiện các mục tiêu chung, đề tài thực hiện các mục tiêu cụ thể như sau: Một là, đánh giá thực trạng tác động của đào tạo nghề đến khả năng có việc làm và chuyển đổi nghề của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Hai là, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm và chuyển đổi nghề của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Từ đó, đề xuất các chính sách nhằm nâng cao cơ hội tìm kiếm việc làm cho lao động nông thôn, cải thiện mức sống, góp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh Kiên Giang. 3 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang hiện nay như thế nào? Các nhân tố nào ảnh hưởng đến khả năng có việc làm lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang? Các nhân tố nào ảnh hưởng đến khả năng thay đổi nghề của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang? Chính sách nào nhằm nâng cao cơ hội tìm kiếm việc làm cho lao động nông thôn, cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh Kiên Giang? 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tác động của đào tạo nghề đến việc làm và chuyển đổi nghề của lao động nông thôn. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Giới hạn không gian nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện trên người lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Giới hạn về thời gian nghiên cứu: số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 20112015; số liệu sơ cấp được thu thập trong tháng 12/2016. 1.5. KẾT CẤU LUẬN VĂN Chương 1. Giới thiệu nghiên cứu. Trình bày lý do chọn đề tài, câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và kết cấu luận văn. Chương 2. Cơ sở lý thuyết. Chương này trình bày cơ sở lý thuyết về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, các lý thuyết liên quan về vốn con người, mô hình quyết định đi học, các nghiên cứu liên quan, các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm và chuyển đổi nghề của lao động nông thôn. Chương 3. Phương pháp và mô hình nghiên cứu. Chương này trình bày nguồn dữ liệu, chọn mẫu nghiên cứu, phương pháp phân tích số liệu, mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu. Chương 4. Kết quả nghiên cứu. Chương này trình bày tổng quan mẫu nghiên 4 cứu, kiểm định sự khác biệt giữa hai nhóm tham gia và đối chứng, đánh giá tác động của đào tạo nghề đến việc làm và chuyển đổi nghề của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang Chương 5. Kết luận và hàm ý chính sách. Chương này trình bày những kết quả mà đề tài đạt được, các hàm ý chính sách nhằm giúp lao động nông thôn nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm, cải thiện đời sống, đồng thời chỉ ra các hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo. 5 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. LÝ THUYẾT VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 2.1.1. Một số khái niệm 2.1.1.1. Nghề và đào tạo nghề Nghề là một dạng xác định của hoạt động trong hệ thống phân công lao động xã hội, là toàn bộ kiến thức và kỹ năng mà một người lao động cần có để có thể thực hiện các hoạt động xã hội nhất định trong một lĩnh vực lao động nhất định (Giáo trình Kinh tế lao động, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, 2002). Theo Luật dạy nghề 2006, Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ được đào tạo, con người có những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội. Nghề bao gồm nhiều chuyên môn, chuyên môn là một lĩnh vực lao động sản xuất hẹp mà ở đó, con người bằng năng lực thể chất và tinh thần của mình làm ra những giá trị vật chất như: thực phẩm, lương thực, công cụ lao động hoặc giá trị tinh thần như: sách báo, phim ảnh, âm nhạc, tranh vẽ. Với tư cách là những phương tiện sinh tồn và phát triển xã hội. Đào tạo được hiểu là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức, nhằm hình thành và phát triển có hệ thống các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ, để hoàn thiện nhân cách cho mỗi cá nhân, tạo tiền đề cho họ có thể vào đời hành nghề một cách có năng suất và hiệu quả. Đào tạo được thực hiện bởi các loại hình tổ chức chuyên ngành nhằm thay đổi hành vi và thái độ làm việc của con người, tạo cho họ khả năng đáp ứng tiêu chuẩn và hiệu quả công việc chuyên môn. Luật giáo dục nghề nghiệp số 74/2014/QH2013 ngày 27/11/2014 cho rằng đào tạo nghề nghiệp là hoạt động dạy và học, nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp. 6 Luật dạy nghề năm 2006, định nghĩa: “Dạy nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học”. Có thể thấy, về cơ bản đào tạo nghề và dạy nghề không có sự khác biệt về nội dung. Đào tạo nghề phục vụ cho mục tiêu kinh tế xã hội, trước hết là phương hướng phân công lao động mới, tạo cơ hội cho mọi người đều được học tập nghề nghiệp để dễ dàng tìm kiếm việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn. 2.1.1.2. Lao động và lao động nông thôn Lao động trước hết là quá trình diễn ra giữa con người và tự nhiên, một quá trình trong đó, bằng hoạt động của chính mình, con người làm trung gian, điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên”. Nông thôn là vùng khác với thành thị ở chỗ ở đó có một cộng đồng chủ yếu là nông dân sống và làm việc, có mật độ dân cư thấp, cơ cấu hạ tầng kém phát triển hơn, có trình độ tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hóa thấp hơn. Lao động nông thôn là những người thuộc lực lượng lao động và tham gia hoạt động trong hệ thống các ngành kinh tế nông thôn như trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trong nông thôn. 2.1.2. Đặc điểm của lao động nông thôn Do lao động nông thôn sống chủ yếu tham gia sản xuất trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp và do tính chất riêng của ngành nông nghiệp nên có thể thấy lao động nông thôn có một số đặc điểm sau: Lao động nông thôn có tính thời vụ, có thời kỳ căng thẳng, có thời kỳ nhàn rỗi. Điều này ảnh hưởng đến nhu cầu trong từng thời kỳ; đời sống sản xuất và thu nhập của lao động nông nghiệp. Do tính chất công việc trong sản xuất nông nghiệp mà hình thành nên tâm lý hay thói quen làm việc một cách không liên tục. 7 Lao động nông thôn có kết cấu phức tạp không đồng nhất và có trình độ rất khác nhau. Hoạt động sản xuất nông nghiệp được tham gia bởi nhiều người ở nhiều độ tuổi khác nhau trong đó có cả những người ở ngoài độ tuổi lao động. Thu nhập của người lao động nông thôn còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, đặc biệt là tại vùng ven biển, vùng núi, vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số. Trình độ lao động nông thôn thấp, khả năng tổ chức sản xuất kém, ngay thực tế cả những người trong độ tuổi lao động thì trình độ vẫn thấp hơn so với lao động trong các ngành kinh tế khác. 2.1.3. Ý nghĩa của đào tạo nghề Ý nghĩa về phát triển kinh tế: Để đạt được mục tiêu đến năm 2020 nước ta còn khoảng 30% lao động làm nông nghiệp, còn lại chuyển sang ngành nghề phi nông nghiệp. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là việc làm thiết thực góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng, tay nghề và giải quyết việc làm cho họ. Bên cạnh đó đào tạo nghề cho lao động nông thôn sẽ huy động được tối đa lực lượng lao động của xã hội và phát triển kinh tế-xã hội. Phát triển lực lượng lao động thông qua đào tạo sẽ phát huy được năng lực, sở trường của từng người lao động và nhờ vậy hiệu quả kinh tế ngày càng cao. Qua đó, góp phần thành công vào các chương trình xoá đói, giảm nghèo. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng được những đòi hỏi về kỹ năng, công nghệ, về quản lý trong thời đại bước sang nền kinh tế tri thức; đáp ứng được nhu cầu hội nhập được kinh tế thế giới và toàn cầu hoá nền kinh tế và góp phần quan trọng vào nền kinh tế quốc dân. Ý nghĩa về chính trị-xã hội: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” của Đảng và Nhà nước ta. Dân muốn giàu trước hết phải có việc làm, sau đó là chất lượng việc làm ngày một nâng cao, thu nhập của người lao động ngày một tăng. 8 Đào tạo nghề cho lao động nông thôn góp phần nâng cao trí tuệ, chất lượng lao động, làm giảm tệ nạn xã hội. 2.2. CÁC LÝ THUYẾT LIÊN QUAN 2.2.1. Lý thuyết về vốn con người Theo Becker (1967), học được xem là một quyết định đầu tư tối ưu hóa. Giáo dục sẽ làm tăng năng suất của các cá nhân, và công nhân có tay nghề cao hơn sẽ được trả lương cao hơn, nếu thị trường lao động là hoàn hảo và lao động được trả lương theo giá trị biên của nó. Nhận định này được Becker (1967) nghiên cứu ở 21 quốc gia OECD từ 1991 đến 2005, từ kết quả hồi quy ông nhận định thu nhập tăng lên rõ ở Ireland, Bồ Đào Nha và Canada trong những năm 2000. Mincer (1974) cho rằng, cũng giống như vốn hữu hình, muốn có thì con người phải đầu tư để tích lũy thông qua giáo dục rèn luyện trong lao động và thuộc về mỗi người, và nó đem lại cho người sở hữu nó khoản thu nhập. Mức vốn con người được tích lũy nhiều hay ít tương ứng với năng lực, lượng kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm mà mỗi người nhận được từ quá trình học tập, đào tạo và lao động. Chúng thường được biểu hiện qua số năm đi học và số năm từng trải trên thị trường lao động. Becker (1993), khẳng định không có đầu tư nào mang lại lợi nhuận lớn hơn như đầu tư vào con người, đặc biệt là đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Vốn con người là sự tích lũy đầu tư trước đó vào giáo dục, đào tạo, sức khỏe và những nhân tố khác để làm tăng năng suất lao động. Bất kỳ hoạt động nào làm tăng năng suất lao động đều được xem là đầu tư vào vốn con người. Đầu tư vào vốn con người không chỉ những chi phí cho giáo dục và đào tạo chính thức mà còn cả về sức khỏe, cho di cư, tìm việc và chăm sóc trẻ trước khi đi học. Về mặt lợi ích cá nhân, người có trình độ học vấn và nghề nghiệp cao hơn có thu nhập cao hơn; người có kinh nghiệm, thâm niên công tác cao hơn có mức thu nhập cao hơn; người có trình độ học vấn và nghề nghiệp cao hơn ít bị thất nghiệp hơn. Borjas (2005) cho rằng, người lao động quyết định học ngành nghề gì và đến mức nào giống như đưa ra quyết định đầu tư gắn với giả thiết cơ bản trong kinh tế 9 học – mọi người đều tối đa hóa lợi ích. Quyết định đầu tư vào giáo dục cũng giống như quyết định đầu tư vào vốn hữu hình khi đó người ta phải xem xét dòng thu nhập quy về giá trị hiện tại ròng giữa các phương án khác nhau, đi học ngành nghề nào đó hay không đi và giữa các ngành nghề với nhau. Phương án đi học và học ngành nghề nào sẽ được lựa chọn khi nó đem tới dòng thu nhập cao nhất có thể. 2.2.2.Mô hình quyết định đi học Nguyễn Bác Ngọc (2008) cho rằng, khi tham gia học tập, chúng ta phải trả mức phí trước mắt và thu lợi từ các dòng thu nhập cao hơn trong tương lai. Giả định xuất phát từ so sánh giữa kiếm tiền hiện tại với kiếm tiền được trong tương lai. Giả sử bạn đang gửi khoản tiền “P” trong ngân hàng và nhận một mức lãi suất “r” nào đó, đến năm thứ n thì giá trị tương lai “V” của khoản tiền này trong một năm sẽ là n n V=P*(1+r) hay P(v)=V/(1+r) . Với một người đi học trong vòng 4 năm (giả định đi học ở tuổi 18 và học xong ở tuổi 22) để lấy một tấm bằng đại học, anh ta phải bỏ ra chi phí cho 4 năm học lần lược (C0, C1, C2, C3) mức thu nhập dự kiến trong tương lai là W và số năm làm việc trước khi về hưu là “T” thì chúng ta có thể tính được giá trị hiện tại của tấm bằng là: Như vậy, về mặt lý thuyết người đó nên đi học khi P(v)>0 Hình 2.1: Mô hình quyết định đi học Nguồn: Tổng hợp của tác giả 10 Đường (1): thể hiện dòng thu nhập khi tốt nghiệp đại học (giả định rằng sinh viên tốt nghiệp đại học phải mất một vài năm mới có thể đuổi kịp kinh nghiệm làm việc của những người chỉ tốt nghiệp trung học đã đi làm trước đó). Đường (2): thể hiện dòng thu nhập khi tốt nghiệp phổ thông trung học. Vùng (I): chi phí cho sách vỡ, đồ dùng học tập, học phí và những khoản chi phí khác không phải là chi phí sinh hoạt. Vùng (II): phần thu nhập bị mắt nhìn thấy (do không đi làm và dành thời gian đi học), đây chính là chi phí cơ hội của thời gian bỏ ra đi học. Vùng (III): thu nhập có được với tấm bằng đại học hoặc bằng nghề sau khi đã qua đào tạo. Người đó nên đi học khi giá trị hiện tại của vùng (III) > giá trị hiện tại của vùng (I) + vùng (II). Như vậy, giáo dục làm tăng thu nhập cho người lao động giúp cải thiện cơ hội nghề nghiệp của họ theo 3 hướng: Tích lũy vốn con người với kiến thức, kỹ năng và phẩm chất từ môi trường giáo dục mang lại. Chứng thực năng lực của người lao động ở một trình độ nhất định cũng như khả năng tay nghề được trang bị từ trường học. Tích lũy thông tin (vốn kiến thức) giúp họ có thể tìm được công việc phù hợp hơn. Như vậy, động lực để người lao động quyết định đi học hay tham gia học ngành nghề gì đều mở ra cơ hội nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm và khả năng tạo ra thu nhập cao hơn người có trình độ học vấn thấp. Ngoài ra, học nghề giúp cho lao động có điều kiện để chuyển đổi nghề nghiệp, sẵn sàng rời bỏ khu vực nông nghiệp (khi nông nghiệp không còn là nguồn thu nhập chính hoặc những hộ bị giải tỏa, thu hồi đất) để tìm kiếm việc làm với một công việc mới, đó là điều kiện thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động khu vực nông thôn.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan